Đề số 16 phân tích và bình luận nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

22 0 0
Đề số 16 phân tích và bình luận nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Đề số 16: Phân tích và bình luận nguyên tắc gi i quy t vảế ụ việc dân s khi ự chưa có điều luật áp dụng

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 1

1 Một số vấn đ lý lu n v nguyên tề ậề ắc 1

1.1 Khái niệm nguyên tắc 1

1.2 Cơ sở khoa h c để xây dựng nguyên tắc 2 ọ

2.1.3 Áp d ng nguyên tụắc cơ bản c a pháp luủật dân sự, án l , lệ ẽ công bằng 9

2.3 Ảnh hư ng cởủa nguyên tắc tới các quy định của B luật Tộ ố tụng dân sự 12

2.4 Trách nhiệm của Toà án khi từ chối th lý 12 ụ 3 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc và một số kiến ngh hoàn thi n pháp luị ệật 13

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, các quan h dân sệ ự là m t trong nhộ ững quan h phong phú, đa d ng và ệ ạ không ng ng v n đ ng, thay đừ ậ ộ ổi dư i tác đớ ộng của thời kì h i nhộ ập, đổi m i Điớ ều này đã đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà lập pháp trong quá trình xây d ng pháp ự luật thành văn có thể điều ch nh mỉ ọi quan h dân s , và d n đ n thệ ự ẫ ế ực trạng luôn phát sinh những tranh ch p trong quan h dân sấ ệ ự mà chưa có điều luật quy định.

Chính vì vậy, để có th gi i quy t các hể ả ế ạn chế của vi c thiệ ếu luật điều ch nh, pháp ỉ luật Tố tụng dân sự Việt Nam đã lần đ u tiên quy đ nh: “ầ ị Tòa án không được từ chối gi i ảquyết vụ việc dân s vì lý do chưa có điự ều luật để áp dụng” , trở thành một trong những

nguyên tắc cơ bản, quan tr ng nhọ ất được ghi nhận trong BLTTDS 2015

NỘI DUNG 1 Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc

1.1 Khái niệm nguyên tắc

Thứ nhất, về khái niệm “Vụ việc dân sự”, được hiểu bao gồm “Vụ án dân sự” và “Việc dân sự”, xuất phát từ các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân với mục đích yêu cầu

toà án giải quyết tranh chấp, phân xử quyền lợi (Vụ án dân sự) hoặc yêu cầu toà án công

nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt

các quyền và nghĩa vụ dân sự (Việc dân sự) Theo đó, việc Toà án “từ chối giải quyết vụ việc dân sự” có thể hiểu là hành vi Toà án thông qua việc trả lời không đưa vụ án ra

xét xử hoặc không thụ lý yêu cầu của đương sự

Thứ hai, về khái niệm “Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng”, có thể hiểu là các

vụ việc dân sự phát sinh trên đời sống thực tiễn nhưng chưa nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật nội dung cũng như các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết Hay nói cách khác, tại thời điểm các quan hệ này phát sinh và được các chủ thể yêu cầu toà án giải quyết, vẫn chưa có sẵn các quy định hay hệ thống quy định nào điều chỉnh trực tiếp các quan hệ mới phát sinh đó

Như vậy, nguyên tắc Giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng có thể

hiểu là một trong những nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự Cụ thể, trong trường hợp phát sinh quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật cũng không có quy định trực tiếp thì Tòa án không được “im lặng” hay từ chối thụ lý mà có thể áp dụng tập quán, TTPL, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng để giải quyết.

Trang 4

1.2 Cơ sở khoa học để xây dựng nguyên tắc

1.2.1 Cơ sở lí luận

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Toà án có trách nhiệm xét xử, bảo vệ và bảo đảm pháp luật nói riêng và công lý nói chung Có thể nói, nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý (bất khẳng thụ lý) đã được ghi nhận từ lâu

bởi nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như trong Bộ luật Napolion 1804 quy định

rằng: “Một thẩm phán từ chối giải quyết vụ án với lý do pháp luật im lặng, mơ hồ hoặc không đủ, có thể bị truy tố vì tội phủ nhận công lý” Có thể nói, quy định là kết quả của một quá trình “tiến hóa” lâu dài, xuất phát từ châm ngôn “Luật pháp không tự thân quan tâm đến các tiểu tiết” (de minimis non curat lex)

Trước khi nguyên tắc được hình thành, vào thời đại Trung cổ, các thẩm phán đã bị

“cáo buộc” chối bỏ trách nhiệm xét xử của mình mà phải viện dẫn tới Sự phán xét của Chúa (God's Judgment) khi phải đối mặt với tình huống không có quy tắc sẵn nào có

thể được áp dụng Mặt khác, trong thời kỳ vua Louis XV trị vì, nguyên tắc quân chủ với

tư cách là nguồn luật pháp duy nhất (The will of the King is the will of the Law) không

chỉ làm cho việc xét xử của các thẩm phán bị phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp mà thậm chí còn dẫn đến sự vi phạm hoàn toàn các nguyên tắc xét xử Vì lý do này, các tác giả của BLDS năm 1804 có xu hướng buộc thẩm phán phải đưa ra phán quyết ngay cả khi văn bản luật không quy định điều luật Có thể nói, quy định này một mặt đã ràng buộc trách nhiệm xét xử của các thẩm phán, mặt khác đã mở đầu cho sự ghi nhận và phát triển của nguyên tắc này tại nhiều bộ luật hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới

Thứ hai, xuất phát từ việc pháp luật trao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác Tuy nhiên, trên thực tế, nếu Nhà nước chỉ công nhận các quyền và lợi ích cho các

chủ thể là chưa đủ, mà cần phải có cơ chế pháp lý đảm bảo cho quyền đó được thực hiện trong thực tế Do đó, một trong những cơ chế pháp lý đó là đưa ra cách giải quyết khi chưa có điều luật áp dụng và ràng buộc cho Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở hoạt động lập pháp Trong lĩnh vực dân sự, cùng với sự phát triển của

kinh tế xã hội, các vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích diễn ra ngày càng phổ biến -

và phức tạp Theo Luật gia Portalis, ông cho rằng: “Sự trao đổi giữa con người vô cùng năng động, lợi ích của các cá nhân là rất đa dạng và quan hệ giữa con người với nhau là rất phong phú, cho nên nhà làm luật không thể nào làm hết mọi thứ” Do đó, dù các

nhà làm luật có làm tốt đến đâu cũng không thể quy định hết các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống hằng ngày Mặt khác, việc xây dựng cũng như sửa đổi luật trên thực tế rất tốn kém, sẽ vô cùng khó khăn để có thể tiến hành việc sửa đổi liên tục và đảm bảo tính kịp thời của luật văn bản so với thực tiễn

Tại Việt Nam, trước khi có quy định trên, thực tế đã có rất nhiều vụ việc người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết như tranh chấp về mộ phần, chăm sóc mồ mả nhưng bị Tòa án từ chối vì không thuộc thẩm quyền Việc từ chối giải quyết những vụ việc như trên xuất phát từ sự bất cập của pháp luật dân sự quy định về phạm vi điều chỉnh và thẩm quyền giải quyết trong BLTTDS trước đây, dẫn đến một số quan điểm cho rằng Nhà nước đã không thực hiện tốt trách nhiệm phân xử và bảo đảm công lý

Trên cơ sở hoạt động của Toà án Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ nhiệm vụ

của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Do đó, quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” là phù hợp với

quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho việc triển khai, thi hành các quy định của Hiến pháp vào cuộc sống

1.3 Ý nghĩa nguyên tắc

Có thể nói, việc ghi nhận nguyên tắc đã góp phần xóa đi những “lỗ hổng” có thể phát

sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự do Tòa án tiến hành, là cơ sở cho việc bảo đảm tối đa các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với nền kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam- Cụ thể:

Đối với đương sự, nguyên tắc là cơ sở pháp lý quan trọng cho phép các đương sự thực hiện các quyền tố tụng của mình Khi nguyên tắc được ghi nhận và bảo đảm thực

hiện thì dù chưa có điều luật điều chỉnh, yêu cầu của các đương sự vẫn sẽ được Tòa án thụ lý để giải quyết Từ đó, tạo cơ sở bảo đảm các quyền khởi kiện cũng như lợi ích hợp pháp của đương sự

Trang 6

Đối với Tòa án, nguyên tắc đã đặt ra trách nhiệm và cách ứng xử của toà án trướcnhững lời yêu cầu của người dân Thực tế nguyên tắc này đã làm thay đổi nhận thức , cũng như nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Đối với hệ thống pháp luật, nguyên tắc đã khắc phục hạn chế của các BLTTDS trước đó, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Cụ thể, thông qua việc áp dụng

nguyên tắc để giải quyết các tình huống chưa có điều luật quy định sẽ tạo điều kiện cho Tòa án có thể phát hiện được những khiếm khuyết, lỗ hổng của pháp luật, từ đó làm cơ sở để kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết với cơ quan lập pháp trong việc sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc

Trên cơ sở khoa học hình thành nguyên tắc như đã phân tích ở trên, nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng được hình thành từ yếu tố trách nhiệm của thẩm phán cũng như xuất phát từ khả năng giải thích pháp luật trong bối cảnh các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp và phát triển Do đó, có thể suy luận rằng, những yếu tố đã góp phần hình thành nên nguyên tắc cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc Cụ thể:

Một là, năng lực của thẩm phán mà trọng tâm là kỹ năng giải thích pháp luật trên thực tế của Thẩm phán cũng như Hội thẩm nhân dân Cụ thể, khi rơi vào các tình huống “thiếu vắng” căn cứ pháp lý, các chủ thể đưa ra phán quyết trước tiên phải đảm bảo tính

sáng tỏ về mặt tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật sẵn có, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng các phương pháp khác một cách đúng đắn Ngược lại, nếu thẩm phán không đảm bảo khả năng giải thích pháp luật thì hoàn toàn có thể dẫn đến việc áp dụng sai lầm các phương pháp cũng như đưa ra các phán quyết thiếu tin cậy “ ” và đi ngược lại với mục đích của nguyên tắc.

Điều này có thể chứng minh qua một tranh chấp có thực trên thực tế - các vụ án tranh chấp về quyền tác giả đối với sản phẩm do AI sáng tác Tại vụ án này, thông qua việc sử dụng án lệ từ năm 1884 bảo hộ bản quyền cho đối với nhiếp ảnh, thẩm phán có thể thừa nhận quyền tác giả sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, chứng minh AI chỉ là một công cụ hỗ trợ tác giả trong việc sáng tác tác phẩm Tuy nhiên, phán quyết này cũng có thể vấp phải một số quan điểm cho rằng việc áp dụng án lệ trên là chưa phù hợp do thẩm phán chưa làm rõ được ý nghĩa của các quy định bảo hộ bản quyền cũng như tư cách pháp lý của AI Như vậy, qua đây có thể thấy rằng, năng lực và khả năng giải thích pháp luật của thẩm phán ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nguyên tắc

Trang 7

Hai là, yếu tố trách nhiệm của Toà án Trên thực tế, nếu quy định trách nhiệm cho

Tòa án quá nghiêm khắc sẽ tạo áp lực cho việc thực hiện nguyên tắc, song, việc “buông lỏng” trong quy định trách nhiệm cũng có thể khiến Toà án tuỳ nghi thực hiện Vì vậy, việc quy định trách nhiệm của Tòa án một cách phù hợp là điều vô cùng cần thiết

Ba là, mức độ phát triển của các mối quan hệ dân sự Về bản chất, quyền tư pháp và

quyền lập pháp vẫn mang tính độc lập nhất định, các thẩm phán tuy được trao khả năng sáng tạo pháp luật thông qua ban hành án lệ nhưng không thể xa rời tư tưởng lập pháp nói chung và mục đích của các quy phạm thuộc một hệ thống nói riêng Do đó, việc phát sinh ngày càng nhiều những quan hệ dân sự chưa có luật điều chỉnh không chỉ là một thách thức lớn với các cơ quan lập pháp, mà còn là trở ngại không nhỏ đối với các thẩm phán khi phải làm sáng tỏ tính công bằng, công lý, đồng thời lựa chọn phương pháp giải quyết bảo đảm tối đa quyền và lợi ích xứng đáng của mỗi bên

2 Thực trạng pháp luật về Nguyên tắc 2.1 Điều kiện áp dụng Nguyên tắc

Có thể nói, sự ra đời của nguyên tắc đã góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, không phải mọi vụ việc xảy ra mà không có điều luật áp dụng trực tiếp, tòa án đều phải thụ lý nếu có đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết Theo đó, bộ luật đã giới hạn trường hợp

Tòa án không được từ chối là những “Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng” :

Thứ nhất, vụ việc được yêu cầu giải quyết phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự Ở đây, danh từ “Dân sự” cần được hiểu theo nghĩa rộng, bản chất là sự bình

đẳng trong việc cam kết, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ các bên Theo đó, pháp luật dân sự được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản, nhân thân, các quan hệ của luật tư được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tự do ý chí Như vậy, quan hệ được yêu cầu giải quyết phảilà các quan hệvề nhân thân hoặc tài sản, được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự

chịu trách nhiệm

Thứ hai, quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự Cụ thể, các quan hệ này cần được xác định là các quan hệ

không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác như Trọng tài thương mại, Uỷ ban nhân dân,… Mặt khác, các quan hệ này cũng cần được giải quyết ở Toà án

Trang 8

theo thủ tục tố tụng dân sự mà không tiến hành theo các thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản

Thứ ba, quan hệ được yêu cầu giải quyết chưa có điều luật áp dụng Như đã phân

tích, “quan hệ chưa có điều luật áp dụng” có thể hiểu là tại thời điểm vụ việc phát sinh và được cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án giải quyết, các quan hệ đó chưa có quy định hay hệ thống các quy định điều chỉnh Do đó, chỉ khi vụ việc dân sự đang phát sinh

không có quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp, thì nguyên tắc Giải quyết vụ việc dân sự khi không có điều luật điều chỉnh mới được áp dụng

Như vậy, chỉ đối với các trường hợp khi người dân có đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục Tố tụng dân sự thì Toà án mới có trách nhiệm thụ lý giải quyết

2.2 Trình tự áp dụng pháp luật

Nhằm đảm bảo Nguyên tắc được thực hiện trên thực tiễn, Bộ luật cũng đã có những quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục và nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Cụ thể:

Về thẩm quyền Theo đó, thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự

trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng được quy định từ Điều 35 đến Điều 41 của BLTTDS Như vậy, điều luật đã gián tiếp khẳng định các vụ việc dân sự phát sinh mà chưa có điều luật áp dụng vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và thẩm quyền này được xác định theothủ tục do pháp luật Tố tụng dân sự quy định

Về trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết Theo đó, việc thụ lý, giải quyết các vụ việc dân

sự chưa có điều luật áp dụng được thực hiện theo thủ tục chung Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng có những điểm khác biệt so với vụ những việc dân sự thông thường khác đã được các nhà làm luật dự báo Do đó, theo quan điểm của nhóm, đối với những vụ việc dân sự chưa có điều luật quy định, ngoài các thủ tục thông thường như các vụ án dân sự khác, cần thiết phải có những quy định cụ thể, riêng biệt về quá trình Toà án nghiên cứu cũng như giải quyết vụ việc nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn mục đích của Nguyên tắc

Về quy tắc áp dụng Khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật

để áp dụng, Tòa án phải căn cứ vào tập quán, TTPL, nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết Cụ thể, việc áp dụng nguyên tắc sẽ thực hiện theo thứ tự sau:

2.1.1 Áp dụng tập quán

Tiếp cận từ góc độ pháp lý, thuật ngữ “tập quán” chưa được định nghĩa trong các văn

bản luật, song, khái niệm này đã được đề cập trong Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Theo đó, Tập quán là thói quen đã thành nếp trong

Trang 9

đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng

Có thể thấy, các nhà làm luật đã ưu tiên lựa chọn áp dụng tập quán sau sự thoả thuận của các đương sự khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng Điều này xuất phát từsự hình thành của tập quán được bắt nguồntrong chính cộng đồng dân cư nên bản thân tập quán cũng có tính gần gũi với các chủ thể Đồng thời, tập quán cũng được xem là giá trị văn hoá, tinh thần, việc sử dụng chúng sẽ tạo điều kiện cho việc đạt được sự thuyết phục, công nhận trong quá trình giải quyết vụ việc

Tuy nhiên, cũng cần phải xác định không phải mọi tập quán tồn tại trên thực tế đều được Toà án viện dẫn để xét xử, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu Theo khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015, việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:

Toà án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, đạo đức xã hội và đã trở thành thông dụng, được cộng đồng thừa nhận Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng Tòa án phải có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán đảm bảo đúng quy định Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự

Chẳng hạn như trong vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà H và bị đơn là ông T trong bản án số 161/2017/DS-PT ngày 17/07/2017 Theo đó, nhằm làm rõ và để chứng minh nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự, toà án đã vận dụng tập quán trong quản lý sử dụng đất và chôn cất người chết để giải quyết vụ án Cụ thể, khi làm rõ phần ranh đất tranh chấp, các bên cho rằng ranh giới giữa hai thuở đất cách ngôi mộtrên đấy0,2m Để xác định và làm rõ, toà án đã áp dụng tập quán để nhận định rằng ngôi mộ sẽ không chôn khi một phần ngôi mộ thuộc đất người này, một phần ngôi mộ thuộc đất người khác và theo xác nhận của các bên đương sự thì việc xác định ranh đất như trên là có cơ sở

Trang 10

2.1.2 Áp dụng tương tự pháp luật

Về mặt lí luận, áp dụng TTPL là giải quyết vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần giải quyết Trên cơ sở đó, có thể hiểu áp dụng TTPL để giải quyết những vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là sử dụng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực để điều chỉnh những quan hệ dân sự có tính chất tương tự với những quan hệ dân sự đang được quy phạm pháp luật đó điều chỉnh trực tiếp

Có thể nói, việc áp dụng TTPL đòi hỏi tính chuyên môn cao của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tùy tiện bởi sự hiểu biết của thẩm phán so với các bên đương sự Do đó, phương pháp này chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định Cụ

thể, việc áp dụng TTPL để giải quyết vụ án dân sự chỉ được thực hiện “trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng” Đồng thời, trong khoa học pháp lý, việc áp dụng TTPL dân sự còn phải đáp ứng điều kiện cụ thể là òa án phải xác định được quy phạm điều chỉnh khác t trong pháp luật dân sự có nội dung tương tự, đồng thời có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong trường hợp cụ thể xảy ra

Ví dụ, tại bản án số 25/2019/DS-ST ngày 07/06/2019 về tranh chấp hợp đồng góp hụi Tại bản án, nguyên đơn là bà T tham gia dây hụi có lãi do vợ chồng bà C làm đầu thảo Tuy nhiên, đến ngày 02/10/2018 thì bà C tuyên bố vỡ hụi ngưng khui Ở đây, do pháp luật không quy định trường hợp việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi, do đó Toà án đã áp dụng TTPL để xác định rằng hụi viên có đóng góp chưa lĩnh hụi được xem là đương

nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp Trong trường hợp này, “vỡ hụi ngưng khui” có thể hiểu là “quỹ hụi” do vợ chồng bà C quản lý “bất ngờ” bị đóng và

dây hụi không còn đi vào hoạt động nhưng số tiền do hụi viên đóng góp vẫn do chủ hụi nắm giữ Như vậy, về mặt hậu quả pháp lý, điều này cũng tương đồng với việc toàn bộ các hụi viên đương nhiên rút khỏi dây hụi khiến cho dây hụi không còn “tồn tại” và chủ hụi phải trả lại phần hụi theo thỏa thuận

Ở đây, theo quan điểm của nhóm, dường như trong pháp luật dân sự Việt Nam, hai

cụm từ “áp dụng quy định tương tự của pháp luật” và “áp dụng TTPL” được dùng đồng nghĩa với nhau Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 45 có nội dung là “áp dụng TTPL” nhưng lại quy định Tòa án phải “xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự” Do đó, sự phân định của hai hình thức này dường như chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận

và chỉ được đề cập đến trong khoa học pháp lý

Trang 11

2.1.3 Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng

Theo quy định của BLTTDS 2015, trong trường hợp không thể áp dụng tập quán, TTPL để giải quyết vụ việc dân sự thì Toà án sẽ áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng Cụ thể:

Thứ nhất, đối với việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Nguyên tắc cơ

bản của pháp luật là những tư tưởng mang tính chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật Do đó, trường hợp pháp luật không quy định, không có tập quán để áp dụng và cũng không thể áp dụng TTPL, BLTTDS quy định áp dụng nguyên tắc cơ bản của PLDS như là một phương thức mở, đề cao sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng vẫn đảm bảo theo định hướng của hệ thống PLDS

Trong BLTTDS, các nhà làm luật không đưa ra định nghĩa hay liệt kê các nguyên tắc

cơ bản của PLDS mà chỉ dẫn chiếu “những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của BLDS” Theo đó, 5 nguyên tắc cơ bản được áp dụng bao gồm: (1) Mọi cá nhân, pháp

nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp

luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản (2) Cá nhân, pháp nhân xác lập,

thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn

trọng (3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực (4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,

nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,

quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách

nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự

Chẳng hạn như vụ án dân sự sơ thẩm được thụ lý năm 2016 của tỉnh Quảng gãi có N nội dung như sau: Sau 1 năm, khi cha mẹ mất, vì tranh chấp di sản thừa kế, anh em trong gia đình đã kiện nhau ra tòa Trong đó, có đề cập liên quan đến số tiền phúng viếng Theo quy định của pháp luật, tiền phúng viếng không phải là di sản thừa kế Cũng có quan điểm cho rằng, tiền phúng viếng có tính chất gần với tiền tử tuất được điều chỉnh bởi Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng đây là 2 loại tài sản được hình thành trên căn cứ xác lập quyền sở hữu khác nhau do đó không thể áp dụng TTPL để giải quyết khi có tranh chấp Lúc này, Tòa án chỉ có thể giải quyết vụ án dựa trên nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự: dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí tự định đoạt của các bên chủ

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan