Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thị Sơn chủ biên, Dương Tuyết Miên

228 0 0
Giáo trình Tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thị Sơn chủ biên, Dương Tuyết Miên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

TỘI PHAM HỌC

Trang 2

41-2017/CXBIPH/118-01/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

TOI PHAM HỌC (Tái bản lan thứ 5, có sửa đổi, bố sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2017

Trang 4

Chủ biên

GS.TS LÊ THỊ SƠN

Tập thể tác giả

GS.TS LÊ THỊ SƠN Chương I, Chương III PGS.TS DƯƠNG TUYET MIEN Chương II, Chương V GS.TS NGUYEN NGOC HOA Chuong IV, Chuong VIII TS LY VAN QUYEN Chuong VI

PGS.TS TRAN HUU TRANG Chuong VII

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

lội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm hiện thực, nguyên nhán của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục dich phòng ngừa tội phạm Voi ỷ nghĩa quan

trọng như vậy tội phạm học đã được xác định là một môn họctrong chương trình đào tạo cử nhân luật cua Trường Đại họcLuật Hà Nội.

La học liệu quan trong, giáo trình tội phạm học đã được

Trưởng Đại học luật Hà Nội tô chức biên soạn lần dau năm 1998 và được sửa đổi, bồ sung năm 2004 Trên cơ sở đánh giá những điểm chưa thống nhất, những điểm còn hạn chế của giáo trình nay trong sự so sánh với các tài liệu về ti phạm học của Việt Nam cũng như một số giáo trình của các cơ sở đào tạo nước

ngoài hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trương biên

soạn mới giáo trình tội phạm học theo hướng chuẩn hoá một số khái niệm và tập trung vào nội dung thuộc phan đại cương của tội phạm học với mục đích trang bị cho người học kiến thức về

phương pháp nghiên cứu của tội phạm học và khả năng vận dụng

phương pháp này vào nghiên cứu thực nghiệm cụ thể.

Trong lan biên soạn này, tập thé tác giả là những nhà giáo có tâm huyết và kinh nghiệm đã tham khảo các giáo trình, tài liệu hiện có của Trường vỀ tội phạm học, tham khảo các quan điểm

Trang 6

khác nhau của nhiều nhà khoa học, nhà giáo trong nước và nước ngoài được thé hiện trong các giáo trình, các sách tham khảo về tội phạm học cũng như đánh giá thực trạng vận dụng kiến thức tội phạm học khi thực hiện các dé tài nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm học cua người hoc và lấy đó làm cơ sở cho việc biên

soạn mới giáo trình tội phạm học này Giáo trình đã được các

nhà khoa học có uy tín thẩm định về nội dung, được hội dong

đánh giá nghiệm thu thông qua và Hiệu trưởng Trường Đại hoc

Luật Hà Nội quyết định cho xuất bản, lưu hành.

Truong Đại học Luật Hà Nội xin trần trọng giới thiệu giáo

trình tội phạm học và rất mong nhận được sự góp ý phê bình của bạn đọc để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VU CUA TOI PHAM HOC I KHAI NIEM TOI PHAM HOC

Trong các sách viết về tội phạm hoc của nước ngoài cũng như trong nước ton tại nhiều định nghĩa khác nhau về tội phạm học Các định nghĩa được đưa ra đã phản ánh ở mức độ nhất định sự hình thành và quá trình phát triển của tội phạm học, phản ánh quan niệm cá nhân hoặc quan niệm của một trường phái về tội phạm học.

Theo một số tác giả nghiên cứu về tội phạm học ngày nay thì thuật ngữ tội phạm học xuất hiện vào cuối thé ki XIX Những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này được ké đến là Paul Topinard - thầy thuốc đồng thời là nhà nhân chủng học người Pháp và Rafaele Garofalo - luật gia người Ý Paul Topinard lần đầu tiên dùng thuật ngữ nay dé phân biệt việc nghiên cứu các dang cơ thé

người phạm tội trong lĩnh vực nhân chủng học với các công việc

khác về trắc nghiệm sinh học Rafaele Garofalo đã làm cho thuật

(1) Xem: Frank Schmalleger (PH.D Professor Emeritus, The University of North Carolinaat Pembroke), Criminology Today, Prentice Hall 2002, tr 14; Bernd-Dieter Meier(Professor an der Universitaet Hannover), Kriminologie, Verlag C.H Beck Muenchen2005, tr 4; Ulrich Eisenberg (Professor an der Freier Universitaet Berlin), Kriminologie,Verlag C.H Beck Muenchen 2005, tr 1 Tuy trong các tài liệu này, các tác giả đềukhẳng định Paul Topinard là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ tội phạm học nhưng vềthời gian lại xác định khác nhau Theo Frank Schmalleger thời gian được xác định vàonăm 1889 và theo Bernd-Dieter Meier thời gian được xác định vào năm 1879.

Trang 8

ngữ “Criminologia”9) (tội phạm học) được phô biến rộng rãi thông qua việc dùng nó đặt tên cho tác phẩm của mình xuất bản năm 1885 Thuật ngữ tội phạm học bắt nguồn từ sự kết hợp của chữ La tinh: crimen là tội phạm va chữ Hy Lap: logos là học thuyết Tội

phạm học có nghĩa là học thuyết về tội phạm hoặc sự nghiên cứu

về tội phạm.” Đây có thé được xem như là định nghĩa ban đầu và trực tiếp (từ nghĩa của từ) về tội phạm học.

Sau này, cùng với sự phát triển của tội phạm học, khái niệm tội phạm học cũng được phát triên và được phản ánh trong nhiều định

nghĩa khác nhau bởi các nhà tội phạm học qua các thời kì Trong

các sách viết về tội phạm học có thể tìm thấy bốn loại định nghĩa khác nhau về tội phạm học Các định nghĩa này khác nhau chủ yếu về quan điểm thể hiện trong định nghĩa: coi tội phạm học chỉ là ngành hay lĩnh vực kiến thức, khoa học bình thường hay khoa học liên ngành hoặc về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tội phạm học.

Một trong những nhà tội phạm học sớm nhất của Mỹ trong thé ki XX là Edwin H Sutherland đã đưa ra định nghĩa tội phạm học (trong cuốn giáo trình tội phạm học của mình được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1924) như sau: “7ô phạm học là lĩnh vực kiến thức về vấn dé xã hội của tội phạm” Theo đó, tội phạm học chỉ được xem là ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu van dé xã

hội của tội phạm, tức là nghiên cứu tội phạm và hành vi phạm tộinhư là hiện tượng xã hội.

(1) Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd., tr 4.

(2) Trong tiếng Anh là: “The study of crime”; Trong tiếng Đức là: “Lehre von der

Kriminalitaet”; Xem: Karl-Ludwig Kunz (Professor an der UniversitaetBern/Schweiz), Kriminologie, Haupt Verlag Bern-Stuttgart-Wien 2004, tr 1.(3) Xem: Ewin H Sutherland, Crimonology (Philadelphia: J.B Lippincott, 1924), tr.

11; Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sdd., tr 14.

Trang 9

Định nghĩa khác về tội phạm học được đưa ra thể hiện quan

điểm nhắn mạnh đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân của tội

phạm và vai trò của tội phạm học trong việc tìm ra nguyên nhâncủa tội phạm Đó là định nghĩa: “7ô¡ phạm học là sự nghiên cứu

về nguyên nhân của tội phạm”.

Cũng trong thế ki XX xuất hiện hàng loại định nghĩa khác về tội phạm học mà trong đó thể hiện quan điểm nhắn mạnh tính khoa học của tội phạm học như là đặc điểm riêng biệt Tiêu biểu

cho loại này là định nghĩa: “7ôi phạm học là khoa học nghiên cứu

về tội phạm”.°)

Loại định nghĩa thứ tư là định nghĩa về tội phạm học hiện đại Sang thế ki XXI, trong các sách viết về tội phạm học có thể tìm thấy nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội phạm học nhưng tat cả đều có nhiều điểm chung, thể hiện không dừng lại ở việc xác định chung chung rằng tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm mà đã thể hiện quan niệm toàn diện và sâu sắc hơn về đối tượng và đặc tính khoa học của tội phạm học hiện đại Trong đó, quan niệm phổ biến cho rằng tội phạm học là khoa học thực nghiệm mang tính liên ngành nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm Dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu về tội phạm học hiện đại:

Theo nhà tội phạm học người Mỹ - Frank Schmalleger: “727phạm học là khoa học mà bao quanh là chuyên môn liên ngành

nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả những

(1) Gennaro F Vito and Rolald M Holmes, Criminology: Theory, Research, and Policy(Belmont, CA: Wadsworth, 1994), tr 3; Xem: Frank Schmalleger, CriminologyToday, Sdd., tr 14.

(2).Clement Bartolla and Simon Dinitz, Introduction to Criminology: Order andDisorder (New York: Harper and Row, 1989), tr 548.

Trang 10

biểu hiện của nó, nguyên nhân, các khía cạnh pháp lí và sự kiểm soá°." Trong định nghĩa này, tác gia đã đặc biệt nhân mạnh hai vấn đề được đề cap, đó là phạm vi đối tượng nghiên cứu và đặc tính liên ngành của tội phạm học Ông cho rằng định nghĩa trên đã giữ đúng quan điểm thé hiện trong tác phâm của Jack P Gibbs - nhà tội phạm học xuất sắc trong thế ki XX: Mục đích của tội phạm học là cung cấp những trả lời khách quan trên cơ sở nghiên

cứu cho 4 câu hỏi cơ bản sau: (1) Tại sao tỉ lệ tội phạm lại khácnhau?; (2) Tại sao các cá nhân phạm tội khác nhau?; (3) Tại sao

lại có sự khác nhau trong phản ứng đối với tội phạm?; (4) Cái gì là những biện pháp hợp lí của kiểm soát sự phạm tội? Cũng

theo ông, tội phạm học là khoa học mang tính liên ngành vì nó

phải nhờ đến các ngành khoa học khác mà có được sự tiếp cận tong hợp dé hiểu được vấn dé của tội phạm trong xã hội đương thời và để đưa ra được các giải pháp đối với các vấn đề do tội

phạm gây ra Đó là các ngành khoa học như nhân chủng học, sinh

học, xã hội học, tâm lí học, tâm than hoc

Theo Bernd-Dieter Meier - Giáo sư người Duc thi tội phạmhọc là khoa học nghiên cứu tội phạm như hiện tượng xã hội, các

nguyên nhân của hành vi phạm tội, các hậu quả của nó đối với nạn

nhân và xã hội cũng như các biện pháp và cách thức mà các cơquan nhà nước phản ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm tội;Tội phạm học là khoa học thực nghiệm nghiên cứu một cách hệ

thống các sự việc có thực đã xảy ra; Tội phạm học thực hiện việc nghiên cứu mang tính liên ngành băng cách tiếp thu và tiếp tục

(1) Frank Schmalleger, Criminology Today, Sdd., tr 15.(2) Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sdd., tr 15.(3) Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sdd., tr 15.

Trang 11

phát triển các phương pháp, quan điểm và lí luận của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, điển hình là tâm lí học và xã hội học.”

Cũng có quan niệm tương tự, Hans-Dieter Schwind - giáo su

người Đức khác cho rằng tội phạm học được hiểu là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, dựa trên tất cả các khoa học thực nghiệm mà

những khoa học này có mục dich là xác định phạm vi của tội phạm

và tập hợp những kinh nghiệm về các hình thức thé hiện và nguyên

nhân của tội phạm, về người phạm tội và nạn nhân của tội phạm cũng như về sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lí đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt.)

Ngoài ra, quan niệm về tội phạm học hiện đại cũng có thể được tìm thấy trong tác phẩm xuất bản gần đây nhất (năm 2008) của giáo sư nổi tiếng khác người Đức, Hans Göppinger Theo

ông, tội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm độc lập nghiêncứu các sự việc thuộc các lĩnh vực của con người và xã hội mà

chúng liên quan đến sự hình thành tội phạm, việc phạm tội, hậu

quả của tội phạm và việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc xử lí

những người phạm tội.

Ở Việt Nam, trong các giáo trình hoặc sách về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đưa ra tương đối thống nhất,

trong đó nhân mạnh đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là tội

phạm và người phạm tội; nguyên nhân của tội phạm và biện pháp

phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

(1).Xem: Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd., tr 2.

(2) Xem: Hans-Dieter Schwind (Professor an der Universitaet Osnabrueck und Ruhr-Universitaet Bochum), Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Kriminalistik Verlag Heidelberg, 2007, tr 8.

(3) Xem: Hans Göppinger (Professor an der Universitaet Tuebingen), Kriminologie,Verlag C.H Beck Muenchen, 2008, tr 1 va tr.2

Trang 12

Trong giáo trình xuất bản từ năm 1995, GS.TS Đỗ Ngọc Quang cho rằng: “Tội phạm hoc là ngành khoa học nghiên cứu những van dé liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm ; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, diéu kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa toi phạm nhằm từng

bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội” 6)

Cùng với cách định nghĩa tương tự, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm

cho rằng: “Tôi phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội

phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng

ngừa, đấu tranh chong tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.“)

Như vậy, trong tất cả các định nghĩa khác nhau về tội phạm học, từ định nghĩa ban đầu đến định nghĩa trong thời gian gần đây đều khăng định tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm

học Tội phạm ở đây có nghĩa là những hành vi bị coi là tội phạm

đã được thực hiện trên thực tế, vì vậy cũng có thé gọi là tội phạm hiện thực.) Tội phạm hiện thực được nghiên cứu từ góc độ xã hội học như một hiện tượng xã hội số lớn và được xem như một

bộ phận của thực tại xã hội Nghiên cứu “mặt xã hội” của tội

phạm hiện thực là dé có thé đánh giá được trạng thái của bộ phận thực tại xã hội này mà tìm cách thay đổi theo hướng tích cực.

(1).GS.TS Đỗ Ngọc Quang, Giáo trinh tội phạm hoc, Khoa Luật Trường đại học Tổnghợp Hà Nội, 1995, tr 8.

(2).GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2001, tr.12

(3) Theo Từ điển tiếng Việt, “hiện thực” là cái tồn tại trong thực tế, vi vậy, tội phạm

hiện thực là tội phạm ton tai trong thực tế Xem: Viện ngôn ngữ học, Tir điển tiếng

Việt, Nxb Đà Năng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2004, tr 438; Xem: Nguyễn

Xuân Yêm, Hồ Trọng Ngũ, 7ôi phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại (dịch từ

tiếng Nga), Nxb CAND, Hà Nội, 1994, tr 27.

Trang 13

Nguyên nhân của tội phạm cũng đã được khăng định là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong hau hết các định nghĩa về tội phạm học nêu trên Lịch sử phát triển của tội phạm học cho thấy, nguyên nhân của tội phạm được nghiên cứu từ phía xã hội

và từ phía người phạm tội và từ mỗi phía lại được nghiên cứu từ

nhiều góc độ khác nhau, như từ phía người phạm tội được nghiên cứu từ góc độ sinh lí và tâm lí Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân đều được nghiệm chứng trong thực tiễn và tạo cơ sở cho việc hình thành những hệ thống tri thức, quan điểm khác nhau về nguyên nhân của tội phạm hay còn được gọi là các học thuyết trong tội phạm học Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cũng có thể được coi là lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm.

Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Điều này được khăng định rất sớm trong lịch sử phát triển tội phạm học? cũng như thể hiện trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học đã được đưa ra.

Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn từ khái niệm kiểm soát xã hội”) - khái niệm của xã hội học và kiểm soát tội phạm

(1) Ngay ở đầu thé ki XX, nhà tội phạm học người Mỹ - Ewin H Sutherland đã khăng

định kiểm soát tội phạm là một trong 3 lĩnh vực cơ bản của tội phạm học, bao gồm:Xã hội học pháp luật; phân tích khoa học các nguyên nhân của tội phạm; kiểm soáttội phạm Học thuyết về kiểm soát xã hội cũng đã được hình thành Xem:Sutherland, Principles of Criminology, tr 1.

(2) Dé hiểu rõ hơn về kiểm soát xã hội có thé tham khảo đoạn giải thích sau: “Kiểmsoát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộcviệc thực hiện chúng Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi cá nhân, các nhóm vàokhuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo Kiểm soát xã hộisẽ dùng các chế tài tiêu cực đây các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào mộttrật tự” (GS Pham Tat Dong - TS Lê Ngoc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb.Giáo dục, 2007, tr 194).

Trang 14

được coi là bộ phận của kiểm soát xã hội Kiểm soát tội phạm? có thể được hiểu chung nhất là sự phản ứng xã hội đối với tội phạm nên còn được gọi là kiểm soát xã hội theo pháp luật hình sự Xét về cau trúc có hai yếu tố hợp thành kiểm soát tội phạm, đó là pháp luật (chứa đựng các chuẩn pháp luật và các quy định thể hiện sự

phản ứng xã hội đối với tội phạm - một loại lệch chuân pháp luật trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự ) và phản ứng

tiêu cực bằng các chế tài tiêu cực đối với việc thực hiện tội phạm

(ví dụ ở Việt Nam là phản ứng của Nhà nước thông qua các hoạt

động của các cơ quan tiễn hành tô tụng và thi hành án hình sự) Vì vậy, cũng có thể coi kiểm soát tội phạm là quá trình lựa chọn và thực hiện các phản ứng khác nhau đối với việc thực hiện tội phạm.”

(1) Để làm rõ hơn quan điểm khang định kiểm soát tội phạm là đối tượng nghiên cứucủa tội phạm học và tại sao không phải là phòng ngừa tội phạm, cân thiết phải phânbiệt rõ hơn về hai khái niệm này: Nội dung của khái niệm kiểm soát tội phạm và nộidung của khái niệm phòng ngừa tội phạm có thời gian được hiểu như nhau Kháiniệm ban đầu của phòng ngừa tội phạm là dya trên cơ sở của luật hình sự và bảo vệ

pháp luật hình sự Do đó, phòng ngừa tội phạm được coi đơn thuần là nhiệm vụ của

các cơ quan kiểm soát tội phạm (như cảnh sát, kiểm sát, toà án và cơ quan thi hànhán hình sự) Kiểm soát tội phạm cũng góp phần và hướng tới phòng ngừa tội phạm.Mãi tới những năm 90 ở một số nước, ví dụ như ở CHLB Đức, khái niệm phòngngừa tội phạm mới được quan tâm, thảo luận rộng rãi và phát triển Lúc đó mới có

sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm này Hai khái niệm này có nhiều điểm chung

nhưng có một số điểm khác biệt Khái niệm phòng ngừa tội phạm rộng hơn khái

niệm kiểm soát tội phạm Kiểm soát tội phạm chỉ là một phần của những hoạt độngnhằm phòng ngừa tội phạm Nếu như khái niệm kiểm soát tội phạm được đặc trưngbởi các hình thức phản ứng hậu tội phạm (sau khi được thực hiện) đến người phạm

tội thì khái niệm phòng ngừa tội phạm được đặc trưng bởi các biện pháp tích cực(tiền tội phạm) hướng vào sự ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm Kiểm soát tộiphạm thuộc van đề cơ bản của tội phạm học, còn phòng ngừa tội phạm lại đặt quantâm hàng đầu vào sự vận dụng những kiến thức cơ bản của tội phạm học Xem:Bernd-Dieter Meier (Professor an der Universitaet Hannover), Kriminologie, VerlagC.H Beck Muenchen 2005, tr 271.

(2).Xem: Gueter Keiser, Kriminologie: Ein Lehrbuch, C.F Verlag, 1996, tr 207.(3).Xem thêm: Lê Thi Sơn, “Về khái niệm kiểm soát xã hội va kiểm soát tội phạm”,Tạp chí luật học, số 8/2012, tr 51.

Trang 15

Trong các định nghĩa đã nêu về tội phạm học, các tác giả đã có những cách thé hiện khác nhau đề cập một đối tượng nghiên của tội phạm học là kiểm soát tội phạm Các nội dung được đề cập sau đây đều thuộc nội dung của kiểm soát tội phạm: “ các khía cạnh pháp lí và sự kiểm soát ”; “ các biện pháp và cách thức mà các

cơ quan nhà nước phản ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm

lội ”: “ sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gom cả các khả năng xử lí đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt ”;

“ Việc ngăn chặn hành vi phạm tội cũng như việc xử lí những

người phạm tội ” “Biện pháp dau tranh phòng chống tội phạm”

được đề cập nhiều trong các tài liệu ở Việt Nam như là đối tượng

nghiên cứu của tội phạm học cũng có nội dung rất gần với kiểm soát tội phạm vì chúng cũng bao gồm những biện pháp phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm hiện thực Đó là những biện pháp đấu tranh chống tội phạm mang tính phòng ngừa, như biện pháp dau tranh chống, phòng ngừa tội phạm băng pháp luật hình sự và

thông qua các hoạt động phát hiện và xử lí tội phạm của các cơ

quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan thi hành án (gọi chung là các cơ quan kiểm soát tội phạm).

Những phân tích trên cho thấy đã có đủ cơ sở thực tiễn khoa

học dé khẳng định tội phạm học có đối tượng nghiên cứu độc lập, đó là tội phạm hiện thực với ý nghĩa là hiện tượng xã hội số lớn và các hiện tượng, quá trình liên quan trực tiếp đến tội phạm hiện thực thuộc về nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát

tội phạm thê hiện, thực hiện sự phản ứng xã hội đối với tội phạm

hiện thực Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện

thực và kiểm soát tội phạm hiện thực cũng có thể được coi như đối tượng nghiên cứu cụ thể hay bộ phận của tông thê đối tượng

Trang 16

nghiên cứu của tội phạm học mà trước tiên thuộc về nó là hiện

thực xã hội bao quanh các hiện tượng xã hội là tội phạm Giữa

chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trong một số định nghĩa về tội phạm học đã nêu đã đề cập đến

tính mục đích của tội phạm học Tội phạm học nghiên cứu tội

phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực là nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học đã cho thấy, các kết quả

nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm

học luôn hướng tới và phục vụ cho mục đích phòng ngừa tội phạm.

Những viện dẫn và phân tích nêu trên cũng đã làm rõ những

đặc điểm khoa học của tội phạm học Tội phạm học không phải là

khoa học đơn ngành mà là khoa học liên ngành và là khoa học

thực nghiệm." Những tri thức khoa học hợp thành tội phạm học được đúc kết từ các kết quả nghiên cứu - là những kinh nghiệm từ quan sát, tìm hiểu về tội phạm trong thực tế như là hiện tượng xã hội, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm - không thể không dựa vào các ngành khoa học thực nghiệm liên quan đến

con người và xã hội, đặc biệt là tâm lí học và xã hội học Đúng

như một học giả đã khang định: Tội phạm học không thé xuất hiện mà không có các khoa học liên quan.)

Trên cơ sở kê thừa được quan niệm truyên thông mà vân phù

(1) Được coi là những khoa học thực nghiệm hay khoa học kinh nghiệm là nhữngngành khoa học mà trong đó những đối tượng và những sự việc của thế giới, ví dụnhư các hành tinh, động vật, các phương thức hành vi của con người được nghiêncứu qua thực nghiệm (thí nghiệm), quan sát lĩnh vực hay thăm dò ý kiến Xem:Phân biệt giữa các khoa học thực nghiệm và các khoa học không thực nghiệm,http://de.wikipedia.org/wiki/Empirie

(2) Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 9.

Trang 17

hợp với sự phát triển của tội phạm học hiện đại và đảm bảo sự thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay về tội phạm học, có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau:

lội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên

cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Tóm lại, định nghĩa nêu trên đã bao quát các đặc điểm cơ bản của tội phạm học 7 nhất là đặc điểm về đối tượng nghiên cứu độc lập của tội phạm học, bao gồm tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực; Thứ hai là đặc điềm về khoa học liên ngành của tội phạm học; Thứ ba là đặc điểm về khoa học thực nghiệm hay cũng có thê gọi là đặc điểm về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học.” 7# tw là đặc điểm về mục đích phòng ngừa tội phạm của tội phạm học Đây là những đặc điểm để phân biệt tội

phạm học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học

có liên quan đến tội phạm.

II NỘI DUNG CUA TOI PHAM HỌC

Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực va

kiểm soát tội phạm hiện thực đồng thời là những nội dung khái quát của tội phạm học Mỗi nội dung này lại bao gom các nội dung cụ thê liên quan Khi nghiên cứu về tội phạm hiện thực đòi hỏi phải nghiên cứu cả về người phạm tội với ý nghĩa là chủ thể gây ra tội phạm, về nạn nhân của tội phạm và hậu quả gây ra cho

nạn nhân của tội phạm, nghiên cứu tội phạm hiện thực ở cácphạm vi khác nhau, nghiên cứu tội phạm hiện thực nói chung hay

(1) Đặc điểm này sẽ được trình bày rõ hơn trong Chương III của Giáo trình.

Trang 18

nghiên cứu nhóm hoặc loại tội phạm hiện thực cụ thé Hoặc khi

nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm hiện thực cũng đòi hỏi nghiên cứu cả người phạm tội và nạn nhân của tội phạm dé tìm hiểu về nguyên nhân từ phía người phạm tội và những yếu tô có ảnh hưởng đến nguyên nhân của tội phạm từ phía nạn nhân của tội phạm Nghiên cứu về kiểm soát tội phạm hiện thực bao gồm cả nghiên cứu về hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của

hình phạt, hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống tội phạm của

các cơ quan tiễn hành tố tung từ góc độ phòng ngừa tội phạm và

nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm Trên cơ sở các kết quả

nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực, kiểm soát tội phạm hiện thực và các vấn đề xung quanh, liên quan đến các đối tượng nghiên cứu như đã nêu, hệ thống lí luận và những kết luận chung về các van dé này được hình thành và pháp triển, trở thành các nội dung cơ bản của tội phạm học Điều nay li giải tai sao trong các sách hoặc tài liệu viết về tội phạm học, bên cạnh những nội dung trực tiếp thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn có nhiều nội dung cụ thé khác được nêu thuộc về nội dung của tội phạm học như nhân thân

người phạm tội, nạn nhân của tội phạm, hình phạt học, phòng

ngừa tội phạm Như vậy, các đối tượng nghiên cứu của tội phạm

học đã quy định những nội dung của tội phạm học, hay cũng có

thể diễn đạt cách khác là những nội dung khoa học của tội phạm học được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng nghiên

cứu của tội phạm học.

Các nội dung của tội phạm học cũng được phát triển cùng với sự phát triển của tội phạm học Từ những năm 90 của thé ki XX phòng ngừa tội phạm ngày càng được các nước trên thé giới quan tâm, được thể hiện từ trong chính sách hình sự đến trong hệ thống

Trang 19

kiểm soát tội phạm đến trong nghiên cứu tội phạm học, do đó lí luận về phòng ngừa tội phạm ngày càng được phát triển và trở

thành bộ phận quan trọng của tội phạm học Cùng với phòng ngừa

tội phạm là van đề lí luận về nạn nhân của tội phạm và về tác dụng, hiệu quả của hình phạt cũng được phát triển thành những

bộ phận (chuyên sâu) quan trọng của tội phạm học và trong một

số tài liệu còn được gọi là nạn nhân học và hình phạt học.

Những nội dung của tội phạm học được phản ánh ngay trong

các sách viết về tội phạm học Có thể viện dẫn ra đây nội dung của tội phạm học được giới thiệu trong cuốn “Giáo trình mới về

tội phạm học” của các tác giả người Nhật Bản - Miiaddzrava và

Phuddzimoto Cuốn Giáo trình này có các nội dung sau; I Nhập môn về tội phạm học

1 Tội phạm và tội phạm an

2 Thực hiện công tác tư pháp hình sự trên cơ sở khoa học vaquyên con người

3 Phi hình sự hoá và phi hình phạt hoá

4 Các tội phạm không có nạn nhân và chưa thê hiện rõ tính

tội phạm

5 Chính sách hình sự về nạn nhân của tội phạm II Các giả thuyết và học thuyết tội phạm học

1 Học thuyết tội phạm học truyền thong

(1) Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 7.

(2).Xem: Nguyễn Xuân Yém, Hồ Trọng Ngũ, 76i phạm va tội phạm học ở Nhật Banhiện đại, Sdd., tr 33, 34 và Xem: GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Tôi phạm học hiện

đại và phòng ngửa tội phạm, Sdd., tr 19.

Trang 20

2 Học thuyết “Sự buộc tội” 3 Học thuyết trung lập hoá

4 Học thuyết về “Tội phạm học mới”

5 Học thuyết về sử dụng các phương pháp sinh học mới

IH Phân loại người phạm tội1 Người phạm tội là phụ nữ

2 Sự tôn hại thần kinh và tội phạm 3 Những người phạm tội truyền thống

4 Những người phạm tội của nhóm tội phạm giới tính5 Những người phạm tội vi thành niên

IV Tiếp cận phân loại tội phạm 1 Thành phố và tội phạm

2 Tham nhũng của các cán bộ chức vụ3 Tội phạm lạm dụng ma túy

4 Các nhóm tội phạm và tội phạm

5 Sự suy đồi văn hoá và tội phạm V Cơ chế kiểm soát tội phạm

1 Kiểm soát xã hội và tội phạm

2 Xã hội hiện đại và cảnh sát

3 Các chức năng của viện kiểm sát và toà án

4 Giáo dục cải tạo phạm nhân

5 Giáo dục người phạm tội không bị tách khỏi xã hội

VI Các khuynh hướng quốc tế trong phát triển tội phạm học

Hoặc trong cuôn sách “Toi phạm học ngày nay” của tac giả

Trang 21

người Mỹ - Frank Schmalleger xuất bản năm 2002, các nội dung sau đã được đề cap:\?

Phan I Bức tranh tội phạm

Chương | Tội phạm học là gi?Chương 2 Các dạng của tội phạm

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và sự phát triển lí luận

Phần II Nguyên nhân tội phạm

Chương 4 Trường phái cô điển và cô điển mới

Chương 5 Những nguồn gốc thuộc về sinh học của hành vi

phạm tội

Chương 6 Những cơ sở về tâm lí và thần kinh của hành vi

phạm tội

Chương 7 Những học thuyết xã hội 1: Cơ cấu xã hội

Chương 8 Những học thuyết xã hội 2: Quá trình xã hội và sự

sự phát triên có tính chât xã hội

Chương 9 Những học thuyết xã hội 3: Xung đột xã hội Phan III Tội phạm trong thé giới hiện đại

Chương 10 Các tội xâm phạm con ngườiChương 11 Cac tội xâm phạm sở hữu

Chương 12 Tội phạm cổ cồn trang và tội phạm có tô chức Chương 13 Lạm dụng chất ma túy và tội phạm

Chương 14 Công nghệ và tội phạm

Phần IV Phản ứng (kiểm soát) đối với hành vi phạm tội

(1).Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sdd., cuốn sách này được dùng phổ

biên trong các trường có đảo luật ở Mỹ.

Trang 22

Chương 15 Tội phạm học và chính sách xã hộiChương 16 Những phương hướng trong tương lai

Tiếp theo có thể viện dẫn những nội dung của tội phạm học

được thê hiện trong cuôn sách về tội phạm học được dùng phôbiên trong các cơ sở đào tạo luật ở CHLB Đức Đó là cuôn sách

“Tội phạm hoc” của tác giả Bernd-Dieter Meier.’ Những nội dung

sau đã được đê cập:

1 Đối tượng và sự quan tâm nhận thức của tội phạm học Sự phát triển va trạng thái hiện tại của tội phạm học

Các học thuyết tội phạm học

Các phương pháp nghiên cứu tội phạm học

Mức độ, cơ cau và diễn biến của tội phạm đã được thống kê Nhân thân người phạm tội và nguyên nhân về tiêu sử xã hội Những vấn đề của dự báo về tội phạm trong tương lai

Nạn nhân của tội phạm và nạn nhân hoa

\© œ ¬\I DN BW WN Kiểm soát tội phạm

10 Phòng ngừa tội phạm

11 Tội phạm về kinh tế

12 Tội phạm và truy cứu hình phạt ở châu Âu

Ở Việt Nam, một SỐ giáo trình hoặc sách về tội phạm học?

đã đê cập thông nhât đên các nội dung sau của tội phạm học:1 Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học

2 Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học

(1) Xem: BerndDieter Meier, Kriminologie, Sảd -(2).Xem: GS.TS Đồ Ngoc Quang, Giáo trinh tội phạm học, Sảd.; GS.TS Nguyên

Xuân Yêm, 7ôi phạm học hiện dai và phòng ngừa tội phạm, Sdd.

Trang 23

3 Phương pháp nghiên cứu tội phạm học4 Tình hình tội phạm

5 Nguyên nhân của tội phạm6 Nhân thân người phạm tội7 Dự báo tội phạm

8 Phòng ngừa tội phạm

9 Phòng ngừa một số loại hoặc nhóm tội phạm cụ thể.

Nội dung của tội phạm học được đề cập trong các sách hoặc giáo trình về tội phạm học nêu trên tuy có khác nhau ở khía cạnh nhất định song đã phản ánh quan điểm tương đối thống nhất của các học giả khác nhau trên thế giới về nội dung cơ bản của tội phạm học Từ đây có thể rút ra kết luận chung rằng tội phạm học có nội dung bao gồm hai loại van dé: Thr nhất là các van đề lí luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thi hai là các vấn đề cụ thể về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.

Phan các vấn dé về lí luận chung hay còn được gọi là phần tội phạm học đại cương bao gồm:

- Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học;

- Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học;

- Phương pháp nghiên cứu tội phạm học;- Tình hình tội phạm;

- Nguyên nhân của tội phạm;- Dự báo tội phạm;

- Nạn nhân của tội phạm;

- Kiểm soát tội phạm;

- Phòng ngừa tội phạm.

Trang 24

Phần các vấn đề cụ thể hay còn được gọi là phần tội phạm học cụ thể hay tội phạm học của các tội phạm hoặc nhóm tội phạm cụ thể, bao gồm các nội dung về tình hình hoặc phòng ngừa tội phạm các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm cụ thể.

Nội dung của tội phạm học với tư cách là một khoa họcđương nhiên sẽ quy định nội dung của môn học - tội phạm học.

Theo đó nội dung của môn học tội phạm học cũng bao gồm hai

phan: Tội phạm học đại cương và tội phạm học cụ thé.

Trong giáo trình “Tội phạm học” này hầu hết các vấn đề chung của tội phạm học đại cương sẽ được đề cập, riêng vấn đề dự báo tội phạm sẽ được bồ sung sau.

II NHIỆM VU CUA TOI PHAM HOC

Tội phạm hoc có hai nhiệm vu co ban, đó là nhiệm vụ nghiêncứu thực nghiệm và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng Nhiệm vụ

nghiên cứu thực nghiệm là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của tội

phạm học với nghĩa là khoa học liên ngành, thực nghiệm Các

nhà tội phạm học theo đuôi nhiệm vụ này không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, hệ thống, kiểm chứng các dữ liệu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ góc độ các ngành khoa học khác nhau về hiện

thực xã hội của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và thực tiễn

kiểm soát tội phạm (ví dụ các kết quả nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm từ góc độ tâm lí học, tâm thần học, xã hội học) mà còn phải phân tích và lí giải về nguyên nhân, các mối liên hệ và cơ cau của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở gan kết liên ngành các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Qua đó, những tri thức thực nghiệm được tích lũy và củng cố, tạo thành hệ thong tri thức, hoc thuyết khác nhau tồn tại trong lich sử phat triển tội phạm hoc.

Trang 25

Kho tàng tri thức thực nghiệm có được do thực hiện nhiệm vụ

này ngày một phát triển và trở thành những kiến thức cơ bản hay nền tảng của tội phạm học Do đó, nhiệm vụ này cũng có thể

được gọi là nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của tội phạm học.

Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ thứ hai của tội

phạm học nhưng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng Nghiên cứu ứng

dụng hướng tới việc đưa ra những định hướng, giải pháp vận dụngnhững tri thức khoa học cơ bản của tội phạm học vào hoạt động

thực tiễn nhằm phòng ngừa tội phạm Nhiệm vụ này được thực

hiện trong các lĩnh vực mà tri thức thực nghiệm của tội phạm học

cần được mở rộng, phát triển và vận dụng để đưa ra những giải pháp hoặc kết luận có giá trị thực tiễn Nhiệm vụ nghiên cứu ứng

dụng được thực hiện trước tiên phục vụ cho công tác phòng ngừa

tội phạm; dự báo tội phạm; hoặc thông qua nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả phòng ngừa của hình phạt; nghiên cứu về việc trở

thành nạn nhân của tội phạm và bảo vệ nạn nhân của tội phạm Những phạm vi hoặc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng quan trọng củatội phạm học thường là những phạm vi hoặc lĩnh vực mà các co

quan tư pháp hình sự có nhu cầu lớn nhất về những thông tin được khai thác từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để có thể ban hành được các quyết định hợp lí và hiệu quả nhằm phòng ngừa tội phạm.“ Những kết quả đem lại do thực hiện nhiệm vụ nghiên

cứu ứng dụng của các nhà tội phạm học ngày càng được phát

triển, mang lại lợi ích thiết thực cho công tác phòng ngừa tội phạm và nhờ đó tội phạm học ngày càng khang định được vị thé

của mình trong xã hội.

(1).Xem: Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd., tr 12.

Trang 26

IV TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGANH KHOA HỌC KHAC CÓ LIÊN QUAN

1 Tội phạm học và các khoa học về tội phạm

Tội phạm học có mối quan hệ nhất định, thé hiện sự tương tác với các khoa học trong nhóm các khoa học về tội phạm Thuộc về khoa học về tội phạm là những khoa học nghiên cứu chủ yếu về tội phạm trong bất kì thé thức nao.“ Theo đó, khoa học về tội phạm bao gồm khoa học luật hình sự, khoa học luật tô tụng hình sự - được gọi là khoa học về tội phạm có tính pháp lí, tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm - được gọi là khoa học về tội phạm không có tính pháp lí hay khoa học về tội phạm mang tính thực nghiệm.

Tuy cùng nghiên cứu về tội phạm nhưng các khoa học về tội phạm nghiên cứu nó từ các góc độ khác nhau do đó có các đối

tượng nghiên cứu chuyên sâu khác nhau.

Khoa học luật hình sự nghiên cứu tội phạm và hình phạt, bao

gồm các các vấn đề cơ bản như đặc điểm chung của các hành vi bị coi là tội phạm, các dấu hiệu của từng tội phạm cụ thể, hệ thống hình phạt và hình phạt quy định cho từng tội phạm cụ thé

cũng như kĩ thuật quy định tội phạm và hình phạt trong luật hình

sự Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật hình sự phục vụ cho

việc quy định của luật hình sự cũng như việc giải thích và nhận

thức đúng các quy định của luật để áp dung.

Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu các thủ tục tố tụng

hình sự mà trong đó luật hình sự được áp dụng cho từng trường

(1).Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 6.

(2) Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Tôi phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND, HaNội 2008, tr 8.

Trang 27

hợp cụ thé để xác định tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, bao gồm các van đề cơ bản như thâm quyên, hoạt động và các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng; các biện pháp ngăn chặn; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tô tụng hình sự và trình tự tố tụng của các giai đoạn trong tố tụng hình sự Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự phục vụ cho việc quy định của pháp luật tố tụng hình sự, giải thích và nhận thức đúng các quy định của pháp luật dé áp dụng.

Khoa học điều tra tội phạm là khoa học về dau tranh chống tội phạm băng ngăn chặn và làm rõ tội phạm Cu thé, khoa học điều tra tội phạm nghiên cứu về các công cụ và các phương pháp

ngăn chặn, phát hiện và làm rõ các hành vi phạm tội và người

phạm tội Các kết quả nghiên cứu của khoa học điều tra tội phạm phục vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm của cảnh sát.

Tội phạm học cũng là khoa học nghiên cứu về tội phạm nhưng lại nghiên cứu về tội phạm như hiện tượng xã hội số lớn, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm mà hiện tượng này đã được luật hình sự quy định là tội phạm Đồng thời, tội phạm học cũng nghiên cứu hiệu quả thực tế của luật hình sự với ý

nghĩa là công cụ kiểm soát tội phạm, hiệu quả, tác động phòng

ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt với nghĩa là

những biện pháp phản ứng đối với tội phạm, hiệu quả hoạt động và xử lí vụ án của các cơ quan tiễn hành tố tụng theo quy định của luật tố tụng hình sự thể hiện phản ứng của Nhà nước đối với

tội phạm Như vậy, tội phạm học không chỉ nghiên cứu “mặt xã

(1) Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 14.

Trang 28

hội” của luật hình sự mà cả của luật tố tụng hình sự hay nói một

cách khác là tội phạm học nghiên cứu “mặt xã hội” của luật hình

sự về nội dung và của luật hình sự về hình thức.

Khi nghiên cứu các đối tượng của mình, tội phạm học không những phải dựa trên cơ sở các quy định của luật hình sự và luật tố

tụng hình sự mà còn phải dựa trên cơ sở giải thích pháp luật của

khoa học luật hình sự và khoa học luật tô tụng hình sự Ngược lại, những kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng cung cấp những thông tin, những luận

cứ thực tiễn và xã hội cho khoa học luật hình sự và khoa học luật

tố tụng hình sự để có thể khai thác, sử dụng trong nghiên cứu

phục vụ cho việc hoàn thiện những quy định của luật hình sự và

luật tố tụng hình sự nham nâng cao hiệu quả kiểm soát tội phạm

và phòng ngừa tội phạm.

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm của lực lượng cảnh sát cũng thuộc về hệ thống kiểm soát tội phạm và do đó cũng thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Khi thực hiện nghiên cứu

trong lĩnh vực này, tội phạm học phải dựa vào những tri thức

khoa học của khoa học điều tra tội phạm và ngược lại, những kết

quả nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học trong lĩnh vực này

cũng sẽ được khoa học điều tra tội phạm khai thác và sử dụng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm của

lực lượng cảnh sát.

Bên cạnh đó còn tồn tại “kênh” quan trọng thé hiện mối quan

hệ giữa các khoa học về tội phạm hoặc nói cách khác là giữa tội phạm học với các khoa học khác về tội phạm Đó là mối liên hệ của các khoa học về tội phạm với chính sách hình sự.

Chính sách hình sự có thé được hiểu theo nghĩa hẹp, “là chính

Trang 29

sách về tội phạm và về tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm”U) hay là “chính sách của nhà nước đối với đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” Hoặc chính sách hình sự được hiểu theo nghĩa rộng, như chính sách hình sự là toàn bộ những nguyên tắc, những phương châm chỉ đạo và các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm? hay chính sách hình sự được hiểu là tổng thé tất cả các biện pháp của nhà nước hướng đến việc ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ xã hội và từng người dan.” Theo nghĩa này cũng có thể suy ra rằng chính sách hình sự bao gồm chính sách kiểm soát tội phạm

và chính sách phòng ngừa tội phạm.

Dù chính sách hình sự được hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự hay khoa học điều tra tội phạm đều phải được quán triệt chính sách hình sự và

phục vụ cho việc thực hiện chính sách hình sự Chính sách hình

sự của nhà nước trước hết phải được thể hiện và xuyên suốt các quy định của pháp luật hình sự và tổ tụng hình sự, các quy định về tô chức và hoạt động của các cơ quan chức năng trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như phải được thực hiện trong hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm của các cơ quan này Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật

(1).Xem: GS.TSKH Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, quyển 1, Những vấn déchung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr 184.

(2).Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, PGS.TS Lê Thị Son, Tir điển pháp luật hình sự,Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr 43.

(3) Xem: GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên), 76i phạm học, Luật hình sự và luật t6 tụng

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 106.

(4) Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 16.

Trang 30

hình sự, khoa học luật tố tụng luật hình sự và khoa học điều tra tội phạm là dé phuc vu cho viéc thể hiện va thực hiện đúng đắn

chính sách hình sự.

Còn tội phạm học với các kết quả nghiên cứu của mình phải tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách hình sự Việc quyết định

nội dung của chính sách hình sự và việc thực hiện chính sách

hình sự (đặc biệt là chính sách phòng ngừa tội phạm) cần phải có điều kiện là sự nhận thức khách quan về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và thực tế kiểm soát tội phạm hiện thực Các kết quả nghiên cứu tội phạm học sẽ cung cấp những thông tin, những cơ sở thực tế và xã hội cho việc

hoạch định và thực hiện chính sách hình sự, đặc biệt là chính sách

phòng ngừa tội phạm dù ở cấp độ nào, ở cấp độ thứ nhất - phòng ngừa xa, ở cấp độ thứ hai - phòng ngừa các nguy cơ phạm tội và ở cấp độ thứ ba - phòng ngừa phạm tội lại ở người phạm tội.

2 Tội phạm học và xã hội học, tâm lí học, tâm thần học Bên cạnh mối quan hệ với các khoa học về tội phạm, tội

phạm học còn có mối quan hệ, thể hiện ở sự giao thoa tri thức với

một số ngành khoa học về xã hội và con người có nghiên cứu ở phạm vi nhất định (không chủ yếu) về hiện tượng tội phạm, đặc

biệt là xã hội học, tâm lí học và tâm thần học.

Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh,

biến đồi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.” Dé nghiên cứu được điều này xã hội học phải bắt đầu với việc nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quá trình và thiết chế xã hội Nếu

(1) Xem: GS Phạm Tắt Dong - TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), XZ hội hoc, Sdd., tr 11.

(2) Xem: Xã hội hoc - Wikipedia tiêng Việt.

Trang 31

diễn đạt một cách khái quát thì có thể coi xã hội học là khoa học nghiên cứu “mặt xã hội” của thực tại xã hội Xét vé cơ cấu, xã hội học bao gồm xã hội học đại cương và xã hội học chuyên

ngành Trong khi xã hội học đại cương nghiên cứu các quy luật

và đặc điểm chung nhất của các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội thì xã hội học chuyên ngành gắn lí luận xã hội học đại

cương vào việc nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và quá trình

xã hội trong lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.) Là một trong

sé những xã hội học chuyên ngành, xã hội học tội phạm nghiên cứu tội phạm như hiện tượng số lớn trong đời sống của xã hội và tìm hiểu về những nguyên nhân xã hội của tội phạm bằng phương pháp quan sát số lớn thống kê.)

Tâm lí học là khoa học nghiên cứu hành vi và các tiễn trình

tâm thần của con người Là bộ phận của tâm lí học, tâm lí học

tội phạm nghiên cứu cau trúc tâm lí của người phạm tội, tức là nghiên cứu toàn bộ nhân thân, tính cách và mối quan hệ tâm lí của người phạm tội với hành vi phạm tội và cụ thé là trong cả quá trình từ trước khi thực hiện, trong quá trình thực hiện và đến sau khi thực hiện hành vi phạm tội.“

Tâm thần học là khoa học nghiên cứu về các bệnh tâm thần và cách điều trị Là một bộ phận của tâm thần học, tâm thần học

(1) Xem: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm xã hội học, Giáo trinh xãhội học trong quan li, Nxb Chính tri quốc gia, Ha Nội, 2004, tr 22.

(2) Xem: GS Phạm Tat Dong - TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), XZ Adi học, Sdd., tr 24.(3).Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Eimfuehrung mit

Beispielen, Sdd., tr 8.

(4) Xem: Robert S Feldman (Giáo su tâm lí tại Dai hoc Massachusetts), Những điều

trong yếu trong tâm li hoc (bản dịch), Nxb Thống kê, Ha Nội, 2003, tr 28.

(5) Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Einfuehrung mitBeispielen, Sdd., tr 9.

Trang 32

tội phạm nghiên cứu về các bệnh tâm thần như là nguyên nhân của tội phạm."

Khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của mình, bắt buộc tội phạm học phải dựa vào

các ngành khoa học về xã hội và con người nêu trên bằng cách

vận dụng, phát triển, liên kết các tri thức khoa học và các phương

pháp nghiên cứu của các ngành khoa học này để phân tích, giải

thích về hiện tượng xã hội là tội phạm, các nguyên nhân của tội

phạm và kiểm soát tội phạm Trong khi xã hội học, tâm lí học và tâm thần học chỉ có một bộ phận nghiên cứu từ một khía cạnh và ở phạm vi nhất định về hiện tượng tội phạm thì tội phạm học lại là khoa học nghiên cứu tổng thé và toàn diện về hiện tượng này Nhấn mạnh mối quan hệ này đã có học giả cho rằng xã hội học tội phạm, tâm lí học tội phạm và tâm thần học tội phạm cũng là bộ phận của tội phạm học.”

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích khái niệm tội phạm hoc.

2 Trình bày những nội dung cơ bản của tội phạm hoc.

3 Nêu và phân tích những nhiệm vụ cơ bản của tội phạm học.

4 Phân biệt tội phạm hoc với các khoa học khác về tội phạm.

5 Phân biệt tội phạm học với các khoa học khác có liên quan.

(1).Xem: Sdd.(2).Xem: Sdd., tr 7.

Trang 33

CHƯƠNG II

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN

CỦA TỘI PHẠM HỌC

Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học chính là quá trình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm Mỗi thuyết, trường phái đó đều có con đường riêng (cách tiếp cận riêng) nghiên cứu về tội phạm nhưng cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan niệm của người đi trước và tựu chung lại các thuyết, các trường phái đó đều cô gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra biện pháp

phòng ngừa tương ứng.

Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái ở các giai đoạn

lịch sử khác nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiêncứu tội phạm học vì giúp đánh giá được những thành tựu, những

hạn chế của các thuyết đề tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích về tội phạm cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa

tội phạm sát hợp.

Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giải thích về nguyên nhân của tội phạm nhưng nhìn chung có thé chia thành bốn nhóm cơ bản với các cách tiếp cận khác nhau Đó là:

a) Trường phái tội phạm học cổ điển với cách tiếp cận dựa trên nền tảngtriết học “thời kì khai sáng”;

Trang 34

b) Các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết sinh học;

c) Các thuyết tâm lí với cách tiếp cận dựa trén nền tang lí thuyết tâm lí;

d) Các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết xã hội học.

Phải thừa nhận rằng các thuyết khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đều có nhân tố hợp lí nhất định, tuy nhiên, từng học

thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế riêng Do vậy, không vì hạn

chế của học thuyết nào đó mà chúng ta phủ nhận sự đóng góp của học thuyết đó đối với sự phát triển của tội phạm học.

I TRƯỜNG PHAI TOI PHAM HỌC CO DIEN Thời gian: Từ năm 1700 đến năm 1880.

Học giả tiêu biéu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.1 Quan diém của Cesare Beccaria

Cesare Beccaria (1738-1794) là chuyên gia về luật hình sự người Italia Cuốn “Về tội phạm và hình phạt” (1764) của ông là công trình đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời của trường phái tội

phạm học cô điền.

Là người có tư tưởng cấp tiến, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lí của các học giả hàng đầu của triết học thời kì khai sáng như

Francis Bacon (1561-1626), Thomas Hobbes (1588-1679), JonhLocke (1632-1704), Jean - Jacques Rousseau (1712-1778), Baruch

Spinoza (1632-1677), Thomas Paine (1737-1809) Giải thích về

nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho răng nguyên nhân của tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định Luận điểm này của ông là do chịu ảnh hưởng tư tưởng của

Trang 35

triết học thời kì khai sáng, đó là “tự do ý chí và suy nghĩ lí trí được thừa nhận là có vai trò quyết định đến hành vi của con người”.

Về phòng ngừa tội phạm, ông dé cao vai trò của hình phạt

trong phòng ngừa tội phạm Dé hình phạt có hiệu quả trong

phòng ngừa tội phạm thì:

+ Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm Nếu hình phạt ngang bằng được áp dụng đối với hai tội

phạm đã gây thiệt hại cho xã hội ở những mức độ khác nhau thì

không có gì cản trở con người tiếp tục thực hiện những tội phạm nghiêm trọng hơn mỗi khi chúng đem lại nhiều lợi ích hơn;

+ Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội chứ không phải là con người phạm tội Các tội phạm

chỉ có thể được đánh giá bởi những thiệt hại gây ra cho xã hội Con người là chủ thể của tội phạm Bởi vậy, mức độ nguy hiểm

của tội phạm phụ thuộc vào mục đích của người phạm tội;

+ Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng thì khi đó nó có giá trị phòng ngừa tốt nhất Hình phạt kịp thời sẽ hiệu quả hơn bởi vì nếu khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn thì sự kết hợp giữa hai ý tưởng về tội phạm và hình phạt càng mạnh mẽ

và dứt khoát hơn;

+ Mọi người cần được đối xử bình đăng Hình phạt áp dụng đối với nhà quý tộc cần phải không có sự khác biệt so với hình phạt đối với những thành viên thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.

Bên cạnh đó, ông cho rang, cách tốt nhất dé phòng ngừa tội

phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen

thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục Đồng thời,

cần phải cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chétinh hà khắc và day mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù

Trang 36

nhân Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hình phạt tử

hình trong phòng ngừa tội phạm.

Ngày nay, các nhà tội phạm học vẫn coi tư tưởng của Cesare Beccaria trong cuốn “Tội phạm và hình phạt” là tinh hoa trí tuệ của

nhân loại.

2 Quan điểm của Jeremy Bentham

Jeremy Bentham (1748 - 1832) là luật sư người Anh Ông

được coi là một trong những người sáng lập ra trường phái tội

phạm học cô điển Với công trình “Lời giới thiệu tới các nguyên

tắc của đạo đức và luật pháp” (1798), ông đã đưa ra thuật ngữ gan liền với tên tuổi của ông - đó là “thuyết vị lợi” (utilitarianism or

hedonistic calculus).

“Thuyét vi lợi” cua Jeremy Bentham là triết lí khá thực dụng về tội phạm cũng như hình phạt Nội dung cốt lõi của “thuyết vị lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực

hiện hành vi của mình Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi

trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng có thể đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và hình phạt là những nhân tố chi phối, quyết định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi của con người (trong đó có hành vi phạm tội) Ông cho rằng mỗi cá nhân như là những “máy

tính người”, họ cân nhắc tất cả các nhân tố nói trên vào phương trình dé xem xét có nên thực hiện tội phạm nào đó không? Nếu có lợi thì con người ta mới phạm tội Về thực chất, quan điểm này vẫn nhấn mạnh hành vi nói chung trong đó có hành vi phạm tội

được thực hiện vẫn do sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định Và điều đó có nghĩa là nguyên nhân của tội phạm thực chất vẫn là

Trang 37

tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân Đóng góp của ông lớn

lao đến mức các nhà tội phạm đã xếp ông đứng thứ hai, chỉ sau Cesare Beccaria trong trường phái tội phạm học cô điển.

Để giảm tội phạm trong xã hội, Jeremy Bentham cho rằng

phải phòng ngừa điều ác xảy ra Đồng thời, ông cho rằng tính tất

yếu của hình phạt quan trọng hơn tính nghiêm khắc của nó trong phòng ngừa tội phạm Ông nhắn mạnh: Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là dé phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt Cũng giống như Cesare Beccaria, Jeremy Bentham cho rằng pháp luật là cần thiết Pháp luật được đặt ra để mang lại hạnh phúc cho nhân dân và ông mong muốn hạnh phúc tối đa cho số lượng người đông nhất Khi hình phạt mang lại bất hạnh cho người phạm tội, nó chỉ được chấp nhận nếu nó phòng ngừa được nhiều điều tôi tệ hơn là tạo ra sự bất hạnh đó Nếu phòng ngừa là mục đích của hình phạt và nếu hình phạt trở nên quá tai hại bởi việc tạo ra nhiều thiệt hại hơn là tốt đẹp thì hình phạt cần phải được đặt ra cao hơn so với lợi ích mà người

phạm tội có được khi thực hiện tội phạm.

Jeremy Bentham đã có quan điểm khá thực dụng đối với việc phòng ngừa tội phạm Ông cho rằng mọi công dân nên xăm trồ họ, tên của mình vào cô tay với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhận dạng của cảnh sát Ông cũng đưa ra ý tưởng thành

lập lực lượng cảnh sát được chuyên môn hoá cho việc phòng

ngừa và kiểm soát tội phạm Đóng góp nổi bật của Jeremy Bentham đối với phòng ngừa tội phạm phải kê đến việc ông đưa ra ý tưởng xây dựng hệ thống các nhà tù theo kiểu “Panopticon House” Theo thiết kế của Jeremy Bentham thì đây là loại nhà tù

xây tròn với những phòng giam bên trong (ở giữa có chòi canh

gác, nơi mà nhân viên giám sát tù nhân có thé quan sát được toàn

Trang 38

cảnh các tù nhân trong các phòng giam) Ong cho rằng “Panopticon House” nên được xây dựng gần hoặc trong các thành phố dé ran đe những người khác khi họ nhìn thấy những người tù đang thi hành án mà từ bỏ ý định phạm tội Tuy nhiên, ý tưởng về xây dựng “Panopticon House” của ông không được giới cam quyền thời kì đó ủng hộ, triển khai trong thực tế.

Tư tưởng của trường phái tội phạm cổ điển đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với chính sách hình sự cũng như hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự ở của các quốc gia ở châu Âu cũng như nước Mỹ Vai trò của pháp luật đã được đề cao dần dần thay thế cho tính chuyên quyền độc đoán của Chính phủ Nguyên tắc hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thừa nhận và dan dan đóng vai trò không thé thiếu trong các chính sách hình sự cũng như quy định của pháp luật hình sự Hệ thống hình phạt quy định ở các nước châu Âu đã giảm bớt tính hà khắc, hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự đã được cải thiện đáng kẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn lao, trường phái tội

phạm học cô điển vẫn còn hạn chế Với quan điểm cho răng

nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí, sự lựa chọn của

từng cá nhân, tội phạm học cô điển vẫn chưa làm rõ vai trò của

môi trường sống tiêu cực có ảnh hưởng đối với người phạm tội,

mỗi quan hệ giữa người phạm tội với môi trường sống tiêu cực,

những tình huống cụ thé ảnh hưởng đến việc một người phạm tội Hay nói cách khác, tội phạm học cô điển mới chỉ nghiên cứu tội

phạm với tư cách là hiện tượng cá nhân mà chưa nghiên cứu một

(1).Xem: Ed J.R Dinwiddy, The Correspondence of Jeremy Bentham, vol vii, ,Oxford, 1988, p 373; Xem: Janet Semple, Bentham's Prison, Oxford, 1993; Xem:Frank Schmalleger, Criminology Today, Sảd tr 117 - 118 va Xem:http://www.ucl.ac.uk/Bentham-Project/journal/cpwpan ngày 01/3/2008.

Trang 39

cách day đủ tội phạm như là hiện tượng cá nhân và xã hội Tuy nhiên, hạn chế này không thể phủ nhận đóng góp vô cùng to lớn của trường phái này đối với sự phát triển của tội phạm học.

II CÁC THUYET SINH HỌC 1 Thuyết sinh học thời kì đầu

Thời gian: Từ năm 1880 đến năm 1930

Học giả tiêu biểu: Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele

Garofalo, Buckman Goring

Cesare Lombroso (1835-1909) là nhà tâm thần học, tội phạm

học người Italia, ông được coi là người tiên phong của tội phạm

học thực chứng thời kì cuối thé ki XIX đầu thé ki XX, tư tưởng

cua ông được coi là một trong những co sở của phong trào

“thuyết sinh học quyết định” đầu thé ki XX Ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng của August Comte và thuyết tiễn hoá Charles Darwin và rất nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tội

phạm và cơ thể như các công trình nghiên cứu của France Joseph

Gall (1758-1828), Johann Kaspar Lavater (1741-1801), Chaler

Caldwell (1772-1853) Trong tác phẩm “Người phạm tội” (Criminal Man), ông đã đưa ra thuật ngữ nổi tiếng “người phạm tội bâm sinh” (born criminals) thông qua “thuyết sinh học quyết

định” Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở thành ngành khoa học

nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm Cesare Lombroso đã thay thé quan niệm của tội phạm học cô điển (cho rang tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắt nguồn từ

nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của cơ thể Ông đã phát triển

tội phạm học theo hướng mới, giải thích nguyên nhân của tộiphạm thông qua những nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, từ

Trang 40

đó tạo nêntrường phái thứ hai trong tội phạm học - trường pháitội phạm học thực chứng hay còn gọi là trường phái Italia Trongquá trình nghiên cứu, ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và

phương pháp thống kê trong việc xử lí các đữ liệu về nhân chủng học, xã hội, kinh tế Với đóng góp của mình, ông được các nhà tội

phạm học tôn vinh là cha đẻ của trường phái tội phạm học thựcchứng - trường phái dùng các nghiên cứu khoa học và thực

nghiệm đề chứng minh luận điểm mình đưa ra.

Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh của những

người phạm tội khét tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù, những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở Italia cùng với sự so sánh với

những người dân bình thường ngoài xã hội, Cesare Lombroso đã

có những kết luận nổi tiếng làm nên tên tuổi của mình Cesare Lombroso cho rằng, có thé dựa vào hộp sọ, diện mạo khuôn mặt và hình đáng con người có thể đoán biết được một người có phải là tội phạm bam sinh hay không Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm co thé đặc trưng bam sinh của những người được coi là tội phạm Những người này không có sự hoàn thiện về sinh học so với các công dân bình thường, còn về mặt sinh lí học, người phạm tội giống với động vật hơn là so với người đương thời Cụ thể là người phạm tội có đặc điểm giống với tô tiên của loài người hơn là công dân bình thường Có thể nhận ra người phạm tội so với những người không phạm tội bởi những dấu hiệu khác thường của “bệnh

lại giống” (atavism) - những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai

đoạn phát triển thấp, trước khi họ hoàn toàn trở thành người.Ông đã chi ra rằng, những người có 5 đặc điểm bam sinh sau đây thì là người phạm tội bâm sinh Cụ thể như sau:

(1) Xem: http://www wikipedia/Cesarelombroso ngày 27/5/2007

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan