Đề tài giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

21 0 0
Đề tài giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Tp HCM đã mở các lớp dạy về cách viết một dự án nghiên cứu khoa học Đây chính là cơ sở để chúng em phát huy khả năng nghiên cứu và cách thức để có thể trình bày, công bố những nghiên cứu trong tương lai của mình.

Đặt biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Lê Thị Bích Nguyệt - giảng viên đứng lớp môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - lớp DHNL16B Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo cuối kỳ Nhờ cô mà chúng em đã nắm được các bước cơ bản để viết ra được 1 đề tài nghiên cứu Ngoài ra, chúng em cũng đã học được cách làm việc nhóm và phải tham khảo tài liệu như thế nào cho đúng, các kỹ năng mềm khác như: thiết kế Powerpoint, khả năng phản biện, trình bày, phỏng vấn,

Đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học, nên chúng em còn rất bỡ ngỡ, còn rất hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm Vì thế chúng em mong các thầy cô sẽ nhận xét góp ý chỉnh sửa cho dự án cũng như giúp chúng em có thể hoàn thiện hơn về kiến thức của mình.

Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn./.

Nhóm nghiên cứu

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa đọc sách là đọc sách một cách có văn hóa Nói dễ hiểu đó là ý thức đọc sách đúng đắn của con người Văn hóa đọc đề cao tính nghệ thuật, nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách Đọc sách không chỉ là một hành động đơn thuần, mà là một trải nghiệm tinh tế, một cơ hội để tìm hiểu và thấu hiểu thêm về thế giới xung quanh.

Chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như ngày nay Có những cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức để thảo luận về tình trạng này, và nhiều con số đã được đưa ra, đồng thời cũng có những dự báo về tình hình đáng lo ngại trong tương lai.

Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri thức Tuy nhiên, văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ, đang trải qua một giai đoạn sa sút đáng lo ngại Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách Thay vào đó, họ ưa thích giải trí qua các phương tiện truyền thông dạng nghe và xem, hơn là tìm đến trang sách.

Mặt khác, theo kế hoạch số 329/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ quyết định “Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Trong đó, đề án nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước; Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại; Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc; Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở

Trang 3

giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.”

Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện kế hoạch 161/KH-BGDĐT ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thực hiện Đề án đối với Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trọng tâm của mục tiêu năm 2020 là đảm bảo rằng 80% học sinh và sinh viên có khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức từ các nguồn như thư viện công cộng, thư viện trường học, và các cơ sở văn hóa, khoa học Đồng thời, 80% trẻ mầm non sẽ được tiếp cận và thường xuyên tham gia nghe đọc sách, nhằm phát triển tình yêu với sách và thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ Ngoài ra, mục tiêu còn bao gồm việc đảm bảo 90% học sinh và sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc sách để phục vụ các mục đích như học tập, nghiên cứu và giải trí Để thực hiện mục tiêu này, kế hoạch tập trung vào việc tăng cường và hoàn thiện hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục, đặc biệt là việc đảm bảo 100% cơ sở giáo dục mầm non có thư viện thân thiện và 50% cơ sở giáo dục phổ thông có tủ sách lớp học Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng 80% thư viện của các trường đại học, học viện, và trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục được trang bị đủ tài liệu chuyên sâu để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và học sinh Dự định đến năm 2030 là 100% học sinh, sinh viên có thói quen đọc sách, có kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin tại nơi sinh sống và học tập Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố Các hoạt động khuyến đọc phong phú, đa dạng và hiệu quả, môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.

Tóm lại, nhằm để đánh giá chính xác về thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và

Trang 4

thực hiện tốt kế hoạch của tỉnh trong giai đoạn 2024 Đây là lý do chúng em chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1Mục tiêu chính: Đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa đọc

cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2.2Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu nhận thức về văn hoá đọc của SV IUH - Khảo sát thực trạng đọc sách của SV tại IUH

- Tìm hiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc sách của SV IUH - Đề xuất giải pháp khả thi giúp nâng cao văn hoá đọc của SV

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nhận thức về văn hóa đọc của SV IUH như thế nào? - Thực trạng đọc sách của SV IUH như thế nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đọc sách của SV IUH? - Những giải pháp nào có thể nâng cao văn hóa đọc cho SV IUH

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao văn hóa đọc

cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí

- Đối tượng khảo sát: SV IUH

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu5.1Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu góp phần làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đọc sách của sinh viên từ đó đề xuất những giải pháp khoa học dựa trên cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm, góp phần nâng

Trang 5

cao công tác khuyến đọc, giúp sinh viên có thói quen đọc sách tốt “ giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập tiến bộ.

5.2Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp cho sinh viên có thể nâng cao văn hóa đọc cho bản thân, từ đó giúp phát triển tri thức và các kỹ năng mềm; nâng cao phẩm chất đạo đức và hiệu quả học tập Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp sinh viên phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo, hiểu biết văn hóa và lịch sử của các dân tộc trên thế giới, từ đó góp phần phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Trang 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1 Cơ sở lí thuyết

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm sách

"Sách" là một "sản phẩm của xã hội", là một công cụ để tích

lũy, truyền bá tri thức nhờ có được từ thực tiễn cuộc sống và được

lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác Sách chứa đựng các giá trị

văn hóa tinh thần thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

1.1.2 Khái niệm văn hóa đọc

Văn hóa đọc có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau bao gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, nó bao gồm cả các biểu hiện, giá trị và tiêu chuẩn đọc của từng cá nhân, cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là một sự kết hợp của ba yếu tố chính, chúng như ba vòng tròn không đồng tâm, nhưng lại có sự giao thoa Trong khi đó, ở nghĩa hẹp, các yếu tố đó chỉ tập trung vào từng cá nhân một và chúng cũng được coi như ba vòng tròn không đồng tâm và cũng có sự giao thoa giữa chúng

2 Lịch sử đề tài

Trong phạm vi khảo sát của nhóm nghiên cứu, chúng em nhận thấy cũng đã có một số công trình nghiên cứu về đọc sách Cụ thể như sau:

Bài viết của Nguyễn Quốc Vương đã đề cập đến văn hóa đọc

hiểu theo nghĩa thông thường, ông cho biết định nghĩa rằng: “ Vănhóa đọc là chỉ việc cá nhân trong xã hội tiếp nhận, chuyển hóa, thểhiện thông tin mà mình thu nhận được từ các ấn phẩm như sách,báo, tạp chí… Sách là ấn phẩm lưu giữ thông tin lâu dài, các thôngtin trong sách có vòng đời dài hơn và đọc sách cần đến khả năngđọc sâu, hiểu sâu”.Văn bản trình bày quan điểm về sự cần thiết của

Trang 7

việc khuyến khích văn hóa đọc thông qua các chính sách và hoạt động cụ thể Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và phụ huynh trong việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em từ khi còn nhỏ, cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức các sự kiện như Ngày sách Việt Nam để tạo cơ hội cho mọi người tham gia và thúc đẩy hoạt động đọc Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc phát triển tư duy và tự lập trong cuộc sống, và nhấn mạnh rằng văn hóa đọc không chỉ là một phương tiện học tập mà còn là cách để phát triển tâm hồn và kiến thức suốt đời.

Theo bài báo “The Reading Habits of University Students in the United States” của tác giả John A Logan xuất bản năm 2012 đã trình bày kết quả nghiên cứu về thói quen đọc sách của sinh viên đại học ở Hoa Kỳ Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kết hợp hội tụ để khám phá thói quen đọc sách của sinh viên đại học tại Mỹ Tổng cộng có 1.265 sinh viên tham gia, trong đó có 466 nam và 799 nữ, họ tham gia tự nguyện bằng cách hoàn thành bản khảo sát tự báo cáo Ngoài ra, mười hai sinh viên đã được chọn để tham gia các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát lớp học Kết quả phân tích mô tả cho thấy rằng trung bình mỗi tuần, sinh viên dành khoảng 7,72 giờ cho việc đọc sách học thuật, 4,24 giờ cho đọc sách ngoại khóa và 8,95 giờ cho việc sử dụng Internet Phân tích hồi quy tuyến tính bội và phân tích thống kê tương quan không chỉ ra mối quan hệ giữa việc sử dụng Internet và giao tiếp xã hội với người khác, mà còn cho thấy rằng đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen đọc sách học thuật và ngoại khóa của sinh viên đại học.

Bài báo "A Study of Reading Habits and Attitudes among University Students in Malaysia" của tác giả Norazimah Mohd Yusoff, công bố vào năm 2015, ông tập trung vào nghiên cứu về thói quen và thái độ đọc sách của sinh viên đại học ở Malaysia Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng sinh viên Malaysia thường

Trang 8

đọc sách chủ yếu để hỗ trợ việc học tập Tuy nhiên, họ cũng thể hiện sự quan tâm đến việc đọc sách với mục đích giải trí và mở rộng kiến thức Điều này cho thấy sự đa dạng và sự linh hoạt trong cách tiếp cận và sử dụng sách của sinh viên đại học ở Malaysia.

Tóm lại đã có khá nhiều bài về việc phát triển văn hóa đọc đối tượng ở đây là các đề tài khai thác là sinh viên ở độ tuổi từ 18-22 tuổi, chưa đưa ra nhiều định hướng, Vì vậy, đề tài là sự cần thiết và mang tính mới lạ, là cơ sở cho các nghiên cứu về phát triển văn hóa đọc sau này

Trang 9

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng kết hợp thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm và định lượng Lý do sử dụng nghiên cứu phi thực nghiệm và định lượng là:

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra giáo dục: Điều tra, khảo sát thực tế biểu hiện văn hóa đọc của sinh viên bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và được khảo sát trực tiếp tại trường với ưu điểm là tiết kiệm được nhiều thời gian và tiết kiệm được chi phí với một lượng lớn thông tin thu thập bởi bảng khảo sát đã có sẵn đáp án để mọi người chọn.

+ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS để xử lý số liệu điều tra khảo sát, kiểm tra độ tin cậy của số liệu điều tra Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.

 Hồi quy logistics: là một kỹ thuật phân tích dữ liệu sử dụng toán học để tìm ra mối quan hệ giữa hai yếu tố dữ liệu Và rồi kỹ thuật này sử dụng mối quan hệ đã tìm được để dự đoán giá trị của những yếu tố đó dựa trên yếu tố còn lại Dự đoán thường cho ra một số kết quả hữu hạn, như có hoặc không.

 Phân tích mô tả: là việc giải thích dữ liệu lịch sử để hiểu rõ hơn những thay đổi xảy ra trong một doanh nghiệp Phân tích mô tả sử dụng một loạt các dữ liệu lịch sử để xem xét và từ đó rút ra so sánh.

 Phân tích tương quan: là một trong những bước chúng ta sẽ thực hiện trong bài nghiên cứu sử dụng phân tích định lượng SPSS Thường bước này sẽ được thực hiện trước khi phân tích hồi quy.

 Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định nhằm đo độ

tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa

các biến quan sát trong cùng một nhân tố.

6.2 Chọn mẫu

Nghiên cứu lấy phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản cho đề tài (simple random sampling - SRS) Có nghĩa là tất cả các sinh viên trong tổng số sinh viên đang theo học tại trường Đại Học Công Nghiệp (khoảng 45000 sinh viên) đều có cơ hội ngang bằng và độc lập để được chọn vào mẫu Nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên

Trang 10

90 bạn sinh viên để tham gia khảo Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản giúp kết quả khảo sát thu được có thể khái quát hóa cho toàn bộ dân số nghiên cứu Đồng thời, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn cũng sẽ giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian nghiên cứu Không có phương pháp nào dễ dàng hơn để trích xuất một mẫu nghiên cứu từ một quần thể lớn hơn so với việc lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Không cần phải phân chia dân số thành các tiểu nhóm hoặc thực hiện bất kỳ bước nào ngoài việc thu thập số lượng các đối tượng nghiên cứu cần một cách ngẫu nhiên từ nhóm lớn hơn.

- Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn Đồng thời, cũng dựa trên điều kiện kinh phí và thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu quyết định chọn 90 bạn sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM để tham gia khảo sát Với số lượng mẫu cần cho khảo sát, nhà nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên và quy trình chọn lựa sẽ kết thúc khi nhà nghiên cứu có đủ số lượng mẫu.

6.3 Thiết kế công cụ thu thập thông tin

Khảo sát bằng bảng câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin bằng cách giao tiếp gián tiếp với đối tượng thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời trên phiếu khảo sát Khảo sát được lên kế hoạch từ trước, các câu hỏi cũng được xác định trước Do không giao tiếp trực tiếp được với người tham gia khảo sát, không có điều kiện giải thích các thắc mắc của họ nên là các câu hỏi để sử dụng điều tra thường phải có nội dung chính xác, được trình bày rõ ràng, mạch lạc Câu hỏi được mọi người hiểu như nhau Trình tự, cách điền phiếu được hướng dẫn chi tiết, rõ ràng Khi thực hiện khảo sát bằng phiếu câu hỏi, chúng ta cần phải xác định số lượng người tham gia khảo sát, chọn lựa chiến lược chọn mẫu phù hợp để đảm bảo dữ liệu thu được có thể khái quát hóa cho dân số nghiên cứu Nhà nghiên cứu cũng cần có kiến thức về xử lý, phân tích và diễn giải số liệu thống kê để có thể thu được kết quả nghiên cứu chính xác, đáng tin cậy

Khảo sát,điều tra bằng bảng câu hỏi có thể được tiến hành bằng các phát phiếu trực tiếp cho người tham gia khảo sát,điều tra; gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện hay tiến hành khảo sát,điều tra trực tuyến Việc chọn lựa hình thức khảo sát điều tra tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tài chính, nhân lực, đặc điểm của đối tượng khảo sát…

Ngày đăng: 17/04/2024, 05:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan