Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn

92 0 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HÀ PHƯƠNG THẢO

PHÁP LUẬT AN TOÁN LAO DONG, VỆ SINH LAO DONG TỪ THUC TIEN THUC HIEN TẠI TINH LANG SƠN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành : Luật kinh tế Ma số : 838 01 07

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

HÀ NOI - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tdi.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc ro rang,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Hà Phương Thảo

Trang 3

Chuong 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHAP LUAT AN TOANLAO DONG, VE SINH LAO DONG

Khái niệm va đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh lao động

Khái niệm, vai trò và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an toàn

lao động, vệ sinh lao động

Nội dung pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Chương 2: THỰC TRẠNG PHAP LUAT AN TOÀN LAO DONG, VE

SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIÊN THỰC HIỆN TẠI TỈNH

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THUC HIỆN PHÁP LUẬT VEAN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TỈNH

LẠNG SƠN

Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Hoàn thiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an

toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Lạng Sơn

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

: An toàn, vệ sinh lao động

: Bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động sản xuất là hoạt động quan trọng tạo ra của cải vật chất và các giá trị tỉnh thần nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trong đó con người là lực lượng không thê thiếu, là yếu tố quyết định Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe của người lao động (NLD) là yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững và bảo đảm sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa Quá trình sản xuất luôn tiềm ấn nhiều nguy hại có thé tác động đến sức khỏe, tính mang NLD Nếu lực lượng lao động bị thiệt hại, tổn thương sẽ ảnh hưởng không chỉ hiệu quả sản xuất mà còn trở thành gánh nặng với xã hội Công tác bảo đảm ATVSLĐ thông qua việc áp dụng các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tô nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), hạn chế ốm đau, duy trì sức khỏe đối với NLĐ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuat, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua công tác ATVSLD ở nước ta đã có những chuyền biến đáng ké về hệ thống văn ban pháp luật và bộ máy tổ chức Quá trình phát triển sự nghiệp bảo hộ lao động, ATVSLĐ của nước ta được ghi nhận bởi nhiều thành tựu, những cột mốc quan trọng, điển hình là việc tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Trong hơn 20 năm qua, từ khi Bộ luật Lao động (BLLĐ) của nước ta bắt đầu có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành rà soát nội dung về ATVSLD tại hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ sở đó, bổ sung, sửa đối nội dung Pháp lệnh Bảo hộ lao động, BLLĐ (2002, 2006 và 2012) và mới đây nhất là Luật ATVSLĐ đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25

tháng 6 năm 2015 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) Chính phủ và các cơ

Trang 6

quan của Chính phủ đã và đang ban hành các nghị định, quyết định, thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện các chế độ về Bảo hộ lao động, ATVSLĐ và những vấn đề liên quan Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức xây dựng hàng trăm văn bản và bãi bỏ hiệu lực nhiều văn bản Tuy nhiên, trong quá trình đó, nhiều hạn chế, bat cập đã bộc lộ đòi hỏi pháp luật cần được thay đổi dé nâng cao hiệu quả điều chỉnh trong van đề ATVSLD.

Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành hăn chương IX quy định về ATVSLĐ, các quy định này đã góp phần xác lập tính pháp lí của công tác ATVSLĐ.

Và với khoảng 394.000 doanh nghiệp đang hoạt động, năm 2017 toàn quốc xảy ra 8.956 vụ TNLD (tăng 975 vụ so với 2016), làm 9.173 người bi nan, chết 928 người, bị thương nặng 1.915 người, nạn nhân lao động nữ 2.717 người; thiệt hại về vật chất và tài sản khoảng trên 1.500 tỷ đồng và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 136.918 ngày TNLĐ, cháy nỗ nghiêm trọng xảy ra cả trong khu vực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ va cả trong khu vực phi kết cau, dé lại hậu quả nặng nè, lâu dài cho NLĐ, gia đình và xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến những nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư (Số liệu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LDTB& XH) công bé tại Lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ lần thứ nhất năm 2017 ngày 18/5/2017).

Với mong muốn nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn áp dung pháp luật về ATVSLĐ gop phan bảo vệ tính mang, sức khỏe cho NLD nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay Đó chính là lý do em chọn đề tài "Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động từ thực tiễn thực hiện tại tinh Lạng Sơn" dé làm luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học Luật kinh tế.

2 Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về giải quyết các van đề về ATVSLĐ đối với NLD đã được hình thành từ rất sớm ở các nước đang phát triển và được thé hiện ở nhiều công ước quốc tế của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Tại Việt Nam, các quy định về ATVSLD được thé hiện trong BLLD, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và hiện nay là Luật ATVSLD Tuy nhiên, việc giải quyết các chế độ liên quan đến ATVSLĐ mới chỉ được nhìn nhận và xem xét dưới góc độ

Trang 7

các chế độ liên quan trực tiếp đến NLD chưa nhiều Trong những năm gan đây, có một số bài báo khoa học, công trình khoa học đề cập tới một số khía cạnh của ATVSLĐ đối với NLĐ nói chung như: Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dan, năm 2010, ; Luận văn Thạc sĩ: "Quản lý

nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật Việt Nam”, của

Nguyễn Thị Hải Yến, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012; Luận văn thạc sĩ luật: Bảo hiểm xã hội đối với tai nan lao động theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, của Phạm

Đài Trang, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2017

Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ nghiên cứu về ATVSLĐ ở một khía cạnh nhất định, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể từ thực tiễn thi hành pháp luật về ATVSLĐ tại tỉnh Lạng Sơn.

Kết quả của những công trình trên là những tài liệu tham khảo đặc biệt hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn3.1 Mục dich

Nghiên cứu các van dé lý luận và thực tiễn của pháp luật về ATVSLD Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ATVSLD trên thực té.

3.2 Nhiém vu

Thur nhất, làm sáng tỏ những van đề ly luận về pháp luật ATVSLD, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến

pháp luật ATVSLĐ.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật ATVSLĐ và thực tiễn thi

hành tại tỉnh Lạng Sơn; chỉ ra những hạn chế, thiểu sót của pháp luật hiện hành và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó.

Ti ba, đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật về ATVSLĐ trong thời gian tới.

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Về đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các quy định pháp luật hiện hành về van đề ATVSLD và thực tiễn thi hành pháp luật ATVSLĐ được thực hiện tai

tỉnh Lạng Sơn.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thi hành pháp luật ATVSLD tại các doanh nghiệp trên địa bàn tinh Lạng Sơn Số liệu sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình được lấy từ kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp tại Sở LĐTB&XH, BHXH, Liên đoàn Lao động, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam vào việc nghiên cứu pháp luật về ATVSLD và thực tiễn thi hành tại tỉnh Lạng Sơn.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hệ thống các quy định của pháp luật về ATVSLĐ của Việt Nam.

- Phương pháp phân tích, tông hợp: Được áp dụng dé giải quyết các van dé lý luận pháp luật về ATVSLĐ.

- Phương pháp thống kê: Đối chiếu, thống kê, mô hình hóa các số liệu về

ATVSLĐ tại các đơn vi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ dé trao đôi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực ATVSLĐ đang làm việc tại các cơ quan, ban ngành trên địa

bàn tỉnh Lang Sơn như: Sở LDTB& XH, Phòng Tài nguyên va môi trường, Công antỉnh Lạng Sơn, Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn và lãnh đạo, những cán bộ làmbảo hộ lao động, công tác công đoàn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6 Ý nghĩa của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất trong luận văn góp phan làm rõ hơn những van dé lý luận pháp luật về ATVSLD.

Trang 9

- Ngoài ra, luận văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLD) cần tìm hiểu pháp luật về ATVSLD.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương 1: Những van đề lý luận về pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Chương 2: Thực trạng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và thực tiễn

thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trang 10

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUẬT AN TOÀN LAO DONG, VE SINH LAO DONG

1.1 Khái niệm và đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh lao động

1.1.1 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bao cho NLD được làm

việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ thé Bởi lẽ, dé có thé tiến hành sản xuất, kinh doanh thi con người phải sử dụng

công cụ lao động, phương tiện lao động dé sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy, thiết bị tỉnh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi Chúng ta cần đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đối với tính mang, sức khỏe con người dé đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho NLD NLD sử dung công cụ, phương tiện lao động gan với đối tượng lao động, tiến trình công nghệ trong sản xuất, môi trường lao động |.

Vệ sinh lao động có thể hiểu như là một lĩnh vực khoa học, công nghệ chuyên ngành nghiên cứu việc quản lý- nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khỏe con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho NLD Vệ sinh lao động có các nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khỏe NLĐ; nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hóa, tâm sinh lý và căng thăng do các tác hại nghề nghiệp tác động đến con người; nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh sức

khỏe môi trường điêu kiện làm việc, các chê độ và kiêm tra việc thực hiện; nghiên

1 Khoản 2, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015

Trang 11

Dưới các góc độ xem xét khác nhau, ta có nhiều cách định nghĩa khái niệm ATVSLD Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, an toàn lao động được hiểu là "tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất" Vệ sinh lao động được hiểu là "tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động; bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc sản xuất, thiết bị sản xuất, chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động; nhà ở và các tiện nghỉ sinh hoạt; quan lý sức khỏe cho người lao động và gia đình " °.

Nếu hiểu theo nghĩa là một yêu cầu của quá trình sản xuất thì an toàn lao động là tình trạng không có các yếu tố nguy hiểm, gây chan thương hoặc tử vong cho NLD, chang hạn như: cháy nổ, điện giật, vat rơi, đỗ sập, văng băn, khí độc và vệ sinh lao động là yêu cầu về điều kiện, môi trường làm việc của từng loại công việc, ngành nghề dé sức khỏe NLD không bị ảnh hưởng xấu Nếu hiểu theo nghĩa là biện pháp áp dung trong sản xuất thì an toàn lao động là tổng hợp các biện pháp nhằm loại trừ các yếu tổ nguy hiểm phat sinh trong quá trình lao động đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kĩ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với NLD.

Với cùng ý nghĩa là bảo dam sức khỏe, tính mang NLD, công tác an toàn

lao động và vệ sinh lao động luôn được tiễn hành đồng thời, hỗ trợ nhau, tạo nên môi trường lao động thuận lợi Tuy nhiên, cần hiểu đó là hai phương điện khác nhau

của một vẫn đề, chứ không nên đánh đồng, nhằm lẫn chúng là một Sự khác nhau

chủ yêu đó là mục đích cụ thể của chúng Việc triển khai thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình lao động có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn ngừa TNLĐ và những sự cô khác có thé phát sinh trong quá trình làm việc gây thiệt hại trực tiếp

cho NLD Còn công tác vệ sinh lao động được đặt ra với các đơn vi sử dụng lao

động nhằm mục đích kiến tạo một môi trường lao động xanh, sạch, trong lành, hạn

2 Khoản 3, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 26/6/2015

3 Bách khoa toàn thu mở Wikipedia, An toàn và vệ sinh lao động

Trang 12

chế đến mức thấp nhất các tác nhân vật lí, sinh học, hóa học độc hại, giảm thiểu tình trạng người lao động mắc các BNN.

1.1.2 Đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một là: an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất khoa học, kĩ thuật rõ nét Đây là tính chất cơ bản của công tác này bởi mọi biện pháp nhằm hạn ché, loại trừ các yếu tô nguy hiểm, độc hại đều xuất phát trên cơ sở nghiên cứu khoa học, được thực hiện bằng các giải pháp kĩ thuật, ứng dụng công nghệ Không phải tự nhiên mà người ta đề ra được các nội dung ATVSLD Các hoạt động điều tra, phân tích điều kiện lao động, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại lên cơ thé NLD, nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn trong từng công việc cụ thể đều thuộc về lĩnh vực khoa học Đồng thời, cũng từ các phát minh, ứng dụng kĩ thuật mà NLD được trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, các thiết bị

vệ sinh trong môi trường chung Đặc biệt, chính những nguyên lí khoa học, kĩ

thuật là cơ sở để đề ra các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh mang tính quốc gia, hoặc

trong phạm vi ngành.

Các biện pháp nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tổ nguy hiểm, có hại đến sức khỏe NLD trong môi trường làm việc đều dựa trên cơ sở khoa học - tự nhiên và được thực hiện bằng các giải pháp kinh tế Nó bao gồm các hoạt động điều tra, kiểm soát điều kiện lao động; phân tích, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với NLĐ, giải quyết xử lý điều kiện, môi trường lao động, ban hành các tiêu chuẩn kĩ thuật về ATVSLĐ đối với từng ngành nghè, lĩnh vực, cải tiến trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ sản xuất Theo quy định hiện hành, các bộ ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLD Về hình thức, các quy định tiêu chuẩn về ATVSLD chứa day đủ những yếu tô của một quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung Bên cạnh đó, về nội dung còn chứa đựng những yêu cầu về mặt kĩ thuật nghiêm ngặt dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ Vì tính chất này mà công tác ATVSLĐ càng phải gắn bó chặt chẽ với hoạt động đầu tư, phát triển

nghiên cứu khoa học, khuyến khích các phát minh phù hợp với thực tế sản xuất, đem lại an toàn cho NLD.

Trang 13

khoa hoc ki thuật, các biện pháp tổ chức ATVSLĐ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, phải thé chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, hướng dẫn dé buộc các cấp quản lí, các tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện Chính vì vậy mà công tác ATVSLĐ trở nên bắt buộc phải thực hiện Moi vi phạm về tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất đều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ và bị xử lí

theo quy định tương ứng.

Trong chế định pháp luật về ATVSLĐ vẫn có một số quy định mang tính "định khung" khi xác định quyên lợi tối thiêu của NLD trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, hay tiền bồi thường cho người bị TNLĐ, nhưng xét một cách khái quát và so sánh với các cơ chế điều chỉnh của nhiều chế định khác của Luật lao động, có thé thay: Các quy định về ATVSLD mang tính "cứng nhắc" hon và khó có thể có phần linh hoạt để các bên thực hiện trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc thỏa ước lao động tập thé Đó cũng là nguyên nhân khách quan khiến các chủ thể khi thỏa thuận về điều kiện ATVSLD trong HDLD hay thỏa ước lao động tập thê thường ghi là "theo quy định của pháp luật hiện hành".

Ba là, các yêu cau về an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính xã hội Việc thực hiện các quy định về ATVSLD đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của tat cả các chủ thể, bao gồm: NLD, NSDLD, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và các chủ thé khác (như các tô chức xã hội và các đoàn thé quần chúng có liên quan) Việc thực hiện đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ cũng chính là hoạt động dam bao ATVSLD của mọi chủ thé tham gia quan hệ lao

động Họ là người thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định và cũng là người

phát hiện các yếu tô nguy hiểm, có hại, từ đó yêu cầu, đề xuất biện pháp giải quyết nhằm góp phần đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động ngày một tốt hơn.

Do vậy, công tác ATVSLĐ chỉ có hiệu quả khi mọi ngành, mọi tô chức, mọi cá nhân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ Đó là lý do tai sao, các quy định về ATVSLD thường mang tính xã hội rộng rãi và liên quan

đên nhiêu đôi tượng trong xã hội.

Trang 14

Bốn là, an toàn lao động, vệ sinh lao động đóng vai trò đặc biệt quan trong

trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động.

Ngay từ thời sơ khai, con người đã biết cải tiến công cụ, điều kiện lao động để tự bảo vệ mình Do hoạt động sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân gây tác hại đến môi trường sống, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, những tiến bộ về trình độ khoa học- kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng tăng lên góp phần đáng kế vào sự tiễn bộ của xã hội nhưng mặt khác lại làm cho môi trường sống, trong đó môi trường lao động ngày càng xấu đi do những tác động ngày càng nhiều với các yếu tố nguy hiểm độc hại như phóng xạ, tia tử ngoại đòi hỏi công tác ATVSLD càng phải được quan tâm chú trọng, phát triển tương xứng.

Lao động an toàn là yêu cau tất yêu khách quan của quá trình sản xuất Khi tiến hành hoạt động sản xuất, NLD vừa tác động tới môi trường xung quanh vừa chịu

các tác động ngược trở lại của môi trường nơi họ lao động Môi trường lao động ngày

càng đa dạng, phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi công tác ATVSLD phải được quan tâm, phát triển tương xứng Điều đó sẽ giảm thiểu các chi phí về y tế và bảo hiểm xã hội không cần thiết đối với NLD bị TNLĐ, BNN; cũng như góp phan bảo vệ môi trường sông của con người Hiệu quả của việc thực hiện tốt công tác này góp phần giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao lao động và những tôn thất về vật chat, con người và môi trường.

Amn toàn vệ sinh lao động là chính sách kinh tế - xã hội lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe NLĐ Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề về an toàn lao động càng trở lên bức xúc Điều kiện lao động xau không chỉ ảnh hưởng đến NLD trực tiếp mà còn có tác động xấu đến thé hệ tương lai Vì vậy, đảm bao ATVSLD là đảm bảo sức khỏe, tính mang NLD, duy trì nền sản xuất ôn định và tạo tiền đề góp phần cho sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

1.2 Khái niệm, vai trò và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an

toàn lao động, vệ sinh lao động

1.2.1 Khái niệm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Căn cứ vào những nội dung phân tích tại phần 1.1, tác giả đưa ra khái niệm pháp luật về ATVSLĐ như sau: ATVSLĐ có thể hiểu là tổng hợp các giải pháp về

Trang 15

pháp luật, khoa học kĩ thuật, kinh tế- xã hội nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra sự cô làm chấn thương và đe dọa tính mang NLD, hạn chế các yếu tố có hại cho sức khỏe NLD trong quá trình sản xuất, nhờ đó đảm bảo cho NLD được làm việc trong điều kiện lao động không có những nguy cơ trực tiếp gây TNLĐ hoặc không có những yếu tố có hại gây BNN.

Các yêu cầu về ATVSLD muốn được triển khai có hiệu quả trong thực tiễn cần được thé chế hóa thành các quy phạm pháp luật.

Tổng hợp các quy phạm pháp luật về ATVSLĐ có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, quy định các điều kiện ATVSLĐ trong môi trường làm việc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những yếu t6 nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc nhăm bảo vệ sức khỏe NLD, hạn chế TNLD và BNN chính là pháp luật về ATVSLĐ Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt trong bảo vệ sức khỏe cua NLD nên việc thực hiện các quy định về ATVSLD có tính bắt buộc cao đối với các đơn vị sử dụng lao động, các chủ thê tham gia quan hệ lao động Khi nói đến an toàn lao động là phải gắn với vệ sinh lao động vì trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau Sự phát triển của an toàn lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia Vào những thập niên giữa thé ky XX, khi yêu cầu tối thiểu cơ bản của NLD trước hết là không bị tai nạn,

bệnh tật khi làm việc, thì mục tiêu chính của ATVSLĐ là phải áp dụng ngay các

biện pháp, nhiều khi là bị động để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật chứ chưa thê nghĩ đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật ngay từ đầu Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, công tác an toàn, vệ sinh lao động cũng dần chuyền từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi

trọng việc nâng cao văn hóa an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa.

Như vậy, có thê thấy pháp luật về ATVSLĐ là một chế định trong hệ thống pháp luật lao động Chế định này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ NLD và được coi là một bộ phận không thẻ thiếu trong hệ thống pháp luật lao động ở mọi quốc gia”.

4 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Trang 16

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng Một mặt, nó thé chế hóa đường lối, chính sách của giai cấp lãnh đạo, cầm quyền của một quốc gia về công tác an toàn và vệ sinh lao động trong từng thời kỳ Ở Việt Nam, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động, được thé hiện rõ qua Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm ky Chang han, Báo

cáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện

điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động".

Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công băng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi" Ở các thời kỳ khác nhau, Đảng và Nhà nước có thể có những đường lối chỉ đạo khác nhau dé phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh luôn biến động trong nền kinh tế thị trường và trình độ khoa học kỹ thuật luôn phát triển

mạnh mẽ.

Những quan điểm, đường hướng này của Đảng và Nhà nước cần phải được thé chế hóa thành các quy tắc xử sự chung cho mọi chủ thé trong xã hội và khi đó

nó mới có thé đi vào cuộc sống Điều này chỉ có thé được thực hiện thông qua hệ

thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Mặt khác, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tạo hành lang pháp lý cho các chủ thé thiết lập và thực hiện quan hệ lao động theo hướng bảo vệ tối đa an toàn, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động Pháp luật này cũng điều chỉnh hợp lý quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở những giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội khác nhau của đất nước Pháp luật cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bồi thường tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trang 17

1.2.3 Các nguyên tắc của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về ATVSLĐ là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm về ATVSLĐ Pháp luật về ATVSLD có các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà nước thống nhất quản lý về ATVSLĐ

Công tác ATVSLĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an

toàn tính mang va sức khỏe NLD Nó là yếu tố góp phan duy trì sự phát triển bền vững của nền sản xuất cũng như của xã hội Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi sự quản lý thống nhất của Nhà nước đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý về ATVSLD Day là một nguyên tắc mang tính Hiến định, được quy định tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thé tại BLLĐ 2012: “Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, dua vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhá, khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động” a

Việc thé chế hóa bằng các văn bản dưới luật về pháp luật lao động nói chung và về lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng được yêu cau đòi hỏi của công tác quan ly, chi đạo và tổ chức thực hiện ở các Bộ, Ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và đủ cơ sở pháp lý để đưa các quy định về ATVSLD trong BLLD vào cuộc sống.

Các cơ quan quản lý nhà nước trước hết là Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế và các cơ quan Lao động, Y tế địa phương đã đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các văn bản dưới luật, tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thi hành Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động địa phương triển khai các văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động, ATVSLĐ, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của

các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phó, các quận, huyện, cán bộ quản lý các doanh nghiệp.

Bộ máy tô chức và cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động đã từng bước được

củng cô tại các cơ quan quản lý nhà nước Tại các Bộ và Bộ quản lý ngành, chức

5 Điều 134,135 Bộ Luật Lao động năm 2012

Trang 18

năng quản ly ATVSLD được giao cho một đơn vi trực thuộc, tùy theo đặc thù củangành, lĩnh vực, như: Bộ LĐTB&XH có Cục An toàn lao động là cơ quan tham

mưu cho Bộ quản lý nhà nước về An toàn lao động: Bộ Y tế, chức năng quản lý về sức khỏe nghề nghiệp được giao cho Cục Quản lý môi trường y tế; Bộ Công

Thương, có Cục Kỹ thuật An toàn - Môi trường công nghiệp; Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn là Cục chế biên nông lâm, thủy sản; Bộ Xây dựng là Vụ

Quản lý hoạt động xây dựng:

Từ năm 2003, Thanh tra An toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động (vàThanh tra chính sách lao động được sát nhập thành Thanh tra lao động thuộc ngành

LĐTB&XH Ngày 10/7/2008, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp Bộ Nội vụ xây dung và ban hành Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV, trong đó quy định việc thành lập bộ phận quản lý nhà nước, chức năng và quyền hạn về An toàn lao

động tại các địa phương (tinh/huyện/xã)°.

Sự quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ không chỉ mang tính thống nhất mà con mang tính chất tập trung dân chủ Đây là trách nhiệm của các ngành chức năng va là nghĩa vụ của những chủ thé tham gia quan hệ lao động Quyền quản lý cao nhất thuộc về Chính phủ, bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp quản lý giữa các ban ngành chức năng nhằm tạo cơ chế cho các cấp quản lý được phát huy tính chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình, mang lại hiệu quả cao nhất Quản lý nhà nước về ATVSLĐ là một tiền đề pháp lý nhằm thiết lập điều kiện vật chất cho việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ trong thực tế.

Với mục đích đảm bảo về tính mạng, sức khỏe NLD nhăm xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững, Nhà nước ta đã và đang cố gắng từng bước

đảm bảo cho NLD được làm việc trong môi trường lao động an toàn và vệ sinh phù

hợp với điều kiện hiện có của đất nước.

Nguyên tắc thứ hai: Thực hiện ATVSLĐ là nghĩa vụ bắt buộc đối với các

bên trong quan hệ lao động.

An toàn, vệ sinh lao động là hoạt động mang tính xã hội Thiếu sự tham gia

của cá nhân, đơn vi và tô chức, công tác bảo hộ lao động không thê triên khai trong

6 Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV, ngày 10/7/2008

Trang 19

thực tế Đặc biệt, sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động là điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ lao động Vì vậy, nguyên tắc đảm bảo nghĩa vụ bắt buộc của các bên trong việc thực hiện bảo hộ lao động là điều kiện quan trọng đề nâng cao tính khả thi của pháp luật.

Người sử dụng lao động là người dau tư kinh phí và tổ chức các hoạt động bảo hộ lao động tại cơ sở Việc NSDLD phải chịu chi phi cải tao điều kiện lao động đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trường Điều này gây lên xu hướng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đầu vào trong đó bao gồm cả chỉ phí dành cho công tác ATVSLĐ dé hạ giá thành sản phẩm Xét về lợi ích trước mắt, hoạt động này ảnh hưởng đến lợi nhuận Nhưng về lâu dai, bảo hộ lao động mang đến những lợi ích quan trọng như ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, công nhân yên tâm làm việc, giảm chi phí khắc phục TNLD và BNN Nhưng hiện nay, không phải mọi chủ sử dụng lao động đều ý thức được vấn đề này nên Nhà nước nhân mạnh tính bắt buộc trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, coi đây là nghĩa vụ của NSDLĐ và là một trong những điều kiện để họ được phép sử dụng lao động Dé các quy định của pháp luật về ATVSLD được thực hiện trên thực tế, các chủ thé tham gia quan hệ lao động bắt buộc phải tuân thủ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định mà pháp luật đã ban hành Điều đó được quy định rất rõ tại Khoản 1, Điều 138, BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ: "Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, hơi, khí độc; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bi, nhà xưởng; kiểm tra đánh giá những yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; định kỳ kiểm tra, bảo đưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng" Khoản 2, Điều 7 Luật ATVSLĐ (Luật số 84/2015/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ 01/7/2016) quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ: xây dựng,

tô chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan tô chức trong việc bảo đảm

ATVSLĐ tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của minh; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ ”

7 Khoản 1, Điều 138, Bộ Luật Lao động 2012; Khoản 2, Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Trang 20

Người lao động là một bên trong quan hệ lao động, là người hưởng lợi trực

tiếp từ việc thực hiện ATVSLĐ Nhưng do chưa nhận thức được vẫn đề này một cách cụ thể, nghiêm túc nên đôi khi NLĐ không tự giác tuân thủ các quy trình ATVSLD Họ có thé vì những lợi ích trước mat như lương cao, chế độ phụ cấp tốt mà bỏ qua việc thỏa thuận về điều kiện làm việc trước khi kí kết HĐLĐ Việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ phụ thuộc rất lớn vào ý thức của NLĐ Vậy nên, NLĐ cũng cần quan tâm, tìm hiểu các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vu của mình trong quan hệ lao động Khoản 2, Điều 138, BLLĐ 2012 và Khoản 2, Điều 6 Luật ATVSLĐ quy định về nghĩa vụ của NLD.

Các quy định về ATVSLĐ không chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với NSDLĐ va NLD mà còn đặt ra đối với mọi tổ chức, cá nhân liên quan như các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội Qua đó cho thấy, các quy định về ATVSLD có ý nghĩa bắt buộc đối với tất cả các bên khi tham gia quan hệ lao động Nguyên tắc này được quán triệt xuyên suốt trong quá trình xác lập quan hệ lao động cũng như quá trình thực hiện quy trình lao động, sản xuất Thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tế sẽ gop phan nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các TNLD và BNN có thê xảy ra.

Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo sự tham gia của tổ chức Công đoàn trong lĩnh

vực ATVSLD

Công đoàn là t6 chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLD Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, Công đoàn là tổ chức với chức năng đại diện cho NLĐ tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, tiêu chuẩn ATVSLD, phối hợp với Nhà nước dé xuất chương trình nghiên cứu khoa học về bảo hộ lao động: giáo dục, tuyên truyền vận động NLD chấp hành quy định ATVSLĐ; tham gia xét khen thưởng và xử lý việc vi phạm

pháp luật về ATVSLĐỶ.

BLLD 2012 đã tách hắn Chương XIII (Điều 188- Điều 193) dé quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn Tại Luật Công đoàn năm 2012 cũng quy định rat rõ trách nhiệm của NLD phải tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn được 8 Luật Công đoàn 12/2012/QH13

Trang 21

thành lập và đi vào hoạt động Điều đó cho thấy vai trò vị trí của Công đoàn trong quan hệ lao động là vô cùng quan trọng trong việc tham gia, phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ Công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây TNLĐ, tham gia điều tra TNLD và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người có trách nhiệm đề xảy ra TNLĐ Bên cạnh đó, căn cứ tiêu chuân của Nhà nước về ATVSLĐ.

Công đoàn thỏa thuận với NSDLD các biện pháp dam bảo ATVSLD và cải thiện

điều kiện lao động, vận động xây dựng phong trào đảm bảo an toàn lao động và tổ

chức mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên Cùng với đó, Công đoàn còn tham gia

các hoạt động lớn của quốc gia, hàng năm phối hợp tổ chức "Tuần lễ Quốc gia An toàn, vệ sinh lao động- Phòng chống cháy né"”.

Như vậy, tổ chức Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động bảo đảm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ cũng như trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLD trong việc yêu cầu và thực hiện pháp luật về ATVSLĐ, trong việc yêu cầu NSDLĐ xây dựng và bảo đảm điều kiện được ATVSLĐ.

Nguyên tắc thứ tư: Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về ATVSLĐ trong các Công ưóc có liên quan đến ATVSLĐ mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn rất nhiều Công ước quốc tế và khu vực, trong đó có nhiều Công ước liên quan đến việc đảm bảo về ATVSLĐ Khi xây dựng khung pháp lý và chính sách về ATVSLĐ Việt Nam tôn trọng và thê hiện trong pháp luật của mình đối với các Công ước mà

Việt Nam đã phê chuẩn ”.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước 155 năm 1981 về ATVSLD và môi trường lao động Với một số ngành nghề kỹ thuật đặc thù, tiềm ân nguy cơ cao về TNLĐ và BNN; ILO đã thông qua một số Công ước - khuyến nghị về ATVSLĐ như: Công ước 62 năm 1930 về Các quy định an toàn xây dựng; Công ước 152 năm 1979 về ATVSLĐ đối với bốc xếp tại các cảng bién; v v Đặc biệt,

9 Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, định kỳ tháng 3 hàng năm, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ

-Phòng cháy chữa cháy —~

10 Tô chức Lao động quôc tê, http://www.ilo.org/hanoi/Aboutus/lang vi/index.htm

Trang 22

nhằm bảo vệ đặc biệt cho hai nhóm lao động dễ bị tổn thương, ILO chú trọng đến nhóm NLD là phụ nữ và trẻ em’.

Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 21 Công ước của tổ chức lao động quốc tế ILO, chủ yếu tập trung ở nhóm lao động là phụ nữ và trẻ em, các ngành nghề có kỹ thuật đặc thù, tiềm ân nhiều nguy cơ TNLĐ và BNN Đặc biệt, hiện nay Việt Nam mới tham gia Công ước số 187 năm 2009 về Khung chính sách thúc đây ATVSLĐ Việc gia nhập Công ước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, nhằm thúc đây những nỗ lực dần dần của quốc gia trong việc cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN thông qua hệ thống chính sách và các chương trình quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

1.3 Nội dung pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Những quy định về ATVSLĐ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của NLD, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mang của NLD trong quá trình lao động sản xuất Khả năng làm việc và sự sáng tạo của NLĐ cũng như năng suất và hiệu quả làm việc nói chung phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện làm việc Điều kiện làm việc bao gồm tập hợp các yêu tố vệ sinh công nghiệp, sinh lý, tâm lý xã hội và thâm mỹ có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả làm việc khi đang tham gia quá trình lao động và sau khi kết thúc

quá trình lao động.

Pháp luật về ATVSLĐ đặt ra các quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh chung đối với NLĐ trong quá trình lao động nhằm xác định trách nhiệm của NSDLD trong việc thiết lập điều kiện lao động thuận lợi đối với NLD Từ đó hướng tới mục tiêu đảm bảo tại nơi làm việc không tồn tại hoặc tồn tại ở mức thấp nhất các yếu tô nguy hiểm, độc hại vượt quá giới hạn chịu đựng của NLD về tâm, sinh lí va

sức khỏe.

Pháp luật về ATVSLĐ có những nội dung chủ yếu sau đây:

11 Theo Viện khoa học An toàn và vệ sinh lao động, http://nilp.vn/Details/id/679/MOT-SO-CONG-UOC-KHUYEN-NGHI-CUA-ILO-VE-BAO-VE-LAO-DONG-NU-VA-TRE-EM

12 Quyết định số 232/2014/QĐ-CTN ngày 23/1/2014 phê chuẩn dé Việt Nam gia nhập Công ước 187,

http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx? IDNews=2 1664

Trang 23

1.3.1 Các quy định về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động

Tiêu chuẩn ATVSLD là các quy phạm quy định về các tiêu chí, chuẩn mực kĩ thuật, các yêu cầu về vật lí, hóa học, sinh học dé đảm bảo ATVSLD sản xuất Có hai loại: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành Sự khác nhau chủ yếu chính là phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng trên toàn quốc còn tiêu chuẩn ngành áp dụng đối với từng ngành nghề sản xuất nhất định Các cơ quan nhà nước có thâm quyền đã ban hành các loại tiêu chuẩn ATVSLD để áp dụng trong những ngành kinh tế kĩ thuật khác nhau Đó là căn cứ dé thực hiện và đánh giá mức độ ATVSLD NSDLD buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này, không thê thay đổi hoặc thỏa thuận thay đổi chúng nhằm phòng ngừa TNLD, BNN.

1.3.2 Các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế những yếu tô không thuận lợi trong môi trường lao động

* Quy định về việc trang bị phương tiện bảo đảm ATVSLĐ

NSDLD có trách nhiệm thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

cho NLD theo quy định của pháp luật NLD trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với những yếu tố vật lý xấu; bụi và hóa chất độc hại; yeu tố sinh hoc độc hại, môi trường vệ sinh lao động hoặc làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thé lao động nguy hiểm dé gây ra TNLD; làm việc trên cao; làm việc trong ham lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng và điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác (như: trắc địa, đo đạc, cắm tuyến cầu đường: quan trắc viên khí tượng mặt đất; vận hành hoặc lái các loại máy, thiết bị khai thác, xây dựng trong ham lò; thợ sắt làm việc trong ham 16; sĩ quan, thuyén viên làm việc trên tàu vận chuyền xăng dầu ) sẽ được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

* Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLD trong quá

trình làm việc

Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm tại các quốc gia trên thé giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm như Anh (Luật Công Xưởng 1883) Năm 1866, tại Dai hội dai biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Gionevo, lần đầu tiên C.Mác đề xướng khẩu hiệu "Ngày lam 8 giờ" Tiếp đó năm 1884, Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết định công

Trang 24

nhân thị ủy vào ngày 01 tháng 5 năm 1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ước Vécxây, đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thé hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động- nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, đồng thời tạo hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình Đối với NLD, việc quy định này tạo điều kiện cho họ thực hiện day đủ nghĩa vụ trong quan hệ lao động, giúp họ bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý, tăng năng suất lao động và sức khỏe cho cá nhân NLĐ Đó cũng là căn cứ pháp lý để NSDLĐ thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý ky luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng, khen thưởng và

xử phat NLD.

Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy

định quan trọng của pháp luật lao động Làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý có ý

nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sức khỏe cho NLĐ cũng như góp phần tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất, hiệu quả trong công việc Do vậy, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi dưới góc độ đảm bảo ATVSLĐ là một van đề hết sức cần thiết và quan trọng.

* Quy định về tiền lương, phụ cấp đối với NLD trong điều kiện lao động

không thuận lợi

Nhà nước công bố danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy

hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Thông thường hệ số lương của một

nghè, công việc được tính căn cứ vào hệ SỐ phức tạp của công việc hoặc yêu cầu đối

với trình độ, tay nghề của NLD Nhung với các công việc thuộc danh mục này thi hệ số lương sẽ được tính căn cứ vào: hệ sỐ phức tạp của công việc hoặc yêu cầu đối với trình độ của NLĐ; hệ số tiêu hao lao động trong điều kiện lao động không thuận

lợi Do đó NLD làm các công việc nặng nhọc, độc hai được hưởng mức lương cao

hơn bình thường Doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước được quyền tự xây dựng thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp lương hoặc có thể áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước.

Trang 25

* Quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với NLĐ

Khi tuyên dụng va sắp xếp lao động NSDLĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn

sức khỏe quy định cho từng loại việc, tô chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo

cho NLĐ về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động Quy định này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân NLD có thé gây ra TNLĐ, BNN Không chỉ khám sức khỏe cho NLD khi tuyển dụng, hàng năm chủ sử dụng lao động còn phải t6 chức khám sức khỏe định kì, đối với lao động nặng nhọc, độc hại thì phải tô chức khám định kỳ riêng Theo đó, các doanh nghiệp phải có hồ sơ quản lí sức khỏe cá nhân, hồ sơ theo dõi tổng hợp theo

quy định Mục đích của việc khám sức khỏe định kì là kịp thời phát hiện các trường

hợp không còn đủ sức khỏe tiếp tục làm việc, bố trí cho họ công việc phù hợp hơn nếu có, phát hiện bệnh để có kế hoạch điều trị Chi phí khám tuyên, khám sức

khỏe, khám BNN do NSDLĐ chi trả theo quy định hiện hành.

* Quy định về chế độ bồi dưỡng cho NLD

Chế độ bồi dưỡng băng hiện vật đối với NLD làm việc trong điều kiện có yếu t6 độc hại, nguy hiểm được tính theo định suất cho một ngày làm việc, có giá trị băng tiền tương ứng.

1.3.3 Các quy định về khắc phục hậu quả tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

* Những trường hợp được coi là TNLĐ, BNN

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp lao động hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thé TNLD được chia làm ba loại: Chết người, nặng và nhẹ BNNp là loại bệnh lý phát sinh do các yếu tố tác hại nghề nghiệp; là một khái niệm chỉ thực trạng bệnh lý mang tính đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do các tác hại thường xuyên, kéo dài của điều kiện lao động xấu, các yếu tố tác hại nghề nghiệp.

Dé áp dụng và xác định chính xác TNLĐ, cần thiết phải kết hợp giữa BLLD và Luật BHXH cùng các văn bản hướng dẫn dé đảm bảo quyên lợi cho NLD.

Trang 26

* Chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động bị TNLD, BNN phải gánh chịu những tốn thất nặng nề về cả sức khỏe, tinh thần và kinh tế Do VẬY, VIỆC khắc phục hậu quả TNLD, BNN là vô cùng quan trọng, cấp thiết Việc khắc phục đó được thé hiện ở chế độ bồi thường và trợ cấp cho NLD bị TNLĐ, BNN.

Người sử dụng lao động phải thanh toán phan chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với NLD tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị 6n định đối với NLD không tham gia BHYT Đồng thời, NSDLĐ phải trả đủ tiền lương theo HDLD, cũng như bồi thường cho NLD bị TNLD, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị theo quy định của pháp luật Sau khi điều trị thương tật ồn định, người bị TNLD được đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quyết định của Bộ Y Tế Kết quả giám định đó là căn cứ dé bôi

thường và trợ cấp cho NLD”.

1.3.4 Các chủ thể có trách nhiệm trong an toàn, vệ sinh lao động

* Trach nhiệm của các cơ quan quan ly nhà nước trong lĩnh vực ATVSLD

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai việc thực hiện các quy định đó, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác thanh tra về các vẫn đề pháp luật nói chung và ATVSLĐ nói riêng Cụ thê:

Chính phủ là một chủ thể quan trọng với nhiệm vụ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ATVSLD, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội va ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát trién các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị ATVSLĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về ATVSLĐ (Điều 135, BLLĐ 2012) Tuy không phải cơ quan quản lý nhà nước nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng có trách nhiệm tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về

bảo hộ lao động, ATVSLD, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây

dựng pháp luật về bảo hộ lao động, ATVSLĐ.

13 Điều 144, Điều 145 Bộ Luật Lao động 2012; Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

Trang 27

Bộ LDTB&XH có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện việc triển khai công tác ATVSLĐ, đề xuất phương hướng, chương trình quốc gia về cải thiện điều kiện lao động, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, quản lý hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn ATVSLD; chi đạo thực hiện công tác thanh tra về an

toàn lao động va xử lí những trường hợp vi phạm Ngoài ra, Bộ còn có trách nhiệm

tổ chức, huấn luyện về ATVSLD.

Bộ Y tế giúp Chính phủ thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh lao động, đề xuất phương hướng, chương trình quốc gia về vệ sinh lao động, xây dựng, ban hành và quản lí hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động; thanh tra vệ sinh lao động và xử lí vi phạm; tô chức khám sức khỏe và chữa trị BNN.

Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm

quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật về ATVSLĐ Ngoài ra, Bộ còn phải phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động trong các đơn vị cơ sở thuộc Bộ,

Ngành mình.

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phó, trong phạm vi thâm quyền của minh, ban hành các văn bản nhằm cụ thé hóa các quy định về ATVSLĐ trong các Nghị định, Thông tư đồng thời đôn đốc, giám sát, kiểm tra nắm bắt tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn, nhất là những doanh nghiệp sản xuất.

Như vậy, có thể thấy các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong van đề ATVSLD khá toàn diện, dé cập đến nhiều cấp quản lí, và giữa các cơ quan lại có sự phối hợp với nhau chứ không riêng lẻ Nếu thực hiện tốt sự phối hợp này sẽ quản lí được thống nhất, thiết lập có hiệu quả các điều kiện cần thiết cho

công tác ATVSLD ở cơ sở.

* Trách nhiệm cua Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLD

Công đoàn các cấp tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ Kiến nghị co quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLD về

Trang 28

ATVSLĐ Công đoàn có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLD; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho NLD tại nơi làm việc, tham gia điều

tra TNLD theo quy định của pháp luật Vai trò, trách nhiệm cua Công đoàn cũng vô

cùng quan trọng trong việc đại diện tập thé NLD khởi kiện khi quyền của tập thé NLĐ về ATVSLĐ bị xâm phạm Bên cạnh đó cần vận động NLĐ chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ Yêu cầu cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm

ATVSLD, thực hiện các biện pháp khắc phục, ké cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu t6 có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động; phối hợp với cơ quan nhà nước t6 chức các phong trào thi dua về ATVSLĐ, tổ chức phong trào quần chúng

làm công tác ATVSLĐ, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

* Trach nhiệm của NSDLD trong lĩnh vực ATVSLD

Nếu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là ở tầm vĩ mô thì ở tầm vi mô, NSDLD cũng có trách nhiệm trong van dé này, hơn nữa lại là trách nhiệm quan trọng Không phải ai khác mà chính NSDLĐ sẽ thiết lập môi trường làm việc tại cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh nên bản thân họ phải chấp hành những quy phạm bắt buộc về ATVSLD Cụ thể:

Thứ nhất, khi bắt tay vào đầu tư thành lập doanh nghiệp, NSDLĐ có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện, bảo đảm ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao

động cho NLD.

Thứ hai, trong quá trình sản xuất, NSDLĐ phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn ATVSLD NSDLD phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đặt ở

vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có

Trang 29

nguy cơ gây TNLD, BNN, NSDLĐ phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.

Thứ ba, đôi với các công việc đặc thù, nơi làm việc có yêu tố nguy hiểm, độc hại, dé gây TTNLD phải được NSDLD trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp dé bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLD.

Nhìn chung, các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước và NSDLĐ khá đầy đủ Tuy nhiên, quy định còn quá chung chung về van dé bảo vệ môi trường

lao động nói riêng và môi trường xung quanh, vì ATVSLĐ không chỉ là bảo vệ sức

khỏe của NLĐ mà còn là của cả cộng đồng dân cư xung quanh.

* Trách nhiệm cua NLD trong lĩnh vực ATVSLD

Nói đến ATVSLD ít ai quan tâm đến vẫn đề trách nhiệm của NLĐ mặc dù ban thân NLD là chủ thể chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, và là một trong những chủ thé được pháp luật quy định có trách nhiệm trong van dé này NLD phải tuân thủ các quy định về ATVSLD và nội quy lao động của doanh nghiệp Đặt ra vẫn đề trách nhiệm đối với NLĐ là bởi vì ATVSLĐ chủ yếu là để bảo vệ NLĐ, chính bản thân họ phải tự bảo vệ lấy mình trước khi yêu cầu người sử dụng bảo vệ Nếu NSDLĐ đã làm tốt việc trang bị, thiết lập điều kiện, môi trường làm việc an

toàn ma NLD không chịu tuân thủ nội quy an toàn thì chính ho cũng phải chịu trách

nhiệm Trên thực tế, nhiều trường hợp tai nạn hoàn toàn do lỗi của NLD như cầu thả, bất cân, cô tình vi phạm quy chế mà xảy ra Việc dùng những từ ngữ chung chung như tuân thủ các quy định, tuân thủ nội quy như vậy không mấy hiệu quả, khiến NLD mắt đi tính tự giác, chủ động trong công tác ATVSLD Đồng thời không đạt đến sự chặt chẽ, toàn diện của một quy phạm luật.

Trang 30

Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUAT AN TOAN LAO DONG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỀN THỰC HIỆN TẠI TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh

lao động

Những quy định về ATVSLĐ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyên lợi của NLD, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của NLD trong quá trình lao động sản xuất Khả năng làm việc và sự sáng tạo của NLĐ cũng như năng suất và hiệu quả làm việc nói chung phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện làm việc.

Pháp luật về ATVSLĐ đặt ra các quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh chung đối với NLĐ trong quá trình lao động nhằm xác định trách nhiệm của NSDLD trong việc thiết lập điều kiện lao động thuận lợi đối với NLD Từ đó hướng tới mục tiêu đảm bảo tại nơi làm việc không tồn tại hoặc tôn tại ở mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm, độc hại vượt quá giới hạn chịu đựng cua NLD về tâm, sinh lí và sức khỏe Thực trạng pháp luật về ATVSLĐ trong thời gian qua đã đạt được các kết

quả như sau:

2.1.1 Quy định về Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trong các năm qua, Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ LDTB& XH, Bộ Y tế và

các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng đã tập trung

hoàn thiện các văn bản pháp quy kỹ thuật nhằm quản lý an toàn đối với các lĩnh vực CÓ nguy co cao về TNLĐ, BNN, như: khai thác mỏ, xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn lao động và tập trung rà soát các quy phạm an toàn lao động, quy trình

kiểm định và các văn bản pháp quy kỹ thuật dé sửa đổi, bố sung, chuyên đổi và xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động theo quy định của BLLD và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Các cơ quan nhà nước có thâm quyền đã ban hành các loại tiêu chuẩn ATVSLD dé áp dụng trong những ngành kinh tế kĩ thuật khác nhau Đó là căn cứ dé

14 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Trang 31

thực hiện và đánh giá mức độ ATVSLD NSDLD buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt

các quy định này, không thé thay đổi hoặc thỏa thuận thay đổi chúng nhằm phòng

ngừa TNLĐ, BNN Theo quy định hiện hành, Bộ LĐTB&XH cùng Bộ Khoa học

-Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về an toàn lao động Bộ Y tế cùng Bộ khoa học công nghệ, Bộ tài nguyên môi trường có trách nhiệm phối hợp ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh lao động Các Bộ, Ngành chức năng có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn về ATVSLD cấp ngành.

Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo

đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ầm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuan kỹ thuật liên quan và các yếu t6 đó phải được định kỳ kiểm tra, do lung" Quy định này nhằm thiết lập và bảo đảm nơi làm việc hợp lý, bảo vệ tốt nhất sức khỏe NLD Có thé nói, pháp luật lao động đã quy định rat cụ thé, chi tiết và khá toàn diện về

trách nhiệm của NSDLD trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh 'É,

Như đã nói ở trên, các tiêu chuẩn ATVSLD về hình thức chứa đựng day đủ các yếu tố của một quy phạm pháp luật nghĩa là có tính bắt buộc thực hiện, nhưng về nội dung nó lại chứa đựng những yêu cầu kĩ thuật chính xác, nghiêm ngặt dựa trên cơ sở những nghiên cứu khoa học về ATVSLD Hiện nay, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực này có thé kế đến như Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn sản xuất, Tiêu chuẩn Việt Nam về vệ sinh lao động, Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị bảo hộ lao động, Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn hóa chất, Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn máy cơ khí, Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn điện, Tiêu chuẩn Việt nam

về an toàn cháy nồ'” NSDLĐ trong quá trình sản xuất, đầu tư trang thiết bi máy

móc, công nghệ, phải đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, khung cảnh lao động nhằm tạo ra một môi trường làm

việc đảm bảo các yêu câu cơ bản.

15 Điều 138, Bộ Luật Lao động 2012.

16 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 về

Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

17 http://nilp.vn/Details/id/1972/Tieu-chuan-Viet-Nam-moi-2012-ve-an-toan-lao-dong-ve-sinh-cong-nghiep

Trang 32

An toàn, vệ sinh lao động vốn mang tính chất khoa học- kĩ thuật, mà khoa học thì không ngừng phát triển, nếu không đổi mới cập nhật sẽ rất nhanh trở nên tụt hậu Thực tế việc đầu tư cho nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật ở nước ta còn yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức và xứng đáng với tầm quan trọng của nó Bằng chứng là các tiêu chuẩn cũ được xây dựng từ cách đây rất lâu vẫn còn được áp dụng, trong hon 500 tiêu chuẩn chỉ còn một số tiêu chuẩn còn phù hợp và tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.2 Những quy định nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế những yếu tô không thuận lợi trong môi trường lao động

Tất cả các quy định về trách nhiệm pháp lí, về tiêu chuân ATVSLĐ chỉ mang tính cơ sở, thiết lập tiền đề Để mang lại hiệu quả thực tế cho công tác ATVSLD còn phải có những quy định cụ thé dé hạn chế những yếu tố không thuận

lợi trong môi trường lao động Pháp luật lao động hiện hành có chứa đựng những

nội dung này, cụ thé:

* Quy định về việc trang bị phương tiện bảo dam an toàn, vệ sinh lao động Một vấn đề cần quan tâm trước tiên nếu muốn bảo vệ sức khỏe NLD, đó là trang bị phương tiện bảo hộ lao động Dé an toàn và vệ sinh trong lao động, khi môi trường làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại ta có thể thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý môi trường và các giải pháp kỹ thuật an toàn dé ngăn ngừa, hạn chế hoặc

loại trừ tác hại của chúng Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, các giải pháp trên

chưa được thực hiện day đủ hoặc dù đã thực hiện nhưng van còn tồn tại hoặc tiềm ân những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ Phương tiện bảo hộ lao động cần thiết phải được trang bị cho NLD trong trường hợp này.

Như vậy phương tiện bảo hộ lao động là một trong các giải pháp kỹ thuật được áp

dung dé bảo vệ NLD trong quá trình sản xuất và theo trình tự các bước thực hiện.

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá

trình lao động, NLĐ được trang bị miễn phí dé ngăn ngừa TNLD va BNN NLD, không phân biệt công dân Việt Nam hay người nước ngoài, trong mọi thành phan kinh tế, làm những công việc, những nơi có yếu tô nguy hiểm, độc hại đều được NSDLD trang bị các phương tiện cá nhân can thiết cho việc phòng ngừa TNLĐ,

Trang 33

BNN NLD có trách nhiệm su dụng những phương tiện bao vệ cá nhân dé tự bảo vệ mình (như khâu trang, khăn tay, ủng, giày, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo amiang- chống a xit- chống phóng xạ ) và có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bi cho NLD các phương tiện

bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó NSDLĐ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên Các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện bảo hộ cá nhân có trách nhiệm bảo đảm đúng tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành và phải chịu trách nhiệm về những

hậu quả gây ra cho người sử dụng do phương tiện bảo hộ cá nhân không đảm bảo

tiêu chuẩn Trong thực tế, một số NLĐ chưa thấy hết ý nghĩa nên không tích cực sử

dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, thậm chí có người cho là đeo kính bảo hộ, đeo

khâu trang thì khó chịu, gò bó Do đó, quy định này đòi hỏi sự phan đấu của cả

NSDLD và NLD thì mới đảm bảo thực hiện nghiêm túc.

Ngoài ra, căn cứ yêu cầu bảo vệ các bộ phận trên cơ thé người sử dung, ta có các loại phương tiện bảo vệ sau: phương tiện bảo vệ đầu, bảo vệ mắt và mặt; bảo vệ thính giác; bảo vệ hô hấp; phương tiện bảo vệ tay- cánh tay; phương tiện bảo vệ chân- ống chân; phương tiện bảo vệ thân thé Ngoài ra còn các loại phương tiện bao vệ cá nhân khác trang bị để bảo vệ NLĐ khi làm việc tại các vị trí bất lợi như: phương tiện bảo vệ chống ngã cao, phương tiện cứu sinh khi làm việc trên sông nước chống chết đuối.

Từ những điều trên ta có thể thấy các quy định về phương tiện kỹ thuật ATVSLD còn rất chung chung, chưa cụ thể Một số văn bản đã đề cập đến sự cần thiết phải có nhưng bắt buộc đến đâu, yêu cầu đối với các phương tiện đó như thế nào thì lại chưa có quy định cụ thé Ngoài ra, theo quy định, phương tiện bảo hộ cá nhân được trang bi cho NLD khi làm việc trong điều kiện có yếu tổ nguy hiểm, độc hại Hiện Nhà nước mới chỉ ban hành một số văn bản quy định tạm thời danh mục

nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại: Thông tư

15/2016 ngày 15/5/2016 của Bộ LDTB&XH ban hành bổ sung danh mục nghề,

Trang 34

công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Sự tạm thời này có thể hiểu là do đời sống sản xuất không ngừng mở rộng, các loại hình công việc ngày càng đa dạng mà nhà làm luật chưa thể đưa ra được một danh mục cố định Vì vậy, pháp luật cần mang tinh dự báo, đi trước sự phát triển của xã hội, dé đảm bảo môi trường lao động thực sự an toàn, vệ sinh.

* Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLD trong quá

trình làm việc 'Š

Sở dĩ đề cập đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong vấn đề ATVSLĐ vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhau Thực tế chứng minh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quyết định không nhỏ đến sức khỏe NLĐ Nếu không có sự sắp xếp hợp lí thời gian, làm việc liên tục mà không có nghỉ ngơi, hoặc làm

việc vào những thời gian đặc biệt như buổi sang sớm, buổi tối muộn, đêm khuya,

giữa trưa có thê khiến NLD không dat được hiệu suất làm việc như kế hoạch, hơn nữa còn có khả năng gây nguy hiểm cho NLĐ'” Nguyên nhân là con người chịu tác động rất nhiều từ vấn đề giờ giấc đến thể trạng, tâm sinh lí Những ngày giờ thường xảy ra TNLĐ là thời điểm cơ thể con người bắt đầu mệt mỏi, căng thắng, phản xạ chậm, thiếu chính xác, suy nghĩ không thấu đáo, tạm thời không thể nhớ một số yêu cầu an toàn dẫn đến không ứng phó nhanh, kịp thời, nhạy bén các sự có, tình huống bat ngờ, hoặc tự mình gây ra nguy hiểm cho mình Chính vi thế, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lí sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe NLĐ, hạn chế tai nạn đối với họ.

Tại BLLĐ 2012, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLD trong quá trình làm việc tại Chương VII với 13 Điều (Điều 104- Điều 117) Nhu vậy có thé thấy, pháp luật hiện hành có quy định mềm dẻo, linh hoạt dé NSDLĐ va NLD thỏa thuận với nhau, về cơ bản có tác động tích cực đến vấn đề

dam bảo ATVSLĐ”” Điều này phù hợp với thé trạng của NLD Việt Nam, phù hợp

xu hướng tiễn bộ trên thế giới, khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề

18 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.19 https://voer.edu.vn/m/thoi-gio-lam-vIec-thoi-gio-nghi-ngo1/9cd7999]

20 Điêu 104, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2012

Trang 35

NLD được nâng cao thì giá tri san phẩm tăng lên, thời giờ làm việc giảm xuống dé đảm bảo sức khỏe và đời sống của NLĐ Nếu tăng giờ làm thêm sẽ tạo điều kiện cho

NSDLD khai thác tận thu sức lao động, hậu quả NLD bị cạn kiệt sức lao động trước

tuổi nghỉ hưu thông thường Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy năng suất lao

động của thời gian làm thêm giờ thường giảm sút, NLĐ dễ chán nản, dễ gây TNLĐ.

* Quy định về tiền lương, phụ cấp đối với người lao động trong diéu kiện

lao động không thuận lợi a

Trong điều kiện lao động không thuận lợi, do ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, hao phí sức lao động sẽ cao hơn trong điều kiện thông thường Đó chính là lí do có quy định về việc tăng lương hoặc thêm phụ cấp dé có sự bù đắp tương xứng nhằm góp phan tái sản sinh sức lao động, đồng thời góp phan đạt được mục tiêu đảm bảo ATVSLD Dé đánh giá mức độ về điều kiện lao

động không thuận lợi, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại, nguy

hiểm của nghé, công việc cụ thé, từ đó làm căn cứ nâng lương, phụ cấp cho NLD Về phụ cấp lương thì công ty được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty Nhà nước dé thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Các quy định trên rat chi tiết, toàn diện, là cơ sở vững chắc dé người lao

động được hưởng khoản hỗ trợ chính đáng của mình Tuy nhiên, khi xác định mức

phụ cấp, các căn cứ dé xếp mức phụ cấp nào còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện Chỉ cần việc đánh giá thiếu chính xác mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại thì sẽ dẫn đến tính toán mức

21 Thông tư số 36/2012/TT-BLDTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động thương binh và Xãhội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độchại, nguy hiểm; Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chỉ tiếtmột sô điều của Bộ luật lao động về tiền lương

Trang 36

lương, phụ cấp lương cho NLD thiếu công bằng giữa các ngành nghé, không tương

xứng với công sức cua NLD.

* Quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người lao động ”

Sức lao động là hàng hóa đặc biệt mà khi thực hiện sự trao đôi, người sử

dụng không thê "mua đứt", không chỉ phải trả mỗi tiền lương mà còn phải cung cấp các chế độ khác nhằm bảo vệ và duy trì ôn định loại hàng hóa này Bởi lẽ, NLD làm việc thường xuyên và lâu dai trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, thiếu

vệ sinh, hoặc cường độ căng thăng, yêu cầu sự tập trung sức lực, chất xám cao độ

sẽ dần dần rút mòn sức lao động, ảnh hưởng đến tuổi thọ NSDLĐ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng sức lao động vậy nên pháp luật đã đặt ra các quy định bắt buộc về chế độ chăm sóc y tế đối với NLĐ Đây là quy định hết sức nhân văn, thể hiện sự quan tâm thường xuyên, đầu tư lâu đài cho nguồn nhân lực của xã hội, vi nó kịp thời phát hiện, khắc phục những suy yếu về sức khỏe của NLD, bảo vệ NLD khỏi sự ngược đãi, tắc trách của chủ sử dung Quy định này cũng khác với các

quy định đã trình bày ở trên, vì nó là sự chủ động thăm khám, và sự thăm khám này

là trực tiếp lên chính cá nhân NLĐ Nếu tăng mức lương, hoặc phụ cấp lương, có thé số tiền ấy không trực tiếp hoặc không phục vụ hết cho việc tái sản sinh sức lao động bị tiêu hao mà còn phải lo toan cho cuộc sống sinh hoạt của cả những người phụ thuộc Hoặc mặc dù được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ nhưng vì nhiều lí do như thể trạng NLĐ, sử dụng không đúng cách, không phù hợp dẫn đến họ vẫn mắc các BNN Vì thế nếu không có chế độ chăm sóc y tế thì coi như đã giảm đi

một nửa hiệu quả của công tác ATVSLD.

Một vướng mắc trong thực hiện đó là căn cứ "tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc” không được quy định rõ, khó xác định trên thực tế, khó có thể bao quát hết từng công việc cụ thể Ngoài ra, giấy chứng nhận sức khỏe hiện nay được cấp phát tùy tiện, không xác thực, mang tính hình thức, vì thế khi tuyên dụng khó kiểm soát được, và việc sắp xếp công việc căn cứ vào đó cũng thiếu chính xác Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến TNLĐ hay BNN.

22 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH ngày 02/02/2015 về

Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nan laođộng, bệnh nghề nghiệp.

Trang 37

* Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật ”

Bồi dưỡng băng hiện vật cũng là một biện pháp hỗ trợ thực hiện ATVSLD, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố độc hại, nặng nhọc tác động lên cơ thê NLD Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng băng hiện vật (Điều 141-BLLD) Việc bồi dưỡng phải đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của Bộ LDTB& XH và Bộ Y tế Nhìn chung, sự bồi đưỡng nay không phải quá lớn nhưng cũng có tác động tích cực đến NLĐ, tuy nhiên không nhất thiết phải hiện thực hóa các quy định về hiện vật ra mặt hàng cụ thé như đường, sữa, hoa qua mà nên dé doanh nghiệp chủ động, linh hoạt áp dụng.

2.1.3 Quy định về khắc phục hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp Khi làm việc trong điều kiện lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSLD cho phép, NLD phải đối mặt với các yếu tổ nguy hiểm, độc hại như vật rơi, cháy nô, tiếng ồn, rung xóc, Đây cũng chính là nguy cơ trực tiếp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của NLĐ Những hậu quả đó có thé là TNLD, BNN, tuổi thọ nghề nghiệp bị rút ngắn, kha năng lao động suy giảm Nhằm hạn chế những hậu quả nói trên, pháp luật về ATVSLD đã xác lập cơ chế khắc phục thông qua các quy phạm pháp luật được quy định tại BLLĐ; Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn cụ thé.

* Khái niệm vé tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yêu tố nguy hiểm từ bên ngoài, làm chết hoặc làm tôn thường hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thế”.

Khi NLD bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thé một lượng lớn các chất độc, có thé gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thé thì gọi là nhiễm độc cấp tinh và cũng được coi là TNLD Tai nạn xảy ra

23 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 vềHướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếutố nguy hiểm, độc hại; Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 /5/2012 hướng dẫnthực hiện chế độ bồi dưỡng bang hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại,nguy hiểm

24 Điều 142, 143 Bộ luật lao động 2012

Trang 38

đối với NLĐ trên đường từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nhà là một tuyến đường hop lý nhất định cũng được coi là TNLĐ.

Người ta có thể phân chia TNLĐ thành 03 loại: TNLĐ chết người, tai

TNLD nặng và TNLD nhẹ Phân loại TNLD thường căn cứ vào tình trạng thương

tích hoặc số ngày phải nghỉ việc để điều trị vết thương do TNLĐ Việc phân chia TNLD thành các loại khác nhau như trên nhằm mục đích có phương thức kiểm tra,

giám sát và xử lý hiệu quả các TNLĐ.

Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu Cũng có thé nói rang đó là sự suy yếu dan về sức khỏe, gây lên bệnh tật cho NLD do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất lên cơ thé NLD.

Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và có nhiều loại, song tựu trung lại có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ âm, các bức xạ có hại (ion hóa và không 1on hóa), bụi, tiếng ồn, độ rung, thiếu sáng ; các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí độc, các chat phóng xạ ; các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nắm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, ran ; các yếu tô bat lợi về tư thé lao động, quá tải về thé lực, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mat vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ va ảnh hưởng của các yếu tô nguy hiểm, có hại đối với con người dé đề ra các biện pháp làm giảm, tiễn đến loại trừ các yếu đó, hay nói cách khác là quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các mỗi nguy nghề nghiệp đó là một trong những nội dung quan trọng nhất dé cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ

sức khỏe cho NLD.

* Những trường hợp được coi là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”

Theo quy định tại Điều 142, 143- BLLĐ 2012, một tai nạn được coi là TNLD khi thỏa mãn các điều kiện: gây ra hậu quả nhất định đối với NLD; xảy ra

25 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Bộ Luật lao động 2012;

Thông tư sô 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 ban hành danh mục bệnh nghê nghiệp;

Trang 39

trong quá trình lao động: sắn liền với công việc, nhiệm vụ được giao Ngoài ra, theo Luật An toàn, vệ sinh lao động SỐ 84/2015/QHI3 quy định về điều kiện, chế độ TNLĐ, BNN Theo đó cũng làm rõ thêm một số vấn đề liên quan tới TNLĐ như: Tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoai giờ, trên tuyến đường đi công tác làm việc do yêu cầu của NSDLĐ Như vậy, để áp dụng chính xác và đảm bảo quyền lợi cho NLD, cần thiết phải kết hợp giữa BLLĐ và Luật An toàn, vệ sinh lao

động cùng các văn bản hướng dẫn.

Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y té và Bộ LĐTB&XH ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của NSDLĐ Theo đó, điểm khác nhau cơ bản giữa hai dạng này là biéu hiện sinh hoc của nó, tai nan làm tôn thương trực tiếp đến cơ thé NLD xuất phát từ một sự cô trong quá trình lao động BNN là một dạng bệnh lí, nó có thê là kết quả của việc tích tụ lâu dài những yếu t6 độc hại, của quá trình làm việc nặng nhọc quá sức mà hình thành, không phải do một tình huống, sự cố xảy ra BNN cũng khác bệnh lí thông thường là vì thế, vì nó có nguyên nhân phát sinh bệnh từ quá trình lao động chứ không phải bam sinh hay do môi trường sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên, việc xác định đôi khi rất khó mà cần trình độ cao của y bác sĩ, công nghệ y tế hiện đại Hiện nay danh mục các bệnh nghề nghiệp gồm 34 loại bệnh theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT, ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế Nhìn chung,

Nhà nước đã kip thời xem xét, mở rộng danh mục BNN như vậy phù hợp với thực

tẾ của các công việc đặc biệt, điều này cũng đồng nghĩa với việc NLD được bao vệ tốt hơn Nếu không bồ sung kịp thời, khi NLD mắc bệnh mà không được công

nhận là BNN sẽ rất thiệt thòi cho họ vì không được hưởng chế độ điều trị, trợ cấp.

Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số loại bệnh trên thực tế có thể phát sinh đối với một số đối tượng lao động khi làm việc trong môi trường nhất định như cán bộ y, bác sĩ trong ngành y tế, công an, điều tra viên, cán bộ làm công tác môi trường Họ có thé mac các bệnh như sốt rét, viêm gan B do quá trình làm việc có tiếp xúc với các chất độc hại , song những trường hợp này chưa được pháp luật quy định.

Đây cũng là vân đê cân được xem xét thêm.

Trang 40

* Chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” Thứ nhất, NSDLĐ phải chịu toàn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị TNLĐ hoặc BNN.

Thứ hai, về chễ độ bồi thường và trợ cấp do NSDLD chịu được quy định tại Điều 144,145- BLLĐ 2012; Khoản 2, Điều 38 Luật ATVSLD và Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 02/02/2015 của Bộ LĐTB&XH về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLD bị TNLD, BNN Theo đó, mức bồi thường TNLĐ và BNN theo quy định nêu trên được tính như sau: Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với NLD bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ, BNN mà không do lỗi của NLD; ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

Tư ba, trường hợp do lỗi của NLD thì NLD cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 của Điều 145 BLLĐ 2012.

Hiện nay, theo BLLĐ 2012, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ và Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của LĐTB&XH và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLD thì ngay khi có TNLD xảy ra, cấp cơ sở phải thành lập Đoàn điều tra lao động, điều tra, lập biên bản điều tra TNLD với thành phần bao gồm NSDLD và đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Nhiệm vụ của Đoàn điều tra được quy định chi tiết tại Điều 12 Nghị định này Mặc dù vấn đề này trên thực tế còn nhiều bất cập, chưa có các chế độ có lợi hơn cho người bị TNLĐ, nhưng pháp luật cũng phần nào giải quyết, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra Qua đó cũng cho thấy phần nào vai trò và

trách nhiệm của Công đoàn trong môi trường làm việc của NLD, đặc biệt là NLD

trong các doanh nghiệp có nhiều nguy hiểm, độc hại.

26 Bộ Luật lao động 2012; Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bôi thường và trợ cấp đối với người lao động bi tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYTngày 21 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan