Những rủi ro kinh tế thường gặp trong marketing tại trung quốc

19 1 0
Những rủi ro kinh tế thường gặp trong marketing tại trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Phạm Nguyễn Yến Đan_17/04/2004_2221002458 Trần Nguyễn Thu Huyền_22/09/2024_2221002530 Nguyễn Thị Diễm My_20/10/2004_2221002587 Ngô Thị Thanh Thảo_15/09/2004_2221002706

BỔ SUNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:-Lý do chọn sản phẩm đó:

Hạt điều là một sản phẩm chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng lớn trên thế giới Vùng sản xuất điều lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Bình Phước(Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, được thiên nhiên ưu đãi với lượng lớn đất đỏ màu mỡ), cây điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

-Giới thiệu thị trường mục tiêu:

Trung Quốc

-Nêu điểm mạnh của DN từ sản phẩm tới thị trường:

Việt Nam vẫn duy trì vị trí số một thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp

Sản phẩm:

Trong tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.569 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều thô từ các quốc gia khác

Ngoài việc tự trồng hạt điều, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hạt điều thô từ Châu Phi, Ấn Độ và các nước khác để chế biến và xuất khẩu ra thị trường toàn cầu Công nghệ chế biến hạt điều của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, đảm bảo năng suất cao, chất lượng và hiệu quả sản xuất cao (Điểm mạnh)

Khó khăn trong việc giải “bài toán” nguồn nguyên liệu

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, ngành điều Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức Trong đó, thách thức lớn nhất là nguồn nguyên liệu Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến điều vẫn chưa thể chủ động được nguồn nguyên liệu.

Ước tính cho thấy nguồn cung hạt điều thô trên cả nước chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến, trong khi khoảng 70% nguyên liệu hạt điều thô phải phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều này cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng hạt điều nguyên liệu phục vụ chế biến.

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất – chế biến – kinh doanh hiện chưa đạt được các điều kiện khắt khe về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Ngoài ra, nhiều cơ sở chế biến điều vẫn hoạt động quy mô siêu nhỏ và có hạn chế về tài chính.

Trang 2

Thách thức:Các nhà máy điều phải lệ thuộc từ 50-60% nguyên liệu điều nhập khẩu Khắc phục: Phải đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cao sản lượng, chất lượng cây điều Việt Nam

Với những cơ hội rộng mở, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng những nguồn lực sẵn có, ví dụ như KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ALIBABA, để mở rộng mô hình kinh doanh tới các thị trường lớn và tiềm năng hơn.

Thị trường:

-Đối thủ là ai, có gì hơn đối thủ:

Chủ đề 2:I.Môi trường marketing quốc gia

Gồm môi trường trong nước và môi trường nước chủ nhà , là nơi doanh nghiệp dựa vào đó để tạo ra bàn đạp cho các hoạt động ngoài nước của mình.

Trang 3

Môi trường kinh tếHệ thống kinh tế

Để phù hợp và tương thích với hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam, Đảng Cộng sản

Việt Nam đã lựa chọn xây dựng mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mô hình này được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và

thực hiện xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay và tên gọi này chính thức được dùng từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001).

Cấu trúc kinh tế

Ba khu vực trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại

Khu vực nông nghiệp gồm: nông, lâm nghiệp, săn bắn và thủy sản

Khu vực công nghiệp gồm: khai mỏ, sản xuất, xây dựng, điện lực, thủy lực, và khí đốt Dịch vụ, gồm tất cả các hình thái khác của hoạt động kinh tế

Mức độ phát triển của nền kinh tế

Chuẩn mực để đo lường phát triển kinh tế là: GDP và GNP GDP (Tổng sản phẩm nội địa)

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giớiGNP (Tổng thu nhập quốc gia)

Trang 4

Các biến kinh tế then chốt

Tài nguyên thiên nhiên

Bình Phước được xem là “thủ phủ điều” của Việt Nam với diện tích và sản lượng điều lớn nhất cả nước

Điều Bình Phước có nhiều giống khác nhau nhưng chất lượng hạt điều tại đây được coi là số 1 thế giới

Chất lượng hạt điều được kết tinh bởi các yếu tố: Giống, phương thức chăm sóc, đặc biệt là thổ nhưỡng, khí hậu

Hầu hết vùng nguyên liệu điều ở Bình Phước được trồng tự nhiên, cây tự hút chất dinh dưỡng trong đất để phát triển; hằng năm, người trồng điều chỉ bón thêm một lượng phân hữu cơ nhất định.

Địa lý và khí hậu

Cây điều ở Bình Phước được trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, mỗi năm có hai mùa nắng, mưa rõ rệt Số giờ nắng ở các vùng trồng điều khi thu hoạch tương đối cao Do vậy hạt điều được phơi khô dưới nắng, chỉ còn độ ẩm khoảng 12% với màu trắng

Trang 5

vàng nên không phải ngâm bất kỳ chất tẩy rửa cũng như chất bảo quản nào Do vậy hạt điều Bình Phước có hương vị rất riêng, không bị mùi dầu hôi trong suốt quá trình bảo quản Mặc dù giá điều ở nước ta tương đối đắt hơn các nước khác.

Bình Phước cũng là địa phương duy nhất trong nước được công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây điều.

Kết quả kinh tế

Nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam luôn giữ vững vị trí số một thế giới, với giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm.

Mỗi năm ngành công nghiệp chế biến điều của Bình Phước đóng góp từ 27-45% tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Bình Phước đạt 1,045 tỷ USD.

Sau chế biến, sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia, Trung Quốc , chiếm khoảng 70% thị phần xuất khẩu của ngành điều thế giới, góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 80.000 lao động tại các cơ sở chế biến hạt điều và lao động thu hái tại vườn.

Môi trường thương mại

Hàng rào thuế quan và phi thuế quan

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển tốt trong những năm gần đây Hai bên đã ký kết thỏa thuận Thương mại tự do vào năm 2010 và đang cố gắng nâng cao giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai nước Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của hai nước để tăng cường hợp tác và mở rộng thị trường.

Trang 6

1 Mã HS code và thuế xuất khẩu hạt điều

● Đối với Hạt Điều chưa bóc vỏ: HS code 08.01.31.00 ● Đối với Hạt Điều đã bóc vỏ: HS code 08.01.32.00 ● Thuế xuất khẩu 0%

Những rủi ro kinh tế thường gặp trong marketing tại Trung QuốcMôi trường chính trị

Tình hình chính trị pháp luật ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết

định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của công ty Hạt điều Vàng.

Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992, gia nhập khối ASEAN năm 1995 Bước ngoặt quan trọng phải kể đến là 11/1/2007,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Về yếu tố quốc tế TQ và Mỹ có tiếp tục thương chiến, TQ trả đũa bằng cách tăng thuế hạt điều nhập khẩu từ Mỹ tạo thuận lợi cho các nước xuất khẩu điều, trong đó có các DN của VN.

Môi trường pháp luật

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp:

Trang 7

Luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung.

Môi trường văn hóa

Với bề dày lịch sử và nền văn hóa phong phú đa dạng, TQ là một trong những nền ẩm thực giá trị của thế giới, từ xưa người TQ đã biết đến sự phối hợp thực phẩm theo tính hàn hay nhiệt khiến món ăn dọn ra không những ngon mà còn phải bổ dưỡng cho sức khỏe

Người TQ cũng rất chú trọng phong thủy cũng như màu sắc Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn bình yên nên nên được dùng trong những dịp quan trọng Do vậy việc tặng quà dinh dưỡng mang ý nghĩa truyền thống là phù hợp nhất Quà tặng là hạt điều với bao bì sang trọng có tông màu đỏ chủ đạo rất phù hợp với ý nghĩa đó.

Trong công việc:

Đặc điểm của các thương nhân TQ là họ rất khó để tiếp xúc, tin tưởng các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp nước ngoài Thế nên khi làm ăn với các họ thì Doanh nghiệp luôn tỏ rõ thiện chí, luôn lắng nghe họ đồng thời có những chuẩn bị trước những yêu cầu của đối tác

Các thương nhân TQ không bao giờ muốn thua thiệt bất kì ai nên khi làm ăn với họ cần có sự kiên định và công bằng đối với tất cả các đại lí hay nhà phân phối Đây là một đặc điểm mà công ty sẽ chú ý trong quá trình cộng tác để tìm kiếm được các đối tác có năng lực và đáng tin cậy Do công ty mới xâm nhập thị trường nên sẽ chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ chứ chưa thể tự mình đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

II.Môi trường thương mại quốc tế

1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT)

- Mục tiêu: phá bỏ các hàng rào đối với thương mại quốc tế theo một cách thức dần dần, gia tăng dựa trên các cuộc thương lượng đa phương.

- Nguyên lý:

● Không phân biệt

● Ngăn cấm hạn chế những hạn chế số lượng trong thương mại ● Tư vấn và thương lượng để giải quyết bất đồng thương mại

Trang 8

2 WTO

Theo hiệp định mới thì bản thân GATT đã bị thay thế bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập ngày 01/01/1995 Hai phần ba thành viên của GATT đã tán thành gia nhập WTO Thành viên tham gia vào WTO chiếm hơn hai phần ba thương mại thế giới

Các nguyên tắc cơ bản của WTO:

- Thương mại không phân biệt đối xử

- Điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi và tự do thông qua thương thuyết

- Xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước

- Cạnh tranh công bằng bằng cách giảm viện trợ giá, tài trợ xuất khẩu, chống bán phá giá

- Dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển

3 Hiệp định CPTPP

- Mục tiêu: tăng cường hợp tác kinh tế cũng như các chính sách, quy định thương mại giữa các quốc gia, thông qua đó tiến tới xoá bỏ các loại thuế quan và rào cản thương mại đối với hàng hoá, dịch vụ xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên.

- CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao: ● Đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hoá

● Đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ ● Xoá bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình

● Tự do hoá dịch vụ đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại

4 Các hiệp định sản phẩm chủ yếu

- Các hiệp định hàng hoá:

Hai sáng kiến chủ yếu: dự trữ đệm và kiểm soát với cung - Các hiệp định của nhà sản xuất:

Hình thành các catel nhằm kiểm soát đơn phương việc định giá.

5 Tác động

Trang 9

Môi trường thương mại thế giới có ảnh hưởng lớn đến hoạt động marketing thương mại quốc tế Dưới đây là một số tác động chính:

Cạnh tranh toàn cầu: Môi trường thương mại quốc tế đặt ra một mức độ cạnh tranh cao Do đó, các doanh nghiệp phải phát triển chiến lược marketing linh hoạt và hiệu quả để nắm bắt cơ hội thị trường toàn cầu và duy trì sự cạnh tranh.

Thay đổi văn hóa và ngôn ngữ: Doanh nghiệp phải hiểu rõ về các yếu tố văn hóa và ngôn ngữ của các thị trường mục tiêu để tạo ra chiến lược quảng cáo và tiếp thị phù hợp Điều này đòi hỏi sự nhạy bén đối với sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ.

Chính trị và pháp lý: Thương mại thế giới thường bị ảnh hưởng bởi sự biến động chính trị và pháp lý ở các quốc gia khác nhau Các doanh nghiệp cần phải theo dõi và hiểu rõ về các biến động này để điều chỉnh chiến lược marketing của mình.

Thị trường tiêu dùng đa dạng: Thị trường tiêu dùng trên khắp thế giới có sự đa dạng lớn về nhu cầu, mong muốn, và ưu tiên Điều này đặt ra thách thức trong việc tạo ra sản phẩm và chiến lược quảng cáo phù hợp với từng thị trường cụ thể.

Biến động tiền tệ và giá cả: Sự biến động của tiền tệ và giá cả trên thị trường thế giới có thể ảnh hưởng đến chiến lược giá và tài chính của các doanh nghiệp quốc tế Điều này yêu cầu sự quản lý rủi ro thông minh từ phía doanh nghiệp.

Công nghệ và truyền thông: Môi trường thương mại quốc tế thường xuyên thay đổi do sự phát triển của công nghệ và truyền thông Doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ mới và tiếp cận các kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu ở các quốc gia khác nhau.

Quy định và chuẩn mực quốc tế: Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế trong quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm Sự tuân thủ này không chỉ là yếu tố quan trọng về đạo đức kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

Tất cả những yếu tố trên đều đặt ra những thách thức và cơ hội cho hoạt động marketing thương mại quốc tế Để thành công, các doanh nghiệp cần phải phát triển chiến lược marketing linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động của môi trường thương mại thế giới.

Trang 10

III.Môi trường kinh tế quốc tế

1.Phát triển và hội nhập kinh tế vùng

- Diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng đặc biệt bao hàm kinh tế, được thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau nhiều hơn giữa các quốc gia.

- Hai ảnh hưởng kinh tế quan trọng tác động đến lợi ích các quốc gia tham gia khối kinh tế:

● Tạo ra mua bán trao đổi, tạo ra sự sẵn có hơn các hàng hóa nhập khẩu rẻ ● Làm lệch hướng buôn bán trao đổi, làm suy giảm lợi ích của người tiêu dùng

trong nội bộ liên minh.

2.Các khu vực kinh tếa.Khu vực Châu Á

- Nhật: là một lực lượng kinh tế chủ yếu ở vùng Châu Á Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn giành được lợi thế của các thị trường Châu Á kém phát triển và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.

- Trung Quốc: đang tự chứng minh mình là lực lượng kinh tế chính, dự báo rằng TQ dần trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) xúc tiến hỗ trợ xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Những phát triển này khu vực Châu Á tạo ra một thị trường chủ yếu và những thành viên rất vững mạnh và có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

b.Khu vực Đông Nam Á ( ASEAN)

- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực 1/1/2016 cùng với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Mục tiêu hiệp định:

Đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hóa trong Asean như một công cụ chính để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực và thực hiện AEC từ năm 2015.

- Hiệp định ACFTA

Hiệp định ACFTA hay còn gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc được kí kết ngày 29/11/2004 tại Lào và có hiệu lực từ năm 2006.

Trang 11

Hiệp định ACFTA hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ 21, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Đây là những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp VN nói chung và ML nói riêng khi xuất sang TQ.

Biểu thuế XNK ACFTA:

c. Liên minh Châu Âu (EU)

- Hầu hết các hàng rào thương mại giữa các thành viên được bãi bỏ, một số tiến trình đang được thực hiện để khắc phục được những hàng rào chủ yếu còn lại nhằm tạo ra một hệ thống thống nhất.

IV.Môi trường tài chính quốc tế1.Quỹ tiền tệ quốc tế.(IMF)

IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu thông qua việc theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của các quốc gia, đồng thời, cũng sẽ giúp đỡ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi nhận được yêu cầu từ các hội viên của tổ chức.

Mục đích chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế gồm:

Trang 12

- Nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng việc làm, giảm bớt đói nghèo;

- Mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó, tỷ lệ việc làm và thu nhập thực tế của các nước hội viên tăng trưởng hơn;

- Ổn định ngoại hối, đảm bảo việc giao dịch ngoại hối giữa các thành viên có quy luật, trật tự, tránh phá giá tiền tệ, cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra, tổ chức này cũng góp phần gỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để tăng cường các hoạt động mậu dịch quốc tế;

- Hỗ trợ thành lập một hệ thống thanh toán chung giữa các nước hội viên; - Cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn.

Vai trò của IMF:

- Tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế để các nước thành viên có tỷ lệ việc làm cao, thu nhập thực tế lớn và phát triển được nhiều nguồn lực sản xuất.

- Rút ngắn thời gian và giảm bớt khó khăn cho các nước thành viên trong việc cân đối cán cân thanh toán, bằng cách cung cấp nhiều nguồn lực dự trữ từ quỹ.

- Xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối, hỗ trợ thành lập ra hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên, từ đó tăng trưởng mậu dịch quốc tế.

Việt Nam và IMF bắt đầu mối quan hệ từ năm 1976 Tính đến nay, IMF đã cho VN vay 1,294 triệu USD, hai bên giữ quan hệ tốt dù không phát sinh thêm chương trình vay vốn nào từ năm 2004 đến nay

2.Ngân hàng thế giới ( WB)

Ngày đăng: 16/04/2024, 17:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan