Tiểu luận kết thúc học phần cơ sở văn hóa việt nam tìm hiểu di sản văn hóa hoàng thành thăng long

28 0 0
Tiểu luận kết thúc học phần cơ sở văn hóa việt nam tìm hiểu di sản văn hóa hoàng thành thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với quần thể di tích Cố Đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long cũng là một trong những di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt.. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNCƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMMã học phần: IVNC320905_23_1_10

TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang

Nhóm sinh viên thực hiện:

6 Trần Đào Minh Khang 22147127 7 Hoàng Vũ Trường Giang 22147110

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

7 Hoàng Vũ Trường Giang 22147110 100%

NHÓM TRƯỞNG

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1 Khái niệm chung 3

1.1.1 Khái niêm di sản văn hóa 3

1.1.2 Phân loại di sản văn hóa 3

1.1.3 Những giá trị của di sản văn hóa ……….4

1.2 Khái quát về Thăng Long Hà Nội ……….4

1.2.1 Vị trí địa lý ……….4

1.2.2 Lịch sử hình thành ……….5

1.2.3 Hệ thống di sản văn hóa ở Hoàng thành Thăng Long …… 9

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CỦA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG ……… 17

2.1 Giá trị kiến trúc 17

2.2 Giá trị văn hóa 17

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 19

3.1 Nhiệm vụ bảo vệ phát triển Hoàng thành Thăng Long ……….19

3.2 Một số biện pháp thực hiện bảo vệ phát triển hoàng thành Thăng Long 19

PHẦN KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO …23

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc, là cơ sở và cũng là tiền để để các thế hệ kế thừa lưu giữ, tái tạo và phát triển Để hướng tới sự phát triển bền vững và nhân văn, chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc về di sản văn hóa và những giá trị mà nó mang lại, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp của di sản văn hóa Trải qua bề dày lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nguồn tài nguyên về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đa dạng, phong phú Tính đến năm 2022, Việt Nam tự hào có 8 di sản Văn hóa được UNESCO công nhận Cùng với quần thể di tích Cố Đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long cũng là một trong những di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt Nhắc tới Hoàng thành Thăng Long là nhắc tới quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích văn hóa Việt Nam Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền mật thiết đến lịch sử kinh thành Thăng Long, cũng như lịch sử dân tộc Là kinh đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của đất nước, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc Nhằm tạo sự nhận thức trong xã hội về tầm quan trọng của những giá trị văn hóa và bảo tồn giữ gìn di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long nói riêng và các di sản văn hóa Việt Nam nói chung nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long”.

2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu di tích Hoàng thành Thăng Long bao gồm Kỳ Đài - cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu và tám cổng thành dưới thời Nguyễn.

1

Trang 7

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin về các loại hình di sản, du lịch văn hóa, lịch sử cùng các hoạt động, sự kiện du lịch tại Hoàng thành Thăng Long thông qua Internet.

Phương pháp phân tích, đối chiếu, xử lý thông tin, tình hình thực trạng của Hoàng thành Thăng Long.

Qua đó sử dụng phương pháp tổng hợp đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị của Hoàng thành Thăng Long.

2

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm chung:

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa:

Di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm, những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại và lưu trữ, được truyền qua nhiều thế hệ khác nhau Di sản văn hóa là hình thức tồn tại của giá trị văn hóa,hệ giá trị văn hóa có nguồn gốc từ con người, nó thể hiện một chuẩn mực mà xã hội hướng tới, nói cách khác nó là tiêu chí để đánh giá, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của một cá nhân trong một cộng đồng xã hội nhất định Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã xácđịnh: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộcViệt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.”

1.1.2 Phân loại di sản văn hoá:

Theo quan niệm của UNESSCO, di sản văn hóa gồm có 2 loại: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Di sản văn hoá vật thể được hiểu là một bộ phận của văn hoá nhân loại,thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng nhằm phục vụ cho đời sống của con người.

Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa lịch sử,khoa học, được lưu trữbằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền qua hình thức truyền miệng diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trithức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục

3

Trang 9

truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” Di sản văn hóa phi vật thể được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì vậy trong cộng đồng không ngừng đã sáng tạo nó, để rồi nó trở thành những ý thức về một tập tục, một bản sắc văn hoá,…qua đấy cho thấy sự sáng tạo của con người trong việc kế thừa và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể.

1.1.3 Những giá trị của di sản văn hóa:

Di sản văn hóa có ý nghĩa rất đặc biệt, bởi lẽ đó kết quả của sức sáng tạo không ngừng nghỉ của con người, sau đó được trao truyền qua nhiều thế hệ Di sản văn hóa cho chúng ta biết về sự tồn tại của con người qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, về truyền thống, tín ngưỡng, văn hóa, cách sống, tri thức và những thành tựu đạt được qua các thời kì khác nhau Nó như một dấu ấn đặt trong nền văn hóa nước nhà, giúp phản ánh những thành quả văn hóa và ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Mặt khác, di sản văn hóa là một nguồn tài nguyên quý giá giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà nó đem đến Chính vì vậy: “Di sản văn hóa là “nguyên liệu” đầu vào để phát triển du lịch văn hóa, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác có liên quan khác như sản xuất thủ công nghiệp, thời trang, thực phẩm, thiết kế, cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.” Nếu như không có di sản văn hóa, những giá trị vật chất, tinh thần dầng bị mai một,trở nên mơ hồ, dần dần bị lãng quên, chúng ta sẽ không còn nhớ nguồn gốc, quá trình hình thành lịch sử, những thành tựu to lớn của thời xưa.

1.2 Khái quát về Hoàng thành Thăng Long:1.2.1 Vị trí địa lý:

Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những địa điểm tồn tại lâu đời nhất tại Hà Nội, gắn liền với vô vàn triều đại và biến cố thăng trầm của lịch sử Hiện nay, quần thể di tích này thuộc địa phận phường Điện Biên Phủ và Quán Thánh với tổng diện tích lên tới hơn 18.000 ha Quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long tọa lạc tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội Vì Hoàng Thành Thăng Long nằm ở vị trí trung tâm chính trị quận Ba

4

Trang 10

Đình nên Hoàng Thành Thăng Long rất gần các trung tâm cơ quan đầu não của đất nước Cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường, phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu.

1.2.2 Lịch sử hình thành phát triển:

- Hoàng thành Thăng Long từ định đô (thế kỷ XI) đến dời đô (thế kỷXVIII):

+ Thời Đường, trị sở chính của An Nam đô hộ phủ là Tống Bình Vùng đất này là trung tâm chính trị-hành chính Đến năm 866, Tống Bình được đổi tên thành Đại La.

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La Tới đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất Kinh thành Thăng Long được vua cho xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành Vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành Vòng thành ngoài cùng bao bọc toàn bộ kinh đô Thăng Long, là khu vực thành thị chúng dân, gọi là Đại La thành Từ thời nhà Lý (thế kỷ XI-XII), Thăng Long đã không chỉ trở thành trung tâm chính trị-hành chính-quân sự mà còn là trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học cao.

+ Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV): Khi quyền lực về tay nhà Trần, vua Trần đã cho chỉnh đốn, sửa sang lại Hoàng thành Thăng Long Hai vòng Cấm thành và Hoàng thành đều được nhà Trần tu sửa trên cơ sở thành cũ nhà Lý Năm 1243, Trần Thái Tông cho đắp lại vòng thành trong cùng và gọi thành này là Phượng thành, hay Long Phượng thành, chính là Long thành thời Lý Các vua thời Trần cũng cho xây dựng thêm rất nhiều công trình mới Các cung điện dưới thời Trần được xây dựng với quy mô hoành tráng, có trình độ kỹ thuật cao Thậm chí, trên

5

Trang 11

các gác 2 (có thể) xây dựng hành lang rộng, nối từ công trình kiến trúc này tới công trình kiến trúc khác.

Năm 1368, vua Trần Dụ Tông cho xây dựng hành lang dài nối từ gác Nguyên Huyền tới cửa Đại Triều ở phía Tây Với hành lang này, bá quan văn võ khi tiến triều yết kiến nhà vua đều có thể tránh nắng mưa Dưới thời Trần, cùng với 3 lần bị giặc Nguyên Mông tràn vào đốt phá, lại gặp nhiều hỏa hoạn, lũ lụt nên khiến Thăng Long thời Trần nhiều lần bị tàn phá Đây là thời kỳ triều đình phải tiêu tốn nguồn lực không nhỏ cho việc duy tu, tôn tạo và kiến thiết Hoàng thành Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô Năm 1400, Hồ Quý Ly lên làm vua, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đóng đô ở Thanh Hóa Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của chúng.

+ Vào thời nhà Lê (thế kỷ XV): Sau khi dẹp tan quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần.

Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của vua Nổi bật trong số đó là điện Kính Thiên, Cần Chính, Vạn Thọ Sau đó, Lê Thái Tổ lại cho dựng nhiều cung điện lớn khác, như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên

Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504 đã cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về Hoàng thành về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng Lê Tương Dực, vị

6

Trang 12

vua thứ 8 của triều đại Lê Sơ yêu cầu Vũ Như Tô thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng tòa đại điện hơn trăm nóc, có Cửu Trùng đài sừng sững, đồ sộ Phía trước tòa đại điện này là hồ nhân tạo rộng, thông với sông Tô Lịch Thời kỳ này, Hoàng thành rơi vào giai đoạn bạo loạn triền miên, cung điện được xây dựng nhiều nhưng cũng bị đốt phá nhiều.

+ Vào thời Mạc (thế kỷ XVI): Nhà Mạc cho sửa sang thành trì, sai đắp thêm 3 lần lũy đất ngoài thành Đại La Lũy đất này bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (Nhật Tân), vòng qua Hồ Tây, tới khu Cầu Dừa, Cầu Dền (ô Chợ Dừa và ô Cầu Dền), kéo dài đến tận Thanh Trì Lũy đất mới đắp rộng 25 trượng và cao hơn thành Thăng Long vài trượng Ngoài lũy đất, nhà Mạc cho trồng tre làm lá chắn, lại đào tiếp 3 lần hào với những lũy tre nối tiếp nhau ken kín bờ Như vậy, vòng thành đất này bao trọn cả khu vực Hồ Tây và là vòng thành lớn nhất trong lịch sử xây đắp thành lũy ở Kinh thành Thăng Long Tuy nhiên, khi chiếm được Thăng Long, Trịnh Tùng đã san phẳng mọi thành lũy, đốt phá mọi cung điện có liên quan đến nhà Mạc Năm 1592 là thời điểm Kinh thành Thăng Long bị hủy hoại tan hoang nhất

+ Vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII): Năm 1749, khi Kinh thành bị uy hiếp bởi nhiều cuộc khởi nghĩa do nông dân nổi dậy, chúa Trịnh Doanh sai đắp lại thành mới theo dấu tích thành Đại La cũ, đặt tên là thành Đại Đô Thành Đại Đô mở 8 cửa, mỗi cửa đặt hai ô tả và hữu, phân phối binh lính canh giữ để phòng bị lúc yên ổn cũng như lúc nguy cấp Như vậy, hơn 150 năm sau ngày bị phá hủy, Kinh thành Thăng Long lại trở về với kiến trúc ban đầu theo kiểu tam trùng thành quách.

+ Vào thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII), sau khi lên ngôi, vua Quang Trung về đóng đô ở Huế Thăng Long trở thành thủ phủ của trấn Bắc Thành Hoàng thành Thăng Long bị đổ nát gần hết Nhà Tây Sơn đã cho tu sửa, đắp lại những đoạn bị sụt đổ và làm thêm một số công trình mới.

- Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ XVIII đến nay:

7

Trang 13

Vào thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII-XIX), năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn Sau khi lên ngôi vua, Gia Long chọn đóng đô ở Huế Thăng Long sau đó được đổi thành tổng trấn Bắc Thành với 11 trấn trực thuộc Vua Gia Long cho phá dỡ Cấm thành Thăng Long, xây dựng lại một tòa thành mới hình vuông, mô phỏng theo kiểu Vauban của Pháp, xây thêm tòa điện phía sau điện Kính Thiên làm hành cung, xây các cửa thành Đông Nam, Tây Nam, Đông, Tây và Bắc Phía trước Hoàng thành Thăng Long cũ, vua Nguyễn cho xây cột cờ, gọi là Kỳ Đài, cao 100 thước Các vua Nguyễn cho bổ sung một số công trình ở Thăng Long.

Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện công cuộc cải cách hành chính với quy mô lớn Cấp tổng trấn Bắc Thành và Gia Định Thành bị bãi bỏ Vua Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh đặt dưới sự cai trị thống nhất của triều đình Thủ phủ của Tổng trấn Bắc Thành, gồm khu vực Kinh thành Thăng Long các triều đại trước và mở rộng thêm, được cắt thành tỉnh Hà Nội Bấy giờ, tỉnh Hà Nội được triều Nguyễn cắt đặt cho 4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân Thành tỉnh Hà Nội trước đó được nhà Nguyễn dựng lại với chu vi 1.728m, cao 4,5m, hào bao quanh rộng khoảng 16m Đến lúc vua Minh Mạng chia lại tỉnh hạt, bèn cho bạt bớt đi 1 thước 8 tấc cho phù hợp với quy chế thành của một tỉnh.

Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế để trang trí các cung điện trong đó.

Từ năm 1873 cùng với việc chiếm đóng thành Hà Nội, người Pháp đã thay đổi phần lớn kiến trúc của thành để phục vụ cho mục đích quân sự Và diện mạo của một cung điện nguy nga trong quá khứ đã dần chấm dứt Ngoài việc tận dụng một số công trình cũ, quân đội Pháp còn xây dựng thêm các công sự bảo vệ, các doanh trại làm trụ sở chỉ huy quân sự.

Năm 1954, khu vực trung tâm thành Hà Nội là trụ sở của Bộ Quốc phòng Năm 1967, để phòng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ,

8

Trang 14

Bộ Quốc phòng đã cho xây dựng ở phía sau di tích điện Kính Thiên nhà D67 và hầm D67 làm nơi hội họp của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra đời, góp phần tạo nên những thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Có thể thấy, trải qua nhiều biến thiên lịch sử, Hoàng thành Thăng Long luôn giữ vai trò là trung tâm quyền lực trọng yếu, trên toàn Hà Nội và cả nước Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử Dù nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật trong thành đã bị phá hủy song những dấu tích về một tòa thành cổ vẫn hiện diện Một số công trình di tích vẫn còn đó như: Cột Cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc đã trở thành những biểu tượng của Hà Nội ngày hôm nay.

1.2.3 Hệ thống di sản văn hóa ở Hoàng thành Thăng Long:

Phạm vi di sản thế giới được công nhận là 20 ha (trên tổng số 140 ha của Hoàng thành) gồm khu khảo cổ ở số 18 đường Hoàng Diệu và khu vực được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu Các di tích tiêu biểu của khu di tích:

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19

Năm 2002, một đợt khai quật quy mô lớn đã phát hiện Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu Điểm đặc biệt của công trình này là sự xếp chồng liên tục của các kiến trúc và di tích cổ đại từ các thời kỳ Đại La, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Nguyễn Được bảo tồn xuyên suốt, khu khảo cổ này được coi là một trong những di tích hiếm hoi giữ được tầng cổ đại của từng thời kỳ một cách toàn vẹn Kiến giải của các nhà khảo cổ về một số phế tích ở đây chỉ là những nhận định ban đầu Tuy chưa thể khẳng định về quy mô và công năng của tất cả các công

9

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:39

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan