Tieu luan tư tưởng hồ chí minh về nông dân và một số vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn hiện nay

20 0 0
Tieu luan tư tưởng hồ chí minh về nông dân và một số vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thời đại. Hơn nửa thế kỉ qua, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (61991) đã ghi vòa Cương Lĩnh và Điều Lệ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là bước phát triển mới hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lí luận của Đảng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết qủa của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và đi lên xây dựng chủ nhĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Vì thế, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các thế hệ người Việt Nam. Viết về người nông dân. Hồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào cách mạng dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng Vô sản. Nhận thức được vai trò của giai cấp nông dân, đặc biệt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng ở nước ta hiện nay cần phải nắm vững hệ thống tư tưởng quan điểm của Đảng, của Bác về giai cấp nông dân và những vấn đề đặt ra đối với giai cấp nông dân hiện nay để tìm biện pháp giải quyết, đề ra phương hướng phát triển và xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển, văn minh, giàu đẹp. Do đó việc nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và một số vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhu cầu thiết yếu. 2. Mục đích và nhiêm vụ, phương pháp va phạm vi nghiên cứu. Mục đích: Khẳng định vị trí quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta và giúp chúng ta vận dụng lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cách mạng nước ta hiện nay. Nhiêm vụ: trình bày hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và những vấn đề đặt ra đối với nông dân hiện nay, quan điển của Đảng ta về vấn đề này như thế nào. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và hương pháp logic để thu thập, xử lí và phân tích tài liệu. Phạm vi nghiên cứu: là hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông dân; những quan điểm của Đảng về giai cấp nông dân; là những vấn đề của người nông dân về kinh tế, xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay xét trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…được thể hiện trong HỒ Chí Minh toàn tập, trong một số Nghị quyết, văn kiện Đảng, và một số tài liệu khác. 3. Cấu trúc tiểu luận. Trên tinh thần đó bài tiểu luận được trình bày theo bố cục: Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận

Trang 1

Phần mở đầu.

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, phạm vi nghiên cứu 3 Cấu trúc của tiểu luận

Phần nội dung.

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân.

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân.

1.1.1 Cơ sở lí luận 1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân.

1.2.1 Người sớm thấu hiểu giai cấp nông dân Việt Nam

1.2.2 Người đã chỉ ra đặc điểm, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng nước ta

1.2.3 Về tổ chức và con đường cách mạng

1.2.4 Nông dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Chương 2: một số vấn đề đặt ra đối với nông dân giai đoạn hiện nay 2.1 Quan niệm của Đảng ta về nông dân

2.2 Thực tiễn giai cấp nông dân hiện nay

2.3 Vấn đề của nông dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay2.4 Đảng ta với vấn đề nông dân (Hội nghị Trung ương 7 khóa X)

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thời đại Hơn nửa thế kỉ qua, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đã ghi vòa Cương Lĩnh và Điều Lệ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” Đây là bước phát triển mới hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lí luận của Đảng ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết qủa của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và đi lên xây dựng chủ nhĩa xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta Vì thế, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các thế hệ người Việt Nam.

Viết về người nông dân Hồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực

lượng đông đảo nhất của phong trào cách mạng dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng Vô sản Nhận thức được vai trò của giai cấp nông dân, đặc biệt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng ở nước ta hiện nay cần phải nắm vững hệ thống tư tưởng quan điểm của Đảng, của Bác về giai cấp nông dân và những vấn đề đặt ra đối với giai cấp nông dân hiện nay để tìm biện pháp giải quyết, đề ra phương hướng phát triển và xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển, văn minh, giàu đẹp Do

đó việc nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và một số

Trang 3

vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhu

cầu thiết yếu.

2 Mục đích và nhiêm vụ, phương pháp va phạm vi nghiên cứu.

Mục đích: Khẳng định vị trí quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta và giúp chúng ta vận dụng lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cách mạng nước ta hiện nay.

Nhiêm vụ: trình bày hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và những vấn đề đặt ra đối với nông dân hiện nay, quan điển của Đảng ta về vấn đề này như thế nào.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và hương pháp logic để thu thập, xử lí và phân tích tài liệu.

Phạm vi nghiên cứu: là hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông dân; những quan điểm của Đảng về giai cấp nông dân; là những vấn đề của người nông dân về kinh tế, xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay xét trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…được thể hiện trong HỒ Chí Minh toàn tập, trong một số Nghị quyết, văn kiện Đảng, và một số tài liệu khác

3 Cấu trúc tiểu luận.

Trên tinh thần đó bài tiểu luận được trình bày theo bố cục:

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG DÂN.1.1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nông dân

1.1.1 Cơ sở lí luận.

Từ khi rời Tổ quốc (năm 1911) cho đến năm 1917 Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Người được bổ sung những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ “Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác ái” mà vào trạc tuổi 13 Người đã được nghe Khoảng cuối năn 1917 khi Người trở lại Pari, Người đã làm quen với nhiều hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhều nước trên thế giới Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã Hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin, tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người.

Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá, phân tích, tổng hợp các học thuyết, tư tưởng, đường lối của các cuộc cách mạng một cách khoa học, và cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con đường cách mạng, giải phóng dân tộc một cách đúng đắn.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Kế thừa tư tưởng của Mác, Ăngghen về nông dân.

Kác Mak 5/5/1818 - 1883.

Phriđrich Ăngghen 28/11/1820 - 1895.

Một trong những công lao to lớn của Mác và Ăngghen là đã phát triển vai trò lịch sử cuả giai cấp vô sản Giai cấp vô sản sẽ thực hiện sư mệnh của mình là đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa tiến lên Cộng xản chủ nghĩa.

Trang 5

Để thực hiện sứ mệnh đó thì giai cấp công nhân phải tập hợp, lôi cuốn được bộ phận đông đảo quần chúng đi theo mình làm cách mạng.

Nông dân là một bộ phận quan trọng đối với sản xuât, dân cư và với chính quyền… Không những thế họ còn là lực lượng xã hội cơ bản mà thiếu họ thì cuộc cach mạng Vô sản do giai cấp Công nhân lãnh đạo không thể thành công được.

Kế thừa tư tưởng của Lênin về giai cấp nông dân.

( V.I.Lênin 22/4/1870 -1924)

Nhắc tới tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân chúng ta không thể không nhắc tới hệ tư tưởng của Lênin về nông dân Công lao vĩ đại của Lênin là đã hiện thực hóa quan điểm của Mác, Ăngghen đối với thực tiễn nước Nga trong việc vận động, tập hợp nông dân làm nên cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại, và trong công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới ở nước Nga.

Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng của Lênin về vị trí, vai trò của người nông dân trong tiến trình cách mạng, cùng với giai cấp công nhân làm cách mạng vô sản.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn.

Người nhìn thấy được vai trò của người nông dân qua tổng kết thực tiễn

cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tổng kết từ thực tiễn thành công và không thành công của các cuộc cách mạng trên thế giới như cách mạng tư sản Anh(1640), cách mạng tư sản Mĩ (1773), cách mạng tư sản Pháp (1789)… đều là các cuộc cách mạng không đến nơi, chưa lôi kéo được liên minh mọi giai cấp…Và như vậy chỉ có cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng triệt để nhất, lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia và giải phóng triệt để mọi tầng lớp lao động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người

Trang 6

bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (1)

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa vô cùng to lớn:

 chủ nghĩa Mác - Lênin từ lí luận khoa học trở thành lương tâm của thời đại

 chủ nghĩa xã hội từ ước mơ của giai cấp cần lao trở thành một sự thật sinh động.

Tại nước Nga Xôviết, nhà nước của nhân dân lao động được xác lập,khối liên minh công nhân - nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ngày càng vững chắc

Người sớm nhận thấy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam.

Trong lao động nông dân sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần như sáng tạo thơ ca, sáng tạo hò vè…những giá trị văn hóa đó xuât hiện rất sớm, bên cạnh những giá trị tinh thần đó là những giá trị vật chất to lớn…Nước ta là nước nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông dân, dẫn tới một hệ quả là trong đời sống kinh tế và trong lao động sản xuất nông dân có vị trí cực kì quan trọng.

Do đó, nông dân là lực lượng to lớn của dân tộc, là một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ, xây dựng đất nước Thực tế đã chứng minh vai trò của nông dân trong phong trào giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng đất nước.

Từ những cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn trên đã hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, về đặc điểm, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong tiến trình cách mạng giải phóng dân dộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1.2: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân

Hồ Chí Minh lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống, một đất nước văn hiến Và Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu truyền thống chống giặc ngoại

Trang 7

xâm của dân tộc, nền văn hiến của nước nhà và những tinh hoa văn hóa phương Đông.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Qua đó, chúng ta có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân chủ yếu được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

1.2.1 Người sớm thấu hiểu giai cấp nông dân Việt Nam.

Hồ Chí Minh là người sớm thấu hiểu giai cấp nông dân Việt Nam nên khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin Người đã nêu ra nhiều luận điểm về giai cấp nông dân phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu giải phóng nông dân và phát huy sức mạnh to lớn của họ trong tiến trình giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước: “Bác viết trong thư gửi hội nghị nông dân cứu quốc toàn quốc lần thứ hai tháng 3 năm 1951, “Đa số dân ta là nông dân Mỗi việc đều phải dựa vào nông dân Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng chiến mới mau thắng lợi, kiến quốc mới chóng thành công, nông dân mới được giải phóng Hội nông dân cứu quốc phải thiết thực, tổ chức rộng rãi và chặt chẽ, nhất là kết nạp thanh niên và phụ nữ nông thôn vào Hội làm cho hội đông thêm, mạnh thêm, hăng hái thêm Đồng thời phải giáo dục hội viên, lấy việc thực tế hàng ngày mà dạy cho nông dân, làm cho Hội nông dân cứu quốc thành một lượng mạnh mẽ để thi hành mọi chính sách của Chính phủ và của Liên - Việt” (2)

Bác cũng chỉ ra rằng trong điều kiên một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền của công - nông Vì lẽ đó mà Bác khẳng định cách mạng nước ta là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trang 8

Bác viết trong (tình cảnh nông dân An Nam, báo LaVie Ouvrière, ngày 4/1/1924): “Người nông dân An Nam nói chung phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp Người nông dân An Nam nói riêng lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam họ bị áp bức, là người nông dân họ bị người ta ăn cắp,cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản”.(3)

Bác cũng nói thêm: Người nông dân An Nam đóng được một trăm đồng bạc thuế thì đến bảy mươi đồng bị ngốn ngay vào việc trả lương và kinh phí thuyên chuyển cho viên chức, ấy là chưa kể đến các khoản trợ cấp cho quỹ hưu bổng làm cho người dân càng bị hút máu tàn nhẫn hơn (4)

Đặc biệt, Người đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi thống khổ của người nông dân trong tác phẩm (Bản án chế độ thực dân Pháp) “Nói chung người An Nam đều phải è cổ ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp, riêng người nông dân An Nam lại càng phả è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã hơn, là người An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân họ bị tước đoạt Chính họ là những người lao khổ, làm để nuôi lũ người ăn bám, bọn đi khai hóa và những bọn khác Chính họ phải sống cùng khổ trong khi bọn đao phủ của họ lại sống phè phỡn: hễ mất mùa là họ chết đói Họ bị cướp giật từ mọi phía, bằng mọi cách bởi nhà nước, bởi phong kiến tân thời, bởi giáo hội Thiên chúa”.(5)

1.2.2 Người đã chỉ ra đặc điểm, vị trí, vai trò của người nông dân trongsự nghiệp cách mạng.

- Lực lượng cách mạng:

Bác nói trong thư gửi Hội nghị Nông vận và Dân vận toàn quốc ngày 5

tháng 2 năm 1953: nông dân lao động là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất chắc chắn của giai cấp công nhân…Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân Muốn dựa vào nông dân ắt phải có lực lượg dồi dào, thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, có áo mặc, nhà ở (6)

Trang 9

Trong báo cáo trước Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khóa I, kì họp thứ ba, ngày 1-12-1953 Bác có nói: tối đại đa số nhân dân ta là nông dân, mấy năm nay nhờ lực lượng nông dân mà kháng chiến tranh giành thắng lợi Sau này cũng nhờ lực lượng nông dân mà kháng chiến được hoàn toàn thắng lợi, kiến quốc đi đến thành công (7)

Khi nói tới vai trò của người nông dân trong cách mạng Bác đánh giá cao vai trò của người nông dân, trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 27-1-1956 về lượng cách mạng - Lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nhân và nông dân Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống Vì họ đông hơn ai hết Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác (8)

- Vấn đề liên minh công nhân - nông dân:

Bác đã nêu ra rằng công nhân và nông dân có mối liên hệ mật thiết với nhau Hơn nữa, mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc và lực lượng của cách mạng chủ yếu là nông dân và công nhân Vì vậy phải đặt ra một sách lược đối với nông dân, nói đến dân chủ là nói đến ruộng đất, nói đến ruộng đất là nói đến nông dân, và cũng chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được giải phóng, cũng chỉ có thắt chặt được liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi Bác viết: “công nông phải giúp nhau Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác để cung cấp cho nông dân Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân Do đó mà càng thắt chặt liên minh công nông” (9)

Bác viết: Trong cuộc kháng chiến của ta, nông dân đóng góp nhiều nhất Trong quân đội ta, tối đại đa số là nông dân.Trong công cuộc xây dựng dân chủ mới, muốn phát triển công nghệ và thương nghiệp, ắt phải do nông dân được giải phóng, thi đua sản xuất, cung cấp nguyên liệu và lương thực, đồng thời tiêu thụ dồi dào những thứ công nghệ sản xuất ra Nhưng vì hoàn cảnh kinh tế

Trang 10

lạc hậu, mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ, và lãnh đạo họ, thì họ mới là một lực lượng rất to lớn vững chắc Thế mới là công nông liên minh (10)

Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhận ra nông dân là lực lượng cách mạng mà ở thế kỉ 20 không phải ai cũng nhận ra điều đó Như Phan Bội châu coi “nông dân là một đám dân đen” Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh Bác đã chỉ ra giai cấp nông dân là giai cấp bị áp bức bóc lột nhiều nhất, cùng khổ nhất nên họ rất yêu nước, bởi vậy cùng với công nhân, nông dân cũng là chủ cách mạng

1.2.3 Về tổ chức, và con đường cách mạng

Về con đường cách mạng Theo Hồ Chí Minh con đường giải phóng nông dân phải bằng con đường vô sản:

Giai cấp nông dân phải liên minh được với giai cấp công nhân, nhưng phải do Đảng và giai cấp công nhân lãnh đạo Để giải phóng nông dân Bác nói “trong đường lối của mình Đảng phải xác định rõ nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc và phong kiến; thu hết ruộng đất của đế quốc và phong kiến chia cho dân nghèo và làm của công; mở mang công nghiệp và nông nghiệp Như vậy, cần giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong phong trào của nông dân thì những yêu sách của nông dân đặt ra là: Về chính trị - Đòi tự do lập hội, tự do hội họp, tự do ngôn luận và đòi bỏ chế độ kiểm duyệt; phản đối khủng bố trắng, phản đối Hội đồng cải lương; phản đối đưa nông dân đi làm phu đồn điền và đưa họ sang các thuộc địa khác Về kinh tế - Đòi giảm sưu thuế - đòi bỏ thuế thân, đòi giảm tô ruộng đất, bỏ chế độ phát canh, bỏ chế độ lao dịch Về tổ chức: Để thực hiện cách mạng Vô sản cùng với những yêu sách của nông dân thì giai cấp nông dân cần được tổ chức lại, thấp nhất là Nông hội mà cơ sở của tổ chức Nông hội là làng, tổ chức nông dân gồm Nông hội làng, Nông hội tổng, Nông hội tỉnh và Nông hội Đông Dương:

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan