Tiểu luận môn học luật biển tóm tắt chương 4 phân định biển và giải quyết tranh chấp về biển

23 0 0
Tiểu luận môn học luật biển tóm tắt chương 4 phân định biển và giải quyết tranh chấp về biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT BIỂN

TÓM TẮT CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2023

Trang 2

CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN 1

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1

I Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển 1

1 Khái niệm và nguyên tắc phân định biển: 1

2 Phân định lãnh hải: 1

3 Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3

4 Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước 5

II Giải quyết tranh chấp về biển 9

1 Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển và nguồn luật giải quyết tranh chấp về biển: 9

2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển: 10

3 Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 10

B CÂU HỎI ÔN TẬP 16

1 Nhận định: “Trong vùng biển quốc tế, một quốc gia khác được xác định và giới hạn một phạm vi vùng biển cả và tuyên bố đó là vùng biển chủ quyền để ghi nhận đặc quyền của quốc gia mình tại vùng biển đó và buộc các quốc gia khác phải công nhận” 16

2 Thực tiễn cướp biển hiện nay đang lộng hành tại khu vực nào ở biển Việt nam và biển quốc tế 16

3 Phân tích khái niệm và phân loại tranh chấp biển và hãy cho biết các tranh chấp biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp 17

4 Phân tích quyền và nghĩa vụ của tàu thuyền trên biển quốc tế 19

5 Nhận định: “Tất cả tàu thuyền của các quốc gia hoạt động trên biển quốc tế đều được xem là lãnh thổ di động của quốc gia đó” 20

6 Khi tàu thuyền dân sự của các quốc gia hoạt động tại biển quốc tế có hành vi xung đột bạo lực với nhau thì giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý 21

Trang 3

CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂNA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển.1 Khái niệm và nguyên tắc phân định biển:

1.1 Khái niệm phân định biển.

a Khái niệm:

Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng biển giữa các Quốc gia hữu quan.

b Phân định biển gồm:

- Phân định Lãnh hải (biên giới biển);

- Phân định Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa (ranh giới biển).

1.2 Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển

a Nguyên tắc thỏa thuận:

Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 74, Điều 83 UNCLOS 1982;

Các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thỏa thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định Công ước Luật biển 1982 khi quy định về phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp tại các Điều 15, Điều 74, Điều 83 đều đưa nguyên tắc thỏa thuận lên hàng đầu.

b Nguyên tắc công bằng:

Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 59, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982;

Công ước Luật biển năm 1982 đã quy định thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan trong một vụ phân định biển phải đi đến một giải pháp công bằng (Điều 15, Điều 59, Điều 74 và Điều 83) Tuy nhiên, phương pháp phân định nào có thể cho giải pháp công bằng thì Công ước Luật biển 1982 lại không quy định rõ ràng.

2 Phân định lãnh hải:

Trường hợp 1: Phân định lãnh hải trong trường hợp có sự chồng lấn hoặc tiếp giáplãnh hải giữa các quốc gia hữu quan:

C s pháp lýơ sở pháp lý ở pháp lý : Điều 15 UNCLOS 1982;

Khi các quốc gia có vùng lãnh hải kề nhau hoặc đối diện nhau, các quốc gia sẽ thỏa thuận, đàm phán, ký điều ước quốc tế để phân định lãnh hải Về nguyên tắc, UNCLOS 1982 khuyến khích các bên thỏa thuận để phân định lãnh hải Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì “phương pháp đường trung tuyến” sẽ được

áp dụng Theo đó, quy định tại Điều 15 UNCLOS 1982: “không quốc gia nào đượcquyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đềucác điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗiquốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại” Tuy nhiên, phương pháp đường trung

Trang 4

tuyến sẽ không được áp dụng trong trường hợp có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác (Ví dụ: Trong vùng biển cần phân định có vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử đã được một trong các bên liên quan xác lập hoặc có các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một trong các bên).

Trong thực tiễn, hoạt động phân định biển chỉ có thể được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận, thông qua đàm phán trực tiếp hoặc được các bên liên quan thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế để phân định Trong quá trình đàm phán để phân định, các quốc gia có thể thỏa thuận để xác định yếu tố địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh hoặc bất kỳ yếu tố nào mà các quốc gia coi là quan trọng và mong muốn mang lại quyền lợi tốt nhất cho mình Thông thường, các cơ quan tài phán sẽ chú trọng đến yếu tố địa lý, diện mạo, đặc điểm địa hình của bờ biển và khu vực biển cần phân định cũng như tỷ lệ chiều dài đường bờ biển và diện tích phân chia cho từng bên trong khu vực phân định; và sự hiện diện của các đảo và quần đảo trong khu vực phân định.

Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển, phân định lãnh hải của quốc gia ven biển với lãnh hải của các quốc gia liền kề, đối diện khác.

Trường hợp 2: Xác định lãnh hải trong trường hợp không có sự chồng lấn hoặc tiếpgiáp lãnh hải giữa các quốc gia:

C s pháp lýơ sở pháp lý ở pháp lý : Điều 3, Điều 5, Điều 7 UNCLOS 1982;

Quốc gia ven biển sẽ tự xác định và công bố về phạm vi, giới hạn của lãnh hải phù hợp với các quy định trong UNCLOS 1982:

- Theo quy định của Điều 3 UNCLOS 1982, nếu không đối diện hoặc liền kề với

quốc gia nào trên biển thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hảicủa mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ratheo đúng Công ước”;

- Việc ấn định chiều rộng của lãnh hải sẽ được quốc gia ven biển thực hiện bằng việc xác định đường cơ sở theo quy định tại Điều 5, 7 UNCLOS 1982, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải (không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở) và công bố trên hải đồ tỷ lệ lớn;

- Việc công bố này nhằm mục đích khẳng định và thực thi chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải Đồng thời, công bố chiều rộng lãnh hải chính là “thông điệp có tính chất quốc tế” nhằm thông báo cho các quốc gia trong khu vực và thế giới biết để họ tôn trọng chủ quyền lãnh hải của quốc gia ven biển, đặc biệt là tuân thủ chế độ hoạt

Trang 5

động của tàu thuyền nước ngoài khi ra vào và hoạt động trong lãnh hải của quốc gia ven biển;

- Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển, phân định các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển (nội thủy, lãnh hải) với các vùng biển tiếp liền lãnh hải mà quốc gia đó các có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982 (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).

3 Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Trường hợp 1: Phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp cósự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia hữu quan:

Cơ sở pháp lý: Điều 74 UNCLOS 1982, Điều 83 UNCLOS 1982;

Đối với vùng đặc quyền kinh tế:

Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV;

Trong khi chờ ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng;

Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc phân định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng Điều ước đó.

Đối với vùng thềm lục địa:

Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng Nếu không đi tới một thỏa thuận trong một thời hạn hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV;

Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng;

Trang 6

Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được thực hiện theo đúng điều ước đó.

Trường hợp 2: Xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp khôngcó sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia:

Cơ sở pháp lý; Điều 5, Điều 7, Điều 57, Điều 76 UNCLOS 1982;

Trường hợp xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia là do các quốc gia ven biển đã tự xác định phù hợp với UNCLOS 1982.

Các quốc gia ven biển xác định đường cơ sở theo 2 cách:

- Đường cơ sở thông thường: Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước,

đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận;

- Đường cơ sở thẳng: Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.

Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.

Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Tuyên bố bề rộng của quyền kinh tế và thềm lục địa:

Trang 7

- Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải;

- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.

4 Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước 4.1 Việt Nam - Trung Quốc:

Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ giữaViệt Nam và Trung Quốc:

Về vịnh Bắc bộ:

- Vịnh Bắc bộ có diện tích khoảng 126.250km2, bờ vịnh Bắc bộ thuộc 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc;

- Vịnh Bắc bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc kể cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh (khí đốt, dầu mỏ, hải sản, cửa ngõ giao lưu, …) Vì vậy cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh Bắc bộ;

- Chiều rộng của vịnh Bắc bộ nơi rộng nhất không đến 200 hải lý và do bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu nằm đối diện nên theo quy định của UNCLOS 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước bị chồng lấn lên nhau.

Thực trạng quá trình phân định:

- Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã chủ động đề nghị phía Trung Quốc tiến hành đàm phán Năm 1974 và từ 1977 đến 1978, hai nước đã tiến hành hai cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ, trong đó có phân định về vấn đề phân định vịnh Bắc bộ Tuy nhiên thì không đạt hiệu quả do lập trường khác biệt quá nhiều;

- Từ năm 1992 đến năm 2000, hai bên đã tiến hành đàm phán lần thứ ba với bảy vòng đàm phán cấp chính phủ, ba cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ, mười tám vòng đàm phán cấp chuyên viên,…

- Ngày 19/10/1993, hai nước đã ký “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới – lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc”;

- Ngày 25/12/2000, Bộ trưởng Bộ ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ gồm mười một điều, quy định bảy nội dung:

+ Hai bên căn cứ vào UNCLOS 1982;

Trang 8

+ Hai bên thống nhất thỏa thuận, đường phân định lãnh hải, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự Trong đó đoạn nối liền từ số 1 đến số 9 là biên giới lãnh hải trong vịnh Bắc bộ Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất đáy biển Đường phân định nối từ số 9 đến 21 là ranh giới phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước;

+ Hai bên khẳng định tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mỗi bên đối với lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ;

+ Hai bên thống nhất thông qua hiệp thương hữu nghị để thỏa thuận về việc khai thác mỏ dầu, khí tự nhiên, mỏ khoáng nằm vắt ngang đường phân định;

+ Hai bên cam kết tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở đây;

+ Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị;

+ Hai bên khẳng định Hiệp định phải được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn bản phê chuẩn.

- Kết quả phân định, Việt nam được hưởng 53,23%, phía Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.

Ý nghĩa hiệp định phân định vịnh Bắc bộ:

- Thể hiện nỗ lực và thiện chí cũng như sự quan tâm đến lợi ích của nhau một cách thỏa đáng, phù hợp với luật quốc tế và điều kiện của vịnh Bắc bộ, từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc;

- Việc ký kết hiệp định là sự kiện quan trọng đối với Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và duy trì ổn định trong vịnh Bắc bộ, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia;

- Lần đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường phân định trên biển rõ ràng, có giá trị pháp lý quốc tế, kết quả phân định đã xác định rõ phạm vi và tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa;

- Tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững, duy trì ổn định trong vịnh Bắc bộ, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước, thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của Việt Nam;…

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc:

Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để phân định, nhưng chưa đạt được giải pháp do quan điểm 2 bên có nhiều khác

Trang 9

biệt khi mà Trung Quốc nêu lên quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác” Ngược lại phía Việt Nam theo chủ trương “phân định dứt điểm” để qua đó phân định rạch ròi các vùng biển chồng lấn và bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của cả 2 bên theo quy định của UNCLOS 1982;

Vướng mắc lớn nhất, ngăn cản việc 2 nước đi đến sự thông là đến từ vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, khi mà cả 2 bên đều tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với khu vực quần đảo này;

Ngày 15/5/1996, Trung Quốc đã ban hành luật xác định đường cơ sở xung quanh Hoàng Sa và yêu sách khu vực bên trong đường cơ sở, có diện tích 17.400km là nội thủy và 12 hải lý bên ngoài đường cơ sở là lãnh hải khiến nhiều quốc gia trong khu vực phản đối do đã vi phạm những quy định trong UNCLOS 1982;

Về phía Việt Nam, trước giờ nước ta luôn khăng định quần đảo Hoàng Sa thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” theo quy định của luật pháp quốc tế Bởi lẽ, chúng ta có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lí để chứng minh điều đó Cụ thể là, Nhà nước Việt Nam là chủ thể đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi nó là lãnh thổ vô chủ; hành động xác lập chủ quyền vủa Việt Nam là hòa bình, liên tục; thời điểm Nhà nước Việt Nam xác lập chủ quyền không có quốc gia nào phản đối Do đó, theo nguyên tắc về phát hiện và chiếm hữu thực sự, Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa theo quy định của UNCLOS 1982;

Căn cứ vào vị trí địa lý của hai nước và quy định của UNCLOS 1982, Việt Nam và Trung Quốc cần phân định ranh giới biển giữa quần đảo Hoàng Sa với đảo Hải Nam.

4.2 Việt Nam – Campuchia:

Do điều kiện chưa phân định được đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia, ngày 07/7/1982, hai nước đã ký kết Hiệp định về “Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia”, nhằm thỏa thuận, thống nhất chủ quyền pháp lý các đảo, phạm vi, quyền hạn quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lợi trong Vùng nước lịch sử của mỗi quốc gia; đồng thời, chấm dứt việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra phức tạp, lâu dài trong lịch sử quan hệ giữa hai nước trên khu vực Vịnh Thái Lan (phía Tây Nam Việt Nam) Hiệp định đã xác định rõ phạm vi Vùng nước lịch sử chung của hai nước là: vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam với bờ biển tỉnh Kampot và nhóm đảo Poulowai của Campuchia Theo đó, hai nước có quyền áp dụng quy chế pháp lý trên vùng nước lịch sử như chế độ vùng nội thủy;

Trang 10

Ngày 7-7-1982, hai nước ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt nam và Campuchia, quy định 3 nội dung cơ bản:

- Hai nước xác lập vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu và bờ biển Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thủy, được giới hại;

- Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;

- Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước sẽ do hai bên thỏa thuận sau, hai bên vẫn lấy đường gọi là Đường Brevie làm đường phân chia đảo trong khu vực này.

Với việc ký kết Hiệp định này, lần đầu tiên Việt Nam và Campuchia thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo trên vùng biển giáp ranh giữa hai nước.

4.3 Việt Nam - Thái Lan:

Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan:Về vịnh Thái Lan (vịnh Xiêm):

- Là một vùng biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2 và được giới hạn bởi bờ biển 4 nước (Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Campuchia);

- Vịnh Thái Lan có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam về an ninh quốc phòng, kinh tế.

Quá trình phân định:

- Năm 1971, Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn đã công bố đề nghị về phân lô thăm dò và khai thác dầu khí, qua đó xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam Việt Nam Năm 1973, Thái Lan ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của nước này Hai yêu sách về thềm lục địa đã tạo thành một vùng chồng lấn trong vịnh Thái Lan rộng hơn 6000km2 cần được phân định;

- Từ tháng 9/1992 đến tháng 8/1997, hai nước đã tiến hành 9 vòng đàm phán và thống nhất phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bằng một ranh giới duy nhất;

- Hai nước đã ký kết Hiệp định ngày 9/8/1997, gồm 6 điều quy định về các vấn đề:

+ Đường phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước là một đường thẳng từ điểm C đến K, Việt Nam được hưởng ⅓ diện tích và Thái Lan được hưởng ⅔ diện tích vùng chồng lấn;

+ Trong trường hợp có cấu trúc dầu khí, hoặc mỏ khoáng nằm sát vắt ngang đường ranh giới thì hai bên có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thỏa thuận để khai thác hiệu quả và chi phí với lợi ích sẽ được phân chia công bằng;

Trang 11

+ Hai bên cam kết tiến hành đàm phán với Malaixia về khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước.

Ý nghĩa của Hiệp định:

- Chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa Việt Nam và Thái Lan;

- Đây là Hiệp định đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan được ký kết tại Đông Nam Á từ sau khi UNCLOS có hiệu lực;

- Hiệp định cũng khẳng định xu thế thỏa thuận về một đường phân định duy nhất để phân định cả thềm lục địa và đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển đối diện nhau,

4.4 Việt Nam – Malaysia:

- Trên thực tế, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng biển chồng lấn trên thềm lục địa của hai nước rộng khoảng 2.800 km2 Khu vực này nằm ở cửa vịnh Thái Lan có độ sâu nhỏ, trung bình khoảng 50m, địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng Tháng 5-1992, Việt Nam và Malaysia đã ký thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu lửa của hai bên ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác rồi phân chia sản phẩm; việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau;

- Việc hợp tác giữa hai ngành dầu khí đang tiến triển bình thường Ngoài ra, vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250km2 có 800km2 liên quan đến Việt Nam Ba nước đã thỏa thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này và cuộc họp đầu tiên đã diễn ra tháng 2/1998, vòng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998 để bàn về khả năng khai thác chung vùng chồng lấn;

- Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia đã phối hợp trình Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc.

II Giải quyết tranh chấp về biển.

1 Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển và nguồn luật giải quyết tranh chấpvề biển:

1.1 Khái niệm tranh chấp về biển:

Tranh chấp về biển là những đòi hỏi đối lập nhau về yêu sách, quyền, nghĩa vụ giữa các quốc gia liên quan đến biển Tranh chấp biển là một trong những loại tranh chấp có nguy cơ bùng phát chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

1.2 Phân loại tranh chấp về biển

Dựa vào quy định của UNCLOS 1982 và thực tiễn tranh chấp, giải quyết tranh chấp biển giữa các quốc gia, có thể phân tranh chấp biển thành các loại sau đây:

Ngày đăng: 15/04/2024, 23:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan