Tiểu luận dẫn luận ngôn ngữ học phụ tố trong các ngôn ngữ biến hình

13 1 0
Tiểu luận dẫn luận ngôn ngữ học  phụ tố trong các ngôn ngữ biến hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân loại phụ tố- Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố, có thể chia phụ tố thành:+ Tiền tố phụ tố đứng trước chính tố như un-available “không có sẵn”, re-pay “trả lại”, im-person

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Tiếng Anh

BÀI TIỂU LUẬN

Trang 2

2.2 Cơ sở của việc phân định từ loại 4

2.2.1 Ý nghĩa khái quát 4

2.4.3 Một số ví dụ về hiện tượng chuyển loại 9

3 Từ nhiều nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa 10

3.1 Khái niệm 10

3.2 Nguyên nhân xuất hiện từ nhiều nghĩa 10

3.3 Tác dụng của từ nhiều nghĩa 10

3.4 Phân loại từ nhiều nghĩa 11

3.5 Cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa 11

3.5.1 Cơ chế hoán dụ 11

3.5.2 Cơ chế ẩn dụ 11

Trang 3

1 Phụ tố trong các ngôn ngữ biến hình 1.1 Khái niệm

- Phụ tố là loại hình vị đi kèm theo chính tố để biểu hiện ý nghĩa từ vựng phái sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ

1.2 Phân loại phụ tố

- Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố, có thể chia phụ tố thành:

+ Tiền tố (phụ tố đứng trước chính tố) như un-available “không có sẵn”, re-pay “trả lại”, im-personal “khách quan”, dis-advantage “không thuận lợi” (tiếng Anh), ab-steigen “xuống xe”, an-deuten “ám chỉ”, los-gehen “lên đường”,

nach-rechnen “tính toán lại” (tiếng Đức)

+ Trung tố (nằm ngay trong chính tố) như an trong k-an-ưa “cái cưa” (phân biệtvới kưa “cưa”), k-an-ut “cái được cắt ra” (phân biệt với kut “cắt”) (tiếng Pakôh ở Việt Nam), em trong g-em-ilang “sáng lấp lánh” (phân biệt với gilang “sáng”)(tiếng Indonesia), um trong s-um-ulay “viết, thì quá khứ” (phân biệt với sulat

“viết”) (tiếng Tagalog ở Philippine).

+ Hậu tố (đứng sau chính tố) như accept-able “có thể chấp nhận”, act-or “nam

diễn viên” (tiếng Anh), v.v…

- Căn cứ vào chức năng, có thể phân biệt hai loại phụ tố:

+ Phụ tố biến hình từ (biến tố) có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp

khác nhau của từ như phụ tố s, ed trong works “làm việc, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại” work-ed “làm việc, thì quá khứ”, jump-s “nhảy, ngôi thứ ba, số đơn,thì hiện tại”, jumped “nhảy, thì quá khứ”; phụ tố ing trong reading “đọc, thì tiếpdiễn” (tiếng Anh); phụ tố ju, et, em, l trong từ chita-ju “đọc, ngôi thứ nhất, số đơn, thì hiện tại”, chita-et, “đọc, ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại”, chita-em “đọc, ngôi thứ nhất, số phức, thì hiện tại”, chita-l “đọc, số đơn, thì quá khứ”

(tiếng Nga)

+ Phụ tố phái sinh từ (cấu tạo từ) có chức năng kết hợp với chính tố tạo ta từ

mới như phụ tố ma, mu trong du-ma-kal “trở nên lớn” (phân biệt với dakal “lớn”), fu-mu-ráw “trở nên trắng” (phân biệt với furáw “trắng”) (tiếng Agta); phụ tố ness trong kind-ness “sự tốt bụng” (phân biệt với kind “tốt bụng”), trong

like-ness “sự giống nhau” (phân biệt với like “giống”), phụ tố il trong il-legal

“bất hợp pháp” (phân biệt với legal “hợp pháp”), trong il-literate “không có học, mù chữ” (phân biệt với literate “có học, không mù chữ”) (tiếng Anh); phụ tố ch trong ch-lơ “đặt lên “trên” (phân biệt với lơ “trên”), phụ tố m trong m-hôp

Trang 4

“thức ăn” (phân biệt với hôp “ăn”) (tiếng Khmer) Bộ phận được hình thành từ

chính tố và phụ tố phái sinh từ được gọi là thân từ + Phân biệt phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ.

Phụ tố biến hình từ Phụ tố phái sinh từ - Không làm thay đổi nghĩa, loại từ - Không có tính sản sinh cao - Có thể là tiền, trung hoặc hậu tố - Trong một số ít ngôn ngữ còn có một loại phụ tố đặc biệt gọi là liên tố Loại phụ tố này không có nghĩa mà chỉ có chức năng nối kết các chính tố trong một

từ, ví dụ: s trong Liebe-s-lied “bản tình ca” (Liebe: tình yêu, Lied: bài hát) (tiếngĐức), o trong par-o-xod “tàu thủy” (par: hơi nước, xod: sự chuyển động, lối đi),

nos-o-rog “tê giác” (nos: mũi, rog: sừng) (tiếng Nga).

1.3 Phương thức ngữ pháp phụ tố

- Phương thức phụ tố là phương thức ngữ pháp dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp Phương thức này chủ yếu dùng để cấu tạo từ mới hay dạng thức mới của từ.

- Phương thức phụ tố là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất đối với các ngôn ngữ biến hình Một số ngôn ngữ như các ngôn ngữ Turkic (dùng ở Balkan, Trung Á, Thổ Nhĩ Kì, Kavakz, Trung Quốc, Siberia), Finno-Urgic (dùng ở Tây Siberia, Bắc Âu và Trung Âu) chỉ dùng hậu tố, trong khi các ngôn ngữ Ấn-Âu dùng cả tiền tố, hậu tố và trung tố Tuy nhiên, hậu tố vẫn được sử dụng nhiều hơn.

- Hậu tố thường biểu hiện những ý nghĩa ngữ pháp như sau:

+ Số phức: car-s “sách + chỉ tố số phức”, lamp-s “đèn + chỉ tố số phức”,

bottle-s “chai + chỉ tố số phức” (tiếng Anh)

fanat-y “người hâm mộ + chỉ tố số phức”, vopros-y “câu hỏi + chỉ tố số phức”

(tiếng Nga)

Junge-n “con trai + chỉ tố số phức”, Kind-er “đứa trẻ + chỉ tố số phức”, Tisch-e

“cái bàn + chỉ tố số phức” (tiếng Đức)

+ Giống của danh từ và tính từ: umn-yj “thông minh + chỉ tố giống đực”,

umn-aja “thông minh + chỉ tố giống cái”, shoss-e “xa lộ + chỉ tố giống trung”, lamp-a “đèn bàn + chỉ tố giống cái”, sto-l “bàn + chỉ tố giống đực” (tiếng Nga)

Trang 5

+ Cấp so sánh của tính từ: tall-er “cao + chỉ tố so sánh hơn”, tall-est “cao + chỉ tố so sánh nhất”, cool-er “mát + chỉ tố so sánh hơn”, cool-est “mát + chỉ tố so

sánh nhất” (tiếng Anh)

Kalt-er “lạnh + chỉ tố so sánh hơn”, kalt-st “lạnh + chỉ tố so sánh nhất”

+ Ngôi, số, thì (đôi khi cả giống) của động từ: love-s “yêu + chỉ tố ngôi thứ ba, số đơn, thì hiện tại”, punish-ed “phạt + chỉ tố thì quá khứ”

+ Sở hữu: hortus agricolae “vườn của nhà nông”, murus oppidi “tường thành

(vách tường của thành lũy)” (tiếng Latinh)

Kniga sestry “cuốn sách của chị”, krysha doma “mái (của) nhà” (tiếng Nga)

- Tiền tố trong ngôn ngữ Ấn – Âu thường có chức năng: + Cấu tạo từ phái sinh:

mature “trưởng thành” – immature “không trưởng thành, non nớt”, relevant “có

liên quan” – irrelevant “không liên quan”, smuggle “buôn lậu” - smuggler

“người buôn lậu” (tiếng Anh)

+ Biểu hiện ý nghĩa thể hoàn thành của một số động từ:

slushat “nghe + chỉ tố zero, thể chưa hoàn thành” – poslushat “nghe + chỉ tố po,

thể hoàn thành”, gotovit “nấu ăn + chỉ tố zero, thể chưa hoàn thành” –

prigotovit “nấu ăn + chỉ tố pri, thể hoàn thành” (tiếng Nga)

2 Việc phân định từ loại, hiện tượng chuyển từ loại 2.1 Khái niệm

- Từ loại là phạm trù phân loại từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của nó Vì vậy có tác giả gọi đó là phạm trù từ vựng – ngữ pháp, một tên gọi có thể dung cho các phạm trù ngữ pháp có tính chất phân loại.

2.2 Cơ sở của việc phân định từ loại

2.2.1 Ý nghĩa khái quát

- Đó là ý nghĩa chung có tính chất phạm trù của hàng loạt từ, ví dụ ý nghĩa sự

vật là ý nghĩa chung cho các từ như bàn, ghế, sách, vở, bút,… ; ý nghĩa hành động là ý nghĩa chung cho các từ như đi, đứng, ngồi, học,…; ý nghĩa đặc trưng, tính chất là ý nghĩa chung cho các từ như cao, gầy, thấp, béo,… Nhưng một sự

phân loại chỉ dựa vào ý nghĩa (một phạm trù tư duy) chưa phải là công việc Ngữ pháp học chính danh Theo cách phân loại như vậy thì danh sách từ loại trong các ngôn ngữ trên thế giới sẽ giống nhau và sự phân chia từ loại không đạt được mục đích cơ bản của nó Hơn nữa, tiêu chí ý nghĩa của từ không phải lúc nào cũng cho ta một sự chỉ dẫn rõ ràng về bản chất từ loại của nó Những danh từ

Trang 6

trừu tượng như anxiety “lo lắng”, holiday “kì nghỉ”, freedom “sự tự do”,

courage “sự dũng cảm”,… (tiếng Anh); (sự) thành công, (sự) cần thiết,… (tiếng

Việt) không gọi tên sự vật theo ý nghĩa chặt chẽ của nó Có những từ nghĩa rất

giống nhau lại thuộc về hai từ loại khác nhau như can (động từ) và able (tính từ)(I can swim = I am able to swim “Tôi có thể bơi”) trong tiếng Anh.

2.2.2 Hình thức ngữ pháp

- Tùy vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ mà đặc điểm hình thức ngữ pháp của từ loại có tính chất hình thái học, cú pháp học hoặc cả hai Ngôn ngữ học đại cương được hình thành chủ yếu trên cứ liệu các ngôn ngữ biến hình nên rất coi trọng đặc điểm hình thái học của từ khi phân chia từ loại Tuy nhiên, đối với những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, các đặc điểm cú pháp học của từ mới thực sự có giá trị khi giải quyết vấn đề này và hình thức ngữ pháp của từ chung quy được thể hiện qua: khả năng kết hợp và chức năng cú pháp.

+ Khả năng kết hợp: Các từ tham gia cấu tạo câu bao giờ cũng kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định và khả năng kết hợp đó phản ánh những đặc điểm ngữ pháp của chúng Chẳng hạn, chỉ có những từ mang ý nghĩa sự vật mới có

khả năng kết hợp với đại từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ) và từ chỉ lượng

(những, các, mấy, mọi, v.v…) Ngược lại, chúng sẽ không kết hợp với đã, đang,

sẽ, vừa, từng, v.v… là những từ thường kết hợp với từ mang ý nghĩa sự tình.

Ngay trong ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, khả năng kết hợp (đặc điểm cơ bản) của từ cũng là một căn cứ quan trọng để xác định từ loại, nhất là khi một

cái biểu đạt được dùng ở nhiều từ loại khác nhau, chẳng hạn như slow “chậm, làm chậm” vừa là tính từ vừa là động từ, paint “sơn, quét sơn” vừa là danh từ vừa là động từ, bad “xấu, cái xấu” vừa là tính từ vừa là danh từ So sánh My

mother is watering the flowers “Mẹ tôi đang tưới hoa” (water: động từ) và The child drank a bottel of water “Đứa trẻ uống hết một chai nước” (water: danh

từ), có thể thấy, chỉ có danh từ mới kết hợp được với các quán từ a hay the.

Nhưng không thể chỉ căn cứ khả năng kết hợp của từ để phân chia từ loại Chẳng hạn, nếu đã coi tính từ là từ loại có khả năng kết hợp với những từ chỉ

mức độ như rất, hơi, lắm, quá, cực kì,… thì không thể coi đực, cái, trống, mái,… là tính từ, và ngược lại, cũng không thể không coi nhớ, hận, chán, thương,…

là tính từ Hơn nữa, có một nguyên lí quan trọng cần quán triệt trong việc phân loại các đơn vị ngôn ngữ có hai mặt ý nghĩa và hình thức là cần phải xem xét cả hai mặt trong mối quan hệ qua lại với nhau, vì trong ngôn ngữ không có một ý nghĩa nào không được vật chất hóa và không có hình thức vật chất nào không tồn tại vì lí do ý nghĩa.

Trang 7

+ Chức năng cú pháp: Để cấu tạo câu, các từ phải đóng những vai trò nhất định như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ,… Vai trò đó được gọi là chức năng cú pháp Mỗi nhóm từ trong ngôn ngữ thường đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định và điều đó phản ánh bản chất ngữ pháp của nó Trong Ngôn ngữ học truyền thống có người chỉ dựa vào tiêu chí này để phân chia từ loại Tuy nhiên đấy là một quan điểm phiến diện vì bản chất từ loại và chức năng cú pháp của từ mặc dù có quan hệ với nhau nhưng đó là hai vấn đề riêng biệt Từ loại phản ánh đặc điểm ngữ pháp tự thân, vốn có của từ, còn chức năng cú pháp của từ chỉ được xác định trong quan hệ với các từ khác trong một mối quan hệ cụ thể Tương tự, nam hay nữ chỉ là đặc điểm giới tính sinh học của con người Họ chỉ trở thành vợ hoặc chồng khi trong mối quan hệ hôn nhân Đó là chức năng mà họ phải thực hiện để hình thành một gia đình.

2.3 Những từ loại phổ biến

2.3.1 Danh từ

- Về ý nghĩa, danh từ biểu hiện sự vật hay những đối tượng hình dung như sự vật, nói chung là lớp từ mang ý nghĩa thực thể.

- Về hình thức ngữ pháp, trong ngôn ngữ biến hình, danh từ trước hết được nhận diện dựa vào đặc điểm hình thái học như thường có hình thái biến đổi theo số (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Bungari,…), theo cách (tiếng Latinh, tiếng Nga, …) Ngoài đặc điểm hình thái học, danh từ trong ngôn ngữ biến hình còn có thể xác định dựa vào đặc điểm cú pháp học Danh từ trong các ngôn ngữ nói chung chủ yếu làm chủ ngữ, bổ ngữ và thường không có khả năng làm vị ngữ.

- Phân loại: Danh từ thường được phân chia làm danh từ riêng và danh từ chung + Danh từ chung là danh từ dùng để chỉ tên gọi chung của sự vật, hiện tượng Danh từ chung gồm có hai loại là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng Danh từ cụ thể là danh từ để chỉ các sự vật ta có thể cảm nhận bằng giác quan thông

thường như sách, vở, bàn, ghế,…Danh từ trừu tượng là danh từ để chỉ các hiện tượng không thể cảm nhận bằng giác quan, biểu thị những khái niệm trừu tượng

như tình yêu, nguyên nhân, nhiệm vụ, điều kiện,…

+ Danh từ riêng là danh từ dùng để chỉ một cá thể sự vật và không kết hợp được với những từ chỉ lượng Đặc biệt, danh từ riêng không biểu thị khái niệm, chẳng hạn tên của một người thường không cho biết điều gì về người đó ngoài cái tên + Xét về phương diện ngữ pháp, danh từ còn được chia thành danh từ đếm được và danh từ không đếm được.

2.3.2 Động từ

- Về ý nghĩa, động từ biểu hiện hành động, quá trình, trạng thái.

Trang 8

- Về hình thức ngữ pháp, trong các ngôn ngữ biến hình, động từ có khả năng biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái,… Chức năng cú pháp điển hình của động từ là làm vị ngữ.

- Phân loại:

+ Động từ được phân loại thành nội động từ và ngoại động từ Nội động từ là

động từ không đòi hỏi phải có bổ ngữ trực tiếp như walk “đi bộ”, sleep “ngủ”,

stand “đứng”, smile “cười”,… Ngoại động từ là động từ đòi hỏi phải có bổ ngữ

trực tiếp như wear “mặc”, cut “cắt”, kill “giết”, send “gửi”,…

+ Ngoài ra, động từ còn được chia thành động từ tính thái và động từ thường Động từ tình thái là một nhóm động từ đặc biệt Về ý nghĩa, nó chỉ biểu thị ý nghĩa tình thái là ý nghĩa liên quan đến phân biệt sự tình nào đó và liên quan đến tình cảm, thái độ đánh giá của người nói Về hình thức ngữ pháp, động từ

tình thái có bổ ngữ là một động từ khác, thường có cùng chủ thể, ví dụ: can “có thể”, must “phải”, should “nên”, need “cần”,… Động từ thường là những động

từ còn lại.

2.3.3 Tính từ

- Về ý nghĩa, tính từ biểu hiện tính chất, đặc trưng.

- Về hình thức ngữ pháp, trong những ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Bungari, tính từ không biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái, thức như động từ, thường không làm vị ngữ trong câu mà làm bổ ngữ cho động từ

hay định ngữ cho danh từ, ví dụ lovely “đáng yêu”, kind “tốt bụng”, excellent “tuyệt vời”, normal “bình thường”, famous “nổi tiếng”,…

- Trong tiếng Việt , tiếng Hán,… nhóm từ được cho là động từ với nhóm từ được cho là tính từ không có sự khác biệt về hình thức ngữ pháp, nên nhiều nhà Ngôn ngữ học cho rằng cần phải xếp hai nhóm này vào chung một từ loại, gọi là vị từ.

2.3.4 Trạng từ

- Về ý nghĩa, trạng từ là lớp từ biểu thị địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, phương thức, nguyên nhân, mức độ của một sự tình.

- Về hình thức ngữ pháp, trạng từ thường có hình thái riêng, ví dụ như politely “lịch sự”, possibly “có thể”, hopefully “hi vọng”,… (phân biệt với các tính từ

polite, possible, hopeful,…) (tiếng Anh), krasivo “xinh đẹp”, poslushno “ngoan

ngoãn”,… (phân biệt với các tính từ krasivyj, poslushnyj,…) và làm trạng ngữ

trong câu Đây là từ loại phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng không có trong tiếng Việt.

Trang 9

2.3.5 Đại từ

- Đại từ là từ dùng để trực chỉ sự vật trong tình huống giao tiếp Đại từ là một lớp từ mang đặc điểm chỉ xuất, nghĩa là khi đặt ngoài ngữ cảnh thì không thể biết rõ được sự vật mà từ biểu thị.

- Phân loại:

+ Đại từ nhân xưng: tôi, ta, cậu, tớ, bạn, mình,… (tiếng Việt), I, he, she, it, they,

we,… (tiếng Anh)

+ Đại từ chỉ định: này, kia, ấy, đó, nọ,… (tiếng Việt), this, that, these, those,…

(tiếng Anh)

+ Đại từ phiếm định: đâu, nào, gì, sao,… (tiếng Việt)

2.3.6 Lượng từ

- Lượng từ biểu thị số lượng hay thứ tự của sự vật, nhưng không phải bất kì từ nào có ý nghĩa lượng cũng đều là lượng từ Chẳng hạn trong tiếng Việt có những từ như đôi, cặp, tá, chục có ý nghĩa lượng rất rõ nhưng lại là danh từ vì chúng có đặc điểm ngữ pháp của từ loại này (kết hợp được với ấy, nọ, này, kia) - Phân loại:

+ Lượng từ xác định biểu thị số lượng, thứ tự chính xác như one “một”, two “hai”, three “ba”, first “thứ nhất”, second “thứ hai”, third “thứ ba”,…

+ Lượng từ không xác định biểu thị số lượng ước chừng như many “nhiều”,

several “dăm ba”, few “ít”,…

2.3.7 Giới từ

- Giới từ là từ loại làm thành tố chính của một ngữ đoạn chính phụ dùng để biểu thị những vai nghĩa trong câu như sở hữu, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, đối tượng tiếp nhận, phương tiện,…

- Phân loại:

+ Tiền giới từ: giới từ đi trước từ ngữ mà nó kết hợp (phổ biến có trong tiếng Việt , tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…)

+ Hậu giới từ: giới từ đi sau từ ngữ mà nó kết hợp (ít phổ biến có trong tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Hindi,…)

- So sánh:

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nhật Của mẹ of mother haha no đến Kyoto to Kyoto Kyoto e

Trang 10

bằng thìa with spoon supun de

2.3.8 Liên từ

- Liên từ là từ loại có chức năng nối kết các thành tố có quan hệ không phải

chính phụ như và, với, hoặc, nhưng, nên, nếu,… (tiếng Việt), and, but, so,

though, incase,… (tiếng Anh).

2.3.9 Thán từ

- Thán từ là từ loại biểu thị trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói Về hình thức ngữ pháp, đây là lớp từ biệt lập về mặt cú pháp, không bổ nghĩa cho bất kì một thành phần cú pháp nào ở trong câu và tự nó có thể tạo thành một phát ngôn

độc lập, ví dụ: ôi, ai, hả, chao, ối,…

2.4 Hiện tượng chuyển từ loại

2.4.1 Định nghĩa

- Hiện tượng chuyển từ loại là hiện tượng một từ có thể có sự biến đổi về chức năng, chẳng hạn một danh từ có thể được dùng như một động từ, hay một động từ có thể được dùng như một danh từ,…

2.4.2 Phân loại

- Dựa theo hình thức từ, có hiện tượng chuyển loại tương đối và chuyển loại tuyệt đối Ở hiện tượng chuyển loại tuyệt đối, từ được chuyển di từ từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng Còn ở hiện tượng chuyển loại tương đối, từ được chuyển di từ từ loại này sang từ loại khác có ghép thêm từ “bổ nghĩa”, ghép thêm phụ tố hoặc có chuyển đổi trọng âm - Dựa theo tính ổn định, bền vững về nghĩa, có chuyển loại ổn định và chuyển loại lâm thời Hiện tượng chuyển loại ổn định là khi từ chuyển loại có thể sử dụng trong bất kì hoàn cảnh nào, còn hiện tượng chuyển loại lâm thời là từ chuyển loại chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và thường mang tính chất tu từ.

2.4.3 Một số ví dụ về hiện tượng chuyển loại

- Trong tiếng Anh, các danh từ như milk “sữa”, season “mùa”,

address “địa chỉ”, shampoo “ dầu gội đầu” được dùng trong các

câu sau: She’s milking the cow “Cô ấy đang vắt sữa bò”,

Season the soup with a little salt “ Nêm gia vị cho súp với một ít

muối”, I will address this problem immediately “ Tôi sẽ giải quyết vấn đề này ngay lập tức”, Remember to shampoo before

bathing “Hãy nhớ gội đầu trước khi tắm”.

Ngày đăng: 15/04/2024, 23:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan