Thảo luận học phần an toàn bảo mật thông tin đề tàitrình bày các công nghệ và kỹ thuật mới nhất ứng dụng trong atbmtt

29 3 0
Thảo luận học phần an toàn bảo mật thông tin đề tàitrình bày các công nghệ và kỹ thuật mới nhất ứng dụng trong atbmtt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những hệ thống này có các khả năng như học kiến thức mới, nhận diện và phản ứng với thông tin, hay tự tìm cách giải quyết một vấn đề.Mục đích chính của AI trong bảo mật thông tin là phát

Trang 1

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Đề tài thảo luận

Học phần: An toàn bảo mật thông tin

ĐỀ TÀI:Trình bày các công nghệ và kỹ thuật mới

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Khái niệm An toàn và bảo mật thông tin 4

2 Vai trò và mục tiêu của an toàn bảo mật thông tin 4

II CÁC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT MỚI NHẤT ỨNG DỤNG TRONG

III Nhận định và đánh giá các công nghệ và kỹ thuật mới nhất ứng dụng trong ATBMTT tại Việt Nam 19

1 Ưu điểm và hạn chế của các công nghệ và kỹ thuật mới nhất 19

2 Tầm quan trọng và độ khả thi của việc áp dụng chúng trong các ngành và tổ

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thời đại số hóa ngày nay, an toàn bảo mật thông tin (ATBMTT) đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của hệ thống thông tin và dữ liệu Sự quan trọng của ATBMTT được nâng cao lên đáng kể khi mà hệ thống thông tin và dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng và đóng vai trò không thể phủ nhận trong hoạt động kinh doanh và xã hội.

Ngày nay, nhu cầu bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa mạng ngày càng tăng lên, từ các cuộc tấn công mạng thông thường đến các hình thức tấn công nguy hiểm như tống tiền mạng và xâm nhập mạng Điều này thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực ATBMTT để đối phó với các mối đe dọa này.

Mục tiêu của đề tài này là cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các công nghệ và kỹ thuật mới nhất đang được ứng dụng trong lĩnh vực ATBMTT Bằng cách này, đề tài mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ứng dụng các công nghệ này để bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu Đồng thời, thông qua việc nắm vững các phương tiện bảo mật thông tin hiện đại, người đọc có thể phát triển các biện pháp bảo mật hiệu quả cho tổ chức hoặc doanh nghiệp của mình, đồng thời góp phần vào việc tăng cường sự an toàn và tin cậy của hệ thống thông tin toàn cầu.

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Khái niệm An toàn và bảo mật thông tin

An toàn thông tin là khả năng đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo hệ thống có khả năng hoạt động liên tục và khả năng phục hồi khi gặp sự cố.

Bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi sự ” đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc An ninh thông tin cũng như sự bảo mật an toàn thông tin nói chung Việc bảo mật tốt những dữ liệu và thông tin sẽ tránh những rủi ro không đáng có cho chính cá nhân và doanh nghiệp của bạn.

2 Vai trò và mục tiêu của an toàn bảo mật thông tin

a Vai trò

- Bảo vệ chức năng hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp

- Tạo môi trường thuận lợi cho các ứng dụng trong tổ chức thực thi an toàn - Bảo vệ dữ liệu mà tổ chức thu thập, lưu trữ và sử dụng

- Bảo vệ các tài sản mang tính công nghệ trong các tổ chức

b Mục tiêu

- Phát hiện các lỗ hổng của hệ thống thông tin cũng như dự đoán trước những nguy cơ tấn công vào hệ thống thông tin của tổ chức

- Ngăn chặn những hành động gây mất an toàn thông tin và bảo mật thông tin từ bên trong cũng như từ bên ngoài của tổ chức

- Phục hồi các tổn thất trong trường hợp hệ thống thông tin bị tấn công gây mất an toàn và bảo mật thông tin, nhằm đưa hệ thống thông tin trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất.

Trang 5

II CÁC CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT MỚI NHẤT ỨNG DỤNG TRONG ATBMTT

1 Trí tuệ nhân tạo 1.1 Giới thiệu

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, hay AI) là trí tuệ được thể hiện bởi hệ thống máy móc với những điểm gần giống với trí tuệ con người Những hệ thống này có các khả năng như học kiến thức mới, nhận diện và phản ứng với thông tin, hay tự tìm cách giải quyết một vấn đề.Mục đích chính của AI trong bảo mật thông tin là phát hiện các hành vi độc hại, phân tích dữ liệu để nhận biết các mẫu tấn công mới và tiềm ẩn, cũng như tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các cuộc tấn công.

Tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong ATBMTT: Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc phát hiện, cảnh báo và xử lý những nguy cơ khác nhau đối với an ninh mạng tại Việt Nam Khi số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng tiếp tục gia tăng, trí tuệ nhân tạo (AI) đã bắt đầu giúp các nhà phân tích hoạt động bảo mật không có đủ nguồn lực tìm hiểu sớm về các mối đe dọa và phản ứng nhanh chóng.

1.2 Nguyên lí hoạt động

Các công nghệ AI như học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho phép các nhà phân tích phản ứng với những mối đe dọa với độ tự tin cao hơn và tốc độ nhanh hơn Đào tạo trí thông minh nhân tạo bằng cách sử dụng hàng tỷ thao tác dữ liệu từ các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, chẳng hạn như blog và báo cáo tin tức Thông qua công nghệ học máy và học sâu, trí tuệ nhân tạo liên tục nâng cao trình độ kiến thức của chính mình, từ đó “hiểu” được các mối đe dọa an ninh mạng và rủi ro không gian mạng Trí tuệ nhân tạo thu thập thông tin chi tiết và sử dụng lý luận để xác định mối quan hệ giữa các mối đe dọa khác nhau (chẳng hạn như tệp độc hại, địa chỉ IP đáng ngờ) Phân tích này có thể được hoàn thành trong vài giây hoặc vài phút, cho phép các nhà phân tích bảo mật phản ứng với những mối đe dọa nhanh hơn 60 lần.Các điểm mạnh của công nghệ này bao gồm khả năng tự động hóa quy trình phát hiện và phản ứng, cũng như khả năng phân tích dữ liệu với tốc độ và quy mô lớn Tuy nhiên điểm yếu là Những kẻ tấn công cũng bắt đầu triển khai Trí Tuệ Nhân Tạo, lợi dụng nó vào các mục đích vụ lợi Điều này đồng nghĩa với việc sẽ dần dần xuất hiện các công

Trang 6

cụ hack tự động, có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu về các hệ thống được nhắm đến làm mục tiêu và xác định các lỗ hổng ngay lập tức.

1.3 Ứng dụng

Ngân hàng và Tài chính:

- Phát hiện gian lận tín dụng: Hệ thống AI được sử dụng để phân tích mẫu hành vi và giao dịch của khách hàng để phát hiện các giao dịch gian lận và bất thường - Xác thực người dùng: AI có thể sử dụng để xác định tính hợp lệ của người dùng thông

qua việc phân tích các biểu hiện hành vi và nhận dạng thư cử của họ.

Công nghệ thông tin và Công nghệ:

- Bảo vệ hệ thống và dữ liệu: AI được sử dụng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bao gồm các mối đe dọa từ phía nội bộ và bên ngoài, giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức.

- Phát hiện lỗ hổng bảo mật: Công nghệ AI có thể phân tích mã nguồn và kiểm tra hệ thống để phát hiện các lỗ hổng bảo mật và xác định biện pháp bảo mật cần thiết.

Bán lẻ và Thương mại điện tử:

- Phân tích hành vi mua hàng: AI được sử dụng để phân tích hành vi mua hàng của khách hàng để phát hiện và ngăn chặn gian lận trong giao dịch thương mại điện tử.

- Bảo vệ thông tin cá nhân: Công nghệ AI được sử dụng để mã hóa và bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trong quá trình giao dịch và giao tiếp trực tuyến.

=> Lợi ích cho người sử dụng: Người sử dụng sẽ cảm thấy an tâm hơn về việc bảo vệ

thông tin cá nhân của mình khi các hệ thống AI được triển khai để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hoặc lỗ hổng bảo mật.

1.4 Ví dụ thực tế

HSBC, một ngân hàng quốc tế có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới HSBC đã sử dụng công nghệ AI để cải thiện quá trình xác thực và phát hiện gian lận trong giao dịch tài chính của họ HSBC đã triển khai các hệ thống AI để phân tích mẫu hành vi và giao dịch của khách hàng, từ đó phát hiện ra các giao dịch không bình thường hoặc có khả năng gian lận Công nghệ AI giúp HSBC tự động phát hiện và ngăn chặn các giao dịch gian lận một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời tăng cường bảo

Trang 7

mật cho khách hàng sử dụng dịch vụ của họ.

Khuyến nghị: Để sử dụng công nghệ AI hiệu quả trong bảo mật thông tin, các tổ chức cần đảm bảo rằng hệ thống AI được đào tạo và điều chỉnh đúng cách, đồng thời liên tục cập nhật và nâng cấp các mô hình AI để phản ứng với các mối đe dọa mới Ngoài ra, việc tích hợp AI vào quy trình bảo mật tổng thể và kết hợp với các biện pháp bảo mật khác là cần thiết để tạo ra một hệ thống bảo mật mạnh mẽ và toàn diện.

2 Blockchain 2.1 Giới thiệu

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó Mục đích chính của blockchain trong an toàn bảo mật thông tin là tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung, bất biến và bảo mật cao, đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch và ngăn chặn các cuộc tấn công đối với thông tin.Tầm quan trọng của blockchain trong an toàn bảo mật thông tin là tạo ra một môi trường lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của thông tin, ngăn chặn các cuộc tấn công và gian lận, cũng như tăng cường sự tin cậy trong các giao dịch và truyền thông trực tuyến Blockchain cung cấp một phương tiện hiệu quả để bảo vệ dữ liệu và bảo đảm rằng thông tin không bị thay đổi hay truy cập trái phép Đồng thời, nó cũng giúp giảm thiểu rủi ro từ việc mất mát hoặc sự cố dữ liệu, đặc biệt là trong các môi trường mạng không đáng tin cậy.

2.2 Nguyên lí hoạt động

Nguyên lý hoạt động của blockchain trong an toàn bảo mật thông tin dựa trên một mạng phi tập trung, cơ chế ghi chuỗi và tính bất biến của dữ liệu Mỗi khối dữ liệu mới được thêm vào chuỗi chỉ sau khi được xác nhận bởi đa số các nút mạng, và thông tin trên blockchain không thể thay đổi hoặc xóa sau khi đã được ghi vào.

Điểm mạnh của Blockchain:

đổi hoặc xóa, tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu không thể làm giả hoặc phá vỡ.

Trang 8

lưới phi tập trung, không có một điểm điều khiển duy nhất, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía một trung tâm điều khiển và tăng cường tính bảo mật.

tính bảo mật và ngăn chặn truy cập trái phép.

xác minh bởi mọi người, tạo ra tính minh bạch và tin cậy trong quá trình truyền thông và giao dịch.

Điểm yếu của Blockchain:

khi xử lý một lượng lớn các giao dịch Quá trình xác nhận giao dịch có thể mất thời gian và đòi hỏi chi phí cao, đặc biệt là đối với các blockchain công cộng như Bitcoin.

mở rộng để xử lý một lượng lớn các giao dịch cùng một lúc, dẫn đến việc giảm hiệu suất và tăng chi phí.

các rủi ro như các cuộc tấn công 51%, cuộc tấn công đánh cắp khóa riêng tư, hoặc lỗ hổng trong mã nguồn mở của các dự án blockchain.

2.3 Ứng dụng

Tài chính - Ngân hàng: Đây là lĩnh vực đầu tiên ứng dụng công nghệ

Blockchain Có thể nói, Blockchain đã tạo ra cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Giao dịch xuyên biên giới: Chuyển tiền qua biên giới bằng những phương thức

truyền thống thường mất thời gian và tốn kém Tiền phải chuyển qua nhiều ngân hàng trên đường đến điểm cuối cùng của thanh toán Khi được sử dụng cho các giao dịch xuyên biên giới, Blockchain hỗ trợ rút ngắn, đẩy nhanh quá trình, đồng thời hỗ trợ giao dịch chính xác hơn, ít tốn kém hơn.

Xác minh danh tính kỹ thuật số: Ngân hàng cùng các tổ chức tài chính không

thể thực hiện giao dịch trực tuyến nếu thiếu bước xác minh danh tính Quy trình xác minh thông thường bao gồm nhiều bước, gây mất thời gian khiến khách hàng không hài lòng Blockchain đảm bảo thông tin khách hàng được ghi nhận và xử lý nhanh chóng, hạn chế hành vi gian lận Khi thông tin của khách hàng được bảo mật, ngân hàng nhận được nhiều sự tin tưởng của công chúng hơn, đồng thời tăng tốc quá trình xác minh một cách đáng kể.

Trang 9

Báo cáo tín dụng: Báo cáo tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tài chính

của khách hàng Các trường hợp vi phạm dữ liệu gần đây cho thấy báo cáo tín dụng dựa trên Blockchain an toàn hơn so với báo cáo dựa trên máy chủ truyền thống Blockchain cũng cho phép các công ty tính đến các yếu tố phi truyền thống khi tính điểm tín dụng.

Y tế - Chăm sóc sức khỏe (Healthcare): Lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe ứng

dụng công nghệ Blockchain với mục đích:

- Thanh toán dịch vụ trực tiếp: Thông qua blockchain, việc thanh toán dịch vụ y tế cá nhân được giao dịch trực tiếp, nhanh chóng.

- Người dùng theo dõi lịch sử giao dịch dễ dàng bằng cách truy cập vào một giao dịch duy nhất.

- Lưu giữ, quản lý hồ sơ y tế điện tử, bảo vệ dữ liệu dựa trên tính minh bạch và bất biến của công nghệ chuỗi khối.

Chính phủ: Blockchain được ứng dụng khá hiệu quả trong lĩnh vực chính phủ điện tử, mang lại nhiều đổi mới cho lĩnh vực công Trong đó, khả năng quản trị dữ liệu là yếu tố quan trọng trong thí điểm và triển khai mô hình chính phủ điện tử.

Bỏ phiếu minh bạch (Voting): Mô hình bỏ phiếu Blockchain phát hành cho mỗi

cử tri một “ví tiền" (chứng thực người dùng) và một “đồng xu” duy nhất (cơ hội để bỏ phiếu) Họ bỏ phiếu bằng cách chuyển “đồng xu” đến ví của các ứng cử viên họ lựa chọn một lần duy nhất Nhờ đó, quá trình bỏ phiếu đảm bảo được tính minh bạch, chính xác, thuận tiện.

Lưu trữ và bảo vệ dữ liệu: Blockchain cũng được sử dụng để lưu trữ và bảo vệ

hồ sơ của chính phủ, tránh thao túng hoặc che giấu thông tin Nó giúp phân phối quá trình xác minh, lưu trữ dữ liệu cho nhiều bên, từ đó phân cấp quyền lực hiệu quả hơn Nó làm minh bạch cơ sở dữ liệu, tăng mức độ tin tưởng giữa các cơ quan chính phủ và người dân.

2.4 Ví dụ thực tế

Sàn giao dịch tiền điện tử (cryptocurrency exchange) sử dụng blockchain để bảo vệ thông tin giao dịch của người dùng.

Ứng dụng: Blockchain giúp mã hóa và lưu trữ an toàn thông tin giao dịch tiền điện tử, ngăn chặn gian lận và đảm bảo tính bảo mật của giao dịch.

Hiệu quả và Tác động: Tăng cường tính an toàn và tin cậy cho người dùng trong quá trình giao dịch tiền điện tử, giảm thiểu rủi ro về mất mát hoặc sự cố dữ liệu.

Trang 10

Khuyến nghị: Tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực đòi hỏi tính bảo mật cao như giao dịch tài chính, và tăng cường giáo dục cho người dùng về tính an toàn của công nghệ này.

3 Internet of things 3.1 Giới thiệu

IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật Một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Mục đích: Công nghệ IoT được sử dụng để kết nối và thu thập dữ liệu từ các thiết bị và cảm biến trên khắp môi trường số hóa Trong việc bảo vệ thông tin, mục đích của IoT là giúp quản lý và bảo vệ dữ liệu thu thập từ các thiết bị, đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho thông tin cá nhân và doanh nghiệp.

Tầm quan trọng: IoT chơi một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin bởi vì nó cho phép các tổ chức thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Điều này giúp cải thiện quá trình đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ và chính xác Hơn nữa, IoT cũng cung cấp các công cụ và giao thức bảo mật để bảo vệ dữ liệu truyền đi và lưu trữ, đồng thời ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

3.2 Nguyên lí hoạt động

Nguyên lý hoạt động: Công nghệ IoT hoạt động bằng cách kết nối các thiết bị thông qua mạng internet để thu thập, truyền và xử lý dữ liệu Đối với an toàn bảo mật thông tin, IoT sử dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai bước và quản lý danh sách kiểm soát truy cập.

Một hệ thống IoT hoàn chỉnh:

Trang 11

Cảm biến/Thiết bị

Đầu tiên, cảm biến hoặc thiết bị thu thập dữ liệu từ môi trường của chúng Dữ liệu này có thể đơn giản như đọc nhiệt độ hoặc phức tạp như một nguồn cấp dữ liệu video đầy đủ.

Chúng tôi sử dụng “cảm biến/ thiết bị” vì nhiều cảm biến có thể được kết hợp với nhau hoặc cảm biến có thể là một phần của thiết bị không chỉ cảm nhận mọi thứ Ví dụ: điện thoại của bạn là một thiết bị có nhiều cảm biến (máy ảnh, gia tốc kế, GPS, v.v.), nhưng điện thoại của bạn không chỉ là một cảm biến vì nó còn có thể thực hiện nhiều hành động.

Tuy nhiên, cho dù đó là một cảm biến độc lập hay một thiết bị đầy đủ, trong bước đầu tiên này, dữ liệu đang được thu thập từ môi trường bởi một thứ gì đó

Kết nối

Tiếp theo, dữ liệu đó được gửi đến đám mây, nhưng nó cần một cách để đạt được điều đó! Các cảm biến/ thiết bị có thể được kết nối với đám mây thông qua nhiều phương thức bao gồm: mạng di động, vệ tinh, WiFi, Bluetooth, mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN), kết nối qua cổng/ bộ định tuyến hoặc kết nối trực tiếp với internet qua ethernet…

Mỗi tùy chọn có sự cân bằng giữa mức tiêu thụ điện năng, phạm vi và băng thông Việc chọn tùy chọn kết nối nào là tốt nhất phụ thuộc vào ứng dụng IoT cụ thể,

Trang 12

nhưng tất cả chúng đều hoàn thành nhiệm vụ giống nhau: đưa dữ liệu lên đám mây.

Xử lý dữ liệu

Khi dữ liệu được đưa lên đám mây, phần mềm sẽ thực hiện một số loại xử lý trên đó Điều này có thể rất đơn giản, chẳng hạn như kiểm tra xem nhiệt độ có nằm trong phạm vi chấp nhận được không Hoặc nó cũng có thể rất phức tạp, chẳng hạn như sử dụng thị giác máy tính trên video để xác định các đối tượng (chẳng hạn như những kẻ xâm nhập vào tài sản)

Giao diện người dùng

Tiếp theo, thông tin sẽ hữu ích cho người dùng cuối theo một cách nào đó Điều này có thể thông qua một cảnh báo cho người dùng (email, văn bản, thông báo, v.v.) Ví dụ, một văn bản cảnh báo khi nhiệt độ quá cao trong kho lạnh của công ty.

Người dùng có thể có một giao diện cho phép họ chủ động đăng ký trên hệ thống Ví dụ: người dùng có thể muốn kiểm tra nguồn cấp dữ liệu video trên các thuộc tính khác nhau thông qua ứng dụng điện thoại hoặc trình duyệt web.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng là đường một chiều Tùy thuộc vào ứng dụng IoT, người dùng cũng có thể thực hiện một hành động và ảnh hưởng đến hệ thống Ví dụ: người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ trong kho lạnh từ xa thông qua một ứng dụng trên điện thoại của họ.

Và một số hành động được thực hiện tự động Thay vì đợi bạn điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống có thể tự động làm điều đó thông qua các quy tắc được xác định trước Thay vì chỉ gọi cho bạn để cảnh báo bạn về kẻ xâm nhập, hệ thống IoT còn có thể tự động thông báo cho các đội bảo mật hoặc các cơ quan chức năng có liên quan.

Điểm mạnh:

Trang 13

3.3 Ứng dụng

Giám sát và bảo vệ:

Hệ thống camera giám sát: Giám sát an ninh trong nhà hoặc ngoài trời, phát hiện chuyển động và gửi cảnh báo đến điện thoại thông minh của bạn.

Khóa cửa thông minh: Mở khóa cửa từ xa, theo dõi lịch sử ra vào, và tự động khóa cửa khi bạn đi ra ngoài.

Hệ thống báo động: Phát hiện đột nhập, cháy nổ hoặc rò rỉ khí gas, và gửi cảnh báo đến bạn hoặc cơ quan chức năng.

Hệ thống theo dõi vị trí: Theo dõi vị trí của trẻ em, người già hoặc tài sản có giá trị, giúp bạn tìm thấy họ khi cần thiết.

Xác thực và kiểm soát truy cập:

Nhận dạng khuôn mặt: Xác minh danh tính người dùng thông qua khuôn mặt, giúp kiểm soát truy cập vào các khu vực hạn chế.

Nhận dạng vân tay: Xác minh danh tính người dùng thông qua vân tay, giúp bảo mật thiết bị và dữ liệu cá nhân.

Thẻ thông minh: Sử dụng thẻ thông minh để kiểm soát truy cập vào các khu vực hoặc thiết bị cụ thể.

Mã hóa dữ liệu:

Mã hóa dữ liệu trên thiết bị IoT: Bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép, ngay cả khi thiết bị bị đánh cắp hoặc bị tấn công.

Mã hóa dữ liệu khi truyền tải: Bảo vệ dữ liệu khỏi bị đánh cắp hoặc giả mạo khi truyền tải giữa các thiết bị IoT.

Nâng cao nhận thức về an ninh mạng: Giúp người dùng hiểu rõ các rủi ro an ninh mạng và cách thức bảo vệ bản thân.

Trang 14

Đào tạo về an ninh mạng: Cung cấp cho người dùng các kỹ năng cần thiết để bảo vệ các thiết bị IoT và dữ liệu cá nhân.

Lợi ích của công nghệ IoT trong an toàn bảo mật thông tin:

đưa ra các quyết định dựa trên thông tin hữu ích.

xa, IoT giúp giảm thiểu nguy cơ và tiết kiệm chi phí hơn.

4 Điện toán an toàn (Confidential computing) 4.1 Giới thiệu

Điện toán an toàn (Confidential Computing) là một mô hình bảo mật mới nổi, tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong quá trình sử dụng Khác với các phương pháp truyền thống chỉ mã hóa dữ liệu khi lưu trữ hoặc truyền tải, điện toán an toàn mã hóa dữ liệu ngay cả khi nó đang được xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thông tin nhạy cảm.

Công nghệ an toàn bảo mật thông tin: Công nghệ cốt lõi của điện toán an toàn là Môi trường thực thi tin cậy (TEE) - một khu vực được bảo vệ trong CPU, nơi dữ liệu được mã hóa và chỉ có các ứng dụng được phép mới có thể truy cập TEE hoạt động như một "vùng an toàn" để xử lý dữ liệu nhạy cảm, ngăn chặn các truy cập trái phép và tấn công từ bên trong.

Mục đích và tầm quan trọng: Mục đích chính của điện toán an toàn là nâng cao mức độ bảo mật cho dữ liệu nhạy cảm trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng Công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc:

Giảm thiểu rủi ro rò rỉ thông tin và tấn công mạng, điện toán an toàn giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi các truy cập trái phép, ngay cả khi hệ thống bị xâm nhập.Việc sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo mật thông tin sẽ giúp các tổ chức xây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác Điện toán an toàn tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ mới đòi hỏi bảo mật cao, như điện toán đám mây an toàn và trí tuệ nhân tạo bảo mật.

Tầm quan trọng: Điện toán an toàn là một giải pháp bảo mật tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong kỷ nguyên số Việc áp dụng công nghệ này sẽ góp phần nâng cao mức độ an toàn cho các hệ thống và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số một cách an toàn và bền vững.

Ngày đăng: 15/04/2024, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan