Phân tích sự khác nhau của luật shtt 2005, và luật sđbs năm 2009, 2019,2022

30 0 0
Phân tích sự khác nhau của luật shtt 2005, và luật sđbs năm 2009, 2019,2022

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài ra, sự thay đổi này còn giúp nước ta dễ dàng tiếp cận với những vấn đề luôn được thay đổi và hội nhập xu hướng toàn cầu.- Không quy định Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạ

Trang 1

KHOA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

Trang 2

MỤC LỤC

1 Phân tích sự khác nhau của Luật SHTT 2005, và Luật SĐBS năm 2009, 2019, 2022 4 2 Phân tích mối liên hệ giữa Luật SHTT và các ngành luật khác? 11 3 Phân tích căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần trong trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT? 15 4 Hãy phân tích chế tài Dân sự, hình sự, hành chính trong việc xử lý tranh chấp liên

Trang 4

1 Phân tích sự khác nhau của Luật SHTT 2005, và Luật SĐBS năm 2009, 2019,2022.

Luật SHTT 2005Luật SĐBS 2009, 2019, 2022

1 Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ trong Luật Sở hữu trí tuệ: Theo đó, việc sử dụng đúng từ ngữ trong Luật SHTT có vai trò rất quan trọng, nó có tính định hướng không chỉ về mặt lý luận, nguyên lý mà còn định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật Ngoài ra, sự thay đổi này còn giúp nước ta dễ dàng tiếp cận với những vấn đề luôn được thay đổi và hội nhập xu hướng toàn cầu.

- Không quy định Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

- Không quy định Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng bản sao dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý.

- Không quy định Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

- Không quy định Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.

- Không quy định Biện pháp công nghệ bảo vệ quyền là biện

your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

pháp sử dụng bất kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với hành vi được thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

- Không quy định Biện pháp công nghệ hữu hiệu là biện pháp công nghệ bảo vệ quyền mà chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa thông qua các ứng dụng kiểm soát truy cập, quy trình bảo vệ hoặc cơ chế kiểm soát sao chép.

- Không quy định Thông tin quản lý quyền là thông tin xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan và các điều kiện khai thác, sử dụng; số hiệu, mã số thể hiện các thông tin nêu trên Thông tin quản lý quyền phải gắn liền với bản sao hoặc xuất hiện đồng thời với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được truyền đến công chúng.

- Không quy định Phát sóng là việc truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc

Trang 6

hình ảnh, âm thanh và hình ảnh, sự tái hiện âm thanh hoặc hình ảnh, sự tái hiện âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, truyền tín hiệu được mã hóa trong trường hợp phương tiện giải mã được tổ chức phát sóng cung cấp tới công chúng hoặc được cung cấp với sự đồng ý của tổ chức phát sóng.

- Không quy định Truyền đạt đến công chúng là việc truyền đến công chúng tác phẩm; âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn; âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện của âm thanh, hình ảnh được định hình trong bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện nào ngoài phát sóng.

- Không quy định 12a Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Không quy định 13 Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

- Không quy định 20 Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

- Không quy định Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ

Trang 7

nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.

22a Chỉ dẫn địa lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau.

- Không quy định Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

- Không quy định 2 Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ thông qua hỗ trợ về tài chính, ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ, ưu đãi đầu tư khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3 Hỗ trợ tài chính cho việc tạo ra, nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 2 Bổ sung nội dung về tác giả, đồng tác giả: Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan Các quy định liên

Trang 8

quan đến xác định chủ thể nắm giữ quyền tài sản (chủ sở hữu, tác giả, người biểu diễn) được quy định rõ ràng và cụ thể hơn.

- Không quy định Điều 12: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả” - Không quy định - Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp

tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả - Không quy định - Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền

tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.

3 Bổ sung quyền nhân thân của tác giả: Trên thực tế, có nhiều quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất nhất định Theo đó, các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Vì thế cần phải quy định thêm để giúp chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng tối đa các phúc lợi như tiền nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác từ việc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng tác phẩm.

- Không quy định Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật sửa đổi bổ sung 2022.

4 Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả - Điều 25: Có thể thấy, các nhà làm luật bổ sung nhằm thúc đẩy và phổ biến sáng tạo trong nhiệm vụ phát

Trang 9

triển Nghiên cứu, học tập.

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân

Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa

học, học tập của cá nhân và không nhằm

mục đích thương mại Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép.

- Không quy định Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.

- Không quy định Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này - Không quy định Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công

vụ của cơ quan nhà nước.

- Không quy định - Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

- Không quy định - Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông

Trang 10

thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này 5 Thay đổi trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan – Điều 50: Sự thay đổi với mục đích tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

- Không quy định Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có quy định thêm: Thời gian hoàn thành; Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

6 Bổ sung hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

- Không quy định Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

7 Bổ sung quyền đăng ký là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước – Điều 86: khuyến khích các chủ thể nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ động đăng ký, khai thác các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra; thúc đẩy quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, nghiên cứu sản phẩm, qua đó thu về nhiều lợi ích kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội.

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương

Trang 11

tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.

- Không quy định Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

2 Phân tích mối liên hệ giữa Luật SHTT và các ngành luật khác?

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Hiến pháp

Luật Hiến pháp là ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp Tại khoản 2 Điều 62 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước [ ] bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” Quy định này cho thấy sự quan tâm, chú trọng của Nhà nước ta đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bởi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng, nhằm đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo, lao động trí óc của cá nhân cũng như bảo vệ kết quả của quá trình lao động sáng tạo của cá nhân 1

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Dân sự

Luật Dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm Nội dung Luật Dân sự bao gồm các chế định quy định

Trang 12

về: quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, quyền thừa kế, quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế Theo Điều 115 BLDS 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ[ ]”, quyền SHTT là một quyền tài sản nên cũng chịu sự điều chỉnh pháp luật dân sự Hiện nay, các vấn đề mang tính chất nguyên tắc chung đều được ghi nhận trong BLDS Do đó, khi Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về một vấn đề nào đó thì BLDS sẽ được áp dụng (ví dụ các quy định về thừa kế, hợp đồng).

Luật SHTT cũng có mối liên hệ chặt chẽ với Luật Dân sự khi cùng có phương pháp điều chỉnh là phương pháp thỏa thuận, tự định đoạt Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình sử dụng, định đoạt quyền SHTT, các bên chủ thể tham gia bình đẳng về địa vị pháp lý.

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Hành chính

Luật Hành chính là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước Trong việc xác lập QSHTT, phương pháp điều chỉnh của Luật SHTT tương đồng với Luật Hành chính - phương pháp chất mệnh lệnh, phục tùng Phương pháp này được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng chủ yếu trong việc đăng ký cấp văn bằng bảo hộ, đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ, khôi phục hiệu lực văn bằng bảo hộ, xử lý các hành vi xâm phạm QSHTT Theo đó, các đối tượng xâm phạm QSHTT nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính Chẳng hạn theo quy định tại Điều 16 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ, người có hành vi xâm phạm bản quyền sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 250 triệu đồng Ngoài ra, họ còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ tác phẩm dưới hình thức điện tử trên môi trường Internet hay buộc hoàn trả thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho chủ sở hữu…

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Hình sự

Luật Hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy Luật Hình sự cũng có những quy định bảo vệ QSHTT trước các hành vi xâm phạm gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như hành vi làm hàng giả, tàng trữ hàng giả nhằm mục đích trục lợi, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền tự do sáng tạo của người khác Tuỳ theo mức độ nguy hiểm của

Trang 13

hành vi phạm tội do cố ý xâm phạm QSHTT của người khác và hậu quả nghiêm trọng gây ra cho xã hội thì người có hành vi cố ý xâm phạm QSHTT có thể bị phạt tiền, tù có thời hạn hoặc bị tịch thu tài sản, Chẳng hạn Điều 225 BLHS quy định các hình phạt cho Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và một số hình phạt bổ sung khác.

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Các đối tượng của QSHTT không chỉ giới hạn trong quốc gia mà còn rộng ra đến quốc tế Chính vì lẽ đó, các quốc gia đã nhận thấy sự cần thiết phải tạo lập các cơ sở, các điều kiện cũng như các nguyên tắc cơ bản cho các thỏa thuận song phương và đa phương đối với các đối tượng quyền SHTT nên đã xây dựng các công ước quốc tế về SHTT thiết lập một “mặt bằng chung” về các điều kiện, nội dung cụ thể của các quyền SHTT Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước đó (các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là một2

trong những nguồn của Luật SHTT)

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật TMQT

Luật TMQT thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan đến hai hay nhiều quốc gia khác nhau Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại quốc tế được chia thành 02 nhóm chính: thương mại quốc tế công và thương mại quốc tế tư Theo đó, thương mại quốc tế tư là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế và có thể là quốc gia khi quốc gia tham gia với tư cách như một thương nhân) Trong TMQT, quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng và tác động qua lại lẫn nhau Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ tạo nên giá trị sản phẩm, dịch vụ là đối tượng giao dịch trong thương mại quốc tế Các sản phẩm và dịch vụ này được sản xuất dựa trên quyền sở hữu trí tuệ và giấy phép của việc thực hiện chuyển giao quyền Chẳng hạn âm nhạc, tranh, ảnh,… Đều được mua bán, cung ứng ngoài phạm vi biên giới quốc gia, gọi là thị trường thương mại quốc tế Do đó, sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng khi trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của giá trị giao dịch trong thương mại quốc tế

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Cạnh tranh

2 Khoản 3 Điều 5 Luật SHTT: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

Trang 14

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế Xuất phát từ mục đích và đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh và Luật SHTT thì một số quan điểm cho rằng, giữa Luật Cạnh tranh và Luật SHTT có sự mâu thuẫn với nhau Bởi nếu Luật Cạnh3

tranh đang hướng đến loại bỏ sự độc quyền trên thị trường thì Luật SHTT lại trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền đối với tài sản SHTT để nhằm mục đích ghi nhận, khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo Chẳng hạn, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trừ các trường hợp luật định Điều này có thể gây xung đột với pháp4

luật về cạnh tranh, bởi lẽ, mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường, với quan điểm khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực Còn pháp luật về sở hữu công nghiệp lại trao quyền độc quyền cho người nắm giữ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được bảo hộ Tuy nhiên, cả hai đều có chung một mục tiêu cơ bản là thúc đẩy sáng tạo và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Mối liên hệ giữa Luật SHTT và Luật Lao động

Luật lao động là ngành luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động Theo Điều 86 Luật SHTT 2005 quyền đăng ký sáng chế của người lao động thuộc về pháp nhân hoặc cá nhân cung cấp tài chính và cơ sở vật chất cho nhà sáng chế qua hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ phi các bên có liên quan có thỏa thuận khác Như vậy, trong trường hợp người lao động được thuê hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu để có thể tạo ra một sáng chế nào đó thì người sử dụng lao động sẽ có quyền nộp đơn xin cấp bằng sáng chế, và một khi đã được cấp văn bằng bảo hộ, người sử dụng lao động sẽ là chủ sở hữu sáng chế đó.

3 Phân tích căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần trong trường hợpbồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT?

Chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm có thể áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại theo khoản 4 Điều 202 Luật SHTT Khi yêu cầu Tòa án áp dụng 3 Bùi Thị Hằng Nga, “Mối tương quan giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ trong quá trình thực thiquyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

Trang 15

các biện pháp bồi thường thiệt hại, chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm cần chứng minh hành vi xâm phạm trái pháp luật, thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra (Điều 203 – 205 Luật SHTT; Mục 1.3 Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP) Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra (khoản 2 Điều 204 Luật SHTT) Căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần như sau:

Thiệt hại vật chất

Thiệt hại về vật chất được bồi thường gồm có: các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại (điểm a khoản 1 Điều 204 Luật SHTT).

 Tổn thất về tài sản: được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ được xác định theo một hoặc các căn cứ:

(i) Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; (ii) Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ; (iii) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; (iv) Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác (Điều 17 NĐ 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006).

Tổn thất về tài sản của Luật SHTT không hoàn toàn giống với tổn thất về tài sản trong BLDS (Điều 589 BLDS 2015), do tài sản trí tuệ là tài sản vô hình và thiệt hại về tài sản trí tuệ chỉ có thể được xác định thông qua tổn thất về giá trị tính bằng tiền của quyền SHTT, từ đó thực hiện chức năng đền bù cho người bị thiệt hại 5

 Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận: tài sản trí tuệ không chỉ tồn tại với giá trị nguyên gốc mà ở khía cạnh tích cực nó còn được khai thác, sử dụng để gia tăng lợi ích Đây là lợi ích đáng lẽ chủ sở hữu quyền đã nhận được Do đó, việc mất hay giảm lợi ích từ khả năng sử dụng của tài sản là một loại thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra 6

5 Đỗ Văn Đại (2016), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận án, Tập 1, NXB.Hồng Đức, tr 369.

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan