Nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau không, giải thích tại sao 1

16 45 0
Nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau không, giải thích tại sao 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy, nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm khác nhau nhưng có những nét tương đồng .1Khái niệm Là một khái niệm pháp lý: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI THẢO LUẬN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LẦN 4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 2024

1

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: LÝ THUYẾT 2

1 Nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau không, giải thích tại sao? 2

2 3

a Làm thế nào để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ hay không? 3

b Làm thế nào để xác định hàng hóa, dịch vụ có tương tự nhau? 4

3 Cho 3 ví dụ nhãn hiệu không được bảo hộ do không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 4

Ví dụ 1: 4

Ví dụ 2: 4

Ví dụ 3: 5

4 Phân tích điểm mới về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 5

PHẦN II BÀI TẬP 7

1 Công ty A có nhãn hiệu “Vimaxx” dùng cho hàng hóa là bột giặt Công ty A không đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu “Vimaxx” 7

a Giả sử nhãn hiệu “Vimaxx” là nhãn hiệu nổi tiếng thì công ty A có được bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu này khi không tiến hành đăng ký và không được cấp văn bằng bảo hộ không? Vì sao? 7

b Việc công ty B sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước giặt và công ty C sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước rửa chén có bị xem là xâm phạm nhãn hiệu của công ty A hay không? Vì sao? Biết rằng nhãn hiệu của công ty B và công ty C sử dụng sau công ty A và chưa được cấp văn bằng bảo hộ 7

2 Anh/chị hãy đánh giá khả năng bảo hộ là nhãn hiệu của các dấu hiệu sau

3 Cửa hàng thời trang Hương Canh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thời trang từ năm 2020 Nhãn hiệu dự định đăng ký gồm tên cửa hàng là “Hương Canh”

1

Trang 3

và logo cho các sản phẩm “Quần áo, phụ kiện của quần áo, cụ thể là thắt lưng, khăn quàng cổ và găng tay, cà vạt; giày dép, bít tất và mũ nón” thuộc nhóm 25 và “Dịch vụ cửa hàng bán lẻ và dịch vụ bán lẻ trực tuyến quần áo, các phụ kiện” thuộc nhóm 35 10

a Bằng kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ, anh/chị hãy hướng dẫn Cửa hàng thời trang Hương Canh chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu này 10 b Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp cho nhãn hiệu trên, nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực Nhận định này là đúng hay sai? 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2

Trang 4

PHẦN I: LÝ THUYẾT

1 Nhãn hiệu và thương hiệu có giống nhau không, giải thích tại sao?

Chúng ta cần phân biệt khái niệm nhãn hiệu với khái niệm thương hiệu Nhãn hiệu là một khái niệm pháp lý chỉ những dấu hiệu được bảo hộ với tư các là một đối tượng của sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ nhãn hiệu nổi tiếng Còn thương hiệu là một khái niệm kinh tế chỉ các dấu hiệu có giá trị thương mại Thương hiệu không phải là một đối tượng sở hữu công nghiệp mà đó là một thuật ngữ được sử dụng trong việc quảng cáo, tiếp thị, đề cập tới các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại như một công cụ quan trọng tạo dựng nên hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng Khi nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng như hàng hóa đó bền, đẹp, tốt, sang trọng… thương hiệu có thể là nhãn hiệu, tên thương mại, logo, hình ảnh, biểu tượng, mẫu thiết kế, khẩu hiệu… Theo WIPO thì thương hiệu “là một dấu hiệu hữu hình và vô cùng đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức” Vì vậy, nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm khác nhau nhưng có những nét tương đồng 1

Khái niệm Là một khái niệm pháp lý: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo WIPO thì thương hiệu “là một dấu hiệu hữu hình và vô cùng đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức”

Việc tạo lập Nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ nhãn hiệu nổi tiếng.

Tạo lập thương hiệu là tạo lập hình tượng về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng như hàng hóa đó bền, đẹp, tốt, sang trọng… thương hiệu có thể là nhãn hiệu, tên thương mại, logo, hình ảnh, biểu tượng, mẫu thiết kế, khẩu hiệu…

1 Trang 280 Giáo trình Luật Sỡ hữu trí tuệ 3

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Khía cạnh

pháp lý Nhãn hiệu được pháp luật bảohộ và đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn trong việc quảng cáo, tiếp thị, đề cập tới các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại như một công cụ.

Ví dụ Có thể kể đến những nhãn hiệu rất nổi tiếng như xe máy

Air Blade của thương hiệu

a Làm thế nào để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có tương tự đếnmức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau.

Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu:

- Có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức khôngdễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình

bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh;

- Việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Dấu hiệu bị coi trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng dùng cho hàng hoá trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan trong các trường hợp sau đây:

(i) Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng;

(ii) Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng của cùng chủ sở hữu nhãn hiệu;

(iii) Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang 4

Trang 6

nhãn hiệu đối chứng, trừ trường hợp ngoại lệ khi tính tương tự về hàng hoá, dịch vụ và tính tương tự về dấu hiệu không đủ tạo ra khả năng nhầm lẫn khi sử dụng dấu hiệu tương tự;

(iv) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng 2

b Làm thế nào để xác định hàng hóa, dịch vụ có tương tự nhau?

Nhãn hiệu hàng hóa: là nhãn hiệu gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại với các cơ sở sản xuất khác nhau.

Nhãn hiệu dịch vụ: là nhãn hiệu được gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau 3

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định: “Hànghóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc vềchức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạmvi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặcphương thức thực hiện”

3 Cho 3 ví dụ nhãn hiệu không được bảo hộ do không đáp ứng điều kiệnbảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Ví dụ 1:

Công ty A đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Nestla’ cho sản phẩm sữa của công ty A năm 2024 Công ty A không được bảo hộ nhãn hiệu do có dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Nestle Dẫn đến trường hợp thuộc điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT nên nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt Do đó, không thỏa điều kiện chung đối với nhãn hiệu tại khoản 2 Điều 72 Luật SHTT.

CSPL: khoản 2 Điều 72, điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

Ví dụ 2:

Công ty B đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “THƠM THO” cho sản phẩm bột giặt Công ty B không được bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm này do căn cứ các điều kiện chung đối với nhãn hiệu quy định tại Điều 72 thì dấu hiệu này không thỏa điều kiện số 2 tức là không có khả năng phân biệt hàng hóa Cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 74 quy định thì dấu hiệu này chỉ công dụng của hàng hóa là giúp cho quần áo thơm tho nên nó bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt Vậy nên “THƠM THO” sẽ không phải là nhãn hiệu được bảo hộ.

CSPL: khoản 2 Điều 72, điểm c khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

2 Trang 310, 311 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ

3 Trang 289 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ 5

Trang 7

Ví dụ 3:

Công ty C đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “ABCYZCSIK” cho sản phẩm giày Nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 về khả năng phân biệt của nhãn hiệu thì đây không được xem là nhãn hiệu có khả năng phân biệt vì nó không được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố nhận biết, dễ ghi nhớ Cụ thể thì “ABCYZCSIK” không thuộc dạng dễ ghi nhớ nên nó bị coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt Vậy nên “ABCYZCSIK” sẽ không phải là nhãn hiệu được bảo hộ.

CSPL: khoản 2 Điều 72, điểm a khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

4 Phân tích điểm mới về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022.

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 72 Luật SHTT về dấu hiệu âm thanh có thể

được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu như sau: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dướidạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tốđó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiệnđược dưới dạng đồ họa” Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết quốc tế của Việt

Nam cũng như phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới Một trong những yêu cầu quan trọng của Hiệp định CPTPP đối với các thành viên là phải không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh Thực tế cho thấy, với sự phát4

triển tối ưu của khoa học - công nghệ và nhu cầu xã hội, các dấu hiệu âm thanh thực tế đã ra đời với các nội dung đa dạng, phong phú, đảm nhận được chức năng giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được các sản phẩm của những doanh nghiệp nào sản xuất Tức là, dấu hiệu âm thanh có thể đáp ứng được các chức năng của một nhãn hiệu.

Thứ hai, Theo khoản 1 Điều 73 Luật SHTT về dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca” Việc bổ sung thêm dấu hiệu âm thanh vào các dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu nên việc quy định thêm dấu hiệu Quốc ca và quốc tế ca không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là hợp lý.

Thứ ba, theo khoản 2 Điều 105 Luật SHTT thì yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ hoạ của âm thanh đó Với các đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh đã tiếp nhận kể từ 14/01/2022, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có giải thích Cụ thể, Cục SHTT sẽ định hướng triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn ST68 của WIPO về nhãn hiệu âm thanh để thẩm định đơn Mẫu nhãn hiệu sẽ có tệp âm thanh có định dạng tệp mp3, dung lượng 2-5 mb để phù hợp với các tiêu chuẩn của WIPO và cũng như để thích hợp với việc công bố đơn Bản thể hiện đồ họa của nhãn hiệu âm thanh là các thể hiện dưới dạng khung, tài liệu tách rời thay vì dán lên như mẫu đơn hiện hành Cục SHTT cũng dự kiến sẽ tiến hành sửa đổi Mẫu tờ khai đăng ký theo các tiêu chuẩn của WIPO 5

4 Điều 18.18 Hiệp định CPTPP

5https://celigal.com/bao-ho-nhan-hieu-am-thanh-tai-viet-nam-i160, tham khảo ngày 02/4/2024 6

Trang 9

PHẦN II BÀI TẬP

1 Công ty A có nhãn hiệu “Vimaxx” dùng cho hàng hóa là bột giặt.Công ty A không đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu“Vimaxx”.

a Giả sử nhãn hiệu “Vimaxx” là nhãn hiệu nổi tiếng thì công ty A cóđược bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu này khi không tiến hành đăng ký vàkhông được cấp văn bằng bảo hộ không? Vì sao?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT: “Quyền sở hữu công nghiệpđối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vàothủ tục đăng ký”, do đó đối với nhãn hiệu “Vimaxx” là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy

định tại khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì công ty A được bảo hộ đối với nhãn hiệu này khi không tiến hành đăng ký, cũng như không được cấp văn bằng bảo hộ Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có các tài liệu chứng minh quyền sở hữu đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 75 Luật SHTT thì được đánh giá nhãn hiệu là nổi tiếng.

CSPL: khoản 2 Điều 4, điểm a khoản 3 Điều 6 và Điều 75 Luật SHTT.

b Việc công ty B sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx”cho hàng hóa là nước giặt và công ty C sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãnhiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước rửa chén có bị xem là xâm phạm nhãnhiệu của công ty A hay không? Vì sao? Biết rằng nhãn hiệu của công ty B vàcông ty C sử dụng sau công ty A và chưa được cấp văn bằng bảo hộ.

- Trường hợp 1: Nhãn hiệu “Vimaxx” của công ty A không đăng ký để cấp

văn bằng bảo hộ và là nhãn hiệu nổi tiếng.

Việc công ty B sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước giặt và công ty C sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước rửa chén bị xem là xâm phạm nhãn hiệu của công ty A.

Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT, trong trường hợp này, một nhãn hiệu bị xem là xâm phạm đến quyền bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng của người khác khi nó đáp ứng đủ 2 điều kiện:

Thứ nhất, nhãn hiệu bị xem là xâm phạm đến quyền bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng khác phải có dấu hiệu trùng hoặc tương tương tự đến mức gây nhầm lẫn hoặc không trùng hay tương tự nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng có mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu nổi tiếng Trong trường hợp có sự tương tự thì sự tương tự đó phải đảm bảo rằng nó “gây nhầm lẫn” với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Việc nhãn hiệu bị nghi ngờ là xâm phạm quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu khác không chỉ là về phần nhìn mà còn bao gồm cả phần nghe Một 8

Trang 10

dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu Việc xác định các yếu tố về cấu tạo và cách6

thức thể hiện của một nhãn hiệu có bị xem là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn phụ thuộc vào cảm tính của người thẩm định 7

Thứ hai, nhãn hiệu bị xem là xâm phạm đến quyền bảo hộ phải trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ phải có sự tương tự về bản chất hoặc chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc phải có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện 8

Hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo đó, nhãn hiệu của cả hai công ty B và C cho các sản phẩm lần lượt là nước giặt và nước rửa chén đều thỏa 2 điều kiện Cả công ty B và C đều sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” của công ty A Bên cạnh đó, về yếu tố hàng hóa dịch vụ, nhãn hiệu của công ty A, B, C đều kinh doanh các

sản phẩm thuộc nhóm 3 “Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc; Chếphẩm đánh răng không chứa thuốc; Nước hoa, tinh dầu; Chế phẩm tẩy trắng vàcác chất khác dùng để giặt; Chế phẩm để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và màimòn” được quy định trong bảng Phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa

ước Nice (phiên bản 12-2024), thuộc phụ lục “Công báo Sở hữu công nghiệp số 429” của Bộ Khoa học và Công nghệ Cục sở hữu trí tuệ Cả 3 công nhãn hiệu của công ty A, B, C đều kinh doanh về hàng hóa là sản phẩm là chất tẩy rửa Việc việc hàng hóa thuộc nhãn hiệu của công ty B và C đều có sự tương tự với hàng hóa thuộc nhãn hiệu “Vimaxx” của công ty A về mặt nhãn hiệu cũng như hàng hóa có thể khiến có người tiêu dùng nhầm lẫn rằng có mối quan hệ giữa 3 mặt hàng này Xét về yếu tố kênh tiêu thụ hàng hóa, nếu cả 3 sản phẩm thuộc nhãn hiệu của công ty A, B, C đều được bán trong các siêu thị, việc phân loại về nhóm ngành hàng sẽ làm cho 3 sản phẩm này được sắp xếp trong cùng một khu vực hay thậm chí là cạnh nhau Người tiêu dùng trong trường hợp này sẽ dễ dàng bị gây nhầm lẫn bởi các yếu tố về mặt nhãn hiệu cũng như về mặt hàng hóa.

- Trường hợp 2: Nhãn hiệu “Vimaxx” của công ty A không đăng ký để cấp

văn bằng bảo hộ và là nhãn hiệu thông thường.

Trong trường hợp này, việc công ty B sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “Vimaxx” cho hàng hóa là nước giặt và công ty C sử dụng dấu hiệu tương tự

6 Tham khảo điểm a khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP

7 Giáo trình Luật SHTT, trang 310

8 Tham khảo điểm b khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP 9

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan