Buổi thảo luận thứ nămtrách nhiệm dân sự, vi phạmhợp đồng vấn đề 01bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợpđồng gây ra

37 0 0
Buổi thảo luận thứ nămtrách nhiệm dân sự, vi phạmhợp đồng  vấn đề 01bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợpđồng gây ra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so vớiBLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợpđồng.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dâ

Trang 1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2021

Trang 2

Tình huống: 1

1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 1

1.4 BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 6

1.5 Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 7

VẤN ĐỀ 02 9

Tóm tắt Bản án số: 121/2011/KDTM-PT về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán” của Toà án nhân dân TP HCM 9

Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá” 9

2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng 10

*Đối với vụ việc thứ nhất 12

2.2 Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng 12

2.3 Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng? 13

2.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% 14

*Đối với vụ việc thứ hai 15

2.5 Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào? 15

Trang 3

2.7 Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thoả thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16 2.8 Trong Quyết định Trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 17 2.9 Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng 18 2.10 Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và BTTH có bị giới hạn không? Vì sao? 19 2.11 Trong Quyết định Trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này 20 2.12 Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Toà án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 21 VẤN ĐỀ 03 23 Tình huống: 23 3.1 Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có thể thoả thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời 23 3.2 Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi 24 3.3 Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên 25 3.4 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 26

Trang 4

3.5 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thoả thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lười từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử 26 VẤN ĐỀ 04 29 Mỗi nhóm tự tìm ít nhất 01 bản án (quyết định) của Toà án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà Toà án đã áp dụng BLDS 2015 29 Cho biết suy nghĩ của nhóm về hướng giải quyết của Toà án trong bản án (quyết định) liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà nhóm đã tìm thấy 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

VẤN ĐỀ 01

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢPĐỒNG GÂY RA

Tình huống:

Ông Lại phẫu thuật ngực cho bà Nguyễn và bà thoả thuận 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi nhỏ vào, không được đụng đến núm vú Nhưng sau khi phẫu thuật bà Nguyễn thấy núm vú mình sưng lên, đau nhức 10 ngày sau đó, vết mổ của bà bị hở nên ông tiến hành mổ may lại Được vài ngày thì vết mổ bên tay phải chữ T lại hở Sau đó ông Lại mổ lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng Cuối cùng thì bà Nguyễn mất núm vú phải.

1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồngtheo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so vớiBLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợpđồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho phía bên kia.

- Cơ sở pháp lý:

+ Điều 13 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân có

quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

+ Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm

nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ

phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật cóquy định khác.”

+ Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp

“1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xácđịnh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

Trang 6

2 Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ramình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyền còn có thể yêu cầungười có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồngmà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.3 Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụbồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa ánquyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam :1

Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: Nội dung của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại là việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất mà mình đã gây ra do việc đã vi phạm nghĩa vụ dân sự Bởi vậy, thiệt hại có thể xem là yếu tố bắt buộc và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không Người có quyền phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra

Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ: Đây chính là hành vi vi phạm

nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Hành vi này có thể là hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật

Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt

hại xảy ra: Hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh

thiệt hại là kết quả tất yếu khách quan của hành vi vi phạm nghĩa vụ Về thời gian, hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại xảy ra Nếu thiệt hại đã xảy ra trước khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ, giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả, do đó, bên có quyền không thể căn cứ vào thiệt hại trước đó để yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường.

- Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

+ Điều 307 BLDS 2005 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1 Lê Thị Diễm Phương (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(Tái bản có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật

Trang 7

“1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệthại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổnthất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thấtvề tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thựctế bị mất hoặc bị giảm sút.

3 Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứthành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền đểbù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.”

+ BLDS 2005 chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và Trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần (Khoản 1 Điều 307 BLDS 2005) Điều khoản này không nêu ra những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Hơn nữa, Điều

307 BLDS 2005 lấy tiêu đề là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại” nhưng nội dung

chỉ đề cập đến thiệt hại mà không cho biết để có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải hội đủ những điều kiện nào Tuy nhiên, từ Điều 302 và Điều 307 BLDS 2005 có thể suy luận ra rằng để phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải có thiệt hại.

+ Đến BLDS 2015, tại Điều 360 BLDS có ghi nhận “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật đã có quy định khác” Ở quy định này, yếu tố thiệt hại đã được xác định rõ hơn và được nhắc đến với cụm từ “có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra”, hướng sửa đổi này là thuyết phục và phù hợp với thực tiễn để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại Đồng thời, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành một điều luật độc lập đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trong việc thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ.

+ Và Điều 419 BLDS 2015 đã thể hiện được các điểm mới quan trọng: Các thiệt hại được bồi thường không chỉ là các thiệt hại thực tế, hiện hữu như trước đây BLDS 2005 đã quy định mà còn cả các thu nhập bị bỏ lỡ (khoản lợi mà đáng lẽ ra

Trang 8

trong điều kiện bình thường thì bên bị thiệt hại sẽ có được nhưng do hành vi vi phạm của bên kia mà mình đã không thu được) Điều 419 còn quy định thêm một loại thiệt hại được bồi thường là các chi phí mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo Khoản 3 Điều 419 thì người vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị hại trong đó có các pháp nhân thương mại (DN) Đây cũng là một điểm mới liên quan đến các loại thiệt hại được bồi thường mà trước đây được quy định còn mập mờ, không rõ ràng, gây tranh chấp không đáng có.

1.2 Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân củabà Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bàNguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?

- Trong tình huống trên, đã có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn, vì hợp đồng thỏa thuận ngực giữa ông Lại và bà Nguyễn đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thân thể của bà Nguyễn.

+ Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 BLDS 2015 quy định:

“1 Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể,quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe Không ai bị tước đoạt tính mạng tráiluật.”

+ Và Khoản 3 Điều 33 BLDS 2015:

“3 Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiệnkỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học,dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể ngườiphải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.”

Theo quy định trên thì việc xâm hại tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe vì trong hợp đồng về dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ bà Nguyễn đã yêu cầu không được đụng đến núm vú nhưng ông Lại lại đụng đến núm vú của bà Nguyễn trong quá trình phẫu thuật khi không có sự đồng ý của bà dẫn đến việc bà bị mất núm vú và gây ra thiệt hại về sức khỏe.

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ.

Trang 9

+ Cơ sở pháp lý: Điều 360 BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi

phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Trong tình huống này ông Lại và bà Nguyễn có xác lập hợp đồng về dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ và các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ như sau:

+ Một là, có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (nghĩa là bên có nghĩa

vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng): Trong hợp đồng về dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ giữa ông Lai và bà Nguyễn có yêu cầu không được đụng đến núm vú nhưng ông Lại đã đụng đến núm vú nên đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

+ Hai là, có thiệt hại xảy ra: Việc mất núm vú phải của bà Nguyễn đã gây ra

thiệt hại về mặt sức khỏe và bà phải đi chữa trị và tái tạo ra núm vú khác Những chi phí đó ông Lại cần phải bồi thường cho bà Nguyễn.

+ Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt

hại xảy ra: Do ông Lại không thực hiện đúng hợp đồng nên dẫn đến bà Nguyễn bị mất núm vú phải gây ra thiệt hại về mặt sức khỏe.

1.3 Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạmhợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định hiện hành, có 03 loại thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường.

- Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất

thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạnchế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.”

+ Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015: “Người có quyền có thể yêu cầu bồi

thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh dokhông hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệthại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.”

Theo đó, các thiệt hại vật chất được bồi thường do vi phạm hợp đồng gồm:

Trang 10

+ Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

+ Thiệt hại về lợi ích mà lẽ ra người có quyền sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.

+ Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

1.4 BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phátsinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

BLDS cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm.

- Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 1 Điều 419 BLDS 2015: “1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm

nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13và Điều 360 của Bộ luật này.”

Theo quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng nêu trên, tại Khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên thiệt hại phải bồi thường

+ Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015: “2 Người có quyền có thể yêu cầu bồi

thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh dokhông hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệthại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.”

Theo đó, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình phải được hưởng do hợp đồng mang lại, đó phải là lợi ích thực tế và có cơ sở pháp lí Và người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng Việc xác định thiệt hại vật chất có thể dựa trên các tổn thất thực tế

+ Điều 13 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm

được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặcluật có quy định khác.”

Trang 11

Phạm vi điều chỉnh của BLDS chủ yếu là các quan hệ tài sản, nên sự vi phạm của một bên có thể dẫn đến sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần cho bên kia và người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất đã xảy ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.

+ Điều 360 BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây

ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Thiệt hại về vật chất do vi phạm nghĩa vụ là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm thiệt hại trực tiếp tổn thất về tài sản hoặc thiệt hại gián tiếp như chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các thiệt hại, Thiệt hại về vật chất có thể phát sinh từ hành vi gây thiệt hại đối với tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các quyền nhân thân khác.

1.5 Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất vềtinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần - Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa

vụ:

“1 Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sựđối với bên có quyền Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiệnnghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện khôngđúng nội dung của nghĩa vụ.”

+ Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm

nghĩa vụ:

“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụphải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật cóquy định khác”

+ Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 về Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:

Trang 12

“3 Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của mộtchủ thể.”

+ Khoản 1 Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm

hợp đồng:

“1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xácđịnh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.”

+ Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm

hợp đồng:

“3 Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụbồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa ánquyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

- Trong tình huống có ghi nhận: Theo như thoả thuận ban đầu giữa ông Lai và bà Nguyễn, việc phẫu thuật ngực được thực hiẹn với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi nhỏ vào, không được đụng đến núm vú Nhưng trên thực tế, sau khi được ông Lai phẫu thuật thì bà Nguyễn đã bị mất núm vú phải, túi ngực hỏng phải lấy ra khỏi Do đó, ông Lai đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015, từ đó, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của ông đối với bà Nguyễn Cụ thể:

+ Có thiệt hại xảy ra: Bà Nguyễn mất núm vú phải.

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng: Trong hợp đồng có thoả thuận trong quá trình phẫu thuật không được đụng đến núm vú nhưng ông Lai đã đụng đến núm vú.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Vì ông Lai đã đụng đến núm vú của bà Nguyễn (hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng) đã dẫn đến thiệt hại cho bà Nguyễn (mất núm vú phải).

Vì vậy, căn cứ theo Khoản 1 Điều 419 và Điều 360 BLDS 2015, ông Lai phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với bà Nguyễn Hơn nữa, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của ông Lai đã làm cho bà Nguyễn bị thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn thiệt hại về mặt tinh thần (Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015) bởi việc mất núm vú phải là một tổn thất khá lớn đối với một người phụ nữ và còn ảnh hưởng tới sức khoẻ người bị thiệt hại là bà Nguyễn

Trang 13

Do đó, trong trường hợp này, bà Nguyễn hoàn toàn có quyền yêu cầu ông Lai bồi thường thiệt hại về tinh thần theo Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015.

Trang 14

VẤN ĐỀ 02PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số: 121/2011/KDTM-PT về “V/v Tranh chấp hợp đồngmua bán” của Toà án nhân dân TP HCM.2

Nguyên đơn là Công ty Tân Việt (Tân Việt) khởi kiện bị đơn là Công ty Tường Long (Tường Long) về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán”.

Tân Việt và Tường Long có ký kết Hợp đồng ngày 01/10/2010 và phụ lục hợp đồng ngày 07/10/2010 để mua vải thành phẩm Ngay sau khi ký hợp đồng, Tân Việt thanh toán trước 30% giá trị đơn hàng được xác định là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng ngay sau khi bên Tường Long giao hoàn tất và 30% còn lại thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng Sau đó, phía Tường Long gửi văn bản yêu cầu tăng giá hàng với lý do giá nguyên liệu tăng nhưng phía Tân Việt không đồng ý Ngày 03/12/2010, Tường Long thông báo huỷ bỏ hợp đồng trên Hai bên đã có biên bản thương lượng giải quyết việc hủy bỏ hợp đồng nhưng không thành Do Tường Long đã vi phạm tự ý hủy hợp đồng nên phía Tân Việt yêu cầu Tường Long chịu phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm với số tiền 102.849.604 đồng và chịu phạt cọc số tiền 406.920.000 đồng.

Tòa sơ thẩm nhận định Tường Long đã tự hủy bỏ hợp đồng nên buộc Tường Long có trách nhiệm thanh toán cho Tân Việt số tiền phạt là 102.849.604 đồng; Tường Long không phải thanh toán số tiền phạt cọc là 406.920.000 đồng Tòa phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của Tân Việt, giữ nguyên án sơ thẩm.

Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam về “V/v Tranh chấphợp đồng mua bán hàng hoá”.3

Nguyên đơn là Công ty Hà Việt khởi kiện bị đơn là Công ty Shanghai CJS International về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá”.

Ngày 13/09/2006, các bên thoả thuận ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số FK - JSC 02/2006 Ngày 20/10/2006, phía bị đơn yêu cầu tăng giá nhưng nguyên đơn không đồng ý Ngày 27/10/2006, bị đơn huỷ hợp đồng Nguyên đơn cho rằng bị đơn

2 Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 121/2011/KDTM-PT.

Trang 15

đã không thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng dẫn đến phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho phía Nguyên đơn nên đã khởi kiện nên nguyên đơn khởi kiện ra Trun tam Trọng tài quốc tế Việt Nam yêu cầu bị đơn phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận ban đầu là 30% giá trị hợp đồng.

Hội đồng Trọng tài cho rằng mức phạt này là quá cao so với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt không quá 8% giá trị Hợp đồng, nên vô hiệu phần mức phạt 30% theo thoả thuận của các bên Do đó, HĐTT quyết định công nhận việc bị đơn đã vi phạm Hợp đồng, buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt Hợp đồng là 2.780 USD, tương đương với 8% giá trị của Hợp đồng.

2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp

Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do định đoạt mức phạt vi phạm trong hợp đồng Do đó, BLDS 2005 quy định về mức phạt vi phạm chỉ dừng lại ở việc có sự thoả thuận của các bên Nhưng đến BLDS 2015 thì ngoài sự thoả thuận của các

bên thì mức phạt vi phạm còn được quy định trong các “trường hợp luật liên quan

có quy định khác” Luật liên quan có quy định khác như Điều 301 LTM 2005 có4

quy định cụ thể về giới hạn mức phạt vi phạm mà trong BLDS 2015 không đề cập

đến: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với

nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị

4 Luật Thương mại số: 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội,

Trang 16

https://thuvienphapluat.vn/van-phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luậtnày” Hay tại Khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: 5 “Đối với côngtrình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giátrị phần hợp đồng bị vi phạm…”.

Theo đó, việc bổ sung thêm quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp

“luật liên quan có quy định khác” là phù hợp bởi quy định này bảo đảm quyền tự

do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình Trường hợp luật liên quan có quy định mức phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận phải tuân theo quy định của luật này về mức phạt (không được vượt quá mức phạt luật quy định).

Thứ hai, về Vấn đề trách nhiệm dân sự mà các bên vi phạm nghĩa vụ

phải chịu:

- Cơ sở pháp lý:

Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015

“3 Các bên có thể thoả thuận về việcbên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiềnphạt vi phạm mà không phải bồithường thiệt hại hoặc vừa phải nộpphạt vi phạm và vừa phải bồi thườngthiệt hại; nếu không có thoả thuậntrước về mức bồi thường thiệt hại thìphải bồi thường toàn bộ thiệt hại.Trong trường hợp các bên không cóthoả thuận về bồi thường thiệt hại thìbên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiềnphạt vi phạm.”

“3 Các bên có thể thỏa thuận về việcbên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịuphạt vi phạm mà không phải bồithường thiệt hại hoặc vừa phải chịuphạt vi phạm và vừa phải bồi thườngthiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận vềphạt vi phạm nhưng không thỏa thuậnvề việc vừa phải chịu phạt vi phạm vàvừa phải bồi thường thiệt hại thì bên viphạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt viphạm.”

Tại Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 đã bỏ đi quy định “nếu không có thoả

thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” của

Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 Sở dĩ, BLDS 2015 bỏ trường hợp này là vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại đã được quy định khác điều chỉnh cụ thể (Điều 13 BLDS 2015 và Điều 360 BLDS 2015 ) Giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại67

5 Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội,

Trang 17

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-có mối quan hệ cụ thể và việc áp dụng hay không áp dụng cùng lúc hai chế tài này có thể dẫn đến những hệ quả nhất định:

+ Nếu các bên chỉ thoả thuận phạt vi phạm mà không thỏa thuận về việc bồi thường thì bên vi phạm chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm

+ Nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm thì khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, cho dù thiệt hại thực tế xảy ra, bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm

+ Nếu các bên có thỏa thuận của các vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm phải gánh chịu đồng thời cả hai trách nhiệm: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Từ đó cho thấy, pháp luật Dân sự tôn trọng sự thể hiện ý chí của các bên Hai chế tài này sẽ được áp dụng nếu trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận vi phạm có thể kết hợp bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận cho phép kết luận quy định trường hợp không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng một bên vẫn yêu cầu bồi thường thiệt hại. 8

*Đối với vụ việc thứ nhất

2.2 Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.

- Cơ sở pháp lý:

+ Điều 328 BLDS 2015 về Đặt cọc:

“1 Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia(sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vậtcó giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảođảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2 Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trảlại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ

6 Điều 13 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được:

bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

7 Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt

hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc luật có quy định khác.”

8 Lê Thị Diễm Phương (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(Tái bản có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật

Trang 18

chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặtcọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả chobên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

+ Điều 418 BLDS 2015 về Phạt vi phạm hợp đồng:

“1 Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bênvi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan cóquy định khác.

3 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạtvi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vàvừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuậnvề việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạmnghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

- Điểm giống nhau:

+ Về đối tượng thực hiện: Đều là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên + Về hình thức: Đều được lập thành văn bản.

+ Về hậu quả pháp lý: Bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặc phạt cọc), và không căn cứ vào thiệt hại thực tế.

2.3 Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc haylà nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?

Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc.

- Trong phần Xét thấy của Bản án số 121/2011/KDTM-PT, Toà án nhận định: “Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 các bên đã thỏa thuận: ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua (Công ty Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (Công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công ty Tường Long giao hàng hoàn tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan