Buổi thảo luận thứ năm các đối tượng quyền sở hữucông nghiệp khác

19 0 0
Buổi thảo luận thứ năm các đối tượng quyền sở hữucông nghiệp khác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đối tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên thì tính mới của thiết kế bố trí là tính mới thương mại được quy định tại Điều 71 Luật SHTT hiện hành:– Thiết kế bố trí được coi là có tính mới

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Quản trị - Lớp QTL44B

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮUCÔNG NGHIỆP KHÁC

Bộ môn: Luật Sở hữu trí tuệ

Giảng viên: ThS Đặng Nguyễn Phương Uyên

Trang 2

MỤC LỤC

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 1A.1 Lý thuyết: 11 Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khác biệtso với điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích 12 Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai ví dụ vềchỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theo bạn làhành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành) 23 Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địa lý”có giống nhau không? Vì sao? 3A.2 Bài tập: 41 Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhândân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau: 4a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mạigiữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? 4b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì? Hai chủ thể có cùng lĩnhvực kinh doanh không, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi này sinh viên phải trả lời ở haigóc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và theo bảng Danh mục phân loạingành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành (sinh viên tự tìm và đốichiếu để xác định) 5c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựa vàotiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao 5d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại củanguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích 62 Nghiên cứu tình huống sau 7a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữutrí tuệ không? 8b) Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh củacông ty không? Hành vi của bà P trong tình huống trên đã xâm phạm bí mật kinhdoanh của công ty 9B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM (CÓ NỘP BÀI) VÀ KHÔNG THẢOLUẬN TRÊN LỚP 10

Trang 3

Đọc, nghiên cứu Bản án số 30 và 31 “Tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu trítuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí

tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: 10

1/ Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không? 11

2/ Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bảnnào? 11

3/ Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tênmiền đã được đăng ký? 12

4/ Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền trùnghay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ? 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚPA.1 Lý thuyết:

1 Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khác biệt sovới điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích.

Giống nhau Không thuộc các trường hợp trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng.

- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;

- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế đó Yêu cầu này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác Do đặc trưng của mạch tích hợp bán dẫn hoàn toàn mang tính kỹ thuật mà chỉ có những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực mới hiểu và nắm bắt được nên phạm vi bộc lộ chỉ cần giới hạn trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn Yêu cầu về tính nguyên gốc của thiết kế bố trí không cao như yêu cầu về trình độ sáng tạo của sáng chế.

Cả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, sáng chế và kiểu dáng công nghệ đều yêu cầu về tính mới nhưng tính mới của thiết kế bố trí khác với tính mới của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp Nếu tính mới của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là tính mới tuyệt

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

đối tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên thì tính mới của thiết kế bố trí là tính mới thương mại được quy định tại Điều 71 Luật SHTT hiện hành:

– Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại (sản xuất, phân phối, mua bán, chuyển nhượng) tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

– Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

– Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản b phần này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

2 Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai vídụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theobạn là hành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành)

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay Việt Nam có 116 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (https://ipvietnam.gov.vn/danh-sach-cac-chi-dan-ia-ly-uoc-bao-ho-tai-viet-nam) Hai ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm:

- Vụ việc chỉ dẫn địa lý “Tân Triều" cho sản phẩm bưởi, năm 2012, bưởi Tân Triều được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên, tình trạng nhiều người mang bưởi đường lá cam trồng ở vùng khác về cù lao Tân Triều để bán, dưới danh nghĩa bưởi Tân Triều, thậm chí mạo danh “bưởi Tân Triều” để dễ dàng đưa đi các địa phương khác tiêu thụ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Hành vi này đã xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cụ thể theo điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó"

- Vụ việc chỉ dẫn địa lý cua Cà Mau cho sản phẩm cua Tháng 6/2022, tên gọi “cua Cà Mau” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng bán Cua Cà Mau có nguồn gốc thật sự từ Cà Mau, thì cũng đã có không ít dân buôn nhập các sản phẩm cua ở các địa phương khác như Cần Giờ, Vũng tàu, Bến Tre và gắn “mác” Cua Cà Mau, việc này làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ Cà Mau Hành vi này đã xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý

Trang 6

được bảo hộ, cụ thể theo điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó"

-Tương tự, thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Phú Quốc cũng bị một DN tại Mỹ là Viet Huong Fishsauce giành quyền đăng ký bảo hộ từ năm 1982 Theo đó, các sản phẩm của công ty này từ năm 1982 đến nay đều sử dụng nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” có hình con cá cơm, đảo Phú Quốc và bản đồ Việt Nam Đến năm 2006, nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng của Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… nhưng là sản phẩm của Viet Huong Fishsauce.Hành vi này đã xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cụ thể theo điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đỏ lắm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

3 Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địalý” có giống nhau không? Vì sao?

Theo Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT hiện hành: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng đểchỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụthể”

Theo quy định tại Điều 786 BLDS 1995 thì: “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địalý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó vớiđiều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điềukiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả haiyếu tố đó” Khái niệm chỉ dẫn địa lý bao hàm cả tên gọi xuất xứ.

Thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hoá” và “chỉ dẫn địa lý” không giống nhau Vì:  Về mặt khái niệm:

Chỉ dẫn địa lý là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh, chỉ rõ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Còn tên gọi xuất xứ là tên địa lý của nước, địa phương nhằm để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó và các mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc

Trang 7

thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả yếu tố đó.

 Về mặt hình thức thể hiện: Chỉ dẫn địa lý có các dấu hiệu có thể là từ, ngữ, hình ảnh, ký hiệu Còn tên gọi xuất xứ chỉ bao gồm từ ngữ.

 Về mối quan hệ tương quan giữa hàng hóa và xuất xứ địa lý: Chỉ dẫn địa lý có mối quan hệ chủ yếu, nghĩa là một hoặc một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hàng hoá được thực hiện ở một vùng địa lý đó Tên gọi xuất xứ hàng hoá có mối quan hệ dựa trên, tức là toàn bộ quá trình sản xuất phải được thực hiện tại vùng địa lý đăng ký bảo hộ.

Do đó, hai thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hoá” và “chỉ dẫn địa lý” này là khác nhau.

A.2 Bài tập:

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa ánnhân dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:

Tóm tắt Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhân dânthành phố Hà Nội

Nguyên đơn: Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bị đơn: Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội Do tên thương mại của hai chủ thể này giống nhau, nên nguyên đơn cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại nên đã gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu phía bị đơn chấm dứt hành vi xâm phạm đối với tên thương mại và yêu cầu bị đơn đăng ký kinh doanh lại với tên khác để không trùng hoặc gây nhầm lẫn đối với tên thương mại của nguyên đơn.

Tòa án xác định việc sử dụng tên thương mại “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” của bị đơn là không đảm bảo các điều kiện bảo hộ tại các Điều 76,77,78 Luật Sở hữu trí tuệ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định chấp nhận đề nghị của nguyên đơn Yêu cầu bị đơn phải chấm dứt hành vi xâm phạm và thay đổi đăng ký kinh doanh.

a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thươngmại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao?

Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam.

Trang 8

Tên thương mại giữa hai thủ thể này là giống nhau bởi vì tên thương mại của cả hai chủ thể đều là “kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam”.

b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì? Hai chủ thể có cùnglĩnh vực kinh doanh không, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi này sinh viên phải trả lời ởhai góc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và theo bảng Danh mục phân loạingành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành (sinh viên tự tìm và đốichiếu để xác định)

Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn là sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gạo, bột mì và các loại nông sản khác; kinh doanh xuất khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.

Lĩnh vực kinh doanh của bị đơn là chế biến và đóng hộp thịt, chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm; chế biến và bảo quản thủy sản và các sản phẩm khác từ thủy sản; rau quả và các sản phẩm khác từ rau quả; sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động thực vật, các loại dầu mỡ khác; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa xay xát, sản xuất bột ngô, tinh bột, các sản phẩm từ tinh bột, các loại bánh từ tinh bột, đường, cacao, socola, mứt, kẹo, mỳ ống, mì sợi; sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn gia súc gia cầm và thủy sản, chưng tinh chất và pha chế rượu mạnh, sản xuất rượu vang, bia, mạch nha ủ men bia, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đồ uống không cồn Theo nhận định của Tòa án, nguyên đơn và bị đơn là các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực Còn theo bảng danh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành thì nguyên đơn và bị đơn có cùng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựavào tiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao

Theo nhóm, có căn cứ để xác định nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh.

Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì “Khu vựckinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng,khách hàng hoặc có danh tiếng” mà không có quy định phạm vi cụ thể của khu vực địa lý

này Vì vậy, ngoài việc dựa trên các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp còn cần dựa trên cơ sở thực tiễn qua từng trường hợp cụ thể thì mới thuận tiện trong việc xác định nguyên đơn và bị đơn có cùng lĩnh vực kinh doanh không Cụ thể, trên cơ sở Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/04/2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội:

Trang 9

- Công ty cổ phần kỹ nghệ công nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở chính tại 913 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh (nguyên đơn) có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/01/2004 Từ khi thành lập, nguyên đơn đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong cả nước, từ lâu đã được người tiêu dùng tín nhiệm sản phẩm và được bình chọn sản phẩm là “hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 11 năm Ngoài ra, nguyên đơn còn thực hiện các hoạt động quảng cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là có tổng đại lý tại Hà Nội từ ngày 01/01/2006 thông qua Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Hoàng Nam có trụ sở tại 30 Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

- Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở tại lô 03-10A cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội (bị đơn) có GCNĐKKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29/05/2007 có cùng lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột giống như nguyên đơn Bị đơn đã sử dụng tên gọi trên để xưng danh trong hoạt động kinh doanh và các sản phẩm của bị đơn chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường phía nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh -nơi nguyên đơn đặt trụ sở chính.

Từ hai điểm trên cho thấy nguyên đơn và bị đơn có cùng lĩnh vực kinh doanh khi cùng sản xuất các sản phẩm tinh bột và sản phẩm từ tinh bột Đồng thời, các sản phẩm của nguyên đơn đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu trên thị trường trong phạm vi toàn quốc, được người tiêu dùng tín nhiệm trong nhiều năm liền và có cả tổng đại lý tại Hà Nội, nghĩa là phạm vi hoạt động kinh doanh của nguyên đơn tương đối rộng lớn bao hàm cả Hà Nội là nơi bị đơn có trụ sở Bên cạnh đó, sản phẩm của bị đơn lại được tiêu thụ rộng rãi tại khu vực phía nam và thành phố Hồ Chí Minh- nơi nguyên đơn có trụ sở Vì vậy, khu vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn có các nơi trùng lặp nhau (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ) nên nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh.

d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại củanguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Luật SHTT: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫnthương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụngtrước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầmlẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại

Trang 10

đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại” thì cần xem xét theo 2 điều

- Thứ nhất, “Chỉ dẫn thương mại” của bị đơn có trùng hoặc tương tự với tên thương mại của nguyên đơn không.

Theo Khoản 2 Điều 130 Luật SHTT: “Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, baogồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫnđịa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.” Có thể thấy tên thương mại của

nguyên đơn là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” được cấp GCNĐKKD do Sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp ngày 15/1/2004 Bị đơn là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp GCNĐKKD ngày 29/5/2007 Theo đó, bị đơn được thành lập sau nguyên đơn và sử dụng tên thương mại trùng hoàn toàn với tên của nguyên đơn Bị đơn sử dụng “chỉ dẫn thương mại” liên quan đến tên thương mại được bảo hộ của nguyên đơn thông qua việc sử dụng tên thương mại của bị đơn.

- Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ mà bị đơn kinh doanh có cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh không.

Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn có sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gạo, bột mì Còn bị đơn đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề kinh doanh chế biến lương thực thực phẩm trong đó có sản xuất các sản phẩm tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột Theo đó, nguyên đơn và bị đơn kinh doanh cùng một lĩnh vực.

Như vậy, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn.

2 Nghiên cứu tình huống sau

Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chịcủa bà P) với nội dung “…Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của côngty M… kèm theo danh mục” Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy laođộng, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quycông ty

Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công tyM, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty Nhữngthông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan