Buổi thảo luận thứ haivấn đề chung của hợp đồng vấn đề 01chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

25 0 0
Buổi thảo luận thứ haivấn đề chung của hợp đồng  vấn đề 01chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồngtheo quy định của Điều 400 BLDS 2015.- Hướng giải quyết trên của Toà án là hoàn toàn hợp lý.Thứ nhất, về vấn đề trả lời chấp

Trang 1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2021

Trang 2

Tóm tắt tình huống: 1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án đối với 3 vấn đề trên 1 1.1 Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 1 VẤN ĐỀ 02 4 Khái quát Án lệ số: 04/2016/AL về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 4 Nội dung Án lệ số: 04/2016/AL về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 4 Tóm tắt tình huống: 5 2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 5 2.2 Việc Toà án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? 7 VẤN ĐỀ 03 8 Tóm tắt tình huống: 8 3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ thể được nghiên cứu 8 3.2 Thời hiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được xác định như thế nào? Vì sao? 10 3.3 Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? 11 VẤN ĐỀ 04 13

Trang 3

Tóm tắt Quyết định số: 259/2014/DS-GĐT về “V/v Tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao 13 *Đối với việc thứ nhất 14 4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 14 4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? 15 4.3 Hướng giải quyết của Toà án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 16 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 16 *Đối với việc thứ hai 18 4.5 Vì sao Toà án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? 18 4.6 Suy nghĩ của anh/chị về xác định trên của Toà án (giả tạo để trốn tránh nghĩa

Trang 4

VẤN ĐỀ 01

CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNGTóm tắt tình huống:

T1/2018, A, B, C gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng T1/2020 và T2/2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng không chứng minh được đã gửi chấp nhận đó cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D).

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án đối với 3 vấn đềtrên.

1.1 Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồngtheo quy định của Điều 400 BLDS 2015.

- Hướng giải quyết trên của Toà án là hoàn toàn hợp lý.

Thứ nhất, về vấn đề trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, theo Khoản

1 Điều 393 BLDS 2015: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của

bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.”, thì trả lời chấp

nhận giao kết hợp đồng phải thoả mãn các yêu cầu pháp lý, trong đó có yêu cầu “thông báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được đưa ra trong thời hạn xác định” Do đó, dựa vào tình huống trên có thể xác định A, B, C khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho D theo phương thức đề nghị giao kết gián tiếp Đồng thời, A, B, C cũng không nêu rõ thời hạn trả lời nên bên được đề nghị là D phải trả lời đề nghị trong thời gian hợp lý theo Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015.

Thứ hai, việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải được thể hiện dưới

một hình thức xác định, tức là D (bên được đề nghị) phải bằng cách này hay cách khác chỉ ra “chấp nhận “ của mình đối với đề nghị đó Hơn nữa, căn cứ Khoản 1

Điều 400 BLDS 2015: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận

được chấp nhận giao kết.” Nhưng trong tình huống trên, D đã gửi cho A và B chấp

nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng lại không chứng minh được là đã gửi chấp nhận đề nghị cho C trong khi bên đề nghị giao kết hợp đồng là cả A, B và C và D phải có nghĩa vụ thông báo cho cả 3 người về việc chấp nhận giao kết hợp

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

đồng Như vậy, khi D không chứng minh được chấp nhận của mình đã được gửi cho C nên C có quyền tin rằng D chưa chấp nhận hợp đồng.

Kết luận lại, việc giao kết hợp đồng này tuy D đã gửi chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng nhưng vì chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nên hợp đồng đề nghị giao kết giữa A, B, C với D xem như chưa được giao kết Như vậy, Toà án xác định bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 là hoàn toàn thuyết phục.

1.2 Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy địnhcủa Điều 394 BLDS 2015.

Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà án đối với vấn đề này là hợp lý Căn cứ theo Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 quy định:

“1 Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉcó hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợpđồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đềnghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉcó hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.”

Hện nay, pháp luật không quy định rõ thế nào là thời hạn “hợp lý” và thời hạn “hợp lý” được tính như thế nào Mà theo pháp luật có 2 loại thời hạn: xác định và không xác định (trong một khoảng thời gian hợp lý) Việc đánh giá có hợp lý hay không hợp lý phụ thuộc vào bên thứ 3 (VD: Tòa án, ) Phải gắn vào từng trường hợp cụ thể để xem xét thời hạn này có là hợp lý hay không Trong trường hợp trên, vì bên đề nghị là A, B và C không ấn định thời hạn trả lời cụ thể nên việc trả lời chấp nhận sẽ được thực hiện trong một thời hạn hợp lý Tuy nhiên, từ lúc A, B, C gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng cho D là T1/2018 nhưng đến T1,2/2020 thì D mới gửi trả lời chấp nhận đề nghị, thì như vậy, theo quan điểm của nhóm em, thời hạn 2 năm là không hợp lý bởi bên được đề nghị là D nếu cần một khoảng thời gian để cân nhắc, xem xét lời đề nghị hoặc tìm kiếm đối tượng để phù hợp với hợp đồng thì cũng không thể kéo dài đến như vậy Thời hạn 2 năm là quá lâu và có thể dẫn đến các điều khoản về giải quyết tranh chấp được đề nghị trước đó sẽ không còn phù hợp với các bên và với hoàn cảnh năm 2020.

Trang 6

Như vậy, tuy pháp luật không quy định cụ thể nhưng cả hai bên khi tham gia vào một hợp đồng, giao dịch thì cũng có thể tự đặt ra một giới hạn về thời gian, một mặt là không làm tốn quá nhiều thời gian cho các bên; mặt khác, là tôn trọng bên đề nghị giao kết hợp đồng.

1.3 Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới.

Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà án đối với vấn đề này là hợp lý Căn cứ vào Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015, trong tình huống này, bên đề nghị giao kết hợp đồng (A, B, C) không nêu rõ thời hạn trả lời cho nên việc nhận định chấp nhận của D có là đề nghị giao kết mới hay không sẽ dựa vào “thời hạn hợp lý” Tuy nhiên, Toà án đã xác định việc trả lời chấp nhận của D chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và nhóm em đồng quan điểm với Toà Do đó, nhóm em xác định chấp nhận của D nằm ngoài “thời hạn hợp lý” và được xem là đề nghị giao kết mới.

Như vậy, lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của D sẽ trở thành một lời đề nghị mới Bên đề nghị ban đầu là A, B, C trở thành bên được đề nghị, còn bên trả lời là D trở thành bên đưa ra phản đề nghị (đề nghị mới) và chịu sự ràng buộc bởi “phản đề nghị” đó, với tư cách của người đề nghị giao kết hợp đồng Và thư “phản đề nghị” trong trường hợp này được coi là một đề nghị không xác định thời hạn trả lời Nếu bên đề nghị ban đầu thể hiện sự đồng ý chấp nhận toàn bộ nội dung của thư “phản đề nghị” trong thời gian hợp lý thì hợp đồng sẽ được giao kết theo nguyên tắc chung.

Trang 7

VẤN ĐỀ 02

SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNGKhái quát Án lệ số: 04/2016/AL về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất” của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao.1

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Khái quát nội dung của án lệ:

Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Khoản 2 Điều 176 của BLDS năm 1995; - Điều 15 Luật HNGĐ năm 1986.

Từ khóa của án lệ:

“Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Định đoạt tài sản chung của vợ chồng”; “Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận”.

Trang 8

Nội dung Án lệ số: 04/2016/AL về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất” của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao.2

“Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26-4-1996: Việc chuyển nhượng nhà, đất diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở Trong khi đó gia đình ông Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ.”

Tóm tắt tình huống:

Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ 7 nhân khẩu cho ông Văn Năm 2004, ông Văn xây dựng chuồng trại trên đất và các bên đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất Lúc đó, gia đình bà Chu, ông Bùi không có ý kiến gì Tuy nhiên, nay các con của hai ông bà yêu cầu Tòa án vô hiệu giao dịch vì chưa có sự đồng ý của họ Tòa án đã áp dụng Án lệ 04/2016/AL.

2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặngtrong giao kết hợp đồng?

Trước hết, nhóm em xác định tại Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 và Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 đều thể hiện một điểm chung đó là đều công nhận theo hướng im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận từ trước Tuy nhiên, nhà làm luật đã có sự đổi mới trong việc quy định vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng giữa BLDS 2015 so với BLDS 2005.

- Cơ sở pháp lý:

Trang 9

+ Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005: “Hợp đồng dân sự cũng xem như được

giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoảthuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”

+ Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015: “Sự im lặng của bên được đề nghị không

được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuậnhoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

Ở BLDS 2005 cho rằng “im lặng” cũng được xem như chấp nhận giao kết hợp đồng, tức đã ghi nhận vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng, nhưng BLDS 2005 không nêu rõ trong phần chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 396) mà chỉ nhắc đến trong phần xác định thời điểm giao kết hợp đồng (Khoản 2 Điều 404) Tuy nhiên, việc quy định như vậy là trái với nguyên tắc của hợp đồng, bởi việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng phải là một sự tuyên bố ý chí công khai, phải được biểu lộ ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định và được thông đạt như bên đề nghị Sự im lặng không thể hiện là có đồng ý hay không, nên không được xem là một hình thức công bố ý chí thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng. 3 Hơn nữa, việc quy định như vậy có thể sẽ tạo ra rất nhiều rủi ro pháp lý đối với các bên, đồng thời “im lặng là chấp nhận” cũng có thể làm phát sinh những tranh chấp không đáng có khi chủ thể không muốn gia kết hợp đồng nhưng cũng không muốn biểu đạt ý chí, hoặc các trường hợp bên được đề nghị bị suy đoán là “chấp nhận” một cách ngoài ý muốn.

Đến BLDS 2015, các nhà làm luật bổ sung thêm quy định mới về chế định “im lặng trong giao kết hợp đồng” được nêu rõ ở cả phần chấp nhận giao kết (Khoản 2 Điều 393) và phần thời điểm giao kết hợp đồng (Khoản 2 Điều 400) Cụ thể, BLDS 2015 không xem sự im lặng là “chấp nhận” trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên Hay nói cách khác, BLDS 2015 theo hướng thông thường im lặng không là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có ngoại lệ, khi có thoả thuận hay theo thói quen của các bên im lặng vẫn là chấp nhận giao kết hợp đồng Điều này đã quy định rõ hơn trường hợp 4

3 Lê Minh Hùng (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản

có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Chương II, tr.189.

4 Đỗ văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới BLDS 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật

Trang 10

nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, giúp mở rộng thêm trường hợp ngoại lệ cho sự im lặng khi giao kết hợp đồng

Kết luận lại, trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp phát sinh từ việc im lặng trong khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng Sự đổi mới về vấn đề “im lặng trong giao kết hợp đồng” quy định trong BLDS 2015 đã khắc phục được nhược điểm của BLDS 2005, với mục đích nhằm hạn chế những trường hợp phát sinh những tranh chấp không đáng có từ việc im lặng Hơn nữa, việc điều chỉnh này giúp mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen, tập quán giao kết hợp đồng, mua bán hàng hóa.

2.2 Việc Toà án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồngchuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Toà án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên là chưa thuyết phục Vì:

Trong Án lệ số 04/2016/AL, trường hợp nhà đất là tài sản chung mà có người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, những người còn lại không ký tên trong hợp đồng nhưng có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất

Ở đây, những người con không ký tên trong hợp đồng biết việc chuyển nhượng đất của ba mẹ, biết việc ông Văn sử dụng đất nhưng không có ý kiến gì, tuy nhiên việc im lặng (biết mà không nói) không đủ căn cứ để có thể xác định là đồng ý với việc chuyển nhượng Còn phải xét đến việc những người con có sử dụng số tiền chuyển nhượng đất mà bà Chu ông Bùi nhận được không và việc bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận chưa.

Trang 11

VẤN ĐỀ 03

ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢCTóm tắt tình huống:

Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng Hợp đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp về hình thức, đăng ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài sản thế chấp) Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.

3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữaBLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ thể được nghiên cứu.

Chủ đề được nghiên cứu trong Vấn đề 3 là Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được và có 3 điểm mới trong BLDS 2015 so với BLDS 2005.

Căn cứ pháp lý:

“1.Trong trường hợp ngay từ khi ký

kết, hợp đồng có đối tượng không thể

thực hiện được vì lí do khách quan

hợp đồng này bị vô hiệu

2.Trong trường hợp khi giao kết hợpđồng mà một bên biết hoặc phải biết vềviệc hợp đồng có đối tượng không thểthực hiện được, nhưng không thôngbáo cho bên kia biết nên bên kia đãgiao kết hợp đồng thì phải bồi thườngthiệt hại cho bên kia, trừ trường hợpbên kia biết hoặc phải biết về việc hợpđồng có đối tượng không thể thực hiệnđược

3 Quy định tại khoản 2 Điều này cũngđược áp dụng đối với trường hợp hợpđồng có một hoặc nhiều phần đốitượng không thể thực hiện được, nhưngphần còn lại của hợp đồng vẫn có giá

trị pháp lý.”

“1.Trường hợp ngay từ khi giao kết,hợp đồng có đối tượng không thể thựchiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu 2.Trường hợp khi giao kết hợp đồng màmột bên biết hoặc phải biết về việc hợpđồng có đối tượng không thể thực hiệnđược nhưng không thông báo cho bênkia biết nên bên kia đã giao kết hợpđồng thì phải bồi thường thiệt hại chobên kia, trừ trường hợp bên kia biếthoặc phải biết về việc hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được 3.Quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này cũng được áp dụng đối vớitrường hợp hợp đồng có một hoặcnhiều phần đối tượng không thể thựchiện được nhưng phần còn lại của hợpđồng vẫn có hiệu lực.”

Trang 12

Thứ nhất, về mặt thuật ngữ:

Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 đã sử sụng thuật ngữ “giao kết” thay vì sử dụng thuật ngữ “ký kết” như trong Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 là bởi vì các nhà làm luật nhận thấy thuật ngữ “ký kết” ở đây không mang tính bao quát, “ký kết” chỉ áp dụng cho hợp đồng được xác lập bằng hình thức văn bản có chữ ký, điều đó đã làm giới hạn hình thức xác lập hợp đồng Hơn nữa, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều trường hợp sự thoả thuận giao kết hợp đồng khác giữa các bên như: hợp đồng miệng, hợp đồng giao kết thông qua im lặng, những hình thức này có thể được hình thành mà không cần có chữ ký Do đó, BLDS 2015 đã thay đổi thuật ngữ “ký kết” bằng “giao kết” nhằm mang tính bao quát hơn trong việc xác lập hợp đồng giữa các bên Việc thay đổi này là chính xác và khắc phục được nhược điểm của BLDS 2005.

Thứ hai, về lí do làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được:

Tại Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 quy định hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được phải vì “lí do khách quan” làm cho hợp đồng này bị vô hiệu Quy định này có phần hơi cứng nhắc, phạm vi hẹp, chưa sát với thực tế bởi có rất nhiều trường hợp trên thực tế cho thấy không chỉ vì lý do khách quan là lý do duy nhất có thể làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được mà còn vì các lý do khác như lý do chủ quan của các bên tham gia, hoặc đó là một thực tế, nhưng do sơ suất chủ quan của bên bị thiệt hại làm cho hợp đồng không thể thực hiện được (Ví dụ: Các bên công chứng hợp đồng mua bán nhà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải toả trước khi các bên “ ký kết” hợp đồng tại tổ chức hành nghề công chứng; hoặc các bên mua bán nhà ở của bên bán, nhưng nhà ở đó được xây dựng trên đất của người khác, làm cho hợp đồng không thể thực hiện được,v.v ). 5

Do đó, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “vì lý do khách quan” và điều này là phù hợp với hiện nay bởi dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì một hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được đều không thể hình thành, lý do chủ quan hay khách quan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm phát sinh khi hợp đồng vô hiệu chứ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

5 Lê Minh Hùng (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản

có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan