Buổi thảo luận thứ haiquyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả 2

29 0 0
Buổi thảo luận thứ haiquyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử dụng hợp lý cho phép một người sử dụng và xây dựng tác phẩm mới dựa trên các tác phẩm trước đó mà không tước đoạt quyền kiểm soát và hưởng lợi ích từ những tác phẩm đó của tác giả/chủ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TÊN MÔN HỌC:LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đề tài:

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THÁI CƯỜNG

Trang 2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢI Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1 Mục đích yêu cầu:

liên quan đến khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyền SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

của các môn trước đây (khoảng 6-7 SV/nhóm – tuỳ theo tình hình thực tế của lớp) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn.

luận được đưa trước cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước.

SV sẽ được trình bày thành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm.

trong các yêu cầu đặt ra đối với SV luật Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày một hoặc một vài nội dung thảo luận.

Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, 2007;

- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;

Trang 3

- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu tham khảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự).

3 Tiêu chí đánh giá:

a Hình thức: 1 điểm

gặp như không viết hoa, thiếu khoảng cách giữa các từ hay trước các dấu câu, thiếu dấu câu…

b Tài liệu tham khảo: 1 điểm

để tìm cho mình những tài liệu có nội dung liên quan.

túc cho bài viết của mình.

được tính điểm), hoặc những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.

đủ, rõ ràng, chính; trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm.

c Nội dung: 8 điểm

4 Thời hạn nộp bài:

Vào đầu mỗi buổi thảo luận, các nhóm nộp bài là sản phẩm cụ thể sau khi đã làm việc nhóm cho Giảng viên phụ trách thảo luận.

Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài

không có điểm bộ phận.

II Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A Nội dung thảo luận tại lớp:

Trang 4

A.1 Lý thuyết:

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy địnhcủa pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiệnhành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use) là quyền sử dụng một tác phẩm có bản quyền trong những điều kiện nhất định mà không cần có sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

Học thuyết này giúp ngăn chặn việc áp dụng luật bản quyền một cách cứng nhắc, ngăn cản tính sáng tạo mà pháp luật khuyến khích Sử dụng hợp lý cho phép một người sử dụng và xây dựng tác phẩm mới dựa trên các tác phẩm trước đó mà không tước đoạt quyền kiểm soát và hưởng lợi ích từ những tác phẩm đó của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.1

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý" (fair use) có nghĩa là: Sử dụng hợp pháp tác phẩm có bản quyền, bao gồm cả việc sử dụng bằng cách tái tạo bằng bản sao, dưới dạng ghi âm hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác trong điều này quy định, cho những mục đích như phê bình, bản luận, báo cáo, giảng dạy (bao gồm cả việc sao chép nhiều bản để sử dụng trong lớp học), học bổng, hoặc nghiên cứu, không phải là vi phạm bản quyền Để xác định xem việc sử dụng tác phẩm trong bất kỳ trưởng hợp cụ thể nào có phải là sử dụng hợp pháp hay không, các yếu tố được xem xét sẽ bao gồm:

1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm cả việc sử dụng đó có mang tính chất thương mại hay nhằm mục đích mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm có bản quyền;

(3) Số lượng và tính chất của phần được sử dụng liên quan đến toàn bộ tác phẩm có bản quyền;

(4) Ảnh hưởng của việc sử dụng đến thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền 10 10 Việc một tác phẩm không được xuất bản sẽ

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

không cản trở việc phát hiện sử dụng hợp pháp nếu phát hiện đó được xem xét trên tất cả các yếu tố trên.

Về mặt bản chất, nguyên tắc fair use có thể được hiểu rằng: “Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả thù lao” theo luật Việt Nam Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật SHTT năm 2005, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.2

2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đếnquyền tác giả Cho ví dụ minh hoạ

Trang 6

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền tác giả làquyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sởhữu”.

Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền liên quan đếnquyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhânđối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệuvệ tinh mang chương trình được mã hóa”.

Như vậy quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng.

Ví dụ: Bộ phim “Harry Potter” được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng

tên của tác giả J.K.Rowling được bảo hộ quyền tác giả Bộ phim được sản xuất và phát hành bởi Warner Bros Pictures, với sự tham gia của các diễn viên như: Daniel Radcliffe, Rupert Grint, Emma Watson, các chủ thể nêu trên được bảo hộ quyền liên quan.

3 Điểm b khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổsung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm2022 Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổchức, cá nhân khác thực hiện hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩuđể phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyềntác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối” Anh/chị hiểunhư thế nào về quy định này

-Với quy định nêu trên, nhóm em có cách hiểu như sau: nếu giữa bên chủ sở hữu quyền tác giả và bên tổ chức, cá nhân khác có thỏa thuận về việc khai thác kinh doanh đối tượng tác phẩm và được bên chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý lần đầu tiên thì mặc nhiên chủ sở hữu đó không có quyền ngăn cấm hay thực hiện các hành vi cản trở khác trong việc khai thác công dụng của bản gốc, bản sau tác phẩm này đối với các bên tổ chức, các nhân ở các lần tiếp theo dưới cả 02 hình thức: phân phối trực tiếp và phân phối thông qua nhập khẩu.

A.2 Nhận định

1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhànước

Trang 7

Nhận định này là đúng

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 41 Luật SHTT 2005

Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với Tác phẩm khuyết danh

Tuy nhiên, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này là Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

2 Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyểngiao

Nhận định này là sai

Đối với quyền nhân thân không gắn với tài sản, tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật SHTT

Đối với quyền nhân thân gắn với tài sản, theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT tác giả có thể công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đốivới hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọitrường hợp

Nhận định này là sai.

“Theo Khoản 5 Điều 5 TTLT số 07/2012 ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm QTG của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian Khoản 2 Điều 198b Luật SHTT quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể quyền thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet công cộng Tương thích với quy định này là khoản 8 Điều 28 Luật SHTT về hành vi xâm phạm QTG của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý

Đây là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 202 Luật SHTT hiện hành Luật SHTT không quy định cụ thể về các trường hợp bồi thường thiệt hại mà theo hướng cho phép Chính phủ quy

Trang 8

định chi tiết (khoản 6 Điều 198b) Cách quy định này tương thích với các văn bản hiện tại về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, đặc biệt là TTLT số 07/2012

Cụ thể, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm QTG trong trường hợp: (a) Là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số qua mạng viễn thông và Internet mà không được phép của chủ thể quyền; (b) Sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép của chủ thể quyền; (c) Cố tình hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ thể quyền thực hiện để bảo vệ QTG, quyền liên quan; (d) Hoạt động như nguồn phân phối thứ cấp các nội dung thông tin số do vi phạm QTG, quyền liên quan mà có.”3

Song vẫn có những điều kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

“Đối với dịch vụ “chỉ truyền dẫn”: Nếu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ “chỉ truyền dẫn” chỉ thực hiện việc truyền dẫn nội dung thông tin số hoặc cung cấp khả năng truy nhập đến nội dung thông tin số thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả có liên quan đến việc cung cấp, sử dụng dịch vụ của mình

Đối với dịch vụ “lưu trữ đệm”: Để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ “lưu trữ đệm” được miễn trừ trách nhiệm về việc xâm phạm quyền tác giả thì khi thực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải thực hiện một cách tự động, tạm thời nhằm mục đích trung chuyển thông tin và làm cho việc truyền dẫn thông tin hiệu quả hơn, với các điều kiện sau:

- Chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ;

- Tuân thủ các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số; - Tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định cụ

thể theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi; Không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số;

Trang 9

- Gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rằng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầu hoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó

Đối với dịch vụ “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu”: Trong dịch vụ “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu”, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cần phải lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ với các điều kiện sau để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý trong việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:

- Không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

- Có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.”4

Vì vậy không phải bất cứ trường hợp nào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cũng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng của họ.

4 Tác phẩm được ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xinphép và trả tiền

Nhận định sai

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định 10 trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần phải xin phép, trả tiền cho tác giả:

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

Trang 10

Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng Theo đó, tác phẩm được ảnh không thuộc những trường hợp những tác phẩm có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả tiền nhằm đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của toàn xã hội, đồng thời cũng bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ của công dân.

5 Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vàotác phẩm gốc

- Nhận định sai Vì ngoài chủ sở hữu gắn liền với quyền tác giả đối tác phẩm gốc do minh làm ra thì một số cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền khai thác tác phẩm gốc này thông qua các phương thức thức khác nhau nhưng được công nhận dưới hình thức quyền liên quan đến quyền tác giả, chẳng hạn theo điểm a khoản 1 Điều 30 LSHTT 2005 quy định nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có thể cho phép người khác người khác thực hiện các quyền “Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình” nghĩa là ngoài việc chủ sở hữu chính thức phân phối tác phẩm ra ngoài công chúng thì tổ chức, cá nhân mà khai thác tác phẩm này thông qua sự đồng ý của tác giả thì quyền liên quan sẽ được phát sinh dựa vào tác phẩm gốc.

A.3 Bài tập:

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranhThần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?

Trang 11

Theo nhóm thảo luận, theo Luật Sở hữu trí tuệ, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả Theo Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm

2005 quy định về tác phẩm như sau: “7.Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo tronglĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hayhình thức nào”.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định

về quyền tác giả như sau:”2 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đốivới tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” Trong vụ việc Truyện tranh

Thần Đồng Đất Việt thoả mãn các điều kiện được bảo hộ như sau:

(i) Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định

về Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:” a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác” Và không thuộc vào quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

(ii) Để một tác phẩm trở nên đặc sắc, thu hút và trường tồn với thời gian thì

chất lượng nội dung của tác phẩm là vấn đề quan trọng đối với chính tác phẩm và tác giả của nó Những tác phẩm có nội dung phong phú và chất lượng cao sẽ được nhiều người đón nhận và sẽ có sức sống mãi với thời gian Để tác phẩm đạt được điều đó, tác giả của nó phải là người tài năng trong lao động sáng tạo.Và tác phẩm truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được tác giả tạo nên từ quá trình không ngừng nỗ lực sáng tạo và đặc biệt tác phẩm tạo nên một dấu ấn đặc sắc của riêng tác giả với lối sáng tác truyện độc đáo, cuốn hút và đặc biệt là không có hành vi sao chép một tác phẩm nào vì các nhân vật xuất thân từ truyện đều bắt nguồn từ việc dựa trên các nhân vật Trạng của đất nước Việt Nam ngày xưa Thần Đồng Đất Việt là tác phẩm gốc và ngoài ra 4 hình tượng nhân vật Trạng Ti, Sửu, Mẹo, Dần Béo và Cả Mẹo đều được Cục bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

(iii) Tác phẩm Thần Đồng Đất Việt không đi ngược lại với các chuẩn mực, đạo đức xã hội Hầu hết những sự kiện chính xảy ra trong Thần Đồng Đất Việt đều dựa trên những câu truyện, điển tích lịch sử có thật của Việt Nam Điều này 5

phù hợp với quy định của pháp luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 về Chính sách của

Nhà nước về Sở hữu trí tuệ tại khoản 1 Điều 8 như sau:“1 Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi íchcủa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BB%93ng_%C4%90%E1%BA

Trang 12

tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”

(iv) Tác phẩm Thần Đồng Đất Việt được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định

phù hợp với quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005: “1 Quyền tácgiả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hìnhthức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưađăng ký”.

=> Từ những dữ kiện trên, có thể đưa ra kết luận rằng, Theo Luật Sở hữu Trí tuệ, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả.

b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt?

Công ty Phan Thị là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt vì ông Lê Linh là người làm việc cho công ty Phan Thị và trong quá trình làm việc ông được công ty giao cho nhiệm vụ thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật SHTT năm 2005:

“1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm ngườitrực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại cácđiều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.”

Vì tại khoản 1 Điều 39 Luật SHTT năm 2005 quy định:

“1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổchức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

Tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo cũng như là tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là ông Lê Linh vì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật SHTT năm 2005:

“1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm ngườitrực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại cácđiều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này”

Trang 13

=> Như vậy vì ông Lê Linh là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm bằng trí tuệ của mình mà không có sự sao chép từ các tác phẩm khác và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định đó là bộ truyện tranh nên có thể nhận định ông là tác giả duy nhất của hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

-Dựa trên nội dung tranh chấp, nhóm em có nhận định sau đây:

+ Thứ nhất, vì bộ truyện thần đồng “Thần đồng Đất Việt” được phỏng theo

hình thức truyện mà theo điểm a khoản 1 Điều 23 LSHTT chỉ rõ các hình thức của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: “Truyện, thơ, câu đố” nên tranh chấp liên quan bộ truyện “Thần đồng Đất Việt” thuộc đối tượng điều chỉnh của LSHTT 2005 theo khoản 1 Điều 3 “ Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật [ ]”

+ Thứ hai, giữa công ty Phan Thị và tác giả Lê Linh có ký kết hợp đồng

hợp tác, theo đó công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho tác giả Lê Linh sáng tạo ra các hình tượng nhân vật Như vậy, nếu có hành vi “giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm” được xác lập giữa 1 bên tổ chức (công ty Phan Thị) và tác giả là người thuộc tổ chức (tác giả Lê Linh)” thì công6

ty Phan Thị có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 mà Điều 39 này đã dẫn chiếu.

+ Thứ ba, theo khoản 3 Điều 19 và Điều 20 có quy định về quyền tác giả

như sau:

Điều 19 Quyền nhân thân:

“3 Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”.

Điều 20 Quyền tài sản

1 Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trang 14

2 Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3 Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ cácquyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xinphép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

=> Như vậy, công ty Phan Thị chỉ có một số quyền nhất định đối với nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo theo những quy định của chủ sở hữu là tổ chức nêu trên.

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phùhợp với quy định pháp luật không?

Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi không phù hợp với quy định pháp luật

+ Thứ nhất, Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng chứ

không bảo hộ bản thân ý tưởng Tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định Sự tham gia của bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ dừng lại ở việc góp ý tại giai đoạn đã xây dựng xong nội dung truyện Do đó, có căn cứ để công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; bà Phan Thị Mỹ Hạnh không phải là tác giả của tác phẩm trên

+ Thứ hai, Công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho ông Lê Phong Linh sáng

tạo hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; giữa 02 bên không có thỏa thuận nào khác Do đó, Công ty Phan Thị là chủ sở hữu của quyền nhân thân “công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” và các quyền tài sản trong đó có quyền “ làm tác phẩm phái sinh” nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo hoặc xuyên tạc các tác phẩm này dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông Lê Phong Linh

+ Thứ ba, việc Công ty Phan Thị thay đổi hình thức thể hiện gốc của các

nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để phù hợp với cốt truyện, bối cảnh, nội dung cụ thể của từng tập truyện của các tập từ tập 79 trở đi của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt cũng như của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật, Thần Đồng Đất Việt Khoa Học cũng là hoạt động làm tác phẩm phái sinh có sửa chữa tác phẩm gốc nhưng không có thỏa thuận với ông Linh và không được ông Linh đồng ý (ngay cả trong trường hợp ông Linh là đồng tác giả) là xâm phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan