Bài thuyết trình vụ án nottebohm(liechtenstein v guatemala)

23 4 0
Bài thuyết trình vụ án nottebohm(liechtenstein v  guatemala)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo thoả thuận hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Mỹ La-tinh, Nottebohm bị chính phủ Guatemala bắt và giao cho quân đội Hoa Kỳ nơi ông bị giam với tội danh là công dân của nước thù địch.N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Quan điểm cơ quan tài phán hoặc đương sự trong vụ việc có liên

Lập luận nguyên đơn, lập luận bị đơn, lập luận và phán quyết của Lập luận nguyên đơn, lập luận bị

đơn, lập luận và phán quyết của

Trang 3

Quan điểm của nhóm; Bài học kinh nghiệm cho Việt

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam về quốc tịch.

Nhận xét của Giảng viên:

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 ICJ International Court of Justice to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỤC LỤC

1 Tóm tắt vụ việc 1

1.1 Tóm tắt diễn biến tranh chấp và yêu sách của các bên 1

1.2 Lập luận của nguyên đơn 1

1.3 Lập luận của bị đơn 1

1.4 Lập luận và phán quyết của cơ quan tài phán 2

1.4.1 Lập luận của cơ quan tài phán 3

1.4.2 Phán quyết của cơ quan tài phán 4

2 Trình bày quan điểm của nhóm 4

2.1 Quan điểm của các học giả 4

2.2 Quan điểm của cơ quan tài phán hoặc đương sự trong các vụ việc có liên quan 7

2.2.1 Tóm tắt vụ án 7

2.2.2 Lâ kp luâ kn của các bên 8

2.2.3 Phán quyết của Tla án 8

2.3 Quan điểm của nhóm 9

3 Bài học kinh nghiệm rút ra và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam 12

3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 12

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quốc tịch 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 6

1 Tóm tắt vụ việc

1.1 Tóm tắt diễn biến tranh chấp và yêu sách của các bên

Friedrich Nottebohm sinh ra và mang quốc tịch nước Đức từ năm 1881 Vào năm 1903, ông định cư tại Guatemala và kinh doanh tại đó suốt 34 năm nhưng vẫn chưa mang quốc tịch Guatemala Năm 1939, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai diễn ra, ông ấy đã nhập quốc tịch Công quốc Liechtenstein thông qua con đường mua quốc tịch và theo luật pháp Đức , ông không còn quốc tịch Đức kể từ1

thời điểm đó Đến năm 1943, mặc dù đã mang quốc tịch Liechtenstein, Guatemala vẫn xem ông là một công dân Đức cũng như không chấp nhận quốc tịch Liechtenstein của ông nên quyết định trục xuất ông và tịch thu toàn bộ tài sản của ông trên lãnh thổ Guatemala Theo thoả thuận hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Mỹ La-tinh, Nottebohm bị chính phủ Guatemala bắt và giao cho quân đội Hoa Kỳ nơi ông bị giam với tội danh là công dân của nước thù địch.

Năm 1951, Chính phủ Liechtenstein đã kiện Guatemala ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về việc đối xử không công bằng và tịch thu tài sản công dân nước họ (ông Nottebohm) một cách bất hợp pháp Chính phủ Guatemala đã phản đối sự bảo vệ này với lý do việc tự nhập quốc tịch là không phù hợp với Luật pháp Quốc tế và phủ nhận quốc tịch Liechtenstein của ông Nottebohm Tòa ICJ bác bỏ đơn kiện của Liechtenstein và khép lại vụ án.

1.2 Lập luận của nguyên đơn

Chính phủ Liechtenstein cáo buộc Chính phủ Guatemala đã làm những hành động trái với Luật Quốc tế đó chính là giam giữ, quản thúc, trục xuất và tịch thu tài sản của ông Nottebohm một cách không chính đáng Liechtenstein khẳng định việc nhập tịch của Nottebohm vào ngày 13/10/1939 (tức là trước khi Guatemala thi hành các biện pháp đối với công dân từ các nước phát xít) là không trái với Luật Quốc tế và yêu cầu được thực hiện quyền bảo vệ đối với công dân của mình 2

1.3 Lập luận của bị đơn

1 Khoản 1 Điều 25 Luật Quốc tịch Đức.

Trang 7

Thứ nhất, phía Liechtenstein chưa từng có bất kỳ động thái giải quyết nào trước khi đưa lên toà: “Trên cơ sở không có bất kì cuộc đàm phán ngoại giao nào trước đó giữa Công quốc Liechtenstein và Guatemala để trình bày tranh chấp giữa hai Quốc gia trước khi nộp Đơn khởi kiện […]”3 Vì vậy, việc đưa đơn kiện của Liechtenstein trái với các nguyên tắc của Luật Quốc tế.

Thứ hai, Guatemala cho rằng việc ông Nottehbohm nhập quốc tịch Liechtenstein là không hợp pháp vì chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định nhập tịch của nước này 4

Thứ ba, Guatemala nhận định rằng: “Trong bất kì trường hợp nào, trên cơ sở Nottebohm đã thực hiện hành vi gian lận để xin quốc tịch Liechtenstein, nghĩa là, việc đạt được tư cách là công dân của một nước trung lập chỉ có một mục tiêu duy nhất là để tái nhập cảnh Guatemala, và cũng không có bất kì ý định thực sự nào về việc thiết lập mối liên kết lâu dài, ngoại trừ (việc từ bỏ) quốc tịch Đức, giữa Công quốc Liechtenstein và chính ông ta” 5

Cuối cùng, theo luật pháp của Guatemala, “[…] Theo đạo luật về người nước ngoài ngày 25/1/1936, Điều 49, việc ghi vào Sổ đăng ký “cấu thành một giả định pháp lý rằng người nước ngoài sở hữu quốc tịch được trao cho họ, nhưng nếu có bằng chứng chứng minh điều ngược lại thì bằng chứng đó được chấp nhận” […] Không có gì trong tất cả những điều này chứng tỏ rằng Guatemala sau đó đã công nhận rằng việc nhập tịch của Nottebohm đã trao cho Liechtenstein bất kì điều gì để thực hiện quyền bảo hộ” 6

Vì vậy, Guatemala không có lý do gì để buộc phải chấp nhận quốc tịch Liechtenstein của ông Nottebohm Vì thế việc họ áp dụng các biện pháp đó đối với ông là hợp lý, Liechtenstein không có quyền bảo hộ cho Nottebohm.

1.4 Lập luận và phán quyết của cơ quan tài phán1.4.1 Lập luận của cơ quan tài phán

3 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, Đoạn (1), tr.11.4 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, Đoạn (2)(a), tr.11.5 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, Đoạn (2)(b), tr.11.6 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.18.

Trang 8

Tuy Luật Quốc tế không có nhiều sự can thiệp về vấn đề quốc tịch bởi vấn đề này thuộc chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia có toàn quyền quyết định các quy định về công dân và việc trao quốc tịch Tuy nhiên, Tòa ICJ đặc biệt lưu ý một điều kiện phải thỏa mãn trong vấn đề quốc tịch: “Mục tiêu chung khi g^n mối liên kết pháp lý của quốc tịch ph_ hợp với mối liên hệ đ`c th_ của một cá nhân với quốc gia muốn bảo hộ cho công dân của mình [ ] chống lại các quốc gia khác” 7

Tòa ICJ cũng đã đưa ra định nghĩa về “quốc tịch” trong vụ án Nottebohm như sau: “[ ] quốc tịch là một mối liên kết pháp lý có cơ sở dựa trên một thực tế xã hội về sự g^n kết, một mối liên kết đ`c th_ về việc tbn tại, lợi ích và quan điểm, c_ng với sự tbn tại của các quyền và nghĩa vụ qua lại Có thể cho rằng điều đó cấu thành một sự thể hiện pháp lý của một thực tế rằng một cá nhân được trao quốc tịch, trực tiếp theo luật ho`c do quyết định của cơ quan có thcm quyền, trên thực tế có mối liên kết gdn gũi hơn với dân cư của quốc gia trao quốc tịch hơn dân cư của các quốc gia khác” 8

Từ đó, Toà án phải đưa xác thực được rằng việc Liechtenstein trao quốc tịch cho Nottebohm có phải là “một sự thể hiện pháp lý chính xác, thực sự và hữu hiệu một thực tế xã hội về mối liên kết”9 hay không Theo lẽ đó, xem xét trường hợp nhập tịch của ông Nottebohm là không có căn cứ thực tế để công nhận Tòa ICJ cho rằng: “Quốc tịch do một quốc gia trao cho chỉ tạo ra quyền cho quốc gia đó thực hiện quyền bảo hộ chống lại quốc gia khác, nếu cấu thành một sự phiên dịch vào ngôn ngữ pháp lý mối liên kết của một cá nhân với quốc gia đã trao quy chế công dân cho người đó”10 Trong khi đó mối quan hệ giữa ông và Liechtenstein là chưa đủ điều kiện bởi ông không và cũng không có ý định ở lại Liechtenstein lâu dài, không có nơi ở cố định ở đây và người thân cũng mong muốn ông dưỡng già ở Guatemala Ông cũng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Guatemala khi sinh sống và làm việc 34 năm tại quốc gia này Với những bằng chứng trên, Tòa ICJ nhận định rằng việc nhập tịch của ông Nottebohm chỉ để nhận được sự bảo hộ của Công quốc Liechtenstein, muốn bỏ đi quốc tịch Đức (thuộc phe phát xít - đối lập với phe Đồng minh mà Guatemala gia nhập trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai) mà trong đó ông 7 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.20.

8 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.23.9 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.24.10 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.23.

Trang 9

Nottebohm quyết định nhập cư vào Liechtenstein là do bị Guatemala trục xuất chứ ý định ban đầu của ông không hề muốn định cư ở Liechtenstein, đồng thời hàm ý rằng nguyên nhân Liechtenstein đồng ý cho ông Nottebohm nhập tịch là từ lợi ích tài chính11.

1.4.2 Phán quyết của cơ quan tài phán

Tòa ICJ nhận định việc trao quốc tịch Liechtenstein cho ông Nottebohm “thiếu điều kiện cần thiết về tính đặc thù”, không phù hợp với khái niệm quốc tịch trong quan hệ quốc tế Vì thế Guatemala không có nghĩa vụ phải công nhận việc nhập quốc tịch Liechtenstein của ông Nottebohm dưới bất kì hình thức nào Liechtenstein không có thẩm quyền đại diện để bảo vệ quyền lợi cho ông Nottebohm Với 11 phiếu thuận, Tòa ICJ ra quyết định không chấp thuận đơn khiếu nại của chính phủ Công quốc Liechtenstein 12

2 Trình bày quan điểm của nhóm2.1 Quan điểm của các học giả

Tác giả Trần Thị Lan Phương trong bài báo về “Pháp luật một số nước về vấn đề đa quốc tịch và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quốc tịch của Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Luật sư điện tử Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình như sau: “Kết quả của vụ phán xử này cũng đã được Chính phủ và Tòa án các nước sử dụng để xử lý các trường hợp liên quan đến vấn đề đa quốc tịch trên thế giới Không có gì để bàn cãi khi ông Nottebohm chưa bao giờ là công dân đa quốc tịch theo pháp luật quốc gia Mà vấn đề được đem ra bàn ở đây là quyền của một quốc gia không công nhận việc ghi nhận quốc tịch của một quốc gia khác và do đó loại trừ trường hợp Nhà nước thứ hai này thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với ông Nottebohm Theo nghĩa hẹp hơn, có thể được hiểu đây là đ`c quyền của quốc gia không ghi nhận quốc tịch được xác định bằng cách nhập trong một số trường hợp nhất định Đi kèm với nguyên t^c quốc tịch hữu hiệu đã áp dụng ở trên là nguyên t^c “bảo vệ hiệu quả” Nguyên t^c quốc tịch hữu hiệu được cho là phát triển quy t^c này, trong bối cảnh đa quốc tịch Quốc tịch được công nhận là quốc tịch mà cá nhân có quan hệ gdn gũi nhất Một ngoại lệ đối với quy t^c này là nguyên t^c

11 Vụ Nottebohm (Liechtenstein v Guatemala), Phán quyết của Toà ICJ năm 1955, tr.26.

Trang 10

không thể sử dụng được quốc tịch của một quốc gia thứ ba, khi gây ra tranh chấp quốc tế bởi một người đa quốc tịch ngay cả có ưu thế hơn trong hoàn cảnh lúc đó Nguyên t^c quốc tịch hữu hiệu không cho phép một quốc gia bị đơn yêu cdu chống lại một quốc gia nguyên đơn bảo vệ cho công dân của họ Bất kỳ quốc gia nào công nhận quốc tịch kép hay đa quốc tịch đều có quyền bảo hộ ngoại giao cho công dân của họ trước quốc gia mà công dân này không có quốc tịch Hai hay nhiều quốc gia có thể c_ng nhau bảo hộ ngoại giao cho công dân mang quốc tịch kép ho`c đa quốc tịch”13

Ngoài ra, Peter J Spiro trong bài viết “Nottebohm and ‘Genuine Link’: Anatomy of a Jurisprudential Illusion” cũng đã bày tỏ:“Nottebohm is a remarkable decision in one respect only: there may be no other judgment of an international tribunal which has had so much purchase on the imagination at the same time as it has so little traction on the ground […] Similarly, some political theorists have latched onto the ‘genuine link’ formulation in an effort to shore up the state as a location for the redistribution of resources and the protection of rights These liberal nationalists … have centred ‘genuine links’ as part of their programme to limit the citizenry to those who have a common interest in collective governance and as a counterpoint to the rise of what Shachar calls call ‘nominal heirs’, those who are allocated citizenship in countries in which they have never lived” 14 (tạm dịch: Nottebohm là một quyết định đáng chú ý ở duy nhất một khía cạnh: có thể không có phán quyết nào khác của một Tòa án Quốc tế đã được kỳ vọng nhiều như vậy nhưng đồng thời lại có quá ít hiệu lực trên thực tế […] Tương tự như vậy, một số nhà lý thuyết chính trị đã bám vào công thức 'mối liên hệ thực sự' trong nỗ lực củng cố Nhà nước như một địa điểm để phân phối lại tài nguyên và sự bảo vệ về các quyền Những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do này đã tập trung vào 'mối liên hệ thực sự' như một phần của chính sách của họ nhằm hạn chế quyền công dân cho những người có chung mối quan tâm trong quản trị tập thể và là một thứ đối trọng với sự gia tăng của cái mà Shachar gọi là “những người thừa kế danh nghĩa”, những người được cấp quyền công dân ở các quốc gia mà họ chưa từng sống.)

13 Trần Thị Lan Phương (2018), “Pháp luật một số nước về vấn đề đa quốc tịch và kiến nghị hoàn thiện phápluật quốc tịch của Việt Nam”, Tạp chí Luật sư điện tử Việt Nam, Số 3(48), tr 53-59.

14 Peter J Spiro(2019), “Nottebohm and ‘Genuine Link’: Anatomy of a Jurisprudential Illusion”, phần 7

Trang 11

Không những vậy, Josef L Kunz cũng đã thể hiện quan điểm của mình thông qua “The Nottebohm Judgement” như sau: “Judgements of the International Court of Justice are binding the specific case on the parties concerned, but do not constitute international law But they may become international law by the practice of states through custom or treaty On the other hand, the practice of states may act in such a way as to preclude the norm laid down in a judgement from becoming international law”15 (tạm dịch: Các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế đang ràng buộc vụ việc cụ thể đối với các bên liên quan, nhưng không cấu thành Luật Quốc tế Nhưng chúng có thể trở thành Luật Quốc tế theo thực tiễn của các quốc gia thông qua tập quán hoặc hiệp ước Mặt khác, các quốc gia trên thực tế có thể hành động theo cách ngăn cản quy tắc được đặt ra trong phán quyết trở thành Luật Quốc tế.)

Đồng thời, luật gia người Canada cũng có quan điểm rằng: “Luật gia người Canada John Erskine Read đã đưa ra một ý kiến phản đối về quyết định này, có lẽ là một trong những chính kiến bất đbng đáng chú ý nhất trong lịch sử ICJ Dựa trên việc ghi nhận các Hiệp ước Bancroft được ký kết bởi Hoa Kỳ với một loạt quốc gia (không bao gbm Liechtenstein) vốn có trách nhiệm quản lý việc bảo vệ ngoại giao đối với công dân nhập tịch đã hbi hương, Thcm phán Read lập luận rằng sẽ không có lý do gì để đưa ra các thỏa thuận hiệp ước như vậy nếu chúng đã được quy định bởi luật tập quán Nếu các quốc gia muốn hạn chế khả năng đại diện cho công dân trong bối cảnh nảy sinh yêu sách, họ có phương cách để thực hiện, nhưng sự giới hạn này không nên được áp dụng chung trong Luật Quốc tế Ông đã nhấn mạnh các quyết định của hội đbng trọng tài khi ngụ ý tính song tịch, đó là "một loại quan hệ khác về cơ bản", đ`c biệt khi các quốc gia từ chối công nhận việc cho nhập quốc tịch đối với công dân trước các quốc gia khác, trên cơ sở rõ ràng rằng không có phản đối mâu thuẫn nào về quốc tịch được ghi nhận có liên quan đến vụ án của Nottebohm Trong mọi trường hợp, Read đã bác bỏ động cơ trọng tâm muốn nhập tịch của Nottebohm Ngay cả khi Nottebohm đã xin nhập tịch để tránh khả năng bị giam giữ và tịch thu toàn bộ tài sản, thì theo quan điểm của ông, điều đó cũng sẽ không thể ảnh hưởng đến khả năng phản đối việc nhập tịch của Liechtenstein dành cho Nottebohm Thcm phán Read cũng từ chối công nhận việc Nottebohm không cư

15 Josef L Kunz (1960), “The Nottebohm Judgement”, Tạp chí The American Journal of International Law,

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan