Kiểm tra bộ phận xã hội học cơ sở xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật

18 0 0
Kiểm tra bộ phận xã hội học  cơ sở xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ

KIỂM TRA BỘ PHẬN Bộ môn: Xã hội học Pháp luật

Giảng viên: Nguyễn Hữu Túc

Trang 2

4.1 Cơ sở xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật4.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật

4.1.1.1 Đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật

Trong thực tiễn thì không thể đảm bảo tất cả các cá nhân, các tổ chức chịu sự điều chỉnh của những quy phạm pháp luật được ban hành đều tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh; chính vì vậy mà áp dụng pháp luật được ra đời dựa trên nguyên tắc quyền uy của nhà nước nhằm bắt buộc các chủ thể của các quy phạm pháp luật phải thực hiện nghiêm chỉnh hoặc chịu sự xử lý Đồng thời những thủ tục hành chính, pháp lý trong các hoạt động sống về kinh tế, chính trị, văn hóa, ở mọi mặt của xã hội cần có sự tham gia của các cơ quan quyền lực nhà nước để đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra một cách hợp pháp, thì áp dụng pháp luật cũng được sử dụng trong những trường hợp này Từ khái quát trên, ta có thể phân tích được những đặc điểm của áp dụng pháp luật bao gồm:

a Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

Đặc điểm này thể hiện rõ ở việc chủ thể áp dụng pháp luật chính là những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thuộc quyền lực nhà nước Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật cho những chủ thể này, cho phép các chủ thể đưa ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc đối với đối tượng bị áp dụng, khi cần thiết thì còn có thể đưa ra biện pháp cưỡng chế và hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng bị áp dụng.

Ví dụ: Người tham gia giao thông điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị cưỡng chế và xử phạt với hành vi cản trở người thi hành công vụ theo Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

b Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục luậtđịnh

Các trình tự, thủ tục nhằm giúp cho các hoạt động áp dụng pháp luật được diễn ra một cách thống nhất, cũng như đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan trong việc đưa ra các quyết định áp dụng của chủ thể có thẩm quyền Bởi hoạt động áp dụng pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể bị áp dụng, nên cần có những quy trình đảm bảo được việc áp dụng pháp luật nằm trong giới hạn phù hợp và được pháp luật

Trang 3

cho phép, tránh những tổn hại không đáng có hay những quyền và nghĩa vụ hợp pháp khác của các đối tượng này bị xâm hại.

Ví dụ: Nhằm đảm bảo các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án hình sự mang tính chính xác, khách quan và giúp cho việc xét xử diễn ra công tâm nhất thì quá trình tạm giữ tài liệu, đồ vật khám xét cần được thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 198 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

c Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào từngtrường hợp cụ thể trong thực tiễn

Việc áp dụng pháp luật được các chủ thể sử dụng khi có những đối tượng cần được điều chỉnh sao cho hành vi của đối tượng được phù hợp với luật định Tức là khi một hành vi trái pháp luật diễn ra trên thực tế bị phát hiện thì chủ thể áp dụng pháp luật sẽ đưa ra một hướng điều chỉnh cụ thể đối với duy nhất hành vi đó, còn đối với hành vi khác sẽ tùy theo mức độ, tính chất sai phạm, mối quan hệ xã hội bị xâm hại khác nhau mà có sự điều chỉnh khác cho từng hành vi.

Ví dụ: Trong xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, Thanh tra phải thống kê những sai phạm cụ thể trong các khâu chế biến, bảo quản, hay thiệt hại đã xảy ra nếu có để đưa ra mức xử phạt phù hợp.

d Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

Trong thực tiễn có rất nhiều tình huống, hành vi trái pháp luật khác nhau, dưới những hình thức hay tính chất phức tạp khác nhau, trong khi các quy phạm pháp luật thường chỉ mang tính khái quát và đưa ra những hướng giải quyết chung cho các trường hợp vi phạm tương tự nhau Việc xác định được các hành vi này vi phạm vào quy định nào, điều luật nào trong từng hoàn cảnh sẽ phụ thuộc vào ý chí phán đoán của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đó

Ví dụ: Viện Kiểm sát có thể truy tố bị cáo với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, nhưng trong xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán có thể thông qua phiên xét xử để tự đưa ra lập luận và xử bị cáo tội này theo khoản 2 Điều 1c74 Bộ luật Hình sự 2015

Hoặc những trường hợp sai phạm nhưng pháp luật lại không quy định rõ cách xử lý cũng buộc chủ thể áp dụng pháp luật phải tự quan sát, suy luận, đòi hỏi sự hiểu biết sâu

Trang 4

sắc về pháp luật, xã hội cũng như ý thức và đạo đức nghề nghiệp tốt để đưa ra cách xử lý phù hợp nhất thông qua áp dụng pháp luật tương tự bao gồm việc áp dụng quy phạm pháp luật xử lý một tình huống tương tự tình huống diễn ra hoặc sử dụng những nguyên tắc chung của pháp luật, những giá trị chung của xã hội để áp dụng sao cho thuận tình và hợp lý.

Ví dụ: Khi một vụ án được xử lý không dựa trên quy định cụ thể của pháp luật do tình huống đó không có quy định thì vụ án đó có thể trở thành Án lệ và hướng xử lý của Án lệ được áp dụng cho những trường hợp tương tự về sau.

4.1.1.2 Quy trình áp dụng pháp luật

a Phân tích đúng và đánh giá chi tiết bối cảnh khách quan của sự việc diễn ratrên thực tế

Hoạt động áp dụng pháp luật là một quá trình nhận thức yêu cầu sự đánh giá hành vi trái pháp luật trên thực tế kết hợp với việc lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng áp dụng Muốn lựa chọn được đúng quy phạm pháp luật hay quy phạm pháp luật phù hợp nhất để áp dụng thì việc phân tích tình huống cũng như bối cảnh khách quan của sự việc là vô cùng quan trọng, nhằm đánh giá được tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật

Việc đánh giá phải xem xét toàn bộ mọi mặt khách quan bao gồm cả nguyên nhân, con đường dẫn tới hành vi trong sự việc trên thực tế, xem xét đầy đủ các dấu hiệu pháp lý, hậu quả, mối quan hệ nhân quả đồng thời tuân thủ các trình tự thủ tục chuyên ngành theo quy định để đảm bảo có được hiểu biết đúng, đủ và khách quan về sự việc.

b Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng

Thông qua những hiểu biết đúng, đủ, khách quan có được từ bước phía trước, chủ thể có thẩm quyền sẽ phải đối chiếu những tình tiết này với các quy phạm pháp luật để tìm ra quy phạm pháp luật phù hợp nhất cần áp dụng Trước hết là xác định rõ quan hệ xã hội bị xâm hại bởi hành vi trái pháp luật trong sự việc, từ đó xác định ngành luật điều chỉnh đối với hành vi này và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với những phân tích về mặt khách quan cũng như dấu hiệu pháp lý đã đánh giá trước đó

Chủ thể áp dụng pháp luật sẽ phải phân tích ý nghĩa, nội dung của quy phạm pháp luật lựa chọn, cũng như làm rõ tinh thần mà quy phạm pháp luật này hướng đến, nhằm

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

giải quyết vấn đề gì và bảo vệ quyền, lợi ích cho chủ thể nào, để từ đó nhận định được liệu lựa chọn quy phạm pháp luật này có hợp lý chưa; việc này đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật cần có chuyên môn cao, cũng như hiểu biết pháp lý sâu rộng để tránh những trường hợp nhầm lẫn giữa các quy phạm pháp luật có dấu hiệu định tội giống nhau.

c Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Các văn bản áp dụng pháp luật sẽ là các văn bản pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị áp dụng vì đây là văn bản quy kết trách nhiệm pháp lý Nên đây là bước quan trọng nhất trong quy trình áp dụng pháp luật khi mà pháp luật được thực thi trên thực tế, cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào một đối tượng áp dụng cụ thể để quy định nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể cho đối tượng đó.

Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật không được xuất phát từ động cơ cá nhân mà cần giữ được sự khách quan, minh bạch, phù hợp với luật định và đảm bảo được tinh thần pháp luật mà nhà nước hướng đến Do đó mà việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật cần phải đảm bảo được các nguyên tắc:

- Văn bản được ban hành là hợp pháp với đúng thẩm quyền, tên gọi, trình tự thủ tục ban hành, cũng như đầy đủ nội dung.

- Văn bản phải thể hiện rõ cơ sở pháp lý được áp dụng với đối tượng bị áp dụng pháp luật Nghĩa là một quy phạm pháp luật cụ thể hoặc trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải giải thích rõ ràng và hợp lý.

- Văn bản phải được ban hành trên cơ sở áp dụng cho trường hợp thực tế là phải có vi phạm thực thế đã xảy ra và cần áp dụng cho trường hợp này.

- Văn bản được ban hành phải phù hợp với thực tế, tức phải đối chiếu với hoàn cảnh thực tế về điều kiện vật chất, phương tiện, kỹ thuật, đồng thời phải mang tính có lợi nhất cho đối tượng bị áp dụng Điều này sẽ giúp cho hiệu lực pháp lý của văn bản được đảm bảo, vì nếu văn bản đưa ra những yêu cầu không phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì cơ quan thi hành và cả người bị áp dụng khó có thể chấp hành nghiêm chỉnh.

d Tổ chức việc thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

Trang 6

Ở giai đoạn này thì cần tổ chức các hoạt động đảm bảo các điều kiện phương tiện, kỹ thuật để áp dụng pháp luật cũng như tổ chức kiểm tra việc chấp hành văn bản áp dụng pháp luật đã được ban hành.

4.1.2 Các khía cạnh xã hội trong áp dụng pháp luật4.2.2.1 Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật

Đầu tiên phải kể đến việc pháp luật tư sản phủ nhận tính chất áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính khác, mà chỉ xem đây là chức năng của mỗi cơ quan tư pháp Theo đó, trong khi hoạt động của thẩm phán là áp dụng pháp luật để xác định chân lý của một vụ việc cụ thể thì hoạt động của các cơ quan hành chính chỉ được xem là việc thực hiện các chính sách nhằm đạt được mục đích mà nhà nước hướng đến là pháp luật được tuân thủ Góc nhìn này được hình thành do việc các hoạt động áp dụng pháp luật là các hoạt động mang tính chất chính trị (ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các giai cấp và trên hết là bao gồm cả giai cấp thống trị) nên việc đưa tất cả quyền áp dụng pháp luật đặt vào tay cơ quan tư pháp thực chất là một nước đi chính trị.

Điển hình phải kể đến nước Mỹ, với nền tư pháp chính trị hóa mạnh mẽ Các thành viên của tòa án Tối cao đều được tổng thống Mỹ bổ nhiệm và áp dụng đường lối của Chính phủ, trong khi tòa án của các bang địa phương thì được bầu ra dưới sự ảnh hưởng của các đảng chính trị Đây được xem là nền tảng của các thành viên trong ngành tư1

pháp với con đường chính trị gia sau này của họ Đồng thời tình hình chính trị đất nước cũng như quan điểm chính trị của thẩm phán sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định, bởi vốn các mối quan hệ xã hội, các hoạt động trong xã hội sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố chính trị và có thể đe dọa đến việc tạo lập các mối quan hệ giữa các giai cấp khác nhau (yếu tố duy trì quyền lực của giai cấp thống trị)

Vốn dĩ thì việc áp dụng pháp luật, dù đặt dưới cơ quan nào, cũng là nhằm điều tiết sự bình ổn giữa các giai cấp trong xã hội bằng cách điều chỉnh các mối quan hệ, các giá trị

Trang 7

mà giai cấp thống trị muốn bảo vệ cũng như là quyền lợi và sự tồn tại của chính họ Vậy nên áp dụng pháp luật thực chất cũng là một công cụ chính trị.

4.2.2.2 Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật

Trong hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể áp dụng pháp luật cần phải cân nhắc thực hiện công việc sao cho phù hợp với chuẩn mực pháp luật Song thì các chuẩn mực pháp luật của nhà nước ban hành đôi khi không bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế, nên những quyết định áp dụng pháp luật phù hợp nhất cho tình huống lại có thể xảy ra mâu thuẫn với các chuẩn mực pháp luật này.

Ngoài ra thì việc sáng tạo trong áp dụng pháp luật cũng có thể bị hạn chế bởi các chuẩn mực pháp luật, bởi vì nhằm mục đích đạt đến chân lý thì tính sáng tạo là cần thiết Dẫu vậy trong những trường hợp mà có nhiều hướng giải quyết đều có thể được cho là đúng thì chuẩn mực pháp luật lại có cách lý giải khác nhau cho mỗi lựa chọn.

4.2.2.3 Vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, con người hoàn toàn độc lập về mặt tâm lý, nhận thức, do đó mà việc áp dụng các quy phạm chung của pháp luật vào trong từng trường hợp cá biệt là không thể

Ví dụ: Tại một phiên tòa, cảm quan ấn tượng của Thẩm phán đối với bị cáo có thể ảnh hưởng đến nhận định về bị cáo của cá nhân thẩm phán Nhận định này có thể là yêu mến hay ghét bỏ, ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định mà Thẩm phán đưa ra.

4.2.2.4 Vai trò của các nhân tố khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật

Bên cạnh những nhân tố chủ quan thì cũng cần phải có những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật.

Đầu tiên, ảnh hưởng của những hạn chế bất cập trong các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động áp dụng pháp luật Khi nhà nước ban hành ra pháp luật, nhà nước luôn cố gắng dự liệu những tình huống, sự kiện sẽ diễn ra ở mức toàn diện, bao quát trong xã hội Tuy nhiên, xã hội luôn vận động và phát triển với những tình huống, sự kiện đa dạng và khác nhau phát sinh từ thực tế Những quan hệ sản xuất cũ

Trang 8

cùng nền kinh tế cũ mất đi xuất hiện quan hệ sản xuất mới kéo theo một nền kinh tế mới, quan hệ giữa con người biến đổi khôn lường những thứ lạc hậu dần lỗi thời và mất đi để phù hợp với một xã hội mới Vậy nên, đây chính là điều khó khăn và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật Cụ thể, khi có những sự kiện mới xảy ra đối chiếu với các quy phạm pháp luật hiện hành không còn phù hợp, gây mâu thuẫn cho các cá nhân, cơ quan áp dụng pháp luật không được như mong muốn của nhà làm luật và nhà nước.

Thứ hai, áp lực từ dư luận xã hội đối với hoạt động áp dụng pháp luật Như J Jacques Rousseau2 đã đánh giá rất cao mối quan hệ giữa dư luận xã hội và cơ quan tư pháp Ông cho rằng, “

Theo đó, chức năng cơ bản của dư luận xã hội là chức năng giám sát và tư vấn Được thể hiện rõ nhất khi dư luận xã hội nhắm đến đối tượng là các hoạt động cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong việc thực thi và bảo vệ hoạt động tư pháp.

Dư luận xã hội thường phản ánh, lên tiếng tố cáo những hành vi phạm tội, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tích cực trong hoạt động tiến hành tố tụng Dư luận xã hội cũng bày tỏ sự đồng cảm và tích cực đối với những bản cáo trạng, bản án đúng người, đúng tội; đồng thời phản đối với bản án không đúng với tội danh Thông qua đó, dư luận xã hội góp phần hiệu quả về bản án đúng người, đúng tội trong hoạt động tư pháp Việc dư luận xã hội phê phán, lên án những hành vi phạm tội nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, điều chỉnh hành vi của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đáp ứng nhu cầu của dư luận xã hội.

Ví dụ: Vụ bé 8 tuổi tử vong do dì ghẻ bạo hành Cơ quan điều tra xác định Nguyễn Võ Quỳnh T có dấu hiệu bạo hành bé gái dẫn đến tử vong Ngày 28-12, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam T điều tra về tội "hành hạ người khác" (Điều 140 BLHS 2015) Việc dư luận xã hội lên tiếng tố cáo những hành vi phạm tội và những bằng chứng

Trang 9

từ cơ quan điều tra Sáng 5-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thông tin đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án tội "giết người" (Điều 123 BLHS 2015), khởi tố vụ án tội "che giấu tội phạm" (Điều 389 BLHS 2015) Đồng thời khởi tố bị can, tạm giam Thái (bố bé gái) để điều tra cùng T về các hành vi giết người, hành hạ người khác và che giấu tội phạm Vậy nên, dư luận xã hội góp phần quan trọng vào hoạt động tư pháp, những bản cáo trạng, bản án đúng người đúng tội, hoạt động tư pháp càng minh bạch, rõ ràng.

4.2.2.5 Vấn đề hậu áp dụng pháp luật xong

Tổng hợp những nhân tố, sự kiện, tình huống phát sinh, những ảnh hưởng cá nhân, tác động xã hội… mà văn bản áp dụng pháp luật có thể tạo nên, gây ra đối với xã hội, đối với những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của đối tượng chịu tác động sau khi văn bản đó được triển khai thực hiện trong thực tế.

Văn bản áp dụng pháp luật có thể gây ra hoặc tạo nên những phản ứng đối với xã hội, cụ thể hơn đối với những đối tượng mà văn bản áp dụng pháp luật tác động trực tiếp khi văn bản được triển khai như làm ảnh hưởng đến lợi ích tinh thần, vật chất hoặc tác động tiêu cực, tích cực Thông qua, những phát sinh của yếu tố khách quan, chủ quan hoặc những tình huống trong xã hội hằng ngày.

Ví dụ: Thông Tư 24/2013/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới chính thức có hiệu lực, trước đó dựa theo nhiều yếu tố của xã hội Bộ Công an quyết định đưa ra Thông tư và bắt đầu Thông Tư có hiệu lực Từ khi Thông Tư có hiệu lực đông đảo người dân đến làm thủ tục đăng ký, thu hồi sang tên xe Việc thay đổi thủ tục này làm người dân còn thắc mắc và chưa hiểu rõ, phải mất thời gian chờ sự hướng dẫn của CSGT sau đó mới thực hiện Sau khi được hướng dẫn đã có đa số những phản hồi tích cực và đồng thuận trong việc thực hiện nên Thông Tư này đã đem lại lợi ích cho người dân.

4.1.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiệnnay

Trang 10

Trong thực tế hoạt động áp dụng pháp luật chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý Cụ thể hoạt động áp dụng pháp luật luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan.

4.2.3.1 Hoạt động xây dựng pháp luật

Cụ thể, xây dựng pháp luật là hoạt động tạo mới hoặc thay đổi các quy phạm pháp luật đã có từ trước của hệ thống pháp luật Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật có “tăng” hoặc “giảm” những quy định để phù hợp nhu cầu xã hội Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng pháp luật cũng là hoạt động quyền lực hóa các chuẩn mực xã hội.

Hoạt động áp dụng pháp luật có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật Để mang lại hiệu quả và đúng với tinh thần đặt ra thì phải xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi đúng với tình hình xã hội Và công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững

Trong đó pháp luật sẽ là nền tảng tác động để đáp ứng nhu cầu xã hội Sau khi đã ban hành pháp luật, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi Bên cạnh đó, sẽ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn

4.2.3.2 Trình độ văn hóa pháp luật của cán bộ và nhân dân xong

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan