Tiểu luận kinh tế vĩ mô đề tài tình hình lạm phát ở nước mỹ hiện nay và những nguyên nhân, giải pháp khắc phục

21 16 0
Tiểu luận kinh tế vĩ mô đề tài tình hình lạm phát ở nước mỹ hiện nay và những nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt là ở nước Mỹ, nơi nó đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.Tiểu luận này sẽ phân tích tình hình lạm phát ở nước Mỹ, bao gồm:F Tình trạng lạm phát hiện nayF Nguyên nhân dẫn đến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: Tình hình lạm phát ở nước Mỹ hiện nay vànhững nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Giảng viên hướng dẫn: Trần Bá Thọ Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Phan Hương Giang – 312310225892 Trịnh Thị Bích Giang – 31231025371

3.Trần Ánh Hương – 31231022449

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN

1 Nguyễn Phan Hương Giang 31231022589 -Thiết kế bìa

-Tổng hợp nội dung

- Soạn nội dung phần mở đầu, khung lí thuyết về trong thời gian vừa qua và hiện nay, nguyên

Trang 3

2.2.2 Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay Trang 5

2.3 Nguyên nhân lạm phát Trang 9 2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn lạm phát ở Mỹ năm 2023 Trang 10 2.5 Những giải pháp chính sách kiềm chế lạm Trang 12 2.6 Hậu quả của lạm phát kinh tế ở Mỹ năm 2023 Trang 14 2.7 Dự báo tình hình lạm phát trong tương lai Trang 14

3 Kết luận Trang16

Tài liệu tham khảo

Trang 4

1 LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng trên toàn thế giới Theo

nhà kinh tế học người Mỹ Milton Friedman – nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất nửa sau thếkỉ XX, “Inflation is a thief, a silent thief that steals from the poor and the middle classalike.”,

Lạm phát là một tên trộm, một tên trộm thầm lặng chuyên cướp của người nghèo cũngnhư tầng lớp trung lưu.

Thật vậy, lạm phát đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân Đặc biệt là ở nước Mỹ, nơi nó đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Tiểu luận này sẽ phân tích tình hình lạm phát ở nước Mỹ, bao gồm:

F Tình trạng lạm phát hiện nay

F Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

F Những thuận lợi, khó khăn của lạm phát

F Chính sách và giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát

F Dự báo về tình hình lạm phát trong tương lai

Mục tiêu của tiểu luận này là giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát ở

nước Mỹ, từ đó có thể đưa ra những đánh giá và dự đoán về tác động của nó đến nền kinh tế và đời sống của người dân.

Dưới đây là một số luận điểm chính được trình bày trong tiểu luận:

 Lạm phát ở nước Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

 Chính sách tiền nệ nới lỏng

 Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn  Tăng giá năng lượng

 Thị trường lao động thiếu hụt

 Lạm phát gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, bao gồm:  Làm giảm sức mua của người dân

 Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh  Ảnh hưởng đến thị trường tài chính  Ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước

Trang 5

 Ảnh hưởng tâm lý người dân

 Chính phủ Mỹ đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, bao gồm:

 Tăng lãi suất

 Giảm chi tiêu ngân sách  Cắt giảm chi tiêu cụ thể

 Giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng

 Dự báo về tình hình lạm phát trong tương lai là một vấn đề phức tạp có nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhiều chuyên gia cho rằng lạm phát sẽ dần dần được kiểm soát trong vài năm tới.

Sau cùng, chúng tôi tổng kết những điều đã tìm được, cũng như những ý tưởng chưa thể hoàn thiện được do những hạn chế về thời gian, cũng như vốn kiến thức còn hạn hẹp của bản thân

Hơn hết, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Bá Thọ vì những

bài giảng của thầy đã giúp đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nền móng tri thức đối với môn kinh tế vĩ mô trong chúng tôi Đồng thời, thầy cũng đã tạo cho chúng tôi điều kiện và động lực để thể hiện những suy nghĩ và hiểu biết của mình thông qua tiểu luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2024 Nhóm tác giả

Trang 6

2 NỘI DUNG

2.1 Lí thuyết về lạm phát:

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Các lý thuyết về lạm phát giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách thức kiểm soát lạm phát Sau đây là một số khía cạnh về lạm phát:

Lạm phát (Inflation) là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền

kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định Đây chính là sự tăng giá hay còn có thể hiểu là sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng theo thời gian Tốc độ giảm sức mua có thể được phản ánh qua mức tăng giá trung bình của một rổ hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn trong một thời gian Sự tăng giá, thường được biểu thị bằng phần trăm, có nghĩa là một đơn vị tiền tệ mua được ít hơn so với các giai đoạn trước Lạm phát thường

đo bằng tỉ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index)

trong một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) là tỷ lệ phần trăm tăng giá trung bình của một nhóm

hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó hay cũng chính là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát GDP

Về phân loại, theo mức độ ta có 3 loại: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và Siêulạm phát.

Lạm phát vừa được định nghĩa là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ

trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Khi lạm phát xảy ra ở mức

độ vừa phải, thường dưới 10% mỗi năm, nó có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng cho

nền kinh tế Lạm phát này xảy ra ổn định, lãi suất tiền gửi không cao, giá cả tăng lên chậm và không xảy ra tình trạng mua hàng và tích trữ với số lượng lớn… Lạm phát vừa phải giúp người dân có tâm lý thoải mái, an tâm trong quá trình lao động, sản xuất Lạm phát này xuất hiện khi các tổ chức kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro và đang ở trong tâm thế sẵn sàng đầu tư sản xuất kinh doanh

Lạm phát cao (galloping inflation) là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tếvới tốc độ hai hay ba chữ số (từ 10% đến 100%) Đây là một hiện tượng lạm phát

không bình thường thường và không kiểm soát trong một nền kinh tế, khi tỷ lệ tăngtrưởng của mức giá hàng hóa và dịch vụ vượt qua mức tăng trưởng bình thường vàdự kiến Điều này dẫn đến sự mất giá của tiền tệ, khiến người tiêu dùng phải chi trả số

tiền lớn hơn cho một hàng hóa Lạm phát phi mã có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân.

Siêu lạm phát (hyper inflation) tình trạng lạm phát rất cao, có tác động phá hoại nền

kinh tế nghiêm trọng Thông thường, tốc độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì

gọi là siêu lạm phát Khi có siêu lạm phát, tiền mất giá nghiêm trọng, và lượng cầu về

Trang 7

tiền tệ giảm đi đáng kể Siêu lạm phát có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân Nó làm giảm sức mua, bóp méo nền kinh tế thiên về việc tích trữ tài sản thực tế, và thậm chí khiến cơ sở tiền tệ tháo chạy khỏi đất nước.

Theo nguyên nhân cũng có 3 loại: Lạm phát do cầu kéo, Lạm phát do chi phí đẩy,Lạm phát tích hợp.

Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation): là một hiện tượng kinh tế xảy ra

khi giá cả tăng lên do tăng cầu hàng hóa và dịch vụ từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp vượt quá khả năng sản xuất hiện có Hiện tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, chi tiêu và sản xuất Điều này dẫn đến một tình trạng tăng trưởng kinh tế quá mức và áp lực lớn lên nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ

Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation): là loại lạm phát xảy ra khi chi phí sản

xuất tăng Điều này có thể xảy ra do chi phí đầu vào, ví dụ như tiền lương, nguyên vật liệu và chi phí tài chính trở nên đắt đỏ hơn Khi chi phí tăng lên, để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận, nhà sản xuất cũng phải tăng giá sản phẩm của mình Tuy nhiên, nếu chỉ một hoặc hai công ty tăng giá, có thể không gây ra lạm phát Để có tác động đến giá cả nói chung, giá đầu vào phải có sự leo thang của nhiều nhà sản xuất từ nhiều ngành khác nhau Lạm phát do chi phí đẩy khiến cho đường tổng cung dịch trái (từ AS đến AS ) Điều này tức₀ đến AS₁) Điều này tức ₁) Điều này tức là mức giá chung tăng và năng suất đều giảm Tình huống này sẽ kéo theo mọi chỉ số kinh tế đều chuyển đổi theo hướng tiêu cực.

Lạm phát tích hợp (Built-in inflation): là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá

hoại nền kinh tế nghiêm trọng Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, lao động mong đợi và đòi hỏi nhiều chi phí / tiền lương hơn để duy trì đời sống sinh hoạt của họ Điều này dẫn đến việc tăng giá theo quy luật cung – cầu Lạm phát tích hợp còn phụ thuộc vào cơ cấu lương trong nền kinh tế Nếu cơ cấu lương được thiết lập dựa trên chỉ số lạm phát, việc tăng lương sẽ tự động điều chỉnh theo mức lạm phát Điều này có thể tạo ra một vòng lặp, khi lương tăng dẫn đến tăng giá hàng hóa, và ngược lại Lạm phát tích hợp là một phần quan trọng của hệ thống kinh tế và cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.

Có hai cách chính để đo lường lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số điềuchỉnh GDP (GDP deflator) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường sự biến đổi của giá cả

của một giỏ hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng thường xuyên mua Chỉ số điềuchỉnh GDP đo lường sự biến đổi của giá cả của toàn bộ sản xuất trong nền kinh tế.

2.2 Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay:2.2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới:

Lạm phát đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia.

Đây là những con số thống kê theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng toàn cầu sẽ

duy trì ở mức 3,1% năm 2024 và 3,2% năm 2025 Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm

Trang 8

xuống 5,8% vào năm 2024 và 4,4% vào năm 2025, lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ đạt 6,6% vào năm 2023 và 4,3% vào năm 2024.

Tình hình lạm phát ở một số quốc gia:

Châu Âu: Tính tới tháng 3/2024, lạm phát ở Châu Âu tiếp tục giảm nhưng vẫn ở

mức cao so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Mức giảm lạm

phát chủ yếu do giá năng lượng giảm Mức tăng lạm phát trung bình của Châu Âu là 5,3% (tính đến tháng 3/2024) Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024 và việc kiểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm diễn biến của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, tình hình chuỗi cung ứng và chính sách tiền tệ của ECB.

Trung Quốc: Lạm phát ở Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 3/2024 nhưng vẫn ở

mức thấp so với các nền kinh tế lớn khác Mức tăng lạm phát chủ yếu do giá thực phẩm tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 1,5% (tính đến tháng 3/2024) Chỉ số giá sản xuất (PPI): 0,8% (tính đến tháng 3/2024) Lạm phát ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhẹ trong năm 2024, nhưng vẫn ở mức thấp so với mục tiêu 3% của chính phủ.

Dưới đây là bảng thống kê tình hình lạm phát của một số nước trên thế giới tính tới

Trang 9

Lạm phát là mốt vấn đề vĩ mô quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Trong những năm gần đây, tình hình lạm phát ở mỹ đạt đến những con số đáng kinh ngạc, nó tăng ở mức kỷ lục và trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế mỹ nói riêng và người dân của nước này nói chung.

Cụ thể, các mức lạm phát ở mỹ trở nên nhiều biến động từ năm 2018 từ con số 2%,

lạm phát bắt đầu tăng từ năm 2019 và đạt mức 7% vào năm 2021 Đến năm 2022, lạm phát tiếp tục tăng cao hơn, đạt mức 8,6% vào tháng 6 của năm này và đây cũng là mức cao nhất mà mỹ đạt được trong khoảng 40 năm trở lại đây Mức lạm phát cao này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân mỹ, nó làm giảm sức mua và khiến họ phải chi trả nhiều hơn cho các nhu cầu thiết yếu Và điều này cũng làm mỹ mất đi lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện biến động của các chỉ số lạm phát (CPI, PPI, CPICORE) vừa qua:

1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

2.Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Trang 10

3.Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI Core)

Quan sát dựa trên biểu đồ ta thấy được:

- Cả ba chỉ số lạm phát đều tăng từ năm 2018 đến nay.

- CPI tăng cao nhất, đạt mức 8,6% vào tháng 6 năm 2022.

- PPI cũng tăng cao, tuy nhiên thấp hơn CPI.

- CPI Core tăng thấp nhất, nhưng vẫn ở mức cao, 6% vào tháng 2 năm 2020.

- Lạm phát của Mỹ đang có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với mục tiêu 2% của Fed.

b Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay:

Năm 2023 ghi dấu ấn với khúc biến động đầy kịch tính của lạm phát Mỹ Bắt đầu từmức 7,5% vào tháng 1.Tuy nhiên, kể từ tháng 7, lạm phát bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed, nhu cầu tiêu dùng giảm bớt và giá

Trang 11

năng lượng, thực phẩm dần ổn định, lạm phát đã giảm dần xuống 6,5% vào tháng 12.Tình hình lạm phát hiện nay của Mỹ đã có xu hướng được cải thiện và giảm đáng kể nhưng vẫn cao trên mức mục tiêu mà Fed đặt ra khoảng 2% Các con số cụ thể thời điểm vừa qua như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):

Trang 12

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI Core):

 Tháng 12/2023: 4,1%.

 Tăng cao nhất: 6% (tháng 2/2024).

 Thấp nhất: 3,1% (tháng 11/2023).

Lạm phát phi mã đã giáng đòn mạnh vào người tiêu dùng, khiến sức mua giảm sút đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp và trung bình Doanh nghiệp cũng chật vật trước

những khó khăn: chi phí sản xuất tăng cao nhưng lợi nhuận thu về lại giảm sút và khả

năng cạnh tranh cũng suy yếu đáng kể Nền kinh tế Mỹ đã phải chịu những ảnh hưởng

nặng nề đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng trở nên chậm lại và nhiều sự bất ổn gia tăng

2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ:2.3.1 Nguyên nhân khách quan:

Trang 13

- Chính sách tiền tệ nới lỏng: Khi nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn

lớn, nhu cầu vay vón của các doanh nghiệp cũng như của người dân tăng cao, Fed buộc phải nới lỏng tiền tệ giúp lại suất cho vay giảm đi, khuyến khích đầu tư và chi tiêu để phát triển cải thiện kinh tế trong tình hình dịch bệnh, điều này giúp cung cấp thêm lượng tiền cho nền kinh tế đang có những thiếu hụt và trì trệ nhất định Nới lỏng tiền tệ cũng giúp tăng thanh khoản thị trường tài chính, kích thích đầu tư và thuận lợi cho hoạt động đầu tư

- Giai đoạn chuỗi cung ứng: do tình hình dịch COVID 19 gây ra làm ảnh hưởng

nặng đến vấn đề cung ứng không chỉ Mỹ mà trên toàn bộ thế giới Nó làm hạn chế nguồn cung tăng chi phí sản xuất và vận chuyển hạn hóa Dịch bệnh làm phong tỏa biên giưới giữa các khu vực, từ đó khiến hàng hóa không liên tục được gây ra tắt nghẽn, thiếu hụt và gián đoạn Nhu cầu vận chuyển từ đó tăng cao nhưng định mức hàng hóa và di chuyển lại bị hạn chế do đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến các mặt khác trong kinh tế.

- Tăng giá năng lượng và thực phẩm: Chiến tranh giữa Nga và Ukraina đã ảnh

hưởng đến kinh tế một số nước trong đó có Mỹ Nó làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và thực phẩm Nhưng thời điểm sau dịch này, nhu cầu về năng lượng toàn cầu lại tăng đỉnh điểm, các quốc gia tranh thủ khôi phục lại nền kinh tế sau dịch bệnh từ đó dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu và năng lượng, đẩy giá năng lượng, khí đốt, thực phẩm, lên đỉnh điểm nó cũng gây ra các khó khăn trong vận chuyển và hoạt động.

- Thị trường lao động: Nền kinh tế trên đà hồi phục yêu cầu lao động cao ở nhiều

lĩnh vực và yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng nhưng Mỹ phải đối mặt với tình hình di dân giảm và nhu cầu nghỉ hưu sớm lại càng gia tăng Từ đó thị trường lao động trở nên thiếu hụt Sự chênh lệch khoảng cách giữa người giàu và người nghèo lại ngày càng lớn, người giàu lại càng phát triển và có thu nhập cao nhưng người vô gia cư và thất nghiệp ở Mỹ vẫn tăng và ở con số cao Tìm kiếm người lao động có kỉ năng phù hợp năng lực công việc Mỹ cũng khó khăn, yêu cầu thị trường cũng ngày càng cao hơn, nhiều thách thức hơn với người lao động Nạn phân biệt đối xử về giới tính và chủng tộc vẫn là một vấn đề nan giải của Mỹ và chưa có dấu hiệu sẽ khắc phục

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan:

- Kỳ vọng lạm phát: Người dân Mỹ lo ngại về tình hình lạm phát của nước này, với

tâm lý đó , người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện dự trữ lương thực dẫn đến giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn Họ tăng cường việc mua sắm để dự trữ trong dài hạn Do vậy nên tình hình lạm phát của nước này trở nên tệ hơn nữa, và điều đó cũng là do chính họ tự gây ra lạm phát một cách vô tình

- Chính sách tài khóa: Dịch COVID thúc đẩy Fed nới lỏng tiền tệ chi trả cho dịch

bệnh và tăng lượng tiền lưu thông, từ đó thúc đẩy lạm phát tăng Những năm gần đây Mỹ cũng giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân để tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế đầu tư Việc giảm thuế này đã giúp tăng thu nhập sau thuế cho doanh nghiệp và người dân, làm giảm nặng nguồn thu ngân sách Chính phủ buộc tăng hơn nữa chi tiêu để bù đắp cho phần ngân sách thâm hụt, dẫn đến thêm nữa nợ công tăng Hơn nữa, quốc gia này tiếp tục tăng chi tiêu ngân sách cho quốc phòng và an ninh, an sinh xã hội và y tế

Ngày đăng: 15/04/2024, 17:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan