Đề cương pplnckh

22 0 0
Đề cương pplnckh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cho ví dụ minhhọa?.1.Khái niệm.Phương thức là cách thức, biện pháo, con đường để đi tới mục đích.Tình huống mâu thuẫn của nhận thức là những mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn

Trang 1

Đề cương môn Phương Pháp luận NCKH

Câu 1: Trình bày một vấn đề nghiên cứu cụ thể, thực hiện

một phép suy luận và đưa ra giả thuyết nguyên nhân củavấn đề đó?.

Câu 2: Trình bày phương thức để thẩm định tình huống

mâu thuẫn cần nhận thức? Cho ví dụ minh họa.

Câu 3: Các phương pháp thực hiện thường áp dụng trong

nghiên cứu xã hội? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4: Trình bày lý do, tình cấp thiết, tình hình nghiên cứu

của một đề tài cụ thể và nêu kết cấu nội dung của đề tàiđó?.

Câu 5: Trình bày Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và kết

cấu nội dung của một đề tài cụ thể?.

Câu 6: Trình bày phạm vi và giới hạn nghiên cứu và kết

cấu nội dung của một đề tài cụ thể?.

Trang 2

BÀI LÀM

Cấu 1: Trình bày một vấn đề nghiên cứu cụ thể, thực hiện

một phép suy luận vầ đưa ra giả thuyết về nguên nhân củavấn đề đó?.

1 Một vấn đề nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu là một trong các cấp độ của tình huống mây thuẫn được phát hiện, nhưng nó chỉ được gọi là vấn đề nghiên cứu kho nó đã được thẩm định Nó là dạng mâu thuẫn nảy sinh 1 cách có hệ thống lặp đi lặp lại ở nhiều đối tượng cùng loiạ có quy mô lớn, có thể trong thời gian dài… dẫn đến tất yếu cần phải nghiên cứu

Vđề ncứu gồm có 2 mặt là ncầu muốn được nhận thức và ncầu cần được nhận thức.

Đưa ra một vấn đề nghiên cứu cụ thể:

Đề tài:” Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch ở thành phố Hà Nội hiện nay”.

2 Phép duy luận và giả thuyết về nguyên nhân củavấn đề.

Phep suy luận diễn dịch gián tiếp: là suy luận đi từ 2 hoặc một số tiền đề có quan hệ bắc cầu cho nhau để rồi đưa ra một phán đoán (giả thuyết):

Thứ nhất vấn đề 1:quản lý hộ tịch có vai trò quan trọng là cơ sở để nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh, xây dựng chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, quy hoạc đất đai.

Thứ hai là vấn đề 2: quản lý hộ tịch là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, chính quyền của Thành phố đã rất quan tâm tới công tác quản lý hộ tịch song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Từ hai vấn đề nêu trên chúng ta đưa ra giả thuyết, phán đoán: vì vậy trong những năm gần đây, quản ký nhà nước về hộ tịch trên địa bàn thành phố được quan tâm nghiên cứu, đạt được những thành tựu nhất định.

Trang 3

KL đây là phép suy luận diễn dịch gián tiếp với hai tiền đề cho thấy nguyên nhân của những thành tựu trong quản lý nhà nước về hộ tịch ở thủ đô Là do nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý hộ tịch cho nên đã quan tâm thực hiện công tác này.( hoặc gược lại do không nhận thức được vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác hộ tịch.

Như vậy tiền đề 1 và tiền đề 2 có mối quan hệ bắc cầu và là nguyên nhân của vấn đề.

Trang 4

Câu 2: Trình bày các phương thức để thẩm định tìnhhuống mâu thuẫn cần nhận thức? Cho ví dụ minhhọa?.

1.Khái niệm.

Phương thức là cách thức, biện pháo, con đường để đi tới mục đích.

Tình huống mâu thuẫn của nhận thức là những mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người , làm xuất hiện nhu cầu muốn nghiên cứu, nhận thức và hướng tới giải quyết chúng để thức đẩy sự phát triển của các đối tượng khảo sát mà trong đó những tình huốngmâu thuẫn đó nảy sinh được phát hiện.

Ví dụ về tình huống mâu thuẫn: hiện nay nhà nước đầu tư rất nhiều tiền vào việc xây dựng đường giao thông nhằm cải tạo hệ thống giao thông Những tuyến đường giao thông được xây mới và cải tạo Tuy nhiên chất lượng các tuyến đường giao thông vẫn thấp, không giảm được tình trạng tai nạn giao thông liên quan tới chất lượng các tuyến đường Xét theo phương diện logic thì tình huống mây thuẫn cần nhận rhức nói chung có những biểu hiện cơ bản sau:

Thứ nhất là tình huống mâu thuẫn cần nhận thức xuất hiện, nó dường như khác thậm chí trái với quan niệm đang có, hiện có của con người phát hiện, làm xuất hiện, nay sinh nhu cầu muốn nhận thức, muốn giải quyết.

Thứ hai do hạn chế của vấn đề tri thức hiện có đến thời điểm phát hiện ra tình huống mâu thuẫn ấy, người phát hiện nhận thấy chưa thể nhận thức, vì vậy cũng chưa thể đưa ra luận chứng cho các giải pháp, cách thức có thể giải quyết được tình huống mâu thuẫn ấy.

Các cấp độ của tình huống mâu thuẫn cần nhận thức: Có 3 cấp độ đó là câu hỏi tình huống, vấn đề nghiên cứu và vấn đè khoa học.

Thứ nhất là câu hỏi tình huống là dạng mâu thuẫn chợt nảy sinh một cách đơn lẻ, mang tính ngẫu nhiên, tồn tại trong một đối tượng cụ thể hoặc trong một thời gian ngắn, mang tính chủ quan, tự phát.

Trang 5

Thứ hai là vấn đề nghiên cứu:là dạng mâu thuẫn nảy sinh một cách hệ thốnglặp đi lặp lại ở những đối tượng cùng loại, với quy mô lớn và trong thời gian dài.

Thứ ba là vấn đề khoa học là những mâu thuẫn có tính chất rất cơ bản, việc nghiên cứu, nhận thức các mâu thuẫn nàyđòi hỏi huy đôngj nguồn nhân lực nghiên cứu lớn, có thể đưa đến những khám phá, sáng tạo làm thay đổi một hoặc một số luận điểm cơ bản đã và đang tồn tại trong khoa học.

Mục đích của thẩm định tình huống cần phải: nhằm khẳng định vấn đề nghiên cứu có tồn tại hoặc không tồn tại, giúp cho người nghiên cứu nhận thức rõ rang hơn lý do, ý nghĩa và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nhằm nhận thức và giải quyết vấn đề nghiên cứu.

2.Các phương thức thẩm định tình huống mâu thuẫn.

Có ba phương thức để thẩm định tình huống mâu thuẫn đó là : mở rộng phạm vi, giới hạn quan sát rộng hơn; Thay đổi phương thức quan sát; Phương thức thông qua trao đổi, trnah luận Cụ thể như sau:

2.1.Phương thức mở rộng phạm vi giới hạn quan sát rộnghơn so với giới hạn quan sát ban đầu mà nhờ đó tình huốngmâu thuẫn được phát hiện.

Sử dụng phương pháp này trong trường hợp: cần mở rộng giới hạn quan qát để nhanh chóng phát hiện tình huống mâu thuẫn.

Cách làm: + nếu trong rình huống mâu thuẫn được phát hiệnnhờ nghiên cứu một hoặc một vài tài liệu, hãy tiếp tục thu thập, đọc, nghiên cứu them tài liệu khác có liên quan.

+ Nếu tình huống mâu thuẫn được quan sát trực tiếp ( thưc nghiệm hoặc bán thực nghiệm)đối với một đối tượng nào đó hoặc trong một khoảng thời gian, giới hạn nào đó, hãy quan sát them nhiều đối tượng khác tương đồng hoặc quan sát đối tượng đó trong khoảng thời gian dài hơn + Nếu tình huống mâu thuẫn được phát hiện nhờ lắng nghe, nhờ trao đổi ý kiến một hoặc một vài người, hãy phỏng vấn them những người khác hoặc trao đổi, tranh luận với những đồng nghiệp.

Trang 6

Ưu điểm : Phát hiện chính xác tình huống mâu thuẫn và có sự so sánh đối chiếu.

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức hơn.

2.2.Thay đổi phương thức quan sát đã sử dụng mà nhờ đótình huống mâu thuẫn được phát hiện.

Mục đích để thểm định tình huống mâu thuẫn , khi sử dụng phương thức quan sát.

Cách làm:

+ Nếu tình huống mâu thuẫn được phát hiện nhờ nghiên cứu tài liệu( quan sát gián tiếp) có thể cjuyển sang quan sat trực tiếp, thâm nhập cơ sở tiếp xúc công chúng hoặc ngược lại.

+ Nếu tình huống mâu thuẫn được phát hiện nhờ các quan sát trực tiếp, phi thực nghiệmcó thể chuyển sang phương thức quan sát trực tiếp thưucj nghiệmhoặc ngược lại.

Ưu điểm: linh hoạt, thích ứng nhanh.

Nhược điểm: nếu thay đổi phương thức quan sát không phù hợp sẽ gây thất bại không phát hiệnđược tình huống mâu thuẫn.

2.3.Phương thức thông qua trao đổi, trnah luận với đồngnghiệp, đồng chí.

Mục đích: nhằm thẩm định tình huống mâu thuẫn.

Cách làm: trao đổi, trang luận cởi mở, thẳng thắn với những người đồng chí, đồng nghiệp của mình giúp phát hiện tình huống mâu thuẫn có them căn cứ để có thể khẳng định hoặc bác bỏ các ý tưởng nghiên cứu của mình.

Ưu điểm: tăng them tính sáng tạo, ý tưởng của tập thể góp phần bổ sung ý tưởng nghiên cứu của người phát hiện ra tình huống mâu thuẫn.

Hạn chế: đễ gây ra bất đồng quan điểm dẫn tới khó đi tới quyết định cuối cùng cho nghiên cứu của mình hoặc tạo ra sự dao động cho chủ thể nghiên cứu.

Các kết quả thu được nhờ thẩm định tình huống mâu thuẫn: tình huống mâu thuẫn không tồn tại; tình huống mâu thuẫn chỉ từ câu hỏi nghiên cứu thành vấn đề nghiên cứu; tình huống mâu thuẫn trở thành giả thuyết.

Trang 7

Câu 3: Các phương pháp thực nghiệm thường áp dụngtrong nghiên cứu khoa học? Cho ví dụ minh họa?.

1.Khái niệm.

Phương pháp là một tập hợp cách thức, thao tác và biện pháp mà chủ thể lựa chọn, sử dụng để tác động vào đối thượng nhằm đạt được các mục tiêu tác động đã được xác định.

Phương pháo nghiên cứu khoa học là một tập hợp các cách thức, các thao tác do người ngjên cứu lựa chọnsử dụng để quan sát đối tượng khảo sát, nhằm thu thập, xử lý các thông tin thu được, thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã xác định.

Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học là phương pháp mà người nghiên cứu sử dụng thu thập, xử lý thông tin nhờ các quan sát trực tiếpcó gây ra các biến đỏi cần thiết đã được tính toán trước, áp đặt các điều kiện biến đổi ấy cho đối tượng quan sát.

3 Các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoahọc.

Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học bao gồm các có: thưucj nghiệm thăm dò và thưucj nghiệm kiểm chứng; thực nghiệm song hành và thực nghiệm đối nghịch; thực nghiệm đối chứng; mô hình thực nghiệm.

Thứ nhất là thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm đốichứng.

Thực nghiệm thăm dò là những phương pháp thực nghiệm mục đích nhằm phát hiện, thẩm định các tình huống cần ngiên cứu hoặc để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Thường được áp dụng vào việc tìm ra các tình huống mâu thuân cần nghên cứu, thẩm định.

Ví dụ: với đề tài:’ quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Đức hiện nay “ Thì nhờ có phương pháp thực nghiệm mà chúng ta thăm dò, tìm ra

Trang 8

các nguyên nhân của việc nghiên cứu đề tai.( đó chính là giả thuyết nghiên cứu).

Thực nghiệm kiểm chứng là các phương thưucs thực nghiệm nhằm tìm kiếm thông tin, dữ liệu củng cố các luận cư, chứng minh tính chính xác của các luận cứ hướng tới mục đích chứng minh giả thuyết nghiên cứu.

Ví dụ trong quản lý xã hội thì giả thuyết xã A đạt được những thành tựu trong công tác xây dựng nông thôn mới, kiểm chứng thành tựu này, người ta cần đi tìm hiểu thông tinvề các hoạt động như bê tong hóa đường nông thônnhư thế nào? Hay nông nghiệp có áp dụng kỹ thuật vào sản xuất hay không?.

Thứ hai là thực nghiệm song hành và thực nghiệm đốingịch.

Thưucj nghiệm song hành là thực nghiệm đối với các đối tượngkhác nhan nhưng điều kiện lại giống nhau.

Ví dụ quan sát tiếp hai xã A và B.trong đó xã A giầu và xã B nghèo, mặc dù 2 xã có điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư là gkhác nhau nhưng quan sát cùng thời điểm.

Thực nghiệm đối nghịch là những phương pháp thực nghiệm đối với đối tượng giống nhau nhưng trong các điều kiện thực nghiệm khác nhau.

Ví dụ vẫn quan sát 2 xã A và B có điều kiện dân cư, phong tục tập quán giống nhau nhưng quan sát ở những điều kiện, thời điểm khác nhau.

Thứ ba là thưucj nghiệm đối chứng.

Là thưucj nghiệm được áp dụng đối với một trong hai đối tượng có đặc trưng tương tự nhau Đối tượng còn lại được sử dụng để phân tích đối chứng.

Ví dụ vẫn quan sát hai xã nghèo A và B trong đề tài quản lý xã hội đối với công tác xây dựng nông thôn mới,tiến hành quan sát thực nghiệm đối với xã A bằng cách tăng them vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã A,để xem có gì thay đổi không và lấy xã B để đối chứng cho sự thay đổi đó.

Trang 9

Thứ tư là phương pháp mô hình thực nghiệm( mô hình thí

Ví dụ tăng lượng bò cho một số xã nghèo để xem có sự thay đổi cuộc sống của dân không?.

Trang 10

Câu 4: Trình bày lý do, tình cấp thiết, tình hình nghiên

cứu của một đề tài cụ thể và nêu kết cấu nội dung của đềtài đó?.

1.Tên đề tài:

“Quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn văn hóa phi vật

thể của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình hiện nay”

2.Tính cấp thiết của đề tài

Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ Tây Bắc giáp với thủ đô Hà Nội, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền văn hóa Hòa Bình rực rỡ Văn hóa Hòa Bình là sự kết hợp độc đáo giữa bản sắc văn hóa của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, trong đó văn hóa dân tộc Mường là chủ yếu.

Trong cộng đồng bảy dân tộc gồm Kinh, Mường, Thái, H’ mông, Dao, Tày, Hoa cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì người Mường chiếm tới 63,3% tổng số dân Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường ở Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán… tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình Có thể nói, văn hoá của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình đã để lại những giá trị to lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn của cả thế giới

Ngày nay, khi xã hội phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy Trong đó văn hóa phi vật thể như văn hóa cồng chiêng, lễ hội, dân ca… được đánh giá là nét văn hóa đặc trưng độc đáo của dân tộc Mường.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường, xu hướng thương mại hóa cùng sự buông lỏng trong quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng đã dẫn tới tình trạng các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình ngày càng bị mai một, lai căng với văn hóa của các dân tộc khác.

Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hiện nay là phải nâng cao hiệu quả quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn văn

Trang 11

hóa phi vật thể của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình nhằm thực hiện đúng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý

xã hội đối với công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể củadân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình hiện nay” làm khóa luận

tốt nghiệp

3.Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Bảo tồn văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng là một vấn đề cấp bách, đã được nhiều nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu Vấn đề này đã được trình bày trong nhiều công trình khoa học như:

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Văn hóa dân tộc Mường” do Sở Văn hóa thông tin và Hội văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình xuất bản biện soạn và xuất bản năm 1995

- Sách: “Người Mường ở Hòa Bình” của giáo sư Nguyễn Đức Từ Chi xuất bản năm 1995 Đây là công trình nghiên cứu giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội của dân tộc Mường ở Hòa Bình.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới và hội nhập” của Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình biên soạn do nhà xuất bản Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch in ấn vào tháng 12 năm 2007 Hội thảo nghiên cứu về tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội tới bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay” của Viện nghiên cứu

Trang 12

Văn hóa thuộc Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam do Lương Quỳnh Khuê chủ biên, xuất bản năm 2008, nghiên cứu về bản sắc văn hóa và những hệ giá trị văn hóa dân tộc Mường, đồng thời, nghiên cứu những xu hướng biến đổi hiện nay và dự báo xu hướng biến đổi trong bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong những năm tới.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghệ thuật diễn xướng mo Mường” của Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Khoa học - xã hội Việt Nam do Tiến sĩ Kiều Trung Sơn chủ biên, hoàn thành vào năm 2012 giới thiệu về hình thức, ý nghĩa của mo Mường trong đời sống tâm linh của dân tộc Mường.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình do bà Hoàng Thị Chiển - Giám đốc sở chủ biên năm 2008 Đề tài tổ chức điều tra, thống kê các loại hình văn hóa phi vật thể trong đời sống dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, bước đầu chỉ ra những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời chỉ ra những yếu tố lạc hậu cần loại bỏ Từ kết quả trên, đề ra một số kiến nghị và giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay.

- Bài viết: “Giữ cái nôi văn hóa Mường” của nhà báo Ngọc Lan đăng trên Báo Dân tộc và phát triển, số ra ngày 02 tháng 9 năm 2007 phân tích một số vấn đề nảy sinh trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên còn mang tính khái quát Chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể, sâu sắc về quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường, tỉnh

Ngày đăng: 15/04/2024, 13:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan