Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh

18 0 0
Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm giữa kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1

BÀI LÀM GIỮA KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HCM

Câu 1: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền?

- Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không có một công trình riêng về nhà nước pháp quyền song những giá trị của tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau trong các văn bản chính trị pháp lí của Người ( đặc biệt ở Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946); trong các hoạt động thực tiễn gắn liền với quá trình Người tổ chức xây dựng, điều hành đất nước; trong các quan điểm của Người về Hiến pháp và pháp luật; về quyền con người; về kiểm soát quyền lực nhà nước

- Bởi vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là một bộ phận cấu thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn đã nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng

Trang 2

thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Trên cơ sở những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người, về nhà nước, về Hiến pháp và pháp luật, tác giải luận án cho rằng: Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền chính là “ hệ thống những quan điểm của Người về một nhà nước được xây dựng và phát triển vì mục tiêu bảo vệ con người; về vai trò và chức năng của Hiến pháp và pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ các giá trị dân chủ trên nền tảng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân” - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể

hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô , đồng thời, sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta Mặc dù Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài phát biểu của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt

Trang 3

Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

1 Thứ nhất, nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân:

- Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân Nhà dân là chủ thể quyền lực nhà nước Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân HCM xác định bản chất dân chủ của nhà nước ta: “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” Với Người, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân Bộ máy nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu ra và ủy quyền nhằm thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Vì vậy khác với chế độ phong kiến Vua là chủ, nay là chế độ dân chủ, nhà nước của dân thì dân là chủ, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

- Là nước nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua bầu cử dân chủ Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự ủy quyền quyền lực từ nhân dân Chính vì vậy, để thật sự là nước nước của dân, ngay từ những ngày đầu giành được nền độc lập, Chủ

Trang 4

tịch HCM đã đặc biệt quan tâm đến tổ chức cuộc tổng tuyển cử để nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu xứng đáng thay mặt mình gánh vác việc nước - Chỉ một ngày sau khi độc Tuyên ngôn độc lập vào 3/9/1945 Hồ Chủ Tịch đã

họp và đề ra những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước, trong đó Người đề nghị “ Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”.

- Trong tư tưởng HCM, một nhà nước của dân, không chỉ do dân lập ra thông qua bầu cử dân chủ mà còn là nhà nước chịu sự kiểm tra, giám sát, định đoạt của nhân dân Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân Nhân dân có quyền đôn đốc phê bình Chính phủ Chính phủ thì việc to nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân” “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biể Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” Người nhắc nhở: “ Nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân” Người còn việt: “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đầy tớ của dân từ Chủ tịch toàn quốc đến Đảng – dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

- Đối với HCM, một nhà nước của dân thật sự phải là một nhà nước do dân và vì dân Người viết: “Kinh nghiệm trong nước và các nước chứng tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được Không có, thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”; “Không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong ”.

Trang 5

- Với Chủ tịch HCM, nhân dân là nguồn sức mạnh của nhà nước, là nguồn trí tuệ của nhà nước, là nguồn sáng kiến vô tận, nhà nước có chức năng khơi nguồn, phát hiện, tiếp thu và hoàn thiện các sáng kiến của nhân dân để xây dựng chính sách và luật pháp.

- Một nhà nước của dân, do dân, vì dân theo HCM là một nhà nước nếu biết lắng nghe và học hỏi nhân dân, biết tôn trọng bồi dưỡng và nâng cao sức dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân thì sẽ thấy nhân dân không chỉ nói lên những mong mốn của mình mà còn chỉ ra được nhà nước cần phải hành động như thế nào để giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh Chính vì lẽ đó nhà nước được thành lập không vì mục đích làm thay cho dân mà thực hiện vai trò người cầm lái, người tổ chức để nhân dân bằng trí tuệ, sức mạnh của mình giải quyết các vấn đề của chính mình Người viết: “ nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” Nhà nước của dân, do dân không có mục đích tự thân, ý nghĩa, mục tiêu và sứ mệnh của nhà nước là phụng sự hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân Vì lẽ đó Hồ Chủ Tịch cho rằng “ ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưng nếu nước nhà độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì Chính phủ ta đã hứa với dân sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc ” Trong khi khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước, HCM luôn trăn trở một điều có ý nghĩa quyết định là: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm: Người chỉ rõ, nhà nước phải tìm cách hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng phục vụ nhân dân với tinh thần

Trang 6

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Người nhắc nhở: “ Việc gì lợi cho dân thì phải hết sức làm Việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh ”

- Tư tưởng HCM về một nhà nước vì dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân là tư tưởng nhất quán trong suốt cuộc đời của Người Cả cuộc đời Người là một tấm gương trong sáng thể hiện sinh động tư tưởng, đạo đức của một con người vì dân, vì nước

2 Thứ hai, xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp:

- Một trong những quan tâm của HCM là nhà nước ra đời từ thắng lợi của CMT8 phải là nhà nước hợp pháp, hợp hiến Vì vậy, ngay sau khi giành chính quyền, HCM đã muốn toàn thể dân tộc VN và nhân dân thế giới biết và ghi nhận sự kiện này một cách chính đáng, công khai Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước VN dân chủ cộng hòa Nhờ đó, Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp và Tuyên ngôn độc lập trở thành một văn bản pháp lý nổi tiếng Sau đó Người đã xây dụng hiến pháp dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiế, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước VN dân chủ công hòa Cưới 1946, HCM được Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại Vì vậy, quân đội Tưởng và đại diện Đồng minh khi vào VN đã phải làm việc với Chủ tịch HCM.

- Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Theo tinh thần “thượng tôn luật pháp”, nhà nước phải được tổ chức và hoạt động một cách hợp hiến và hợp pháp, chỉ một ngày sau khi giành được độc lập, đọc tuyên ngôn khai sinh nhà nước VN dân chủ cộng hòa, HCM đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là “chúng ta phải có một Hiến pháp dân

Trang 7

chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ đầu phiếu”, tổng tuyển cử đề bầu ra Quốc hội, có Quốc hội sẽ lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức của nhà nước mới Và chỉ trong thời gian ngắn HCM đã tổ chức và thông qua Hiến pháp 1946, đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở VN Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu nhân dân bầu ra có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của nhà nước VN mới.

- Trên cương vị là Chủ tịch nước ( từ năm 1045 đến năm 1969), HCM vừa là nhà lập pháp, đồng thời là nhà hành pháp có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp ở nước ta, đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, đã ký công bố 16 đạo luật, 614 sắc lệnh và có nhiều văn bản dưới luật, trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước, qua đó hình thành một thể chế bộ máy nhà nước có nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền

3 Thứ ba, tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnhgiáo dục:

- Đạo đức và pháp luật vốn có quan hệ mật thiết với nhau, luôn kết hợp, bổ sung cho nhau trong điều chỉnh hoạt động của con người Do tập quán của dân ta là kinh tế tiểu nông nên muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền là chưa được Vì vậy, một mặt phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là giáo dục đạo đức HCM đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa quản lí xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng động người VN Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp quyền nhân nghĩa rất đặc sắc

- Tính nghiêm minh, hiệu quả của pháp luật trước hết thể hiện ở khâu soạn thảo Hiến pháp HCM đã có công hiến lớn trong việc soạn thảo Hiến pháp

Trang 8

1946 và 1959 Nhưng một việc làm hết sức quan trọng là đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống HCM chú ý xây dựng một nền pháp chế XHCN để đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân HCM luôn luôn nêu một tấm gương sáng trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Nhà nước pháp quyền chứa đựng nội dung khoa học của pháp luật Vì vậy HCM quan tâm tới việc giáo dục pháp luật cho mọi người, phát huy tính tích cực chính trị của công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước Thực thi pháp luật là dân chủ và dân chủ là một biểu hiện của pháp luật.

- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không được coi nhẹ mặt nào Xây là ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho nhân dân, trước hết là cán bộ, công chức, đảng viên, những người có chức, có quyền, đi đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân, dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ vi phạm pháp luật và thoái hóa đạo đức, làm hại cho dân, cho nước.

- Để làm tròn vai trò là “đày tớ của nhân dân”, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng phải bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng và thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư Đi đôi với giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cũng rất kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội, dù người đó ở cương vị nào Ngày 27-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ Ngày 26-01-1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình Trong trả lời chất vấn của Quốc hội vào năm

Trang 9

1946, Người nói: “Chính phủ hết sức làm gương, nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẽ trừng trị cho kỳ hết” Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân xá giảm án tử hình của nhiều kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dù đó là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn thể hiện là một con người gương mẫu, sáng suốt, thống nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm, bao dung, nhân ái, nhưng vẫn giữ nghiêm kỷ cương phép nước Người không bao che, dung túng cho những hành vi sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật của bất cứ ai, nhưng đồng thời vẫn dùng sức mạnh, uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ về phía cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh vi phạm pháp luật.

4 Thứ tư, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân:

- Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Đây là một trong những bản tuyên ngôn nhân quyền có tinh thần cách mạng, khoa học và nhân văn cao cả; phản ánh một tầm nhìn thời đại, một tư duy sắc sảo về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo… Có thể nói, quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu trên các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

Trang 10

5 Thứ năm, nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi íchcủa nhân dân:

- Với Chủ tịch HCM, pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là công vụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người Tính dân chủ của pháp luật không chỉ thể hiện ở chỗ nội dung các đạo luật ghi nhận quyền và lợi ích của nhân dân mà còn thể hiện ở chỗ nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng các đạo luật Việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ sáng kiến của nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân Trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1959, việc bảo đảm sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào xây dựng pháp luật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Để đảm bảo pháp luật thực sự của nhân dân, trong quá trình xây dựng Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bản Hiến pháp mà chúng ta đã thảo ra… phải tiêu biểu được các nguyện vọng của nhân dân Sau khi thảo xong chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi Có như thế bản Hiến pháp của chúng ta mới thật sự là bản Hiến pháp của chế độ dân chủ”

6 Thứ sáu, nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân,công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm pháp lý của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên nếu không làm tốt chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”

- Bác đã nhắc nhở: Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiết thực, đáp ứng lợi ích của quần chúng nhân dân, “đạo nghĩa, là chính sách của Chính phủ đối với quần chúng Chính sách này phải phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng Đối  với dân, Chính phủ phải thi

Ngày đăng: 14/04/2024, 22:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan