Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full)

456 0 0
Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô  The wealth of nations (full)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full) Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full) Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full) Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full) Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full) Tài liệu nước ngoài môn Kinh tế vi mô The wealth of nations (full)

Trang 1

The Wealth of Nations

[NGUỒN GỐC CỦA CẢI CỦA CÁC QUỐC GIA]

Adam Smith

Trang 2

Lời giới thiệu

Hẳn là ai từng học, tìm hiểu về kinh tế học cũng đều biết tới Adam Smith và tác phẩm kinh điển nhất của ông “Nguồn gốc của cải của các quốc gia” (The Wealth of Nations), biết tới J.M.Keynes với “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest, and Money” Tuy nhiên, có thể không nhiều người trong chúng ta đã từng đọc 2 tác phẩm kinh tế học kinh điển này

Tháng 12/1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã ấn hành 2000 bản dịch cuốn

Nguồn gốc của cải của các quốc gia bằng Tiếng Việt Trước đó, cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ cũng được NXB Giáo dục phát hành vào

12/1994 với 4000 bản Sau khoảng 20 năm, lượng sách còn lưu lại của cả hai cuốn hẳn ít đi khá nhiều Trên thị trường hiện không có bán Chúng tôi cũng chỉ tìm được những cuốn sách này tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM với vài ấn bản mà bạn đọc không được phép mượn về

Với mong muốn phổ biến 2 cuốn sách này tới quảng đại độc giả quan tâm tới kinh tế học, từ các bạn sinh viên tới các chuyên gia kinh tế Chúng tôi đã mạo muội chuyển thể ấn bản này từ dạng giấy sang dạng file pdf Môi trường Internet và mạng xã hội là điều kiện thuận lợi để phổ biến ấn phẩm này tới các bạn đọc Việt

Nhóm chuyển thể ý thức rất rõ các quyền sở hữu trí tuệ của NXB Giáo dục và của các dịch giả Việc chuyển thể này có thể sẽ gặp phải một số rắc rối về mặt pháp lý Tuy nhiên, nhóm mong muốn NXB và các dịch giả thông cảm và bỏ qua thiếu sót này Rất chân thành cảm ơn sự lượng thứ của quý vị!

Về lâu dài, 2 cuốn sách này cần được tái bản chính thức và phổ biến rộng rãi hơn tới các độc giả; thậm chí là xuất bản nhiều bản dịch khác nhau để tránh sự thiếu sót và phiến diện của một bản dịch nếu có Việc chuyển thể này chỉ là nhất thời và mang tính tự phát

Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới NXB Giáo dục và các dịch giả đã giúp bản Tiếng Việt của 2 cuốn sách này ra đời và được phổ biến những năm trước đây Xin được cảm ơn nhóm sinh viên đã hỗ trợ chuyển đổi trong khuôn khổ của bài luận môn kinh tế học vĩ mô Cuối cùng, mặc dù nhóm đã cố gắng tối đa có thể để chuyển nguyên văn, nhưng mong quý bạn đọc lượng thứ cho những những thiếu sót về mặt ngữ pháp và nội dung nếu có

Vì một nước Việt Nam giàu mạnh, mạo muội giới thiệu tới bạn đọc quan tâm

TP.HCM, 1/4/2015

DD và những người bạn

Trang 3

Lời giới thiệu 5

Thư mục chọn lọc những tác phẩm khác của Adam Smith 20

Bảng niên đại 22

TẬP I Một công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộcLời giới thiệu và đề cương của tác phẩmQUYỂNINGUYÊNNHÂNTĂNGNĂNGSUẤTLAOĐỘNGVÀPHƯƠNGPHÁPPHÂNPHỐITỰNHIÊNCÁCSẢNPHẨMCHOCÁCTẦNGLỚPNHÂNDÂN Chương I: Phân công lao động 30

Chương II: Nguyên tắc chi phối việc phân công lao động 36

Chương III: Mức độ phân công lao đọng bị hạn chế bởi quy mô của thị trường 38 Chương IV: Nguồn gốc và cách sử dụng tiền tệ 42

Chương V: Giá thực tế và giá danh nghĩa của hàng hóa, hoặc giá tính bằng lao động và giá tính bằng tiền 46

Chương VI: Các cấu phần của giá hàng hóa 60

Chương VII: Giá tự nhiên và giá thị trường của hàng hóa 66

Chương VIII: Tiền công lao dộng 73

Chương IX: Lợi nhuận của tiền vốn 90

Chương X: Tiền công và lợi nhuận trong các cách sử dụng lao động và vốn 98

Chương XI: Tiền thuê đất 130

Trang 4

Lời giới thiệu 170

Chương I: Phân chia vốn 172 Chương II: Tiền được coi như một phần đặc biệt trong tổng số vốn của xã hội hoặc chi phí nhằm bảo toàn vốn quốc gia 179 Chương III: Tích lũy tư bản hay lao động sản xuất và lao động phi sản xuất 215 Chương IV: Tiền vốn cho vay lấy lãi 231 Chương V: Các cách sử dụng vốn 237

Chương I: Tăng trưởng tự nhiên của sự giàu có 252 Chương II: Nông nghiệp bị trì trệ ở châu Âu cổ đại sau khi đế quốc la mã sụp đổ 255 Chương III: Các thành thị mọc lên và phát triển sau khi đế quốc la mã sụp đổ265 Chương IV: Thương nghiệp ở thành thị đã góp phần phát triển nông thôn như thế nào 274

Lời giới thiệu 286

Chương I: Nguyên tắc chi phối hệ thống thương mại 287 Chương II: Hạn chế nhập những hàng ngoại có thể sản xuất ở trong nước 306 Chương III: Những hạn chế đặc biệt đối với việc nhập hàng hóa từ các nước mà cán cân thương mại với các nước đó được coi là bất lợi 323

Trang 5

TẬP II

Một công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộc

(Phần tiếp theo quyển IV)

Chương I: Số tiền thuế được giảm 347

Chương II: Tiền thưởng 351

Chương III: Hiệp ước thương mại 384

Chương IV: Thuộc địa 393

Chương V: Kểt luận về chế độ trọng thương 441

Chương VI: Các hệ thống nông nghiệp hay là các hệ thống kinh tế học chính trị, đại diện cho sản phẩm của đất đai như là nguồn cung cấp chính sách hoặc duy nhất đem lại thu nhập và của cải cho mỗi nước 445

Trang 6

Lời giới thiệu

“Của cải của các dân tộc” là cuốn sách kinh điển lớn đầu tiên về lý thuyết kinh tế Có thể đi xa hơn nữa và nói rằng về mặc lịch sử, đây là tác phẩm kinh điển lớn nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội Tôi không muốn nói là cuốn sách này đưa ra những phát triển cơ bản của chân lý trường cửu (mặc dù chưa phải là cuối cùng) như những nguyên lý của Newton trong khoa học vật lý và nguồn gốc các loài của Darwin trong sinh vật học Khoa học xã hội hình như không chấp nhận thành tựu đó Nhưng “Của cải các dân tộc” thực ra rất giống hai cuốn sách nói trên vì nó cung cấp mô hình thành công tốt nhất trong phạm vi bao quát của nó và có khả năng cổ vũ mọi thế hệ bởi tầm nhìn xa thấy rộng của nó Adam Smith không phải là một nhà đổi mới vĩ đại trong việc nắm bắt những nét đặc trưng của hành vi kinh tế nhưng ông đã hơn hẳn các bậc tiền bối của ông ở chỗ ông nhận toàn bộ đời sống kinh tế như một hệ thống thống nhất có các phân nhánh trong các ngành khoa học xã hội nói chung, nhất là xã hội học, tâm lý học, chính thể và luật pháp

“Của cải của các dân tộc” còn là một mẫu mực về mặt diễn đạt rõ ràng Khi viết lời giới thiệu về giá trị kinh tế khó hiểu trong quyển 1, chương 4, Adam Smith nói: “ Tôi luôn luôn muốn muốn làm liều là tỏ ra nhạt nhẽo để biết chắc là tôi diễn đạt dễ hiểu”

Kinh tế học là một môn học phức tạp, và hầu hết các tác giả hiện thời viết về lý thuyết kinh tế đều dùng ngôn ngữ phức tạp Smith đã cố sức làm cho những đoạn gay cấn trở nên dễ hiểu, và mặc dù đôi khi phải động não khá nhiều , bạn đọc không nhất thiết phải nắm chắc chuyên môn và giỏi toán học Nhìn chung, Smith viết bằng Tiếng Anh đơn giản Và mặc dù ông có nói đến sự nhạt nhẽo nào đó trong các diễn đạt, hầu hết các chương trong cuốn sách đã cuốn hút sự chú ý của người đọc nhờ có kết cấu được sắp xếp khá tinh vi, mặc dù khi mới đọc sơ qua lần đầu, người ta có thể chưa nhận thấy Tính chất không phô trương của dàn bài cuốn sách còn thể hiện trong việc Smith thể hiện các ngôn từ hoa mỹ Khi ông muốn đưa ra một điểm đặc biệt quan trọng, ông không ngần ngại trình bày nó một cách giản dị hoặc đưa ra một ẩn dụ làm cho người đọc sửng sốt và nhớ mãi “ chính không phải lòng tốt của người bán thịt, người sản xuất rượu bia, hay người làm bánh mỳ mà chúng ta có được một bữa an ngon, mà do sự quan tâm của họ tới lợi ích riêng của họ” Từng cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình, nhưng một “ bàn tay vô hình” lại dẫn dắt họ thúc đẩy lợi ích chung

Smith đã biết cách truyền đạt những ý nghĩ khó hiểu bằng ngôn ngữ giản dị và đôi khi còn dí dỏm nữa ngay từ khi ông còn là giáo sư giảng dạy môn khoa học xã hội tại trường Đại học Glasgrow Sinh viên Tại các trường đại học Ê – cốt ở thế kỷ 18 cũng chỉ bằng tuổi các học sinh trung học bây giờ Đa số các thiếu niên theo học lớp của Smith ở vào độ tuổi 12 – 14 Giáo trình bao gồm luân lý học các nguyên lý

Trang 7

hợp tác và chính thể, kể cả kinh tế học Nếu muốn cho các vấn đề giảng dạy có sức cuốn hút đối với các em từ 12 – 14 tuổi, chắc chắn giáo viên phải tìm mọi cách diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu và bằng những thí dụ giúp chúng có thể nắm bắt được “Của cải của các dân tộc” thì phức tạp và tinh vi hơn nhiều so với những bài giảng mà từ đó quyển sách được hình thành, nhưng Smith nắm vững mục tiêu mà ông đang theo đuổi và có biệt tài làm cho những người không biết chuyên môn cũng dễ hiểu được những gì ông muốn truyền đạt

Adam Smith sinh năm 1723 (được rửa tội mùng năm tháng sáu) tại Kirkcaldy ở File Ông sinh ra khi cha ông chết từ 4 tháng trước đó Ông là người con duy nhất của mẹ ông, mặc dù ông có một người anh cùng cha khác mẹ tên là Hugh Mẹ của Hung chết năm 1717 khi cậu bé mới lên 8 cha ông tái giá vào năm 1720 nhưng chết hơn hai năm sau đó, vào tháng 1 năm 1723 lúc người vợ kế tên là Margaret Douglas đang có mang Cả hai đứa bé lúc đó không khỏe mạnh, và người thiếu phụ góa mụa đã sống những ngày dài đầy lo âu về chúng Hugh hình như thể lực có suy yếu hơn nên đã chết năm 1750 ở tuổi 40 Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người dễ nhận thấy tình cảm mẹ con của Adam Smith thật là đằm thắm và hết sức trìu mến Bà mẹ đã sống rất lâu và chết năm 1784 ở tuổi 89 Bà chết trước Adam Smith 6 năm và ở chung với con cho đến khi qua đời Có lẽ vì thế mà ông đã sống độc thân mặc dù ông đã yêu ít nhất một lần trong đời

Sau khi theo học trường phổ thông ở Kirkcaldy, Adam Smith được nhận vào trường Đại học Glasgow mà ở đó ông đã dành một tình cảm kính yêu đặc biệt đối với Frencis Hutcheson, một giáo sư luân lý học Hutcheson không phải là một nhà triết học đại tài thời bấy giờ mặc dù ông đã có một vài ý tưởng mới rất đáng quan tâm, nhưng ông là một nhà giáo tài giỏi Qua một số học trò của mình, ông đã gây một ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền giáo dục đại hoac ở Mỹ Luân lý học đóng một vai trò trung tâm trong nghệ thuật giảng dạy của các trường Đại học Ê-cốt ở thế kỉ 18 và nó bao gồm nhiều mặt học vấn, kể cả nguyên lý chung về mặt luật pháp và chính trị cũng như về lý luận đạo đức học Giải quyết một cách duy thực quan điểm chính trị là cần phải xem xét nó trên cơ sở kinh tế học Và các bài giảng của giáo sư Hutcheson thực đã chú trọng nhiều đến luật học và king tế học Mặc dầu Adam Smith phát triển những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này, nhưng có lẽ ông đã thừa hưởng sự thôi thúc ban đầu từ những lời dạy của Hutcheson

Từ Glasgow, Adam Smith được chuyển đến Oxford với một học bổng dành riêng cho sinh viên có khả năng đặc biệt tại trường đại học Glasgow để tiếp tục học thêm ở trường Cao đẳng Balliol tại Oxford Học bổng ấy vẫn còn mang lại lợi ích cho cả hai trường Ở thế kỷ thứ 18, tiền trợ cấp cho sinh viên không đủ như đáng lẽ ra cần phải có Adam Smith đã bàn luận khá dài trong quyển V cuốn của cải của các dân tộc và chỉ trích gay gắt khuyết điểm của các thầy giáo tại Oxford: “Ở trường đại học Oxford, phần lớn các giáo sư trong nhiều năm nay đã từ bỏ ý định dạy học”

Trang 8

Ông có nhận xét không hay về mức chi phí cao và hiệu năng thấp của phương pháp dạy học ở trường đại học Oxford khi ông lần đầu đến đó với tư cách là một sinh viên Trong bức thư viết cho người anh họ chịu trách nhiệm chuyển tiền cho ông, ông viết về những khoản “tiền học phí cao quá mức mà chúng tôi phải đóng cho nhà trường khi nhập học Thật là một điều dại dột do chính mình gây ra nếu người nào đó lại quá ham mê học hành đến mức làm hại đến sức khỏe của mình tại Oxford Nhiệm vụ duy nhất của chúng tôi ở đây là đi cầu kinh mỗi ngày hai lần và đi nghe giảng bài mỗi tuần hai lần” Tất nhiên ông đã so sánh giữa Oxford và Glasgow nơi mà tiền học phí thấp và việc dạy học được ưu tiên Ông có đề nghị một phương pháp sửa chữa trong cuốn “Của cải của các dân tộc” là tiếp cận kinh tế thị trường, làm thế nào để tiền thu nhập của giáo viên đại học bao gồm một phần là tiền học phí của sinh viên, như người ta đã thường làm ở Ê-cốt, như vậy một giáo viên giỏi sẽ thu hút được nhiều sinh viên hơn, trong khi đó thầy giáo nào kém năng lực ắt sẽ kiếm được ít tiền hơn Adam Smith, tuy nhiên không cam chịu sự lơ là của giáo viên trường đại học Oxford Ông ráng sức tự học bằng cách đọc rất nhiều sách cổ kim và đã trở thành người thông thạo khá nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, ý, Hy Lạp, La-tinh

Sau 6 năm học tập ở Oxford, ông trở lại Kirkcaldy với lòng mong muốn trở thành một giáo viên đại học hoặc là một gia sư Một vài năm sau đó, một nhóm những người có danh tiếng ở Edinbirgh đã thu xếp để cho Adam Smith giảng dạy mỹ từ học và văn học chủ yếu là cho sinh viên luật học và thần học, trong đó có cả một người chuyên nghiệp Những bài giảng của ông hấp dẫn đến mức ông thường được mời dạy thêm một giáo trình về những nguyên lý tổng quát về luật pháp và chính trị học Trong giáo trình này, Smith đã bàn về kinh tế học, và qua đó mọi người đều thấy là ông đã kiên trì những nguyên lý kinh tế mà nhờ đó ông đã trở nên nổi tiếng

Năm 1751, Smith được bổ nhiệm làm giáo sư phụ trách môn logic học tại trường đại học Glasgow Chỉ ít lâu sau khi ông nhận chức này và dạy môn tâm đắc của mình Ông làm giáo sư luân lý trong 12 năm và được nhiều người mến mộ Năm 1759, ông cho xuất bản “Lý thuyết về những tình cảm đạo đức”, một cuốn sách hấp dẫn và rất dễ đọc về luân thường đạo lý Nó xứng đáng với sự chú ý của mọi người quan tâm đến cuốn sách lớn hơn là “Của cải của các dân tộc” mà Smith cho ra đời sau này “Những tình cảm đạo đức” đã soạn thảo từ phần đầu tập bài giảng của Smith về luân lý học và kết thúc với lời hứa hẹn sẽ có thêm một cuốn sách về luật học là sự tiếp tục tự nhiên của những bài giảng về lý luận đạo đức chung cho hầu hết tất cả các hệ thống luật pháp Smith đi vào chủ đề này để trình bày lịch sử luật pháp và chính thể, chú trọng đến luật La Mã nhưng cũng lưu ý mọi người tới khía cạnh lịch sử cổ đại và nhân chủng học xã hội để khái quát hóa sự tiến bộ của xã hội Chủ đề đó cùng với sự miêu tả vai trò của luật pháp và chính thể trong xã hội đã đưa Smith tới việc nghiên cứu sự phát triển của các xã hội thương

Trang 9

nghiệp giàu có từ những hình thức tổ chức xã hội ban đầu với sự sung túc vật chất còn hạn hẹp Kinh tế học, mà trước đó chỉ là phần cuối cùng trong những bài giảng của Smith về luật học, đã thông soái tư duy của ông trong nhiều năm Ngay trước khi rời Glasgow ra đi năm 1764, ông đã bắt đầu viết một công trình độc lập “Về tính chất và nguyên nhân sự giàu có của quần chúng”, do đó đã bỏ qua cuốn sách chưa về luật học mà ông dự định viết theo kế hoạch ban đầu

Cuốn lý thuyết về những tình cảm đạo đức được nhiều người đọc và rất khen ngợi Sự nổi tiếng của Smith đã khiến cho một nhà chính trị hàng đầu Charles Townshend mời đến làm gia sư riêng cho con trai của ông là công tước Buccleuch, khi ông đang tiến hành một cuộc công du lớn trên lục địa Châu Âu Đó là một việc thường xảy ra đối với những nhà thông thái nổi danh được mời đến phụ trách việc học vấn cho một quý tộc trẻ Cậu học trò thì thấy mình có lợi được học với chất lượng cao và được du lịch nước ngoài Người gia sư thì cũng thấy là tiền lương cao và có dịp thăm nhiều nơi ngoài nước mà ông khó có khả năng về mặt tiền tài để thực hiện được Lời mời ông Smith làm gia sư còn bao gồm cả việc trả một món tiền trợ cấp suốt đời khi thời gian dạy học đã hết, và với điều kiện ưu đãi như vậy ông có khả năng đi thăm lâu dài ở Pháp, sau nữa là có thể tiếp tục viết sách trong điều kiện có thể bảo đảm về mặt tài chính

Smith và công tước đã tiến hành một cuộc kéo dài gần ba năm trên lục địa Châu Âu, trước hết ở miền nam nước Pháp, sau đó ở Giơ–ne–vơ và cuối cùng ở Pari Một vài tháng sau em trai của công tước cũng tham gia chuyến du hành này Smith thấy rõ phải mang hết sức mình để dạy dỗ cho cả hai cậu học trò nhưng cũng không vì thế mà lợi ích riêng của ông bị ảnh hưởng Qua chuyến du hành, ông nhận thấy nhiều điểm mà đời sống kinh tế của Pháp khác hẳn với ở Anh Ở Giơ–ne–vơ, ông có dịp nhiều lần đến thăm Voltaire là tác giả của nhiều bài viết và quan điểm chính trị mà ông hết sức khâm phục Ở Pari, ông làm quen với nhiều người tài giỏi trong đó có một nhóm các nhà tư tưởng có những ý tưởng rất đọc đáo về kinh tế học

Vào thời điểm và nơi hoạt động của họ, những người này chỉ được gọi là những nhà kinh tế, nhưng từ đó họ còn được biết là những người theo “Phái trọng nông”, vì một người trong số họ Dupolt–đe–nemours, đã nghĩ ra thuật ngữ “thuyết trọng nông” để miêu tả học thuyết của mình “Thuyết trọng nông” xuất xứ từ Hy Lạp có nghĩa là quy luật của thiên nhiên Nó có thể được áp dụng trong đời sống con người nói chung Nó được coi là châm ngôn trong cuộc sống là phải theo quy luật thiên nhiên, là một học thuyết của các nhà khắc kỷ cổ đại và đã dẫn tới khái niệm về quy luật thiên nhiên và quyền thiên nhiên Khi áp dụng ý tưởng này vào kinh tế học những người theo phái trọng nông người Pháp lập luận rằng chính phủ không được can thiệp vào quá trình diễn biến tự nhiên của sự vật bằng các quy định nhằm hạn chế tự do thương mại và bảo vệ các quyền lợi đặc biệt Họ cho rằng tốt hơn hết là cứ mặc cho sự việc mặc sức diễn biến, mọi người mặc sức làm ăn Họ cũng nhấn

Trang 10

mạnh tới vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế, khẳng định rằng chỉ có nông nghiệp “sinh lợi”, nông nghiệp làm tăng thêm của cải quốc dân, vì những cây trồng hoặc các mỏ nằm dưới đất mang lại một thặng dư so với chi phí sản xuất Những người theo phái trọng nông cho rằng chế tạo công nghiệp, thương mại, và dịch vụ là không sinh lợi; những thứ đó có ích lợi nhưng “vô sinh” ở chỗ chúng không làm tăng thêm nguyên liệu mà những người dân làm ra Chế tạo chỉ đơn giản làm thay đổi hình dạng của các nguyên liệu đó, còn thương nghiệp chỉ vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, từ nười này sang người khác mà chẳng thêm vào mà cũng chẳng thay đổi gì Các nhà theo phái trọng nông cho rằng công việc không sinh lợi có thu nhập là nhờ của cải thặng dư do nông nghiệp tạo ra mà thôi Một phần của cải mà các nhà buôn thu được lẽ ra phải đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước, bởi vậy phải giảm phần này đến mức thấp nhất Nông nghiệp phải được công nhận là một hoạt động có giá trị nhất của đất nước Khi trình bày quan điểm này các nhà theo phái trọng nông đã chống lại chính sách hiện hành của chính phủ là coi trọng thành thị hơn nông thôn, công nghiệp và thương nghiệp hơn nông nghiệp, ngăn cấm việc xuất khẩu ngũ cốc để giữ giá rẻ hơn để có lợi cho thành thị và hạn chế nhập hàng ngoại đang cạnh tranh với hàng công nghiệp trong nước

Adam Smith chia sẻ quan điểm của những người thep phái trọng nông về chủ trương tự do thương mại và coi đó là một khía cạnh của “Tự do thiên nhiên” Chính ông đã trình bày một quan điểm tương tự trong các bài giảng và trong các cuộc tranh luận với nhà buôn ở Glasgow Ông không đồng ý với các nhà theo phái trọng nông là nông nghiệp mới sinh lợi, nhưng ông thừa nhận là nông nghiệp đóng vai trò hàng đầu trong hoạt động kinh tế Tuy nhiên, ông chịu ơn các nhà trọng nông về một bản phân tích tài tình do Francois Quesnay, lãnh tụ của nhóm này biên soạn, đó là bản phát thảo kinh tế Bản này trình bày dưới dạng biểu đồ cách thức mà theo đó giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng năm được phân phối giữa các nhóm kinh tế khác nhau, một phần được chuyển từ khu vực sinh lợi sang khu vực không sinh lợi Mô hình này cho thấy vai trò của vốn như là một khoản tiền ứng trước một lượng của cải cần phải có trước mới có thể sản xuất được Một phần vốn này là cố định (đất đai, nhà máy và thiết bị) trong khi một phần khác là lưu động (dưới dạng tiền lương trả cho công nhân và sản phẩm bán ra) và như vậy cần phải bổ sung hàng năm Ý tưởng chủ đạo của bản phân tích là vấn đề cân bằng Hệ thống được duy trì ở thế cân đối bằng cách hằng năm sản xuất ra các sản phẩm mới đẻ thay thế những gì đã được tiêu thụ và bằng cánh lưu thông tiền tệ và hàng hóa giữa các khu vực trong xã hội Smith đã sử dụng sơ đồ của Quesnay để phát triển thành lý thuyết riêng của mình, nhưng tỉ mỉ hơn nhiều, đó là lý thuyết phân phối thu nhập từ sản xuất, và ông ta có lẽ đã chịu ảnh hưởng của mô hình Quesnay đã đưa ra là phải tìm cho được một hệ thống liên kết trong các hiện tượng kinh tế

Ngay sau khi từ pháp trở về vào cuối năm 1776, Smith ở lại Kirkcaldy để viết của cải của các dân tộc Những trang sách ngày càng cộm lên, và ông mất nhiều

Trang 11

thời gian hơn dự tính, nhưng cuối cùng, năm 1773, ông cho là cuốn sách đã gần đến chỗ kết thúc để ông mang bản thảo đi Luân Đôn chuẩn bị cho in Ở Luân Đôn, cũng như ở Pari, ông lại có dịp gặp gỡ và trò chuyện với những người lỗi lạc về chính trị nghệ thuật và khoa học Nhưng việc đó không làm chậm trễ công việc mà ông dự định hoàn thành Trái lại ông còn tranh thủ sự trợ giúp của những người hết sức thông thạo như Benjamin Franklin bằng cách đọc những phần trong bản thảo cho họ nghe và sau đó lại tu chỉnh lại dưới ánh sáng của những lời nhận xét sáng suốt của họ Franklin đã cung cấp cho Smith những tin tức có giá trị về Mỹ vì ông còn rất giỏi trong lĩnh vực kinh tế

Của cải của các dân tộc được hoàn thành năm 1775 và được xuất bản ngày 9 tháng 3 năm 1776 Một số bạn bè của Smith, tuy đánh giá cao công trình này, đã nghĩ rằng cuốn sách này không đại chúng lắm do vấn đề đặt ra trong cuốn sách này khó hiểu, nhưng trên thực tế lần xuất bản đầu tiên đã được bán hết trong 6 tháng Nhà sử học Edward Gibbon đã đoán trúng khi ông ta nói trong một bức thư viết cho nhà triết học Ê-cốt Adam Ferguson rằng: “thật là một tác phẩm tuyệt vời mà ông Adam Smith, người bạn chung của chúng ta đã mang lại cho quần chúng! Một ngành khoa học mênh mông trong một cuốn sách duy nhất Và những ý tưởng sâu sắc nhất được thể hiện bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất” Năm 1778, cuốn sách được xuất bản lần thứ 2 với những sửa chữa không đáng kể Đến lần xuất bản thứ 3 vào năm 1784 thì cuốn sách được sửa đổi và bổ sung khá nhiều Trong khi Smith còn sống, cuốn sách được in lại nhiều lần; lần thứ 4 năm 1786 và lần thứ 5 năm 1789, nhưng chỉ có những sửa đổi nhỏ so với lần xuất bản thứ 3 được bổ sung thêm

Khi “Của cải của các dân tộc” được xuất bản lần đầu, nó được sự hoan nghênh của các giới trong chính phủ và các nhà thông thái Một vài khuyến nghị về đánh thuế nói trong cuốn sách đã được thủ tướng Huân tước North thưc hiện trong ngân sách năm 1777 và 1778, và lời khuyên của Smith cũng được xem xét trong chính sách của chính phủ đối với Mỹ và Ai-len Do đó, nhiều người cũng khá ngạc nhiên là, một năm sau khi xuất bản cuốn sách, Smith định xin giữ chức giám đốc sở thuế quan ở Edinburgh, một chức vụ không có danh tiếng lắm Có lẽ ông ta còn do dự chuyển về làm việc vĩnh viễn ở Ê-cốt vì cũng có tin đồn là ông muốn ở lại Luân Đôn cho nên ông đã đề nghị đổi địa vị ở Edinburgh lấy một chức vụ ít lương hơn Tuy vậy, Smith đã chấp nhận chức giám đốc sở thuế quan và đã làm việc hết sức tận tụy Sau khi đã dành những nỗ lực to lớn và giành nhiều thời gian cho việc biên soạn tác phẩm vĩ đại của mình, ông chắc cảm thấy dễ chịu khi các công việc hằng ngày chỉ còn là dự các cuộc họp và giải quyết báo cáo

Đã đến lúc ông được quay trở lại với nghề nghiệp thực sự là viết sách, lại bắt tay vào việc biên soạn cuốn sách mà ông đã dự định viết ngay từ giai đoạn đầu, và còn viết thêm một cuốn khác nữa về lịch sử nghệ thuật và khoa học Cả hai cuốn này, cũng như “Những tình cảm đạo đức” và nhất là “Của cải của các dân tộc”, phải

Trang 12

mang tính chất triết học hoặc lý thuyết Trong một bức thư viết tháng 11 năm 1785 cho công tước De La Rochefoucauld, Smith đã viết về cả hai dự án này với những lời lẽ như sau: “Cuốn thứ nhất là một loại lịch sử triết học của tất cả ngành văn học và triết học (nó bao gồm những gì mà chúng ta bây giờ gọi là khoa học, thơ ca và mỹ từ học), cuốn thứ hai là lý thuyết và lịch sử học về luật và chính thể” Ông nói là đã viết xong một phần lớn hai cuốn này và ông đang sửa chữa để cho tái bản cuốn “Những tình cảm đạo đức” Lúc bấy giờ, ông nghĩ là việc này đòi hỏi ít thời gian và ông có thể hoàn thành trong vòng vài tháng Nhưng trong 2 năm 1788 và 1789, ông đã để lại không viết những công trình mới mà chỉ duyệt lại cuốn “Những tình cảm đạo đức” Ông đã bổ sung nhiều và sắp xếp gần như hoàn hảo cuốn sách này cho nên nó đã có một nội dung khác hẳn trước Cuốn này được xuất bản chỉ một vài tháng trước khi ông qua đời và như thế hai công trình mà ông đang viết đành phải bỏ lại dở dang

Một tuần trước khi chết, ông có nhờ hai người bạn thân hủy bỏ các bản thảo Tuy nhiên họ cũng được ông đồng ý giữ lại một số tiểu luận ông viết trước đó đã lâu, và sau khi ông Smith mất, hai người bạn này đã cho in dưới đầu đề những tiểu luận về các vấn đề triết học Đáng lưu ý nhất là một bài tiểu luận khá dài về lịch sử của thiên văn học mở đầu bằng việc trình bày lý thuyết triết học về cách giải thích trên cơ sở khoa học Từ bài tiểu luận này và một vài bài khác, chúng ta có thể thấy những ý đồ của Smith về lịch sử triết học của nghệ thuật và khoa học Chúng ta có thể có một khái niêm khá tin cậy về cuốn lịch sử về luật pháp và chính thể mà ông dự định viết qua hai tập bài giảng về luật học mà ông đã học ở trường đại học Glasgow trong những năm học 1762-1763 và 1763-1764 Nhưng chúng ta cũng có thể suy ra, khi so sánh phần kinh tế học của các bài giảng ấy với cuốn của cải của các dân tộc, là cuốn sách dự kiến viết về luật pháp và chính thể chắc hẳn sẽ có nhiều điều mới mẻ hơn so với cách trình bày khi giảng ở trường Chắc hẳn sẽ có một chủ đề thống nhất để làm cho cuốn sách dự tính đó trở thành “Lý thuyết và lịch sử” Thật đáng tiếc là Smith đã không sống đủ lâu để hoàn tất mọi điều sở nguyện của ông Ông đã mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh

Kiệt tác của Adam Smith có tên đầy đủ là một công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộc Tìm ra được nguyên nhân tăng trưởng của cải của quốc dân (hoặc theo cách nói hiện nay là tăng trưởng kinh tế) rõ ràng là một nhiệm vụ khó khăn Các bạn có thể nghĩ là chẳng có gì khó hiểu về của cải quốc dân (bản chất của nó), nhưng Smith lại thấy nó là một vấn đề cũng quan trọng Vào thời của ông, học thuyết phổ biến về lý thuyết kinh tế và chính sách của chính phủ là của cải quốc gia nằm trong lĩnh vực thỏi vàng thỏi bạc Một cán cân thương mại thuận lợi, là xuất siêu, phải làm giàu cho đất nước, làm tăng khối lượng tiền tệ, và cũng vì nghĩ như vậy, chính phủ phải điều tiết cơ cấu thương mại để đạu cho được bộ cán cân thuận lợi Người ta lập các biểu thuế để bảo hộ mậu dịch nhằm giảm lượng hàng hóa nhập khẩu và trợ cấp cho việc xuất hàng hóa ra nước ngoài

Trang 13

Các nước lớn ở châu Âu đều có thuộc địa mà họ coi như thị trường hàng đầu để xuất khẩu và là một nguồn cung cấp nguyên liệu Các nước này có xu hướng cấm các nước thuộc địa mở mang ngành chế tạo hoặc buôn bán với các nước khác, ngoài mẫu quốc Adam Smith gọi các chính sách đó là “Chế độ trọng thương” trong kinh tế chính trị học vì nó bảo vệ các hoạt dộng của thương nhân tránh khỏi mọi ảnh hưởng của cạnh tranh Sau này, nó được gọi là “Chủ nghĩa trọng thương” David Hume, một người bạn của Adam Smith, (một triết gia và một nhà sử học lỗi lạc, cũng là một nhà tư tưởng sắc bén về vấn đề kinh tế), đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các vấn đề về chủ nghĩa trọng thương Qua các bài giảng về luật học ở trường đại học Glasgow, Smith thừa nhận ông rất biết ơn Hume về tư tưởng của ông này, nhưng ông nói thêm rằng David Hume chưa dứt khoát bác bỏ quan điểm cho rằng của cải quốc dân là tiền tệ Smith coi nhận định này là một sai lầm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương Của cải thực sự của một nước nằm trong lao động sản xuất ra nó Của cải tăng là do số lượng hàng hòa tăng lên và như vậy hàng hòa phải nhiều hoặc theo quan điểm của Smith, phải rẻ Chính sách bảo hộ mậu dịch làm giảm số lượng hàng hóa, hạn chế buôn bán và làm cho hàng hóa trở nên khan hiếm Chủ trương tự do mậu dịch của Smith xuất phát từ sự xác nhận những chân lý cơ bản này và như vậy đã vạch trần sai lầm của chủ nghĩa trọng thương

Còn về những nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, thì từ những nhận định trên suy ra là nguyên nhân chủ yếu của nó nằm trong sự phát triển buôn bán không những giữa các nước mà cả giữa tư nhân và nhóm thương nhân trong một nước Xuất phát đầu tiên từ sự đổi chác thô sơ, việc buôn bán được phát triển cần phải có thị trường và các hoạt động thị trường cấu thành điểm trung tâm trong phân tích của Smith Nhưng trong quá trình tìm kiếm những nguyên nhân, ông đã đi đến kết luận là nguyên nhân cơ bản tạo nên toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế là sự phân công lao động Người ta chỉ trao đổi hàng hóa khi nhận thức được là chuyên môn hóa sản xuất có lợi cho tất cả các bên Nếu như một người trồng ngũ cốc và một người khác làm bánh mỳ, thì sự hợp tác của hai người sẽ đem lại cho họ một lượng lương thực lớn hơn là mỗi người làm ăn riêng lẻ Khi công nhân trong ngành chế tạo biết phân chia quá trình sản xuất ra thành nhiều khâu khác nhau thì chắc chắn họ sẽ trở nên khéo léo hơn và sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một lúc Năng xuất lao động tăng được là nhờ cải tiến công cụ lao động, thiết bị máy móc và do công nhân biết nâng cao kĩ năng, kĩ xảo và sự khéo léo của mình Nhưng Smith coi cả hai mặt này như là biểu hiện của việc tăng mức độ phân công lao động vì ông nghĩ rằng chính những công nhân lành nghề trong kinh nghiệm sản xuất thực tế hiểu rõ hơn ai hết là công cụ có thể giúp họ tiết kiệm sức, nên họ tìm cách đổi mới và cải tiến thiết bị Smiht cũng hiểu rất rỗ là sau một thời gian sử dụng, các công cụ và máy móc được đổi mới và cải tiến ngày một tốt hơn nhờ các kĩ sư và các thiết kế chuyên nghiệp, nhưng ông chỉ ra rằng sở dĩ có những chuyên gia như vậy là cũng do có sự phân công lao động

Trang 14

Ông đã chứng minh kết quả của việc phân công lao động bằng một thí nghiệm mà chính ông đã biết được Một xưởng chế tạo đinh gim với số công nhân là 10 người làm trong 18 thao tác đã sản xuất được khoảng 50.000 đinh gim một ngày Nếu một người tự mình sản xuất đinh gim, một ngày anh ta chỉ có thể sản xuất được một hoặc quá lắm là vài cái đinh ghim là cùng Thí dụ này có tác dụng lớn vì ai cũng quen dùng đinh ghim nhưng ít ai biết được sự khác biệt lớn như vậy trong việc chế tạo tập thể và cá nhân Smith không thể tự mình nghĩ ra thí dụ này vì chính ông cũng ngạc nhiên khi đọc một bài viết về kỹ nghệ làm đinh ghim trong Bách khoa toàn thư nổi tiếng của Pháp Ông đã xem và tra cứu vấn đề này tại thư viện trường đại học Glasgow khi ông còn là một giáo sư ở đó Smith còn nhận thức được một điều sâu sắc và độc đáo hơn là sự phân công lao động không những làm cho công việc của con người dễ chịu hơn vì họ làm ra được nhiều sản phẩm và rẻ, nó còn tăng cường những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội Cuối chương 1 của cuốn “Của của cải của các dân tộc” miêu tả một số lớn các công nhân đã đóng góp cho việc cung cấp các vật dụng cần thiết cho người lao động và công nhân mà vì thế phụ thuộc vào sự “giúp đỡ và hợp tác của hàng ngàn người khác” Điều này nói lên rằng một người tuy không có đủ tiện nghi như một ông hoàng nhưng cũng còn dễ chịu hơn nhiều so với một người cầm đầu một bộ lạc có dưới quyền mình “mười ngàn người mọi rợ trần trụi” Đoạn viết này nhấn mạnh đến cả xã hội học lẫn kinh tế học Tù trưởng tuy có mười ngàn người dưới quyền nhưng chỉ được hưởng tiện nghi tối thiểu của thời kì hoang dã, còn người nông dân tuy không có quyền lực gì đối với người khác nhưng được hưởng tiện nghi nhiều hơn nhờ sự hợp tác của hàng ngàn công nhân Một xã hội văn minh là nhờ ở một hệ thống hợp tác tự phát do thiên nhiên hướng bản chất của con người chứ chẳng phải do một quyền lực chính trị nào tạo ra và lãnh đạo

Điểm tổng quát này còn được Smith thể hiện qua hình tượng nổi tiếng là “bàn tay vô hình” Những hoạt động phức tạp của các lực lượng thị trường, cũng giống như sự phân công lao động, mang lại lợi ích lớn cho xã hội và nâng cao mức sống Người ta lại thấy rõ ở đây là lợi ích không do một kế hoạch nào định đoạt Người mua và kẻ bán trên thị trường đều chịu sự tác động của lợ ích riêng của chính họ mà thôi, nhưng họ phục vụ cho lợi ích chung của xã hội mà không hề nghĩ gì về việc làm này cả Khi Smith nói những người mua bán trên thị trường đã chịu sự chi phối bởi một bàn tay vô hình để góp phần vào lợi ích công cộng mà họ không hề nghĩ đến, Smith không đưa thần học vào kinh tế học Ông chỉ sử dụng một ẩn dụ sinh động và hoạt động của thị trường trở thành những nguyên nhân chính tạo nên của cải của các dân tộc Cả hai đều là quá trình tự nhiên không dự tính trước, và tốt hơn hết là nên để tự nó vận hành không có sự can thiệp của chính trị

Vai trò quan trọng của thị trường đã đưa Smith đến chỗ tìm cách giải thích khâu trung tâm.của nó là giá cả và khái niệm liên đới về giá trị kinh tế Đây là một vấn đề khá phức tạp, và Smith biết rõ là khó mà làm sáng tỏ mọi vấn đề Một phần bản

Trang 15

trình bày của ông, thuyết về giá trị do lao động, thực ra đã bị nhiều tác giả sau này phê phán nghiêm khắc Những lý thuyết hiện đại về giá trị kinh tế còn tinh vi hơn nhiều và cũng khó hiểu hơn nhiều Bản tường trình sơ khởi của Smith ít ra cũng giúp chúng ta thấy được sơ khởi các vấn đề cần phải giả quyết

Smith vạch rõ sự khác biệt giữa giá thực, hoặc giá trị, của hàng hóa và giá danh nghĩa của nó tính bằng tiền Ông chỉ rõ giá thực hay giá trị là chi phí về mặt lao động Người làm ra một mặt hàng phải lao động khổ não nên phải được tiền đền bù bằng một thứ gì khác có ích cho mình, thường một thứ gì mà người khác cũng đã phải lao động để tạo ra, cho nên việc giành được thứ đó có nghĩa là tiết kiệm được công lao động của mình Mặc dù anh ta không muốn dùng cái mà anh ta đã mua, nó vẫn là một lượng lao động mà anh ta có thể đổi lấy một cái gì khác mà anh ta muốn “Vậy lao động là thước đo thực tế đối với giá trị trao đổi của mọi hàng hóa” Cách diễn giải cơ bản này chỉ phù hợp với một xã hội nguyên thủy, trong đó lao động là một thứ phí tổn duy nhất để sắm được những thứ mình mong muốn Trong một hình thức xã hội phát triển hơn, Smith còn thấy những yếu tố khác nữa Ngoài ra, thuyết về giá trị do lao động, một mặt là xét về khả dụng hay có ích, và mặt khác là công lao động chẳng thích thú gì, thuyết đó không hoàn toàn phù hợp với cách diễn giải của ông về giá “danh nghĩa” hay giá tính bằng tiền Các nhà lý luận kinh tế học hiện đại nói cho chúng ta biết là thuyết về giá trị của Smith không phải nói về giá cả mà là một “chỉ số phúc lợi”, một phương pháp cân bằng giữa các “vật thỏa dụng” (các vật mang lại sự thỏa mãn hay có ích cho việc sử dụng) và các “vật không thỏa dụng” Song đối với bản thân Smith, ý tưởng trao đổi công bằng trong đó những cố gắng bỏ ra được đền bù bằng một lượng tiết kiệm công sức tương đương Có nhiều đoạn trong cuốn Của cải của các dân tộc trong đó người ta thấy Adam Smith vừa là nhà kinh tế học vừa là nhà triết học Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự việc là thuyết về giá thực chưa có tác dụng nhiều để giải thích giá cả trong thế giới hiện thực, trong khi bài tường trình của ông về giá danh nghĩa lại có tác dụng Vậy, bây giờ chúng ta hãy trở lại vấn đề này

Giá cả một phần phụ thuộc vào cầu và một phần phụ thuộc và chi phí cung cấp Smith miêu tả ba yếu tố cấu thành chi phí cho hàng hóa: tiền lương, lợi nhuận và tiền thuê đất Tiền lương dùng để trả cho công nhân sản xuất ra vật dụng là một lạo chi phí rõ ràng, về nguyên tắc nó giống như chi phí lao động nói trong lý thuyết của Smith về giá trị Lợi nhuận lại khác hẳn, nó thuộc về người chủ của “cổ phần” hay vốn, tức là tiền hay là các vật chất (kể cả nhà máy, công cụ cũng như nguyên liệu) cần thiết kế để sản xuất ra hàng hóa Người chủ nhận tiền lợi nhuận là để bù đắp lại số vốn đã bỏ ra với rủi ro là mất cả vốn lẫn lãi thay vì việc sử dụng số tiền đó để tiêu dùng hoặc thực hiện một mục đích nào khác Không giống như tiền lương, lợi nhuận không phải là tiền thù lao cho công việc, trong thí dụ này đó là công việc tổ chức và quản lý Nếu là tiền thù lao thì lợi nhuận phải phụ thuộc vào tiền lương lao dộng, thời gian và tài năng sử dụng vòa công việc Trên thực tế, người có vốn lại

Trang 16

muốn lợi nhuận gắn với số vốn đã bỏ ra cho xí nghiệp Yếu tố chi phí thứ ba, tiền thuê nhà đất lại khác cả với tiền lương và lợi nhuận Người thuê đất nhận tiền thuê mà chẳng làm gì cả và cũng chẳng chịu rủi ro hay mất mát gì Theo Smith, những người này ngồi không mà được hưởng lợi

Smith sau đó còn phân biệt “giá tự nhiên” với “giá thị trường” Giá thị trường là giá người bán đòi người mua phải trả trên thị trường Giá tự nhiên là giá giả định thuần túy Tất nhiên, giá thị trường dao động đáng kể, và Smith cho rằng giá tự nhiên là già trung bình của giá thị trường trong thời gian nhất định Ông coi giá tự nhiên là một loại trọng tâm mà giá thị trường xoay quanh nó và hướng tới nó Khi sử dụng ẩn dụ trọng tâm, ông không ngụ ý rằng giá thị trường là một thực thể có thể gây nên một sức mạnh thực sự Ông hiểu rất rõ ràng sức mạnh thực sự tác động lên thị trường là động cơ lợi ích cá nhân chịu sự thúc đẩy của cung và cầu Nhưng ông cũng nhận thức là những sự lên xuống của giá thị trường cũng tuân theo một mô hình nhất đinh có thể mô tả như một điểm trung tâm hay điểm trung bình Mô hình vận động thể hiện một sự cân bằng mà chúng ta thường thấy trong vật lý, ví dụ như trong thái dương hệ Có nhiều suy diễn tương tự với khoa học tự nhiên trong bản thuyết trình của Smith về sự vận động của nền kinh tế Đó là một ví dụ khác về thiên hướng triết học của ông mà đã giúp ông hệ thống hóa được vấn đề kinh tế học Thuyết giá cả của Smith đưa ra những lý lẽ là giá tự nhiên, điểm trung tâm của mô hình giá thị trường, có sự liên quan trực tiếp với một điểm trung tâm của mỗi một trong ba yếu tố chi phí Ông cho rằng có một tỷ suất riêng về giá cả, lợi nhuận và tiền thuê nhà, đất , và giá tự nhiên phải là giá có khả năng chi trả các yếu tố chi phí theo tỷ suất tự nhiên của chúng

Giá thị trường thực tế thay đổi theo những biến động về cung và cầu Nhưng giá cao lên hay xuống có tác động tới các yếu tố chi phí và dẫn đến sự quay trở lại của giá tự nhiên Ví dụ, giá cả tăng và như thế tất nhiên lợi nhuận cũng tăng, điều đó khuyến khích nhiều người quay sang sản xuất mặt hàng được giá này, và như thế gây nên cạnh tranh nhiều hơn và lại làm cho giá cả hạ xuống Mặt khác, khi giá cả thấp hơn giá tự nhiên, nó sẽ không thể bù đắp được chi phí sản xuất và tất yếu dẫn đến việc giảm tiền lương và lợi nhuận hoặc giảm tiền thuê đất Việc đó sẽ làm cho công nhân, chủ nhà máy hoặc chủ nhà đất phải chuyển sang tìm kiếm một nguồn thu nhập khác, do đó giảm mức cung cấp hàng hóa và nâng giá trở lại mức giá tự nhiên

Smith không chỉ giản đơn vạch ra logic về mặt lý thuyết Nội dung cuốn sách của ông cho thấy là ông mất nhiều thời gian và công sức để so sánh giá thực tế của ngũ cốc, bánh mì và thịt ở những thời điểm và địa điểm khác nhau và để tìm mối quan hệ giữa giá các mặt hàng đó với tiền lương Đặc biệt ông so sánh nền kinh tế giữa những nước phát triển nhanh như Anh và Mỹ với nền kinh tế ở Trung Quốc với nền kinh tế suy thoái ở Bengal Công nhân trong một nền kinh tế đang phát triển

Trang 17

có điều kiện và thế mạnh hơn để thương lượng với giới chủ và được hưởng tiền lương cao hơn Smith thấy kết quả là kinh tế thịnh vượng hơn và nói chung sự tăng trưởng kinh tế tự nó nuôi nó và làm tăng thêm của cải của đất nước

Một sự kết hợp tương tự giữa lý thuyết với sự chú ý tới thực tế được thể hiện trong lý thuyết của Smith về phân phối, nghĩa là phương thức theo đó tiền thu được từ việc bán hàng hóa được phân phối dưới dạng thành tiền lương, lợi nhuận và tiền thuê nhà, đất Smith cho thấy rằng cung và cầu chỉ là một phần lý thuyết này Còn có những yếu tố quyết định khác, và chúng đều khác nhau đối với ba yếu tố nói trên Phải nói rằng sự phân tích của Smith về xác định tiền lương là rất đáng quan tâm hơn cả Ở một mức độ nào đó, ông dựa vào quan điểm lý luận của ông về sự cân bằng giữa khối lượng công việc được giao và mức thù lao bằng tiền lương, và ông đã bị quan điểm này chi phối đến mức ông đưa ra ý kiến là mức độ hạnh phúc ít nhiều đều như nhau trong mọi công việc, vì tiền lương trả cao đặc biệt phải được trả giá bằng những rủi ro cực kì lớn hoặc quá trình đào tạo cực kì lâu Mặt khác, ông rất chú ý tới thực tế khi ông nêu ra năm căn cứ để biện minh cho các tỷ xuất tiền lương Lợi nhuận giống tiền lương ở chỗ cũng bị ảnh hưởng bởi công việc quản lý kinh doanh chịu nhiều rủi ro Tuy nhiên, Smith đưa ra giả thuyết là chỉ số tốt nhất về tỷ suất tự nhiên chung của lợi nhuận là tỷ suất bình quân chung của tiền lãi, vì lợi nhuận và tiền lãi thường giống nhau về cơ bản, chúng đều là lợi tức do vốn đem lại Theo quan điểm của Smith, tiền thuê nhà, đất là thặng dư còn lại sau khi tiền lương và lợi nhuận đã được trích ra từ số tiền doanh thu trong sản xuất Người chủ nhà đất muốn đòi càng được nhiều tiền càng tốt, và số tiền thặng dư nói trên là mức chi phí cao nhất mà người thuê nhà đất có thể trả được

Smith sau đó tiếp tục trình bày vai trò của tư bản, tiền tệ, hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là tiết kiệm trong nền kinh tế Điều quan trọng của vấn đề này là giải thích một nền kinh tế có thể tăng trưởng như thế nào, và của cải quốc dân có thể tăng lên như thế nào Một nhà sản xuất không thể trông chờ bán hết ngay toàn bộ sản phẩm làm ra, mà phải đợi lúc có khách muốn mua mới có khả năng tiêu thụ hết Khi bán được sản phẩm nhà sản xuất chi một phần tiền thu nhập vào các công việc chi tiêu cần thiết trước mắt và một phần khác nữa để mua các vật liệu cần thiết cho công việc sản xuất tiếp theo Phần thứ hai là tiền vốn, và nó được chia thành vốn cố định và vốn luân chuyển Vốn cố định là phần vốn sử dụng để mua máy móc, công cụ, nhà máy và để cải tạo đất Vốn này nằm trong những thứ mà người sản xuất luôn luôn có bên mình Vốn luân chuyển (lưu động) là phần vốn sử dụng để mua nguyên liệu, trả lương trả tiền thuê nhà, đất và các khoản chi tiêu khác Khi xét nền kinh tế quốc dân nói chung, thì vốn cố định bao gồm các kĩ năng, kĩ xảo, trình độ nghề nghiệp của lực lượng lao động cũng như máy móc và công cụ (cả hai loại này đều cùng có một vai trò giống nhau), và vốn luân chuyển bao gồm tiền và hàng (thành phẩm và nguyên vật liệu), những thứ này luôn luôn được mua và bán, cho nên chúng luân chuyển Một vài thứ hàng hóa sau khi được mua sẽ không luân

Trang 18

chuyển nữa vì được tiêu dùng hoặc trở thành một phần của vốn cố định Như vậy, số hàng này bị rút khỏi số vốn luân chuyển, và do đó vốn này luôn luôn được bổ sung để tiếp tục sản xuất

Vì vậy, vốn luân chuyển và yêu cầu của nó cần được luôn luôn bổ sung là một điều tất yếu Không mọi người lao động đều đóng góp cho sản xuất, và thật ra cũng không cần phải như vậy Smith đã không đồng ý với những người theo phái trọng nông là chỉ có nông nghiệp mới có khả năng sinh lợi, nhưng ông công nhận là những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kể cả các nghề tự do, đều là phi sản xuất, không sinh lợi nhưng họ lại cần thiết cho xã hội Nền sản xuất chỉ có thể tăng tiến nếu có thêm nhiều người tham gia vào công việc sản xuất sinh lợi hoặc tìm cách nâng cao hiệu suất của công nhân bằng việc sử dụng các máy móc tốt hơn, có năng suất cao hơn Các phương pháp này đòi hỏi phải có thêm vốn để trả lương cho công nhân mới tuyển hoặc mua thêm máy móc mới Càng cần nhiều vốn càng cần phải tiết kiệm, giảm các món chi chưa thật cần thiết trước mắt và đùng số tiền đó vào mục đích mở rộng sản xuất Quá trình này có tính chất lũy tích Sản xuất được mở rộng thêm không những trang trải mọi chi phí cho nó, mà còn tạo ra thặng dư, và cứ như thế lại thúc đẩy tiết kiệm và tăng gia sản xuất trong tương lai Đó là cách làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng

Bức tranh chi tiết về sự vận động của nền kinh tế quốc dân được mô tả ở quyển I và quyển II trong của cải của các dân tộc Quyển III trình bày một cách ngắn gọn lịch sử kinh tế trong đó có nói đến quan hệ giữa thành thị và nông thôn và những đóng góp của hai khu vực này cho sự tiến bộ kinh tế Sau đó là quyển IV trong đó Smith xem xét các mặt ưu và nhược của hai hệ thống loại trừ nhau trong kinh tế học chính trị, đó là “hệ thống trọng thương” ủng hộ thành thị (giới công thương nghiệp) và coi nhẹ nông thôn, và “hệ thống trọng nông” (kể cả những người theo phái trọng nông) coi nặng nông thôn và coi nhẹ thành thị Thực ra, phần lớn sách này có liên quan đến hệ thống trọng thương và điểm chính của sách nói về tự do buôn bán Chương cuối cùng phê phán một cách có lý luận việc nhấn mạnh quá đáng tới nông nghiệp, trong khi đó vẫn bày tỏ sự tán đồng đối với những người trọng nông đã chống lại mọi sự hạn chế của chính phủ đối với việc mở mang nông nghiệp Hệ thống trọng nông tuy có rất nhiều điểm chưa hoàn hảo nhưng vẫn là một điều rất gần với chân lý đã được công nhận trong kinh tế học chính trị Nhưng mục đích thực sự của Smith trong quyển IV là phê phán chủ nghĩa trọng thương

Mặc dù việc ủng hộ tự do buôn bán của Smith được củng cố thêm bằng niềm tin của ông vào “hệ thống rõ ràng và đơn giản của nền tự do tự nhiên”, những lý lẽ thực sự ông hiện ra lại là những lời phê phán hiện thực đối với những biện pháp cụ thể Việc bảo hộ nền nông nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập có giúp cho nền công nghiệp đó, nhưng lại hại cho cả nước nói chung, vì nó thúc đẩy độc quyền và nâng giá hàng lên Cũng giống như trong phân công lao động, một nước

Trang 19

có lợi nhiều hơn do sản xuất những gì mà nước đó làm tốt hơn cả và mang những sản phẩm của mình trao đổi với nước khác Một cách tương tự, những khoản trợ cấp cho xuất khẩu giúp cho một nhóm người nào đó nhưng nhìn chung lại làm tăng thuế đói với dân Những hạn chế đói với quyền tự do của các thuộc địa trong sản xuất và buôn bán là không công bằng đối với các nước còn lại và còn bất lợi cho mẫu quốc về lâu dài Những hạn chế đó tạo ra độc quyền buôn bán và mang lại lợi nhuận trực tiếp cho giới thương nhân, nhưng lại hướng thương mại vào một phạm vi thị trường hẹp và như thế gây thiệt hại cho nền thương mại chung Điều đó cũng gây nên sự oán giận của nhân dân các nước thuộc địa, dẫn đến bạo loạn làm cho mẫu quốc tổn thất rất nhiều

Song, cách tiếp cận thực dụng của Smith không có nghĩa là ông chủ trương tự do mậu dịch một cách tuyệt đối Ông cho rằng nếu vì lợi ích quốc phòng mà phải hạn chế thì hoàn toàn đúng vì điều đó còn quan trọng hơn nhiều so với sự giàu có Ông cho là hợp lý nếu phải đánh thuế các hàng nhập khi các sản phẩm cạnh tranh trong nước cũng bị đánh thuế vì một lí do nào đó Ông chấp nhận là nếu một nước ngăn cấm hàng xuất khẩu của một nước khác, thì việc trả đũa là hoàn toàn hợp lý và cũng là biện pháp tốt nhất để thuyết phục nước kia sửa đổi cách làm của họ Khi thời gian đã chín mùi để xóa bỏ mọi hạn chế, thì lòng nhân đạo đòi hỏi việc đó phải tiến hành dần dần để đừng làm cho hàng loạt người phải chịu cảnh thất nghiệp Smith tổng kết bài viết của ông về những vấn đề trên bằng câu nói rằng nếu muốn thương mại trở thành tuyệt đối tự do thì đó là điều không tưởng

Những đoạn viết cuối cùng trong quyển IV đặt tự do buôn bán và chế độ tự do tự nhiên vào bối cảnh rộng hơn của khoa học chính trị Một chính phủ tìm cách quản lý nền công nghiệp của đất nước tất yếu sẽ vấp phải những ảo tưởng vì khó có thể có sự hiểu biết và sự khôn ngoan đầy đủ để làm công việc đó một cách mĩ mãn Nhà nước chỉ có nhiệm vụ quốc phòng thi hành luật pháp và một số chức năng xã hội không thể để cho các cá nhân tự làm được Nhiệm vụ cuối cùng trong ba nhiệm vụ trên đây của nhà nước cho thấy là Adam Smith không tin vào chính sách tự do kinh doanh trong mọi lĩnh vực Quốc phòng và luật pháp rõ ràng là những vấn đề thuộc vào thẩm quyền của nhà nước Mục đích của vấn đề là bảo vệ đất nước và con người chống ngoại xâm và nội loạn Nhiệm vụ thứ ba mà Adam Smith chỉ rõ là duy trì các công trình công cộng và những thể chế tuy không có lợi cho hoạt động tư nhân nhưng mang lại lợi ích cho toàn xã hội Ông giải thích điều này trong quyển V Những công trình công cộng đó là đường sá, cầu cống, sông đào và bến cảng, tất cả đều cần thiết cho thương mại Đôi khi công ty tư nhân duy trì, bảo dưỡng các công trình đó có hiệu quả hơn chính quyền, và nếu như vậy, thì nên giao cho công ty tư nhân quản lý Nhưng lúc đầu nhà nước phải tiến hành xây dựng các công trình đó và trong một số trường hợp cần phải chịu trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng nữa Các thể chế công cộng mà Adam Smith nghĩ đến cũng một phần cần thiết cho thương mại (các đại sứ và các thiết chế nhằm bảo vệ và giúp đỡ các người buôn bán

Trang 20

và giao dịch với nước ngoài) nhưng cũng phải kể đến cả những thể chế cho giáo dục Tất nhiên, ông cho rằng hầu hết mọi công việc giáo dục sẽ phải độc lập, không chịu sự kiểm soát hoặc viện trợ của nhà nước, nhưng ông nhận thấy là sự phân công lao động có những mặt tốt và cả mặt xấu ở chỗ nó làm cho công việc của người công nhân đơn điệu và buồn tẻ khiến họ không có hứng thú sử dụng trí thông minh hoăc mở rộng sự hiểu biết của họ Vì thế, Smith kiến nghị là giáo dục tiểu học cấn phải được tiến hành ở cấp xã và còn đề xướng nền giáo dục tiểu học là bắt buộc đối với tất cả mọi người, đó là đề nghị mạnh bạo vào thời của ông

Chủ đề chính của quyển V là thu nhập, các biện pháp trả công cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước Smith mở đầu bằng những nhiệm vụ của nhà nước để cho thấy nhà nước nhất thiết phải thực hiện những chức năng nào Trong quá trình bàn luận về vấn đề này, ông đưa ra những nhận xét xã hội qua bốn giai đoạn: săn bắn, chăn nuôi, nông nghiệp và thương mại, và về lịch sử các lực lượng quốc phòng, luật pháp, giáo dục và các thể chề tôn giáo Một vài vấn đè này đã được nói đến trong các bài giảng của ông về luật học và lẽ ra ông đã phát triển những vấn đề đó trong cuốn lịch sử về luật pháp và chính thể mà ông dự định viết Nhưng phần lớn cuốn V trình bày về thuế, và Smith đưa ra những nguyên tắc chung hoàn toàn hợp lý về việc đánh thuế Tất cả những gì ông suy nghĩ và viết đã hợp thành một cuốn sách rất dài Việc xuất bản toàn bộ cuốn ‘của cải của các dân tộc” thường được in trong hai tập Nhà xuất bản tủ sách cho mọi người đã quyết định, và đó là một điều đáng tiếc, rằng tốt hơn nên hạn chế công trình này trong một tập duy nhất để có thể bán với giá rẻ hơn, và vì thế đã bỏ không cho in quyển V Tuy nhiên, các quyển từ I đến IV đã ghi lại toàn bộ những điều Adam Smith muốn nói khi thực hiện mục đích của ông là “một công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộc”

D.D RAPHAEL

Trang 21

THƯ MỤC CHỌN LỌC NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC CỦA ADAM SMITH “Thuyết về những tình cảm đạo đức” do D.D Raphael và A.L Macfie biên tập, Oxford University Press, 1976, tái bản có sửa chữa năm 1991 Ngoài chủ đề chính là lý thuyết của Smith về đạo đức học, cuốn sách còn bổ sung cho “Của cải của các dân tộc” phần tường trình về bản chất con người và xã hội Tác phẩm này rất dễ hiểu

Các tiểu luận về các chủ đề triết học và các bài giảng về tu từ học và các bài giảng về luật học là giành cho các nhà nghiên cứu chuyên ngành Các tác phẩm này cũng do Oxford University Press xuất bản

CÁC TÁC PHẨM VỀ TIỂU SỬ

Cuộc đời của Adam Smith, tác giả John Rae, Macmillan, 1895; in lại do Keylley, New York, 1965, và do Thoemmes, 1991 Tác phẩm này là tiểu sử đầy đủ viết theo thể văn sinh động

Một cuốn tiểu sử hiện đại của Ian S.Ross với những thông tin mới nhất và những chi tiết đầy đủ hơn, sắp được Oxford University Press xuất bản

Adam Smith do E.G.West viết, Arlington House, New York, 1969 sách in bìa thường, Liberty Press, Indianapolis, 1976 tác phẩm này là một cuốn tiểu sử ngắn nên đọc, trong đó có tường trình về tác phẩm của Adam Smith

CÁC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU CHUNG

Adam Smith, đồng tác giả R.H.Campbell và A.S.Skinner, Groom helm, 1982 trước tiên tác phẩm này có tính chất tiểu sử với những thông tin mới hơn so với cuốn của West Cuốn sách này cũng đề cập khá chi tiết về tác phẩm của Adam Smith

Adam Smith, tác giả D.D.Raphael, bộ sách về các bậc thầy, Oxford University Press, 1985, sửa chữa và in lại trên bìa thường năm 1987 Cuốn sách chủ yếu dùng cho độc giả rộng rãi Nó bao gồm một bản tường trình ngắn về cuộc đời của Adam Smith và một bài bàn luận về tư tưởng triết học, kinh tế và xã hội học của ông

BÌNH LUẬN VỀ CUỐN “CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC”

Một số lớn các bài bình luận về cuốn của cải của các dân tộc đã và đang tiếp tục được viết Đa số các bài bình luận là giành cho các học giả chuyên ngành Những người không cần nghiên cứu chuyên sâu cũng sẽ được sự hướng dẫn bổ ích của Andrew S.Skinner trong cuốn “Một hệ thống khoa học xã hội”:

Các công trình có liên quan đén Adam Smith, Oxford University Press, 1979, và chương hai của Mark Blaug, Nhìn lại lý thuyết kinh tế, in lần thứ ba, Cambridge University Press, 1978 Những độc giả cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu kỹ nên

Trang 22

xem Kinh tế học của Adam Smith của Samuel Hllander, Toronto University Press và Heinemann, 1973

Trang 24

Làm gia sư cho công tước Buccleuch ở

Trang 25

Của cải của các dân tộc được xuất bản

Được bầu làm hiệu trưởng trường đaih học

Trang 26

1776

Của cải của các dân tộc được xuất bản

Được bầu làm hiệu trưởng trường đaih học

Trang 27

TẬP I

MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC

Trang 28

LỜI GIỚI THIỆU VÀ ĐỀ CƯƠNG CỦA TÁC PHẨM

Lao động hằng năm của mỗi dân tộc là quỹ vốn mà trước hết cung cấp cho dân tộc đó tất cả những vật dụng cần thiết và những tiện nghi trong cuộc sống mà dân tộc đó tiêu dùng hàng năm Quỹ vốn bao gồm các sản phẩm trực tiếp của lao động đó hoặc những thứ mua được của các dân tộc khác nhờ có các sản phẩm đó

Tùy theo mức các sản phẩm này (hoặc các thứ mua được nhờ có các sản phẩm này) chiềm một tỉ lệ nhiều hay ít so với số người tiêu dùng, mà dân tộc đó được hưởng thụ nhiều hay ít những vật dụng cần thiết và những tiện nghi mà họ muốn có Những tỉ lệ này được điều tiết ở mỗi dân tộc bởi hai yếu tố; trước hết bởi kỹ năng sự khéo léo và phương pháp phán đoán trong quá trình lao động, và thứ hai, bởi tỉ lệ giữa số người được sử dụng vào lao động có ích và số người phi sản xuất Dù cho đất đai, khí hậu hoặc quy mô lãnh thổ của một dân tộc như thế nào đi chăng nữa, thì sự dồi dào hay khan hiếm về các vật dụng cung cấp hàng năm trong tình hình như thế phụ thuộc vào hai yếu tố nêu trên đây

Sự dồi dào hay khan hiếm cung ứng này hình như tùy vào yếu tố thứ nhất nhiều hơn là yếu tố thứ hai Khi các dân tộc còn ở trong thời kì hoang dã gồm những người săn bắt thú vật và đánh cá, thì mỗi cá nhân có khả năng làm việc ít hay nhiều đều phải tiến hành các hoạt động lao động có ích và cố gắng hết sức để cung cấp những thứ cần dùng trong đời sống cho bản thân mình, cho những người trong gia đình hay bộ tộc mà đã già yếu hoặc còn ít tuổi, hoặc bị tàn tật không thể săn bắn và đánh cá được Tuy nhiên, do họ sinh sống ở trong cảnh thiếu đói như vậy, cho nên đôi khi họ buộc phải để cho trẻ em, người già và người bệnh tật phải sống vất vưởng, bị chết đói, chết bệnh hoặc còn bị thú dữ ăn thịt Ngược lại, trong những xã hội văn minh và phồn thịnh, thì có nhiều người chẳng lao động gì cả nhưng họ lại tiêu thụ gấp mười, gấp trăm lần so với đa số nhân dân lao động Thế nhưng số lượng sản phẩm do lao động của toàn xã hội làm ra nhiều đến mức có thể cung cấp cho đầy đủ mọi người Một người lao động chăm chỉ và tiết kiệm thì có thể hưởng những thứ cần thiết cho đời sống của anh ta hơn rất nhiều lần so với bất kì một người nào trong xã hội còn hoang dã

Những nguyên nhân tăng năng suất lao động và phương pháp phân phối sản phẩm giữa tầng lớp trong xã hội là chủ đề của quyển I trong công trình nghiên cứu này

Bất kể trình độ kĩ năng, tài khéo kéo và cách thức nhận định và quyết đoán phương thức lao động của môt nước là như thế nào, sự dồi dào hay khan hiếm các sản phẩm làm ra trong một năm tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số người hàng năm được sử dụng vào lao động có ích và số người phi sản xuất Số người lao động sản xuất hữu ích bất kì ở đâu cũng tỉ lệ với số vốn bỏ ra để tạo cơ sở cho họ sản xuất và tỷ lệ với cách sử dụng vốn, vì vậy quyển II bàn về bản chất của vốn cổ phần, về phương

Trang 29

pháp tích lũy vốn dần dần và về số lượng lao động được sử dụng tùy theo cách thức sử dụng vốn khác nhau

Các quốc gia khá tiến bộ về mặt kỹ năng, kỹ xảo, tài khéo léo và óc phán đoán trong việc áp dụng sức lao đọng vào sản xuất, đã có những kế hoạch rất khác nhau trong việc tiến hành công việc sản xuất, và do đó những kế hoạch đó của họ không phải lúc nào cũng thành công như nhau về mặt sản lượng Một vài quốc gia có chính sách khuyến khích mạnh mẽ ngành sản xuất ở nông thôn, nhưng những quốc gia khác lại khuyến khích công nghiệp ở thành thị mà thôi Hiếm thấy các quôc gia có cách giải quyết đồng đều và thỏa đáng đối với mọi ngành sản xuất Từ khi đế quốc Hy Lạp sụp đổ, Châu Âu thực thi một chính sách thuận lợi đối với nghệ thuật, công nghiệp, thương mại, các ngành kinh doang ở thành thị hơn là đối với nông nghiệp một ngành sản xuất ở nông thôn Những hoàn cảnh và sự kiện dẫn đến việc đưa ra áp dụng chính sách này được đưa ra ở quyển V

Mặc dù những kế hoạch sản xuất kinh doanh đó lúc đầu bị chi phối bởi lợi ích riêng của con người mà lúc đó không một ai để ý tới hoặc thấy trước những hậu quả đối với phúc lợi chung của xã hội song những kế hoạch đó đã yaoj cơ sở cho lý thuyết khác nhau trong kinh tế học chính trị mà qua đó một số người thổi phồng và tán dương tầm quan trọng của công nghiệp ở thành thị, số khác lại hoan nghênh, ủng hộ việc mở rộng nông nghiệp ở nông thôn Những lý thuyế đó có ảnh hưởng lớn không những tới quan điểm của những người có học vấn mà còn cả tới cách điều hanhfvieecj nước của các nhà cầm quyền, các nước có chủ quyền Trong quyển Ivtoio đã cố gắng giả thích đầy đủ và rõ ràng ở mức độ khả năng cho phép những ký thuyết khác nhau đó và những ảnh hưởng của chúng tới các quốc gia và các thời đại khác nhau

Đối tượng của bốn quyển này là giải thích nguồn gốc phát sinh tiền thu nhập của đa số nhân dân và bản chất của quỹ vấn đảm bảo mức tiêu dùng hàng năm của các quốc gia và các thời đại khác nhau Quyển V và là quyển cuối cùng bàn về thu nhập của các quốc gia hoặc của cộng đồng Trong quyển này, tôi cố gắng trình bày trước hết phần chi tiêu cần thiết của một quốc gia hoặc cộng đồng, những khoản chi nào là toàn xã hội gánh chịu, phần chi tiêu nào chỉ do một bộ phận hoặc những thành viên riêng biệt của bộ phận đó phải đóng góp; và thứ hai là trình bày những phương pháp mà toàn xã hội sử dụng để đóng góp vào các khoản chi có liên quan đến toàn xã hội, và những mặt thuận lợi và khó khăn của những phuong pháp đó là như thế nào, và thứ ba và cuối cùng là những lý do và nguyên nhân nào đã khuyến khích hầu hết các chính phủ hiện nay thế chấp một phần thu nhập này, hay vay nợ lãi, và ảnh hưởng của những món nợ đó đối với của cải của đất nước, sản phẩm hàng năm của đất đai và lao động xã hội

Trang 30

QUYỂN I:

NGUYÊN NHÂN TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI TỰ NHIÊN CÁC SẢN PHẨM CHO CÁC TẦNG LỚP NHÂN

DÂN

Trang 31

CHƯƠNG I: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Sự cải tiến lớn nhất về mặt năng suất lao động và phần lớn kỹ năng, sự khéo léo và óc phán đoán có được là nhờ sự phân công lao động

Tác dụng của sự phân công lao động, trong hoàn cảnh kinh doang chung của toàn xã hội,sẽ được hiểu dễ dàng hơn khi xem xét sự phân công lao động được thực thi bằng cách nào trong lao động cụ thể Người ta thường cho rằng phân công lao động được thực thi bằng cách nào trong một số ngành công nghiệp cụ thể Người ta thường cho rằng phân công lao động được thưc hiện hoàn hảo nhất ỏe một số ngành snar xuất nhỏ, có lẽ không phải vì nó được thực hiện tốt hơn trong những ngành quan trọng, mà vì ở những ngành sản xuất nhỏ nhằm cung cấp những vật dụng nhỏ cho một số người tiêu dùng, tổng số công nhân không nhiều và những người được trao cho thực hiện một khâu sản xuất thường được làm việc trong cùng một phân xưởng và đặt dưới sự kiểm soát của một đốc công Ngược lại, ở những ngành sản xuất lớn có nhiệm vụ cung cấp những đồ vật cần dùng cho đa số dân chúng, mỗi khâu sản xuất đều sử dụng rất nhiều công nhân và khó có thể sắp xếp họ vào một phân xưởng Mặc dù trong những ngành công nghiệp như vậy, công việc sản xuất có thể chia thành nhiều khâu hơn là ở xí nghiệp nhỏ, sự phân công thật ra cũng không thực sự rõ ràng lắm, đó là chưa nói đến sự kiểm soát cũng ít gắt gao

Để đưa ra một thí dụ, chúng ta hãy xem xét một xí nghiệp nhơ nhưng sự phân công lao động ở đây lại hết sức chặt chẽ, đó là ngành sản xuất đinh ghim Một công nhân chưa được huấn luyện làm việc này (mà sự phân công lao đọng đã làm cho việc này trở thành một nghề rõ ràng), anh ta cũng không biết sử dụng máy móc trong việc làm đinh ghim (mà sự phân công lao động chắc là đòi hỏi phải phát minh ra máy này) dù là cố gắng đến tột bậc, cũng chỉ có thể làm ra được một đinh ghim trong một ngày và chắc chắn anh ta chẳng bao giờ làm nổi 20 cái đinh ghim cả Nhưng theo phương pháp mà việc kinh doanh này đang tiến hành, không những toàn bộ công việc này trở thành một ngành sản xuất riêng biệt, mà nó còn chia nhỏ thành nhiều khâu mà phần lớn các khâu này cũng trở thành nghề riêng biệt

Một người chuyên kéo dây thép, một người khác nắn cho thẳng, người thứ ba cắt dây thành những đoạn nhỏ, người thứ tư mài nhọn dây thép, người thứ năm tán đàu dây để lắp với đầu đinh ghim, để làm được đinh ghim đòi hỏi phải thực hiện hai hoăc ba thao tác; để lắp đầu đinh ghim là một việc khác hẳn, làm cho đinh ghim trở thành sáng bóng lại là một nghề khác nữa, thậm chí làm đinh ghim cũng là một nghề, và muốn làm thành một cái đinh ghim, người ta phải tiến hành 18 thao tác khác nhau và do những bàn tay công nhân khác nhau thực hiện tại một xí nghiệp, mặc dù ở một và nơi khác, một người đôi khi cũng có thể làm được hai hay ba thao tác như vaayh Một xí nghiệp chỉ có 10 công nhân nhưng với những máy móc cần

Trang 32

thiết được trang bị, khi bắt đầu sản xuất với tất cả những nỗ lực của mình, họ có thể cùng nhau làm ra khoảng 12 bao đinh ghim một ngày Một pao có khoảng hơn 4000 đinh ghim cỡ trung bình Như vậy, 10 người công nhân có thể cùng nhau làm được tới 48.000 đinh ghim trong một ngày công Nếu đem chia cho 10 người, thì một người làm được 4.800 đinh ghim một ngày Nhưng nếu họ làm riêng lẻ và không kết hợ với nhau, và hơn nữa nếu họ không được huấn luyện về nghề này thì chắc chắn mỗi người trong số họ không hteer làm nổi 20 hoặc thậm chí là một đinh ghim trong một ngày công

Trong các ngành khác, sự phân công lao động cũng có những ảnh hưởng tương tự như nghề làm đinh ghim nói trên, mặc dù trong nhiều ngành nghề, lao động không cần phải chia nhỏ ra nhiều quá trình mà cũng không cần phải thao tác đến mức đơn giản như vậy Tuy nhiên, việc phân công lao động, như đã được trình bày ở trên, mang lại lợi ích làm tăng năng suất lao động Hình như việc phân chia thành nhiều ngành nghề và công việc khác nhau cũng bắt nguồn từ ý thức sử dụng thế lợi này Sự phân công lao động càng tinh vi hơn ở những nước có trình độ công nghệ cao Công việc của một người ở một nước yếu kém là công việc củ nhiều người tại một nước tiên tiến ở một nước tiên tiến, người nông dân chỉ là người nông dân, không làm gì hơn, và nhà chế tạo chỉ là nhà chế tạo mà thôi

Lao động sử dụng dể sản xuất một mặt hàng công nghiệp thì hầu như bao giờ cũng chia nhỏ giữa một số lớn người thowjw Biết bao nghề khác nhau đã được sử dụng trong chế tạo vải lanh và vải len, kể từ người trồng cây lanh, người chăn nuôi cừu để lấy lông cho đến người thớ chuội và chải sợi lanh, hay cho đến người thợ nhuộm và người may quần áo Tính chất của nghề nông thực ra không phải phân chia lao động ra thnahf nhiều khâu nhỏ như vậy, cũng chẳng đòi hỏi phải phân chia thành nhiều nghề khác nhau như trong ngành công nghiệp Thật khó mà tách hoàn toàn công việc của người nuôi bò với công việc của người trồng ngũ cốc như là tách nghề thợ mộc với nghề thợ rèn Người xe sợi làm một công việc khác hẳn với người thợ dệt; nhưng người đi cày, người bừa, người gieo hạt và người thợ gặt làm chung một nghề Những công việc loại này lại phải tiến hành vào những mùa khác nhau trong năm, cho nên một người không thể thường xuyên làm những việc nói trên Không thể nào phân chia rành rọt các khâu lao động với nhau trong nông nghiệp, và có lẽ là lí do vì sao việc cải tiến phân công lao động trong nông nghiệp không thể nào sánh kịp với ngành công nghiệp Những quốc gia giàu có nhất thường hơn hẳn các nước láng giềng cả về nông nghiệp lẫ công nghiệp nhưng cũng phải thừa nhận rằng sự hơn hẳn đó thường thể hiện trong công nghiệp nhiều hơn là trong nông nghiệp.đất đai của những quốc gia này thường được cày bừa tốt hơn so với khả năng sinh sản và độ phì nhiêu tự nhiên của đất Nhưng sản phẩm của nông nghiệp ít khi vượt quá nhiều so với chi phí về lao động và các khoản khác bỏ ra Trong nông nghiệp, sức lao động của nước giàu không phải bao giờ cũng sinh lợi quá nhiều so với nước nghèo và ít nhất thì cũng không bao giờ sinh lợi nhiều như công nghiệp

Trang 33

Với chất lượng ngang nhau, ngũ cốc của nước giàu không phải lúc nào cũng rẻ hỏn tsij thị trường so với ngũ cốc của nước nghèo Ba lan bán ngũ cốc cùng hạng rẻ như ngũ cốc của Pháp, bất kể nước Pháp giàu có hơn nhiều Nước Pháp, tuy không giàu có như Anh, bán ngũ cốc cùng loại tốt như của Anh với giá tương đương, không hơn không kém Tuy nhiên, đất trồng ngũ cốc của Anh thường được chăm bón tốt hơn Pháp, và Pháp thì lại có đất trồng trọt tốt hơn Ba Lan Nước nghèo dù cho ngành trồng trọt có kém hơn, ở một chừng mực nào đó vẫn có thể cạnh tranh với nước giàu về hàng công nghiệp, trừ khi các ngành công nghiệp đó phù hợp với đất đai, khí hậu và hoàn cảnh của nước giàu Hàng tơ lụa ở Pháp tốt hơn và rẻ hơn hàng tơ lụa ở Anh, và ngành sản xuất tơ lụa, ít nhất là trong điều kiện đánh thuế nhập khẩu tơ sống cao như hiện nay, không phù hợp với khí hậu ở Anh Nhưng đồ ngũ kim và các mặt hàng len thô ở Anh lại hơn hẳn các loại hàng này ở Pháp, mà với chất lượng như nhau thì lại rẻ hơn nhiều Người ta nhận định rằng ở Ba Lan mọi mặt hàng công nghiệp đều khan hiếm trừ một số hàng cần dùng cho gia đình, và với tình hình như vậy không một nước nào có thể có một mức sinh hoạt tốt được

Lượng công việc tăng lên mà do có sự phân công lao động nên vẫn chỉ số người đó có thể thực hiện được là do ba yếu tố khác nhau: trước hết do tăng kỹ năng, kỹ xảo củ từng công nhân; thứ hai do tiết kiệm thời gian chuyển loại công việc này sang loại công việc khác; và cuối cùng do phát minh ra cac loại máy chuyên dùng làm cho lao động nhẹ nhàng hơn và một người có thể làm việc của nhiều người

Trước hết, tài năng và sự khéo léo được nâng cao của công nhân tất yếu tạo điều kiện cho họ làm khối lượng công việc nhiều hơn trước, và sự phân công lao động hợp lý làm cho mỗi người chỉ cần chuyên tâm vào một thao tác đơn giản và làm thao tác đó suốt đời mình, thì nhất định họ càng trở nên khéo léo hơn nhiều Một người thợ rèn bình thường, dù cho đã quen việc dùng búa, nhưng chứ bao giờ làm đinh, dù cho cố gắng đến mấy, anh ta cũng chỉ sản xuất được vài trăm đinh một ngày là cùng, và chắc chắn là lượng đinh làm rất kém Một người thợ rèn quen việc làm đinh nhưng không phải thợ làm đinh chính cống, thì khá lắm cũng chỉ làm ra 800-1000 đinh trong một ngày là tối đa Tôi đã thấy một vài thanh niên chưa đến 20 tuổi mà chưa làm một việc gì khác ngoài việc làm đinh, họ, từng người một, có thể sản xuất trên 3000 cía đinh trong một ngày Song làm ra được một cái đinh cũng không phải là đơn giản Người làm đinh phải thổi bễ điều chỉnh ngọn lửa, hoặc thêm than khi cần thiết, nung thỏi sắt và rèn thnahf đinh, và họ phải thay đổi dụng cụ khi tán đầu đinh Việc chế tạo đinh ghim hay một chiếc khuy kim loại thường được chia nhỏ ra thàng nhiều thao tác, cho nên việc chế tạo trở nên dễ dàng hơn, và hơn nữa, người tham gia vào việc chế tạo này chỉ là một thao tác đn giản, cho nên anh ta ngày càng thạo và khéo léo hơn nhiều vì anh ta làm việc ấy gần như suốt đời Tốc độ thực hiện các thao tác này vượt quá sức tưởng tượng của những người chưa được nhìn thấy các động tác bằng tay này

Trang 34

Thứ hai là thời gian chuyển từ công việc này sang công việc khác được tiết kiệm khá nhiều và đó là một lợi thế rất lớn mà thoạt đầu không phải ai cũng nhìn thấy Thật khó có thể nhanh chóng chuyển từ công việc này snag công việc khác ở một nơi khác và với những công cụ khác Một người thợ dệt ở nông thôn vừa làm ruộng vừa dệt vải tất nhiên mất khá nhiều thời gian khai chuyển từ khung dệt ra ngoaif đồng và ngược lại Nếu cả hai công việc này làm trong một xưởng thợ thì tất nhiên số thời gian đi lại giảm đi rất nhiều Một người hay thay đổi công việc làm cũng vậy Đầu tiên anh ta bắt đầu công việc mới với tay nghề kém cỏi và ít thích thú hơn Nnois đúng hơn anh ta ít chú ý tới công việc mới mẻ này, trong thời gian đầu anh ta làm việc với tâm trí phân tán, đầu óc thiếu tập trung và không có sự nỗ lực cần thiết Thói quen lơ là lười biếng là một điều khá quen thuộc đối với người làm việc ở nông thôn khi anh ta buộc phải thay đổi công việc và dụng cụ cứ nửa giờ một lần và phải làm hai chục đọng tác mỗi ngày Thói quen này làm cho anh ta chán ngấy và làm cho anh ta càng thêm lười biếng và anh ta cảm thấy khó có thể làm việc một cách nghiêm túc dù cho bị thúc ép Chưa nói gì đến sự khéo léo, chỉ nguyên nhân này không thôi đã đủ làm giảm số lượng công việc mà anh ta có thể thực hiện dược

Thứ ba và cuối cùng là, mọi người phải nhận thức rõ là máy móc khi được áp dụng tốt làm cho công việc sản xuất được dễ dàng và rút ngắn đi rất nhiều Không cần phải đưa thêm ví dụ đẻ chứng minh nữa Tôi chỉ có một nhận xét là việc phát minh ra máy móc để giúp cho công việc sản xuất được dễ dàng là nhờ phân công lao động Ai cũng thích tìm ra phưng pháp để đạt được mục đích nào đó khi mọi sự chú ý của họ tập trung vào việc duy nhất hơn là bị tản mạn trong nhiều công việc khác nhau Do có sự phân công lao động công nhân được trao cho một thao tác riêng biêt, tất nhiên anh ta để hết mọi tâm trí vào thao tác đó Một người nào đó được sử dụng vào một khâu lao động riêng biệt sẽ tìm được phương pháp để thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn trong công việc đó mà chính tính chất của việc này đòi hỏi phải có sự cải tiến Phần lớn các máy móc sử dụng trong các ngành công nghiệp mà ở đó lao động được phân công tỉ mỉ nhất, lúc đầu là những phát minh của công nhân bình thường Những người này, do được phân công vào những thao tác đơn giản, tất nhiên để hết tam trí vào tìm ra phương pháp dễ dàng và hiệu quả hơn để thực hiện thao tác giao phó cho họ Ai cũng có dịp đi thămcacs nganh công nghiệp chế tạo như nói ở trên đều được giới thiệu các loại máy móc xinh xắn là những phát minh của công nhân để làm phần việc của mình được dễ dàng và nhanh chóng hơn Trong những chiếc xe chữa cháy đầu tiên, một công nhân trẻ được giao cho công việc luân phiên mở và đóng liên tiếp ống thông nhau giữa nồi hơi và xi lanh, tùy theo sự chuyển đọng lên hay xuống của bittong Một trong những công nhân trẻ muốn giúp đỡ các bạn mình đã nhận xét rằng chỉ cần buộc một cái dây nối cán van dùng để mở ống thông này với một bộ phận khác của máy cái van sẽ tự động mở và đóng, không cần thao tác của công nhân trẻ và vì thế anh này rảnh tay

Trang 35

được chơi cùng bạn bè Một trong những cải tiến lớn nhất đối với xe cứu hỏa kể từ khi nó được phát minh, laihj là một phát kiến của công nhân trẻ mà mục đích là tiết kiện sức lao động

Song tất cả những cải tiến về máy móc không phải hoàn toàn chỉ là do phát minh của những người có nhiệm vụ sử dụng máy Nhiều cải tiến được thực hiện do tài ba và sáng kiến của người chế tạo máy khi họ bắt tay vào kinh doanh ở lĩnh vực này, và một số chế tạo lại do những người có đầu óc sáng chế hoặc những người có đầu óc suy luận và công viêc của họ là phải suy đoán, nhận xét, đánh giá mọi thứ và do đó họ có khả năng kết hợp các mặt mạnh của các vật hoàn toàn khác nhau Trong quá trình tiến lên của xã hội, tư duy khoa học hay suy đoán cũng giống như các công việc khác, đã trở thanh công việc chính, nếu không nói là duy nhất của một tầng lớp công nhân riêng biệt Cũng giồng như các ngành khoa học khác, tư duy khoa học được phân thành nhiều ngành, mỗi ngành tạo nên việc làm cho tầng lớp các nhà khoa học Sự chia nhỏ công việc tư duy khao học, làm cho con người trở nên tài giỏi hơn và tiết kiệm được thời gian Mỗi cá nhân trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực khoa học của mình, họ làm được nhiều việc hơn, và nhờ đó số lượng kiến thức cũng tăng lên nhanh chóng

Sản phẩm các ngành được nhân lên do đó số phân công lao dộng và làm cho mọi người kể cả tầng lớp thấp nhất, dều được hưởng sự giàu có của một xã hội được cai trị tốt Mỗi công nhân làm ra một khối lượng lớn sản phẩm để bán cho người khác, ngoài phần mà họ cần dùng cho cá nhân, và ai ai cũng làm như vậy Họ có thể trao đổi phần lớn hàng hóa vủa họ lấy những lượng hàng hòa tương đương về giá cả Họ cung cấp cho người khác những gì mà những người này cần, và ngược lại, những người này lại cung cấp cho họ những thứ họ thấy cần thiết cho đời sống, và như thế của cải được phân đủ cho tất cả các tầng lớp trong xã hội

Chúng ta hãy quan sát việc cung cấp cho một thợ thủ công hay cho một người lao động trong một quốc gia văn minh và phồn thịnh, chúng ta sẽ nhận thấy rằng số người tham giavaof việc cung ứng này (cho dù sự đóng góp của họ rất nhỏ) đã vượt quá mọi sự ước tính của chúng ta Ví dụ, một cái áo len cung cấp cho một người công nhân, dù cho đó chỉ là một chiếc áo len thô sơ và xù xì, là sản phẩm lao động của rất nhiều công nhân Người chăn cừu, người phân loại và chải lông cừu, người thợ nhuoowmj người thợ chải len và người se sợi, người dệt vải, thợ chuội và hồ vải,thợ may và còn nhiều người khác nữa cũng phải mang mọi tài năng, khéo kéo để hoàn thành chiếc áo len nói trên Biết bao nhiêu lái buôn, người vận chuyển đã tham gia vào việc chuyển nguyên liệu từ nơi này đến nơi khác cábiết bao nhiêu công việc có liên quan đến mậu dịch và hằng hải, biết bao nhiêu thợ đóng tau, thủy thủ, thợ dệt buôn, thợ xe thừng đã được huy động để cung cấp thuốc nhuộn mà thường phải chở đến từ các nước rất xa xôi trên thế giới! Đó là chưa nói đén sức lao đọng dùng để chế tạo ra các công cụ, dù nhỏ bé và tầm thường nhất, cho các công

Trang 36

nhân này, dến những công cụ phức tạp nhất như tầu thủy cho cac thủ thủy, thiết bị dùng cho thợ vải, hay khung cởi cho thợ dệt Chúng ta hãy chỉ cung nhau xem xét những thiết bị cần thiết để làm thành thứ thiết bị rất đơn giản, như lông tơ để xén lông cừu.thợ mỏ, thợ xây để luyện quặng, thợ nung gạch, thợ nề, công nhân luyện kim, thợ cối xay, thợ rèn-họ phải chung sức để làm ra kéo xén lông cừu đó là chưa kể đến những thứ quaanf áo mà anh ta mặc, những đồ dùng trang trí cho gia đình, bánh mỳ, rượu bia, cửa sổ với những tấm kính để hưởng ánh sáng và nhiệt độ của mặt trời, để chắn gió, che mưa Nếu chúng ta xem xét tất cả mọi thứ trên đây một cách nghiêm túc chúng ta sẽ thấy rất dễ dàng là nếu không có sự giúp đỡ của người khác thì một con người tầm thường nhất trong một xã hội văn minh không thể có được thứ gì mà chúng ta coi là dễ dàng và đơn giản mà mọi người thường được cung cấp như hiện nay, nếu đem so sánh với những thứ xa xỉ của những người có quyền thế hiện nay thì lượng cung cấp của người lao động là quá ít ỏi Thế nhưng những thứ vật dụng của một hoàng tử ở châu Âu không phải lúc nào cũng vượt xa những đồ vật của người nông dân cần mẫn và biết tiết kiệm, song những đồ vật của nông dân hiện nay lại vượt xa những đồ vật mà một người cầm đầu một bộ lạc có, dù cho người này có dưới qyueenf hàng chục người ăn lông ở lỗ

Trang 37

CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC CHI PHỐI VIỆC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Sự phân công lao động này,dù có mang lại cho con người rất nhiều lợi thế, không phải xuất phát từ sự tinh khôn của con người mà nhìn thấy trước và cố ý đem sự giàu có cho mọi người Đây chỉ là một hậu quả tất yếu mặc dù diễn ra rất chậm và dần dần, của thiên hướng thuộc bản chất con người mà chưa nhìn thấy hết lợi ích to lớn như vậy Đó là thiên hướng muốn đổi chác vật này lấy vật khác

Cho dù thiên hướng này là một trong những cội nguồn của bản chất con người mà không cần phải nói đến nữa hoặc cho dù thiên hướng này, như vậy có lẽ đúng hơn, là hậu quả tất yếu của khả năng lý tính và ngôn ngữ, thì nó cũng không thuộc về chủ đề nghiên cứu hiện nay của chúng ta Con người có thiên hướng này, nhưng loài vật thì không Hai con chó săn đuổi một con thỏ; bề ngoài thì hình như chúng phối hợp với nhau Con chó này đuổi con thỏ chạy về phía kia hoặc cố sức ngăn chặn con thỏ lại, khi con chó kia đuổi con thỏ đến gần mình Điều này chẳng phải kết quả của một sự cam kết giữa hai con vật này, mà chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về sự ham muốn của chúng là bắt con thỏ đó thôi Chưa ai thấy một con chó lại muốn chia sẻ một mẫu xương với một con chó khác Chưa ai thấy một con vật ra hiệu cho một con vật khác hiểu rằng cái này là của tao, cái kia là của mày Khi một con vật muốn được một cái gì từ một người hoặc từ một con vật khác, nó không có cách nào khác là kêu goi sự ban ơn của kẻ khác mà thôi Một con chó con vẫy đuôi ra vẻ mừng rỡ khi bên mẹ nó Con chó cố làm những hành động là cho chủ chú ý đén nó để cho nó ăn khi chủ nó đang ăn Con người cũng có những cử chỉ và mưu kế tương tự đối với đồng loại, và khi con người không có phương cách nào khác để lôi cuốn người đồng loại khác làm theo ý mình, thì người đó có thể dùng tới đủ mọi cách, dù là hèn hạ hay bợ đỡ, để đạt được mục đích là tranh thủ được lòng tốt của đồng loại Tuy nhiên, một người thường không có thời gian để làm nhuwngx việc đó Trong một xã hội văn minh, con người luôn luôn cần đến sự hợp tác và giúp đỡ của nhiều người khác, trong khi đó toàn bộ cuộc đời của con người lại chưa đủ để tranh thủ tình bạn của một vài người ở hầu hết các loài vật, mỗi con khi lớn lên và trưởng thành thì hoàn toàn tự lập, và trong bối cảnh tự nhiên nó chẳng cần sự giúp đỡ của các con vật khác Nhưng con người thì khác hẳn, con người cần sự giúp đỡ của đồng loại nhưng quả thật vô ích nếu mong đợi sự giúp đỡ chỉ do lòng từ tâm của người khác Tốt hơn là anh ta phải làm cho người khác chú ý đến anh ta và yêu mến anh ta, và làm như thế nào để người khác thấy là họ cũng có lợi ích lám điều gì mà anh ta yêu cầu Bất kì ai mang lại cho người khác một món hời, một cơ hội tốt thì cũng mong được tra được trả lại như vậy Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩ của trao đổi Cũng chính bằng cách này mà chúng ta nhận được của nhau những sự giúp đỡ mà chúng ta cần Chính không phải vì lòng nhân từ, rộng lượng của người hàng thịt, người làm rượu bia hay người làm

Trang 38

bánh mỳ mà chúng ta có một bữa ăn, mà vì sự quan tâm của họ đến lợi ích riêng của họ Khi chúng ta nói chuyện với họ, không cần phải kêu gọi tình nhân loại của họ mà đánh vào làng vị kỷ của họ, và không nên nói vời họ những thứ mà chúng ta cần, mà nên cho họ thấy họ được lợi ích gì khi giúp chúng ta Không một ai, trừ người ăn mày, muốn dựa vào lòng từ thiện của người khác Ngay cả người ăn mày cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào lòng từ thiện của đồng loại Lòng từ thiện của những người có thiện cảm mang lại cho người ăn mày những thứ cần thiết cho cuộc sống vất vưởng của họ Mặc dù lòng từ thiện của mọi người giúp cho người nghèo đói những thứ cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải khi nào cần người nghèo đói cũng có được những thứ cần thiết Phàn lớn những thứ cần thiết của con người đều được cung cấp thông qua việc trao đổi, buôn bán, ký kết giao kéo Khi có tiền trong tay con người có thể mua lương thực, mua quần áo hoặc trao đổi quần áo này lấy quần áo khác vừa ý hơn

Do thông qua ký kết, giao kèo, trao đổi, mua bán mà chúng ta nhận được từ người kia phần lớn sự giúp đỡ mà đôi bên cùng có lợi, và cũng do sự trao đổi buôn bán như vậy mà con người mở đầu cho sự phân công lao động ở trong một bộ lạc săn muông thú hay chăn cừu, một người nào đó biết làm cung tên khéo léo hơn và nhanh hơn mọi người khac Người đó trao đổi cung tên làm ra lấy vật chăn nuôi hay thịt hươu nai của các người khác trong cùng bộ lạc Suy cho cùng, người đó thấy rằng làm như vậy anh ta có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn là tự anh ta đi săn bắn Xét về mặt lợi ích riêng, việc làm cung tên biến thành ngành nghề chính của anh ta và do đó anh ta trở thành một người sản xuất vũ khí chuyên nghiệp Một người khác trong bộ lạc lại có biệt tài làm khung lều và lợp nhà hay dựng các nhà lưu động Anh ta dựng và lợp lều cho các người trong bộ lạc và được trả công bằng thịt huowu hay vật nuôi, và cuối cùng anh ta thấy có lợi nên giành toàn bộ thời gian làm việc này Cũng như vậy người thứ ba thành thợ rèn hay đồng thau, người thứ tư trở thành thuộc da hay thợ may Cũng do sự cần thiết phải trao đổi những sản phẩm thặng dư do mình làm ra, sau khi đã tiêu dùng đủ cho bản thân và gia đình, để lấy những thứ khác do sức lao động của người khác làm ra, và mỗi người trong bộ lạc nghĩ rằng phải làm một nghề nhất định nên cố gắng để nâng cao tay nghề của mình lên

Sự khác nhau về tài năng bẩm sinh trong con người thực ra không quá nhiều như chúng ta thường thý, mà bản thân cái biệt tài mà theo đó người ta phân biệt những người thuộc ngành nghề khác nhau, trong nhiều trường hợp cũng không có tác dụng nhiều như việc phân công lao động Sự khác nhau giữa các con người hết sức khác nhau, chẳng hạn giữa một nhà triết học và một người khuân vác bình thường, hình như phần lớn nảy sinh không phải do thiên tư mà do thói quen, tập quán và giáo dục Khi mới sinh ra và trong khoảng từ sáu hay tám năm đầu, những đứa trẻ thường rất giống nhau, và cha mẹ hay bạn bè đều không thể nhận thấy điều gì khác biệt lắm trong những đứa trẻ Vào độ tuổi đó hay sau đó một ít, chúng được

Trang 39

sử dụng vào các công việc khác nhau, và từ đó người ta nhận thức được tài năng của những đứa trẻ, và chúng dần mở rộng sự hiểu biết và có sự khác biệt hơn Nhưng nếu không có thiên hướng buôn bán và trao đổi hàng hóa, sản phẩm thì chắc chắn mỗi người phải tự cung ứng sản phẩm cho chính mình mọi thứ cần cho cuộc sống Tất cả mọi người đều có những nhiệm vụ tương tự phải thực hiện, và phải làm những công việc giống nahu Và không làm những việc khác nhau thì không tạo nên sự khác biệt lớn về tài năng

Vì chính thiên hướng sự trao đổi hàng hóa hình thành sự khác biệt về tài năng (đặc biệt đáng kể ở những người thuộc những ngành nghề khác nhau) cho nên cũng chính thiên hướng đó làm cho sự khác biệt có ích Nhiều nhóm động vật thuộc cùng một loài được thiên nhiên phú cho sự khác biệt về thiên tư lớn hơn so với những gì con người có trước khi có tập quán và giáo dục Về bản chất, một nhà hiền triết so với một người khuân vacskhoong có thiên tư gì khác hơn quá nhiều như là chó giữ nhà khác với chó săn thỏ Mặc dù thuộc cùng loài chó, song các loài phụ khác nhau này ít khi giúp ích cho nhau Chó giữ nhà có sức mạnh nhưng không thể nhanh nhẹn như chó săn thở hay khôn ngoan như chó Spaniel hay dễ bảo như chó của người chăn cừu Các giống chó khác nhau này có đặc tính và tai năng khác nhau nhưng chúng không có khả năng trao đổi những tài riêng cho nhau, cho nên không giúp gì được việc hoàn thiện loài động vật này Mỗi con vật còn phải buộc bảo vệ một cách đọc lập và riêng rẽ, và cũng không được lợi lộc gì từ các tài năng mà trời phú cho đồng loại của nó Trái lại giữa con người vời nhau thì khác hẳn, những thiên tư trời cho dù khác nhau đến mấy, cũng có ích cho tất cả mội người Những sản phẩm do tai năng riêng của từng người làm ra, do có thiên hướng buôn bán trao đổi dường như đã chuyển thành tài sản chung mà mỗi người có thể mua bất kì sản phẩm nào do tai năng của người khác làm ra, nếu người đó cần

CHƯƠNG III: MỨC ĐỘ PHÂN CÔNG LAO ĐỌNG BỊ HẠN CHẾ BỞI QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG

Vì khả năng trao đổi hàng hóa đã hình thành nên sự phân công lao động luôn luôn bị hạn chế bởi mức độ trao đổi, hay nói cách khác bởi quy mô của thị trường Khi thị trường rất nhỏ, không có một người nào hoàn toàn chuyên tâm vào một công việc vì không có khả năng trao dổi sản phẩm dư thừa do sức lao động của chính mình làm ra vượt quá mức tiêu thụ cá nhân, để lấy những sản phẩm của người khác làm ra, khi người đó cần

Có một vài loại cồn việc, dù cho nó tầm thường nhất đi nữa, không thể tiến hành ở nơi nào khác ngoài thành thị Chẳng hạn người phu khuân vác chỉ có thể tìm được công việc làm để kiếm sống ở thành phố mà thôi Một làng là phạm vi quá hẹp đối với anh ta, ngay cả một thị trấn bình thường cũng chưa đủ rộng để đảm bảo cho

Trang 40

anh ta có công việc thường xuyên Trong những gia đình làng mạc nhỏ rải rác trên vùng cao hiu quạnh xứ Ê-cốt, người nông dân phải làm đủ mọi việc: mổ giết súc vật, làm bánh mì và nấu rượu bia cho toàn gia đình anh ta Trong hoàn cảnh như vậy thật khómà tìm thấy một người thợ rèn, thợ mộc hoặc thợ nề thứ hai trong vòng hai mươi dặm gần nơi anh ta ở Vậy những gia đình sinh sống ở những nơi hẻo lánh cách xa nhau từ 8 đến 10 dặm, cần phải tự làm lấy nhiều việc dù to hay nhỏ mà ở những nơi đông đúc người ta có thể nhờ cậy vào thợ chuyên nghiệp Người thợ ở nông thôn gần như buộc phải làm đủ mọi việc có liên quan đến cùng một loại nguyên liệu Người thợ mộc không phải làm nghề mộc thuần túy như tên gọi của nó, người đó còn đóng đồ gỗ dùng trong nhà, biết chạm, khắc gỗ cũng như biết sửa chữa, đóng xe hay làm cày cuốc nữa Từ nguyên liệu sắt người thợ rèn còn làm nhiều thứ hơn nữa Nếu trình bày một cách đầy đủ thì một người thợ mộc làm được khá nhiều công việc rất khác nhau Ở vùng cao hẻo lánh xứ Ê-cốt thật khó tìm ra được một người thợ làm đinh Nếu một người thợ làm đinh làm được 1000 cái đinh trong một ngày và anh ta làm việc 300 ngày trong một năm, anh ta sẽ làm ra 300.000 cái đinh trong một năm Nhưng trong hoàn cảnh núi cao, đèo sâu như vậy, làm thế nào để anh ta tiêu thụ nổi dù chỉ 1.000 cái đinh mà thôi- sản lượng một ngày công của anh ta

Do đòi hỏi của vận tải đường thủy, một thị trường rộng lớn hơn được mở ra cho các ngành nghề, rộng hơn so với yêu cầu của vận tải đường bộ mà thôi; do đó ở những vùng ven biển và suốt dọc các bờ sông có nhiều thuyền bè đi lại, người ta bắt đầu chia các ngành nghề ra thành nhiều khâu nhỏ hơn nhưng tinh vi, phức tạp hơn, và chỉ một thời gian không lâu sau đó, việc phân nhỏ và cải tiến các ngành nghề mới được mở rộng vào nội địa Một chiếc xe chở hàng tám ngựa kéo với hai người điều khiển chỉ chuyên chở được 4 tấn hàng hóa từ London đến Edinburgh trong khoảng 6 tuần lễ, kể cả đi lẫn về Vậy, 6 hoặc 8 thủy thủ làm việc trên một tàu buồm có thể chuyên chở từ London đến Leith và ngược lại với cùng một khoảng thời gian một khối lượng hàng hóa bằng 50 chiếc xe chở hàng với 100 người điều khiển do 400 con ngựa kéo Với tổng số 200 tấn hàng chuyên chở bằng một phương tiện đường bộ rẻ nhất từ London đến Edinburgh, người ta phải chi tiền công cho 100 người trong 3 tuần và cả các khoản chi phí cho việc bảo dưỡng sức kéo của 400 con ngựa và khấu hao hao mòn và sửa chữa cần thiết cho 50 chiếc xe chở hàng Trong khi đó, cũng để chuyên chở một khối hàng tương đương, người ta chỉ cần trả công cho 6 hoặc 8 người và trả tiền hao mòn và sủa chữa cho một con tàu trọng tải hai trăm tấn cùng với mức rủi ro cao hơn, hoặc là chênh lệch phí bảo hiểm giữa vận tải đường bộ và đường thủy Lúc đó, không có phương tiện giao thông nào khác giữa hai nơi này ngoài đường bộ, vì không có loại hàng hóa nào có thể được chuyển từ chỗ này đến chỗ kia trừ hàng hóa mà giá của chúng rất cao so với trọng lượng của chúng, cho nên hai thành phố này chỉ duy trì quan hệ thương mại hạn chế Như vậy, đã không thể có hoặc có rất ít sự trao đổi buôn bán bất kỳ loại hàng hóa nào

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan