Tiểu luận kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thực trạng pháp luật về hoạt động góp vốn mua cổ phần của nhtm

16 1 0
Tiểu luận kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thực trạng pháp luật về hoạt động góp vốn mua cổ phần của nhtm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong việc thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần là vấn đề then chốt .Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Trang 2

HÀ NỘI - 2023

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại NHQD : Ngân hàng quốc doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

WTO : Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 5

MỞ ĐẦU

Nước ta đang bước vào thời công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới( WTO),nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng kể Khu vực nhà nước đang được cải tổ mạnh mẽ để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường Số lượng công ty thành lập ngày càng nhiều đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

Trong việc thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần là vấn đề then chốt Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên Việc góp vốn, mua cổ phần là phương thức đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại đang là xu hướng tất yếu khách quan trong bổi cảnh của nước ta hiện nay Qua trình tải cấu trúc NHTM vẫn đang diễn ra và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Xử lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng hắng đầu trong quả trình tái câu trúc NHTM Nhà nước đã quan tâm

Trang 6

và ban hành nhiều quy định của pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động xử lý vốn diễn ra hiệu quả góp phần thúc đấy quá trình tái cấu trúc NHTM.

Trang 7

NỘI DUNG

1 Thực trạng pháp luật về hoạt động góp vốn mua cổ phần của NHTM 1.1 Khái quát về góp vốn mua cổ phần , ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ

Góp vốn, mua cổ phần là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại, cho phép các ngân hàng thương mại có thể đầu tư, phát triển kinh doanh trong trường hợp cần thiết Việc góp vốn, mua cổ phần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về việc góp vốn, mua cổ phần

1.2 Hoạt động góp vốn mua cổ phần của NHTM

Trang 8

Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định dưới đây:

- Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lí, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lí danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; Cho thuê tài chính; Bảo hiểm.

- Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lí tài sản bảo đảm, kiều hổi, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

- Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng Trường hợp ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác không thuôc lĩnh vực kể trên phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nấm giữ cổ

Trang 9

phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và, trong giới hạn quy định của Ngân hàng nhà nước.

1.3.Giới hạn góp vốn mua cổ phần của NHTM

– Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó (trừ trường hợp công ty con, công ty liên kết là công ty quản lý quỹ góp vốn, mua cổ phần từ nguồn vốn của các quỹ do công ty quản lý) vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực theo quy định pháp luật không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

– Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

– Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.

Trang 10

– Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó 1.4 Điều kiện góp vốn mua cổ phần của NHTM

Thông tư quy định, điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con quy định tại điểm a, c nêu trên (trừ công ty con là công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản):

- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động góp vốn, mua cổ phần

- Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều

thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước

- Đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước

- Giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần không thấp hơn mức vốn pháp định

- Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm đề nghị đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập

Trang 11

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị

- Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ nhỏ hơn 3% trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị

- Có cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản:

- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động góp vốn, mua cổ phần

-Đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước

- Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ trên 3% trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty liên kết; điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp khác hoạt động trong các lĩnh vực quy định; điều kiện thực hiện chuyển nợ thành vốn góp.

2 Một số kiến nghị về hoạt động góp vốn mua cổ phần của NHTM

Trang 12

Thời gian vừa qua, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các Ngân hàng Thương mại đã thu được một số kết quả nhất định, vừa đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của các Ngân hàng quốc doanh (Viết tắt là NHQD) trong hệ thống các Tổ chức tín dụng

Việc góp vốn, mua cổ phần dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài,các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế Nên các hoạt động về góp vốn mua cổ phần rất quan trọng Đầu tư theo thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tương đối phổ biến và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Khi góp vốn nếu không thỏa thuận chặt chẽ về các trường hợp được rút vốn, yêu cầu hoàn trả vốn, hoặc thỏa thuận góp vốn không tuân theo các hình thức đầu tư luật định (Ví dụ góp vốn để trở thành thành viên công ty TNHH) để sử dụng các quy định pháp luật làm căn cứ yêu cầu được rút vốn, hoàn trả vốn đầu tư thì các nhà đầu tư sẽ rất khó thực hiện khi việc đầu tư kinh doanh không hiệu quả.

Theo Bộ Luật dân sự 2015, một giao dịch dân sự vô hiệu khi có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên hoàn trả những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu Đây là một hệ quả pháp lý không mong muốn của bất kỳ một nhà đầu tư nào bởi mục đích kinh doanh là sinh lời chứ không phải lại phải tìm cách thu hồi lại khoản vốn đầu tư đã bỏ ra.

Trang 13

Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.

Trang 14

KẾT LUẬN

Trang 15

Xu hướng góp vốn mua cổ phần của ngân hàng thương mại ngày càng hiện hữu tại nước ta đặc biệt trong nèn kinh tế hiện nay đang gặp khó khăn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, góp vón mua cổ phần là hành vi có ý nghĩa cả vê mặt kinh tế và pháp lý.Nghiên cứu quan niệm về góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam; sự cần thiết huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đối với nền kinh tế Nghiên cứu tổng quan quá trình phát triển của pháp luật quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu, phân tích và bình luận các quy phạm góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; đánh giá khái quát thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó, phân tích một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam , góp phần tăng tính khả thi của pháp luật này.

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng Luật ngân hàng ( Đại học Lao động- Xã hội,2021-2022)

Ngày đăng: 14/04/2024, 10:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan