BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM

24 0 0
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆCNHÓM

Giảng viên : Ngô Anh TuấnTên nhóm : INFINITE – Vô hạn

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I Khái quát nội dung 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Đối tượng và phạm vi của đề tài 2

1.3 Tổng quát nội dung chính của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 5

1.5 Phân chia nhiệm vụ thực hiện 5

II Nội dung chính 6

2.1 Nhiệm vụ, công việc được giao của từng cá nhân 6

2.2 Kịch bản chi tiết của video 8

2.3 Những khó khăn trong quá trình làm việc nhóm 10

2.4 Các vấn đề cần lưu ý khi làm việc chung 11

2.5 Giải pháp để việc giao tiếp trong các trường hợp tương tự đạt hiệu quảcao nhất 11

2.6 Thực trạng đề tài: Bạo lực mạng xã hội 12

2.6.1 Khái niệm, các hình thức bạo lực mạng xã hội 12

2.6.2 Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực mạng với từng đối tượng nạn nhân 13

2.6.3 Nguyên nhân và hậu quả đối với người đi bạo lực mạng 16

2.7 Giải pháp cho đề tài: Bạo lực mạng xã hội 17

2.7.1 Hạn chế sử dụng mạng xã hội và thay đổi quyền riêng tư cá nhân 17 2.7.2 Chặn những trang mạng xã hội mang đến những cảm xúc tiêu cực 18

2.7.3 Hỗ trợ từ những người xung quanh 18

2.7.4 Những quy định của pháp luật về an ninh mạng 19

III Kết luận 19

IV Danh mục tham khảo 21

Trang 3

Lời mở đầu

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Khoa Quản trị và Kinh doanh

-Ngành Quản trị kinh doanh - Môn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm và thầy giáo hướng

dẫn Ngô Anh Tuấn Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Kỹ năng giao tiếp và làm

việc nhóm chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn tâm huyết của thầy Thầy đã

giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức thầy truyền

đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề: Bạo lực Mạng xã hội.Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của chúng em

còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy xem và góp ý để bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp ‘Trồng người” Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên đến những bến bờ tri thức

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

I Khái quát nội dung

1.1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến với cuộc sống của chúng ta Không thế phủ nhận rằng, khi mạng xã hội càng phát triển mang đến những lợi ích nhất định như cung cấp thông tin nhanh hơn, gắn kết giữa người với người,…vv, tuy nhiên, cùng với đó cũng mang đến một mặt trái và một trong số đó và cũng nghiêm trọng và phổ biến đó chính là bạo lực mạng xã hội.

Lí do nhóm chúng em lựa chọn và nghiên cứu đề tài này bởi:

- Sự phổ biến và tác động đến cộng đồng: bạo lực trực tuyến trên mạng xã hội đã trở thành vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người và mang đến những hiểu biết hơn về tình hình thực tế, và định hình các biện pháp giải quyết.

- Ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và trẻ em: Hiện nay, tỉ lệ những người sử dụng mạng xã hội ngày càng trẻ hóa, không chỉ là người dùng mà thanh thiếu niên và trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực mạng xã hội, nhiểu trong trường hợp ấy đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng Đó cũng là lời cảnh tỉnh về thực trạng của vấn đề này, tạo nên một làn sóng giúp mọi người nhận thức về sự nghiêm trọng của bạo lực mạng.

- Khả năng ứng dụng thực tiễn: Việc tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm chúng em về đề tài giúp chúng em từ việc phân tích các nguyên nhân từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực nhất để giảm bạo lực trực tuyến và bảo vệ cộng đồng trực tuyến

1.2 Đối tượng và phạm vi của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 2 đối tượng chính

- Nạn nhân của bạo lực trực tuyến: những người bị tác động trực tiếp và gián tiếp bởi hành vi bạo lực mạng (nguyên nhân, hậu quả và biện pháp)

- Kẻ thực hiện bạo lực trực tuyến: những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi bạo lực trực tuyến, bao gồm những người tạo ra nội dung bạo lực, gây kích động và quấy rối trên mạng xã hội (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp)

* Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

- Các hình thức thức bạo lực trực tuyến: tập trung vào các hình thức bạo lực trực tuyến như: quấy rối, gây đau khổ, phỉ báng, mạo danh, phát tán và lừa đảo, cô lập và bám theo trên mạng.

- Các nền tảng ứng dụng: các ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter,…

- Tập trung vào lứa tuổi trẻ vị thành niên đến trung niên (khoảng 45 tuổi)

=> Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng như vậy có thể đưa ra và đánh giá vẫn đề ở nhiều khía cạnh đa dạng của vấn đề để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả.

1.3 Tổng quát nội dung chính của đề tài

1.3.1 Khái niệm và thực trạng của vấn đề bạo lực mạng xã hội

* Khái niệm: Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần hoặc tình cảm của một người Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,… (PV, 2022)

* Các hình thức bạo lực mạng xã hội: - Harassment (quấy rối)

- Flaming (gây đau khổ) - Denigration (phỉ báng) - Impersonation (mạo danh)

- Outing and Trickery (phát tán và lừa đảo) - Exclusion (cô lập)

- Cyber Stalking (bám theo trên mạng) (ACC, 2024) * Thực trạng bạo lực mạng xã hội

Hiện nay khi mà mạng Internet ngày càng phát triển, bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại cho cuộc sống con người thì đồng thời cũng mang lại những mặt tiêu cực và bạo lực trên mạng xã hội là một trong những vấn nạn không hồi kết và ngày càng nghiêm trọng

Chính vì sự phổ biến của mạng xã hội nên nhiều vấn đề được đăng tải và trở nên phổ biến hơn và mang lại những tranh cãi, những ý kiến và quan điểm

Trang 6

riêng và khi những mâu thuẫn đó đến một mức độ nhất định thì trở nên nghiêm trọng và gây ra những cuộc bạo lưc mạng để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Ai trong số chúng ta đều có thể là người đi bạo lực mạng và là nạn nhân của bắt nạt mạng xã hội Và một số vấn đề/ đối tượng tiêu biểu là mục tiêu của bạo lực mạng:

- Trẻ em và phụ nữ: vấn đề bodyshaming, những tư tưởng và quan niệm đặt nặng lên trẻ em (học tập, quyền riêng tư cá nhân,…) và phụ nữ (hôn nhân, những hủ tục còn chưa được giải quyết triệt để,…).

- Cộng đồng LGBT: những kì thị về giới tính, ngoại hình,… trở thành mục tiêu để những người sử dụng mạng xã hội công kích, lăng mạ, bôi nhọ…

- Những người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, KOL,…): có thể là người gây ra những tranh cãi hoặc là nạn nhân của bạo lực mạng.

- Những vấn đề của xã hội còn chưa được giải quyết triệt để, gây ra những ý kiến trái chiều và một số người liên quan trở thành đối tượng bị công kích trên mạng xã hội.

1.3.2 Nguyên nhân và hậu quả bạo lực mạng xã hội

* Nguyên nhân gây ra bạo lực mạng xã hội được khai thác và phân tích đưa ra từ hai khía cạnh.

- Đối với người bạo lực mạng - Đối với người đi bạo lực mạng.

* Hậu quả của bạo lực trực trực tuyến trên mạng xã hội là vô cùng nặng nề - Đối với người bị bạo lực mạng: gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần

- Đối với người đi bạo lực mạng: có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với bản thân trong công việc, gia đình, xã hội, và có thể chịu trách nhiệm liên quan đến pháp lý.

1.3.3 Biện pháp đưa ra

Các giải pháp được đưa ra dựa trên những khảo sát của nhóm về vấn đề bạo lực mạng xã hội, những kết quả nghiên cứu của các nguồn tài liệu và tổ chức uy tín kết hợp dựa trên thực tế hiện tại để đưa ra những giải pháp thiết thực nhất đặc biệt với thế hệ trẻ hiện nay Bao gồm:

Trang 7

- Chặn những trang mạng xã hội những cảm xúc tiêu cực - Hạn chế sử dụng mạng xã hội và thay đổi quyển riêng tư - Sự trợ giúp từ những người xung quanh.

- Luật an ninh mạng và các tổng đài hỗ trợ.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Bạo lực mạng xã hội là một trong những vấn đề nhức nhối trong thời điểm hiện tại, và đề tài mang lại những ý nghĩa thực tiễn Trước tiên, việc nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu và nhận thức rõ hơn về vấn nạn bạo lực trực tuyến: những hình thức bạo lực mạng, những hậu quả mà nó đem lại và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và xử lí hiệu quả để giảm thiểu bạo lực mạng xã hội và bảo vệ người dùng mạng Nghiên cứu đề tài này cung cấp dữ liệu và thông tin hữu ích cho viêc đề xuất và thực thi những chính sách cần thiết để quản lí và kiểm soát bạo lực mạng, chẳng hạn việc phân tích nguyên nhân và hậu quả là nền tảng cho các nhà sản xuất các ứng dụng mạng xã hội nâng cao các tính năng quản lí, kiểm soát nội dung đăng tải trên mạng xã hội và chính sách bảo vệ người dùng mạng xã hội Đồng thời, bằng cách tăng cường nhận thức về nguy cơ và hậu quả của bạo lực mạng xã hội, nghiên cứu có thể tạo ra một cộng đồng có ý thức hơn trong việc sử dụng và hỗ trợ ngăn chặn các hình thức bạo lực mạng xã hội, góp phần xây dựng một môi trường trên mạng xã hội lành mạnh và văn minh hơn

1.5 Phân chia nhiệm vụ thực hiện

Trang 8

II Nội dung chính

2.1 Nhiệm vụ, công việc được giao của từng cá nhân

2.1.1 Nguyễn Thị Phương Anh- 23013644 (Nhóm trưởng)

- Đưa ra lựa chọn đề tài và xây dựng nội dung chính để khai thác đề tài: cả video và bài tiểu luận sau đó duyệt lại toàn bộ.

- Định hướng hướng đi và chỉ ra những vấn đề trọng tâm trong từng mục: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.

- Tổ chức các cuộc họp nhóm để cả nhóm thảo luận, đưa ra những ý tưởng, quan điểm và tổng kết lại những ý kiến của các thành viên nhóm và đưa ra phương án

Trang 9

hợp lý nhất sao cho đề tài nghiên cứu có tính thống nhất và đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Phân công công việc theo điểm mạnh từng cá nhân trong nhóm và theo dõi kết quả/ hiệu quả làm việc để chỉnh sửa kịp thời đồng thời hỗ trợ các thành viên trong các công việc được giao.

- Là nhân vật phụ của video, xây dựng kịch bản khái quát sau đó cùng các thành viên xây dựng kịch bản cụ thể cho video, hỗ trợ công việc của từng thành viên và chỉnh sửa kịp thời.

Phần luận: Phụ trách phần nội dung chính các mục: Mô tả nhiệm vụ được giao của từng cá nhân, kịch bản chi tiết của video, các câu hỏi liên quan đến làm việc nhóm và phần kết luận và mục phân chia nhiệm vụ thực hiện.

2.1.2 Vũ Thị Thu Hằng- 23013636

Trong phần video:

- Lên kịch bản phỏng vấn và là người phỏng vấn trong video đồng thời là nhân vật phụ trong tình huống trong video.

- Phụ trách phần đối ngoại của phần phỏng vấn khi phỏng vấn bị gián đoạn cần quay lại.

- Cân đối lại các mục trong video sao cho thời gian giữa các phần hợp lí nhất và thống nhất với nhau.

Trong phần tiểu luận: Sau khi nhận được số liệu thì kiểm tra lại toàn bộ số liệu lần 2 đồng thời theo đúng định hướng của bài luận phụ trách phần thực trạng (Phần nội dung chính - Thực trạng) và giải pháp của đề tài.

2.1.3 Hoàng Nhật Quang- 23013704

Trong phần video:

- Tiếp nhận theo kịch bản đã thảo luận, trao đổi về ý tưởng, nội dung chính của video.

- Phụ trách chính trong mảng quay chụp theo kịch bản: ghi hình, điều chỉnh máy quay để cảnh quay được đẹp và truyền đạt được hết nội dung kịch bản.

- Dựng, chỉnh sửa video chính theo đúng kịch bản và xuất video gửi cho các bên liên quan.

Trang 10

Trong phần bài tiểu luận: Phụ trách mục thu thập các số liệu về thực trạng, hậu quả từ các nguồn uy tín, đánh dấu lại những phần quan trọng để cung cấp số liệu làm tiểu luận.

- Chỉnh sửa hình thức bài luận (soát chính tả, lỗi văn bản, hình thức)

2.1.4 Vũ Thị Ngọc Hà- 23013558

Trong phần video:

- Lên kịch bản phỏng vấn và là người phỏng vấn trong video đồng thời là nhân vật phụ trong tình huống trong video.

- Phụ trách phần hậu cần: địa điểm quay, những đạo cụ cần thiết khi quay và hỗ trợ các cảnh quay trong video.

Trong phần luận: Sau khi nhận số liệu từ các thành viên có nhiệm vụ thu thập số liệu và định hướng chung của bài luận, phụ trách phần nguyên nhân và hậu quả của đề tài (phần Nội dung chính - Thực trạng) và phần giải pháp cho đề tài.

2.1.5 Nguyễn Thành Chung- 23013534

Trong phần video:

- Là nhân vật chính của tình huống trong video, tiếp nhận kịch bản và yêu cầu của người dựng phim để việc diễn đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Set up bối cảnh cho những cảnh quay, đưa ra gợi ý về hướng quay, đặt máy, trình tự quay từng phân cảnh nhỏ.

- Hỗ trợ chỉnh sửa video.

- Phụ trách phần thu âm, chỉnh sửa âm thanh từng phân đoạn video Phần tiểu luận:

- Phụ trách phần mở đầu của bài tiểu luận sau khi thống nhất ý kiến của cả nhóm: lí do chọn lựa đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tổng quan nội dung và ý nghĩa đề tài.

- Chỉnh sửa hình thức bài luận (soát chính tả, lỗi văn bản, hình thức).

2.2 Kịch bản chi tiết của video

* Video được xây dựng kết hợp giữa việc xây dựng tình huống bị bạo lực mạng kết hợp cùng phỏng vấn và gồm 4 nội dung chính lần lượt là:

- Thực trạng

- Nguyên nhân và hình thức bạo lực trực tuyến trên mạng xã hội

Trang 11

- Hậu quả bạo lực mạng - Giải pháp và thông điệp

* Tình huống được dựng nên: Nhân vật A ( nhân vật trung tâm của tình huống - do SV Nguyễn Thành Chung thủ vai) đăng một bức hình lên mạng xã hội, trong bức hình thể hiện cá tính riêng của bản thân Tuy nhiên, thay vì được mọi người công nhận cá tính thì nhân vật lại bị công kích, lăng mạ trên mạng xã hội một cách thậm tệ bằng những bình luận ác ý, thậm chí còn bị lăng mạ và mắng chửi trong nhóm chat trên mạng xã hội dẫn đến nhân vật có những cảm xúc tiêu cực và từng suy nghĩ đến việc kết thúc mạng sống Nhân vật được mọi người xung quanh ngăn cản, an ủi và cùng đưa ra những biện pháp giúp nhân vật biết cách đối mặt và giải quyết đối với những cảm xúc tiêu cực khi bị bạo lực mạng * Timeline video

- 00:05 - 01:48: Tình huống nhân vật A đăng ảnh lên mạng xã hội (Thực trạng của vấn đề: có rất nhiều nguyên nhân vô ý cũng có thể là mục tiêu bị tấn công trên mạng xã hội)

- 01:49 - 02:59: Nhân vật A bị công kích trên nền tảng mạng xã hội Facebook bằng các bình luận và tin nhắn trong bình luận một cách ác ý (đại diện cho hình thức bạo lực trên mạng xã hội, trong tình huống được xây dựng là nền tảng Facebook)

- 03:00 - 04:24: Phỏng vấn thực trạng của vấn đề bạo lực mạng (đối tượng được phỏng vấn là thế hệ trẻ, cụ thể là sinh viên)

- 04:25 - 05:23: Hậu quả đối với nhân vật A trong tình huống (có những cảm xúc tiêu cực về tinh thần nghiêm trọng)

- 05:32 - 06:59: Ví dụ khác của hậu quả bạo lực mạng xã hội (người nổi tiếng) - 07:00 - 09:18: Các biện pháp được đưa ra để đối mặt khi bị bạo lực mạng - 09:20 - 09:48: Thông điệp về việc sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, biết bao dung hơn với những người xung quanh.

- 09:50 - 10:00: Cách giải quyết của nhân vật A trong tình huống.

2.3 Những khó khăn trong quá trình làm việc nhóm

Làm việc nhóm có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng đi cùng với đó sẽ có những khó khăn nhất định Một số khó khăn khi làm việc nhóm:

Trang 12

- Giao tiếp không hiệu quả: mỗi cá nhân trong nhóm có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, có những cách truyền đạt và giao tiếp riêng, chính vì thế đôi khi truyền tải thông tin sẽ có sự thiếu rõ ràng hoặc chưa hiểu ý của người truyền đạt thông tin có thể dẫn đến việc các thành viên không thể trao đổi thông tin một cách rõ ràng dẫn đến hiểu lầm, thậm chí mất đồng thuận.

- Xung đột quan điểm: các thành viên đều có những cá tính khác nhau, phong cách làm việc khác nhau Cùng một vấn đề nhưng các thành viên có những quan điểm khác nhau, cách tiếp cận vấn đề ở những góc khác nhau dẫn đễn những tranh chấp, xung đột và khó đạt được sự thống nhất.

- Sự không đồng nhất về mục tiêu và mục đích: khi các thành viên không đồng lòng về mục tiêu và mục đích của công việc có thể làm dẫn đến giảm hiệu quả của công việc, có thể mất phương hướng của nhóm.

- Quản lí thời gian và lịch trình: khi làm việc nhóm thì việc họp nhóm để tập trung các thành viên cùng thảo luận, trao đổi, đánh giá công việc là một việc quan trọng và diễn ra khá thường xuyên Tuy nhiên, lịch trình của từng cá nhân trong nhóm khác nhau đôi khi sẽ khiến cho những cuộc họp nhóm không được đầy đủ, gây mất thời gian và năng suất, hiệu quả công việc và đôi khi dẫn đến những tranh cãi trong nhóm.

- Phân chia công việc thiếu công bằng: công việc khi được phân chia thiếu công bằng có thể dẫn đến sự bất mãn và cảm giác thiếu hỗ trợ từ các thành viên khác - Thiếu trách nhiệm cá nhân: Khi một thành viên không hoàn thành nhiệm vụ trong đúng thời hạn hoặc chất lượng không được như mong muốn cũng gây ra những căng thẳng và không hài lòng trong nhóm đi cùng với đó là mất thêm thời gian để chỉnh sửa lại, tiến độ công việc sẽ bị chậm trễ và kết quả không đúng như dự tính.

2.4 Các vấn đề cần lưu ý khi làm việc chung

Khi làm việc nhóm sẽ có những khó khăn nhất định chính vì thế có một số lưu ý đề chúng ta có thế làm việc nhóm hiệu quả và giảm những tranh cãi không đáng có, sau đây là một số lưu ý khi làm việc nhóm chúng ta nân cân nhắc:

Ngày đăng: 13/04/2024, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan