SKKN địa lý THPT

48 1 0
SKKN địa lý THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÔNG CỤ THINKING TOOL ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC, HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC.. Ngoài việc đượ

Trang 1

ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG CÔNG CỤ THINKING TOOL ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC, HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm học 2022 – 2023, năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10 Với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học, chương trình mới đòi hỏi người dạy cần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình và đặc thù tâm lý học sinh lứa tuổi THPT Mục tiêu của môn Địa lí lớp 10 là góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập và phát triển đất nước Ngoài việc được trang bị những kiến thức đại cương về Địa lí thì HS còn được tập trung rèn luyện và phát triển một số năng lực như : năng lực tính toán, năng lực đọc hiểu, năng lực vận dụng khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo… Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng các công cụ sơ đồ tư duy để tổ chức quá trình học tập cho HS là một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nhất là phát triển năng lực tư duy theo lãnh thổ, năng lực vân dụng khoa học, năng lực sáng tạo cho HS Công cụ tư duy thực sự là công cụ “toàn năng, không những nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập mà còn mang lại rất nhiều niềm hứng thú

cho cả giáo viên và học sinh” (Trích lời của Tiến sĩ Phạm Thành Nam)

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, và giờ đây trong thế giới phẳng, công việc và nghề nghiệp của thế kỉ XXI đang đòi hỏi những kĩ năng vượt xa so với sách vở trong nhà trường Vậy câu hỏi đặt ra là giáo viên trong thế kỉ XXI cần cung cấp cho học sinh những kĩ năng, năng lực gì để thích ứng với tương lai của các em?

Trang 2

Theo giáo sư Haruô Kurokami-trường đại học Kansai Nhật Bản- thì “Đó là năng lực tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề sáng tạo Để việc học tập có hứng thú hơn khi bạn nhận thấy những kiến thức của mình đang được học được ứng dụng trong đời sống, hoặc là khi bạn đang đọc sách giáo khoa, bạn sẽ thấy: À, hóa ra những kiến thức này mình vẫn gặp hàng ngày, đó là khi bạn đang tư duy”

Tôi đã từng xem chương trình “Học sao cho tốt” trên VTV7, từ tháng 12-2017, 12 học sinh trên toàn quốc đã tham gia trải nghiệm một phương pháp học tập mới cùng với công cụ tư duy THINKING TOOL của nhóm chuyên gia đến từ trường đại học Kansai-Nhật Bản Quá trình học tập trải nghiệm kéo dài 1 học kì và các em vẫn học trong môi trường truyền thống Phương pháp học tập mới đã làm thay đổi cách học tập của các em, giúp các em tìm lại hứng thú học tập của chính mình Tôi nhận thấy dự án đã hướng dẫn cho các em cách ghi chép bài, cách học bài rất khoa học dựa vào công cụ tư duy THINKING TOOL do giáo sư Haruô Kurokami-trường đại học Kansai Nhật Bản sáng tạo ra Các em học sinh tham gia dự án này đã thay đổi được phương pháp học tập, sử dụng thành thạo công cụ tư duy THINKING TOOL trong quá trình học tập trong 1 học kì và đã đạt được những thành công nhất định Sau khi xem dự án học tập này, tôi luôn trăn trở, và suy nghĩ là mình có thể sử dụng công cụ tư duy THINKING TOOL để hướng dẫn các em học Địa lí như thế nào? Vào những nội dung gì? Thực tế công cụ tư duy THINKING TOOL có thể áp dụng cho tất cả các môn học, cấp học và chúng ta đã áp dụng nó nhiều lần Và đặc biệt, với chương trình giáo dục phổ thông 2018 cùng với sự phát triển và ứng dụng CNTT, chúng ta càng có nhiều điều kiện thực hiện hơn nữa Vì thế, để giúp các em học tập Địa lí thêm hứng thú, thúc đẩy sự tự học của các em, tôi

chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Sử dụng công cụ Thinking tool để nâng cao năng lực, hình thành phẩm chất cho học sinh trong học tập môn Địa lí ở chương trình Địa lí 10, bộ sách Kết nối tri thức” Tôi hy vọng nhận được sự đóng

Trang 3

góp ý kiến của các thầy cô để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy hiệu quả cao hơn

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học của chương trình GDPT mới

- Tăng cường năng lực tự học, sáng tạo, năng lực làm việc với tài liệu và công cụ học tập Thinking Tool

- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh

-Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

*Đối tượng: Học sinh lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6 trường THPT An Phúc, năm

học 2022 - 2023

*Phạm vi: trong đề tài này, tôi chỉ đề xuất phương pháp dạy học bằng cách sử dụng

công cụ học tập Thinking Tool, áp dụng trong môn Địa lí 10 – Bộ sách Kết nối tri

6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Phần nội dung của đề tài gồm

Phần 1: Giới thiệu về công cụ học tập THINKING TOOL

Phần 2: Sử dụng công cụ học tập THINKING TOOL trong dạy học Địa lí lớp 10 – Bộ sách Kết nối tri thức

Trang 4

Phần 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi sử dụng công cụ học tập THINKING TOOL trong Địa lí

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ HỌC TẬP THINKING TOOL

Phương pháp học tập và tư duy thông minh THINKING TOOL tôi đề cập trong chuyên đề được phát triển bời giáo sư đại học Kansai Nhật Bản, ông Kurokami tập trung vào 4 bước bao gồm: hiểu, ghi nhớ, áp dụng và hiểu sâu hơn

1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY

1.1 Biểu đồ mũi tên/ hình hộp/ hình tròn

Đây là phương pháp đầu tiên được nhắc đến trong công cụ tư duy THINKING TOOL Trong phương pháp này sử dụng các hình học là hình vuông, tròn, tam giác, mũi tên… để thể hiện mối quan hệ, mối liên hệ; lí do, nền tảng, căn cứ; thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả… Các hình tròn, chữ nhật, hình vuông dùng để ghi thông tin hay nội dung Còn mũi tên có nhiều vai trò khác nhau: mối quan hệ về thời gian, mối quan hệ về trình tự, cách thức thực hiện nhiều công việc, nhiệm vụ; mối quan hệ về thứ tự thực hiện; mối quan hệ về sự liên quan của nhiều sự việc với nhau Hướng mũi tên cũng rất quan trọng, giúp cho người xem nhìn rõ lí do, căn cứ

1.2 Biểu đồ chữ Y, X, W

Trang 5

Biểu đồ chữ Y, X, W dùng để xem xét sự vật hiện tượng theo nhiều góc khác nhau, áp dụng để phát triển ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau hoặc tập trung ý tưởng/ suy nghĩ về một sự việc Đối với chữ cái Y, chia bảng thành 3 khoảng không gian tương ứng với 3 điểm nổi bật của một vấn đề nào đó Đối với biểu đồ chữ X là phát triển 4 nội dung của một vấn đề; đối với biểu đồ W là phát triển nội dung của một vấn đề theo 5 hướng

Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Y, X, W là:

1 Chúng ta đặt 1 góc nhìn để định hình suy nghĩ dựa trên mục tiêu của công việc 2 Chuẩn bị một tờ giấy khổ to đủ để ta vẽ biểu đồ và viết ra các góc nhìn

3 Quan sát sự vật/ hiện tượng từ mỗi góc nhìn, cảm xúc và các thông tin thu thập được

4 Dựa trên những ý nghĩ đã được viết ra, bạn viết lại thành các bản báo cáo, lời thoại cho bài thuyết trình, các ấn tượng và tương tự

1.3 Biểu đồ khái niệm

Trang 6

Đối với biểu đồ khái niệm, bạn viết ra các ý tưởng và mối quan hệ của các ý tưởng đó, từ đó tạo ra cấu trúc tổng thể Dưới đây là cách sử dụng biểu đồ khái niệm:

1 Nghĩ về chủ đề/sự việc cần tìm hiểu và đưa vào hình tròn trung tâm

2 Lựa chọn các chủ đề/sự việc có mối liên hệ với sự việc đang xem xét viết vào các hình tròn vệ tinh (bạn có thể thêm, bớt trong khi viết)

3 Kết nối quan hệ về sự việc/ chủ đề bằng các đường thẳng

4 Chia sẻ với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp học để lấy thêm ý kiến

5 Nhìn lại tổng thể biểu đồ và đưa ra kết luận cho toàn bộ mối liên hệ của chủ đề /sự việc cần tìm hiểu

1.4 Biểu đồ hình sứa

Trang 7

Đối với biểu đồ hình sứa được đánh giá là biểu đồ hữu hiệu nhất khi thể hiện nguyên nhân của một sự kiện, hiện tượng nào đó

Cách sử dụng biểu đồ:

1.Viết sự kiện/ vấn đề ở phần đầu sứa 2.Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa

3.Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện/ vấn đề cho thấy rõ lí do và khả năng xảy ra các lí do đó

Đối với biểu đồ này ưu điểm là dễ thực hiện và nhận diện nội dung vấn đề nhanh nhất và đơn giản nhất khi thể hiện nguyên nhân của vấn đề Biểu đồ hình sứa được sử dụng trong các môn lịch sử để tìm nguyên nhân thắng lợi, thất bại trong một chiến dịch, một trận đánh, một giai đoạn lịch sử…

1.5 Biểu đồ từng bước

Trang 8

Trong biểu đồ từng bước, sử dụng mũi tên và ô hình chữ nhật để thể hiện trình tự phát triển của vấn đề hoặc sắp xếp theo thứ tự các bước/ tiến trình Có thể sử dụng số lượng các hộp chữ nhật và hướng các mũi tên theo như mong muốn Biểu đồ này dùng để tóm tắt lại qui trình từng bước giải một bài toán, một bài vật lí, hóa học, các bước trong bài nghị luận văn học hay các bước vẽ một dạng biểu đồ địa lí Ưu điểm nổi bật của biểu đồ này giúp cho các em học sinh không làm tắt, các bước tuần tự giải quyết vấn đề một cách khoa học Và quan trọng nhất là các em không bị mất điểm trong quá trình làm bài thi

1.6 Biểu đồ Kim tự tháp

Trang 9

Đối với biểu đồ kim tự tháp dùng để biểu diễn các tầng kiến thức, qua đó sẽ hiểu sâu một khái niệm Thông thường phần đỉnh tháp viết kết luận, vấn đề; các tầng tháp thứ 2, 3 viết các nội dung có liên quan Biểu đồ kim tự tháp còn thể hiện được sự phát triển của vấn đề…

1.7 Biểu đồ ma trận

Biểu đồ ma trận sử dụng khi muốn phân loại, tổ chức/ sắp xếp, so sánh, xem xét đa chiều một vấn đề Trong biểu đồ ma trận sử dụng bảng với những cột dọc và hàng ngang Việc tăng hay giảm số lượng cột dọc hay hàng ngang phụ thuộc vào nội dung cần thể hiện của vấn đề Đưa các thông tin, sự kiện, trạng thái của sự vật cần thể hiện vào mỗi ô Cuối cùng so sánh các ô, tập trung vào những nội dung giống

nhau và khác nhau, từ đó tóm tắt các quan điểm, ý kiến dựa vào các lí do trên 1.8 Biểu đồ xương cá

Đây là biểu đồ dùng để mở rộng, tổng hợp vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau Sự việc được đưa vào phần đầu cá Các yếu tố có liên quan được đưa vào phần xương ở thân cá (xương đường thẳng và xương chấm), viết thêm cả phần phân tích các nguyên nhân vào biểu đồ Biểu đồ giúp bạn nhận ra vấn đề và nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra biện pháp ngăn chặn và cải thiện vấn đề Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng xương cá của biểu đồ tùy thuộc vào nội dung bạn muốn thể hiện

Trang 10

1.9 Biểu đồ hình Bướm

Để có cái nhìn đa chiều hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức thì biểu đồ hình cánh bướm là phù hợp nhất Phần thân của chú bướm là chủ đề được nói tới Hai cánh bướm thể hiện cho hai mặt của vấn đề Hai mặt này song song tồn tại nhưng đối nghịch nhau Biểu đồ hình cánh bướm giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ hai quan điểm trái chiều, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự việc, từ đó các kiến thức sẽ được hệ thống một cách khoa học hơn, dễ hiểu hơn

Trang 11

1.10 Biểu đồ Venn

Biểu đồ Venn dùng để so sánh, phân loại hai đối tượng được thể hiện trong hai hình tròn Mỗi hình tròn tương đương một vấn đề cần so sánh Phần giao nhau giữa hai vòng tròn chính là điểm giống nhau của vấn đề Phần khác nhau của hai vấn đề được viết vào phần còn lại của hai hình tròn

1.11 Biểu đồ hình ảnh

Biểu đồ hình ảnh dùng để chú giải các đại lượng của một biểu thức, công thức, một vấn đề nào đó Trong biểu đồ hình ảnh, sử dụng các hình tròn, hình tròn ở trung tâm thể hiện nội dung chính, các hình tròn xung quanh thể hiện những vấn đề nhỏ của nội dung chính Các hình tròn nối với nhau bằng đoạn thẳng Số lượng các hình tròn có thể thay đổi để phù hợp với nội dung cần đề cập tới Bạn có thể thay hình tròn bằng hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác…

Trang 12

2 Dụng cụ học tập thông minh

Để việc ôn tập theo công cụ tư duy THINKING TOOL đạt hiệu quả tốt nhất, tôi hướng dẫn các em mua một số dụng cụ học tập cần dùng tới: sổ tay nhỏ, giấy nhớ, bút nhớ dòng, bút màu, hạn chế dùng bút xóa bởi vì các em sẽ học được từ chính những lỗi sai của mình Ngoài ra các em có thể chuẩn bị thêm giấy khổ A4, A3… Đối với những em có điều kiện ở nhà có máy tính, tôi giới thiệu thêm cho các em cách dùng phần mềm để vẽ mindmap như: PowerPoit, Word; đặc biệt là phần mềm

- Tất cả các bài học, nội dung trong chương trình Địa lí 10 đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy Có thể để tóm tắt lại nội dung chính hay phát triển nội dung Tuy nhiên, tùy từng nội dung mà chúng ta sử dụng các phương pháp tư duy khác nhau, từ đó, sử dụng các bộ biểu đồ tư duy khác nhau Đôi khi cùng một nội dung nhưng

Trang 13

cũng có thể xuất hiện nhiều kiểu tư duy sáng tạo khác nhau mà cho ra các biều đồ tư

Trang 14

thuyết kiến tạo mảng Vỏ Trái

10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Nước trên lục địa Biểu đồ hình chữ W

Hoặc Biểu đồ

Trang 15

Địa đới và quy luật phi địa đới

Biều đồ hình bướm hoặc biểu đồ ma trận 16 Bài 19: Quy mô dân số,

gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Gia tăng dân số Biểu đồ hình xương cá

Cơ cấu dân số Biểu đồ hình chữ X

17 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế

Trang 16

lâm nghiệp và thủy sản

Toàn bài Biểu đồ hình ảnh hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Trang 17

công nghiệp, các nhân

công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo,

Trang 18

bưu chính viễn thông

Toàn bài Biểu đồ hình chữ

Trang 19

Đối tượng biểu

hiện Cách thức biểu hiện Khả năng biểu hiện

Trang 20

Số lượng được quy ước bởi giá trị của

Ranh giới, qui mô phân bố của đối

Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, kết tinh của muối, ma

Trang 21

Biên độ nhiệt độ năm (0C) 12,50C 340C 9,00C

Tổng lượng mưa cả năm mưa nhiều vào thu đông, ít hơn vào sinh trưởng của các loài rêu, địa y, cỏ và cây bụi ; hình thành đất

Trang 22

pôtdôn Pốt dôn Rừng lá kim

Đới ôn hòa: phân bố chủ yếu ở châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại

Chiếm ưu thế ở châu Phi, châu Mĩ, châu Á;

Trang 23

Hoặc được mở rộng thêm như sau:

Trang 24

Biểu đồ bài 14

Bài 20: Bài 37:

Trang 25

3 Sản phẩm của học sinh sử dụng công cụ học tập Thinking tool

- Học sinh sử dụng công cụ Thinking tool để tiếp thu bài mới trên lớp, hình thức hoạt động nhóm, thuyết trình chủ đề và đặc biệt là thường xuyên ghi chép bài theo hình thức sơ đồ tư duy

- Một số học sinh có năng lực sử dụng công nghệ thông tin tốt đã bắt đầu biết đến công cụ vẽ sơ đồ mindmap, các dạng biểu đồ

- Nhiều quyển vở của học sinh đã biết cách khái quát vấn đề, bài học bằng các công cụ Thinking tool

- Bài kiểm tra của học sinh cũng nhiều em biết khai thác công cụ thinking tool để trình bày

- Nếu đầu năm học, tỉ lệ học sinh dám nghĩ, dám vẽ sơ đồ chỉ chiếm 25% thì đến giữa năm học, có 100% các em đều đã tự tin thể hiện một biểu đồ, một sơ đồ tư duy bất kỳ

Trang 26

-

Trang 29

- Trong tự học và làm bài tập về nhà:

Trang 34

III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1 Hiệu quả về kinh tế

Sáng kiến không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng có ý nghĩa lớn về kinh tế bởi nó góp một phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lao động sản xuất có tư duy logic, nguồn lao động có chất lượng trong tương lai

Sáng kiến cũng góp một phần là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo học tập không chỉ Địa lí mà cả các môn học khác

2 Hiệu quả xã hội * Đối với học sinh

- Học sinh có niềm đam mê, hứng thú trong học tập, ôn tập Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung

- Tiếp cận và ứng dụng phương pháp học tập giàu tính tư duy, sáng tạo, hạn chế học thuộc, học vẹt

- Giúp khắc sâu kiến thức bài học

- Củng cố và rèn luyện kiến thức và kĩ năng Địa lí

- Phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, tính tự lập và kĩ năng tư duy logic, làm việc nhóm

- Nâng cao kết quả học tập bộ môn Địa lí của học sinh

* Đối với giáo viên

- Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài ôn tập

- Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, ôn tập, kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh, phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho học sinh - Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người

- Sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

*Đối với các cơ quan quản lí

- Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh

- Thúc đẩy đổi mới dạy học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan