Đề tài: Giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi có kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

11 2 0
Đề tài: Giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi có kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp giúp trẻ 56 tuổi có kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tại lớp …trường mn… Công tác phòng chống cháy nổ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, là một bộ phận của công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chứng ta đã góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững. Chính vị vậy phòng chống cháy nổ là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Trang 1

Đề tài: Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạnnhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tại lớp …trường mn…ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài:

Công tác phòng chống cháy nổ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, là một bộ phận của công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chứng ta đã góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững Chính vị vậy phòng chống cháy nổ là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Bên cạnh việc trang bị những kĩ năng phòng chống cháy nổ an toàn, kỹ năng thoát hiểm cho người lớn khi có hỏa hoạn xảy ra thì việc trang bị kiến thức, kĩ năng sinh tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức quan trọng.

Đặc biệt là đối với trẻ em nói chung và trẻ em trong độ tuổi mầm non nói riêng việc đảm bảo an toàn cho trẻ là rất quan trọng đang được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm đặt lên hàng đầu Do đó đòi hỏi nhà trường, những người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ như giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên y tế, đặc biệt là Ban giám hiệu các trường phải hiểu rõ và biết cách đảm bảo an toàn và có kỹ năng ban đầu trong việc thoát hiểm khi có cháy

Với gia đình thì những người như ông bà, cha mẹ cũng phải nhận thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trẻ.

Theo các chuyên gia, trẻ lứa tuổi càng nhỏ hiểm họa càng lớn Dù ở bất cứ đâu, môi trường xung quanh cũng đều ẩn chứa những hiểm họa cho trẻ nếu trẻ không được chăm sóc, giáo dục tốt Bản thân giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, tạo ra môi trường xung quanh trường an toàn cho trẻ.

Trang 2

Cháy, nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của Cháy, nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng sống để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng

Trong tất cả các ngy cơ xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và khả năng tự bảo vệ, sinh tồn thấp nhất Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục, trang bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết cho trẻ để thoát hiểm khi có cháy xảy ra Vì

vậy tôi đã chọn đề tài: Giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng thoát hiểm khi

có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tại lớp …trường mn…

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1.cơ sở lý luận

Ngay trên địa bàn huyện trong những năm gần đây nhất là vào mùa khô có không ít vụ hỏa hoạn như: tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 52 vụ cháy, trong đó, không ghi nhận thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 14,7 tỷ đồng, 5,4 ha keo.

Gần đây nhất là vụ cháy tại trường THCS Phổ Thạnh, thiệt hại hơn 200 triệu đồng không thiệt hại về người.

Từ những vụ việc cháy nhà dân, trường học, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và đặt ra câu hỏi rằng, liệu trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn các bé ở độ tuổi mầm non sẽ phản xạ ra sao và có thể tự cứu mình khỏi đám cháy không Vì vậy việc nâng cao hiều biết kiến thức, kỹ năng thoát hiểm của giáo viên người trực tiếp giảng dạy trẻ, và gia đình để giáo dục trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non Nhằm hạn chế nhất những rủi ro không đáng có do hỏa hoạn gây ra.

Theo thống kê, hầu hết các vụ cháy trường mầm non đều do các nguyên nhân khách quan và chỉ thiệt hại ở vật chất Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục, tổ chức thực hành, diễn tập kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non

Trang 3

tại các trường mầm non trong huyện chưa có, tiết dạy kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ lứa tuổi mầm non còn chưa được áp dụng thực tế giảng dạy vào chương trình giáo dục, nếu có thì còn hạn chế về hình thức tổ chức còn đơn điệu và giải pháp mang tính diễn tập, thực hành trải nghiệm, tính ảnh hưởng truyền thông đến cộng đồng chưa rộng Còn về phía gia đình trẻ 100% phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo

Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy rằng khi có cháy xảy ra, trẻ em chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất Trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự bảo vệ được chính mình Chính vì vậy việc trang bị cho trẻ một số lỹ năng thoát hiểm khi có cháy là rất quan trọng.

Việc cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về thoát hiểm khi có cháy có thể phù hợp để lồng ghép vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non Các kiến thức về cháy, phòng và thoát hiểm khi có cháy có thể được cô giáo cung cấp cho trẻtừ dễ đến khó, mọi lúc, mọi nơi.

Một trong những việc cơ bản nhất là người giáo viên cần phải được trang bị và có những kiến thức chính xác nhất về việc phòng chống và có kỹ năng thoát hiểm khi có dám cháy xảy ra.

Tất cả các giáo viên, nhân viên, bảo vệ, cấp dưỡng đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy.

2 Thực trạng vấn đề:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, báo đăng tải đưa tin về nhiều vụ cháy, nổ làm ảnh hưởng gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của con người chỉ trong giây lát Vậy những mối tiềm ẩn nguy cơ gây nên cháy nổ, hỏa hoạn trong thực tế trên địa bàn trường là rất lớn

*Thuận lợi: Giáo viên có thể lồng ghép một số kiến thức và kỹ năng thoát

hiểm khi có cháy trong tất cá các lĩnh vực, hoạt động của trẻ ở trường như: Nhận thức, thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc

Trang 4

Giáo viên có thể cung cấp kiến thức cho trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Và điều quan trọng nhất là tất cả những kiến thức, tình huống cô đưa ra phải gần gũi và phù hợp khả năng nhận thức của trẻ.

Nhận được sự quan tâm, ủng hộ của ban giám hiệu trường, của giáo viên nên nội dung kiến thức, kỹ năng lồng ghép trong các hoạt động giao viên có thể thảo luận, tham khảo qua báo đài, tài liệu và qua những đợt tập huấn phòng cháy chữa cháy do nhà trường tổ chức Bên cạnh đó chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn:

*Khó khăn:

Nhận thức của trẻ không đồng đều, ở mỗi lứa tuổi giáo viên cần tìm ra phương pháp, hình thức và nội dung kiến thức phù hợp.

Để cung cấp kiến thức, kỹ năng thoát hiểm cho trẻ giáo viên cần phải chủ động, sáng tạo trong mọi hình thức nhằm lồng ghép nội dung thoát hiểm khi có cháy và mọi hoạt động của trẻ ở trường.

Trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức và kỹ năng ứng phó với hòa hoạn Một số phụ huynh còn chưa có kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi có cháy Nội dung tuy đã cũ nhưng vẫn chưa được giáo viên mạnh dạn đưa vào lồng ghép trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.

Để cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ, giáo viên cần có kiên thức chuẩn về Phòng cháy chữa cháy & thoát hiểm khi có cháy xảy ra

+ Mục đích của sáng kiến:

* Giúp trẻ trong trường mầm non:

Trẻ có kiến thức, kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi có hỏa hoạn phù hợp với năng lực lứa tuổi của trẻ mầm non Trang bị những kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra sẽ giúp trẻ bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống một cách an toàn nhất.

* Giúp giáo viên trường mầm non:

Giáo viên có thêm biện pháp giáo dục phát triển tốt kỹ năng xã hội cho trẻ.

Trang 5

Sử dụng linh hoạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, thu hút trẻ tham gia hoạt động, trẻ được thực hành trải nghiệm qua các tình huống, học bằng nhiều cách khác nhau, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Giúp giáo viên có biện pháp để tuyên truyền tới phụ huynh nâng cao ý thức giáo dục kỹ năng phòng tránh, thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho con em của mình.

Trước khi thực hiện các giải pháp mới chúng tôi tiến hành khảo sát trên trẻ các nội dung

+ Nội dung sáng kiến:

Từ những thực trạng nói trên tôi đã tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp và thực tế áp dụng tại nhóm lớp, tại trường và trường bạn nhằm nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ được thực hiện theo các giải pháp hữu ích như sau:

3 Các giải pháp thực hiện:

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường, tiết học dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non giáo dục trẻ ý thức phòng chống hỏa hoạn

Môi trường giáo dục là những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về ứng phó phòng chống hỏa hoạn cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường Chính vì vậy tôi luôn cố gắng trang trí lớp sinh động hấp dẫn trẻ, tạo được không gian, độ mở, lồng ghép nội dung về ứng phó phòng chống hỏa hoạn thông qua hoạt động chơi Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ và hành động của tôi và trẻ Đủ đồ dùng đồ chơi

Trang 6

cho trẻ cho hoạt động, được bố trí sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ dễ lấy dễ sử dụng, dễ dàng trong công tác quan sát của tôi ở tại lớp, trẻ được học một cách nhẹ nhàng hiệu quả.

Thiết kế bài soạn xây dựng các hoạt động thực hành trải nghiệm, giáo án điện tử sử dụng hình ảnh minh họa thực tế cụ thể các tình huống của vụ cháy, thiệt hại từ các vụ cháy Clíp dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành

* Ưu tiên việc chuẩn bị môi trường vật chất: Đồ dùng - đồ chơi đẹp, phong phú thu hút trẻ tham ra hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng thoát hiểm: + Làm đồ dùng cho trẻ: Trang phục áo bảo hộ chú lính cứu hỏa cho trẻ, mũ bảo hộ, các cửa thoát hiểm theo từng tình huống cháy.

Cụ thể: Tôi tận dụng các mảng tường mở * Góc khoa học:

Cho trẻ sưu tầm dán những hình ảnh về phòng chống cháy nổ (Biển cấm lửa, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy ).

3.2 Biện pháp 2: Giáo viên trang bị về nội dung giáo dục kỹ năng thoát hiểm và ứng phó với cháy cho trẻ.

Giáo viên cần phải nắm vững vàng kiến thức về PCCC và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy Là một giáo viên phụ trách trực tiếp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ tôi càng ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ và có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nếu có cháy xảy ra.

Ngoài các kiến thức về PCCC, kỹ năng thoát hiểm cũng là mấu chốt của việc đưa bản thân và trẻ thoát ra ngoài khu vực cháy Tất cả các giáo viên, nhân viên, bảo vệ của nhà trường đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ và có kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy Tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về phòng cháy chữa cháy.

Hàng năm tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, kiến tập về phòng cháy chữa cháy do nhà trường và huyện tổ chức

Trang 7

Có kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy.

3.3 Biện pháp 3: Day trẻ kỹ năng phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra

Tôi đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích tư duy, tạo cơ hội để trẻ giải quyết các tình huống rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có cháy, hỏa hoạn xảy ra * Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra các tình huống giả định:

- Điều gì sẽ xảy ra khi có hỏa hoạn? - Khi có hỏa hoạn con phải làm gì?

- Trên cơ sở những câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích cho trẻ biết tác hại và nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn cách ứng phó đơn giản Tổ chức cho trẻ thực hành một số tình huống áp dụng các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói trong thấy lửa cháy phải bình tĩnh, khơng khóc hay hoảng sợ mà gọi lớn cho người lớn biết Và tìm lối khỏi đám cháy nhanh tốt!

* Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt đám cháy có người lớn bên cạnh các phải bình tĩnh làm theo dẫn người lớn

* Kỹ năng 3: Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm tìm cách khỏi đám cháy nhanh tốt không chần trừ nán lại, mang theo đồ hay tìm cách gọi điện cho lính cứu hỏa

* Kỹ năng 4: Nếu gia đình sống tòa nhà cao tầng chung cư tuyệt đối không thoát hiểm bằng thang máy có hoả hoạn thang máy ngừng ngắt điện.

* Kỹ năng 5 Để tránh bị ngộp khói, dạy bé di chuyển ngồi cách bò sát mặt đất, bịt khăn vải thấm nước lên miệng, mũi Hãy khoác thêm áo nhúng nước

* Kỹ năng 6: Khi tóc quần áo bị bén lửa dạy bé phải dừng lại, nằm xuống hai tay bịt mặt lăn người qua lại lăn tròn lửa tắt đứng lên chạy thoát hiểm

* Kỹ năng 7: Cửa lối thoát hiểm có cánh cửa đóng phải dùng tay trạm thử để kiểm tra độ nóng khơng nóng cầm tay cầm mở cửa để ngồi Nếu cửa nóng mở né người tránh lửa tạt để kiểm tra xem bên kia cánh cửa có bị cháy không có

Trang 8

cháy lớn phải đóng cửa lại, lấy vải ướt bịt chặt khe cửa để khói lửa không bén vào phòng, tìm ban công cửa sổ kêu to, dùng khăn, áo, vẫy gọi to báo hiệu cho người biết để cứu

3.4 Biện pháp 4 Giáo dục lồng ghép trong tổ chức ngày hội ngày lễ mang tính chất tuyên truyền cộng đồng để thu hút nhận được sự quan tâm từ phụhuynh.

Trực tiếp chủ động tham mưu với ban giám hiệu tổ chức lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng sống: "Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn" vào các ngày hội lễ trong năm tại trường, buổi tuyên truyền, hay linh động lồng ghép tuyên truyền chủ đề giáo dục kỹ năng phòng tránh, kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ tới phụ huynh học sinh vào các buổi họp hội cha mẹ học sinh tại lớp, tại trường.

Thực tế giáo viên đã chủ động lên tiết dạy là năng sống và mời phụ huynh dự giờ, tham gia chuẩn bị đồ dùng và cùng diễn tập với trẻ các kỹ năng thoát hiểm Nhằm tuyên truyền ý thức, kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ tới phụ huynh, cộng đồng và trẻ em trường ……, cùng nhà trường chủ động lên kế hoạch phòng cháy chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, bảng tiêu lệnh, treo băng rôn khẩu hiệu, Tổ chức hội thi thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻ, lên kế hoạch chu đáo cho các tiết dạy, kế hoạch cho tổ chức lồng ghép vào chương trình lễ hội nhằm tuyên truyền đạt kết quả cao nhất có thể.

Cùng với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, có nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo trong giảng day, tâm huyết với nghề và tình yêu đối với trẻ tôi luôn tìm hiểu, tham khảo, tìm tòi và từng bước áp dụng các giải pháp tôi đưa ra để đạt được kết quả giáo dục thiết thực nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn, rủi ro, hiểm họa do hỏa hoạn gây ra.

Nhằm phát triển tích cực giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo tại trường ……… nói riêng, đặc biệt là với trẻ tại địa phương Với mong muốn mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui và bổ ích, giúp phụ huynh có niềm tin với cô, với môi trường giáo dục phát triển và an

Trang 9

toàn tại trường mầm non Một phần cũng muốn phụ huynh con em có thêm kiến thức, kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và ngày quan tâm hơn tới con em của mình Đó cũng chính là mong muốn lớn nhất của bản thân tôi khi thực hiện đề tài sáng kiến này.

4 Khả năng áp dụng sáng kiến.

Một năm học với bao trăn trở, suy nghĩ và trải nghiệm thực tế đã mang lại cho lớp chúng tôi phụ trách những chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ góp ý của đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ, thăm lớp, chuyên đề mẫu Đặc biệt là áp dụng các giải pháp kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn

nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ ở Trường Mầm non Lớp của chúng

tôi đã thu hoạch được những kết quả đáng khích lệ: Đó là sự khích lệ, thôi thúc chúng tôi có được niềm tin vào việc chăm sóc giáo dục trẻ; là bài học kinh nghiệm; là nền tảng để tổ chuyên môn, nhà trường thực hiện tốt hơn nữa công tác này trong những năm học sau, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng trẻ về mọi mặt Kết quả thu được sau một năm áp dụng các giải pháp là rất đáng kể với kết quả sau:

V Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến1 Hiệu quả kinh tế.

Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, thân thiện khuyến khích mọi người làm việc: từ phụ huynh - giáo viên - trẻ- kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đề ra trong

Trang 10

kế hoạch rèn kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo

vệ cho trẻ cho trẻ 5-6 tuổi.

Tạo cơ hội cho giáo viên tham gia mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ với vai trò tự chủ, sáng tạo chuyên môn, tự nâng cao tay nghề; có thể đưa ra các quan điểm chăm sóc giáo dục trẻ để đồng nghiệp học tập và rộng ra là trong phạm vi toàn ngành có thể tham khảo và áp dụng.

Nâng cao kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành cho trẻ Từ đó trẻ có cách giải quyết những tình huống mà mình gặp phải trong cuộc sống có thể gây mất an toàn cho trẻ.

2 Hiệu quả xã hội.

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện Đặc biệt 100% trẻ được tham gia trải nghiệm để hình thành những kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn

nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, trẻ là trung tâm của môi trường giáo

Thay đổi tư duy cho phụ huynh sau khi có sự phối kết hợp với giáo viên phụ trách lớp trong công tác rèn kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ ở nhà, ở trường Phụ huynh thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cần tạo kỹ năng tốt cho trẻ sẽ mang lại những lợi ích nhất định đối với sự phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, nhân cách cho trẻ.

Nâng cao Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Nâng cao nhận thức của phụ huynh và giáo viên về các nguy cơ không an toàn, tai nạn thương tích và những hậu quả mà trẻ gặp phải.

Hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng, biết áp dụng và xử lý tình huống khi có cháy xảy ra Các nội dung được tích hợp một cách khoa học về hình thức và phương pháp, phong phú về nội dung Môi trường hoạt động cho trẻ được cải thiện, luôn tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm Mọi hoạt động đều hướng đến trẻ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thoải mái khi chơi Có những chuyển biến rõ về mọi mặt, giáo viên tự tin khi xử lý các tình huống xảy ra và biết chọn nội dung hoạt động phù hợp, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để trẻ được giáo

Ngày đăng: 13/04/2024, 06:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan