Đề thi hsg sử 8 thcs quảng đức

8 1 0
Đề thi hsg sử 8  thcs quảng đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

UBND HUYỆN QUẢNG XƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆNTRƯỜNG THCS QUẢNG ĐỨC Năm học: 2023- 2024

Môn: Lịch sử 8

Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

I Lịch sử thế giới ( 6 điểm)

Câu1(3 điểm): Khi nói về sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định:

“Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,

thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài ngườichưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.”

a.Em hãy cho biết, nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự kiện nào? b.Bằng những kiến thức đã học, hãy nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó?

Câu 2(3 điểm): Vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ? Em hãy nêu kết cục

của chiến tranh thế giới lần thứ nhất ? Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới ?

II Lịch sử Việt Nam (10 điểm)

Câu 3 (3.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858

đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 4(3.5 điểm) :So sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong

phong trào Cần vương? ( so sánh trên các lĩnh vực: Mục đích, thời gian tồn tại, lãnh đạo, địa bàn hoạt động, lực lượng tham gia, phương thức đấu tranh, tính chất)

Câu 5( 3 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng

đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?

III.Chủ đề chung (4 điểm)

Câu 6 (2 điểm): Nêu vị trí của vùng biển và hải đảo Việt Nam?

Trang 2

Câu 7( 2 điểm): Nêu đặc điểm chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long? HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1(3điểm)

a.Sự kiện được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b.Ý nghĩa lịch sử: *Ý nghĩa trong nước:

- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga

- Trước CM: Nước nga trải qua một thời kì chưa từng có – những ngày đẫm máu : dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng triệu công nhân phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng triệu người khác đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và toàn bộ tình trạng kinh tế bị tàn phá Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của công nhân bị bóp nghẹt Tâm hồn và thể xác người công nhân bị cưỡng chế Tàn tích mạnh nhất để lại dấu ấn trên toàn bộ nền kinh tế Nga là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ

- CM tháng Mười thành công, nó đã giải phóng người lao động khỏi chế độ xã hội cũ, giải phóng thân phận người lao động, họ trở thành những người chủ của đất nước, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng …

*Ý nghĩa quốc tế:

- Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ

- Dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quí báu, đảm bảo cho

Trang 3

sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người…

Câu 2(3điểm)

* Nguyên nhân dẫn đến chiển tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - Nguyên nhân sâu xa

+ Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nêm vô cùng gay gắt Những đế quốc “ già” như Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất, những đế quốc “ trẻ” có tiềm lực kinh tế như Đức lại có quá ít thuộc địa.

+ Tình trạng đó dẫn đến hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh( Đức, Áo- Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882, khối Hiệp ước ( Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Tình hình căng thẳng ở Ban- căng đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh.

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo- Hung bị ám sát ở Xéc –bi Nhân sự kiện này Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8-1914 Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả 2 bên tham chiến.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối hiệp ước Song đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Nhiều thành

Trang 4

+ Các nước Châu Âu đều biến thành con nợ của Mỹ Riêng Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần Nhật Bản chiếm lại được một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vức Đông Á và Thái Bình Dương.

* Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?

- Bản thân tích cực học tập, yêu tự do, bảo vệ hòa bình, có tinh thân chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc…

0.5 đ

Câu 3(3,5điểm)

* Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862): Thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

-Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

* Hiệp ước Giáp Tuất (ngày15 - 03 - 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp (mất thêm 3 tỉnh)

* Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì

-Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884) Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn

Trang 5

toàn Chaám dứt sự tồn tại của triều đaị PK nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

=>Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược.

Khởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩatrong phong trào Cần

Nông dân Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.

Phươngthức đấu

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai

Trang 6

Câu 5(3điểm)

*Nguyên nhân:

- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp

-Chứng kiến hiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng vẫn không đi đến thắng lợi.

- Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp.

-Được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, có lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân xâm lược đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc

* Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:

-Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh … nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ.

- Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra

con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản

*Ý nghĩa:

Hoạt động ra đi tìm đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của cách mạng VN.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, 0.5

Trang 7

Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta + Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông - Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

+ Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

+ Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.

- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sông đã trở nên điều hoà hơn.

* Chế độ nước sông Cửu Long

- Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà, chia thành

Trang 8

+ Mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm vì lưu vực sông Mê Công dài, có dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (của Cam-pu-chia).

+ Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Đặc biệt, vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất mạnh của chế độ

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan