Thạc sĩ báo chí học, quản lý thông điệp về văn hóa nghệ thuật trên báo quân đội nhân dân” (khảo sát phiên bản báo in năm 2020)

121 1 0
Thạc sĩ báo chí học, quản lý thông điệp về văn hóa nghệ thuật trên báo quân đội nhân dân” (khảo sát phiên bản báo in năm 2020)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Quản lý thông điệp về văn hóa nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân” (Khảo sát phiên bản báo in năm 2020) được chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chítruyền thông, xuất phát từ một số lý do cơ bản sau. Thứ nhất: Xuất phát từ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong tình hình hiện nay Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác văn hóa nghệ thuật (VHNT), coi đây là một mặt trận rất quan trọng. Đề cương văn hóa năm 1943 đã xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo ba tiêu chí là “dân tộc, khoa học và đại chúng”. Đại hội IV của Đảng xác định cần tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa họckỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 03NQTW ngày 1671998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội”. Nghị quyết số 23NQTW ngày 1662008 của Bộ Chính trị khóa IX khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33NQTW ngày 0962014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Thứ hai, xuất phát từ vai trò của báo chí trong việc tham gia tuyên truyền đường lối, chính sách VHNT của Đảng, Nhà nước và đời sống văn hóa của nhân dân Xác định vai trò quan trọng của công tác truyền thông trong việc chuyển tải thông tin, thông điệp về VHNT đến các tầng lớp nhân dân, những năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn để huy động, tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông về đường lối, chính sách VHNT của Đảng, Nhà nước và đời sống văn hóa của nhân dân. Trong đó Nghị quyết số 102NQCP ngày 31122014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33NQTW ngày 962014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, xác định: “Các cơ quan báo chí, truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Nghị quyết 33 đến toàn xã hội”. Những năm qua, các cơ quan báo chí, truyền thông đã chú trọng hơn đến công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực VHNT. Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình về VHNT, góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách, văn hóa, văn nghệ của Đảng và đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, do quan niệm về văn hóa còn đơn giản, phiến diện nên nhiều cơ quan báo chí chủ yếu tuyên truyền về các hoạt động VHNT mang tính giải trí, thậm chí nhiều tờ báo sa đà đề cập các mặt trái của đời sống văn hóa giải trí và đời sống sinh hoạt, riêng tư của cá nhân văn nghệ sĩ, chưa làm tròn chức năng, sứ mệnh tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh những giá trị tích cực, nhân văn của nền văn hóa Việt Nam và những giá trị chânthiệnmỹ của con người Việt Nam. Thứ ba, xuất phát từ vị trí, vai trò của Báo QĐND là tờ báo của Đảng trong LLVT, được Chính phủ quy hoạch là 1 trong 6 cơ quan báo chí phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, định hướng dư luận Báo Quân đội nhân dân (QĐND) là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của LLVT và nhân dân Việt Nam. Tờ báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và ra mắt số đầu tiên ngày 20101950. Trong 70 năm qua, Báo QĐND luôn gắn bó, đồng hành, phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng Đảng, của dân tộc, của QĐND Việt Nam. Chỉ thị số 147ĐUQSTW ngày 10101990 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương “Về việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả Báo QĐND trong tình hình mới”, xác định một trong những nhiệm vụ của tờ báo là: “Phản ánh và hướng dẫn đời sống tinh thần, văn hóa, giáo dục nâng cao trình độ thẩm mỹ, kiến thức và trình độ thưởng thức văn học, nghệ thuật của quân đội, góp phần xây dựng nếp sống mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc định hướng tư tưởng đúng đắn cho bộ đội”. Theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 597GPBTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 2642011 cấp cho Báo QĐND, tôn chỉ mục đích hoạt động của Báo QĐND là: (1) “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng”; (2) Phản ánh phong trào hành động cách mạng của LLVT nhân dân và của toàn dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Đối tượng phục vụ của Báo QĐND là: “Toàn quân, toàn dân”. Theo Quyết định số 362QĐTTg ngày 0342019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, có 6 cơ quan báo chí được quy hoạch phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, định hướng dư luận, gồm: Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo QĐND, Báo Công an nhân dân. Thứ tư, xuất phát từ thực trạng truyền thông về VHNT trên Báo QĐND trong thời gian qua Những năm qua, cùng với tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, đối ngoại, Báo QĐND luôn quan tâm tuyên truyền lĩnh vực VHNT. Hiện nay, Báo QĐND hằng ngày (báo in) có 1 trang dành riêng cho tuyên truyền lĩnh vực văn hóa. Nội dung tuyên truyền toàn diện về VHNT, tin bài bảo đảm tính cập nhật, tính tư tưởng, tính giáo dục, tính thẩm mỹ. Công tác tổ chức biên tập bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra sai sót. Trong công tác tổ chức quản lý, Báo QĐND đã phát huy vai trò đội ngũ phóng viên của tòa soạn và huy động sự tham gia tích cực của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, nhà văn, nghệ sĩ, bạn đọc cộng tác viết bài cho báo. Việc quản lý tác giả, tác phẩm về VHNT bảo đảm an toàn về chính trị, tin cậy về thông tin. Mô hình tổ chức nội dung, sản xuất và phân phối sản phẩm tương đối phù hợp với tôn chỉ, mục đích và vai trò, khả năng, nguồn lực hiện có của tờ báo. Tuy nhiên, thông điệp về VHNT trên Báo QĐND còn bộc lộ một số hạn chế như: Chất lượng nhiều tác phẩm về VHNT chưa sâu sắc; phân tích bình luận một số vấn đề về VHNT dư luận quan tâm chưa nhạy bén, sắc sảo. Việc cân bằng nội dung truyền thông về các lĩnh vực, loại hình VHNT có thời điểm chưa hợp lý. Một số phóng viên theo dõi VHNT song chưa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tuyên truyền. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tác phẩm nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật và báo chí về văn hóa, nghệ thuật Cuốn sách “Văn học nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2016. Cuốn sách tập hợp 80 bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, văn nghệ sĩ có uy tín, đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, hướng con người đến những giá trị chânthiệnmỹ; vai trò của báo chí văn nghệ đối với việc truyền bá văn học, nghệ thuật để góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp và môi trường văn hóa lành mạnh cho xã hội. Cuốn sách “Báo chí, truyền thông Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2020. Cuốn sách đã góp phần phác họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí, truyền thông nước nhà, nhất là việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển báo chí; một số vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí; báo chí trong kỷ nguyên số, đa loại hình, đa nền tảng; báo chí Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó tác giả khuyến nghị, gợi ý báo chí và nhà báo theo dõi lĩnh vực VHNT thì cần am hiểu sâu sắc về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, có kiến thức về văn hóa học, bám sát thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước thì mới có thể phản ánh kịp thời, toàn diện, sâu sắc về văn hóa, văn học, nghệ thuật. Tác phẩm “Báo chí và văn hóa” của nhà báo Phan Quang, đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26022012. Tác giả Phan Quang cho rằng: “Báo chí là một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa… Báo chí hiện diện trên mọi lĩnh vực, có cống hiến lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc, bao gồm sự nghiệp xây dựng, phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc… Thời đại hậu công nghiệp, vai trò và tác động của báo chí với tư cách phương tiện thực thi văn hóa càng to lớn, càng hữu hiệu nhờ ở thế mạnh ít lĩnh vực nào sánh được với nó, thể hiện ở sự tăng tiến đột biến về tốc độ, số lượng, chất lượng và khả năng tương tác đa chiều”. Theo tác giả Phan Quang: “Nói báo chí là nói thông điệp. Thông điệp mang tin tức, tư tưởng, quan điểm… của con người, thể hiện qua lời, chữ, tiếng, hình… hoặc riêng rẽ hoặc liên kết bằng công nghệ. Nhà báo chuyển thông điệp đến công chúng bằng phương tiện truyền thông... Thông điệp báo chí vì vậy có thể cao quý, nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng, cũng có thể thông tục, phi văn hóa, phi đạo đức”. Đề cập đến văn hóa và báo chí, tác giả Phan Quang nêu ra quan điểm: “Văn hóa báo chí biểu hiện cuối cùng ở hiệu quả xã hội của từng tác phẩm, ở cống hiến của người làm báo qua cả cuộc đời tác nghiệp của họ, ở dấu ấn dài lâu của từng cơ quan báo chí, truyền thông vào tiến trình phát triển xã hội. Mối quan hệ văn hóabáo chí thường tiềm ẩn, song đấy lại là cái âm thầm khắc họa nhân cách nhà báo chân chính, phân biệt họ với những kẻ lợi dụng báo chí vì mục đích tầm thường; là nhân tố kiến tạo bản sắc của cơ quan báo chí, truyền thông, phân biệt chúng với các thứ từ xưa đã bị coi là “lá cải”, là điều kiện hun đúc, kết tinh nên thực chất của nền báo chí quốc gia”. Tác phẩm “Báo chí góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển” của PGS,TS Lê Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số tháng 102013. Bài viết nhận định: “Với chức năng thông tin, báo chí đã chuyển tải một khối lượng rất lớn tri thức về văn hóa cho mọi người, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của con người, thúc đẩy dân trí phát triển, nghĩa là báo chí đóng góp vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội”. Tác phẩm “Vai trò của báo chí, văn họcnghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu, đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1252014. Bài viết nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc góp phần quảng bá, xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, khẳng định những ưu điểm và chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong hoạt động truyền thông về văn hóa, từ đó đưa ra những yêu cầu cần thiết nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật trong tình hình mới. Tác phẩm “Lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản trong quân đội trước yêu cầu mới” của Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 122015. Bài viết khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đối với việc góp phần xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị, xây dựng nhân cách văn hóa Bộ đội Cụ Hồ; đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với các cơ quan báo chí quân đội, trong đó có Báo QĐND cần tiếp tục tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân về tầm quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản trong quân đội. Tác phẩm “Những chiều cạnh văn hóa báo chí nổi bật của nhà báo trong bối cảnh phát triển phương tiện truyền thông hiện nay” của PGS,TS Trương Thị Kiên, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 92020. Bài viết đưa ra một số quan niệm về văn hóa báo chí, về văn hóa báo chí của nhà báo; những chiều cạnh về văn hóa báo chí nổi bật của nhà báo trong bối cảnh phát triển phương tiện truyền thông hiện nay.

Trang 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ

THÔNG ĐIỆP VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO CHÍ 15

1.1 Một số khái niệm liên quan 15

1.2 Khái niệm về quản lý, thông điệp, quản lý thông điệp truyền thông, quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên báo chí 18

1.3 Vai trò quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên báo chí 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY 32

2.1 Giới thiệu về Báo Quân đội nhân dân 32

2.2 Thực trạng quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân 35

Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN NHỮNG NĂM TỚI 59

3.1 Những vấn đề đặt ra trong quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân 59

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân 64

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị 72

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC 84

PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 85

TÓM TẮT LUẬN VĂN 119

Trang 2

STTChữ viết đầy đủChữ viết tắt

1 Quân đội nhân dân QĐND 2 Lực lượng vũ trang LLVT 3 Văn hóa, nghệ thuật VHNT 4 Văn hóa, thể thao VHTT

6 Thông tin viên, cộng tác viên TTV-CTV

8 Phó giáo sư, tiến sĩ PGS,TS

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đề tài “Quản lý thông điệp về văn hóa nghệ thuật trên Báo Quân độinhân dân” (Khảo sát phiên bản báo in năm 2020) được chọn làm đề tài luận

văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí-truyền thông, xuất phát từ một số lý do cơ bản sau.

Thứ nhất: Xuất phát từ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà

nước về vai trò quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong tình hìnhhiện nay

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác văn hóa nghệ thuật (VHNT), coi đây là một mặt trận rất quan trọng Đề cương văn hóa năm 1943 đã xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo ba tiêu chí là “dân tộc, khoa học và đại chúng” Đại hội IV của Đảng xác định cần tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa IX khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”

Trang 4

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của báo chí trong việc tham gia tuyên

truyền đường lối, chính sách VHNT của Đảng, Nhà nước và đời sống vănhóa của nhân dân

Xác định vai trò quan trọng của công tác truyền thông trong việc chuyển tải thông tin, thông điệp về VHNT đến các tầng lớp nhân dân, những năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn để huy động, tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông về đường lối, chính sách VHNT của Đảng, Nhà nước và đời sống văn hóa của nhân dân Trong đó Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, xác định: “Các cơ quan báo chí, truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Nghị quyết 33 đến toàn xã hội”.

Những năm qua, các cơ quan báo chí, truyền thông đã chú trọng hơn đến công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực VHNT Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình về VHNT, góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách, văn hóa, văn nghệ của Đảng và đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân

Trang 5

Tuy nhiên, do quan niệm về văn hóa còn đơn giản, phiến diện nên nhiều cơ quan báo chí chủ yếu tuyên truyền về các hoạt động VHNT mang tính giải trí, thậm chí nhiều tờ báo sa đà đề cập các mặt trái của đời sống văn hóa giải trí và đời sống sinh hoạt, riêng tư của cá nhân văn nghệ sĩ, chưa làm tròn chức năng, sứ mệnh tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh những giá trị tích cực, nhân văn của nền văn hóa Việt Nam và những giá trị chân-thiện-mỹ của con người Việt Nam

Thứ ba, xuất phát từ vị trí, vai trò của Báo QĐND là tờ báo của

Đảng trong LLVT, được Chính phủ quy hoạch là 1 trong 6 cơ quan báochí phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, địnhhướng dư luận

Báo Quân đội nhân dân (QĐND) là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của LLVT và nhân dân Việt Nam Tờ báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và ra mắt số đầu tiên ngày 20/10/1950 Trong 70 năm qua, Báo QĐND luôn gắn bó, đồng hành, phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng Đảng, của dân tộc, của QĐND Việt Nam.

Chỉ thị số 147/ĐUQSTW ngày 10/10/1990 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương “Về việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả Báo QĐND trong tình hình mới”, xác định một trong những nhiệm vụ của tờ báo là: “Phản ánh và hướng dẫn đời sống tinh thần, văn hóa, giáo dục nâng cao trình độ thẩm mỹ, kiến thức và trình độ thưởng thức văn học, nghệ thuật của quân đội, góp phần xây dựng nếp sống mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc định hướng tư tưởng đúng đắn cho bộ đội”

Theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 597/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/4/2011 cấp cho Báo QĐND, tôn chỉ mục đích hoạt động của Báo QĐND là: (1) “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị,

Trang 6

nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng”; (2) Phản ánh phong trào hành động cách mạng của LLVT nhân dân và của toàn dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” Đối tượng phục vụ của Báo QĐND là: “Toàn quân, toàn dân”.

Theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, có 6 cơ quan báo chí được quy hoạch phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, định hướng dư luận, gồm: Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo QĐND, Báo Công an nhân dân

Thứ tư, xuất phát từ thực trạng truyền thông về VHNT trên Báo

QĐND trong thời gian qua

Những năm qua, cùng với tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, đối ngoại, Báo QĐND luôn quan tâm tuyên truyền lĩnh vực VHNT

Hiện nay, Báo QĐND hằng ngày (báo in) có 1 trang dành riêng cho tuyên truyền lĩnh vực văn hóa Nội dung tuyên truyền toàn diện về VHNT, tin bài bảo đảm tính cập nhật, tính tư tưởng, tính giáo dục, tính thẩm mỹ Công tác tổ chức biên tập bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra sai sót Trong công tác tổ chức quản lý, Báo QĐND đã phát huy vai trò đội ngũ phóng viên của tòa soạn và huy động sự tham gia tích cực của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, nhà văn, nghệ sĩ, bạn đọc cộng tác viết bài cho báo Việc quản lý tác giả, tác phẩm về VHNT bảo đảm an toàn về chính trị, tin cậy về thông tin Mô hình tổ chức nội dung, sản xuất và phân phối sản phẩm tương đối phù hợp với tôn chỉ, mục đích và vai trò, khả năng, nguồn lực hiện có của tờ báo.

Tuy nhiên, thông điệp về VHNT trên Báo QĐND còn bộc lộ một số hạn chế như: Chất lượng nhiều tác phẩm về VHNT chưa sâu sắc; phân tích

Trang 7

bình luận một số vấn đề về VHNT dư luận quan tâm chưa nhạy bén, sắc sảo Việc cân bằng nội dung truyền thông về các lĩnh vực, loại hình VHNT có thời điểm chưa hợp lý Một số phóng viên theo dõi VHNT song chưa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tuyên truyền

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tác phẩm nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật và báo chí về vănhóa, nghệ thuật

- Cuốn sách “Văn học nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2016 Cuốn sách tập hợp 80 bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, văn nghệ sĩ có uy tín, đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, hướng con người đến những giá trị chân-thiện-mỹ; vai trò của báo chí văn nghệ đối với việc truyền bá văn học, nghệ thuật để góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp và môi trường văn hóa lành mạnh cho xã hội.

- Cuốn sách “Báo chí, truyền thông Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2020 Cuốn sách đã góp phần phác họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí, truyền thông nước nhà, nhất là việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển báo chí; một số vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí; báo chí trong kỷ nguyên số, đa loại hình, đa nền tảng; báo chí Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó tác giả khuyến nghị, gợi ý báo chí và nhà báo theo dõi lĩnh vực VHNT thì cần am hiểu sâu sắc về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, có kiến thức về văn hóa học, bám sát thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước thì mới có thể phản ánh kịp thời, toàn diện, sâu sắc về văn hóa, văn học, nghệ thuật

Trang 8

- Tác phẩm “Báo chí và văn hóa” của nhà báo Phan Quang, đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/02/2012 Tác giả Phan Quang cho rằng: “Báo chí là một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa… Báo chí hiện diện trên mọi lĩnh vực, có cống hiến lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc, bao gồm sự nghiệp xây dựng, phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc… Thời đại hậu công nghiệp, vai trò và tác động của báo chí với tư cách phương tiện thực thi văn hóa càng to lớn, càng hữu hiệu nhờ ở thế mạnh ít lĩnh vực nào sánh được với nó, thể hiện ở sự tăng tiến đột biến về tốc độ, số lượng, chất lượng và khả năng tương tác đa chiều”

Theo tác giả Phan Quang: “Nói báo chí là nói thông điệp Thông điệp mang tin tức, tư tưởng, quan điểm… của con người, thể hiện qua lời, chữ, tiếng, hình… hoặc riêng rẽ hoặc liên kết bằng công nghệ Nhà báo chuyển thông điệp đến công chúng bằng phương tiện truyền thông Thông điệp báo chí vì vậy có thể cao quý, nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng, cũng có thể thông tục, phi văn hóa, phi đạo đức”

Đề cập đến văn hóa và báo chí, tác giả Phan Quang nêu ra quan điểm: “Văn hóa báo chí biểu hiện cuối cùng ở hiệu quả xã hội của từng tác phẩm, ở cống hiến của người làm báo qua cả cuộc đời tác nghiệp của họ, ở dấu ấn dài lâu của từng cơ quan báo chí, truyền thông vào tiến trình phát triển xã hội. Mối quan hệ văn hóa-báo chí thường tiềm ẩn, song đấy lại là cái âm thầm khắc họa nhân cách nhà báo chân chính, phân biệt họ với những kẻ lợi dụng báo chí vì mục đích tầm thường; là nhân tố kiến tạo bản sắc của cơ quan báo chí, truyền thông, phân biệt chúng với các thứ từ xưa đã bị coi là “lá cải”,  là điều kiện hun đúc, kết tinh nên thực chất của nền báo chí quốc gia”.

- Tác phẩm “Báo chí góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển” của PGS,TS Lê Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số tháng

Trang 9

10/2013 Bài viết nhận định: “Với chức năng thông tin, báo chí đã chuyển tải một khối lượng rất lớn tri thức về văn hóa cho mọi người, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của con người, thúc đẩy dân trí phát triển, nghĩa là báo chí đóng góp vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội”.

- Tác phẩm “Vai trò của báo chí, văn học-nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu, đăng trên Báo Nhân Dân ngày 12/5/2014 Bài viết nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc góp phần quảng bá, xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, khẳng định những ưu điểm và chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong hoạt động truyền thông về văn hóa, từ đó đưa ra những yêu cầu cần thiết nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật trong tình hình mới

- Tác phẩm “Lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản trong quân đội trước yêu cầu mới” của Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 12/2015 Bài viết khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đối với việc góp phần xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị, xây dựng nhân cách văn hóa Bộ đội Cụ Hồ; đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với các cơ quan báo chí quân đội, trong đó có Báo QĐND cần tiếp tục tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân về tầm quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản trong quân đội - Tác phẩm “Những chiều cạnh văn hóa báo chí nổi bật của nhà báo trong bối cảnh phát triển phương tiện truyền thông hiện nay” của PGS,TS Trương Thị Kiên, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 9/2020 Bài viết đưa ra một số quan niệm về văn hóa báo chí, về văn hóa báo chí của nhà báo; những chiều cạnh về văn hóa báo chí nổi bật của nhà báo trong bối cảnh phát triển phương tiện truyền thông hiện nay

Trang 10

2.2 Về nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật trên báo in Việt Nam đầu những năm thế kỷ 20” (khảo sát Báo Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ 2000-2007) của tác giả Phạm Thành Huyên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 Luận văn đưa ra những cái nhìn tổng quan về hoạt động tổ chức sự kiện VHNT trên báo in Việt Nam những năm đầu thập niên 2020; phân tích những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các hoạt động tổ chức sự kiện về VHNT, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm giúp các cơ quan báo chí in tổ chức tốt hơn hoạt động tổ chức sự kiện VHNT.

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Nghiên cứu “thảm họa báo mạng” trong việc thông tin về văn hóa-nghệ thuật” của tác giả Trần Thị Như Quỳnh, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 Thông qua khảo sát một số báo mạng điện tử, tác giả đã khái quát những vấn đề bất cập trong hoạt động truyền thông về VHNT trên báo mạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị nhằm lành mạnh hóa hoạt động thông tin, tuyên truyền về VHNT trên báo mạng điện tử, góp phần định hướng những giá trị văn hóa lành mạnh cho bạn đọc

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử” của tác giả Lê Thị Thúy Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 Luận văn góp phần làm rõ thực trạng, có sự so sánh, đánh giá về việc báo mạng đưa thông tin về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống so với các loại hình biểu diễn nghệ thuật hiện đại Từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trang 11

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vấn đề quản lý hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên Báo QĐND” (khảo sát 3 chuyên mục “Theo dấu chân chiến sĩ”, “Câu chuyện kỷ luật”, “Điển hình làm theo lời Bác” năm 2017) của tác giả Hoàng Liên Việt, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2018 Thông qua khảo sát, tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức, quản lý nội dung, thông điệp, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên Báo QĐND; những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên Báo QĐND

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Quản lý thông điệp truyền thông về huấn luyện quân sự trên Báo QĐND” (khảo sát trên trang Quốc phòng-An ninh, Báo QĐND năm 2018) của tác giả Vũ Xuân Dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2019 Thông qua khảo sát vấn đề huấn luyện trên trang Quốc phòng-An ninh, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thông điệp truyền thông về huấn luyện quân sự trên báo chí, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thông điệp truyền thông về huấn luyện quân sự trên Báo QĐND thời gian tới.

- Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Tổ chức truyền thông về người tốt, việc tốt trên Báo QĐND” (khảo sát chuyên mục “Noi theo gương sáng Bác Hồ” và chuyên mục “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2018-2019) của tác giả Hoàng Hữu Chung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2020 Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác tổ chức, cách thức, nội dung, hình thức truyền thông về người tốt, việc tốt trên Báo QĐND trong thời gian qua; phân tích những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về người tốt, việc tốt trong những năm tới.

Như vậy, một số luận văn nêu trên đã đề cập đến vấn đề tổ chức truyền thông, quản lý thông điệp truyền thông về từng vấn đề cụ thể (như: Tổ chức

Trang 12

sự kiện hoạt động VHNT; “thảm họa báo mạng” khi thông tin về VHNT; truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử; quản lý hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ; quản lý thông điệp truyền thông về huấn luyện quân sự; tổ chức truyền thông về người tốt, việc tốt), nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND

2.3 Nhận định về các công trình trên và hướng nghiên cứu tiếp theo

Các công trình, tài liệu nêu trên đều có liên quan một phần gián tiếp hoặc trực tiếp đến công tác truyền thông, quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí, nhưng không có công trình, luận văn nào trùng lặp cùng vấn đề tác giả nghiên cứu: “Quản lý thông điệp về văn hóa nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân”

Từ khả năng hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tác giả đã chọn đối tượng nghiên cứu là quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND Trong luận văn, tác giả đề cập những vấn đề mới về công tác quản lý thông điệp VHNT ở các góc độ: Quản lý tác giả, tác phẩm về VHNT; quản lý nội dung, sản xuất sản phẩm báo chí về VHNT; quản lý kế hoạch, chương trình, chiến dịch truyền thông về VHNT; quản lý hình ảnh, quản trị danh tiếng và quản trị khủng hoảng truyền thông về VHNT trên Báo QĐND

Việc quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND là một cách tiếp cận mới về khoa học quản lý thông điệp đề tài VHNT trên tờ nhật báo lớn nhất của QĐND Việt Nam Nghiên cứu này sẽ góp phần hệ thống hóa những vấn đề quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về VHNT trong thời gian tới.

Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên Báo Quân đội nhân dân” (Khảo sát phiên bản báo in năm 2020) làm luận văn thạc sĩ Báo chí học (mã số 8 32.01.01), chuyên ngành Quản lý báo chí-truyền thông

Trang 13

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí, thông qua kết quả khảo sát thực tế trên phiên bản báo in Báo QĐND, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thông điệp về VHNT.

- Khảo sát, phân tích, làm rõ thực trạng thông điệp VHNT trên Báo QĐND năm 2020 (phiên bản báo in).

- Khái quát những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thông điệp truyền thông về VHNT trên Báo QĐND trong những năm tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý thông điệp truyền thông về VHNT trên Báo QĐND.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tiếp cận các nội dung quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND trên các khía cạnh: Quản lý tác giả, tác phẩm về VHNT; quản lý nội dung, sản xuất sản phẩm báo chí về VHNT; quản lý kế hoạch, chương trình, chiến dịch truyền thông về VHNT; quản lý hình ảnh, quản trị danh tiếng và quản trị khủng hoảng truyền thông về VHNT trên Báo QĐND.

- Về thời gian: Đề tài khảo sát các tác phẩm báo chí về VHNT trên Báo QĐND trong năm 2020 (phiên bản báo in từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020) Các giải pháp đề xuất có giá trị tham khảo, áp dụng đến năm 2025.

Trang 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ tuyên truyền VHNT trên báo chí.

- Luận văn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học về truyền thông, quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí và các công trình nghiên cứu xã hội học truyền thông.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thuộc chuyên ngành Quản lý báo chí-truyền thông, vì vậy tác giả sử dụng những phương pháp chung của chuyên ngành bao gồm các cơ sở lý thuyết của chuyên ngành đã, đang được đưa vào giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số thuật ngữ của báo chí học, văn hóa học, khoa học quân sự.

Để làm sáng tỏ đề tài, tác giả luận văn tiến hành nhiều phương pháp như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích nội dung văn bản; phương pháp phỏng vấn sâu…

5.2.1 Phương pháp phân tích nội dung văn bản

Sử dụng phương pháp này nhằm lượng hóa nội dung một cách có hệ thống Phân tích nội dung được đề cập trong luận văn là phân tích nội dung định lượng, tức là phân tích thông tin trên cơ sở các thông điệp (tin, bài tuyên truyền) về VHNT trên Báo QĐND.

5.2.2 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng trong luận văn nhằm mục đích thống kê số lượng tác phẩm tin, bài, ảnh về đề tài VHNT đã đăng trên Báo QĐND (phiên bản báo in) trong năm 2020

Trang 15

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả đã phỏng vấn một số nhà báo có nhiều kinh nghiệm viết bài, tổ chức quản lý thông điệp về đề tài VHNT trên báo chí; bao gồm: Đại diện lãnh đạo Ban Biên tập Báo QĐND; cán bộ biên tập Phòng biên tập Văn hóa-Thể thao, Báo QĐND; cán bộ biên tập Phòng Thư ký tòa soạn, Báo QĐND; một số chuyên gia, nhà văn, nhà báo, giảng viên văn hóa công tác ở các cơ quan: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Nhân Dân, Trường Sĩ quan Chính trị (Bộ Quốc phòng).

6 Đóng góp mới của đề tài

Nghiên cứu góp phần làm sáng rõ hơn một số vấn đề lý luận quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí Trong đó tập trung phân tích cách thức tổ chức, quy trình quản lý truyền thông về đề tài VHNT trên báo chí.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thông điệp về đề tài VHNT trên Báo QĐND, qua đó góp phần luận giải, đề xuất, kiến nghị các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả thông điệp về VHNT trên Báo QĐND.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

7.1.Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về thông điệp về VHNT trên Báo QĐND Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu về lý thuyết quản lý truyền thông về VHNT trên báo chí.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm, trong đó có các nhà quản lý cơ quan báo chí quân đội và trực tiếp là Báo QĐND, cơ quan chủ quản báo chí, các nhà báo chuyên viết về đề tài VHNT trên báo chí.

Trang 16

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn tập trung ở 3 chương 8 tiết.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về VHNT; quản lý và quản lý thông điệp VHNT trên báo chí.

Chương 2: Thực trạng quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về VHNT trên Báo QĐND

Trang 17

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ THÔNGĐIỆP VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO CHÍ

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Văn hóa

Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ la tinh “Cultus” có nghĩa gốc là “gieo trồng”, được sử theo nghĩa “Cultus Agri”, tức là “gieo trồng ruộng đất” và “Cultus Animi”, tức là “gieo trồng tinh thần”, hiểu rộng ra là “sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người”.

Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, tùy từng góc độ, phương diện mà người ta đưa ra các quan niệm không giống nhau về văn hóa Theo quan niệm chung nhất, văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm sáng tạo của con người Do đó, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, đạo đức, nghệ thuật; khía khía cạnh vật chất của xã hội như nhà cửa, quần áo, phương tiện, đồ dùng sinh hoạt

Ở góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử phát triển xã hội Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp

Trang 18

luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Trong cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (1996) của Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

Cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” (1998) của Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, do Nguyễn Như Ý chủ biên, đưa ra quan niệm: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”

Tùy theo tiêu chí, tính chất, đặc điểm, loại hình, đối tượng nghiên cứu mà người ta đưa ra nhiều cách phân loại về văn hóa, bao gồm: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; văn hóa dân gian và văn hóa bác học; văn hóa xã hội và VHNT; văn hóa vùng miền, văn hóa tộc người…

Từ các quan điểm trên, tác giả luận văn cho rằng: “Văn hóa là tổng thểcác hoạt động sáng tạo của con người, góp phần tạo ra các giá trị vật chấ vàgiá trị tinh thần tốt đẹp cho xã hội”.

1.2.2 Nghệ thuật

Nghệ thuật (tiếng Anh: art) được quan niệm là những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra Nghĩa

Trang 19

đầu tiên và rộng nhất về “nghệ thuật” là nghĩa gần nhất với nghĩa La tinh là “kỹ năng” hay “sự khéo léo” Bản chất của nghệ thuật và những khái niệm liên quan như sáng tạo, diễn dịch được đề cập trong mỹ học Mỹ học là môn khoa học nghiên cứu về khả năng nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật Nghệ thuật là nơi tập trung mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời, thế sự, xã hội Vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng như giáo dục, nhận thức, giao tiếp, giải trí, thẩm mỹ

Từ những quan niệm chung như vậy, các nhà khoa học nghiên cứu về nghệ thuật cho rằng: Nghệ thuật là sự sáng tạo, các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và làm rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để con người chiêm nghiệm qua các giác quan, từ đó ngưỡng mộ trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo của những người sáng tạo nghệ thuật Bên cạnh đó, nghệ thuật còn được hiểu là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo, điêu luyện, siêu việt Chẳng hạn nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật cắm hoa Hiểu theo nghĩa này thường là một biệt tài khéo léo, tinh xảo của một người nào đó.

Từ các quan niệm trên, tác giả luận văn cho rằng: “Nghệ thuật là hoạtđộng sáng tạo của con người nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu, lợi íchthẩm mỹ cho con người và xã hội”.

Nghệ thuật được đề cập trong luận văn này là những giá trị cốt lõi của văn hóa làm nên vẻ đẹp của con người và xã hội Theo đó, nghệ thuật bao gồm 7 loại hình nghệ thuật cơ bản là: Văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh

Trang 20

1.2 Khái niệm về quản lý, thông điệp, quản lý thông điệp truyềnthông, quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên báo chí

1.2.1 Quản lý

Quản lý khởi nguồn từ tính chất lao động của xã hội khi loài người bắt đầu hình thành các nhóm cộng đồng đòi hỏi phải cách thức quản lý để đạt được mục tiêu chung Xã hội càng phát triển thì nhu cầu, yêu cầu về công tác quản lý càng được coi trọng Thông qua công tác quản lý nhằm tập hợp, phân công, phối hợp, hợp tác giữa các thành phần, lực lượng, nhóm, cộng đồng để lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả tối ưu

Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.

Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình “quản” là sự chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”

Quản lý (tiếng Anh là “administration”) vừa có nghĩa quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh) Bên cạnh đó, trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là “management” vừa có nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị.

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn

Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người Đó là một loại hoạt động xã hội

Trang 21

bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hiệp tác để làm

một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao

động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[45, tr.480].

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa “quản lý” là: “Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Quản lý hồ sơ Quản lý vật tư Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định Quản lý lao động, người quản lý” [35, tr.1013].

Tác giả Đỗ Hoàng Toàn định nghĩa trong cuốn “Quản trị kinh doanh”: “Quản lý là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý

nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [42].

Harold Koontz, tác giả cuốn sách “Những vấn đề cốt lõi của quản lý” khi đề cập đến bản chất của quản lý, đã viết: “Mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân, làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [46].

Như vậy, tựu trung lại, có thể quan niệm rằng: Quản lý là một quá trìnhtác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cáchhợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.

1.2.2 Thông điệp

Các nhà nghiên cứu báo chí-truyền thông có khá nhiều quan niệm về thông điệp

Theo GS TS Tạ Ngọc Tấn: “Thông điệp là những nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát (người mang nội dung thông tin) đến đối tượng

tiếp nhận (cá nhân hoặc tập thể người) [39, tr.8]

Trang 22

Tác giả Lương Khắc Hiếu cho rằng: “Thông điệp là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ý kiến, tình cảm được trao đổi, chia sẻ từ nguồn phát

đến đối tượng” [23, tr.20]

Trong cuốn sách “Truyền thông - Lý thuyết và những kỹ năng cơ bản”, tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng định nghĩa: “Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống này được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã” [17, tr.15] Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu ấy phải được giải mã bởi đầu nhận Hệ thống ký hiệu ấy có thể là lời nói (tiếng động và âm nhạc), chữ viết, đường nét, mầu sắc, cử chỉ, thái độ… [17, tr.209]

Như vậy, hầu hết các tác giả đều thống nhất: Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể được trao đổi từ nguồn phát và đầu nhận, nói cách khác được cả hai bên phát và bên nhận cùng cấp nhận, đều hiểu được và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã Tính chất đặc thù của thông điệp báo chí đó là nó được cấu thành từ các sự kiện và vấn đề thời sự và đang diễn ra Có thông điệp tài liệu, thông điệp bộ phận và thông điệp chung, thông điệp đích, thông điệp ẩn và thông điệp trực tiếp, thông điệp sự kiện và thông điệp lý lẽ.

Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho công chúng/nhóm đối tượng truyền thông trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông.

Có thể có nhiều loại thông điệp truyền thông.

- Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch/kế hoạch/chương trình truyền thông hướng tới.

Trang 23

- Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thông điệp bộ phận) là loại thông điệp cấu thành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông Căn cứ thông điệp cụ thể để hoạch định các hoạt động hướng tới hiện thực hóa thông điệp hay mục tiêu cụ thể.

- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ẩn chứa trong các tài liệu, dữ liệu… Loại thông điệp này dễ nhận biết, vì nó biểu hiện cụ thể, có thể nhìn thấy bằng trực quan, bằng văn bản, hình ảnh, clip, file âm thanh, đồ họa

- Thông điệp ẩn là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực, khả năng trừu tượng hóa, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự liên tưởng với những quan hệ đang hiện hữu.

- Thông điệp là những cụm từ, câu hoàn chỉnh, các dấu hiệu, biểu tượng hay phương tiện truyền tải ý nghĩa nội dung cụ thể từ nhóm người, tổ chức, cộng đồng này đến nhóm người, tổ chức, cộng đồng khác.

- Thông điệp là bất kì suy nghĩ, ý tưởng được diễn đạt ngắn gọn rõ ràng hay kín đáo, được thiết kế soạn thảo với hình thức thích hợp để truyền tải đến đối tượng bằng những phương tiện truyền thông khác nhau.

- Thông điệp là sự phối hợp và tổng hợp các yếu tố như ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh nhằm truyền đạt ý đồ của chủ thể đến công chúng nhận tin.

Từ các định nghĩa nêu trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về thông điệp như sau:

“Thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung vàhình thức dành cho một nhóm đối tượng cần truyền thông nhằm đạt đượcnhững mục tiêu của chương trình, chiến dịch truyền thông đề ra”.

1.2.3 Quản lý thông điệp truyền thông

Theo tác giả Đỗ Quý Doãn trong cuốn “Quản lý vá phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam”: “Quản lý thông điệp truyền thông là hoạt động điều

Trang 24

hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh một số bộ phận công chúng nhận thức về một vấn đề cụ thể nào đó trong một sự kiện, hiện tượng” [16, tr.31].

Theo tác giả Phạm Ngọc Anh: “Quản lý thông điệp truyền thông phải

đảm bảo để thông điệp phản ánh một cách chân thật khách quan, phong phú đa chiều những sự việc, những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, sự vật, sự việc; Quản lý thông điệp phải đảm bảo phải thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của Đảng trong nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, vấn đề một cách cụ thể ở những sự kiện, vấn đề phức tạp, có những đánh giá khác nhau; Quản lý thông điệp còn phải đảm bảo phù hợp với tôn chỉ mục đích và đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng” [1, tr.26].

Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu, từ các khái niệm quản lý, khái niệm thông điệp mà tác giả đã tóm lược nêu trên, tác giả luận văn đưa ra quan niệm về quản lý thông điệp truyền thông như sau:

“Quản lý thông điệp truyền thông là quá trình tác động, gây ảnh hưởngmột cách phù hợp của chủ thể quản lý đến việc thiết kế, xây dựng, phổ biến,truyền tải, đánh giá tác động của thông điệp đến đối tượng tiếp nhận thôngtin nhằm góp phần làm thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ vàhành vi theo chiều hướng tích cực của đối tượng tiếp nhận thông tin”.

- Yêu cầu về quản lý thông điệp

Muốn cho hoạt động quản lý thông điệp truyền thông đạt hiệu quả cao, cần phải thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy trình sản xuất thông điệp, từ việc xây dựng kế hoạch truyền thông, sáng tạo tác phẩm, tổ chức biên tập xuất bản, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tiếp nhận thông tin phản hồi khi thông điệp đến với công chúng.

Bên cạnh đó quản lý thông điệp truyền thông hiệu quả phải chú ý đến những yêu cầu cơ bản cốt lõi của thông điệp truyền thông đó là: (1) Thu hút

Trang 25

sự chú ý; (2) Rõ ràng, dễ hiểu; (3) Tác động vào tình cảm và lý trí; (4) Nêu rõ lợi ích; (5) Nội dung nhất quán; (6) Củng cố niềm tin; (7) Kêu gọi hành động Quản lý thông điệp truyền thông đóng vai trò quan trọng với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

Đối với chủ thể quản lý: Thông điệp truyền thông đóng vai trò là công

cụ, là phương thức để chủ thể quản lý định hướng, tổ chức thực hiện, xác định mục tiêu, cách thức, chiến lược truyền thông, tổ chức phối hợp các nguồn lực (như đội ngũ nhà báo, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, phản hồi công chúng) để tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp chủ thể quản lý đạt được những mục tiêu đã đề ra trong thông điệp truyền thông Hoạt động quản lý giúp cho chủ thể quản lý nắm bắt được hoạt động truyền thông liên quan đến các hoạt động, trên cơ sở đó nhận thức vấn đề, xác định được cơ hội cũng như thách thách đối với tổ chức; từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, bố trí phân công nhân lực, vật lực và tài lực; lực chọn phương thức tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả đồng thời kiểm tra, đánh giá, tổng kết và điều chỉnh các quyết định quản lý

Khách thể quản lý: Thông điệp truyền thông là toàn bộ các yếu tố tham

gia vào hoạt động sản xuất thông điệp truyền thông bao gồm từ Tổng biên tập, Ban biên tập, phóng viên, biên tập viên; sản phẩm báo chí với các yếu tố nội dung và hình thức thông điệp truyền thông; quy chế hoạt động, hình thức thông tin, đối tượng phục vụ công chúng

Hoạt động quản lý thông điệp truyền thông đóng vai trò vai trò định hướng, duy trì, thúc đẩy và điều chỉnh thông điệp truyền thông Thông qua chức năng lập kế hoạch sẽ xác định mục tiêu hoạt động cũng như nội dung và phương thức xây dựng và truyền tải thông điệp truyền thông và hướng mọi hoạt động của cá nhân, bộ phận trong tòa soạn đến việc thực hiện nội dung và phương thức đó nhằm đạt được mục tiêu thông tin truyền thông đề ra, phù

Trang 26

hợp với nhu cầu và lợi ích của công chúng, của xã hội Thông qua hệ thống nguyên tắc quản lý (nội quy, quy chế) để có thể bắt buộc các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí và bản thân các tòa soạn, các cá nhân, bộ phận liên quan tự giác nghiêm chỉnh chấp hành những nhiệm vụ hoạt động trong giới hạn quyền lực và nhiệm vụ của họ, góp phần tạo nên kỷ cương và tính bền vững của một tòa soạn.

Đối với thông điệp truyền thông: Việc quản lý sẽ định hướng nội dung

và hình thức của thông điệp Nội dung thuộc chủ đề, đề tài nào, nội dung có đảm bảo thực hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của báo chí không; hình thức thể hiện như thế nào để phát huy những ưu thế, thuận lợi; tần suất xuất hiện, vị trí của thông điệp góp phần làm tăng khả năng công chúng tiếp cận thông điệp, từ đó thông điệp sẽ có cơ hội tác động vào nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng, góp phần đạt được mục tiêu của quá trình thông tin báo chí.

Đối với nhà báo: Quản lý thông điệp truyền thông sẽ giúp nhà báo định

hướng được nội dung, chủ đề, đề tài cần thực hiện, cũng như nội dung thông điệp xây dựng sao cho đảm bảo các nguyên tắc hoạt động, đảm bảo không vi phạm tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí Quản lý cũng giúp cho nhà báo có điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi nhất, phát huy sự sáng tạo cũng như tạo động lực cho sự cống hiến của nhà báo; đồng thời ngăn chặn việc nhà báo đi lệch hướng, vi phạm đạo đức nhà báo, vi phạm quy định pháp luật, sa đà việc chạy theo những thông tin giật gân, câu khách để thu hút sự chú ý của công chúng.

Đối với cơ quan báo chí: Việc quản lý chặt chẽ thông điệp truyền thông

đăng trong mỗi tác phẩm, sản phẩm báo chí sẽ góp phần hạn chế thông tin sai sự thật, tiêu cực, phản cảm và cung cấp thông tin tích cực có lợi cho cộng đồng, hỗ trợ việc thực thi nhiệm vụ được giao phó.

Trang 27

Đối với công chúng báo chí: Công chúng là đối tượng tiếp nhận và tác

động, gây ảnh hưởng chính yếu của thông điệp Thông điệp được ví như chiếc cầu kết nối công chúng với nhà báo và cơ quan báo chí Công chúng đóng vai trò là người đánh giá hiệu lực và hiệu quả của thông điệp, quyết định sức mạnh xã hội của thông điệp Việc quản lý thông điệp truyền thông đối với công chúng là đảm bảo công chúng được tiếp cận với những thông tin khách quan, có chọn lọc, có mục đích Thông điệp sẽ phản ánh đúng điều công chúng cần, xuất phát từ chính nhu cầu, mong đợi và lợi ích của công chúng, rộng hơn là của xã hội, không được áp đặt chủ quan hoặc duy ý chí, giúp công chúng nhìn nhận đúng đắn về sự vật, sự việc, từ đó có cái nhìn và thái độ tôn trọng, hợp tác.

1.2.4 Quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí

- Báo chí

Theo nghĩa thông thường: “báo chí” gồm hai từ ghép “báo” - thông báo, “chí”- ghi lại Hiểu một cách khái quát, báo chí là những xuất bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật mà xã hội cần quan tâm.

Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử”.

- Quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí

Quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí là sự tác động của chủ thể quản lý đến việc thiết kế, xây dựng, phổ biến, truyền tải, đánh giá tác động của thông điệp về VHNT được đăng tải, phổ biến trên báo chí Nó bao gồm việc lập kế hoạch quản lý thông điệp về VHNT; Quản lý việc sáng tạo tác phẩm/thông điệp quy trình thiết kế biên tập về VHNT; quản lý phát hành và

Trang 28

giám sát, đánh giá, tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi về thông điệp truyền thông về VHNT trên báo chí.

- Lập kế hoạch quản lý thông điệp về VHNT Đây là khâu tiền đề quan trọng nhằm tạo cơ sở để đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện các nội dung tuyên truyền theo kế hoạch.

- Quản lý việc sáng tạo tác phẩm/thông điệp về VHNT

+ Hoạt động sáng tạo tác phẩm: Công đoạn này do phóng viên, cộng tác viên đảm nhận, song không tách rời quá trình quản lý của mỗi tòa soạn Các thông điệp về VHNT được thể hiện bằng các thể loại tác phẩm báo chí nào tùy thuộc mục đích sử dụng trong mỗi số báo và theo từng vấn đề, sự kiện Đây là nhân tố cơ bản để bảo đảm chất lượng, hiệu quả truyền thông về VHNT.

+ Tổ chức biên tập: Công đoạn này do Phòng TKTS đảm nhiệm Bộ phận này tập hợp tác phẩm của phóng viên, cộng tác theo kế hoạch nội dung, hình thức sản phẩm đặt ra Thư ký tòa soạn sẽ tiến hành biên tập, chỉnh sửa, hiệu đính, phân công trang báo in, thực hiện sản xuất ấn phẩm báo chí nhanh, chính xác và hấp dẫn

- Quản lý phát hành sản phẩm truyền thông về VHNT Đây là công đoạn quan trọng đưa sản phẩm báo chí đến với công chúng Đối với báo in, hình thức phát hành truyền thông vẫn là hình thức trao tay, do đó ảnh hướng đến tính thời sự của thông tin Vì vậy, công tác quản lý phát hành cần phải được tổ chức thực hiện chặt chẽ với những biện pháp cách làm chủ động để đảm bảo số lượng, chất lượng phát hành, thời gian phát hành đến công chúng sớm nhất.

- Giám sát, đánh giá, tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi về thông điệp truyền thông về VHNT trên báo chí Đây là công đoạn quan trọng giúp cho quản lý thông điệp truyền thông được phát huy hiệu quả trong thực tiễn Ngày

Trang 29

nay, với sự bùng nổ thông tin, việc giám sát, đánh giá, tiếp nhận xử lý thông tin phản hồi có tác dụng quan trọng giúp cho việc quản lý thông điệp truyền thông được chặt chẽ, kịp thời xử lý khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra.

- Phương thức quản lý

+ Tổ chức, động viên, lựa chọn và hướng dẫn đội ngũ phóng viên và kết nối, đặt bài đội ngũ cộng tác viên viết tin, bài về VHNT

+ Tổ chức chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề về VHNT Như vậy, tựu trung lại, có thể nhận định rằng:

“Quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí là sự tác động có chủ đíchcủa lãnh đạo cơ quan báo chí tác động lên đội ngũ những người làm báo chínhằm đảm bảo thông tin về VHNT đúng định hướng, đường lối chính trị, tăngcường các thông điệp truyền thông tích cực, lành mạnh về VHNT nhằm gópphần bồi dưỡng, nâng cao giá trị chân-thiện-mỹ cho công chúng”

1.3 Vai trò quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên báo chí

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách văn hóa của Đảng, góp phần giúp nhân dân nâng cao nhận thức, thái độ, hành động tích cực để lan tỏa những việc làm tốt đẹp trong xã hội Việc quản lý tốt các thông điệp về VHNT trên báo chí sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh Vai trò quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí được thể hiện ở những khía cạnh sau.

1.3.1 Góp phần phổ biến, tuyên truyền đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật cho bạn đọc

Nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội và là sức mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước, các cơ quan báo

Trang 30

chí chủ lực của đất nước giữ vai trò định hướng dư luận, trong đó có Báo QĐND không chỉ chú trọng tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách văn hóa của Đảng, mà còn tăng cường hướng dẫn, động viên, cổ vũ bộ đội và nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, đẩy mạnh các hoạt động VHNT, góp phần làm giàu đời sống tinh thần cho quân đội, đất nước và xã hội

Mỗi khi có nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước liên quan đến VHNT, nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Báo QĐND đã kịp thời thông tin, phổ biến, tuyên truyền các văn bản đó để giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển VHNT Trong đó, báo tập trung tuyên truyền, góp phần đưa các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, trọng tâm là: Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa IX “Về tiếp tục phát triển VHNT trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/T.Ư ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư khóa X “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” Cùng với đó, nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Báo QĐND chú trọng phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực văn hóa, VHNT như: Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Xuất bản, Luật Thư viện ; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ “Quy định về quản lý và tổ

Trang 31

chức lễ hội”; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17-9-2018 của Chính phủ “Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”…

Việc đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối, chính sách VHNT của Đảng và Nhà nước của các cơ quan báo chí, trong đó có Báo QĐND nhằm góp phần làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.3.2 Góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh đất nước,con người, văn hóa Việt Nam đến bạn đọc

Trong xã hội hiện đại, việc tiếp thu tri thức, tiếp nhận thông tin về các sự kiện, vấn đề, hiện tượng đã, đang xảy ra trong lĩnh vực VHNT nhằm thỏa mãn và nâng cao trình độ, thị hiếu thẩm mỹ hướng tới sự hoàn thiện nhân cách đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người Báo chí truyền thông về VHNT vừa chứa đựng các giá trị tinh thần, vừa có khả năng tạo dựng hệ thống phương tiện trực tiếp đáp ứng nhu cầu đó của công chúng

Những năm qua, nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Báo QĐND đã tăng cường thông tin, tuyên truyền về di sản văn hóa dân tộc, thường xuyên giới thiệu quảng bá những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng đã trở thành Di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, Hoàng Thành Thăng Long, Tràng An-Ninh Bình, Thành Nhà Hồ, Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, ; những di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như: Dân ca Quan họ, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Hát Xoan Phú Thọ, Nghệ thuật hát Bài Chòi các tỉnh Nam Trung Bộ, ; giới thiệu, quảng những cái hay, cái đẹp trong văn hóa truyền thống, những giá trị nghệ thuật đặc sắc như tuồng, chèo, cải lương, ca kịch dân tộc Qua đó giúp bạn đọc không chỉ hiểu biết sâu sắc để thêm trân quý, tự hào về bề dày truyền

Trang 32

thống lịch sử, chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt Nam, mà còn tạo ra một kênh thông tin quảng bá hữu ích để bạn bè quốc tế ngày càng hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.

1.3.3 Góp phần nâng cao kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, địnhhướng và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và giá trị chân-thiện-mỹcho bạn đọc

Đối với các cơ quan báo chí chủ lực của đất nước, trong đó có Báo QĐND đã tích cực thông tin truyền tải những kiến thức tri thức nói chung và văn hóa nói riêng đến bạn đọc, góp phần nâng cao dân trí và làm cho cuộc sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú, tốt đẹp Thông qua tuyên truyền về mọi mặt hoạt động, mọi khía cạnh, mọi phương diện của đời sống VHNT; coi trọng nêu gương điển hình tiên tiến trong đời sống văn hóa xã hội, những hành vi văn hóa tốt đẹp, những việc làm nhân văn trong cộng đồng; đặc biệt là thường xuyên đăng tải những truyện ngắn, bài thơ, tản văn, tùy bút giàu tính văn chương, nghệ thuật trên trang chuyên đề Văn học thứ Sáu hằng tuần, Báo QĐND đã góp phần truyền tải những thông điệp tích cực về VHNT tới bạn đọc Qua đó góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp, nâng cao nhận thức, trình độ, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho bạn đọc, nhất là cán bộ, chiến sĩ quân đội

Đánh giá về kết quả hoạt động của các cơ quan báo chí, văn học, nghệ thuật trong quân đội, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nhìn nhận: “Hệ thống báo chí, xuất bản và cơ quan quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật trong quân đội đã góp phần nâng cao chất lượng quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của bộ đội và nhân dân” [33].

Báo cáo tổng kết hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí giai đoạn 2016-2020, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) khẳng định: “5 năm qua,

Trang 33

các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí được triển khai thực hiện đúng hướng, lan toả rộng khắp trong toàn quân và đời sống xã hội Các hoạt động tuyên truyền về văn hóa nghệ thuật liên tục đổi mới, sáng tạo, phong phú về nội dung, hình thức thể hiện, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, xây dựng nhân cách Bộ đội Cụ Hồ và nhân tố chính trị-tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân” [21].

Tiểu kết chương 1

VHNT là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam XHCN

Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.

Quản lý thông điệp là quá trình tác động, gây ảnh hưởng một cách phù hợp của chủ thể quản lý đến việc thiết kế, xây dựng, phổ biến, truyền tải, đánh giá tác động của thông điệp đến đối tượng tiếp nhận thông tin nhằm góp phần làm thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành vi theo chiều hướng tích cực của đối tượng tiếp nhận thông tin.

Quản lý thông điệp về VHNT trên báo chí là sự tác động có chủ đích của lãnh đạo cơ quan báo chí tác động lên đội ngũ những người làm báo chí nhằm đảm bảo thông tin về VHNT đúng định hướng, đường lối chính trị, tăng cường các thông điệp truyền thông tích cực, lành mạnh về VHNT nhằm góp phần bồi dưỡng, nâng cao giá trị chân-thiện-mỹ cho công chúng.

Việc quản lý thông điệp VHNT trên Báo QĐND đã có vai trò tích cực, thể hiện ở các khía cạnh: Góp phần phổ biến, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về VHNT cho bạn đọc; góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến bạn đọc; góp phần nâng cao kiến thức về VHNT, định hướng và bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và giá trị chân-thiện-mỹ cho bạn đọc.

Trang 34

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ VĂN HÓA, NGHỆTHUẬT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY2.1 Giới thiệu về Báo Quân đội nhân dân

2.1.1 Tổng quan về Báo Quân đội nhân dân

Báo QĐND vinh dự là tờ báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên Trong số báo đầu tiên ngày 20/10/1950 tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư huấn thị đối với cán bộ, phóng viên Báo QĐND: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”.

Báo QĐND là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tiếng nói của LLVT và nhân dân Việt Nam Trong 70 năm qua, Báo QĐND luôn đồng hành, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và của QĐND và các LLVT nhân dân Việt Nam Lịch sử Báo QĐND là một phần của lịch sử của dân tộc Việt Nam và QĐND Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Từ một tờ báo phát hành nội bộ trong LLVT, sau 6 năm, đến tháng 11-1956, Báo QĐND đã phát hành ra toàn dân Từ đây, tờ báo không chỉ có tính toàn quân, mà mang tính toàn quốc Từ tờ báo xuất bản 3 kỳ trong tuần, Báo QĐND đã phát triển thành nhật báo với việc xuất bản, phát hành báo hằng ngày từ 19-5-1965

Từ một ấn phẩm duy nhất là báo ngày, Báo QĐND mở rộng thêm các ấn phẩm khác như Báo QĐND cuối tuần vào năm 1996 (trước đó 6 năm là Báo QĐND thứ Bảy), Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng (tháng 3-1994) Từ ngày 22-12-2002, Báo QĐND hằng ngày tăng 4 trang lên 8 trang và xuất bản Báo QĐND điện tử tiếng Việt.

Trang 35

Từ một tờ báo đơn ngữ, Báo QĐND phát triển thành thành tờ báo đa ngữ trên phiên bản điện tử: Báo QĐND điện tử tiếng Anh (2005), Báo QĐND điện tử tiếng Trung Quốc (2012), Báo QĐND điện tử tiếng Lào, tiếng Khmer (2017); và đa loại hình (audio, video) Từ tháng 4-2019, Báo QĐND là 1 trong 6 cơ quan báo chí trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện, định hướng dư luận xã hội

Báo QĐND đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Ba (năm 1956), Huân chương Chiến công hạng Nhất (năm 1961); Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1963); Huân chương Quân công hạng Nhất (năm 1984); Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990); Anh hùng LLVT nhân dân (năm 2000); Huân chương Sao Vàng (năm 2005); Anh hùng Lao động (năm 2010); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2010); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2020).

Hiện nay, Báo QĐND đã có các xuất bản phẩm, gồm: Báo QĐND hằng ngày, Báo QĐND cuối tuần, Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, Báo QĐND điện tử đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Lào, tiếng Khmer) và đa loại hình (audio, video)

2.1.2 Giới thiệu về công tác tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật trênBáo Quân đội nhân dân hằng ngày

Là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của LLVT và nhân dân Việt Nam, theo quy định trong giấy phép hoạt động báo chí, đối tượng phục vụ của Báo QĐND là toàn quân và toàn dân Như vậy, đối tượng bạn đọc của Báo QĐND không chỉ là cán bộ, chiến sĩ quân đội, mà còn là các tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước.

Hiện nay, tờ nhật báo QĐND xuất bản hằng ngày khoảng 60.000 tờ, cấp phát đến các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và 100% ban chỉ huy quân

Trang 36

sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp có lực lượng dân quân tự vệ Theo cơ chế hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong QĐND Việt Nam, bí thư cấp ủy (xã, huyện, tỉnh) ở các địa phương giữ chức bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp Do đó, để nắm vững hoạt động quân sự-quốc phòng, đồng chí bí thư cấp ủy các cấp trong hệ thống chính trị ở địa phương đều có tờ nhật báo QĐND Như vậy, phạm vi phát hành tờ nhật báo QĐND trên khắp các tỉnh, thành phố của cả nước

Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng tờ báo của Đảng trong LLVT nhân dân Việt Nam, là một trong 6 cơ quan báo chí chủ lực của đất nước, Báo QĐND tuyên truyền mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm 6 lĩnh vực chính là: Chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại.

Trên cơ sở đó, Báo QĐND đã thành lập 5 phòng biên tập chuyên môn theo các lĩnh vực, đó là: Phòng biên tập Công tác Đảng-Công tác chính trị; Phòng biên tập Quốc phòng-An ninh; Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính; Phòng biên tập Văn hóa-Thể thao; Phòng biên tập Thời sự Quốc tế.

Ban biên tập Báo QĐND giao nhiệm vụ tuyên truyền lĩnh vực VHNT cho Phòng biên tập Văn hóa-Thể thao (VHTT) Các nội dung của Phòng VHTT được đăng trên trang 5 ấn phẩm báo in Báo QĐND hằng ngày, với tên mũ trang chung là “Văn hóa-Thể thao”

Phòng biên tập VHTT là một trong những phòng có bề dày truyền thống của Báo QĐND, với nhiều cây bút tên tuổi, trong đó có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của đất nước, quân đội từng có những năm tháng là cán bộ, phóng viên ở Phòng biên tập VHTT Tiêu biểu như: Nhà báo Phạm Phú Bằng, nhà văn Cao Tiến Lê, nhà văn Hà Phạm Phú, nhà văn Trần Hữu Hữu Tòng, nhà văn Hà Đình Cẩn, nhà thơ Đỗ Trung Lai, nhà thơ Trần Anh Thái,… Nổi bật trong số đó có nhà văn Hà Đình Cẩn đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Trang 37

Phòng biên tập VHTT có chức năng, nhiệm vụ: Thông tin, tuyên truyền về các sự kiện, vấn đề thuộc 4 lĩnh vực chính là: Văn hóa; thể thao; du lịch; giáo dục Thông qua đó nhằm quán triệt, phổ biến, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đến bạn đọc; góp phần bồi đắp, nâng cao kiến thức về VHNT cho cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân.

Các tin, bài về VHTT chủ yếu đăng trên trang 5 Ngoài ra những tin tức, sự kiện quan trọng, thời sự nổi bật về VHNT được đăng trên trang 1 và trang 8 Báo QĐND hằng ngày, đăng lại trên Báo QĐND điện tử Hiện nay trên ấn phẩm báo in Báo QĐND có chuyên trang Văn học thứ Sáu, Văn nghệ chủ nhật và chuyên mục “Lăng kính văn hóa” thứ Bảy

Trong số 4 lĩnh vực tuyên truyền chính, thì mảng VHNT chiếm tới 70% trong cơ cấu trang Văn hóa-Thể thao, còn lại 30% là 3 lĩnh vực: Giáo dục, thể thao, du lịch

Nội dung tuyên truyền về VHNT bao gồm 2 mảng chính

- Mảng văn hóa, gồm: Di sản văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa giải trí, văn hóa đọc, văn hóa cơ sở, công nghiệp văn hóa-sáng tạo, văn hóa quân đội, văn hóa các dân tộc thiểu số

- Mảng văn học, nghệ thuật, gồm văn học và các loại hình nghệ thuật cơ bản: Âm nhạc, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh.

2.2 Thực trạng quản lý thông điệp về văn hóa, nghệ thuật trên BáoQuân đội nhân dân

2.2.1 Thực trạng quản lý tác giả, tác phẩm

2.2.1.1 Thực trạng quản lý tác giả

Tác giả sáng tạo tác phẩm báo chí về VHNT trên Báo QĐND bao gồm tác giả là phóng viên công tác tại Báo QĐND; tác giả là cộng tác viên bao

Trang 38

gồm các nhà văn, nghệ sĩ, nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học và cán bộ, chiến sĩ quân đội, cựu chiến binh, người dân đều có thể tham gia viết tin, bài VHNT gửi cho Báo QĐND

- Tác giả-phóng viên

Hiện nay Phòng biên tập VHTT có 10 người (gồm: 2 cán bộ, 8 phóng viên, biên tập viên) Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên đều có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành: Báo chí; Văn học; Xã hội học; Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước; Ngoại ngữ quân sự; Luật học Trong đó 70% phóng viên có trình độ chuyên môn về báo chí

Ngoài số lượng phóng viên chuyên trách theo dõi, tuyên truyền lĩnh vực VHNT thuộc Phòng biên tập VHTT, hiện nay Báo QĐND có hơn 20 phóng viên thuộc các phòng, ban chuyên môn tham gia viết tin, bài về VHNT, gồm: Phòng biên tập Báo điện tử, Phòng biên tập Báo QĐND cuối tuần, Phòng Bạn đọc-Cộng tác viên, Ban Ảnh; các ban đại diện Báo QĐND ở 3 khu vực (miền Trung-Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Tây Nam Bộ) và các cơ quan, phóng viên thường trú Báo QĐND ở Tây Bắc, Quân khu 4, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng

Như vậy, số phóng viên chuyên trách và phóng viên tham gia viết tin, bài về lĩnh vực VHNT của Báo QĐND hiện nay có khoảng 30 người Với số lượng phóng viên trải dài rộng khắp trên mọi miền đất nước, Báo QĐND có lợi thế để thông tin, phản ánh kịp thời các hoạt động VHNT ở các địa phương, cơ quan, đơn vị Do đó, Báo QĐND hầu như không để xảy ra hiện tượng sót, lọt những tin tức, sự kiện VHNT thời sự và những vấn đề VHNT dư luận xã hội quan tâm

- Tác giả-cộng tác viên

Lĩnh vực VHNT là lĩnh vực đặc thù, trong đó có một số mảng chuyên sâu như văn học, kiến trúc, mỹ thuật, công nghiệp văn hóa-sáng tạo… nên

Trang 39

phóng viên bình thường khó có thể sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao về các mảng nội dung này Xuất phát từ tính chất đặc thù đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông điệp truyền thông về VHNT, Báo QĐND đã chủ động, thường xuyên kết nối, đặt bài các cộng tác viên chuyên gia, bao gồm: Nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học, nhà quản lý văn hóa, nhạc sĩ, đạo diễn, kiến trúc sư, nhà nhiếp ảnh, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa… để tham gia cộng tác, viết bài về VHNT cho Báo QĐND

Ngoài đội ngũ cộng tác viên chuyên gia, Báo QĐND còn tích cực kết nối, mời gọi cộng tác viên là phóng viên công tác ở các báo quân khu, quân chủng; cán bộ, chiến sĩ công tác tại đơn vị quân đội; cựu chiến binh, người dân có năng khiếu báo chí tham gia viết tin, bài VHNT cho Báo QĐND

Như vậy, đối tượng tác giả-cộng tác viên viết tin, bài VHNT cho Báo QĐND gồm hai nhóm chính là: Nhóm chuyên gia và nhóm thông tin viên ở cơ sở

Do thường xuyên giữ mối liên hệ, chủ động kết nối và đặt bài các cộng tác viên tham gia viết bài nên công tác tuyên truyền về VHNT trên Báo QĐND không chỉ đảm bảo tính thời sự, mà còn bảo đảm tính chuyên sâu, từ đó tăng cường hiệu quả thông điệp đối với bạn đọc Nhất là vào các dịp Báo QĐND tổ chức diễn đàn theo chủ đề, tuyên truyền các vấn đề có tính chuyên môn sâu, các trang chuyên đề về VHNT, tác giả-cộng tác viên chiếm tỉ lệ lớn.

Trong năm 2020, Báo QĐND đã đăng tải 296 tác phẩm thuộc thể loại văn học (bao gồm: truyện ngắn, thơ, bài phê bình văn học, giới thiệu tác giả-tác phẩm văn học, bài tùy bút, bài tản văn…), thì có tới 252 bài (chiếm khoảng 85%) là của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học và những cộng tác viên có năng khiếu về văn chương.

Trong chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia, từ ngày 15/9/2020 đến ngày 31/12/2020, Báo QĐND đã mở “Diễn đàn văn hóa

Trang 40

rượu bia” trên Trang Văn hóa-Thể thao Sau hơn 3 tháng tổ chức diễn đàn, trong số 20 bài đã đăng tải thì có 15 bài viết (chiếm 75%) của cộng tác viên chuyên gia

Đối với tin bài về văn hóa quân đội, Báo QĐND đã đăng 209 tác phẩm (tin, bài, ảnh) phản ánh về xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo đảm đời sống văn hóa, chuẩn mực văn hóa Bộ đội Cụ Hồ, thì có tới 128 tin, bài, ảnh (chiếm 61%) do cộng tác viên cơ sở cung cấp

Có thể nhận định ưu điểm, hạn chế của đội ngũ tác giả như sau

- Ưu điểm

+ Đội ngũ tác giả-phóng viên của Báo QĐND yêu nghề báo, nhiệt huyết với công việc làm báo; chủ động bám nắm các tin tức, sự kiện, vấn đề thời sự về VHNT để phản ánh, tuyên truyền kịp thời, giúp công chúng có cái nhìn bức tranh toàn cảnh về đời sống VHNT của đất nước và đời sống VNNT của quân đội

+ Đội ngũ tác giả-cộng tác viên về lĩnh vực VHNT của Báo QĐND luôn trân trọng, yêu mến, tin tưởng tờ báo; cộng tác viên chuyên gia đã dành tâm huyết, trí tuệ để viết những tác phẩm báo chí chất lượng gửi Báo QĐND; cộng tác viên ở cơ sở thường xuyên thông tin, phản ánh những vấn đề VHNT ở đơn vị, địa phương để chia sẻ, cung cấp tin, bài cho báo Nhờ đó, chất lượng, nội dung tuyên truyền về VHNT trên Báo QĐND bảo đảm tính cập nhật, tính đa dạng, tính phong phú.

- Hạn chế

Một số tác giả-phóng viên của Báo QĐND theo dõi, viết bài về VHNT tuy hiểu biết chung về mặt xã hội của vấn đề tuyên truyền, song chưa được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu về VHNT nên khi sáng tạo tác phẩm báo chí chưa sâu sắc cả về nội dung và hình thức, bút pháp thể hiện Tác phong làm việc của một số phóng viên chưa chuyên nghiệp, tác nghiệp có lúc

Ngày đăng: 12/04/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan