đồng thuận xã hội và những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay

18 0 0
đồng thuận xã hội  và những thách thức trong quá trình  xây dựng sự  đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đồng thuận xã hội và những thách thức trong quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay “đồng thuận xã hội là một khái niệm được sử dụng chính thức trong văn kiện của đảng tại văn kiện hội nghị trung ương lần thứ 7 (khoá ix). khi đề ra chủ trương phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đảng ta đã chính thức đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội. chủ trương đó tiếp tục bổ sung , phát triển trong nghị quyết đại hội đảng lần thứ x , xi. điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu cơ bản về vấn đề này . từ thời cổ đại , tư tưởng đồng thuận xã hội đã được các nhà tư tưởng đề cập đến cả ở phương tây và phương đông . sống trong xã hội chiếm hữu nô lệ, với mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, các nhà tư tưởng chính trị thời cổ đại ở hy lạp và la mã chủ yếu tập trung vào vấn đề quyền lực nhà nước và pháp luật. nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn xuất hiện tư tưởng về đồng thuận xã hội. đêmôcrít (khoảng 460 370 tcn) khi bàn về sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật, đã chỉ ra những điều kiện tiên quyết để nhà nước có thể thực hiện vai trò nền móng cho những người hy lạp tự do, trong đó điều kiện thứ hai là: phải có sự bình đẳng và nhất trí của mỗi công dân. đêmôcrít đưa ra những luận chứng về sự hoà giải chung. ông coi trọng sự hoà hợp, thống nhất giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa nhà nước với công dân. platon (428 347 tcn), người sáng lập chủ nghĩa duy tâm triết học, cho rằng, chính trị xuất hiện trước hết như một sự hiểu biết duy lý dành cho việc giáo dục con người, sau đó nó trở thành nghệ thuật dẫn dắt xã hội con người. theo ông, người ta có thể dẫn dắt con người bằng sự bắt buộc và bạo lực nhưng người ta cũng có thể dẫn dắt con người bằng sự ưng thuận ý chí tự do của họ. nghệ thuật cai trị bằng sức mạnh sẽ mang tên chế độ độc tài, nghệ thuật cai trị bằng thuyết phục con người gọi là chính trị. từ quan niệm này, ông khẳng định: chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ. chính trị là nghệ thuật sống chung. tư tưởng về chính trị của ông đã phản ánh một phương thức tập hợp lực lượng mà xã hội hiện đại đang phải thực hiện: bằng hiệp thương, thảo luận để đạt được một sự thống nhất trong xã hội chứ không phải bằng bạo lực, cưỡng bức. sang thời cận đại, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu không những tiếp tục tiếp thu những tư tưởng của thời kỳ trước mà còn phát triển với nhiều sắc thái riêng. g. lốccơ (1632 1704), nhà triết học duy vật người anh trong tác phẩm nổi tiếng tinh thần luật pháp , khi bàn về vấn đề nhà nước đã chỉ ra rằng nhà nước xã hội chính trị xã hội công dân, thực chất là một khế ước xã hội, trong đó các công dân nhượng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung quyền lực nhà nước. g.lốccơ đã chủ trương cần phải có sự thoả thuận giữa nhà nước và công dân trong việc thiết lập sử dụng quyền lực chung. khi đả phá chế độ quân chủ, ông vẫn chủ trương rằng trong một thể chế chính trị mới, cần có một cơ chế bảo đảm quyền lợi của thành phần quý tộc trước sự áp đảo của lực lượng quần chúng chiếm đa số trong xã hội. quan điểm của ông thể hiện một tinh thần rằng tầng lớp quý tộc phải được xoá bỏ như một giai cấp đặc quyền đặc lợi, nhưng họ được và vẫn có quyền tồn tại như những con người, với những nhu cầu và quyền lợi riêng và chung như mọi người trong xã hội. với ông, duy chỉ có một điều không thể khoan dung, đó chính là chế độ chuyên chế bạo ngược. ngoài ra, bất chấp những định kiến từ ngàn đời nay, dù là xuất phát từ phong tục tập quán, từ cơ chế chính trị của chính thể, từ kết quả của sự phát triển xã hội, trong mỗi vấn đề, ông đều thể hiện một thái độ dung hợp vừa hợp lý, vừa khách quan và không thiếu tính nhân bản. tinh thần khoan dung đó rất cần thiết để xây dựng sự đồng thuận xã hội. giăng giắc rutxô (1712 1778), một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nước pháp thế kỷ xviii với tác phẩm nổi tiếng bàn về khế ước xã hội đã chỉ ra rằng xã hội muốn tồn tại và phát triển cần có một sự liên kết tự nguyện giữa mọi công dân và nhà nước . liên kết đó là một khế ước mà mỗi bên có những quyền lợi nhất định theo thoả thuận . ở phương đông , từ thời cổ đại, khổng tử nhà hiền triết, nhà tư tưởng chính trị trung quốc sinh thời đã có ý tưởng xây dựng một xã hội an thuận, thái hoà. lý tưởng của khổng tử là xây dựng một xã hội đại đồng mà con đường cơ bản để đạt đến lý tưởng đó là sự hài hoà nhất thể: vua, bề tôi, dân chúng. tuy rằng học thuyết chính trị của khổng tử có nhiều mâu thuẫn, và còn những hạn chế nhưng tư tưởng xây dựng một xã hội đại đồng có sự hài hoà giữa vua tôi dân là một đóng góp tích cực trong lịch sử tư tưởng về đồng thuận xã hội mà chúng ta không thể phủ nhận.

Trang 1

đồng thuận xã hội và những thách thức trong quá trình xâydựng sự đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay

đăng tạp chí khoa học xã hội số 9/2012ts nguyễn thị lan

trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nghệ an

“đồng thuận xã hội" là một khái niệm được sử dụng chính thức trong văn kiện của đảng tại văn kiện hội nghị trung ương lần thứ 7 (khoá ix) khi đề ra chủ trương phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đảng ta đã chính thức đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội chủ trương đó tiếp tục bổ sung , phát triển trong nghị quyết đại hội đảng lần thứ x , xi điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu cơ bản về vấn đề này

từ thời cổ đại , tư tưởng đồng thuận xã hội đã được các nhà tư tưởng đề cập đến cả ở phương tây và phương đông

sống trong xã hội chiếm hữu nô lệ, với mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, các nhà tư tưởng chính trị thời cổ đại ở hy lạp và la mã chủ yếu tập trung vào vấn đề quyền lực nhà nước và pháp luật nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn xuất hiện tư tưởng về đồng thuận xã hội đêmôcrít (khoảng 460 - 370 tcn) khi bàn về sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật, đã chỉ ra những điều kiện tiên quyết để nhà nước có thể thực hiện vai trò nền móng cho những người hy lạp tự do, trong đó điều kiện thứ hai là: phải có sự bình đẳng và nhất trí của mỗi công dân đêmôcrít đưa ra những luận chứng về sự hoà giải chung ông coi trọng sự hoà hợp, thống nhất giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa nhà nước với công dân.

platon (428 - 347 tcn), người sáng lập chủ nghĩa duy tâm triết học, cho rằng, chính trị xuất hiện trước hết như một sự hiểu biết duy lý dành cho việc giáo dục con người, sau đó nó trở thành nghệ thuật dẫn dắt xã hội - con người theo ông, người ta có thể dẫn dắt con người bằng sự bắt buộc và bạo lực nhưng người ta cũng có thể dẫn dắt con người bằng sự ưng thuận ý chí tự do của họ nghệ thuật cai trị bằng sức mạnh sẽ mang tên "chế độ độc tài", nghệ thuật cai trị bằng thuyết phục con người gọi là chính trị từ quan niệm này, ông khẳng định: chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ chính trị là nghệ thuật

Trang 2

sống chung tư tưởng về chính trị của ông đã phản ánh một phương thức tập hợp lực lượng mà xã hội hiện đại đang phải thực hiện: bằng hiệp thương, thảo luận để đạt được một sự thống nhất trong xã hội chứ không phải bằng bạo lực, cưỡng bức.

sang thời cận đại, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu không những tiếp tục tiếp thu những tư tưởng của thời kỳ trước mà còn phát triển với nhiều sắc thái riêng g lốccơ (1632 - 1704), nhà triết học duy vật người

anh trong tác phẩm nổi tiếng tinh thần luật pháp , khi bàn về vấn đề nhà

nước đã chỉ ra rằng nhà nước - xã hội chính trị - xã hội công dân, thực chất là một khế ước xã hội, trong đó các công dân nhượng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung - quyền lực nhà nước g.lốccơ đã chủ trương cần phải có sự thoả thuận giữa nhà nước và công dân trong việc thiết lập sử dụng quyền lực chung

khi đả phá chế độ quân chủ, ông vẫn chủ trương rằng trong một thể chế chính trị mới, cần có một cơ chế bảo đảm quyền lợi của thành phần quý tộc trước sự áp đảo của lực lượng quần chúng chiếm đa số trong xã hội quan điểm của ông thể hiện một tinh thần rằng tầng lớp quý tộc phải được xoá bỏ như một giai cấp đặc quyền đặc lợi, nhưng họ được và vẫn có quyền tồn tại như những con người, với những nhu cầu và quyền lợi riêng và chung như mọi người trong xã hội với ông, duy chỉ có một điều không thể khoan dung, đó chính là chế độ chuyên chế bạo ngược ngoài ra, bất chấp những định kiến từ ngàn đời nay, dù là xuất phát từ phong tục tập quán, từ cơ chế chính trị của chính thể, từ kết quả của sự phát triển xã hội, trong mỗi vấn đề, ông đều thể hiện một thái độ dung hợp vừa hợp lý, vừa khách quan và không thiếu tính nhân bản tinh thần khoan dung đó rất cần thiết để xây dựng sự đồng thuận xã hội.

giăng giắc rutxô (1712 - 1778), một trong những nhà tư tưởng vĩ

đại nhất của nước pháp thế kỷ xviii với tác phẩm nổi tiếng bàn về khế

ước xã hội đã chỉ ra rằng xã hội muốn tồn tại và phát triển cần có một sự

liên kết tự nguyện giữa mọi công dân và nhà nước liên kết đó là một khế ước mà mỗi bên có những quyền lợi nhất định theo thoả thuận

ở phương đông , từ thời cổ đại, khổng tử - nhà hiền triết, nhà tư tưởng chính trị trung quốc - sinh thời đã có ý tưởng xây dựng một xã hội

Trang 3

an thuận, thái hoà lý tưởng của khổng tử là xây dựng một xã hội đại đồng mà con đường cơ bản để đạt đến lý tưởng đó là sự hài hoà nhất thể: vua, bề tôi, dân chúng tuy rằng học thuyết chính trị của khổng tử có nhiều mâu thuẫn, và còn những hạn chế nhưng tư tưởng xây dựng một xã hội đại đồng có sự hài hoà giữa vua - tôi - dân là một đóng góp tích cực trong lịch sử tư tưởng về đồng thuận xã hội mà chúng ta không thể phủ nhận.

cùng thời với khổng tử, lão tử, người sáng lập ra đạo gia đưa ra quan điểm về xây dựng một xã hội lý tưởng, gắn bó và hoà đồng với thiên nhiên ông chủ trương xây dựng một chế độ xã hội dựa trên sự bình đẳng của tất cả mọi người, không có áp bức, bóc lột giữa người với người ông đề cao tư tưởng hữu nghị giữa các dân tộc theo ông, trị nước cũng giống như hoa nở muốn giúp cho hoa nở thì giúp cho hoa nào cũng nở, lấy cái tự nhiên mà giúp cho cái tự nhiên theo một cách tự nhiên ông đã rất coi trọng cái tự nhiên, phản đối cái ép buộc, cưỡng bức đó cũng chính là mầm mống về tư tưởng đồng thuận xã hội cần phải tạo ra một sự nhất trí trên cơ sở tự nguyện chứ không phải bằng cưỡng bức, bạo lực nếu làm được như vậy thì xã hội sẽ yên bình để phát triển.

điểm qua lịch sử tư tưởng chính trị ở phương đông và phương tây, cho thấy rằng dù ở góc độ này hay góc độ khác, các nhà tư tưởng chính trị đã rất coi trọng sự hài hoà, thống nhất giữa công dân và nhà nước, coi trọng sự đồng tình nhất trí của nhân dân trong quá trình điều hành, quản lý đất nước

trong chính trị học hiện đại ,đồng thuận xã hội ngày càng được coi

trọng .theo từ điển tiếng pháp xuất bản năm 2002, đồng thuận

(consensus) nghĩa là sự nhất trí của nhiều người, sự đồng ý và nhất trí

cao của đa số(1) trong từ điển chính trị học hiện đại của tác giả

đanhilencô, đồng thuận có nghĩa là sự đồng tình, đồng ý, sự liên kết theo mong muốn với người khác nghĩa đen đầu tiên của từ đồng thuận dùng để chỉ cái cảm giác có cùng một ý kiến, một suy nghĩ nào đó, là sự kết nối, liên kết, sự đồng tình, đồng ý(2) đó là sự trùng hợp ý kiến của nhiều người, giữa các nhóm người, cho dù có sự không đồng

Trang 4

tình ở một số người hoặc một nhóm người nào đó ông cho rằng, trong lĩnh vực chính trị, đồng thuận phản ánh trước hết quan hệ giữa người cầm quyền, người quản lý và người bị quản lý cũng theo tác giả này, từ

đồng thuận liên quan đến đồng tình và bao hàm cả sự tin tưởng lẫn

nhau xem xét ở một góc độ khác, đồng thuận đề cập đến việc giải quyết những vấn đề với sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người, cho dù có sự không đồng tình ở một nhóm người hoặc một người nào đó đồng thuận chính là sự đồng tình, đồng ý giữa các thành viên, giữa các nhóm xã hội nào đó về những mục tiêu, giá trị, chuẩn mực chung đồng thuận là tiền đề tồn tại của mỗi một hệ thống xã hội, nhưng đặc biệt là trong hệ thống chính trị dân chủ đa lợi ích trong thực thi quyền lực chính trị, chính đồng thuận xã hội làm giảm đi sự áp đặt, cưỡng chế và làm tăng sự liên kết giữa các lực lượng xã hội, các nhóm dân cư.

với arend lijphart - nhà chính trị học mỹ - tác giả của các mô hình

dân chủ, một nghiên cứu so sánh ở 21 quốc gia (nhà xuất bản đại học

yale, 1984), đồng thuận không chỉ dừng lại ở ý niệm chính trị mà được

biểu hiện cụ thể thành một mô hình dân chủ: mô hình dân chủ đồng thuận tác giả phân tích những đặc trưng của hai mô hình, từ đó chỉ ra đối với những quốc gia không đồng nhất về tôn giáo và ngôn ngữ thì mô hình dân chủ đồng thuận là phù hợp hơn bởi vì, trong một xã hội bị chia rẽ một cách sâu sắc theo các tôn giáo, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, sắc tộc hoặc chủng tộc thì sự cai trị của đa số báo hiệu sự độc tài của đa số và sự xung đột của nội bộ những gì mà các xã hội này cần là một chế độ dân chủ mà ở đó nhấn mạnh đến sự đồng thuận thay vì sự đối lập, sự hoà hợp thay vì loại trừ đó là nền dân chủ đồng thuận trong nền dân chủ này, ý kiến của thiểu số được tôn trọng

tác giả nicholas rescher trong tác phẩm "chủ nghĩa đa nguyên:

phản đối yêu cầu đồng thuận" (nhà xuất bản oxford university, usa, năm

1993) quan niệm đồng thuận là sự đồng ý, nhất trí giữa các cá nhân hay các nhóm người khác nhau sự nhất trí đó thường xảy ra phổ biến ở ba lĩnh vực cơ bản: nhận thức, thực tiễn, đánh giá ông không tán thành quan điểm làm bất cứ điều gì để tránh sự bất đồng (theo hướng đồng thuận), mà trong một thế giới phức tạp và không hoàn thiện, sự bất

Trang 5

đồng không thể tránh khỏi nên phải chấp nhận (theo hướng đa nguyên) theo ông, sự đồng thuận nằm trong việc chấp nhận thực tế bất đồng của nhân loại và giảm nhẹ những bất đồng trong khả năng có thể.

trong lý luận của mình, c.mác và ph.ăngghen đã chủ trương xây dựng một xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đó, con người được tôn trọng, được tự do phát triển toàn diện, quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác, tương trợ lẫn nhau với xã hội đó, đồng thuận đạt được ở mức độ cao, khác biệt ngày càng giảm, tạo nên một sự ổn định để phát triển

v.i.lênin, người kế thừa và phát triển lý luận của c.mác trong giai đoạn mới, vẫn tiếp tục học thuyết về đấu tranh giai cấp để tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ

trong vấn đề liên kết giữa các dân tộc, người đặc biệt coi trọng sự tự nguyện chứ không phải bằng bạo lực, cưỡng bức trong thư gửi công nhân và nông dân ucraina, người viết "chúng ta mong muốn các dân tộc tự nguyện liên minh với nhau - một sự liên minh không dung thứ một hành động bạo lực nào của nước này đối với nước khác, một sự liên minh đặt cơ sở trên sự tin cậy hoàn toàn, sự giác ngộ về sự thống nhất anh em, sự thoả thuận hoàn toàn tự nguyện"(3) nhưng, theo lênin, việc thiết lập được một sự liên minh như thế không phải là dễ dàng, không thể là ngày một ngày hai mà là một quá trình với sự kiên nhẫn, thận trọng điều đó cho thấy rằng, để tạo được một sự đồng ý, nhất trí một cách tự nguyện, không thể nôn nóng, vội vàng.

như vậy, các nhà tư tưởng chính trị trong lịch sử và các nhà kinh điển của chủ nghĩa mác đã mong muốn xây dựng một xã hội lấy sự đồng thuận giữa các tầng lớp, giữa các dân tộc làm cơ sở thực hiện được điều đó, cần tôn trọng lợi ích của các tầng lớp, các dân tộc và đề cao tinh thần tự nguyện tư tưởng đó vẫn soi sáng cho con đường xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay.

trong tư tưởng của mình, hồ chí minh rất coi trọng vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc người nói đến đại đoàn kết cũng chính là nói đến đồng thuận xã hội dù trong bối cảnh nào, với bất cứ đối tượng nào, người cũng tìm được điểm tương đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết với

Trang 6

nhau vì mục tiêu chung với các tầng lớp nhân dân, người kêu gọi đoàn kết tất cả những người thật sự yêu tổ quốc, yêu hoà bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với phe nào (4)

như vậy, khái niệm đồng thuận được hiểu là sự đồng tình, nhất trí của đa số về một vấn đề nào đó bất cứ một tổ chức nào có sự tập hợp của một số người là đều đòi hỏi phải tạo được một sự đồng thuận thì mới có thể tồn tại và phát triển mỗi tổ chức xã hội, dù ở phạm vi hẹp hay rộng, muốn tồn tại được đều cần có sự đồng tình, nhất trí của đa số trên cơ sở tự nguyện chứ không phải cưỡng bức, ép buộc nhưng đồng thuận trong những trường hợp nói trên là ở trong phạm vi hẹp, có thể dễ

dàng đạt được từ những quan niệm trên , có thể hiểu đồng thuận chính

là sự đồng tình, nhất trí về một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểmtương đồng

đồng thuận mà chúng ta nghiên cứu ở đây không phải là đồng thuận chung chung , cũng không phải đồng thuận trong phạm vi hẹp mà là đồng thuận xã hội (social consensus) đó là sự đồng thuận ở phạm vi rộng, bao quát theo tác giả đỗ quang tuấn "đồng thuận xã hội được hiểu là sự đồng tình, ủng hộ và cùng thống nhất ý tưởng và hành động về những điểm tương đồng chung của xã hội"(5).

đồng thuận là yêu cầu nhất thiết phải đạt được để mỗi đơn vị cũng như toàn xã hội có thể tồn tại và phát triển đó là yêu cầu tối thiểu của

sự ổn định và phát triển của một quốc gia như vậy, có thể hiểu đồng

thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí của đa số thành viên trong xã hộivề một vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng trong lúc vẫnthừa nhận những điểm khác biệt với điều kiện không làm tổn hại đếnmục tiêu chung.

nói đến đồng thuận là nói đến sự đồng tình, nhất trí của đa số trong xã hội sự đồng tình, nhất trí này dựa trên một cơ sở những điểm tương đồng điểm tương đồng trước hết và trên hết là lợi ích quốc gia, dân tộc dù ở bất cứ quốc gia nào, một công dân phải ý thức được lợi ích quốc gia có thể về nhiều vấn đề các cá nhân, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội còn có ý kiến khác biệt nhưng đa số trong xã hội vẫn đồng

Trang 7

tình, chấp nhận nhau vì lợi ích đó ở nước ta trong giai đoạn hiện nay điểm tương đồng đó là xây dựng một nước việt nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mức độ, phạm vi đồng thuận xã hội đạt được như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề, nhưng cơ bản nhất là đáp ứng được lợi ích của đa số trong xã hội như lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa, trong đó quan trọng nhất là lợi ích kinh tế tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước chẳng hạn, trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền thì lợi ích chính trị được đặt lên trên hết đó là độc lập dân tộc nhưng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì lợi ích kinh tế là vấn đề được mỗi cá nhân, mỗi giai tầng trong xã hội luôn quan tâm các giai tầng trong xã hội sẽ đồng tình thực hiện đường lối, chính sách của đảng, nhà nước nếu như đường lối, chính sách đó mang lại cho họ một sự đảm bảo ngày càng cao về đời sống kinh tế vì thế, đáp ứng lợi ích cho các giai tầng trong xã hội là một yêu cầu cơ bản để đạt được đồng thuận ở mức độ nhất định, đảm bảo một sự ổn định để phát triển

sự đồng tình, nhất trí để đưa đến đồng thuận xã hội phải trên cơ sở tự nguyện muốn vậy, cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, hiệp thương đó là sự thương thuyết, thỏa thuận giữa đôi bên, giữa nhà nước và công dân, giữa các tổ chức xã hội.v.v.trong quá trình đó, mọi người được tự do biểu đạt chính kiến của mình xã hội càng phát triển phong phú, đa dạng bao nhiêu thì nguyên tắc này càng được coi trọng bấy nhiêu và trở thành một nguyên tắc xã hội hiệp thương có khả năng ngăn chặn và điều chỉnh được sự chống đối, xung đột để không đi đến chỗ loại trừ lẫn nhau hiệp thương có thể tạo điều kiện cho các cá nhân, các nhóm xã hội xích lại gần nhau, có thể trở thành những đồng sự, những đối tác ở mức độ khác nhau hiệp thương được tiến hành trên cơ sở pháp luật đã góp phần quan trọng đảm bảo sự đồng thuận xã hội xu hướng đó cũng phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, khi mà sự đối đầu được thay thế bằng hình thức đối thoại hiệp thương là cùng thỏa thuận với nhau nhưng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của nó mà hai bên đều chấp nhận.

Trang 8

để đạt được sự đồng tình ở mức độ cao, cần tạo ra một bầu không khí thực sự dân chủ, cởi mở với bầu không khí đó, mọi người mới có thể thể hiện chính kiến của mình nếu không tôn trọng tự do ý kiến, ngăn cản không cho những ý kiến bất đồng được thể hiện là điều rất bất lợi đối với việc đạt tới sự đồng thuận john stuart mill (1806 - 1873) - triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước anh thế kỷ xix , tác giả

bàn về tự do từng nói rằng không nên ngăn cản việc tự do trình bày ý

kiến điều đó không những không có lợi đối với người bày tỏ ý kiến mà đối với cả những người khác vì chưa thể khẳng định ý kiến nào đúng khi quan điểm được bộc lộ thì càng thuận lợi trong việc thảo luận, thương thuyết để tìm ra chân lý nhằm đi tới sự thống nhất xã hội càng văn minh thì sự thuyết phục ngày càng được đề cao và sự cưỡng bức ngày càng trở nên không chấp nhận được

trong thực tế khó có thể đạt được đồng thuận xã hội một cách toàn diện và triệt để, tức là với tất cả mọi người và mọi vấn đề dù là một xã hội đồng nhất thì cũng không thể đạt được đồng thuận tuyệt đối xét về mặt kinh tế, mỗi giai cấp, tầng lớp có lợi ích khác nhau điều có lợi cho tầng lớp này chưa hẳn là có lợi cho tầng lớp khác về mặt tư tưởng, ngoài tư tưởng chính thống giữ vai trò chủ đạo, trong xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác về văn hoá, mỗi cộng đồng dân tộc có phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ riêng về tín ngưỡng, mỗi bộ phận dân cư tôn thờ một giáo lý nhất định, v.v chỉ xét trong phạm vi một bộ phận xã hội cũng thấy rằng còn nhiều sự khác biệt do đó, có thể nói rằng trong một điều kiện nhất định, đồng thuận xã hội chỉ đạt được ở một ngưỡng nhất định mục tiêu của quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội là làm cho điểm tương đồng ngày càng tăng lên, khác biệt ngày càng giảm thiểu.

sự đồng tình, nhất trí giữa các thành viên, các nhóm xã hội phải dựa trên cơ sở những điểm tương đồng, nhưng vẫn chấp nhận những sự khác biệt, nếu không ảnh hưởng đến mục tiêu chung mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có lợi ích riêng, bản sắc văn hoá riêng, v.v sự khác biệt đó trong quá trình phát triển của thế giới là cái tất yếu nếu không có sự đa dạng trong các lối sống thì con người chẳng những không chia sẻ được

Trang 9

hạnh phúc với nhau mà còn không vươn lên được hết tầm vóc trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà mỗi con người có khả năng đạt tới mỗi cá nhân có quyền tự do của mình và sử dụng sao cho không ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác, ảnh hưởng đến những chuẩn mực chung của cộng đồng do đó, để đạt được sự đồng thuận, phải tôn trọng và chấp nhận những sự khác biệt, nếu như sự khác biệt đó không tổn hại đến những giá trị chung đặc biệt, trong những xã hội đa nguyên (không thuần nhất về tôn giáo, ngôn ngữ ) thì nguyên tắc đó càng phải được đề cao

sau mười năm tiến hành đổi mới, đảng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng sự đồng thuận xã hội điều đó được thể

hiện rõ ở việc đưa ra chủ trương lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống

nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh làmđiểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau khôngtráí với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm,hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫnnhau được trình bày trong văn kiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng

toàn quốc lần thứ viii(7) đến đại hội ix, đảng đã tiếp tục kế thừa, phát triển quan điểm trên nhưng bổ sung thêm : xóa bỏ mặc cảm, định kiến,

phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần

cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lạị (8) chủ trương đó đều

nhằm mục đích vì tương lai của mỗi con người, mỗi cộng đồng và của cả dân tộc tinh thần xây dựng sự đồng thuận xã hội đã được thể hiện rất rõ đến nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ bảy ( khóa ix), đảng ta đã chính thức đưa ra chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội.

kế thừa quan điểm xây dựng sự đồng thuận xã hội ở đại hội ix, văn

kiện đại hội x đã khẳng định tôn trọng những ý kiến khác nhau không

trái với lợi ích của dân tộc đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung,xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị vàđồng thuận xã hội

chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội của đảng tiếp tục được kế thừa trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xi.

Trang 10

tìm hiểu lý luận về đồng thuận xã hội trong lịch sử tư tưởng chính trị cho thấy rằng các nhà tư tưởng đã rất chú trọng vấn đề này chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội được đảng ta đưa ra có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ này hiện nay đang gặp những thách thức, khó khăn, cản trở.

hiện nay, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến đổi phức tạp sự sụp đổ một mảng lớn của hệ thống xã hội chủ nghĩa làm cho nhiều người dao động, thiếu niềm tin vào con đường mà đảng ta đã lựa chọn tình hình đó dẫn đến trong các giai cấp, tầng lớp có nhiều quan điểm không thống nhất với nhau đa số nhân dân vốn giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, một lòng tin son sắt vào sự lãnh đạo của đảng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước nhưng một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân và một số cán bộ, đảng viên dao động, thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội họ đã tiếp tay cho bọn phản động bên ngoài gây rối, chống phá nhà nước, tham ô, tham nhũng, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

tình hình nói trên làm cho sự đồng thuận của nhân dân đối với đường lối, chủ trương của đảng trên một số vấn đề gặp nhiều khó khăn chủ trương đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo đang gặp phải những rào cản điều đó tác động không nhỏ đến sự nhất trí về con đường và mục tiêu phát triển đất nước

cùng với sự biến đổi của tình hình chính trị thế giới, quá trình toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia việt nam cũng không thể là một ngoại lệ toàn cầu hoá là một quá trình đầy mâu thuẫn mà trước hết là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn đó đã tạo ra những mâu thuẫn mới và làm gay gắt thêm những mâu thuẫn vốn có về dân tộc, giai cấp trong mỗi nước và giữa các nước với nhau, giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, giữa toàn cầu hoá kinh tế với chủ quyền quốc gia dân tộc; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, v.v mặt trái của toàn cầu hoá thể hiện rõ ở sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng

Ngày đăng: 12/04/2024, 14:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan