Đề cương lv thạc sĩ báo chí học , quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử”

28 0 0
Đề cương lv thạc sĩ báo chí học , quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bởi lẽ, bất kể cơ quan báo chí nào nếu muốn tuyên truyền tốt về một vấn đề nào đó, hiệu quả tuyên truyền cao thì phải có kế hoạch quản lý được những thông tin đó một cách hợp lý, khoa họ

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra cho môi trường báo chí – truyền thông có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức truyền tải thông tải thông tin Trong môi trường bùng nổ thông tin như hiện nay, việc truyền tải thông tin không còn một chiều mà công chúng có quyền lựa chọn thông tin tiếp nhận cũng như phản hồi lại thông tin đó Tuy nhiên, không phải công chúng nào cũng đủ năng lực phán đoán để chọn lựa, tiếp nhận thông tin chính xác, khách quan Chính vì thế, vấn đề đặt ra với các cơ quan báo chí đó là cần phải có định hướng, chiến lược phát triển như thế nào để phù hợp với thực tiễn hoạt động, thúc đẩy sự phát triển

Trong đó, quản lý thông tin được xem là một trong những vấn đề cơ bản, nhưng mang ý nghĩa quan trọng và cốt lõi đối với mỗi cơ quan báo chí Bởi lẽ, bất kể cơ quan báo chí nào nếu muốn tuyên truyền tốt về một vấn đề nào đó, hiệu quả tuyên truyền cao thì phải có kế hoạch quản lý được những thông tin đó một cách hợp lý, khoa học nhất.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được tiến hành bằng sức mạng tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều lực lượng, nhiều công cụ, phương tiện, cũng như giải pháp đồng bộ, trong đó, báo chí giữ vai trò vô cùng quan trọng Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XI); Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (khóa XI); Luật phòng, chống tham nhũng cũng đã đề cập rõ nét vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các cơ quan báo chí Trung ương, các cơ quan báo chí của bộ, ngành, địa phương đã và đang phát huy lợi

Trang 3

thế của mình góp phần cùng cả hệ thống chính trị tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng Báo chí với những thông tin công khai, rõ ràng, minh bạch đã tạo cơ sở cho các cơ quan chức năng có căn cứ, bằng chứng để đi vào xác minh, điều tra những hành vi sai phạm Bên cạnh đó, chính những thông tin về tham nhũng, tiêu cực do báo chí đăng tải đã đại diện cho tiếng nói của công luận, của quần chúng nhân dân, từ đó tạo ra áp lực dư luận xã hội, thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra xử lý những hành vi phạm tội, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Đồng hành cùng với cuộc đấu tranh PCTN, thời gian qua, cùng với các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử với những ưu điểm vượt trội của mình, đó là khả năng truyền thông tin liên tục với dung lượng lớn; khả năng tương tác; thông tin nhanh; không bị trở ngại bởi không gian và thời gian, … đã vào cuộc một cách tích cực, thường xuyên và kịp thời, thể hiện vai trò của mình trong thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về công tác PCTN Bằng việc giám sát tham nhũng và nâng cao dư luận xã hội về tham nhũng, báo mạng điện tử đã góp phần tích cực vào việc tạo dư luận xã hội tham gia đấu tranh PCTN.

Bên cạnh những ưu điểm đó, trong công tác PCTN, báo mạng điện tử vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: vẫn còn những bài báo vi phạm tính xác thực của thông tin, sử dụng thông tin giật gân, câu khách Thực tế vẫn còn tình trạng báo chí câu kết với doanh nghiệp đưa ra những thông tin không đúng sự thật, cắt xén phục vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng Khi đó, báo chí đã trở thành công cụ của quyền lực, tiếp tay cho những sai phạm, thực hiện những vụ việc có tính tham ô, tham nhũng, …

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân lớn nằm ở khâu quản lý (quản lý nội dung, quản lý nhân sự…) Việc xây dựng các tiêu chí trong việc quản lý thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng là hết sức cần thiết Nếu quản lý thông tin về phòng, chống

Trang 4

tham nhũng không chặt chẽ, hợp lý, đúng đắn, nội dung thông tin sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến dư luận, đồng thời, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và xã hội

Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử Các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý thông tin trên báo chí đã xuất hiện, tuy nhiên chưa có sự đa dạng về loại hình cũng như lĩnh vực nghiên cứu Xuất phát từ những lý do trên, nhận định được sự cấp thiết trên cả hai mặt lý luận và thực

tiễn, tác giả xin chọn vấn đề “Quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng

trên báo mạng điện tử” (Khảo sát báo Lao động Online từ tháng 01/2018 đến

tháng 01/2020) làm đề tài tốt nghiệp cho khóa học Thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý báo chí – truyền thông của mình.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thông tinbáo chí

Sự lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí là đòi hỏi khách quan xuất phát từ thực tiễn và vai trò của hoạt động báo chí, cũng như xuất phát từ yêu cầu ý chí chính trị trong quá trình đấu tranh tư tưởng và xây dựng phát triển đất nước

Tiếp cận từ định nghĩa “quản lý”, F.W Taylor (1856 – 1915), một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là người khai sáng trường phái “quản lý theo khoa học” tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kĩ thuật cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một

cách tốt nhất và rẻ nhất” [Nguyễn Vũ Tiến, 2001, Lý thuyết chung về quản lýxã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 44].

Tác giả D Torrington trong cuốn “Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý”

nhận định: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể

Trang 5

quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến

động của môi trường” [D Torrington (1994), Tiếp xúc mặt đối mặt trongquản lý, NXB Khoa học kỹ thuật].

Quản lý nhà nước về báo chí là làm cho sức mạnh của báo chí được phát huy cao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Lãnh đạo, quản lý báo chí thực chất là sử dụng báo chí vào quá trình xây dựng và phát triển “sức mạnh mềm” của đất nước Giáo sư Joseph Nye – Đại học Harvard là cha đẻ của học thuyết “Sức mạnh mềm” Theo ông, có ba yếu tố tạo nên sức mạnh mềm của quốc gia là văn hóa, văn hóa chính trị và chính sách ngoại giao thuyết phục Thực ra, sức mạnh mềm là khái niệm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và hoạt

động, cũng như các dạng thức và cấp độ biểu hiện [Lãnh đạo và quản lý hoạtđộng báo chí ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Quốc Bảo (chủ biên), 2010, tr 28].

Trong cuốn sách, tác giả cũng khái quát những quan điểm của Đảng về lãnh đạo quản lý báo chí, cách thức tổ chức, hoạt động cũng như thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới Từ những nghiên cứu thực tiễn, những vấn đề đặt ra với hoạt động quản lý báo chí đã được tác giả đưa ra một cách chi tiết.

Ở các nước khác trên thế giới đều có những quy định cụ thể để quản lý thông tin trên báo chí, báo chí điện tử và Internet, thông qua các đạo luật,

Hiệp hội báo chí và quy tắc đạo đức nghề nghiệp Trong bài tham luận “Kinhnghiệm quản lý báo chí điện tử và thông tin trên Internet của một số nước”

của ThS Doãn Thị Thuận (Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương) đăng trên Tạp chí Người Làm Báo đã đưa ra những kinh nghiệm quản lý thông tin báo chí của một số nước

“Trung Quốc được coi là một trong những nước có kinh nghiệm trong quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, thông tin trên Internet Trước năm

Trang 6

1998, Trung Quốc quản lý báo chí và hoạt động báo chí theo cơ chế tập trung, có kế hoạch Từ năm 1998 - 2003, Trung Quốc tiến hành 3 đợt chỉnh đốn và cải cách báo chí (1998-2000-2003), theo hướng cải cách thể chế và cơ chế quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc Báo chí hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng thông qua Bộ Tuyên truyền và sự quản lý của Quốc Vụ Viện Bộ Truyên truyền thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo báo chí bằng đường lối, công tác cán bộ, chỉ đạo trực tiếp các sự kiện quan trọng, phức tạp, nhạy cảm Đơn vị trực tiếp giúp Bộ Tuyên truyền và Quốc Vụ Viện là Tổng Nha Báo chí - xuất bản Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát nội dung các sản phẩm truyền thông Quy định của Trung Quốc cấm đưa những thông tin phức tạp, nhạy cảm có ảnh hưởng xấu đến Đảng, Nhà nước Trung Quốc.

Tính đến nay, Trung Quốc vẫn chưa có Luật Báo chí Báo chí và xuất bản được quản lý bằng các điều lệ, thông tư, nghị định từ trung ương đến cơ sở Ở mỗi cấp quản lý, cơ quan quản lý căn cứ quy định chung của trung ương (chủ yếu là căn cứ vào các quy định trong Điều lệ quản lý báo chí - xuất bản do Quốc Vụ viện ban hành) và tình hình thực tế tại địa phương hay đơn vị để đưa ra các quy định cụ thể về quản lý báo chí - xuất bản.

Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống quy định về quản lý báo chí, xuất bản các cấp ở Trung Quốc là phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Hiến pháp và các điều lệ, kế hoạch, quy hoạch của cấp trên Với phương thức quản lý như vậy, báo chí Trung Quốc tuy phát triển mạnh mẽ nhưng rất nhất quán về phương thức cũng như nội dung và hình thức tuyên truyền.” [4]

Hay Hàn Quốc là quốc gia phát triển rất mạnh về Internet và được đánh giá có mức độ tự do báo chí cao, nhưng cũng như nhiều quốc gia khác, báo chí của Hàn Quốc vẫn chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Chính phủ Hầu hết những nội dung được kiểm duyệt đều liên quan đến CHDCND Triều Tiên Thậm chí còn có rất nhiều điều luật được sửa đổi chính thức để thắt chặt

Trang 7

những quy định này Điều 5 và 7, Luật An ninh Quốc gia cấm lưu trữ, tái xuất bản các ấn phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia Điều 47, Luật Truyền thông Điện tử quy định việc sản xuất và lưu hành các bài báo sai sự thật là phạm pháp và có thể bị xử phạt 4 năm tù trở lên Điều 44-47, cấm việc lưu hành trên mạng các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia và gây tổn hại đến người dân, kể cả khi những thông tin này là chính xác [4]

Ở nước ta, Luật Báo chí 2016 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 5/4/2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 Luật báo chí được xây dựng và sửa đổi tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà, trở thành căn cứ cho công tác quản lý thông tin báo chí ở nước ta.

Nhận định về thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác

quản lý, phát triển báo chí ở nước ta, trong cuốn “Quản lý và phát triển thôngtin báo chí ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, năm2015), tác giả Đỗ Qúy Doãn nhận định: “Nghiêm khắc nhìn nhận lại vẫn còn

nhiều việc trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền chúng ta vẫn chưa làm được hoặc làm mà hiệu quả còn hạn chế Vấn đề quản lý thông tin và cung cấp thông tin vẫn còn bị động, lúng túng Nhiều sai phạm trong hoạt động báo chí

và thông tin trên báo chí vẫn là điều đáng lưu ý” [tr 156] Ông cũng chỉ ra

nguyên nhân khiến công tác chỉ đạo, quản lý báo chí vẫn còn tồn tại những hạn chế, đó là do: “Tốc độ phát triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ đạo, quản lý có lúc thiếu thông tin nên chỉ đạo chưa kịp thời, có trường hợp chưa đủ sức răn đe; bộ máy quản lý báo chí thiếu ổn định, việc chỉ đạo thông tin còn thiếu thống nhất, không tập trung đầu mối nên

nhiều khi còn gây khó khăn cho báo chí” [tr.100] Từ đó, tác giả đưa ra những

giải pháp thúc đẩy sự phát triển của việc quản lý thông tin báo chí

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương trong bài viết “Vấn đề quản lý báo chícủa các tổ chức chính trị - xã hội” đăng trên Tạp chí Người làm báo cũng nhận

định về hạn chế trong hoạt động quản lý báo chí ở các tổ chức chính trị - xã

Trang 8

hội: “Chất lượng công tác tham mưu cho lãnh đạo về chính sách, chủ trương cho hoạt động báo chí chưa thực sự sâu sát, đặc biệt là trong môi trường truyền thông số với sự thay đổi mạnh mẽ, khác biệt về phương thức truyền thông, đối tượng công chúng Công tác ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí chưa đầy đủ, đôi khi chưa kịp thời Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin đôi lúc còn chưa chủ động, chạy theo sự vụ; Tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách về quản lý báo chí ở một số nơi vẫn còn thiếu và yếu nên rất khó nắm bắt tình hình và đề xuất hướng xử lý, giải quyết công việc Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức” Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp đột về phá vấn đề quản lý hoạt động báo chí của các tổ chức chính trị - xã hội Đó là những giải pháp về việc nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý báo chí; hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới phương thức quản lý báo chí của cơ quan chủ quản; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về báo chí, nâng cao nhận thức về pháp luật báo chí và việc đẩy mạnh, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí.

Nhóm tác giả Nguyễn Đức Lợi và Lưu Văn An trong cuốn “Thông tinbáo chí với công tác lãnh đạo quản lý” (2017, Nhà xuất bản Thông Tấn) cũng

phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của vấn đề thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập Thực trạng vai trò của thông tin báo chí với công tác quản lý lãnh đạo hay vai trò của công tác quản lý đối với thông tin báo chí ở Việt Nam cũng được phân tích, đánh giá Từ đó, các tác giả tiếp tục đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của thông tin báo chí cũng như những giải pháp trong việc giám sát công tác lãnh đạo quản lý đối với thông tin báo chí trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về vấn đề quản lý thông tin báo chí trên báo mạng điện tử còn có một số luận văn của các Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

Trang 9

báo chí – truyền thông, Báo chí học như: “Quản lý thông tin về trẻ em trênbáo mạng điện tử” [Phạm Thị Bích Đào, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý báo chí – truyền thông, năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền]; “Quản lý thông tin về quyền con người trên báo điện tử hiện nay”

[Hoàng Phương Nam, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí –

truyền thông, năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền]; “Quản lý thôngtin về phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên báo mạng điện tử ở Việt Namhiện nay” [Lê Thị Thúy, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý PT – TT và

BMĐT, năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền], …

Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu nói trên đều đưa ra cơ sở lý luận của vấn đề quản lý thông tin, những quan điểm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Từ đó làm rõ và phân tích thực trạng cũng như vai trò của công tác quản lý nhà nước về báo chí, quản lý thông tin trên báo chí Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý báo chí, quản lý thông tin báo chí Thông qua những nghiên cứu trên cùng với thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam đã tạo cơ sở nền tảng để luận văn xây dựng khung lý thuyết, lý luận về quản lý thông tin báo chí về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử hiện nay.

2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thông tinvề phòng, chống tham nhũng trên báo chí

Ở phương diện nội dung báo chí tham gia công tác phòng, chống tham nhũng đặc biệt là hướng nghiên cứu về thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo chí cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo chí thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, có thể sử dụng và tham khảo kết quả của những công trình nghiên cứu về thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo chí để làm tài liệu nghiên cứu cho luận văn, bởi các công trình này ít nhiều cũng đã đề cập

Trang 10

đến công tác quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo chí thông qua việc làm rõ thực trạng thông tin, thông điệp về phòng, chống tham nhũng trên báo chí hiện nay.

Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau:

Nghiên cứu “Báo chí và tham nhũng” tại Việt Nam của Catherine

McKinley (2009) đã sử dụng 3 nguồn dữ liệu là: tài liệu nghiên cứu, phỏng

vấn và phân tích nội dung báo chí, với câu hỏi “Báo chí Việt Nam đưa tin vềtham nhũng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng đưa tin củabáo chí?” nghiên cứu đã chỉ ra những phát hiện như báo chí Việt Nam thực

hiện cả 3 vai trò trong PCTN như: (1) Theo dõi, phân tích hoạt động của Nhà nước; (2) Phản ánh các vụ việc tham nhũng; (3) Tạo diễn đàn tranh luận công khai Điều này khẳng định báo chí sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ của họ để phải trả lời cho cả Nhà nước và nhân dân.

Kết quả phân tích của Catherine McKinley chỉ ra báo chí Việt Nam do nhà nước quản lý toàn bộ hoặc một phần Trong công cuộc PCTN thì báo chí lại được giao nhiệm vụ phát hiện tham nhũng trong chính phủ Đây là nhiệm vụ mà theo tác giả đòi hỏi phải có sự độc lập đáng kể, theo kinh nghiệm ở các quốc gia khác thì nhiệm vụ này do báo chí ngoài quốc doanh đảm nhiệm Vì lí do đó, Catherine McKinley cho rằng những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc mở rộng quyền tự do biên tập đang diễn ra theo một cách khá đặc biệt [18]

Tài liệu “Detecting and Investigating Corruption” (Phát hiện và Điều

tra tham nhũng) của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cũng đề cập đến vai trò và cách thức của báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc đưa tin và kiềm chế tham nhũng Đưa tin về tham nhũng là “đóng góp có giá trị cho sự cải thiện xã hội” và báo chí điều tra nói riêng “có tiềm năng hoạt động như tai mắt của công dân” (UNODC, 2014, tr 2, 6) Trong đó, tài liệu cũng đề cập, để các phương tiện truyền thông đưa tin và báo chí phát huy vai trò hiệu quả trong việc phát hiện tham nhũng,

Trang 11

các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí phải tự do, độc lập và có trách nhiệm Khi đưa tin về tham nhũng, các cơ quan truyền thông, báo chí cần có các biện pháp đảm bảo các tin, bài được quản lý và đăng tải một cách có hệ thống, được các nhà báo thực hiện theo các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức cao Các biện pháp còn bao gồm việc thiết lập các quy tắc ứng xử cho các nhà báo và biên tập viên cùng các cơ quan báo chí trong việc thực hiện và đăng tải các tuyến bài tham nhũng [19]

Cuốn sách “Measuring Corruption” (Đo lường tham nhũng) (2016)

của Shacklock, A., & Galtung, F., Routledge khẳng định tham nhũng có sự tác động toàn cầu Tác giả cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng cần có sự tham gia của cả cộng đồng, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nền báo chí trong việc truyền bá thông tin chống tham nhũng.

Luận án Tiến sĩ “Thông điệp về tham nhũng trên báo in” (2019) của tác

giả Nguyễn Thị Tuyết Minh đã hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về truyền thông, thông điệp truyền thông, báo in, tham nhũng, thông điệp báo in, thông điệp về tham nhũng trên báo in, trên cơ sở đó, tác giả luận án đã xây dựng bảng mã hóa thông điệp về tham nhũng trên báo in Luận án cũng đã chỉ ra nội dung và hình thức thông điệp về tham nhũng trên báo in Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy hiệu quả thông điệp về tham nhũng trên báo in.

Khi tiến hành khảo sát 3 tờ báo, báo Lao động, báo Nhân dân và báo Tuổi trẻ, nghiên cứu của tác giả chỉ ra, nhìn chung, tỷ lệ tin bài về thực trạng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của các cá nhân, chính quyền, đoàn thể chiếm tỷ lệ cao nhất rồi mới đến tỷ lệ tin bài về chủ trương, đường lối của Đảng, thông tin lý luận về chống tham nhũng; hoặc nội dung chủ yếu về chính sách và pháp luật của Nhà nước (về chống tham nhũng); Tin bài về PCTN ở các quốc gia khác Các nội dung khác có xuất hiện nhưng với tỷ lệ thấp, trong đó, tỷ lệ bài thấp nhất phảo kể đến là tin bài biểu dương tấm gương cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong PCTN; Hợp tác quốc tế trong PCTN và các kết quả nghiên cứu hoặc hội thảo về PCTN [12]

Trang 12

Đề cập đến công tác quản lý thông tin báo chí, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị, giải pháp về mặt nội dung và hình thức truyền tải thông điệp cho những cơ quan báo chí trong việc đưa tin, bài về phòng, chống tham nhũng “Vấn đề đặt ra truyền thông về tham nhũng nên duy trì được thông điệp PCTN một cách chính xác, đa diện và nhiều chiều Để làm được như vậy, cần có sự thống nhất từng tờ báo trong nhận thức về mục tiêu, nội dung cơ bản và cách thức phối hợp trong việc tổ chức nội dung, trình bày các tác phẩm báo chí về đề tài chống tham nhũng Mỗi cơ quan báo chí cần xây dựng quy trình sáng tạo nhằm đảm bảo phát huy tính sáng tạo của nhà báo, đồng thời tăng khả năng phối hợp, giám sát giữa phóng viên, biên tập viên, bộ phận chịu trách nhiệm nội dung của tòa soạn và các nguồn tin chính thống Bên cạnh đó, nên tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng báo chí hiện đại và kỹ năng báo chí điều tra chống tham nhũng cho các nhà quản lý báo chí, các phóng viên, biên tập viên và sinh viên ngành báo chí.” [12]

Đề tài khoa học cấp Bộ “Vai trò của báo chí và dư luận xã hội trongcuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” (2009) của tác giả

Lương Khắc Hiếu đã nghiên cứu một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về báo chí, dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng Trên cơ sở khảo sát, phân tích bài viết về tham nhũng trên 3 báo: báo Nhân dân, báo Lao động và báo Tuổi trẻ, kết quả phân tích cho thấy số lượng các bài báo liên quan đến tham nhũng là khá cao Nếu tính trung bình số bài viết chia cho số ngày thì “ngày nào cũng nói chuyện tham nhũng” nhưng phần lớn các câu chuyện được nói tới chủ yếu là tuyên truyền sự kiện như thời điểm Quốc hội thông qua Luật PCTN thì tỷ lệ bài viết cao hơn hẳn sau đó một thời gian hoặc trước đó

Từ đó, tác giả cũng đưa ra những giải pháp đối với hoạt động quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan báo chí

Cuốn sách “Nâng cao hiệu quả của Báo chí trong đấu tranh chốngquan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Quang Nhiếp

Trang 13

(NXB Chính trị quốc gia, 2005) đã chỉ ra vai trò của báo chí với đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam Tác giả cũng chỉ ra những tiêu cực, hạn chế gây phản tác dụng của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng như: khi đưa tin, bài PCTN thì cũng có những tin bài có nội dung quy chụp, xâm phạm đời tư của một số cá nhân, nhân vật nổi tiếng Thậm chí đưa tin sai cũng không có sự cải chính hoặc không đăng tin cải chính, xin lỗi hoặc cho tranh luận nhiều chiều về cùng một vấn đề trên trang báo Cách đưa tin, bình luận nhiều khi không thể hiện là diễn đàn của nhân dân mà là sự áp đặt quan điểm của tòa soạn Tuy nhiên, những thành tích của báo chí trên mặt trận đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng vẫn là chủ yếu và to lớn [14] Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, tác giả đã đưa ra những giải pháp cho các cơ quan báo chí trong hoạt động đưa tin, bài hay quy trình sản xuất, quản lý thông tin báo chí về tham nhũng.

Tác giả Hồng Vinh nhận định, để thực hiện nhiệm vụ trong cuộc đấu

tranh chống tham nhũng, đòi hỏi những người làm báo phải “coi trọng nângcao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin” [Hội Nhà báo

Việt Nam, 2003] Trong khi khẳng định những thành tựu của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót như những biểu hiện đưa tin không hợp lý về liều lượng, mức độ của một sự việc; không cân nhắc đầy đủ lợi, hại về chính trị, kinh tế xã hội của từng chi tiết, sự kiện; những suy diễn, ám chỉ không chỉ có căn cứ của người cầm bút, đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của các tổ chức, đơn vị, cá nhân [15]

Tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân của những thiếu sót trên như cơ chế thông tin còn nhiều vấn đề bất cập; việc hướng dẫn thực hiện luật pháp chưa cụ thể và thực thi chưa nghiêm; sự chỉ đạo của các cơ quan chủ quản, các tổ chức có trách nhiệm chưa thật chặt chẽ, kịp thời Trong đó, nhấn mạnh nguyên nhân hàng đầu là đội ngũ nhà báo, từ phóng viên, biên tập viên đến các cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thật quán triệt, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý thức chính trị - xã hội của báo chí

Trang 14

Trên cơ sở đó, tác giả cũng chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi từ phía các cơ quan quản lý báo chí, đặc biệt là đội ngũ sản xuất tin bài, cũng như những giải pháp cải thiện cơ chế thông tin trên báo chí.[15]

Nghiên cứu “Đưa tin về tham nhũng trên các báo ở Việt Nam” [Tổ

chức Hướng tới minh bạch, 2011b] tập trung phân tích thông tin về tham nhũng trên 7 tờ báo lớn ở Việt Nam (cả báo in và báo điện tử) Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đưa thông tin về tham nhũng trên các tờ báo giảm trong giai đoạn 2006 – 2011 Báo cáo cũng cho biết các nhà báo có xu hướng tăng cường tự kiểm duyệt hoặc một số bi quan hơn và rời bỏ nghề báo vì lý do trên Thực trạng này đưa đến hệ lụy là nhiều vị trí đưa tin về tham nhũng do các phóng viên ít kinh nghiệm đảm nhiệm, còn các nhà báo có kinh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi viết về tham nhũng Từ đó, công tác quản lý thông tin báo chí của các cơ quan chủ quản cần có sự thay đổi, trước tiên là việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên khi sản xuất những tin bài về tham nhũng.

Như vậy, nhìn chung, các công trình khoa học đã công bố tập trung nghiên cứu nhằm làm rõ vai trò, cách thức cũng như giải pháp báo chí tham gia, đưa thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng Một số đề tài, tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng, … Tuy nhiên, chưa có ai lựa chọn phân tích và làm rõ về quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Do vậy, đề tài luận văn của tác giả hoàn toàn không trùng lặp và có tính mới mẻ Những công trình nghiên cứu trên chính là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thông tin về phòng, chống tham nhũng trên báo mạng điện tử, luận văn tập trung khảo sát

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan