Ngoại giao trong xây dựng nhà nước pháp quyền

5 0 0
Ngoại giao trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong quá trình hình thành, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh về nội lực và ngoại lực, vai trò của công tác đối ngoại là điểm nhấn vô cùng to lớn trong công cuộc hoàn thành sứ mệnh của Đảng và nhà nước giao phó, bảo vệ nền tảng và hiện thực hóa chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng. Để hoàn thành mục tiêu của Đảng là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, ngành Ngoại giao từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế

Trang 1

Vai trò của ngành Ngoại giao trong việc xây dựng nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

I Mở bài

Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân

Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là tất yếu khách quan, là tiền đề và điều kiện để nhà nước giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của mình Trong những năm đổi mới, Đảng luôn củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo đối với nhà nước, nắm chắc vai trò cầm quyền của mình - cầm quyền vì lợi ích của nhân dân Nội dung chủ yếu sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng lãnh đạo nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; tăng cường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước

II Thân bài

1 Đặc điểm nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và vận hành trên sáu đặc điểm chính:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ

Trang 2

quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội - Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo về quyền con người, tất cả vì hạnh

phúc của con người

- Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

- Nhà nước thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực trong hội nhập

Nhà nước thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần cho sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

2 Vai trò của Ngoại giao trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong quá trình hình thành, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh về nội lực và ngoại lực, vai trò của công tác đối ngoại là điểm nhấn vô cùng to lớn trong công cuộc hoàn thành sứ mệnh của Đảng và nhà nước giao phó, bảo vệ nền tảng và hiện thực hóa chủ trương đường lối chỉ đạo của Đảng

Để hoàn thành mục tiêu của Đảng là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, ngành Ngoại giao từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, cụ thể:

- Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh

tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung

Trang 3

hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông

lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện các cam kết với ASEAN, tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006, tiến tới cộng đồng kinh tế châu Á vào năm 2020

- Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà

giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại

- Ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ở phần “Mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020”, Đảng ta đã nhận định: “Năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt” Những nhận định được chỉ ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng cho thấy, xu thế hội nhập và phát triển hiện nay bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng đặt ra những thách thức to lớn, nếu vượt qua được thì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta mới thành công Chính vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển cũng cần tính đến những đặc thù và tác động của tình hình thực tế ấy Quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những cơ hội như:

Một là, khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền

trong bối cảnh hội nhập và phát triển Xu thế hội nhập và phát triển không chỉ giúp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn tính tất yếu khách quan ấy mà còn giúp có thêm cơ hội để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với những nét đặc thù

Trang 4

Hai là, bối cảnh hội nhập và phát triển đưa Việt Nam ngày càng gần

hơn với thế giới, học tập kinh nghiệm về tổ chức, kỹ thuật vận hành bộ máy nhà nước của các nước phát triển để hoàn thiện hơn mô hình nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Ba là, bối cảnh hội nhập và phát triển tạo ra áp lực, nhưng đồng thời

chính là động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là động lực giúp Việt Nam bứt phá và tự khẳng định mình trên trường quốc tế

Bốn là, sự ủng hộ, giúp đỡ, động viên về vật chất và tinh thần của các

Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các lực lượng tiến bộ trên thế giới đắc lực và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần từ bạn bè quốc tế đối với Việt Nam từ các thời chiến tranh dựng nước và giữ nước, hay trong bối cảnh xây dựng và phát triển đất nước với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay Điều này vẫn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Với thế và lực mới, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, đang phát huy hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như: góp phần bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19, thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên

Trong môi trường quốc tế ngày càng phức tạp, đối ngoại đã góp phần hiệu quả vào bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Chúng ta đã nỗ lực xây dựng đường biên giới trên bộ hoà bình, hữu nghị và phát triển với Lào, Campuchia và Trung Quốc (Bản đồ địa hình biên giới tỉ lệ

1/25.000 giữa Việt Nam và Campuchia đã được phái đoàn hai nước giao nhận ngày 1-8-2020 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh)

Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, công tác đối ngoại đã thực hiện nghiêm túc những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sử dụng linh hoạt, triệt để các biện pháp chính trị - ngoại giao, mọi kênh đối thoại, tiếp xúc ở các cấp độ song phương và đa phương, khu vực và quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời chủ động tranh thủ mọi cơ hội để giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông

III Kết luận

Trang 5

Công tác đối ngoại đạt được những thành tựu kể trên là nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, là kết quả của sức mạnh đoàn kết dân tộc, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo của các cán bộ làm công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và đối ngoại nhân dân; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phương; sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả các bài học lớn còn nguyên giá trị thời đại của ngoại giao Việt Nam hiện đại, đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Việc hoàn thành các nhiệm vụ trên có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn khi bối cảnh khu vực và thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và chuyển biến rất nhanh Với thế và lực của đất nước sau hơn 30 năm Đổi mới và kiên định phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc, dựa vào nền tảng tư tưởng hòa hiếu của dân tộc xây dựng sự đồng lòng nhất trí trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, ngoại giao Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh và thích ứng nhanh trước những biến chuyển của tình hình, tiếp tục là lá chắn giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới

Tài liệu tham khảo:

- Giáo Trình Lý Luận Về Nhà Nước Và Pháp Luật (NXB Chính Trị Quốc Gia, Nguyễn Minh Đan)

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

Ngày đăng: 12/04/2024, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan