Luận văn quản lý dự án (2)

105 0 0
Luận văn quản lý dự án (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3 6. Bố cục của luận văn 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI KHÁCH SẠN MỸ KHÊ ĐỨC LONG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 5 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng tại Khách sạn Mỹ Khê Đức Long – Thành phố Đà Nẵng 5 1.2. Tổng quan về Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long – Thành phố Đà Nẵng 6 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long 7 1.2.2. Mô hình tổ chức Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long 8 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, bộ phận 9 1.2.4. Đánh giá về nhân lực, trang thiết bị của Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long 12 1.2.5. Đánh giá bộ máy hoạt động của Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long – Thành phố Đà Nẵng 18 1.3. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long – Thành phố Đà Nẵng 19 1.3.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án 21 1.3.2. Quản lý chất lượng dự án 24 1.3.3. Quản lý chi phí 28 1.3.4. Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu 31 1.3.5. Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán 32 1.3.6. Công tác bàn giao, nghiệm thu công trình do Ban Quản lý dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long quản lý đưa vào sử dụng 33 1.4. Kết luận chương I 34 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 36 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 36 2.1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng công trình 36 2.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 42 2.2. Cơ sở pháp lý 54 2.2.1. Các văn bản Luật 55 2.2.2. Nghị định, thông tư 56 2.2.3. Các văn bản quy định khác 58 2.3. Cơ sở thực tiễn 60 2.3.1. Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam 60 2.3.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 62 2.4. Kết luận chương II 66 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN MỸ KHÊ ĐỨC LONG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 67 3.1. Định hướng đề xuất 67 3.2. Xây dựng mô hình phù hợp với hoạt động và định hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Thành phố Đà Nẵng. 67 3.2.1. Kiện toàn tổ chức Quản lý dự án đầu tư 67 3.2.2. Xây dựng lại quy chế làm việc Ban quản lý dự án 69 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án 69 3.3.1. Bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ 69 3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có của ban QLDA, phát huy tối đa tiềm năng của các cá nhân 69 3.3.3. Có biện pháp cụ thể nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 71 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng 73 3.4.1. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án, quản lý chất lượng công việc 73 3.4.2. Giải pháp quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 74 3.4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng 79 3.4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về tiến độ thực hiện 80 3.4.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về chất lượng 81 3.4.6. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về chi phí đầu tư xây dựng 85 3.4.7. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu 87 3.4.8. Giải pháp đổi mới khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 89 3.4.9. Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các Dự án đầu tư 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 Kết luận 94 Kiến nghị 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNLỜI CAM ĐOAN

BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu3

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG TẠI KHÁCH SẠN MỸ KHÊ - ĐỨC LONG - THÀNH PHỐ

Trang 3

khách sạn Mỹ Khê - Đức Long 7

1.2.2 Mô hình tổ chức Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, bộ phận 9

1.2.4 Đánh giá về nhân lực, trang thiết bị của Ban Quản lý dự án xây

1.3.6 Công tác bàn giao, nghiệm thu công trình do Ban Quản lý dự án

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.1.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng công trình 36

2.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 42

Trang 4

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁNTẠI CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN MỸ KHÊ - ĐỨC LONG - THÀNH PHỐ

3.2 Xây dựng mô hình phù hợp với hoạt động và định hướng hoàn thiệncông tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khách

3.2.2 Xây dựng lại quy chế làm việc Ban quản lý dự án 69

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án69

3.3.2 Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệncó của ban QLDA, phát huy tối đa tiềm năng của các cá nhân 69

3.3.3 Có biện pháp cụ thể nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng 73

3.4.1 Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án, quản lý chất

Trang 5

3.4.2 Giải pháp quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 74

3.4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt

3.4.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về tiến độ thực hiện 80

3.4.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về chất lượng 81

3.4.6 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về chi phí đầu tư xây

3.4.8 Giải pháp đổi mới khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 89

3.4.9 Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các Dự án

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, Khoa sau đại học Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng, Giảng viên trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp;

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS TS Đinh Tuấn Hải - Người đã trực

tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn Thạc sỹ;

Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các thành viên của cơ quan tôi và Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn

BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

CĐTChủ đầu tư

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ Ban Quảnlý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê - Đức Long

Bảng 1.2 Trang thiết bị và công nghệ hiện có của Ban Quản lý dự án xâydựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long

Bảng 1.3.Tổng hợp một số kết quả thực hiện tiến độ thi công xây dựngBảng 1.4.Một số dự án mà chất lượng công tác khảo sát, thiết kế chưa

được quan tâm đúng mứcBảng 1.5.Một số dự án chi phí phát sinh

Bảng 1.6.Tỷ lệ vốn giải ngân theo hình thức tạm ứng qua các năm

khách sạn Mỹ Khê - Đức Long

dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Phối cảnh dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA ĐTXD Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long,Thành phố Đà Nẵng

Hình 1.3 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long

Hình 2.1.Sơ đồ quản lý dự án theo quá trình đầu tư dự án Hình 2.2 Sơ đồ quản lý dự án theo quá trình triển khai dự án

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Ban QLDA ĐTXD Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long,Thành phố Đà Nẵng

Hình 3.2 Sơ đồ hoàn thiện công tác lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đà Nẵng với những đặc điểm về địa hình, vị trí thuận lợi, khí hậu tương đối tốt, Đà Nẵng đã và đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong lĩnh vực du lịch Đà Nẵng được đầu tư những khu nghỉ dưỡng chất lượng cao với những dịch vụ cao cấp như: Furama, Sandy Beach,… ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước Thế mạnh của Đà Nẵng là tiềm năng về biển, du lịch biển đa dạng với nhiều khu du lịch như bãi biển Bắc Mỹ An A, bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Rạng,…

Dự án “Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long” được sự phê duyệt của UBND Thành phố Đà Nẵng, sau khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện nội dung chương trình hành động trong định hướng phát triển của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển ngành du lịch nói riêng cũng như kinh tế Thành phố Đà Nẵng nói chung.

Đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng ngoài việc nâng cao sản phẩm du lịch, dịch vụ của địa phương, còn tạo điểm nhấn kiến trúc trong tổng thể kiến trúc chung của khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp thành phố Đà Nẵng Dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp nằm ngay bên cạnh bãi biển Mỹ Khê xinh đẹp cách sân bay Quốc tế Đà Nẵng 5km, cách bán đảo Sơn Trà 3km, Hội An 20km Khách sạn Mỹ Khê Đức Long đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm các loại hình dịch vụ đi kèm để kinh doanh, khai thác lợi thế vị trí mặt bằng kinh doanh tạo nguồn thu ổn định lâu dài cho Quân khu 5, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương phù hợp với phát triển khu vực bãi biển Mỹ Khê thành phố Đà Nẵng Do đó, để thực hiện được công tác quản lý đầu tư xây dựng Khách sạn hoàn thành đúng tiến độ, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long để thực hiện

1

Trang 12

công tác quản lý điều hành dự án Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn hạn chế trong việc quản lý từ khâu thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất lập các kế hoạch về công tác đấu thầu, giao thầu, quản lý tiến độ, quản lý nguồn vốn, quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động vệ sinh môi trường Vì vậy, việc nghiên cứu kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao trong thời gian qua và đề xuất các công tác quản lý có vai trò rất quan

trọng Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lýdự án tại công trình xây dựng Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long - thành phốĐà Nẵng.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hoạt động của công tác quản lý dự án tại dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án xây dựng tại dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nội dung và các hoạt động của công tác quản lý dự án xây dựng tại Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Các dự án xây dựng tại công trình Khách sạn Mỹ Khê Đức Long – Thành phố Đà Nẵng.

- Về thời gian: Các dữ liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng tại công trình Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu khảo sát, đánh

Trang 13

giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; nghiên cứu cơ chế, chính sách về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý hiện nay; đề xuất giải pháp, mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập các tài liệu cơ bản về các dự án xây dựng tại công trình Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các cuộc hội thảo, trao đổi để nhận được ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên có kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Áp dụng điều tra xã hội học cho các dự án xây dựng tại công trình Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng.

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn góp phần cụ thể hóa, bổ sung các vấn đề về lý luận khoa học trong quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Ý nghĩa về thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện thể chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng Đề xuất các giải pháp, mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

6 Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Khách

Trang 14

Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG TẠI KHÁCH SẠN MỸ KHÊ - ĐỨC LONG - THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng tại Khách sạn Mỹ Khê -Đức Long – Thành phố Đà Nẵng

Dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long tọa lạc ở 258 Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, vị trí lý tưởng bên cạnh bãi biển Mỹ Khê Giáp về phía đông của khu vực Dự án là đường ven biển Trường Sa, là tuyến đường du lịch ven biển nối liền Thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An, là tuyến đường chiến lược trong phát triển du lịch của Thành phố Dự án nằm trong khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn khoảng 3 km, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 5 km, các công trình hạ tầng quan trọng như cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu, sân bay Quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến 7 km Với vị trí thuận lợi như vậy nên việc đón khách từ sân bay, bến cảng đến Dự án và ngược lại rất thuận tiện.

Hình 1.1 Phối cảnh dự án Khách sạn Mỹ Khê Đức Long

5

Trang 16

Chủ đầu tư xây dựng công trình Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long là Công ty TNHH Đức Long Dung Quất Với tổng mức đầu tư của Dự án (bao gồm lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng) là 403.996.658.000 đồng.

Dự án với tầng cao 15 tầng nổi, gồm 1 tầng hầm, 14 tầng nổi Dự án khởi công vào năm 2013 và hiện dự án được hoàn thiện đưa vào hoạt động trong đầu Quí 1, 2019 Dự án với tiêu chuẩn 5 sao gồm 237 phòng lưu trú các loại, tất cả đều hướng biển cùng các dịch vụ đa dạng về ẩm thực, giải trí, hội thảo, sự kiện 01 Khu cà phê Lounge 500m2 (gồm khu café, phòng hút cigar, phòng bán hàng lưu niệm), 01 nhà hàng tiệc cưới 700 khách; 01 phòng họp 40 chỗ ngồi, 01 nhà hàng Buffet, 02 phòng ăn VIP 30 chỗ, 10 phòng massage, khu hớt tóc, 01 phòng tập gym, 01 hồ bơi, 01 khu tiệc ngoài trời Khu sân vườn có diện tích 5.212,5m2, gồm: 01 hồ bơi ngoài trời, 01 Café sân vườn 2.000m2; 01 Nhà kỹ thuật điện, nhà vệ sinh công cộng, nhà để rác, nhà ga, nhà pha chế, nhà để xe nhân viên, bể nước ngầm, PCCC, bể xử lý nước thải, nhà phục vụ hồ bơi sân vườn, bãi đậu xe ô tô, sân đường giao thông, cây xanh cảnh quan khách sạn.

1.2 Tổng quan về Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ- KhêĐức Long – Thành phố Đà Nẵng

Công ty TNHH Đức Long Dung Quất được Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 26/11/2005 và thay đổi lần 7 số: 4300336216, ngày 08 tháng 06 năm 2017 với tổng số vốn điều lệ là 220 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đức Long Dung Quất là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai, là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, niêm yết trên sàn chứng khoáng với 11 Công ty thành viên và 3 công ty liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành nghề tại Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.

Trang 17

Ban Quản lý dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long trực thuộc Công ty TNHH Đức Long Dung Quất, có trụ sở tại 119, đường Tô Hiến Thành, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khách sạn Mỹ Khê - Đức Long

Chức năng:

QL được giao trực tiếp quản lý các dự án do Công ty là chủ đầu tư, từ khâu thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai đầu tư dự án mới, đến thực hiện toàn bộ quy trình quản lý dự án, đồng thời quản lý thi công các công trình của Công ty là nhà đầu tư các dự án khai thác nguồn lực từ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương

Nhiệm vụ:

- Ban Quản lý Dự án thực hiện nhiệm vụ do Công ty giao và quyền hạn do Công ty ủy quyền;

- Thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư và thủ tục về đất đai các dự án mới;

- Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công trình dự án;

- Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán, hạng mục, báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình do Công ty làm chủ đầu tư;

- Quản lý thực hiện công tác bảo hành, sửa chữa nhà thuộc các dự án phát triển nhà ở do Công ty đầu tư;

- Đối với dự án Công ty là nhà đầu tư, Ban Quản lý phối hợp chặt chẽ cùng chủ đầu tư và địa phương thực hiện các thủ tục về đầu tư dự án, triển khai xây dựng công trình, nghiệm thu quyết toán hoàn thành công trình, bàn giao đưa vào sử dụng;

7

Trang 18

- Ban Quản lý được Giám đốc Công ty giao một số nhiệm vụ về tư vấn đầu tư xây dựng công trình như giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị các công trình Công ty là chủ đầu tư Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng một số công trình do Công ty ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư khác;

- Tổ chức đội kiểm tra việc chấp hành thiết kế, quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý khu đô thị trong các dự án Công ty làm chủ đầu tư;

- Lập bản vẽ trích đo địa chính khu đất dự án của Công ty làm chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư Thực hiện chức năng đo đạc theo chức năng được cấp phép;

- Xây dựng và và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết công việc của Công ty.

- Các nhiệm vụ khác theo Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án, Quy chế của Công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.

1.2.2 Mô hình tổ chức Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê

Trang 19

Phối hợp thực hiện

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA ĐTXD Khách sạn Mỹ Khê Đức Long,Thành phố Đà Nẵng

Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long gồm:

+ Lãnh đạo Ban: gồm Trưởng ban và 2 Phó trưởng ban Việc bổ nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban do Công ty TNHH Đức Long Dung Quất quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ xây dựng ban hành và theo các quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc ban, thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Bộ máy giúp việc Trưởng ban: Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán - Hành chính tổng hợp.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, bộ phận a Trưởng Ban quản lý dự án

Lãnh đạo, quản lý cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động; Quản lý chung mọi mặt tổ chức hoạt động của Ban, là chủ tài khoản và quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Ban QLDA.

Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để điều hành chung, phân công cụ thể và kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban

Đề nghị Công ty xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm đối với chức danh Phó trưởng ban của Ban.

b Phó Trưởng Ban quản lý dự án

Các Phó Trưởng ban là người trực tiếp giúp Trưởng Ban tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công tác được phân công; tổ chức điều hành, quản

9

Trang 20

lý các hoạt động của đơn vị khi Trưởng Ban ủy quyền thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty và phân công của Trưởng Ban

Phó Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công phụ trách (hoặc được ủy quyền), chỉ đạo thực hiện Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội dung của Phó khác, phó trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng Ban quyết định các vấn đề chưa nhất trí với các Phó khác hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.

c Bộ máy giúp việc Trưởng ban * Phòng Kế hoạch:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tình hình thực hiện các DA;

- Chủ trì công tác lựa chọn nhà thầu, soạn thảo và quản lý thống nhất các hợp đồng kinh tế Phối hợp với các phòng để tổ chức quyết toán công trình, dự án ;

- Chủ trì đề xuất nhu cầu về vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho các dự án;

- Lập báo cáo đánh giá đầu tư, báo cáo thống kê, các báo cáo tổng hợp liên quan đến QLDA;

- Chủ trì lập kế hoạch triển khai thực hiện các công tác theo yêu cầu của cơ quan Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra Lưu trữ các bản gốc hồ sơ liên quan của DA nhằm phục vụ tốt công tác QLDA, phục vụ công tác Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra.

- Tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, tham gia nghiệm thu khối lượng từng đợt khi lãnh đạo Ban yêu cầu;

- Nghiên cứu các chế độ chính sách, định mức, thể chế để thông tin, phổ biến và tổ chức thực hiện kịp thời Chủ trì phối hợp với phòng liên quan trong

Trang 21

Ban để tổ chức lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ về dự toán XDCB, QLĐTXD, quản lý đấu thầu cho cán bộ trong cơ quan;

- Chủ trì thẩm tra TK, DT một số gói thầu, công trình khi Giám đốc yêu cầu.

- Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và quy hoạch phát triển xây dựng giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030.

* Phòng Kỹ thuật:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Lập nhiệm vụ phê duyệt chủ trương đầu tư; trình phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, dự toán chuẩn bị đầu tư Liên hệ với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác: giới thiệu địa điểm, khảo sát đo đạc, vạch chỉ giới đường, xin cấp các số liệu hạ tầng, thu hồi đất…(nếu có); các thỏa thuận cấp điện, cấp nước, PCCC, thoát nước, môi trường, khớp nối hạ tầng…theo yêu cầu của dự án Kiểm tra, giám sát các đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai dự án: lập dự án, thiết kế, khoan khảo sát … nghiệm thu các bước theo quy định đầu tư xây dựng cơ bản, trình thẩm định và phê duyệt Tham gia (hoặc phối hợp với bộ phận giải phóng mặt bằng) trong công tác giải phóng mặt bằng thuộc dự án được giao Kiểm tra, giám sát đơn vị lập hồ sơ: mời thầu, mời quan tâm; yêu cầu nghiệm thu hồ sơ theo quy định; tham gia trong công tác tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, dịch vụ tư vấn Hoàn thiện hồ sơ dự án bàn giao cho kế toán và bộ phận lưu trữ hồ sơ.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư dự án: Thực hiện đúng quy định nhiệm vụ của Cán bộ kỹ thuật quản lý thi công xây dựng công trình: quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng trên công trình theo các quy định về xây dựng cơ bản hiện hành Kiểm tra, giám sát đơn vị kiểm toán công trình (nếu có); kiểm tra và ký bản vẽ hoàn công, khối lượng quyết toán công trình theo đúng quy định về xây dựng cơ bản hiện hành Hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình.

11

Trang 22

* Phòng Kế toán - Hành chính tổng hợp:

- Tham mưu cho Trưởng Ban thực hiện về chế độ kế toán, công tác quản lý tài chính theo quy chế của Ban và quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác tổ chức, cán bộ; quản lý nhân sự, lao động tiền lương; đào tạo cán bộ; tuyển chọn cán bộ, lao động; công tác Thi đua – Khen thưởng; kỷ luật, vệ sinh an toàn lao động.

- Thực hiện công việc quản trị văn phòng, là đầu mối tiếp nhận công văn đến, công văn đi, theo dõi, lưu trữ, bảo mật.

- Đảm bảo an ninh nội bộ cơ quan.

- Tổ chức, phổ biến để toàn thể CB-CNVC thực hiện tốt qui chế, nội qui cơ quan, nội qui PCCC, phòng chống bão, lụt và các qui định khác.

- Quản lý tốt việc thực hành tiết kiệm: điện sáng, nước sinh hoạt, điện thoại, xăng xe, văn phòng phẩm

- Thực hiện việc mua sắm các vật tư, đồ dùng, dụng cụ, thiết bị máy, sửa chữa bảo dưỡng ô tô, văn phòng phẩm…

- Phối kết hợp với các phòng, các bộ phận trong Ban và các cơ quan liên quan nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban.Ngoài ra thực hiện các công việc khác khi Lãnh đạo Ban yêu cầu.

1.2.4 Đánh giá về nhân lực, trang thiết bị của Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê - Đức Long

a Nhân lực

- Đa phần các cán bộ của Ban có trình độ Đại học và trên Đại học là chủ yếu (19/22 cán bộ, chiếm tỷ lệ 86,3%; trong đó cán bộ có trình độ đại học là 16 cán bộ, chiếm tỷ lệ 72,7%, cán bộ có trình độ trên đại học là 3 cán bộ, chiếm tỷ

Trang 23

quản lý dự án, đấu thầu, đào tạo nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng (chiếm tỷ lệ 59,09%).

Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ Ban Quảnlý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê - Đức Long đào tạo: Quản lý

dự án, đấu thầuđào tạo: Quản lýdự án, đấu thầu;đào tạo: Quản lýdự án, đấu thầu;02 cán bộ chưa

được đào tạo

(Nguồn: Ban QLDA Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long)

Trên cơ sở tổng hợp số lượng, cơ cấu chuyên ngành, trình độ chuyên môn của cán bộ của Ban tại bảng 1.1, đánh giá như sau:

* Ưu điểm:

+ Đa phần các cán bộ của Ban có trình độ Đại học và trên Đại học là chủ yếu (19/22 cán bộ, chiếm tỷ lệ 86,3% Số cán bộ có trình độ trung cấp là 3 cán bộ (chiếm tỷ lệ 13,6%) Số cán bộ có chuyên ngành khác là 5 cán bộ (chiếm tỷ

13

Trang 24

lệ 22.73%)

+ Các cán bộ của Ban có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực xây dựng, + Các cán bộ của Ban được tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, đấu thầu, đào tạo nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng (chiếm tỷ lệ 59,09%).

72.7 %13.6 %

13.6 %

Trình độ trên đại họcTrình độ CĐ, đại họcTrung cấp

Biểu đồ 1.1 Trình độ học vấn của cán bộ Ban Quản lý dự án xây dựngkhách sạn Mỹ Khê - Đức Long

* Hạn chế:

Mặc dù số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tỷ lệ cao, đa phần có chuyên ngành về kỹ thuật, nhưng chuyên môn về một số ngành liên quan đến công tác QLDA lại không có như: Kỹ sư chuyên ngành khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, kỹ sư kinh tế xây dựng, kỹ sư điện… Trình độ cán bộ không đồng đều, việc tập huấn chưa được thực hiện thường xuyên, định kỳ Số lượng cán bộ còn thiếu so với yêu cần quản lý dự án mà Ban đang thực hiện… Cụ thể như sau:

- Ban không có cán bộ chuyên môn về công tác khảo sát (địa chất, địa hình), do đó việc kiểm soát chất lượng công tác khảo sát địa hình, địa chất vẫn có sự sai sót như: Kiểm soát công tác đo vẽ địa hình, địa chất chưa chính xác dẫn đến nhiều thiếu sót phải bổ sung, điều chỉnh trong lập phương án đền bù,

Trang 25

GPMB và điều chỉnh thiết kế BVTC trong quá trình thi công, dẫn đến kéo dài thời gian dự án.

- Ban không có cán bộ chuyên môn Kinh tế xây dựng, do đó, trong quá trình thẩm định phê duyệt dự toán, tổng mức đầu tư, kiểm soát hồ sơ thanh toán khối lượng, quyết toán công trình gặp nhiều khó khăn, có nhiều sai sót.

- Các cán bộ Ban đa phần có trình độ Đại học, tuy nhiên trình độ không đồng đều, nhiều cán bộ trẻ (mới ra trường), do đó nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến một số sai sót trong quá trình quản lý dự án mang tính hệ thống.

- Việc đào tạo nghiệp vụ, tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới được ban hành chưa được Ban tổ chức định kỳ, thường xuyên, do đó còn nhiều sai sót trong việc thẩm định, phê duyệt thiết kế BVTC, nghiệm thu và quản lý chi phí ĐTXD trong triển khai thực hiện dự án.

Như vậy, với các ưu điểm và hạn chế đã phân tích, cần hoàn thiện các tồn tại trong cơ cấu, tuyển dụng, đào tào cán bộ của Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê Đức Long.

b Trang thiết bị

Ban QLDA luôn chủ động lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị công nghệ, đáp ứng yêu cầu QLDA, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý dự án.

+ Các phòng, ban được bố trí riêng rẽ, độc lập, không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, tạo được sự tập trung trong công việc Diện tích làm việc trung bình tại Ban QLDA khoảng 6 m2/người, có lắp đặt điều hòa không khí, hệ thống thông hơi, chiếu sang, điều kiện vệ sinh môi tốt, đảm bảo môi trường làm việc tốt, phát huy hiệu suất lao động cao.

+ Các thành viên trong Ban có khả năng sử dụng thành thạo máy tính, các thiết bị, phần mềm ứng dụng tùy theo tính chất đặc thù của công việc Ban đã đầu tư hệ thống mạng LAN (Local Area Network) tốc độ cao, kết nối Internet phục vụ cho việc trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý Ban đã ứng dụng

15

Trang 26

một số phần mềm như phần mềm dự toán, phầm mềm quản lý cơ sở dữ liệu, cùng với việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu trực tuyến làm tăng khả năng phối hợp, khai thác các thông tin quản lý có liên quan giữa các phòng, ban chức năng trong ban QLDA.

Bảng 1.2 Trang thiết bị và công nghệ hiện có của Ban Quản lý dự án xây dựng

4Máy chiếu (Projector)02TốtHội họp5Máy in phun màu khổ A4-A301 Đã phải sửa, 14Phần mềm dự toán G8Có bản quyền15Phần mềm diệt Avira ProCó bản quyền

Trang 27

(Nguồn: Phòng tổng hợp hành chính Ban QLDA XDCT Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long)

+ Các trang thiết bị và công nghệ hiện có của Ban được sử dụng có hiệu quả, phù hợp với công tác quản lý Nhân viên của Ban luôn được cập nhật, hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng các quy định của ban khi sử dụng các trang thiết bị

+ Trang thiết bị bảo đảm cho công tác QLDA của Ban QLDA Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long tương đối đầy đủ và hiện đại Tuy nhiên, việc tổ chức giao ban, báo cáo kết quả định kỳ và đột xuất vẫn có nhiều bất cập.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLDA mới chỉ dừng lại ở mức chia sẻ thông tin một cách thuần túy mà chưa có những ứng dụng, phần mềm chuyên dụng để quản lý và cập nhật các thông tin về dự án một cách liên tục, chưa có sự phân cấp, phân quyền trong việc truy cập và xử lý các thông tin Các báo cáo còn chủ yếu sử dụng hình thức văn bản giấy tờ, chưa thể hiện tính kịp thời của các thông tin quản lý.

Biểu đồ 1.2 Đánh giá trang thiết bị và công nghệ hiện có của Ban Quảnlý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long

1.2.5 Đánh giá bộ máy hoạt động của Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê - Đức Long – Thành phố Đà Nẵng

17

Trang 28

a Ưu điểm

- Khi được giao nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Lãnh đạo chủ động triển khai nhiệm vụ cho cán bộ trong các phòng làm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư (mô hình một Ban quản lý dự án nhỏ).

- Ban QLDA ĐTXD Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long có đội ngũ cán bộ với trình độ khá cao, lĩnh vực chuyên môn đa dạng phù hợp với yêu cầu công việc QLDA phức tạp, đa dang Bên cạnh đó cũng dễ dàng thấy đội ngũ về lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn (50%) cần được bổ túc về công tác QLDA.

b Hạn chế

- Chưa có tính chuyên nghiệp trong công tác QLDA như: Công tác quản lý trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC + Dự toán, quản lý chất lượng công trình, thanh quyết toán công trình…

- Chưa xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng chéo giữa các phòng, ban.

- Công tác phối hợp giữa các phòng, đặc biệt là Phòng Kế hoạch và Phòng Kỹ thuật cũng là một hạn chế trong công tác quản lý dự án.

- Quy trình kiểm soát chưa xây dựng được hệ thống biểu mẫu quản lý, kiểm soát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ tạo sự thống nhất trong cả Ban.

Với mô hình quản lý hiện tại, Ban Quản lý dự án xây dựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long có những ưu điểm, song còn nhiều hạn chế và nhược điểm, do đó cần hoàn thiện lại mô hình quản lý dự án để đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khâu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào sử dụng.

1.3 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án xâydựng khách sạn Mỹ Khê – Đức Long – Thành phố Đà Nẵng

Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA dự án

Trang 29

đầu tư xây dựng công trình Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long được thể hiện cụ thể

Quản lý quyết đinh phê duyệt AXDCT cáo, quyết toán,

kiểm toán, bảo hành công trình

Trang 30

Hình 1.3 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BanQLDA dự án đầu tư xây dựng công trình Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long

1.3.1 Quản lý tiến độ thực hiện dự án a Tiến độ thi công xây dựng

Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long khởi công năm 2013 dự kiến hoàn thành vào Quý IV, năm 2018, tuy nhiên, đến Quý I, năm 2019 dự án mới chính thức hoàn thành Như vậy, tiến độ của dự án khá chậm so với kế hoạch khi lập dự án

Các công trình xây dựng trước khi triển khai đều được lập tiến độ thi công xây dựng, tiến độ thi công XDCT phải phù hợp với tổng tiến độ chung của dự án đã được phê duyệt Dự án Khách sạn Mỹ Khê - Đức Long trên thực tế cho thấy, hầu hết các gói thầu đã ký HĐXD đều phải điều chỉnh, gia hạn thêm ngày hoàn thành dự án

Bảng 1.3 Tổng hợp một số kết quả thực hiện tiến độ thi công xây dựng

Trang 31

STT Tên gói thầu/

Trang 32

STT Tên gói thầu/

Nguyên nhân chậm tiến độ thi công:

Tiến độ thực hiện một số hợp đồng phải điều chỉnh do nhiều lý do khác nhau từ kế hoạch vốn Trung ương, điều kiện thời tiết, chậm trong công tác GPMB, xử lý các sai khác trong thiết kế kỹ thuật về địa chất trong quá trình khảo sát… Cụ thể là:

- Điều kiện tự nhiên – xã hội tại khu vực xây dựng.

- Từ việc khảo sát địa chất ở một số vị trí sai khác so với thực tế thi công xây dựng, cần phải có phương án điều chỉnh thiết kế, trình thẩm định, phê duyệt các điều chỉnh, dẫn đến chậm tiến độ, buộc ban QLDA phải điều chỉnh tiến độ.

- Năng lực của một số nhà thầu yếu, cả về năng lực kỹ thuật, biện pháp thi công lẫn năng lực tài chính dẫn đến hiện tượng chậm tiến độ kéo dài, thậm chí bỏ hợp đồng, gây nên hiện tượng chậm tiến độ chung của cả dự án.

- Ban QLDA chưa thực hiện một cách kiên quyết các chế tài xử phạt trong quản lý thực hiện HĐXD, để xảy ra tình trạng chậm tiến độ kéo dài, làm giảm hiệu lực của công tác quản lý.

Trang 33

- Tình trạng đầu tư dàn trải dẫn đến thiếu nguồn vốn cung cấp cho nhà thầu thi công theo tiến độ làm chậm tiến độ dự án.

b Tiến độ khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán

Công tác khảo sát bước TKKT đã cơ bản đạt được tiến độ đề ra số lượng nhà thầu tư vấn bị chậm tiến độ rất ít, thời gian chậm cũng không dài Ban QLDA đã và đang tiến hành tổ chức thẩm tra (thuê nhà thầu tư vấn) thẩm định.

c Tiến độ công tác quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng

Trong công tác quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, đã có sự rà soát, xử lý các hợp đồng, tổng hợp các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án, làm cơ sở bổ sung điều chỉnh hợp đồng, phạt do vi phạm hợp đồng về tiến độ và chất lượng nhằm cảnh báo, chấn chỉnh các đơn vị tham gia dự án.

1.3.2 Quản lý chất lượng dự án

a Chất lượng công tác khảo sát thiết kế

Quản lý chất lượng dự án được Ban QLDA thực hiện theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng khảo sát, thiết kế, xác định tổng mức đầu tư của một số dự án do tư vấn thiết kế lập trong thời gian qua là chưa cao, thiếu chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế và tổng mức đầu tư của dự án

Bảng 1.4 Một số dự án mà chất lượng công tác khảo sát, thiết kế chưađược quan tâm đúng mức

STTTên Dự ánGiá trị DA

Trang 34

- Chủ đầu tư và Ban QLDA đều chưa xác định tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nên chưa tổ chức nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu đầu vào (khảo sát thu thập số liệu, phân tích đánh giá kết quả khảo sát, số liệu kinh tế kỹ thuật… ) để làm cơ sở xây dựng phương án hợp lý, khả thi về kinh tế và kỹ thuật

- Do kinh phí giai đoạn này rất hạn chế, mà phần lớn các dự án đều không được khảo sát kỹ trước lúc thiết kế mà chỉ thiết kế trên cơ sở giả định các yếu tố ban đầu

b Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Dự toán

Nhìn chung, nội dung các báo cáo đầu tư, báo cáo Kinh tế - kỹ thuật công trình do các đơn vị tư vấn lập đều tuân thủ các quy định hiện hành; về định mức, đơn giá xây dựng theo đúng chế độ chính sách hiện hành của nhà nước; các dự

Trang 35

án lựa chọn giải pháp thi công xây dựng hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Kết quả lập dự án cơ bản là phù hợp với kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án còn phải điều chỉnh nhiều lần.

- Về công tác thẩm định báo cáo Kinh tế - kỹ thuật: Vẫn còn những hạn chế trong công tác thẩm định, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, ảnh hưởng lớn đến thực tế thi công và chất lượng dự án nói chung.

+ Chất lượng công tác thẩm định, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán vẫn chưa cao: Vẫn còn phát hiện mâu thuẫn giữa bản vẽ và tổng dự toán, sai sót trong tính toán tổng dự toán Chưa phát hiện hết các sai sót trong thiết kế và dẫn tới những phát sinh trong thực tế thi công

+ Thời gian thẩm tra nhìn chung đảm bảo tuy nhiên vẫn còn trường hợp kéo dài thời gian phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

Việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP Chất lượng thiết kế của nhiều dự án còn hạn chế, chưa có sự tham gia của các chuyên gia giỏi nghiên cứu, phân tích đánh giá; sản phẩm thiết kế nhiều khi còn bị áp đặt của cơ quan quản lý cấp trên nên chất lượng sản phẩm thiết kế cũng rất hạn chế.

* Nguyên nhân:

- CĐT chưa nghiêm túc tổ chức nghiệm thu sản phẩm tư vấn theo yêu cầu quy định, nhiều lúc chỉ mang tính hinh thức, qua loa nên để lại nhiều sai sót.

- Việc tổ chức thẩm định các dự án chưa bám sát nội dung chức năng theo quy định mà chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra lại việc tính toán khối lượng theo thiết kế.

- Có trường hợp việc thẩm định của cơ quan quản lý ngành xây dựng còn mang tính thủ tục pháp lý.

25

Trang 36

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác thẩm định dự án còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, điều này xuất phát từ công tác tổ chức cán bộ chưa thực hiện nghiêm.

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, lạc hậu.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế- dự toán chưa được quy định cụ thể, rõ ràng bằng những chế tài về pháp luật- kinh tế Chưa có cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế và cơ chế thưởng phạt vật chất hoặc có các chế tài xử phạt ở mức cao hơn đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm;

c Chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu công việc, hạng mục và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

Việc xử lý các mối quan hệ giữa chủ đầu tư với thiết kế, chủ đầu tư với nhà thầu (A-B) và xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống nẩy sinh trong quá trình quản lý, thực hiện dự án còn hạn chế gây lãng phí, chậm tiến độ.

Chưa có quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi giám sát, nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình nên chất lượng chưa cao Nếu có quy định thì việc triển khai thực hiện vẫn chưa được nghiêm khắc nên tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm luôn có thái độ “dĩ hoà vi quý” để được nhà thầu có sự quan tâm.

Chất lượng khảo sát thiết kế chưa tốt thể hiện là nhiều công trình có sự phát sinh lớn mà giá trị phát sinh tăng lên là do khâu khảo sát không đảm bảo.

Việc lập các hợp đồng giao nhận thầu còn sơ sài, tính ràng buộc pháp lý chưa cao, chưa đầy đủ điều khoản cụ thể về quản lý chất lượng xây dựng.

Chất lượng nghiệm thu còn hạn chế như việc bỏ qua nhiều công đoạn, nghiệm thu qua loa, khoán gọn cho nhà thầu lập thủ tục nghiệm thu… đã tập hợp các chứng từ pháp lý lỏng lẻo, thiếu chính xác nên chất lượng công trình

Trang 37

không được đánh giá một cách chính xác và là cơ hội để các bên lợi dụng việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán khối lượng khống gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước

1.3.3 Quản lý chi phí

Các dự án chịu tác động của sự biến động về giá cả thị trường, nguồn vật tư, vật liệu Một số ít đơn vị tham gia dự án không còn khả năng thực hiện hợp đồng đã buộc CĐT phải xử lý chấm dứt, thanh lý hợp đồng, dẫn đến phát sinh chi phí

Bảng 1.5 Một số dự án phát sinh chi phí

tư được duyệt

Có thể thấy, trong quá trình lập, thẩm định dự án, các đơn vị đã lập thiếu chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá; một số công việc thực tế thi công phải thực hiện, nhiều chi phí do chưa lường hết các công việc sẽ phát sinh.

Bên cạnh đó, công tác thiết kế kỹ thuật chi tiết của một số công trình chưa hợp lý dẫn đến việc thay đổi, bổ sung trong quá trình thi công; một số việc phát sinh trong quá trình thi công, chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế, thay đổi chủng loại vật liệu… làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình, vượt tổng mức đầu tư của dự án Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, điều chỉnh hợp

27

Trang 38

đồng làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, chủ đầu tư (Sở xây dựng) cũng chưa thực hiện báo cáo người quyết định đầu tư (Chủ tịch UBND Tỉnh hoặc Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư theo ủy quyền) theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

Công tác dự toán chưa đảm bảo tính chính xác là nguyên nhân làm tăng giá gói thầu, tuy nhiên, đơn vị thẩm tra thiết kế dự toán lại chưa phát hiện được

Sai phạm khác trong lập dự án đầu tư, tư vấn thiết kế, thẩm tra, đấu thầu của các đơn vị trên như chủ đầu tư thanh toán khối lượng sau quyết toán cho nhà thầu chậm, kéo dài và khi quyết toán thì chủ đầu tư không yêu cầu đơn vị thi công nộp tiền bảo hành công trình (5% giá trị hợp đồng), hay nộp thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương không đúng quy định

Các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, chưa được lập quy trình bảo trì Ngoài ra, công tác tư vấn giám sát thi công công trình, tư vấn quản lý dự án tại một số công trình còn thực hiện chưa tốt, năng lực còn hạn chế, chưa phát hiện được các sai sót, khuyết điểm và chưa tư vấn cho chủ đầu tư để quản lý tốt khối lượng thi công, tiến độ thi công.

Về quản lý vốn, Ban Quản lý thực hiện rất chặt chẽ, đúng các quy định của Nhà nước.Với quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua sự kiểm soát của Kho bạc Tỉnh, việc giải ngân vốn được các cấp đánh giá đảm bảo chặt chẽ về trình tự thủ tục và hồ sơ pháp lý.

Bảng 1.6 Tỷ lệ vốn giải ngân theo hình thức tạm ứng qua các năm STT Năm Vốn được giải

Trang 39

Công tác quản lý chi phí GPMB cũng đã được quan tâm chỉ đạo, tổ chức bộ phận và cán bộ chuyên trách phối hợp nhà thầu Kiểm toán độc lập để tập trung kiểm tra, rà soát và thực hiện thanh quyết toán chi phí GPMB Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên chuyên trách và củng cố hệ thống quy định, hướng dẫn để các địa phương áp dụng thống nhất, triển khai cho các địa phương hoàn thiện hồ sơ hoàn ứng chi phí GPMB.

Việc quản lý các chi phí khác liên quan đến dự án như: chi phí bảo hiểm công trình, chi phí cho Hội đồng nghiệm thu các cấp, chi phí thẩm tra, thẩm định các bước, chi phí hoạt động của CĐT và Ban QLDA được thực hiện chặt chẽ đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của Nhà nước.

Việc thi công xây dựng phải được thực hiện theo khối lượng thiết kế đã được xác định hoặc chấp thuận của các bên Tư vấn giám sát có trách nhiệm giúp chủ đầu tư tính toán khối lượng đã thi công và được nghiệm thu theo thiết kế được duyệt làm căn cứ để nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xem xét xử lý tùy theo hình thức hợp đồng theo quy định và tùy theo nguồn vốn của hợp đồng Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt (trường hợp vượt tổng mức đầu tư bao gồm cả dự phòng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước) là cơ sở để thanh toán và quyết toán vốn đầu tư của dự án.

Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi phí

29

Trang 40

- Nhiều nhà thầu thực sự gặp khó khăn về vốn Có nhà thầu cùng lúc thực hiện nhiều dự án, dẫn đến việc tiền của dự án này có thể sử dụng cho dự án khác hoặc bị ngân hàng giữ lại do nợ từ dự án khác.

- Việc giải ngân vốn của dự án được thực hiện theo kế hoạch vốn (thường là kế hoạch vốn theo năm) Vì vậy, những năm đầu thực hiện dự án khi kinh tế đất nước khởi sắc, vốn trái phiếu chính phủ được đảm bảo diễn ra tình trạng giải ngân theo tạm ứng để hoàn thành kế hoạch

- Cũng từ việc khảo sát địa chất ở một số vị trí sai khác so với thực tế thi công xây dựng làm phát sinh khối lượng đồng thời cũng làm phát sinh chi phí (Chi phí cho chỉnh sửa thiết kế, phát sinh khối lượng, chi phí do trượt giá do dự án bị kéo dài).

- Các quy định của Sở xây dựng về thời gian thực hiện và triển khai dự án phải tuỳ thuộc vào kế hoạch phân bổ vốn mà chưa căn cứ vào khối lượng thực hiện công việc nên vẫn còn hiện tượng chia nhỏ gói thầu để được chỉ định thầu từ đó tạo ra nhiều tiêu cực trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu

1.3.4 Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Ban QLDA CTXD Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long thuê tư vấn TKKT lập hồ sơ mời thầu và Ban QLDA CTXD tổ chức chấm thầu trên cơ sở Luật đấu thầu, các Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 85 Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, UBND Thành phố xem xét, quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên quy chế đấu thầu còn bất cập làm nảy sinh những vấn đề phức tạp cho các bên trong quá trình quản lý thực hiện dự án Hiện tượng bỏ giá thầu thấp hơn so với giá trần đã được các cấp có thẩm quyền xác định, hiện tượng đấu thầu mang tính chất đối phó chứ chưa phản ánh đúng bản chất của công tác đấu thầu vẫn còn tồn tại, điều này dễ dàng nhận thấy trong hồ sơ dự thầu do mắc phải những lỗi rất cơ bản.

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan