15 đỗ văn đức báo cáo thực tập 2024

32 2 0
15 đỗ văn đức  báo cáo thực tập 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNHBÁO CÁO THỰC TẬP LỮ HÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DU LỊCH NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH VẬN CHUYỂN TẠI TỈNH QUẢNG NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Sinh viên thực hiện : ĐỖ VĂN ĐỨC Mã sinh viên : 20111141999 Lớp : ĐH10QTDL5 Khoá : 10 (20202024) Hệ đào tạo : CHÍNH QUY Hà Nội, năm 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DU LỊCH NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH VẬN CHUYỂN TẠI TỈNH QUẢNG NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Sinh viên thực hiện : ĐỖ VĂN ĐỨC Mã sinh viên : 20111141999 Lớp : ĐH10QTDL5 Khoá : 10 (20202024) Hệ đào tạo : CHÍNH QUY Hà Nội, năm 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề của các tác giả khác đã được tôi xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong chuyên đề là kết quả khảo sát thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm trong chuyên đề này. Tác giả tiểu luận Đỗ Văn Đức 1.Lý do chọn đề tài Tỉnh Quảng Nam, với tài nguyên du lịch đa dạng từ di sản văn hóa đến cảnh quan tự nhiên, đang là điểm đến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Tuy nhiên, để tận dụng hoàn toàn tiềm năng của mình, việc cải thiện hạ tầng vận tải và dịch vụ vận chuyển là một điều cấp thiết. Mặc dù đã có sự phát triển trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn những thách thức cần được vượt qua như sự cạnh tranh gay gắt, vấn đề về chất lượng và an toàn. Tuy nhiên, với sự hợp tác giữa các bên liên quan và sự đầu tư thông minh, Quảng Nam có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả trong ngành du lịch và ngành vận chuyển, đồng thời giữ vững và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch đặc biệt của mình. Tỉnh Quảng Nam, một điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, đang nổi lên với danh tiếng của mình không chỉ bởi những cảnh đẹp tự nhiên mà còn với di sản văn hóa phong phú. Hội An cổ kính, Đà Nẵng hiện đại và những danh thắng lịch sử như Mỹ Sơn đã tạo nên một vùng đất đa dạng và hấp dẫn với du khách. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch không thể không đề cập đến vai trò quan trọng của vận chuyển, một lĩnh vực không thể thiếu trong hành trình khám phá và trải nghiệm của du khách.Vận chuyển không chỉ là phương tiện để di chuyển từ điểm A đến điểm B mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm du lịch. Tuy nhiên, thực trạng kinh doanh vận chuyển tại Quảng Nam không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Các dịch vụ vận tải công cộng cần được cải thiện để đảm bảo tính linh hoạt và tiện ích cho du khách. Mặt khác, dịch vụ taxi và thuê xe cũng đang phải đối mặt với những thách thức như giá cả và chất lượng dịch vụ.Tài nguyên du lịch của Quảng Nam không chỉ là những danh thắng nổi tiếng mà còn là văn hóa địa phương, con người và nền kinh tế địa phương. Việc khai thác và bảo vệ tài nguyên này không chỉ là trách nhiệm của ngành du lịch mà còn là của toàn bộ cộng đồng. Phát triển bền vững của du lịch cần phải xem xét cả yếu tố văn hóa và môi trường, đồng thời đảm bảo sự hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên. 2.Mục tiêu nghiên cứu Tỉnh Quảng Nam, với tài nguyên du lịch đa dạng từ di sản văn hóa đến cảnh quan tự nhiên, đang là điểm đến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Tuy nhiên, để tận dụng hoàn toàn tiềm năng của mình, việc cải thiện hạ tầng vận tải và dịch vụ vận chuyển là một điều cấp thiết. Mặc dù đã có sự phát triển trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn những thách thức cần được vượt qua như sự cạnh tranh gay gắt, vấn đề về chất lượng và an toàn. Tuy nhiên, với sự hợp tác giữa các bên liên quan và sự đầu tư thông minh, Quảng Nam có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả trong ngành du lịch và ngành vận chuyển, đồng thời giữ vững và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch đặc biệt của mình. Để phát triển tài nguyên du lịch và kinh doanh vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đầu tiên, việc nâng cao hạ tầng vận tải là một ưu tiên hàng đầu. Điều này bao gồm việc đầu tư vào cải thiện đường bộ, đường sắt và cả đường hàng không, đồng thời mở rộng các tuyến đường du lịch để kết nối các điểm du lịch chính. Thứ hai, cần tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ vận chuyển, bằng cách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên vận chuyển. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải để phát triển hình thức vận chuyển xanh. Thứ ba, phát triển hình thức du lịch cộng đồng là một giải pháp hiệu quả khác, tạo cơ hội cho du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hóa và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Cuối cùng, tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp vận tải, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng địa phương là chìa khóa để tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Những giải pháp này sẽ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch và vận tải tại Quảng Nam. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DU LỊCH 1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch • Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch,khu du lịch,điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch • Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch.1.1 1.1.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên • Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất,địa hình ,địa mạo,khí hậu,thủy văn,hệ sinh thái,cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. • Địa hình :núi,đồi và đồng bằng,ven bờ. • Khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí,gió,áp suất khi quyển,ánh nắng mặt trời,các hiện tượng thời tiết đặc biệt. • Nguồn nước :nước chảy trên mặt và nước ngầm. 1.1.2.2.Tài nguyên du lịch văn hóa • Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyến thống văn hóa,văn nghệ dân gian,di tích lịch sử,cách mạng,khảo cổ,kiến trúc,các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể,phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. • Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sửvăn hóa • Các lễ hội • Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học • Các đối tượng văn hóathể thao và hoạt động nhận thức khác:các trung tâm khoa học,các trường đại học,các thư viện lớn,bảo tàng…các giải thể thao lớn,các cuộn triển lãm thành tựu KTQD,các hội chợ,liên hoan phim quốc tế,ca nhạc quốc tế,… 1.2. KINH DOANH DU LỊCH 1.2.1. Khái niệm kinh doanh du lịch • Về bản chất,hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hóa mỗi quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch,hình thành trên cơ sở phát triển đảy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường. • Sự vận hành kinh doanh du lịch là lấy tiền tệ làm mối giới,tiến hành trao đổi sản phẩm du lịch giữa người mua(du khách)và người bán(nhà kinh doanh du lịch),sự vận hành này lấy vận động mẫu thuẫn giữa hai mặt cung cấp và nhu cầu du lịch làm đặc trưng chủ yếu. 1.2.2. Các loại hình kinh doanh du lịch 1.2.2.1.Kinh doanh lưu trú • Sơ đồ kinh doanh lưu trú.1.2 • DV cơ bản  DV buồng ngủ  DV ăn uống • Các dịch vụ bổ sung  Dịch vụ cho thuê phòng họp,phòng hội nghị.  Dịch vụ giặt ủi  Dịch vụ bán hàng lưu niệm  Dịch vụ cung cấp thông tin  Dịch vụ mua sắm,làm thủ tục,đặt chỗ,mua vé,v.v... 1.2.2.2 .Kinh doanh ăn uống • Kinh doanh ăn uống trong du lịch là các hoạt động chế biến thức ăn;bán phục vụ các thức ăn,đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác để thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống tại các nhà hàng,khách sạn nhằm mục đích sinh lời. • Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một bộ phận rất quan trọng và mang lại nguồn thu lớn trong hoạt động kinh doanh khách sạn vi nó dáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. • Là một bộ phận kết hợp lâu đời nhất với các cơ sở lưu trú, bộ phận kinh doanh ăn uống của một khách sạn hiện đại đầy đủ các dịch vụ và là một hoạt động phức tạp đồng thời liên quan tới các chức năng chuyên môn cao. • Thông thường thì bộ phận kinh doanh ăn uống bao gồm một số nhà hàng, bộ phận tiệc – hội nghị hội thảo, quầy bar. 1.2.2.3.Kinh doanh lữ hành • Kinh doanh lữ hành (Tour operator business)là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành (DNLH) đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. • Theo Luật du lịch Việt Nam 2017. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bản và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. 1.2.2.4.Kinh doanh vận chuyển du lịch • Kinh doanh vận chuyển du lịch là cung cấp dịch vụ vận tải giao thông cần thiết để giúp khách di chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác trong quá trình đi du lịch. • Kinh doanh vận chuyển là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch, là nguồn thu ngoại tế du lịch và thu hồi tiền tệ quan trọng. • Vận tải, công ty du lịch và khách sạn du lịch được gọi chung là 3 trụ cột lớn của ngành du lịch. • Du khách di du lịch phải chỉ 1 khoản phí giao thông nhất định và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí du lịch, nguồn chi phí này tạo ra doanh thu cho kinh doanh vận chuyển quốc tế, trong những năm gần đây ước tính nguồn thu này chiếm khoảng 18% tổng doanh thu của du lịch 1.2.2.5.Kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung • Khái niệm. Dịch vụ du lịch bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách. • Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Sở thích và nhu cầu của khách du lịch tăng nhanh hơn so với sự cung cấp các dịch vụ ở những cơ sở đón tiếp khách. Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở rộng các thể loại dịch vụ mà trước hết là các loại dịch vụ bổ sung. • Các dịch vụ bổ sung  Dịch vụ làm sống động hơn cho kỳ nghỉ và thời gian nghỉ lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội...; học những điệu múa và bài hát dân tộc; học cách nấu món ăn đặc sản; karaoke, internet, bida, bowling,...  Dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách: hộ chiếu, giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan; các dịch vụ thông tin như cung cấp tin tức, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim ảnh; mua hoa cho khách, đăng ký vé giao thông, mua vé xem ca nhạc; đánh thức khách, tổ chức trông trẻ,mang vác đóng gói hành lý,...  Dịch vụ tạo điều kiện thuận tiện trong thời gian khách nghỉ lại: ăn uống tại phòng ngủ; phục vụ trang điểm tại phòng, chăm sóc sức khỏe tại phòng; đặt một số trang bị cho phòng như vô tuyến, radio, dụng cụ tự nấu ăn (phòng có bếp nấu).  Dich vụ thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người: Cho thuê xưởng nghệ thuật; cho thuê HDV; phiên dịch, thư ký; cho thuê hội trường, hòa nhạc; cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn, chụp lại; gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao.  Dịch vụ thương mại  Kinh doanh hàng lưu niệm  Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí  Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DU LỊCH 1.3.1. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch đến kinh doanh du lịch 1.3.1.1.Ý nghĩa của tài nguyên du lịch đến kinh doanh du lịch. • Tài nguyên du lịch là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch • Tài nguyên du lịch tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch, còn việc khai thác và bác lớn tài nguyên du lịch có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào dung lớn chính sạch, việc quy hoạch tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn, tôn tao tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển kinh tếxã hội. 1.3.1.2.Vai trò của tài nguyên du lịch đến kinh doanh du lịch. • Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch  Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch.  Đặc biệt, Tài nguyên du lịch có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế xã hội.  Do vậy, Tài nguyên du lịch là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm du lịch. • Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cũng cần phải đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng, đặc sắc của Tài nguyên du lịch tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch. • Số lượng, chất lượng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên cùng sự phân bố của Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc đầu tư CSVCKT du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch, • Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. • TNDL là mục tích chuyên đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng các hình cầu của họ trong chuyến đi.  Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi du lịch hay không phụ thuộc vào các giá trị của Tài nguyên du lịch nơi đến.  Do vậy, mỗi địa phương, mỗi quốc gia muốn phát triển du lịch đạt hiệu qua cao, hấp dẫn du khách cần quan tâm đầu tư cao cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển Tài nguyên du lịch và công tác xúc tiến. • Tài nguyên thi lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch  Các loại hình du lịch ra đời đến phải dựa trên cơ sở của TNDL.  Hoat dong du lịch mạo hiểm dược tổ chức tiến cử sở các TNhà như núi cao, hệ thống hàng đồng, các khu rừng nguyên sinh, hoang văng có đa dạng sinh học cao, các vịnh trên đảo có phong cảnh đẹp.  Di nghỉ dưỡng tâm khoảng được phát triển ở những vùng có các suối khoảng du lịch lặn biển được tổ chức ở những vùng biển có nhiều loại san hô, đa dạng sinh học cao, có nhiều loài thủy sinh đồ sâu đáy biển khoảng 20m đến 30m nước biển có độ trong suốt cao độ mặn, nhiệt độ phù hợp. • TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch  Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức, phân chia theo nhiều tập phân vì khá nhau như khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng da  Dù ở cấp đồ nào, việc tổ chức quy hoạch, phát triển du lịch cần phải nghiên c phát triển các phản hệ du lịch CSVCKT du lịch, nguồn lao động du lịch kết côn hạ tầng phải phù hợp và Tài nguyên du lịch,  Việc tổ chức đơn lượng khách du lịch như thế nào cũng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của Tài nguyên du lịch. • Như vậy, dù ở cấp độ nào, thì TNDL luôn là những phân hệ quan trọng bậc nhất mang tính quyết định trong việc tổ chức phát triển DL và là yếu tố cơ bản của hệ thông lãnh thổ DL • Hiệu qua phát triển du lịch của các hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào TNDL • Vì vậy trong quá trình phát triển DL, mỗi doanh nghiệp, địa phương và mỗi quốc gia khi tiến hành quy hoạch phát triển DL, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển DL cần phải điều tra, đánh giá xác thực nguồn TNDL, đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn TNDL hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. 1.3.2.Tác động của kinh doanh du lịch tới tài nguyên du lịch. 1.3.2.1.Tác động tích cực. • Bảo tồn thiên nhiên Kinh doanh du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia hoặc Vườn khu vực. Việc bảo tồn các loài động thực vật hoang dại dành cho du khách chiêm ngưỡng là một trong những thành công về mặt kinh tế. • Tăng cường chất lượng môi trường Kinh doanh du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác. Cải thiện các tiện nghi môi trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc. • Để cao tài nguyên du lịch tự nhiên Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. • Tăng cường hiểu biết về tài nguyên du lịch của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. 1.3.2.2.Tác động tiêu cực. • Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước  Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương  Nếu khu du lịch là vùng thiếu nước, hoặc mùa du lịch là mùa khô hạn thì việc cấp nước cho du lịch là một thử thách lớn.  Nếu số lượng du kháchchủ.= 3:1 thì vấn đề cấp nước bắt đầu gặp khó khăn, nếu tỷ lệ đó là 20:1 thì cần lắp đặt thêm bồn chứa tạo áp lực trong hệ thống cấp nước cũng như hệ thống xử lý nước thải, cần thiết xây dựng một hệ thống cấp nước gồm nhiều modun để chủ động điều tiết lượng nước cấp cho phù hợp. Cũng cần chú ý dự phòng lượng Clorine phù hợp để chủ động khử trùng nước khi gia tăng nhu cầu(WHO, 1976). • Nước thải  Lượng nước thải gia tăng tỷ lệ thuận với lượng nước cấp (thường tính bằng 75% lượng nước cấp). Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận khu du lịch (sông, hồ, biển).  Nước thải là đường lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da do nấm ký sinh, bệnh mắt. Quy trình xử lý nước thải cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường, gồm tiêu chuẩn sinh thái và tiêu chuẩn sức khỏe. Ở những vùng thiếu nước, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý có thể dùng cho nông nghiệp hay công nghiệp  Nước thải tích lũy trong các thủy vực thường gây ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, hậu quả thường gặp là hiện tượng phì dưỡng (Eutrophication), gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. • Rác thải Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan,vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng và xung đột xã hội. • Ô nhiễm khi  Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, tuy nhiên du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính. Khi xả động cơ có thể gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông  Ở Thụy Sĩ, 70% du khách đến địa điểm du lịch bằng xe hơi, làm gia tăng lượng , hydrocacbon (VD benzen), ,Chì... Khí xả động cơ làm bức tường các lâu đài bằng đá vôi ở Brussel ngả màu xám đen. • Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. • Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác, kể cả động vật hoang dại. • Ô nhiễm phong cảnh  Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch hoặc xa lạ với kiến trúc và cảnh quan địa phương.  Sử dụng các vật liệu ốp lát không phù hợp.  Bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học.  Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém.  Sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo, nhất là các phương tiện xấu xí.  Dây diện cột điện tràn lan.  Bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan  Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất • Làm nhiều loạn sinh thái  Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tạo ra những vấn đề sinh thái nghiêm trọng: tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động habitat, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, chế phẩm từ thú rừng, côn trùng...).  Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH VẬN CHUYỂN TẠI TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam, nằm ở vị trí chiến lược kết nối giữa miền Trung và miền Nam. Dưới đây là một bức tranh tổng quan về tỉnh Quảng Nam, có thể giúp bạn bắt đầu nghiên cứu đề tài của mình: Vị trí địa lý: Quảng Nam nằm ở vùng duyên hải Trung Bộ, giữa Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Với bờ biển dài và núi non hùng vĩ, tỉnh Quảng Nam có một địa hình đa dạng và phong phú. Di sản văn hóa và lịch sử: Quảng Nam là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa lớn như Di sản Thế giới Hội An, Di sản Văn hóa Phi vật thể Mỹ Sơn, cùng với nhiều di tích lịch sử khác như cổng Tam Kỳ, di tích Chùa Mỹ Sơn, cùng với các ngôi làng cổ truyền thống. Du lịch biển: Với hàng loạt bãi biển đẹp như An Bàng, Cửa Đại, Tam Thanh, Quảng Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là vào mùa hè. Du lịch núi và hồ: Ngoài du lịch biển, Quảng Nam còn có nhiều điểm du lịch núi như Bàn Đồn, du lịch hồ như Hồ Cẩm Nam, Hồ Ông Đội, thu hút những du khách muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ. Vận chuyển và giao thông: Quảng Nam có hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt bắcnam, cùng với sân bay quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng giúp kết nối vùng này với các địa phương khác. Thực trạng kinh doanh vận chuyển du lịch: Trong thời gian gần đây, ngành du lịch tại Quảng Nam phát triển mạnh mẽ, điều này đã tạo ra nhu cầu tăng cao về dịch vụ vận chuyển du lịch. Tuy nhiên, cũng có những thách thức như cạnh tranh gay gắt, vấn đề quản lý và phát triển bền vững. Tài nguyên du lịch: Quảng Nam có nhiều tài nguyên du lịch quý báu như cảnh đẹp thiên nhiên, di sản văn hóa, ẩm thực đặc sắc, và các dịch vụ du lịch đa dạng. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo tồn tài nguyên này cũng là một thách thức lớn. 2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Nam 2.2. Thực Trạng Tài Nguyên Du Lịch tại Tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam, một điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Trung Việt Nam, tự hào với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch mà mình sở hữu. Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và di sản văn hóa, Quảng Nam không chỉ thu hút du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ mà còn bởi những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Một trong những điểm du lịch nổi tiếng và đặc sắc nhất của Quảng Nam chính là Hội An một phố cổ lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với kiến trúc cổ kính và những con phố đèn lồng lung linh, Hội An thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm đến tham quan và khám phá. Ngoài ra, Mỹ Sơn khu di tích Chăm Pa cổ kính cũng là một điểm đến lịch sử không thể bỏ qua, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc biệt của dân tộc Chăm. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có một dải bờ biển dài với những bãi cát trắng mịn và nước biển trong xanh như Cửa Đại, An Bàng, và Bãi Làng biển Tam Thanh. Đây là nơi lý tưởng cho du khách muốn thư giãn, tận hưởng không gian yên bình và tiếp xúc với thiên nhiên hoang sơ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, thực trạng tài nguyên du lịch tại Quảng Nam cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đôi khi gây áp lực lên các tài nguyên tự nhiên và văn hóa địa phương. Sự phát triển không cân đối cũng khiến cho một số địa điểm du lịch bị quá tải và ô nhiễm môi trường. Việc quản lý và bảo tồn tài nguyên du lịch đang trở thành một vấn đề cấp bách đối với chính quyền và cộng đồng địa phương. Thực trạng tài nguyên du lịch tại tỉnh Quảng Nam đang phản ánh sự đa dạng và tiềm năng phát triển của địa phương này, song đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần được giải quyết một cách khôn ngoan và bền vững. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cần được đặt lên hàng đầu, cùng với việc xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh và bền vững cho cả du khách và cộng đồng địa phương. 2.3 Thực Trạng Kinh Doanh Vận Chuyển tại Tỉnh Quảng Nam Trải dài từ bờ biển đến vùng nội địa, tỉnh Quảng Nam không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một trung tâm kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thực trạng kinh doanh vận chuyển tại địa phương này cũng đang đối diện với một số thách thức đáng chú ý. Về hạ tầng vận tải, Quảng Nam đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Các tuyến đường bộ chính như Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 đã được nâng cấp, cải thiện tình trạng giao thông và liên kết khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về hạ tầng đường sắt và hàng không, khiến cho sự linh hoạt trong việc di chuyển của người dân và du khách bị hạn chế. Đối với dịch vụ vận chuyển công cộng, mặc dù đã có sự phát triển, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Chất lượng và sự đa dạng của các dịch vụ vận chuyển công cộng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách. Cụ thể, các tuyến xe buýt và taxi không đồng đều và không luôn đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân và du khách. Một thách thức khác mà ngành vận chuyển đang phải đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp vận chuyển mới cùng với sự phổ biến của các ứng dụng di động hỗ trợ vận chuyển đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm cách để cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm giá cả để thu hút khách hàng. Tóm lại, thực trạng kinh doanh vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam phản ánh một hình ảnh phức tạp của ngành vận tải địa phương. Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết để cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và du khách. Đồng thời, sự hợp tác giữa các bên liên quan là chìa khóa để tạo ra một môi trường vận chuyển hiệu quả và bền vững tại địa phương này. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH VẬN TẢI TẠI QUẢNG NAM 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Để đề xuất giải pháp cho đề tài nghiên cứu về tài nguyên du lịch và thực trạng kinh doanh vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam, có một số khuyến nghị cụ thể sau đây: Đầu tiên, cần tăng cường đầu tư vào cải thiện hạ tầng vận tải, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Việc nâng cấp và mở rộng hạ tầng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách di chuyển và khám phá các điểm du lịch trong tỉnh. Thứ hai, cần thúc đẩy sự đa dạng hóa các dịch vụ vận chuyển công cộng, như xe buýt, taxi và các hình thức vận tải công nghệ, nhằm cung cấp cho du khách lựa chọn phong phú và tiện lợi khi di chuyển trong khu vực. Ngoài ra, cần xây dựng một kế hoạch quản lý thông minh và bền vững cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, nhằm đảm bảo rằng sự phát triển du lịch không gây tổn hại cho môi trường và văn hóa địa phương. Cuối cùng, việc tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương là rất quan trọng. Sự hợp tác này giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các giải pháp hiệu quả cho việc phát triển du lịch và vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị Để giải quyết các thách thức và tận dụng tiềm năng của tài nguyên du lịch và kinh doanh vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam, cần thực hiện một số giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đầu tiên, cần đầu tư mạnh mẽ vào cải thiện hạ tầng vận tải, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Việc nâng cấp và mở rộng hạ tầng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách di chuyển và khám phá các điểm du lịch trong tỉnh. Thứ hai, cần thúc đẩy sự đa dạng hóa các dịch vụ vận chuyển công cộng, như xe buýt, taxi và các hình thức vận tải công nghệ, nhằm cung cấp cho du khách lựa chọn phong phú và tiện lợi khi di chuyển trong khu vực. Ngoài ra, cần xây dựng một kế hoạch quản lý thông minh và bền vững cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, nhằm đảm bảo rằng sự phát triển du lịch không gây tổn hại cho môi trường và văn hóa địa phương. Cuối cùng, việc tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương là rất quan trọng. Sự hợp tác này giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các giải pháp hiệu quả cho việc phát triển du lịch và vận chuyển tại tỉnh Quảng Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP LỮ HÀNH

Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ

DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẠI NAM

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC TỐT NGHIỆP

Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ

DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẠI NAM

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân; góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Nhiều quốc gia trên thế giới coi phát triển du lịch là một quốc sách một ngành kinh tế mũi nhọn để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội vì du lịch là ngành kinh tế rất có hiệu quả.

Góp phần vào thành quả to lớn của toàn ngành du lịch thì không thể không kể đến các công ty lữ hành Công ty lữ hành hoạt động nhằm thực hiện liên kết các dịch vụ đơn lẻ thành sản phẩm du lịch tổng hợp hấp dẫn và chào bán trên thị trường trong nước và nước ngoài Hoạt động của công ty lữ hành nhằm kích thích nhu cầu; hướng thị hiếu xây dựng và tổ chức cho du khách một chuyến đi an toàn; thú vị Một quốc gia muốn Du lịch phát triển không thể thiếu được một hệ thống công ty lữ hành hùng mạnh.

Công ty Cổ phần TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Du Lịch Quốc Tế Đại Nam được thành lập vào năm 2015 với chức năng là cầu nối liên kết tour, trực tiếp giao dịch, kí kết hợp đồng, cung cấp các dịch vụ trung gian, nghiên cứu thị trường, góp phần xây dựng chương trình du lịch cho khách Quốc tế Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nhưng công ty đang không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế Với những chương trình độc đáo; phong phú và hấp dẫn cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch Công Công ty Cổ phần TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Du Lịch Quốc Tế Đại Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch, số lượng khách đến với công ty ngày càng cao Dựa vào tình hình thực tế của công ty Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để mỗi sinh viên như chúng em được tham gia học hỏi và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Đồng thời, được tìm hiểu quá trình hoạt động của các công ty du lịch để nắm được quy trình tổ chức tour du lịch cho du khách Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những kiến thức đã học Em sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về quy trình tổ chức tour du lịch, đồng thời, đặt mình vào bối cảnh thực tế của một công ty du lịch như Công ty Cổ phần TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Du Lịch Quốc Tế Đại Nam

Trang 5

NỘI DUNG*Giới Thiệu Chung Về Công Ty Lữ Hành

Công ty Cổ phần GBEST Việt Nam, có trụ sở chính tại Số 63 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành tại Việt Nam GBEST không chỉ cung cấp các dịch vụ du lịch đa dạng như tour, đặt phòng khách sạn, và vé máy bay mà còn đặt sự chú trọng lớn vào chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.

Với quá trình phát triển đồng đều và bền vững, GBEST đã xây dựng một hệ thống hoạt động hiệu quả và uy tín trong ngành Sứ mệnh của công ty là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm du lịch độc đáo và chất lượng cao, giúp họ khám phá vẻ đẹp đa dạng của Việt Nam và các điểm đến trên thế giới.

Ngoài ra, GBEST không chỉ là một đối tác lữ hành tin cậy mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng Công ty luôn cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và xã hội

*Quá Trình Hình Thành Phát Triển Công Ty

Giới thiệu về công ty lữ hành

Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GBEST VIỆT NAM

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: GBEST VIETNAM JOINT STOCK

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Họ và tên : NGUYỄN THỊ HUYỀN Chức danh : Tổng giám đốc

*Sứ Mệnh – Tầm Nhìn Của Công Ty

Mỗi chuyến đi là một câu chuyện trải nghiệm khác biệt…

Trang 6

Gbest Việt Nam ra đời và phát triển với mong muốn mang lại những giá trị dịch vụ tốt nhất cho du khách Việt Nam và Quốc tế Để làm được điều đó Chúng tôi xây dựng đội ngũ kinh nghiệm dày dặn kinh nghiệm song hành trên từng chặng đường khám phá cùng du khách Bằng tình yêu, niềm đam mê từng vùng đất mới, với tinh thần phục vụ nhiệt huyết và trao đi, chúng tôi mong muốn mỗi chuyến đi là một cậu chuyện trải nghiệm khác biệt trong cảm xúc của khách hàng

Hướng tới dịch vụ chu đáo, tận tâm từ những chi tiết nhỏ nhất Trong 5 năm tới, khẳng định GBest Việt Nam là thương hiệu mạnh, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới.

*Các Sản Phẩm Của Công Ty Lữ Hành

- Dịch Vụ Của Gbest :

Tour trong nước trọn gói, tour nước ngoài trọn gói, tour dón khách quốc tế vào Việt Nam, tổ chức sự kiện

 Ngoài ra Gbest có gói dịch vụ lẻ :

GBest cung cấp đa dạng các tỉu du lịch trọn gói đã bao gồm vé thắng cảnh, lưu trú, vận chuyển, tour nội địa, tour outbound (cho khách Việt Nam đi nước ngoài) đến tour inbound (dành cho khách quốc tế đến Việt Nam) GBest cũng cung cấp tour thiết kế theo yêu cầu riêng…

- Du Lịch Mice

Các chương trình MICE gồm hội họp, triển lãm, du lịch khen thưởng, sự kiện của các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể thường được kết hợp với du lịch để phát triển đội ngũ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh Thấu hiểu điểu này, GBest cung cấp đa dạng lựa chọn du lịch MICE với quy mô từ lớn đến nhỏ, các chương trình cả trong và ngoài nước để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng

- Tour Giáo Dục

GBest Việt Nam cung cấp các tour về giáo dục được thiết kế riêng theo lứa tuổi giúp các em học sinh dã ngoại theo chủ đề phù hợp với chương trình học tập trên lớp Các em vừa học vừa chơi giúp năng suốt học tập tốt nhiều kỹ năng mềm để phát triển toàn diện Hiểu được điều này Gbest Việt Nam gửi đến khách hàng đa dạng lự chọn

Trang 7

theo chủ đề Tour giáo dục với quy mô nhỏ đến lớn, phù hợp với từng nhu cầu, mục địch nhất định và mọi lứa tuổi

- Tour Golf

Gold là bộ môn ngày nay không chỉ dành cho giới thượng lưu mà khá phổ biến cho nhiều đối tượng khách trải nghiệm, hoặc tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chơi Golf Tour Golf được GBest thiết kế dựa trên lịch trình phù hợp với mục đích mang đến những trải nghiệm, cảm giác chinh phục các sân Golf trong nước và quốc tế với địa hình đa dạng, mới lạ, mang đến những trải nghiệm mới Chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ Golf chất lượng với chi phí hợp lý tương xứng với nhu cầu của quý khách

- Tour Du Lịch Làm Đẹp Khám Chữa Bệnh

GBest Việt Nam giới thiệu đến du khách các tour du lịch thẩm mĩ, làm đẹp, tour khám, chữa bệnh kết hợp tham gia quan các địa danh nổi tiếng Ở đây du khách được tham quan, được các chuyên gia làm đẹp, thăm khám tổng quát tại một số bệnh viện nổi tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thailand, …được tư vấn, hoặc điều trị, được tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến, hiện đại nhất.

* Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty

Được xây dựng và vận hành bởi đội ngũ nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành, mang trong mình tâm huyết, mong muốn đem lại những giá trị trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng - GBest Việt Nam định hướng trở thành công ty hàng đầu trong cung ứng đa dạng các dịch vụ du lịch và truyền thông quảng cáo.Từ những tour du lịch trọn gói đến dịch vụ lẻ theo yêu cầu, tour trong nước đến tour nước ngoài hay các dịch vụ quay , chụp, truyền thông quảng cáo đều được Gbest Việt Nam tân tâm xây dựng , thiết kế và tổ chức thực hiện một cách chu đáo nhất.

*Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty

Để đảm bảo tính linh hoạt cao và yêu cầu hoạt động có hiệu quả thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi sai lầm khó khăn trong kinh doanh phải dược khắc phục kip thời Các phòng ban phải có sự liên kết hỗ trợ lẵn nhau để thực hiện các mục tiêu đặt ra Phương pháp quản lý theo phương pháp trực tuyến.

Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động của công ty có kế hoạc điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng chịu sự chỉ đạo trực tuyến từ giám đốc Mối quan hệ quản lý này có ưu điểm là gọn nhẹ về tổ chức thông tin được đảm bảo thông suốt, đường đi của thông tin là đường ngắn do đó sai lệch về thông tin không lớn phù hợp với chế độ một thủ trưởng lãnh đạo Nhiệm vụ được quy định theo nguyên tắc tập trung dân chủ

trong quản lý Cơ cấu này đảm bảo nguồn lực để giải quyết các vấn đề trọng tâm (Sơđồ cơ cấu tổ chức công ty nằm ở phụ lục 01)

Trang 8

Giám đốc

- Có vị trí cao nhất trong công ty và giữ vai trò quan trọng nhất trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty.

- Giám đốc còn là người lập các kế hoạch công tác, các quy tắc, quy định để đạt được mục tiêu của công ty.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty

- Luôn phải có những kế hoạch phát triển công việc, cân nhắc và bổ nhiệm những chức vụ thích hợp để có thể thực hiện mọi công việc một cách hiệu quả nhất.

- Giám đốc là người trực tiếp quản lý và lãnh đạo công ty Ngoài ra giám đốc cũng là người đề ra các chương trình và chiến lược kinh doanh

- Là người trực tiếp điều hành công việc chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của cả công ty, quản lý các nhân viên dưới quyền, ra quyết định đối với các vấn đề quan trọng, quyết định cuối cùng tới toàn bộ chiến lược công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Thực hiện công tác đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận thực hiện các công việc cụ thể đã được giao phó

- Thay mặt công ty làm việc và kí kết hợp đồng vói đối tác, giải quyết các công việc hành chính thường ngày, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các vấn đề của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Phó giám đốc

- Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của các nhân viên trong công ty - Thay mặt giám đốc thiết lập mối quan hệ với các đối tác cũng như ký kết các hợp đồng lao động.

- Được sử dụng quyền hạn của Giám đốc để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các quyết định của mình - Giúp Giám đốc duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các mặt hoạt động của công ty - Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty của các Phòng ban thông qua báo cáo của các bộ phận

- Trợ giúp giám đốc xây dựng định hướng chiến lược phát triển Công ty - Trợ giúp Giám đốc quản lý thời gian và kiểm soát công việc

- Trợ giúp việc thực hiện các chiến lược của Công ty bằng cách đảm bảo các quyết định và chỉ dẫn của Giám đốc được thông báo và thực hiện nghiêm túc.

- Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận trong công việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, chính sách theo chức năng khi được Giám đốc phân công.

- Giám sát việc tuân thủ các quy định của hệ thống quản lý - Giúp việc cho Giám đốc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại

Trang 9

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công  Bộ phận Kế toán

Chịu trách nhiệm về việc ghi chép và theo dõi các giao dịch kinh doanh của công ty Họ đều đặn báo cáo cho giám đốc về tình hình tài chính, doanh thu, và chi phí Ngoài ra, họ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như xử lý quy trình trả lương, giải ngân các thanh toán với khách hàng, thực hiện các kỳ nộp thuế, và đóng góp vào quá trình lập kế hoạch tài chính của công ty.

Bộ phận hành chính nhân sự

Là sự kết hợp giữa 2 bộ phận là hành chính và quản trị nhân sự nên phòng có những chức năng như thực hiện công việc của quy trình quản trị nhân sự và quy trình quản trị văn phòng của doanh nghiệp.

Bộ phận Hướng dẫn viên

Nhiệm vụ của hướng dẫn viên là thực hiện chương trình tour và tuân thủ sự quản lý của Bộ phận Điều hành tour Hướng dẫn viên chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu về các giá trị văn hóa lịch sử tại các điểm đến, đồng thời đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện chương trình và đảm bảo an toàn cho du khách suốt hành trình.

Bộ phận Điều hành tour

Đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng và phát triển kinh doanh du lịch Điều này bao gồm việc lên kế hoạch chiến lược và phát triển kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và chương trình tour hấp dẫn, triển khai các chiến dịch khuyến mãi, mở rộng thị trường và tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đại lý Bộ phận này cũng chịu trách nhiệm về khảo sát thị trường, phân tích dữ liệu thực tế, lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ, tổ chức và quản lý các chuyến tour, đào tạo nhân viên du lịch, và quản lý hoạt động hàng ngày Ngoài ra, họ thực hiện tư vấn và xây dựng chương trình tour theo yêu cầu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát các hoạt động tour và nhân sự, đồng thời tương tác với đối tác cung cấp dịch vụ, đặt vé xe, và thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng

*Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Trong Hai Năm Gần Nhất

Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh:(Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

của công ty nằm ở phụ lục 02)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu của công ty tăng trưởng rất nhanh Dù phải đối mặt với đại dịch Covid-19 suốt hai năm , khi công ty đã bắt đầu thành lập , nghành du lịch dần dần phát triển lại đại dịch Covid-19 cũng đã được kiểm soát nhìn chung chúng ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty vẫn duy

Trang 10

trì ở mức khá cao và có sự gia tăng đáng kể từ khi thành lập đến nay Năm 2021, khi mọi hoạt động du lịch bị hạn chế, nhưng từ năm 2022, việc mở cửa lại các hoạt động du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Sự giãn cách xã hội giảm bớt, đi lại trở nên linh hoạt hơn, điều này đã góp phần làm tăng cường doanh thu của công ty.

Đối với chi phí, năm 2023 đã ghi nhận một sự tăng lên đến 37% so với năm 2022, tạo ra một thách thức đáng kể đối với công ty Điều này đòi hỏi họ phải kiểm soát các hoạt động của mình một cách hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận Mặc dù chi phí tăng, nhưng có điều tích cực là tỷ lệ chi phí so với doanh thu cũng đã duy trì ổn định Điều này ám chỉ rằng mặc dù chi phí tăng, nhưng doanh thu cũng đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể, tạo ra một tình hình tích cực cho sự phát triển của công ty.

Tổng thể, công ty vẫn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch và duy trì ở mức khá cao trong năm nay Mặc dù chi phí tăng đáng kể qua các năm, nhưng doanh thu vẫn đạt được sự tăng trưởng cao hơn chi phí, từ đó giữ cho lợi nhuận tiếp tục tăng với mức độ khá lớn Dù đã có sự tăng trưởng đáng kể về lợi nhuận nhưng trong tương lai công ty vẫn cần tiếp tục giữ chặt việc kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động để tạo ra lợi nhuận lớn hơn trong thời gian tới

*Hoạt động của các bộ phận chức năng

Bộ phận kế toán

- Lên kế hoạch chi phí tour du lịch

- Thiết lập các danh sách du lịch liên quan đến hoạt động lữ hành, các kế toán du lịch sẽ tiếp nhận những thông tin quan trọng hằng ngày như hợp đồng du lịch, số lượng khách hàng, các khoản chi phí để triển khai kế hoạch du lịch.

- Trực tiếp nhận kinh phí của khách hàng trước khi xuất chi phí cho điều hành tour chi trả những dịch vụ theo kế hoạch kinh phí Trong một số trường hợp, điều hành tour cũng có thể đề xuất các khoản chi bổ sung và kế toán lữ hành sẽ là người xem xét kỹ càng trước khi xuất phí.

- Thu thập các danh sách khách du lịch và liên hệ công ty cung ứng dịch vụ Sau khi đã có đầy đủ thông tin về tour du lịch và hoàn thành kế hoạch kinh phí, kế toán lữ hành sẽ bắt đầu thu thập thông tin khách hàng từ bên điều hành tour.

- Liên hệ đến các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch như địa điểm cư trú, khu vui chơi, để thương lượng về mức giá thành dịch vụ tối ưu

Trang 11

- Lập dự thu chi ngân sách, kiểm soát các khoản chi cho tour du lịch Với vai trò là người chịu trách nhiệm cho ngân sách của các doanh nghiệp du lịch, ngoài việc lập kế hoạch chi phí cho các tour và gửi đến điều hành tour theo từng giai đoạn cũng như gói dịch vụ khác nhau,

- Lập chiến lược sử dụng những khoản kinh phí cho các tour du lịch phù hợp.

- Chịu trách nhiệm kiểm duyệt dịch vụ để phân bố ngân sách cho các tour một cách hợp lý, tránh lãng phí vào những hoạt động không cần thiết.

- Theo dõi và quản lý chi phí dịch vụ trong suốt hành trình tour thông qua bộ phận điều hành tour hoặc hướng dẫn viên.

- Tiếp nhận các khoản thu - chi dựa trên các hóa đơn dịch vụ trong hành trình tour, chịu trách nhiệm giám sát, nhắc nhở các điều hành tour, hướng dẫn viên thực hiện đúng bảng kế hoạch chi phí và giải quyết các phần chi phí phát sinh từ tour một cách hợp lý.

- Thực hiện các công việc kế toán chuyên môn Thu thập chi phí đầu vào, quản lý chi phí theo từng loại tour.

- Đối với những hành khách đi tour nước ngoài, kế toán sẽ xác định chi phí thuế giá trị gia tăng.

Bộ phận Sales và Marketing

Đây là bộ phận mang lại nguồn khách hàng chủ yếu cho công ty Các nhân viên trong bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác khách hàng tiềm năng, chăm sóc và giữ chân các khách hàng của công ty, thực hiện các hoạt động Marketing trên các công cụ như website, trang fanpage và gửi email cho các đối tác khi có các chương trình hoặc tour du lịch Ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực du lịch lữ hành để thực hiện cá hoạt động nhận gửi khách và thiết lập duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, cùng với bộ phận điều hành tạo ra được sự lựa chọn tốt nhất và mối quan hệ thân thiết nhất có thể Ngoài ra, cần phải nghiên cứu, xây dựng, phát triển sản phẩm mới, tư vấn cho giám đốc về các chiến lược chiến thuật trong phát triển và chiếm lĩnh thị trường.

Bộ phận nhân sự

- Đảm bảo hoạt động nhân sự trong công ty được diễn ra ổn định.

- Kết hợp với các phòng ban khác nhằm tìm ra được nhu cầu về nhân lực - Tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự qua các nền tảng: báo, internet,…

- Tìm kiếm các ứng viên đủ tiêu chuẩn cho công ty và hướng dẫn các ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng,

- Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các cuộc phỏng vấn đến khi vào làm việc - Quản lý việc tuyển dụng và bố trí nhân sự vào phòng ban phù hợp

Trang 12

- Đảm bảo rằng công ty có đủ nhân viên để điều hành công việc kinh doanh và lấp đầy các vị trí còn trống trong doanh nghiệp

- Việc tuyển dụng tốt sẽ cải thiện kết quả và hiệu quả kinh doanh, vì vậy việc xem xét kỹ lưỡng từng ứng viên công việc, tạo ra các bản mô tả công việc, quảng cáo việc làm và thực hiện cuộc phỏng vấn bao gồm cả kiểm tra lý lịch, là điều cần thiết Khi ứng viên được chấp nhận, bộ phận nhân sự sẽ phụ trách quá trình giới thiệu, chào đón và cung cấp những công cụ hoặc thông tin cần thiết cho nhân viên mới.

- Sau khi được tuyển dụng, một nhân viên có thể phải giải quyết tất cả các công việc hành chính với bộ phận nhân sự, từ điền các thủ tục giấy tờ cần thiết đến điều hướng lịch làm việc của nhân viên trước khi bắt đầu vào công việc chính thức.

Chịu trách nhiệm giám sát các khoản bồi thường, bao gồm tiền lương hoặc tiền công và các phúc lợi như kỳ nghỉ được trả lương hoặc bảo hiểm y tế.

- Phòng nhân sự phải cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để họ hòa nhập, phát triển năng lực cá nhân trong nhiều trường hợp; Đảm bảo cơ hội phát triển nghề nghiệp dành cho những nhân viên đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến hoặc những nhân viên muốn đạt được các mục tiêu cá nhân; Quản lý, xử lý các sai phạm, xử lý đơn xin nghỉ việc hoặc đề nghị cho thôi việc và sắp xếp thanh khoản những khoản tiền lương cuối cùng cho nhân viên trước khi nghỉ việc.

- Tham mưu cho Giám đốc các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của phòng ban.

*Hoạt Động Của Bộ Phận Nghiệp Vụ

Bộ Phận điều hành

- Điều hành, sắp xếp dịch vụ, hướng dẫn viên và theo dõi quá trình thực hiện tour du lịch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chương trình du lịch

- Nghiên cứu, khảo sát tuyến điểm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, phát triển tour mới

- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban trong quá trình thực hiện các tour du lịch Căn cứ vào quá trình thực hiện, dựa vào các điều kiện và hoàn cảnh định trước cần phải phát huy tính năng động chủ quan, sắp xếp hợp lý hành trình du lịch để đảm bảo tốt chương trình du lịch đã được giao

Nguyên tắc thực hiện phải đảm bảo tính kế hoạch, tính đối xứng và tính linh hoạt - Công việc của một nhân viên điều hành:

+ Điều hành tour đảm nhiệm thiết kế mang đến cho khách hàng những dịch vụ và trải nghiệm du lịch đặc sắc và nổi bật tại mỗi địa điểm đặt chân đến

+ Trực tiếp thực hiện các giao dịch, giới thiệu và đàm phán, đưa ra những thỏa thuận với du khách về dịch vụ và thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng du lịch

Trang 13

+ Trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ đàm phán mức giá và chất lượng các dịch vụ hoàn chỉnh để có lợi cho công ty

+ Trực tiếp phân công công việc và giao trách nhiệm cho người hướng dẫn viên du lịch thực hiện theo đúng kế hoạch chương trình

+ Quan sát, đôn đốc kiểm tra với các hướng dẫn viên để phối hợp giải quyết với các công ty liên quan giải quyết những thay đổi, những tình huống và sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình di chuyển hay sử dụng dịch vụ

+ Khảo sát thị trường các công ty đối thủ để khai thác giá trị

+ Tích lũy thêm kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế để xây dựng chiến lược phát triển công ty

+ Thúc đẩy quá trình hoạt động tạo dựng thương hiệu

+ Lập báo cáo chi tiết hàng ngày để trình với ban lãnh đạo thông báo tình hình hoạt động và rút ra những công việc còn chưa thực hiện và thiếu sót đề xuất những phương hướng để cải thiện kịp thời

- Công việc cơ bản của 1 nhân viên điều hành tour bao gồm các nhiệm vụ sau: + Nghe, trực điện thoại tại Phòng điều hành.

+ Đặt dịch vụ và giám sát dịch vụ của đối tác, nhà cung cấp + Điều hành, giám sát, sắp xếp Lái xe đi tour

+ Điều hành, giám sát, sắp xếp Hướng dẫn đi tour + Xử lý vi phạm của nhân viên lái xe, hướng dẫn

+ Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của đại lý, khách hàng, nhà cung cấp

+ Điều hành tour hàng ngày; Báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên; Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các tour du lịch nội địa.

+ Thương thuyết với các đối tác cung cấp Dịch vụ, xây dựng hệ thống giá cả cạnh tranh dành cho các tour du lịch trong nước; Thị trường tour online của công ty; Thanh lý quyết toán các Hợp đồng tour.

Bộ phận hướng dẫn

Đây là bộ phận sản xuất trực tiếp làm tăng giá trị tài nguyên du lịch, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra doanh thu cho công ty

Những công việc chính của hướng dẫn viên trong quy trình tổ chức phục vụ khách du lịch bao gồm:

- Trước khi đón đoàn khách, hướng dẫn viên phải nắm rõ các thông tin về đoàn, về lịch trình sẽ đi, những thông tin liên quan đến chương trình du lịch và những yêu cầu của khách có liên quan đến công việc của mình cũng như chuẩn bị kỹ tất cả các vấn đề liên quan Đây là lần đầu tiên hướng dẫn viên tiếp xúc trực tiếp với khách Lần tiếp

Trang 14

xúc này có ý nghĩa quan trọng, tạo cho khách những ấn tượng ban đầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này giữa hướng dẫn viên và du khách trong suốt chuyến đi - Công việc đón tiếp khách có thể diễn ra tại sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng, cửa khẩu… Tổ chức phục vụ khách du lịch tại khách sạn khi đưa khách đến khách sạn - Công việc tiếp theo của hướng dẫn viên là phối hợp với bộ phận lễ tân và trưởng đoàn để làm thủ tục check – in, check - out và tổ chức ăn uống cũng như phục vụ khách trong những ngày lưu trú tại khách sạn Để thực hiên tốt các công việc này, đòi hỏi hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng về giao tiếp, ngoại ngữ cũng như các hiểu biết khách về những vấn đề liên quan và phải luôn quan tâm, chăm sóc khách, xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra Tổ chức phục vụ khách du lịch tại điểm du lịch.

Phòng kinh doanh

- Đây là phòng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Phòng kinh doanh có chức năng nghiên cứu thị trường, hoạch định ra các chiến lược kinh doanh, lập chiến lược và truyền bá thu hút khách du lịch đến với công ty.

- Đảm nhận việc liên lạc với khách hàng, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng - Tư vấn, giới thiệu Tour, tư vấn Visa, vé máy bay,…

- Đây là phòng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phối hợp với bộ phận điều hành làm thủ tục Visa, các dịch vụ trong Tour cho khách hàng.

Bộ phận hướng dẫn

Đây là vị trí công việc có tính đặc thù mang nét riêng biệt nhất so với những vị trí khác và ngành khác vì thế không ít người khi nghe đến ai đó giới thiệu làm du lịch thì liên tưởng ngay là làm hướng dẫn viên Trong công ty du lịch lữ hành, Hướng dẫn viên được ví như một đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp đó, là người trực tiếp làm việc trên các tuyến du lịch, trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch cung cấp các lời thuyết minh về các điểm du lịch và tạo ra những ấn

- Thay mặt công ty thực hiện cung cấp và phục vụ các dịch vụ theo chương trình - Nhân viên tiếp thị gián tiếp qua chất lượng phục vụ

- Thu nhập thông tin phản ánh từ khách để nâng cao chất lượng phục vụ

Trang 15

- Phục vụ tận tâm, trong chức năng, phạm vi quyền hạn của mình - Là người bạn đường tin cậy chân thành nhưng không thô thiển - Là người đại diện cho quyền lợi của khách du lịch

- Thu thập và xử lý thông tin

- Tổ chức hướng dẫn khách tham quan và các hoạt động bổ trợ - Kiểm tra chất lượng và số lượng dịch vụ hàng hoá

- Quảng cáo, tiếp thị chương trình du lịch - Xử lý các vấn đề phát sinh

- Thanh toán các dịch vụ lẻ tại chỗ

Lực lượng hướng dẫn viên của Phòng hướng dẫn được đánh giá là có chất lượng tương đối cao, có thể chinh phục mọi đối tượng khách từ dễ tính đến khó tính HDV được huấn luyện rất bài bản, mỗi HDV vừa có cái chuẩn chung của công ty vừa có cái riêng cá nhân rất phong phú HDV xuất hiện trước du khách đẹp cả về hình thức lẫn kiến thức, nội dung bên trong Có 4 dạng:

- HDV chính thức: Là lực lượng chủ chốt của bộ phận HDV Ngoài tiền công tác phí khi đi tour, HDV chính thức còn được hưởng lương cố định của công ty HDV chính thức có kiến thức rộng, nghiệp vụ chuyên môn thành thạo, tác phong và đạo đức tốt, có khả năng nắm đoàn lớn

- Cộng tác viên thường xuyên: Là lực lượng chiếm số đông và giữ vị trí quan trọng trong bộ phận HDV Là những HDV đã tốt nghiệp ra trường nhưng chưa được xét duyệt vào biên chế

- CTV bán thường xuyên: Là những HDV chưa tốt nghiệp ra trường, hiện đang là sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường đã trải qua nhiều lần thi tuyển ở công ty và được quản lý Phòng Hướng dẫn tín nhiệm Tần suất và chất lượng đi tour còn thấp Đây là bộ phận dự bị để đi tour vào các mùa cao điểm

- Thực tập viên: Là những sinh viên năm 2, năm 3 của các trường đào tạo về du lịch được Phòng Hướng dẫn tuyển chọn vào Trong thời gian thực tập, bộ phận này sẽ được đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cũng như kiến thức để đi đoàn, được Phòng sắp xếp cho đi thực tập với các anh chị HDV và CTV.

Việc phân công công tác của các phụ trách phòng giúp việc quản lý được sâu xác, chặt chẽ hơn Mỗi phụ trách quản lý một mảng, tuy nhiên các mảng được phối hợp tạo nên sự đồng bộ và mang lại hiệu quả công việc cao nhất

- Trưởng phòng là người điều hành, quản lý chung về hướng dẫn viên cũng như các công tác của Phòng Các kế hoạch, hoạt động đều phải thông qua trưởng phòng, là người xem xét duyệt cũng như điều phối và giám sát

Trang 16

- Phó Phòng Hướng dẫn là người trực tiếp phân tour cho các HDV và CTV Các HDV chính thức sẽ được ưu tiên phân tour đều đặn trong 4 tuần của tháng Các CTV sẽ được cân đối, sắp xếp và phân tour tương đối đồng đều giữa những CTV có kinh nghiệm đi đoàn như nhau, có quá trình phấn đấu, đóng góp cho công ty và kết quả đi đoàn như nhau; ưu tiên phân tour cho các CTV có quá trình phấn đấu, đóng góp nhiều cho Phòng, cho công ty Với cách phân tour theo hình thức này, Phòng Hướng dẫn sẽ đảm bảo được số lượng tour cho mỗi CTV trong 1 tháng và các CTV sẽ chủ động được thời gian “chờ” của mình trong tháng để có thể làm các công việc khác Bên cạnh đó, các CTV có thể được phân công tour khi được khách hàng yêu cầu, Sale yêu cầu hay tùy vào tính chất của tour đó Còn các thực tập viên sẽ được cân nhắc, tạo điều kiện để đi thực tập với HDV, CTV phù hợp.

- Các HDV chính thức khi không đi đoàn sẽ phải lên công ty trực theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7, còn các CTV thì không bắt buộc Các HDV và CTV khi lên công ty phải mặc trang phục có thương hiệu công ty, lịch sự, sạch sẽ, tránh mặc trang phục hở hang, lố lăng Các HDV và CTV sẽ lên công ty họp định kỳ vào 9h thứ 7 cứ 2 tuần/ 1 lần tại lầu 4 hoặc theo lịch hoạt động của Phòng.

- HDV và CTV phải thường xuyên có mặt tại công ty để tham gia vào các hoạt động của Phòng Đồng thời để theo dõi lịch phân công tour để chuẩn bị cho tốt Tránh trường hợp nghỉ phép mà không báo Các HDV, CTV muốn nghỉ phép phải làm đơn nghi phép và trình cho Phụ trách Phòng ký trước 3 ngày Khi nhận được lệnh đi đoàn, HDV, CTV phải có mặt tại công ty vào buổi chiều trước ngày đi đoàn để nhận đoàn và chuẩn bị quà tặng, vật dụng Sau khi đi đoàn, HDV, CTV phải nộp phiếu xác nhận thực tế, báo cáo đoàn, thư góp ý cho Phụ trách Phòng, nộp bộ quyết toán cho Kế toán chậm nhất là 5 ngày.

- Định kỳ hàng năm Phòng hướng dẫn tổ chức 2 đợt huấn luyện HDV, CTV do trưởng phòng phụ trách, đây được xem là truyền thống tốt đẹp của Phòng hướng dẫn Đợt 1 diễn ra vào tháng 3 – 4, đợt 2 diễn ra vào tháng 9 -10 Nội dung đợt huấn luyện là ôn tập các kiến thức của 4 thị trường Miền Nam, Miền Trung, Miền Bắc và Campuchia; huấn luyện về nghiệp vụ nhận đoàn, đi đoàn, quyết toán đoàn; huấn luyện các kỹ năng quản trò, hoạt náo, kĩ năng tổ chức các trò chơi đội nhóm, mang tính gắn kết đội nhóm (teambuiding); tổ chức sự kiện Sau mỗi đợt huấn luyện, Phòng đều tổ chức thi đánh giá chất lượng HDV, CTV và xếp loại HDV, CTV Bảng xếp loại cũng là một trong những căn cứ để phụ trách phòng dựa vào để phân công tour Đây được xem là hình thức để tăng hoặc giảm số lượng tour tuyến của HDV và để xét duyệt vào biên chế Đặc biệt, sau đợt huấn luyện tháng 9 -10, vừa qua Ban lãnh đạo xem xét và quyết định cho 3 CTV thường xuyên có thành tích xuất sắc trở thành HDV chính thức.

Ngày đăng: 11/04/2024, 10:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan