cảnh xử kiện trong vợ chồng a phủ

8 14 0
cảnh xử kiện trong vợ chồng a phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất thân: Mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong gia đình, anh chị em vì căn bệnh đậu mùa (người đàn bà hàng chài). Chỉ còn A Phủ khỏe mạnh mà sống sót nhưng trơ trọi trong cái làng bị chết gần hết. Một người bị đói trong làng mà đem A Phủ bán cho người Thái để đổi lấy thóc gạo. Nhưng A Phủ mới còn bé mà tính tình rất ngang ngạnh, ngang bướng, tìm cách trốn khỏi người thái để trở về hồng ngài mà kiếm thóc nuôi thân

Trang 1

Đề 5: “trong nhà thống lý đã bày 5 cái bàn đèn lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ” Phân tích cảnh xử kiện trong đoạn trích trên Từ đó nhận xét về cách nhìn con người và ngòi bút hiện thực của nhà văn

- Xuất thân: Mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong gia đình, anh chị em vì căn bệnh đậu mùa (người đàn bà hàng chài) Chỉ còn A Phủ khỏe mạnh mà sống sót nhưng trơ trọi trong cái làng bị chết gần hết Một người bị đói trong làng mà đem A Phủ bán cho người Thái để đổi lấy thóc gạo Nhưng A Phủ mới còn bé mà tính tình rất ngang ngạnh, ngang bướng, tìm cách trốn khỏi người thái để trở về hồng ngài mà kiếm thóc nuôi thân - Người háng Bla, lớn lên trở thành người khỏe mạnh, cường tráng, “nếu như lấy được A Phủ về chẳng khác nào trong nhà ấy có được 1 con trâu tốt” Nhưng nghèo, không bạc, không thuốc phiện Vì đánh con quan mà bị phạt vạ 100 đồng bạc trắng, ko có tiền trả nên làm nô lệ trả nợ

=> Dù A Phủ có ở đâu cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy của cường quyền, thần quyền và tiền quyền

- 1 lần vì dám đánh con quan nên A Phủ trở thành nô lệ ở đâu còn giai cấp thống trị thì kẻ bị trị vẫn còn cơ cực, khốn khổ.

=> Tô Hoài đã miêu tả bức tranh văn hóa phong tục của người đồng bào vùng cao thời bấy giờ để lột trần bộ

Trang 2

mặt, thủ đoạn của bọn thống trị để biến một người tự do trở thành một kẻ nô lệ.

Nếu như trong Chí Phèo của Nam Cao, Bá Kiến đã sử dụng những ngón nghề khôn róc đời để biến 1 tên lưu manh trở thành công cụ, tay sai đắc lực cho mình Thì ở đây, trong vcap, TH cũng nói đủ các ngón nghề của bọn thống trị, mưu mô, thủ đoạn sử dụng cường quyền, thần quyền, tiền quyền để biến người tự do, khỏe mạnh, được ví như con trâu tốt trong nhà để trở thành nô lệ cho nhà thống lí ko chỉ 1 đời mà nhiều đời, con cháu A Phủ cũng phải thành nô lệ cho nhà thống lý.

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện của những con người bị chà đạp, từ đau thương đến nhận thức đấu tranh Ngoài Mị là nhân vật trung tâm, TH cũng chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ là đại diện cho kiếp người kiên quyết không chấp nhận sự áp bức luôn mang trong mình sự phản kháng quyết liệt A Phủ được nhắc tới trong câu chuyện là một chàng trai có số phận khổ cực, anh đã mất đi người thân trong gia đình vì nạn dịch bệnh và bị người ta đem bán cho một người Thái ở bản dưới để đổi lấy thóc nhưng với tính cách ngang bướng anh đã chạy trốn được lên Hồng Ngài và sống một cuộc đời mới Thế nhưng, dù ở đâu, A Phủ cũng không thoát được vòng xoáy của cường quyền, thần quyền và tiền quyền Đoạn trích trên đã miêu tả lại cảnh A Phủ bị xử kiện sau khi dám cả gan đánh lại con quan thống lý, từ người tự do, sau buổi xử kiện này, A Phủ trở thành kẻ nô lệ.

Bước 3: Phân tích câu văn/ đoạn văn mở đầu đoạn trích Trong nhà thống lý đã bày năm cái bàn đèn Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp Cả những người chức việc bên làng A Phủ cũng tới.

Trang 3

Nhưng chỉ bọn con trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Phủ vì họ bị gọi sang hầu kiện, còn bọn chức việc thì nằm dài cả bên khay đèn Suốt từ trưa cho tới hết đêm, mất chục người hút Trên nhất là thống lý Pá Tra.

- Hình ảnh trong nhà thống lý, bỗng biến thành tòa án tối cao trên bản Hồng Ngài mà ở đây, thống lý Pá Tra là thẩm phán quyền lực nhất để xét xử kẻ có tội

+ Bày 5 cái bàn đèn thuốc phiện, hình ảnh của ngôi nhà giàu nhất bản, quyền lực nhất mường “nhà này nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” Thời điểm bấy giờ, thuốc phiện chứng tỏ uy quyền của nhà giàu, chỉ có người có quyền, có tiền mới có thú chơi này Nhưng hình ảnh thuốc phiện cũng là thứ mà TDP sử dụng để đầu độc nòi giống => chế độ thực dân nửa phong kiến thời pháp thuộc

+ “Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp.”: cảnh sống trụy lạc của bọn thống trị miền núi.

+ có phân cấp, phân quyền rõ ràng mà trên nhất là thống lý Pá Tra

Thống lý Pá Tra là thẩm phán quyền lực xét xử vụ án mà bị hại là A Sử, bị cáo, người có tội là A Phủ Bởi tội chỉ thuộc về kẻ không quyền, không tiền, thân phận thấp hèn dám đánh con quan, dám đánh vào người có tiền, có quyền cho dù là

Trang 4

-TH dựng lên một bức tranh đối lập giữa ngườixử kiện cà kẻ bị xử kiện:

+ người xử kiện: Cảnh hút thuốc phiện – đời sống trụy lạc: khói thuốc phiện ngào ngạt qua các lỗ cửa sổ Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, cành tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút

+ Người bị xử kiện: Đối lập với đó là cảnh kẻ có tội quỳ, chịu đói, chịu bị đánh:

A phủ ra quỳ giữa nhà Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A phủ

A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh Mặt A phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu.

Bắt đầu cảnh xử kiện là màn tra tấn, hành hạ, xử phạt kẻ dám đánh con quan thống lý, là những trận đòn không dứt.

Những trận đòn tan xương, nát thịt: liệt kê >< sự hưởng thụ trụy lạc: càng hút, càng chửi, càng đánh mãi không dứt để xử kiện

-Cảnh xử kiện – công lý thuộc về kẻ có quyền,có tiền

+ A phủ, mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ.

- Hình phạt dành cho A Phủ

+ cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao Đời mày, đời

Trang 5

con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi

Sự bất công, phi lí: trong bộ phim vcap “nó đánh tôi, tôi đánh nó, tất cả đều như nhau thôi” nhưng làm sao mà như nhau được, khi mà 1 bên là 1 kẻ mồ côi, nghèo khổ, còn 1 bên là kẻ sinh ra đã là con của nhà giàu có quyền lực nhất làng Công lý không thuộc về kẻ nghèo, không thuộc về kẻ ko có quyền, không có nơi nương tựa mà chỉ thuộc về kẻ có tiền có quyền

Hình phạt dành cho A Phủ còn khốn khổ hơn cả cái chết Nếu Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống Lý vì món nợ đời trước không thể trả thì A Phủ trở thành thân nô lệ cho nhà TL cũng vì món phạt nộp vạ không có khả năng trả Nếu cái chết thì chỉ A Phủ chịu còn đã là món nợ không có khả năng trả thì ngay cả đời con, đời cháu của A Phủ cũng phải chịu khổ

Thế lực của cường quyền đã đổi trắng thay đen, biến kẻ không tiền không quyền dù đúng cũng trở thành có tội, biến người tự do thành thân nô lệ, không phân đúng sai

Thế lực tiền quyền đã đem đặt lên vai A Phủ món nợ không có khả năng trả Như bố mẹ Mị với món nợ vay nặng lãi

Nghĩa vụ của một con nợ là phải làm trâu, làm ngựa cho nhà giàu mà trả nợ, không trả được thì đời con đời cháu phải làm kiếp vật mà trả thay Lại một món nợ truyền kiếp nữa từ đây mà ra giống như món nợ của cô gái Mị

+ “A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù Rồi pá tra lại trút cả bạc vào trong tráp”

Trang 6

“Thống lý lầm rầm khấn trình ma” thế lực của thần quyền A Phủ bị áp bức bởi cường quyền, đè nén bởi tiền quyền và giam nhốt bởi thần quyền Và thế là, nhà thống lý lại thêm vào một công cụ lao động, lại thêm giàu

Thông qua cảnh xử kiện, hình ảnh thống lý Pá tra hiện lên:

- Tài quan sát, miên tả, dựng lên bức tranh đầy sống động về phong tục, nét văn hóa, hủ tục lạc hậu của vùng cao

- Lột trần những thủ đoạn, ngón nghề của bọn thống trị miền núi khi sử dụng 3 công cụ đắc lực là cường quyền, tiền quyền và thần quyền để nô lệ, chà đạp những kẻ bị trị

- Khung cảnh đối lập trong cuộc sống của kẻ thống trị và cuộc sống của kẻ bị trị vùng cao trước khi cách mạng đến

 Luận điểm 2: Hình tượng A Phủ trong cảnh xử kiện

- A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá

+ Dám đánh con quan thống lý là biểu hiện của sự ngang tàng khi bị xử phạt thì im như cái tượng đá: biểu hiện của sự bất tuân => biểu hiện của tinh thần phản kháng rất đỗi mạnh mẽ

- A Phủ lê hai cái đầu gối vay nợ

+ Dù là một con người ngang tàng, bất tuân, mạnh mẽ như 1 con hổ, trây lỳ như cái tượng đá thì trước gọng kìm của 3 thế lực kia A Phủ cũng phải quỳ gối, vẫn phải cúi sờ lên đồng bạc trắng, vẫn phải chịu thua thiệt về mình => sự bất hành của những con người l đ ở rẻo cao trước khi cách mạng đến H/ ảnh của A P đau thương, đại diện cho bao kiếp người bị đày đọa nơi đây

Bước 5: Khái quát tổng kết + trả lời lệnh phụ

Trang 7

- Giá trị nội dung:

+ bức tranh hiện thực: miêu tả bức tranh văn hóa, phong tục, hủ tục vùng cao, quá trình đấu tranh từ đau thương đến nhận thức đấu tranh của người vùng cao

+ Bức tranh nhân đạo: cảm thương số phận bất hạnh, nhìn thấy vẻ đẹp của con người, mở ra con đường giải thoát

- Giá trị nghệ thuật: + Tài quan sát

+ Tài trần thuật (tâm lý nhân vật chỉ có Mị)

Bước 6: Trả lời lệnh phụ: nhận xét về cáchnhìn con người của nhà văn TÔ Hoài

- Nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn vcap đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc, giản dị mà chân thành của mình hướng đến những người lao động bình dị, chân chất, chất phác.

Đối với Mị, ông dùng giọng văn chân thành, giản dị, nhằm thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của Mị Từ đó, ta thấy được vẻ đẹp của tình yêu cuộc sống, vẻ đẹp của người con gái vùng cao hiếu thảo, cũng khát khao tình yêu với cuộc sống.

Đối với A Phủ nhà văn dùng nhữnng từ ngữ và giọng văn chân thực, nhằm diễn tả vẻ đẹp của lao động, ngay thẳng và chất phác của nhân vật cũng như sự ngang tàng của A Phủ

Ngược lại, đối với những nhân vật phản diện như A Sử và Thống lí Pá Tra, nhà văn sử dụng những ngôn từ chân thực, mang tính phê phán mạnh mẽ sự lộng hành và ác độc của gia đình nhà thống lý

Phong cách sáng tác và thái độ tình cảm dành cho các nhân vật của tác giả Tô Hoài trong tuyện ngắn cũng chính là phong cách nổi bật cho sự nghiệp sáng tác của ông, hướng đến những con người lao

Trang 8

động bình dị bằng giọng văn hóm hỉnh, giản dị, mộc mạc, chân thành

Nhà phê bình văn học Hoài Chân đã từng nói: “cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” Tô Hoài đã vượt qua những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán cũ để hòa nhập vào cuộc đời, số phận nhân vật của mình để tạo ra một cái nhình và giọng điệu trần thuật Cái tâm của Tô Hoài dành cho đứa con đẻ tinh thành của mình chính là sự đồng cảm, trân trọng và khơi dậy những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị chân chính, những khát vọng sống hạp phúc và tự do Nửa thế kỷ trôi qua, vcap vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, tác phẩm chính là sự minh chứng cho sức sống bất diệt của nghệ thuật Sau khi gấp những trang sách lại, người đọc sẽ nhớ đến câu nói bất hủ của Sê – đư – rin: “văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

Ngày đăng: 10/04/2024, 23:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan