(TH) sử dụng trò chơi trong học tập và giảng dạy môn tiếng anh ở tiểu học

18 0 0
(TH) sử dụng trò chơi trong học tập và giảng dạy môn tiếng anh ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có được một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn. Đặc biệt là với học sinh Tiểu học. Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện

Tên sáng kiến đề nghị công nhận: “Sử dụng trò chơi trong học tập và giảngdạy môn Tiếng Anh ở Tiểu học”

I Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không cóII Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

III Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/ IV Mô tả bản chất của sáng kiến:

Lí do chọn sáng kiến

Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu Để có được một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn Đặc biệt là với học sinh Tiểu học

Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.

Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong

Trang 2

sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không có hiệu quả Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và các cấp học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Chính vì vậy, môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học nói riêng cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Vì vậy, người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi có nội dung phong phú, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi trong giờ học Tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng

Anh sẽ ngày càng nâng cao Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Sửdụng trò chơi trong học tập và giảng dạy môn Tiếng Anh ở Tiểu học” để viết sáng

kiến kinh nghiệm.

1 Đặc điểm tình hình học sinh khối 3

Năm học - tôi được nhà trường phân công dạy Tiếng Anh khối 3 và lớp 5B Những giải pháp này tôi đã áp dụng ở cả hai khối lớp nhưng tôi đặc biệt chuyên sâu và tiến hành khảo sát ở khối 3 cụ thể:

Trang 3

a Thuận lợi, khó khăn.- Thuận lợi:

Phòng giáo dục: thường xuyên mở các lớp chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn,

hội thảo Tiếng Anh để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anh Cử giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ và phương pháp đi tập huấn nâng cao để giúp giáo viên có trình độ và phương pháp tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới

Nhà trường: BGH và nhà trường, tổ chuyên môn luôn quan tâm và tạo điều

kiện cho giáo viên Tiếng Anh trong quá trình giảng dạy và học tập.

Học sinh: Học sinh ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy quy định của nhà

trường, không có học sinh cá biệt về đạo đức

Phụ huynh: Đa số phụ huynh đồng tâm, đồng sức, đồng lòng và phối kết hợp

chặt chẽ với nhà trường làm tốt công tác giáo dục, góp phần tích cực vào việc cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

- Khó khăn.

- Nhận thức của học sinh chưa đồng đều.

- Ít phụ huynh có khả năng ôn lại kiến thức cho con em khi về nhà.

- Trường còn khá đông học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vì vậy khả năng tiếp thu ngoại ngữ còn khó khăn và hạn chế.

2 Khảo sát thực trạng việc học Tiếng Anh lớp 3:

Đây là kết quả khảo sát của học sinh khối 3 sau khi đã học Tiếng Anh hết Unit 5 vào giữa tháng 11 năm học - (chương trình sách Tiếng Anh 10 năm) trước khi tôi áp dụng sáng kiến này:

Trang 4

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đó là:

- Điều kiện học tập của nhiều em học sinh còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, sách tham khảo, thiết bị để nghe ở nhà

- Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như thiếu phòng học chức năng, đầu chiếu, băng hình hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành Tiếng Anh

- Nhiều em cảm thấy không hứng thú với môn học, cho rằng môn học này khó.

- Các em không có môi trường để giao tiếp hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều.

4 Giải pháp thực hiện.

Qua trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh nhiều năm, tôi đã nhận thấy học sinh yếu kém ở môn học này còn nhiều, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu loát Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân, có hướng khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học sinh yếu kém ở bộ môn Một trong những nguyên nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp gia đình về kinh tế sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, máy tính kết nối mạng internet, sách tham khảo thêm, băng hình, máy móc hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như thiếu phòng học chức năng (chỉ có 1 phòng trong khi có 2 giáo viên dạy), phòng chức năng chưa được trang bị đầy đủ Không có

Trang 5

máy chiếu projector, TV, không có tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy, … Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy không hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều Cha mẹ không hướng dẫn và kiểm tra việc học Tiếng Anh của các em được Chính từ thực tế này, nhằm cổ vũ, động viên, kích thích sự ham học của học sinh, tôi cho rằng mỗi giáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, góp phần nào hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng Anh hàng ngày đồng thời tạo ra những tiết học Tiếng Anh sôi nổi và hấp dẫn.

a Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh:

Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp Xong muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường

+ Hình thức trò chơi phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh.

b Cấu trúc của trò chơi học tập

+ Tên trò chơi.

+ Mục đích của trò chơi.

Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào.

Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.

+ Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập.+ Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối

với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

Trang 6

+ Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi.+ Cách chơi: Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi.

c Cách tổ chức trò chơi:

- Thời gian tiến hành trò chơi: Thường từ 5 - 7 phút.

- Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách

chơi: vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi.

- Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi.

- Tiến hành chơi thật: Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài.

- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những

tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh.

- Kết thúc trò chơi: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp

nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc

d Một số trò chơi cho học Tiếng Anh ở bậc tiểu học:

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh tiểu học.

d.1 Trò chơi 1: Car racing (Đua xe):

- Mục đích:

+ Luyện từ vựng đã học, kĩ năng viết + Luyện phản xạ nhanh ở các em.

- Chuẩn bị: giáo viên có thể kẻ trên bảng hoặc bảng phụ

- Cách chơi: Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường

đua thành những ô chữ nhật bằng nhau (học sinh có thể chơi theo cặp bằng cách vẽ trên tờ giấy nháp) tùy theo thời gian có thể kẻ thêm các ô hình chữ nhật

Ví dụ:

Racer 1 One Name They Get Up Year ThanksRacer 2 Pen Eight Egg You Toy Point Red

Trang 7

- Luật chơi: ban đầu giáo viên đưa ra từ để hai tay đua bắt đầu xuất phát, ví dụ: racer

1 là: one, racer 2 là: pen Sau đó bốc thăm đi trước Sẽ ghi từ có chữ cái đầu tiên của

mình là chữ cái cuối của đối thủ Nếu racer 1 đi trước sẽ lấy chữ (N) là chữ cái cuối của đối thủ để bắt đầu từ của mình Do đó racer 1 có thể ghi các từ như: Name, not, new, tương tự đến lượt racer 2 đi sẽ lấy chữ (E) là chữ cái cuối của đối thủ đối thủ để bắt đầu từ của mình, racer 2 có thể ghi các từ như: Eight, eleven, egg, lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc đan xen gồm các từ nối đầu đuôi

(one – eight – they – you – up – point - thanks) Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua

bị nổ lốp (ghi sai từ) hoặc hết xăng (không tìm được từ tiếp theo trong thời gian 10 giây)

Học sinh lớp 3A đang chơi game: Car racing

* Lưu ý:

+ Với học sinh lớp 3 có thể dùng từ bất kì, nhưng với học sinh giỏi có thể nâng cao bằng các từ quy định như từ có 3 chữ cái, từ theo chủ đề màu sắc, số đếm, Các tay đua điêu luyện còn biết cách “ép xe” tức là dùng các đuôi khó như: x, y, u, k, hay chỉ dùng một loại đuôi để ép đối thủ và giành chiến thắng Giáo viên có thể làm trọng tài cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc nhóm nam, nữ Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này vào đầu hoặc cuối tiết học

+ Trò chơi này cũng có thể thay đổi bằng cách hai đối thủ sẽ cùng xuất phát cùng một

từ, ví dụ: “Pen” Hai đối thủ cùng viết từ tiếp theo bằng chữ cái cuối là chữ N, cứ như vậy ai viết đến ô thứ 10 trước là chiến thằng Hoặc giáo viên cho cả lớp cùng viết trong 5 phút, ai viết được nhiều từ nhất là người thắng cuộc Trò chơi này tôi áp dụng trên lớp và học sinh rất thích tham gia

Học sinh chơi game: Car racing theo cặp

Trang 8

d.2 Trò chơi 2: Guessing game (Đoán chữ):

- Mục đích:

+ Giúp học sinh tự tin thể hiện suy nghĩ cá nhân + Ôn lại vốn từ đã có

+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.

- Chuẩn bị: giáo viên có thể kẻ trên bảng hoặc bảng phụ số ô vuông tương ứng - Cách chơi: Người chủ trò (giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc một từ

theo chủ đề cho trước rồi viết ra giấy hoặc bảng một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của tên hoặc từ đó Người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ đó có trong ô chữ thì người chủ trò sẽ viết chữ cái vào đúng vị trí đó

Luật chơi: hai người chơi luân phiên nhau đoán chữ cái Ai tìm ra tên thì người đó

thắng Ngược lại sau 5 lần đoán sai (số lần do chủ trò quy định) mà chưa tìm ta từ thì thua cuộc Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng chung cuộc.

Ví dụ: giáo viên làm chủ trò Giáo viên nói cho học sinh biết đây là một ô chữ gồm 4

chữ cái, đây là một số đếm Giáo viên ghi 4 ô chữ lên bảng

Chẳng hạn người thứ nhất đoán trước chữ “E” người chủ trò nói không có chữ “E” như vậy đến lượt người thứ hai đoán chữ “O” người chủ trò nói có chữ “O” và viết vào vị trí đúng trong ô chữ

Người thứ hai lại tiếp tục được đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm tương tự, nếu đoán sai người thứ nhất lại tiếp tục đoán Cứ như vậy cho đến khi tìm ra được từ Trong trường hợp một trong hai người biết được đáp án có thể nói với chủ trò ngay và giành chiến thắng Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ tiếp tục đoán Nếu như cả hai không đoán ra từ thì sẽ nhờ cổ động viên đoán ra từ đó

d.3 Trò chơi 3: Things Snatch (Lấy đồ vật):

- Mục đích:

Trang 9

+ Luyện kỹ năng nghe lại từ đã học + Luyện phản xạ nhanh ở các em.

- Chuẩn bị: giáo viên phải chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi các

đồ vật chính là những từ vựng cần ôn.)

- Cách chơi: Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế

hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát) Chia lớp thành hai nhóm A và B Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau Giao số cho học sinh Giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh có số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được 1 điểm.

Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.

* Lưu ý: Trò chơi này cũng có thể áp dụng trong phần warm up từ 3-5 phút Giáo

viên có thể thay thế đồ vật thật bằng các mô hình hoặc tranh, ảnh của đồ vật đó.

d.4 Trò chơi 4: Spelling (Đánh vần):

- Mục đích:

+ Luyện kỹ năng nghe, nói, ôn và kiểm tra lại từ vựng đã học + Luyện phản xạ nhanh ở các em.

- Chuẩn bị: chuẩn bị sẵn những từ vựng cần kiểm tra

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 dãy học sinh (hàng ngang hoặc dọc) lên chơi.

Giáo viên sẽ đọc một từ và học sinh phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần nó Hai em đứng đầu hai dãy bốc thăm để dành quyền chơi trước Giáo viên đọc cho hai em đứng đầu tiên của hai dãy dành quyền chơi trước một từ và hai em này phải chạy thật nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng rồi đánh vần Học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác sẽ không ghi được điểm Nếu trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm Sau khi trả lời xong, bất kì đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống để dành lượt chơi cho bạn tiếp theo Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho đến khi thời gian mà giáo viên ấn định đã hết

Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc

Trang 10

* Lưu ý: Trò chơi này cũng có thể áp dụng trong phần warm up từ 3-5 phút Giáo

viên có thể gọi học sinh khá giỏi lên đọc thay cho giáo viên.

d.5 Trò chơi 5: Slap the board ( Vỗ từ, số trên bảng ):

- Mục đích:

+ Luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ + Luyện phản xạ nhanh ở các em.

- Chuẩn bị: giáo viên có thể kẻ trên bảng hoặc bảng phụ

- Cách chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình

khác nhau lên bảng: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp … rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên Giáo viên gợi ý sẽ đọc tất cả là … từ Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó.

Học sinh lớp 3A chơi game: Slap the board

- Luật chơi: Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần

lượt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là đủ số từ mà giáo viên đã nêu ra trước khi đọc Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, đội nào thắng sẽ được tặng một tràng vỗ tay.

* Lưu ý: Trò chơi này cũng có thể cử ra một bạn giỏi lên để đọc những từ bất kỳ vừa

ghi trên bảng cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có từ vừa đọc.

d.6 Trò chơi 6: Lucky number (Con số may mắn):

- Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội dung bài

học và không cần phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào.

- Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 15 ô vuông và ghi vào đó 15 số tự nhiên bất

kỳ, trong đó tương ứng với những số đó là 12 câu hỏi mà học sinh phải trả lời, còn 3

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan