Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cho đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quang trung

56 0 0
Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cho đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội   chi nhánh quang trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HCMKHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠIBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Ngành: Tài chính - Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Tú Nhi Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Trúc Ly

MSSV: 1911192619 Lớp: 19DTCA3

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Ngành: Tài chính - Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Tú Nhi Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Trúc Ly

MSSV: 1911192619 Lớp: 19DTCA3

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô anh chị trong Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quang Trung - đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại ngân hàng.

Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến cán bộ hướng dẫn chị Hồ Ngọc Nhi, từ chỗ còn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, tôi đã gặp phải nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình và sự nhiệt tình của chị đã giúp tôi có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kỳ thực tập này cũng như viết lên báo cáo cuối kỳ.

Đặc biệt, tôi vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến của thầy/cô Lê Tú Nhi trong suốt quá trình tôi thực hiện Báo cáo tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh và toàn bộ quý thầy cô của Khoa Tài chính - Thương mại, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, những người có vai trò rất lớn trong suốt quá trình tôi theo học tại trường.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của ngân hàng, quý thầy cô và các bạn, để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2023 (SV ký ghi rõ họ tên)

Trang 4

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Phạm vi và phương pháp của đề tài 2

4 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh 7

1.2 Giới thiệu ngân hàng TMCP Quân đội - CN Quang Trung 7

1.2.1 Giới thiệu chung 7

1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng phòng ban tại CN Quang Trung 8

1.2.2.1 Mô tả công việc: 10

1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng cá nhân 10

1.3 Định hướng phát triển ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung 11

CHƯƠNG II QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN QUANG TRUNG .13

Trang 5

2.1 Khái quát về hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng

TMCP Quân đội - CN Quang Trung .13

2.1.1 Khái niệm cho vay 13

2.1.2 Khái niệm khách hàng cá nhân 13

2.1.3 Khái niệm cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân 13 2.1.4 Đặc điểm cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân của ngân hàng 14

2.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN sản xuất kinh doanh 15

2.2 Mô tả vị trí tính chất công việc .17

2.3 Những quy định liên quan đến hoạt động cho vay SXKD của ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Quang Trung 17

2.4 Quy trình cho vay KHCN sản xuất kinh doanh tại MB – Quang Trung19 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 4 năm gần nhất 21

2.6 Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung .23

2.6.1 Tình hình cho vay 23

2.6.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay KHCN sản xuất kinh doanh 24 2.6.3 Chỉ tiêu phản ánh thu nợ cho vay KHCN sản xuất kinh doanh26 2.6.4 Tình hình nợ quá hạn 27

2.6.5 Tình hình nợ xấu 29

2.7 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN

Trang 6

3.1 Phỏng vấn nhân viên tại đơn vị thực tập 34

3.1.1 Thông tin người được phỏng vấn 34

3.1.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết với vị trí thực tập 34

3.1.3 Những kiến thức kỹ năng phải hoàn thiện sau tốt nghiệp 35 3.1.4 Câu hỏi phỏng vấn 35

3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra 35

3.3 Đinh hướng học tập và nghề nghiệp trong tương lai 37

Trang 7

5 CV KHCN Chuyên viên Khách hàng cá nhân

6 CV KHCN SXKD Cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh 7 CV SXKD Cho vay sản xuất kinh doanh

8 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 9 KH Khách hàng 10 KHCN Khách hàng cá nhân 11 LNST Lợi nhuận sau thuế 12 LNTT Lợi nhuận trước thuế

13 MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 14 NQH Nợ quá hạn

15 NH Ngân hàng 16 NHHN Ngân hàng nhà nước 17 NHTM Ngân hàng thương mại 18 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB - CN Quang Trung 21

Bảng 2 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB - CN Quang Trung 22

Bảng 2 3: Doanh số cho vay KHCN giai đoạn 2019-2022 24

Bảng 2 4: Dư nợ cho vay KHCN sản xuất kinh doanh 25

Bảng 2 5: Thu nợ cho vay SXKD của MB Quang Trung năm 2019-2022 26

Bảng 2 6: Nợ quá hạn SXKD của MB Quang Trung năm 2019-2022 28

Bảng 2 7: Nợ xấu cho vay SXKD của MB Quang Trung năm 2019 - 2022 29

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1 1: Logo nhận diện thương hiệu mới của MB Bank 5

Hình 1 2: Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội 8

Hình 1 3: Sơ đồ tổ chức của MB - CN Quang Trung 9

Hình 1 4: Sơ đồ tổ chức phòng KHCN tại MB - CN Quang Trung 10

Sơ đồ 2 1: Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh 19

Biểu đồ 2 1: Dư nợ cho vay SXKD của MB Quang Trung năm 2019-2022 25

Biểu đồ 2 2: Thu nợ cho vay SXKD của MB Quang Trung năm 2019 - 2022 26

Biểu đồ 2 3: Nợ quá hạn CV SXKD của MB Quang Trung năm 2019 - 2022 28

Biểu đồ 2 4: Nợ xấu CV SXKD của MB Quang Trung năm 2019 - 2022 29

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay đã tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực Đặc biệt ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là sau đại dịch COVID-19, nhiều công ty, cơ sở kinh doanh đã phải ngừng hoạt động và gặp khó khăn trong việc hoạt động trở lại Trước tình hình đó, các ngân hàng không thể thụ động ngồi chờ các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất trở lại mà cần mở rộng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể Hình thức này đơn giản và giải ngân nhanh chóng, tuy quy mô không lớn như hình thức doanh nghiệp, hình thức này cũng góp phần to lớn trong việc duy trì sự cân đối của nền kinh tế, nếu hình thức này được mở rộng và phát triển sẽ tạo ra tiếng vang và dấu ấn lớn ở lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.

Ngày 30 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-NHNN ngày 18/3/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) Với phương án i) Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; ii) Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam triển khai các chương trình tuân thủ các quy định của nhà nước, chính phủ,… một cách rộng rãi đến khách hàng Bên cạnh đó, cho vay sản xuất kinh doanh được xem là một trong những nghiệp vụ chiếm thị phần và đem lại nhiều lợi nhuận trong các ngân hàng hiện nay Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh thì không phải Ngân hàng nào cũng làm được Việc đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng đồng thời mang đến cho

Trang 10

khách hàng những giá trị mà mình mong muốn là một điều hết sức khó khăn Ngoài ra, việc mở rộng việc cho vay đối với khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn vì đối tượng vay vốn gắn liền với điều kiện từ thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, thiên tai, Vì vậy, việc mở rộng việc cho vay phải đi đồng thời chung với việc nâng cao, đảm bảo an toàn cho các khoản vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN của ngân hàng hiện nay, cũng như quá trình học tập và rèn luyện tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Quang Trung, nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cho đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Quang Trung”.

2 Mục tiêu của đề tài

 Tìm hiểu về môi trường, chính sách hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung

 Tìm hiểu các hình thức cấp tín dụng và quy trình tín dụng cho sản phẩm sản xuất kinh doanh cho đối tượng khách hàng cá nhân của ngân hàng

 Phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung.

 Từ đó tìm ra được những mặt hạn chế và khó khăn để đưa ra những kiến nghị cũng như giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay sản suất kinh doanh của ngân hàng ở thời điểm hiện tại và những năm tới, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung.

3 Phạm vi và phương pháp của đề tài

Trong thời gian và những kiến thức cho phép, đề tài nghiên cứu và phân tích tình hình cho vay SXKD cho đối tượng KHCN tại ngân hàng Quân Đội - Chi nhánh Quang Trung.

Về mặt phương pháp, bản thân tiếp cận vấn đề dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình thực tập và trên những báo cáo của đơn vị thực tập đã được kiểm duyệt.

Trang 11

- Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu: Thu thập dữ liệu và tài liệu mà chi nhánh đã cung cấp và những kiến thức ghi lại được trong quá trình thực tập được các anh chị hướng dẫn để tổng hợp lại trong bài báo cáo.

- Phương pháp thống kê so sánh: Tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu Sau khi có số liệu sử dụng phương pháp này để lập các bảng phân tích và so sánh giữa các năm với nhau.

- Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp để làm rõ thực tiễn vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó, kết hợp với lý thuyết 4 Kết cấu của đề tài

Nội dung chính của chuyên đề được chia làm ba chương theo bố cục chặt chẽ và xuyên suốt như sau:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

Chương 2: Quy trình hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cho đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung Chương 3: Phỏng vấn nhân viên tại đơn vị thực tập và bài học kinh nghiệm

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc Phòng đồng thời là thành viên ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngoài cung cấp dịch vụ tài chính, Ngân hàng Quân đội còn tham gia môi giới chứng khoán, quản lý tiền mặt, giao dịch bất động sản, bảo hiểm, quản lý nợ và thu hồi tài sản, … Tính đến nay, Ngân hàng Quân đội có mạng lưới rộng khắp cả nước với 296 điểm giao dịch trong cả nước 1 văn phòng đại diện tại Nga và các chi nhánh tại Lào và Campuchia.

a) Thông tin sơ lược

• Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội • Tên gọi tắt bằng tiếng Việt: Ngân Hàng TMCP Quân Đội

• Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank • Tên giao dịch: Ngân Hàng Quân Đội

• Mã cổ phiếu: MBB, niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/11/2011

• Giấy chứng nhận ĐKKD số 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 35 ngày 04/12/2013.

Hình 1 1: Trụ sở chính của ngân hàng TMCP Quân Đội

Trang 13

• Giấy phép số: 0054/NH-GP ngày 14/09/2004 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp kèm theo Quyết định số 194/QĐ-NH5 ngày 14/09/1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

• Vốn điều lệ: 27.987.568.720.000 đồng (năm 2020)

• Trụ sở chính hiện nay: Toà nhà MB, số 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.

• Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp quân đội • Số điện thoại: 024 62661088 Fax: 024 62661080

﹣ Phần hình: logo được ghép từ 10 cụm hình khối màu đỏ đặt nghiêng lại với nhau tạo thành hình ngôi sao thể hiện sự chuyển động, sự đổi mới không ngừng của thương hiệu với mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất ﹣ Phần chữ: MB Bank sử dụng 2 chữ cái M và B là chữ viết tắt của tên thương

hiệu kết hợp với font chữ in hoa trên logo mang lại nét tối giản nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa tên gọi của ngân hàng, thể hiện được sự vững chắc cho thương hiệu ﹣ Màu Logo: Màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, tận tâm trong mỗi hoạt động giao

dịch của MB Bank Màu xanh dương và trắng 2 màu này được sử dụng cho phần chữ trong logo, màu xanh dương thể hiện sự sự hy vọng và phát triển, vững tiến về tương lai, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, màu trắng thể hiện tính minh bạch, rõ ràng trong mọi hoạt động của thương hiệu.

Trang 14

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội Ngày 4/11/1994: Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ 20 tỷ đồng cùng 25 CBNV và một điểm giao dịch duy nhất là 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội Năm 2000, MB mở rộng phát triển, thành lập nên Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty cổ phần Chứng Khoán ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và công ty Quản lý nợ, khai thác tài sản ngân hàng TMCP Quân đội (AMC) Năm 2004, Kỷ niệm 10 năm thành lập, MB có tổng số vốn huy động gấp 500 lần, tổng tài sản đạt 7000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Năm 2008, MB thực hiện tái cơ cấu tổ chức Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành cổ đông chiến lược Năm 2008 được xem là năm thăng hoa của MB trên thị trường cùng một số giải thưởng như “Thương hiệu chứng khoán uy tín”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam” và bằng khen của thủ tướng chính phủ…

Năm 2009, 15 năm phát triển, ngân hàng vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba.

Năm 2010,MB thực hiện nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn 2011-2016 với mục tiêu đưa MB vào top 3 ngân hàng TMCP không có sự chi phối của nhà nước Cùng năm, khai trương chi nhánh đầu tiên tại Lào.

Năm 2011, Ngân hàng Quân đội chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh từ ngày 1/11/2011 Khai trương chi nhánh thứ hai tại Campuchia

Năm 2014 - 2015, Được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Năm 2017-2019, MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất”, mục tiêu đến năm 2021 nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hoá.

Năm 2020, MB được vinh danh giải thưởng “ Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam” và cùng năm đưa vào vận hành trụ sở mới tại 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua dẫn đầu thi đua ngành Ngân hàng.

Trang 15

Năm 2022, MB xác định tầm nhìn “trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu”

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh

Tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất với KH, một tập đoàn Ngân hàng – Tài chính đa năng, hiện đại, nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.”

Sứ mệnh “MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp Tài chính - Ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.”

Triết lý kinh doanh “Tận tâm tạo ra giá trị gia tăng cho Khách hàng, Đối tác, Cổ đông, Cán bộ nhân viên và Cộng đồng – Xã hội.”

Giá trị cốt lõi “Đoàn kết – Kỷ luật – Tận tâm – Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả” 1.2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN QUANG TRUNG

1.2.1 Giới thiệu chung

MB Bank – CN Quang Trung được thành lập ngày 01/03/2006 được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động ở Số 170C Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh là nơi diễn ra hoạt động giao dịch thường ngày cho người dân ở khu vực phía Bắc của Sài Gòn.

 Số điện thoại: 028 3989 4936  Số Fax: 028 3989 2961

Sau hơn 17 năm thành lập, mục tiêu phát triển của MB Quang Trung luôn đồng hành phát triển cùng ngành và ngày càng được

nâng cao Với tuyên ngôn chiến lược: “Chính trực - Tận tâm - Sáng tạo - Hiệu quả” MB Quang Trung đã và đang nỗ lực vượt qua những trở ngại, nâng cao chất lượng

Hình 1 3: Hình ảnh về MB Quang Trung

Trang 16

hoạt động của ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhất trên địa bàn Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

Hiện nay, tại ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nổi bật cho KHCN như :

App MB Thực hiện vay trên “APP MB", Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn; Các sản phẩm vay như vay bất động sản, sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay mua ô tô, vay tín chấp; Kiều hối và các sản phẩm thẻ của MB với ưu đãi hấp dẫn.

Hình 1 2: Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội Cho ra mắt thẻ ATM tích hợp thẻ tín dụng Hi Collection với nhiều bộ sưu tập : Bộ sưu tập 4 thẻ cung hoàng đạo Zodiac, Bộ sưu tập 4 thẻ át chủ bài Ace, Bộ sưu tập 4 thẻ thiên đường mùa hạ Summer Paradise,…

Đặc biệt hiện nay MB cho ra mắt tặng tài khoản số đẹp và mã QR may mắn (QR Mèo: MÈO THẦN TÀI – XÀI LÀ LỘC TỚI, QR bùa: BÙA MAY MẮN – BUÔN MAY BÁN ĐẮT, QR eMBee: CÙNG ONG EMBEE HÁI LỘC MUÔN NƠI ) sẽ là món quà phong thủy ý nghĩa mà MB dành tặng cho các hộ kinh doanh, chủ shop với mong muốn đem đến tiền tài, khởi sắc kinh doanh.

1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng phòng ban tại CN Quang Trung

Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung gồm có hơn 25 CBNV và mô hình hoạt động tại chi nhánh bao gồm: Giám Đốc, Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận Dịch vụ Khách hàng khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 17

Hình 1 3: Sơ đồ tổ chức của MB - CN Quang Trung

Mô tả sơ lược về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quang Trung.

Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất tại chi nhánh Quang Trung thực hiện việc quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên Có trách nhiệm:

﹣ Lập kế hoạch, mục tiêu, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động tại CN ﹣ Tổ chức thực hiện việc giới thiệu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

Quân Đội đến với khách hàng.

﹣ Giám đốc còn là người trực tiếp giải quyết vấn đề về thắc mắc và khiếu nại phát sinh từ khách hàng; ký kết các văn kiện trong phạm vi của CN.

Bộ phận kinh doanh: là một bộ phận đóng vai trò quan trọng của NH trong việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng và chính đơn vị kinh doanh Bộ phận kinh doanh gồm: Phòng Khách hàng Cá nhân và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Khách hàng cá nhân: là bộ phận tiếp xúc với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về sản phẩm tín dụng, chăm sóc khách hàng, theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tại MB, khối KHCN, … Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: là bộ phận tiếp xúc với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp SME, và các doanh nghiệp lớn nhằm cung cấp, giới thiệu những sản

Trang 18

phẩm, dịch vụ, tiện ích về tín dụng, thẩm định tín dụng; chăm sóc khách hàng doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tại MB.

Hình 1 4: Sơ đồ tổ chức phòng KHCN tại MB - CN Quang Trung 1.2.2.1.Mô tả công việc:

Đây là bộ phận tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với KH để tư vấn và bán các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp Các sản phẩm ấy có thể là các khoản vay nợ, gửi tiết kiệm hoặc thẻ, đồng thời họ cũng là những người tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của KH trước khi chuyển cho bộ phận có liên quan thẩm định lại.

Đối với các ngân hàng, vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng khá quan trọng bởi vì họ là những người đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là rào chắn bảo vệ những rủi ro đặc thù trong ngành.

1.2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng cá nhân ﹣ Tìm kiếm KH có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.

﹣ Tiếp xúc trực tiếp với KH, tư vấn cho họ những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích và cách hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo quy định của ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của KH.

Trang 19

﹣ Thẩm định KH có nhu cầu vay vốn để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng ﹣ Thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay,.…

﹣ Làm báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.

﹣ Chuyên viên quan hệ khách hàng phải lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.

﹣ Khi KH có yêu cầu giải ngân thì chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo các quy định về giải ngân của ngân hàng.

﹣ Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc cùng lãi vay theo hợp đồng của khách hàng.

﹣ Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, chuyên viên quan hệ khách hàng phải thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, thúc giục khách hàng trả nợ.

1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN QUANG TRUNG

Ngân hàng TMCP Quân Đội trải gần 29 năm hình thành và phát triển, qua đó đã có những thay đổi đáng kể, Ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi công nghệ số, hướng tới và từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành “ngân hàng thuận tiện nhất” Với mục tiêu trong giai đoạn 2023-2026, ngân hàng MB định hướng xây dựng chiến lược trở thành “Doanh nghiệp số dẫn đầu” Nhất quán mục tiêu chung của ngân hàng thì việc gia tăng hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò quan trọng và là xu hướng thiết yếu trong thời đại sau khủng hoảng vì dịch Covid-19 ngày nay, bởi sự hồi phục của thị trường, nền kinh tế và nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, kinh doanh và những nhu cầu cấp thiết là rất lớn.

Đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là một trong những sản phẩm mạnh và nổi bật tại MB Quang Trung, hiện tại khách hàng có nhu cầu vay vốn bổ sung nguồn vốn lưu động ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng

Trang 20

và tiềm năng Chính vậy định hướng cho vay sản xuất kinh doanh dành cho KHCN trong năm 2023 và những năm tới như sau:

 Tiếp tục thực hiện công tác nâng cao năng lực hoạt động của CN thông qua cải thiện hệ thống công nghệ thông tin và quản trị rủi ro.

 Trở thành ngân hàng thuận tiện cho khách là tiểu thương, hộ kinh doanh với những ứng dụng sản phẩm tích hợp cho vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh.

 Gia tăng dư nợ cho vay KHCN trong đó đẩy mạnh hơn nữa tỷ trọng sản phẩm cho vay SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu khoản vay, vay thấu chi trên app MBBank.

 Phát triển chiến lược địa phương hướng đến khách hàng ở các khu chợ tập trung hộ kinh doanh, cá thể, tiểu thương,… cung cấp sản phẩm tín dụng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi và đi kèm các dịch vụ tiện ích của ngân hàng  Thực hiện nghiêm ngắn các công tác kiểm tra, thẩm định nghiêm ngặt về hồ sơ

khách hàng, chất lượng khoản vay và thu hồi nợ đúng hạn như đã cam kết  Cùng với định hướng hoạt động, phòng kinh doanh MB Quang Trung đặt ra

những mục tiêu trong năm 2023 với các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần sau rủi ro: 100 tỷ; Dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 1,000 tỷ ; Dư nợ KHCN: 1,000 tỷ; App Active (mới): 15,000 APP.

Trang 21

CHƯƠNG II QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ

NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN QUANG TRUNG.

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN QUANG TRUNG.

2.1.1 Khái niệm cho vay

Căn cứ theo Khoản 01 Điều 02 Thông từ số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì "Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với thuyền tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

2.1.2 Khái niệm khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân của NHTM là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn say hợp pháp, có khả năng thì chính đảm bảo trà nợ trong thời hạn cam kết; có phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về bảo đàm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1.3 Khái niệm cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân Cho vay sản xuất kinh doanh là một trong những sản phẩm vay nổi bật tại PGD Quang Trung, đối tượng sản xuất kinh doanh KHCN bao gồm cá nhân sản xuất kinh doanh và hộ gia đình là người Việt Nam cư trúc có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, có phương án kinh doanh một cơ sở do mình làm chủ hoặc dự án mở rộng đang có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng Quân Đội Vì vậy cho vay SXKD KHCN nhằm cung cấp tín dụng hỗ trợ cho những khách hàng đang có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để mở rộng và phát triển kinh doanh của cá nhân khách hàng đó.

Trang 22

2.1.4 Đặc điểm cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân của ngân hàng

Phân loại theo chủ thể vay vốn: gồm có doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình, và các tổ chức tín dụng.

Cho vay KHCN nói chung có thể được phân loại theo các chỉ tiêu sau: - Căn cứ vào thời hạn cho vay, gồm:

Cho vay ngắn hạn: là khoản cho vay co thời hạn cho vay đến 12 tháng Mục đích vay thường để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.

Cho vay trung hạn: là khoản cho vay có thời hạn vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Với mục đích đáp ứng nhu cầu đầu tư các tài sản cố định mới, đầu tư các dự án mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các công trình vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh Cho vay trung hạn là nguồn hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa mới thành lập, đối với các cá nhân, hộ gia đình thì sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa có giá trị cao.

Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng, với mục đích đầu tư dài hạn như xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất… xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cảng biển, sân bay , nâng cấp và mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn Ngoài ra còn đáp ứng các nhu cầu như mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà ở…

- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, cho vay KHCN gồm: Cho vay có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bên thứ ba Tài sản đảm bảo hay bảo lãnh của bênh thứ ba là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của người đi vay thiếu hụt, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần có tài sản đảm bảo, thế chấp hay bão lãnh bên thứ ba Khách hàng có uy tín là những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, trung thực trong

Trang 23

kinh doanh, quản trị có hiệu quả, có tín nhiệm với Ngân hàng trong sử dụng vốn vay và trả nợ (gốc và lãi) đúng hạn theo quy định.

- Căn cứ theo phương thức vay, cho vay KHCN gồm:

Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng là thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng.

Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ

theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Đặc biệt đối với các khoản vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì hình thức cho vay là theo hạn mức tín dụng: là việc Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trình trong một hoảng thời gian nhất định.

- Căn cứ theo mục đích vay, cho vay KHCN gồm:

Vay bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh như thanh toán các hóa đơn nguyên vật liệu, hàng hóa và các chi phí khác cần thiết,… Vay đầu tư vào các tài sản cố định như: máy móc, trang thiết bị,… Theo nghành nghề sản xuất kinh doanh.

Cho vay nông lâm, ngư nghiệp Cho vay thương mại Cho vay kinh doanh dịch vụ

Cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

2.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN sản xuất kinh doanh a Đối với nền kinh tế

Trang 24

Cho vay KHCN sản xuất kinh doanh có vai trò trong kích thích sự phát triển của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế:

﹣ Khi được đáp ứng các nhu cầu về vốn thì sẽ tạo điều kiện kích thích các nghành kinh tế mũi nhọn tập trung phát triển và mở rộng thương mại, dịch vụ ﹣ Cho vay KHCN sản xuất kinh doanh góp phần khai thác, tận dụng được mọi

tiềm năng phát triển về lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

﹣ Cho vay KHCN sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các nghành nghề truyền thống, các nghành nghề mới cũng được ra đời, và giải quyết được vấn đề về nhu cầu việc làm cho người lao động.

b Đối với các Ngân hàng thương mại.

Cho vay KHCN sản xuất kinh doanh là một sản phẩm của Ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn cho sự đầu tư và phát triển cho những khách hàng có hình thức sản xuất kinh doanh hiệu quả Hình thức này có vai trò đối với các NHTM như sau: ﹣ Trong tình hình kinh tế phát triển thì nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh

doanh là phổ biến và thường xuyên Giá trị của các khoản vay lớn, do đó dẫn tới việc Ngân hàng có một khoản thu lớn từ lãi của hoạt động cho vay này ﹣ Các Ngân hàng thương mại có thẻ bán chéo được thêm các sản phẩm khác của

Ngân hàng như: bảo hiểm, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử, Internet Banking,…

﹣ Cân đối được nguồn vốn cho vay của các NHTM phân tán được rủi ro c Đối với khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh.

Hình thức cho vay KHCN sản xuất kinh doanh là kênh tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng có thể nắm bắt cơ hội để đầu tư phát triển cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi vốn tự có chỉ đủ để đáp ứng đủ một phần của nhu cầu đó.

Giúp khách hàng có thể cân đối được các nguồn thu nhập để trả nợ.

Trang 25

2.2 MÔ TẢ VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC.

Trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Quân Đội MB - CN Quang Trung, em được trải nghiệm học hỏi tại vị trí Chuyên viên quản lý cho vay KHCN Mô tả công việc chuyên viên quản lý KHCN bao gồm các nghiệp vụ sau đây:

- Tìm kiếm những đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.

- Trực tiếp tư vấn các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cũng như các thủ tục, hồ sơ theo quy định của ngân hàng cho khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của họ.

- Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Các tiêu chí thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn về uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ gốc và lãi vay,

- Thực hiện các hồ sơ văn bản liên quan như lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,

- Kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn vay theo quy định của ngân hàng, đồng thời theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng - Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân, chuyên viên sẽ tiến hành lập hồ sơ giải ngân theo các quy định của ngân hàng.

- Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phải phụ trách chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, thúc giục khách hàng trả nợ hoặc khởi kiện để thu hồi nợ khi cần.

2.3 NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY SXKD CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN QUANG TRUNG

Theo mục đích nhu cầu của khách hàng

Đối với ngân hàng Quân Đội chương trình cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ Cho vay vốn lưu động theo món ngắn hạn, cho vay vốn lưu động theo hạn mức, cho vay vốn lưu động trung dài hạn Cho vay đầu tư trung dài hạn: bao gồm nhưng không giới hạn đầu tư dự án máy móc thiết bị, tài sản cố định, trồng mới tái canh cây trồng.

Trang 26

Theo điều kiện và đối tượng khách hàng

Khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 19 đến 70 tuổi Khách hàng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi MB có trụ sở.

Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có nguồn thu nhập ổn định Khách hàng là người Việt Nam cư trú có nhu cầu vay vốn tại MB theo mục đích có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại khu vực có trụ sở hoặc chi nhánh của ngân hàng MB.

Khách hàng sở hữu giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với ngành nghề kinh doanh đang kinh doanh hoặc ngành nghề yêu cầu phải đăng ký theo quy định Thỏa mãn điều kiện lịch sử tín dụng theo quy định SP cho vay KHCN của MB.

Phương thức cho vay:

Đối với cho vay sản xuất kinh doanh khá linh hoạt, đa dạng và thích hợp cho từng loại hình kinh doanh của khách hàng như vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng tài khoản và có thể vay theo hạn mức thấu chi.

Lãi suất, thời hạn và kỳ hạn cho vay:

Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh tại MB có sự khác nhau theo mức xếp hạng tín dụng của khách hàng.

 Đối với sảm phẩm cho vay SXKD ngắn hạn:

1 Thời gian duy trì hạn mức VLĐ theo hạn mức tối đa: lên đến 24 tháng 2 Số tiền cho vay: tối đa 90% nhu cầu vốn Lãi suất hiện nay dao động khoảng

8.5%/năm 3 Trả nợ:

Gốc: theo từng khế ước nhận nợ (cuối kỳ/định kỳ) trả định kỳ/cùng kỳ trả gốc  Đối với sảm phẩm cho vay SXKD trung và dài hạn:

1 Thời gian cho vay tối đa: lên đến 180 tháng theo từng mục đích vay vốn 2 Số tiền cho vay: tối đa 85% nhu cầu vốn Lãi suất hiện tại dao động khoảng 10%

đến 11%.

3 Trả nợ: - Gốc: định kỳ, tối đa 12 tháng/lần - Lãi: định kỳ, tối đa 06 tháng/lần.

Trang 27

2.4 QUY TRÌNH CHO VAY KHCN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI MB – QUANG TRUNG

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Tại Ngân hàng MB – CN Quang Trung thực hiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân gồm 8 bước như sau:

Sơ đồ 2 1: Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh  Phân tích quy trình cho vay khách hàng cá nhân

 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng

Nhân viên ngân hàng tiếp cận KH có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh thông qua các kênh: Khách hàng giới thiệu, Bán hàng trực tiếp, …Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp cận và đánh giá sơ bộ về thông tin KH như: mục đích vay, quy mô kinh doanh có phù hợp với nhu cầu vốn, tài sản đảm bảo, và tài chính của KH.

Trong bước 1 sẽ giúp chuyên viên KHCN sàng lọc được khách hàng phù hợp để trình hạn mức Khách hàng không phù hợp sẽ từ chối cho vay, KH được đánh giá đáp ứng đủ điều kiện sẽ chuyển qua bước 2.

 Bước 2: Thẩm định Khách hàng và nhu cầu vốn của Khách hàng Chuyên viên KHCN phải thu thập đầy đủ các hồ sơ theo quy định của MB Sau khi được KH cung cấp đầy đủ, Chuyên viên KHCN thực hiện thẩm định lại hồ sơ đảm bảo hồ sơ phù hợp với quy định.

﹣ Các tiêu chí cần đánh giá:  Nguồn thu của Khách hàng

 Phương án kinh doanh của khách hàng

Trang 28

 Quy trình hoạt động của hộ kinh doanh như thế nào: nguồn đầu vào đầu ra của hộ kinh doanh

 Kinh nghiệm và quy mô kinh doanh của khách hàng

 Tính toán hạn mức dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng  Bước 3: Lập báo cáo đề xuất và trình cấp phê duyệt hồ sơ tại chi nhánh Sau khi thẩm định hồ sơ, Chuyên viên KHCN sẽ thực hiện lập báo cáo đề xuất trên hệ thống SmartBPM đánh giá về hộ kinh doanh của KH, năng lực tài chính, xếp hạn tín dụng, tài sản đảm bảo và tiến hành trình hồ sơ cấp phê duyệt tại chi nhánh.

 Bước 4: Trình hồ sơ lên bộ phận thẩm định tại Hội sở

Sau khi được hồ sơ tại chi nhánh, bộ phận thẩm định độc lập của ngân hàng sẽ thẩm định lại hồ sơ và ra quyết định cho vay Tại bước này CV KHCN phải theo dõi hồ sơ và cung cấp hồ sơ hoặc giải trình hồ sơ khi có yêu cầu từ bộ phận thẩm định.

Sau khi Báo cáo đề xuất được phê duyệt → Hệ thống thực hiện thẩm định hồ sơ và sau đó sẽ cung cấp “Báo cáo thẩm định” về cho chuyên viên → sau đó trình Giám đốc phê duyệt → Chuyên viên KHCN thực hiện xuất “Thông báo Phương án phê duyệt cấp tín dụng” và thông báo cho KH.

 Bước 5: Soạn thảo văn kiện tín dụng

﹣ Bộ phận hỗ trợ soạn hợp đồng tín dụng ghi rõ mục đích, số tiền vay, kỳ hạn, lãi suất và các thông tin liên quan giữa khách hàng và ngân hàng.

﹣ Lập “Văn bản nhận nợ” (Khế ước nhận nợ) ﹣ Soạn thảo Hợp đồng thế chấp tài sản của khách hàng ﹣ Biên bản định giá thể hiện giá trị tài sản của khách hàng ﹣ Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn kiện liên quan

 Bước 6: Giải ngân cho Khách hàng

Sau khi hoàn thiện các thủ tục liên quan đến TSBĐ (công chứng bảo đảm, nhập kho tài sản,…), chuyên viên KHCN tiến hành giải ngân cho KH theo quy định.

 Bước 7: Theo dõi sau giải ngân và thu nợ

﹣ Sau khi giải ngân, CV KHCN tiến hành lưu trữ hồ sơ trên hệ thống.

Ngày đăng: 10/04/2024, 06:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan