Những yếu tố tâm lý tác động đến sự gần gũi trong gia đình giữa cha mẹ và con cái

34 0 0
Những yếu tố tâm lý tác động đến sự gần gũi trong gia đình giữa cha mẹ và con cái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Và nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn đến hơn 500 bạn sinh viên của trường đại học Văn Lang đã giúp nhóm hoàn thành được nội dung của phần tiểu luận này Gia đình là một cơ sở vững chắc của xã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang 2

B䄃ऀNG ĐÁNH GIÁ LÀM BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Phần II, Đưa ra các khái niệm về tâm lý học gia đình,

các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, tháp nhu

cầu Maslow

Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Hoàn thành tốt nội dung công việc, có rất nhiều

đóng góp hữu ích Nộp bài đúng hạn, chất lượng làm bài tốt, không

phải sửa nhiều hưởng đến sự gần gũi giữa

cha mẹ và con cái sửa toàn bộ nội dung bài Thu thập thông tin khảo sát

Điều phối cuộc họp

Hoàn thành thành tốt nội dung công việc Có nhiều đóng góp cho bài tiểu luận

Bài làm có chất lượng tốt 10

2173401011251

Phần III, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa

cha mẹ và con cái Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Hoàn thành tốt nội dung, có nhiều đóng góp

Bài làm có chất lượng 10

Trang 3

4 Trần Hoàng Phúc 2173401010004

Phần II, Đưa ra các khái niệm về tâm lý học gia đình,

các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, tháp nhu

cầu Maslow Tổng hợp word Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Hoàn thành tốt nội dung,

Phần I Giới thiệu, lời tựa, lời cảm ơn, mục tiêu, phương

pháp nghiên cứu Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Làm form khảo sát

Hoàn thành nội dung công việc được giao Tuy nhiên chất lượng nội

dung chưa được cao Có sửa đổi tích cực khi lắng Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Hoàn thành nội dung công việc được giao Nội dung bài làm ổn

Chưa linh hoạt Thu thập thông tin khảo sát

Hoàn thành nội dung công việc được giao

Nội dung bài làm ổn 9.3

2173401011039

Phần IV, Giải pháp Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 2 buổi họp

Hoàn thành tốt công việc Nội dung có chất lượng

tốt, có những đóng góp tích cực

10

Trang 4

9 Nguyễn Vinh Thành 2173401010211

Phần I Giới thiệu, lời tựa, lời cảm ơn, mục tiêu, phương

pháp nghiên cứu Thu thập thông tin khảo sát

Tham gia đầy đủ buổi họp Làm form khảo sát

Hoàn thành nội dung công việc được giao Tuy nhiên chất lượng nội

dung chưa được cao Có sửa đổi tích cực khi lắng Thu thập thông tin khảo sát Tham gia đầy đủ 3 buổi họp

Hoàn thành nội dung công việc được giao, bài làm có

chất lượng

Tuy nhiên chưa tích cực trong việc đóng góp ý kiến

9.5

Trưởng nhóm (ghi họ tên và chèn chữ ký)

Trần Đỗ Quỳnh Như

Trang 5

2 Các mối quan hệ, trách nhiệm v愃3 Tháp nhu cầu cá nhân trong gia đình 6

4 Các lý thuyết về sự gần gũi trong gia đình 6

a Khái niệm 6

b Đặc điऀm v愃5 Các yếu tố tâm lý học ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình 7

5.1 Yếu tố bên trong gia đình 7

5.2 Yếu tố bên ngoài x愃̀ hội 9

III NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẦN GŨI TRONG GIA ĐÌNH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI 10

1 Phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái 10

2 Yếu tố liên quan đến giao tiếp về tình cảm gia đình 10

2.1 Sự tin tưởng, thấu hiऀu 10

2.2 Tình yêu thương 12

2.3 Không được lắng nghe, không được tôn trọng 13

2.4 Mối quan hệ hòa hợp giữa cha và mẹ 14

3 Các yếu tố liên quan đến sự khác biệt v愃đình 15

Trang 6

3.1 Áp đặt tư tưởng 15

3.2 Xung đột về quan điऀm v愃3.3 Sự kiऀm soát của cha mẹ và tính thiếu độc lập của con cái 17

4 Yếu tố liên quan đến áp lực từ xã hội tác động lên các thành viên 18

4.1 Áp lực về học tập và bệnh thành tích 18

IV CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨY SỰ GẦN GŨI GIA ĐÌNH 20 1 Các phương pháp xây dựng môi trường l愃1.1 Dành nhiều thời gian cho nhau 20

1.2 Đi du lịch cùng nhau 21

1.3 Luôn lắng nghe và thấu hiऀu 21

2 Vai trò của tâm lý học cá nhân và tâm lý học gia đình trong việc xây dựng sự gần

2 Hạn chế của nghiên cứu 25

3 Hướng phát triऀn trong tương lai 25

TÀI LIỆU THAM KH䄃ऀO 27

Trang 7

1

Nhóm Cloudy chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Trần Hà Thư đã giảng dạy và dẫn dắt, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua Và nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn đến hơn 500 bạn sinh viên của trường đại học Văn Lang đã giúp nhóm hoàn thành được nội dung của phần tiểu luận này Gia đình là một cơ sở vững chắc của xã hội, và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý và xã hội của con người Tiểu luận này tập trung vào chủ đề "các yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái" để hiểu rõ hơn về những yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến mối quan hệ này

Qua tiểu luận này, chúng tôi hy vọng có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình và cách các yếu tố tâm lý và xã hội tác động lẫn nhau để xây dựng một môi trường gia đình gắn kết và hạnh phúc Nắm vững những kiến thức này, chúng ta có thể đưa ra những hướng giải quyết tốt hơn cho những mâu thuẫn trong gia đình, giúp cha mẹ và con cái có thể thấu hiểu lẫn nhau hơn

Chúng tôi đã vận dụng những kiến thức mà giảng viên Trần Hà Thư đã truyền đạt lẫn kiến thức mà chúng tôi tự tìm hiểu nhưng bài tiểu luận này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và còn rất nhiều điều hạn chế Tuy nhiên với tinh thần học hỏi và lắng nghe, nhóm sẽ cố gắng hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai

Trang 8

2

I GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Nhập môn Tâm lý học là một môn học quan trọng và thú vị, đặc biệt khi đề cập đến tác động tâm lý của sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái Sự chăm sóc và tương tác của cha mẹ có thể có tác động sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ, xã hội và cảm xúc của một người Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được coi là yếu tố quyết định của nhiều khía cạnh tâm lý con người Sự an toàn, tình yêu thương và sự thấu hiểu của cha mẹ có thể đặt nền tảng vững chắc để phát triển sự tự tin, lòng tự trọng và khả năng hình thành các mối quan hệ lành mạnh trong suốt cuộc đời Ngoài ra, những trải nghiệm tiêu cực hoặc thiếu gần gũi với cha mẹ cũng có thể gây ra những tác động tâm lý tiêu cực đối với cá nhân Các vấn đề như vấn đề về tình yêu, lòng tin và khả năng hình thành các mối quan hệ có thể nảy sinh Mối quan hệ thân thiết với cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh tâm lý về tình yêu và sự an toàn, mà còn liên quan trực tiếp đến khả năng hình thành các mối quan hệ xã hội khác trong cuộc sống của chúng ta Tiếp xúc an toàn với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng ta phát triển sự tự tin, khám phá thế giới xung quanh và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và đồng nghiệp Do đó, hiểu được tác động tâm lý của sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một gia đình và xã hội lành mạnh

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của xã hội hiện đại, các gia đình đối mặt với những thách thức và áp lực khác nhau, cha mẹ phải vùi mình trong công việc bận rộn đến lo toan cho cuộc sống vội vã, khiến cha mẹ không dành nhiều thời gian để thân thiết và gần gũi với con cái

Các nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ, ảnh hưởng không chỉ trong giai đoạn còn nhỏ mà còn kéo dài đến khi trưởng thành Tiểu luận này nhằm tìm hiểu và phân tích các yếu tố quan trọng mà hình thành và ảnh hưởng đến sự gần gũi trong gia đình Những yếu tố như sự thấu hiểu, sự tin tưởng, mức độ giao tiếp, vai trò giáo dục, tác động của môi trường gia đình, tình cảm và cảm xúc, sẽ được thảo luận một cách chi tiết và sâu sắc Đồng thời, tiểu luận cũng trình bày về các phương pháp nghiên cứu tâm lý học đã được sử dụng để đo lường mối quan hệ cha mẹ và con cái, từ đó đưa ra những khái niệm và kết quả thú vị về đề tài này

1 Lý do chọn chủ đề

Tâm lý gia đình từ lâu đã trở thành chủ đề nóng và được bàn tán rất nhiều, đã có rất nhiều vụ việc không hay xảy ra chỉ vì những ảnh hưởng trong sự giáo dục của cha mẹ đến với con cái, con cái từ khi sinh ra và lớn lên mỗi con người chúng ta đều có những cột mốc thay đổi về tâm sinh lý đặt biệt là độ tuổi dậy thì, lúc này chúng có rất nhiều suy nghĩ, tâm lý thay đổi vì thế nên nhóm chúng tôi muốn nghiên cứu giai đoạn dậy thì của con cái sẽ như thế nào, những biến đổi về tâm sinh lý và đó là lý do lớn nhất để chúng tôi chọn đề tài này không chỉ nhằm ở việc khai thác, đào sâu những khía cạnh còn bị khuất lấp mà còn để làm rõ và nhằm khuyến cáo cũng như giáo dục cho thế hệ

Trang 9

3

sau này hiểu được tầm quan trọng của việc thấu hiểu và cách truyền đạt giữa những người thân trong gia đình với nhau Chúng ta có thể biết việc giáo dục con cái không chỉ riêng ở nhà trường, mà gia đình chính là những người cha người mẹ là những thầy cô đầu tiên dạy cho con cái biết được đâu là đúng đâu là sai Vì vậy, chúng ta hay chính những người cha người mẹ cần phải làm gì để không ảnh hưởng đến tư duy, tâm lý cũng như nhận thức của đối phương về những vấn đề được đề cập đến, nghiên cứu trong lĩnh vực này giúp ta hiểu rõ các yếu tố tác động đến mối quan hệ này, từ những yếu tố gia đình, xã hội cho đến yếu tố cá nhân Việc hiểu rõ về những ảnh hưởng tâm lý trong gia đình có thể giúp cha mẹ nhận biết và hiểu rõ tâm lý của con cái và ngược lại và từ đó biết cách để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh và ổn định Đồng thời, những kiến thức này cũng mang lại thông tin quan trọng cho các chuyên gia trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến con cái và gia đình Đề tài “Những ảnh hưởng tâm lý về sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái” là một dấu mốc sẽ đánh dấu cho sự phát triển về tư duy giáo dục hiện tại cho thế hệ sau này về một môi trường gia đình lành mạnh, để trẻ em có thể phát triển toàn diện và xã hội cầu tiếng một cách bền vững thì gia đình phải là nơi giáo dục tâm lý cho lẫn nhau đầu tiên Sau khi hiểu được những biến đổi đó cha mẹ có thể đưa ra những phương pháp giải quyết tốt nhất cho con cái của mình

2 Mục tiêu và phạm vi

a) Mục tiêu

Mục tiêu của tiểu luận này là tìm hiểu các yếu tố tâm lý học gia đình mà ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ Nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố như giao tiếp, sự hiểu biết, sự đồng thuận, những khác biệt về thế hệ, và những tác động của chúng đối với mối quan hệ gia đình Mục tiêu cũng làm rõ lý do tại sao con cái và cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung và tạo ra các giải pháp để cải thiện tình hình này

b) Phạm vi

Tiểu luận này sẽ tập trung vào các bạn sinh viên tại trường Đại học Văn Lang vào mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trong gia đình Nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố tâm lý học gia đình như sự hiểu biết, đồng thuận, giao tiếp, và mô hình hóa, và tác động của chúng đến sự gần gũi trong quan hệ Các nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học gia đình cũng sẽ được tìm hiểu và áp dụng để cung cấp cái nhìn toàn diện về vấn đề này Tuy nhiên, tiểu luận sẽ không đi sâu vào các yếu tố khác như kinh tế, xã hội, hoặc văn hóa đặc thù của các gia đình

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm để đạt được tốt mục tiêu nghiên cứu cho vấn đề “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái” thì nhóm chúng tôi dùng hai hình thức chính để thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp và phiếu khảo sát trực tuyến với hơn 500 bạn sinh viên tại trường Đại học Văn Lang tham gia Kết hợp với hai phương

Trang 10

4

pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu

3.1 Phương pháp định lượng

Để có thể cân, đo và so sánh dữ liệu thì nhóm chúng tôi đã sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn, ghi chép và tập hợp số liệu và từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất

3.2 Phương pháp định tính

Để tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân cũng như yếu tố nào đã làm ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ hay quan điểm của mỗi người về tầm quan trọng của sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ Nhóm tiến hành phỏng vấn riêng với một số nhóm bạn

3.3 Bảng câu hỏi

Các câu hỏi mà nhóm Cloudy sử dụng để tiến hành khảo sát bao gồm những câu hỏi sau đây :

1 Bạn cảm thấy mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ của mình có gần gũi hay không? 2 Theo bạn, tình cảm và sự gần gũi và sự hiểu biết trong mối quan hệ gia đình có quan trọng không?

3 Bạn cảm thấy có khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến hoặc mong muốn của mình cho cha mẹ không?

4 Bạn có cảm thấy gặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung với cha mẹ của mình không Bạn cảm thấy thế nào?

5 Theo bạn, sự tin tưởng và sự thấu hiểu có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ gần gũi không?

6 Bạn nghĩ rằng sự khác biệt trong quan điểm và giá trị gia đình có thể tạo ra sự khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung không

7 Bạn nghĩ rằng những yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ?

8 Bạn cho rằng yếu tố giao tiếp có ảnh hưởng đến sự gần gũi trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ không? Vì sao?

9 Theo bạn, có những giải pháp nào để con cái và cha mẹ tìm được tiếng nói chung và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn?

Trang 11

5

10 Bạn đã từng cảm thấy bị thiếu sự ủng hộ, cổ vũ, an ủi từ cha mẹ không? Điều đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ không?

11 Bạn nghĩ gì về sự đồng thuận giữa con cái và cha mẹ Đó có ảnh hưởng đến sự gần gũi không? Vì sao?

II KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ B䄃ऀN 1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một nhóm con người có quan hệ họ hàng, sống chung trong một không gian và thường chia sẻ các liên kết tình cảm, trách nhiệm và mục tiêu chung Gia đình có thể bao gồm bố, mẹ, con cái, anh chị em, ông bà và các thành viên khác như cháu, chú, cô, dì, anh chị họ và người thân quan trọng khác

Các gia đình được hình thành thông qua hôn nhân, sinh con, chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi Không chỉ là một nhóm người sống chung mà còn là một môi trường xã hội và văn hóa quan trọng Gia đình còn giúp định hình nhận thức, giáo dục và giá trị của các thành viên Nó cung cấp cho mỗi cá nhân một nơi để thuận tiện hòa nhập xã hội và học hỏi các vai trò xã hội, quy tắc và giới hạn

Tóm lại gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định.[1]

Các thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường gia đình vui vẻ và hạnh phúc

Trong đó bố mẹ có trách nhiệm cung cấp cho con cái những điều cần thiết để phát triển và khám phá thế giới Bố mẹ đóng vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng và hướng dẫn con cái trong quá trình lớn lên Là người tạo ra một môi trường yên bình và ổn định cho con cái, đồng thời đồng cảm và hỗ trợ khi có khó khăn Mối quan hệ này dựa trên tình yêu, lòng bao dung và sự tương tác hàng ngày

Ngược lại con cái cũng có trách nhiệm thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ những đều dạy của bố mẹ, đồng thời phát triển các kỹ năng xã hội và tự lập Chịu trách nhiệm trong việc học tập và phát triển bản thân, cung cấp nỗ lực và tận hưởng cơ hội học tập và trải nghiệm Thể hiện tình yêu và quan tâm đến bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình

Không những thế trong mối quan hệ anh chị em phải hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động hàng ngày Có trách nhiệm xây dựng tình cảm và các mối quan hệ tốt đẹp với nhau, tôn trọng và chia sẻ cùng nhau

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 12

6

3 Tháp nhu cầu cá nhân trong gia đình

Dựa vào tháp nhu cầu cá nhân của Maslow ta có thể phân tích ra tháp nhu cầu của cá nhân trong gia đình

+ Nhu cầu về sinh lý : Là các yếu tố cơ bản để duy trì sự sống, bao gồm thức ăn, nước uống, giấc ngủ và sinh sản Trong gia đình, nhu cầu này được đáp ứng bằng cách cung cấp thực phẩm, nước uống, một ngôi nhà ấm áp để ngủ và quan tâm đến sức khỏe của mỗi thành viên

+ Nhu cầu an toàn : Thể hiện cảm giác an tâm và an toàn khi sinh sống trong một gia đình về mặt vật chất và tinh thần Có sự bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên + Nhu cầu mối quan hệ, tình cảm : Liên quan đến sự gắn kết và quan hệ xã hội với các thành viên khác trong gia đình Nó bao gồm tình yêu, sự quan tâm, tương tác và sự hỗ trợ tình cảm Trong gia đình, nhu cầu này được đáp ứng bằng cách tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, gắn kết và tạo ra cơ hội giao tiếp và tương tác lẫn nhau

+ Nhu cầu được kính trọng : Là được công nhận, đánh giá và thừa nhận về các thành tựu và khả năng cá nhân Gia đình phải có sự khích lệ và thừa nhận sự thành công, đóng góp của từng thành viên trong gia đình

+ Nhu cầu thể hiện bản thân : Là việc phát triển bản thân, đạt được mục tiêu và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống Gia đình tạo cơ hội cho các thành viên phát triển, khám phá sở thích và đam mê cá nhân, và thể hiện bản thân qua các hoạt động và thành tựu cá nhân

4 Các lý thuyết về sự gần gũi trong gia đình a Khái niệm

Sự gần gũi là một trong những mối quan hệ sâu sắc trong gia đình, nó thể hiện sự gắn kết, tin tưởng, và chia sẻ một tình cảm sâu sắc và đáng tin cậy với nhau Ta có thể thấy sự gần gũi trong gia đình là một trong những nhu cầu quan trọng của con người

Theo như tháp nhu cầu Maslow về nhu cầu của mỗi cá nhân thì sự gần gũi trong gia đình nằm ở tầng ba nhu cầu về tình cảm

Các biểu hiện, đặc điểm để nhận dạng nhu cầu tình cảm về sự gần gũi này là có khung thời gian và không gian sinh hoạt chung Như ăn tối, xem phim, du lịch, hoặc tham gia các hoạt động gia đình khác để tăng cường gắn kết và sự gần gũi Giữa bố mẹ và con cái tồn tại mối quan hệ thiêng liêng và duy nhất Đó là mối quan hệ nuôi dưỡng sự trưởng thành, nuôi dưỡng năng lực và thúc đẩy sự phát triển cho con trẻ trong tương lai, giúp cho con cái hoàn thiện về thể chất và tinh thần cũng như sự hòa nhập vào xã hội

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 13

7

Sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái thể hiện sự kết nối, tình yêu, và quan tâm giữa hai bên Nó đặc trưng bởi việc tạo ra một môi trường ấm áp, an toàn và yên tĩnh cho con cái Sự gần gũi còn trao cho trẻ sự yêu thương và quan tâm, giúp xây dựng lòng tự tin và tạo nên một cơ sở tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Sự gần gũi và mối quan hệ bố mẹ - con cái có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Một môi trường gia đình gần gũi, hỗ trợ và yêu thương giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng, phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường sự tự tin và sự độc lập Nó cũng giúp trẻ hình thành một hệ giá trị, đạo đức và ý thức xã hội

5 Các yếu tố tâm lý học ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình 5.1 Yếu tố bên trong gia đình

5.1.1 Yếu tố về nhu cầu cá nhân trong gia đình

Sự gần gũi gia đình là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, và các yếu tố tâm lý học có thể ảnh hưởng đến mức độ gần gũi tuỳ theo mỗi gia đình

Một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sự gần gũi gia đình là tình cảm và kết nối giữa các thành viên Khi mọi người cảm nhận được sự yêu thương, chấp nhận và tôn trọng từ nhau, mối quan hệ gia đình trở nên chặt chẽ và ấm áp hơn Sự quan tâm và sự chia sẻ tình cảm tạo nên một cầu nối vững chắc giữa các thành viên, tạo ra sự gần gũi và sự kết nối sâu sắc

An toàn và tin tưởng lẫn nhau cũng là đều quan trọng trong sự gần gũi gia đình Khi mọi người trong gia đình cảm thấy an toàn và tin tưởng lẫn nhau, họ sẵn lòng mở lòng và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên Điều này tạo ra một môi trường không đánh giá và chấp nhận tình cảm của mỗi thành viên, tạo điều kiện cho sự tự do và sự phát triển cá nhân

Sự hiểu biết và thấu hiểu giữa các thành viên gia đình cũng rất quan trọng Khi mọi người trong gia đình có khả năng lắng nghe và hiểu nhau, họ tạo ra một môi trường tương tác tích cực và tạo niềm tin và sự đồng cảm Việc thấu hiểu nhau giúp các thành viên cảm nhận được sự hỗ trợ và sự quan tâm, tạo nên một mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn

Giải quyết xung đột một cách lành mạnh và xây dựng cũng là một yếu tố tâm lý học quan trọng ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình Khi các thành viên gia đình biết cách thương lượng, lắng nghe và tìm giải pháp chung cho các xung đột, sự gần gũi gia đình được xây dựng và duy trì Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và sẵn lòng thay đổi, nhưng nó giúp gia đình tiến bộ và hình thành một môi trường hòa hợp và gần gũi Cuối cùng, sự hỗ trợ và sự chăm sóc là yếu tố tâm lý học cuối cùng ảnh hưởng đến sự gần gũi gia đình Khi mọi người trong gia đình thể hiện sự quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, sự gần gũi gia đình được thể hiện và mọi người cảm nhận được

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 14

8

sự yêu thương và quan tâm Sự hỗ trợ và chăm sóc này tạo ra một môi trường ủng hộ và quan tâm, giúp mọi người cảm thấy an toàn và yên bình

5.1.2 Các yêu tố phụ thuộc vào mức độ gắn bó qua từng quá trình trưởng thành

Vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái được chúng tôi xem xét dưới các góc độ khác nhau: sinh lý, tâm lý, xã hội và tài chính Cha mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của trẻ Theo quan điểm cổ điển, vai trò cơ bản của cha mẹ đó là nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, rèn luyện kỹ cương cho trẻ, quản lý công việc nhà và cung cấp tài chính đầy đủ cho gia đình Theo quan điểm mới, cha mẹ lấy trẻ làm trọng tâm và hướng đến sự trưởng thành và phát triển tối ưu cho trẻ, giúp trẻ có sự trưởng thành thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc phù hợp

Các mức độ gắn bó giữa cha mẹ và con cái theo từng quá trình Ở đây chúng tôi đang tổng quát lại các giai đoạn

Sơ sinh (0-1 tuổi):

Trong giai đoạn này, sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển và an toàn của trẻ Con cái thường có một mức độ gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh, do nhu cầu chăm sóc và giao tiếp cơ bản Việc tạo ra một môi trường ổn định, sự chăm sóc, và sự gần gũi từ phía cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một mối quan hệ gắn bó an toàn và phù hợp cho trẻ

Giai đoạn từ 6 tuổi:

Khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với thế giới xung quanh, mức độ gắn bó có thể thay đổi Trẻ ở giai đoạn này thường phát triển khả năng độc lập hơn và tìm kiếm sự độc lập từ phía cha mẹ Tuy nhiên, trẻ vẫn còn phụ thuộc và gắn bó nhiều với cha mẹ điều này có thể biểu hiện qua việc chia sẻ những thành tựu và trải nghiệm với cha mẹ, tìm kiếm sự hỗ trợ và sự gần gũi trong các hoạt động gia đình

Giai đoạn dậy thì:

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ bắt đầu phát triển sự độc lập, tìm kiếm cá nhân hóa và khám phá bản thân Mức độ gắn bó có thể trở nên phức tạp hơn do sự thay đổi nhanh chóng về thể chất, tâm lý và xã hội Trẻ có thể có nhu cầu đối mặt với những thách thức mới và tìm kiếm sự hỗ trợ, lắng nghe và khám phá đường hướng từ cha mẹ Một mối quan hệ gắn bó đáng tin cậy và không áp đặt có thể giúp trẻ đi qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và tự tin hơn

Giai đoạn trưởng thành:

Trong giai đoạn này, mức độ gắn bó giữa con cái và cha mẹ có thể tiếp tục thay đổi Trẻ trưởng thành và phát triển độc lập hơn, xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 15

9

và cộng đồng Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của cha mẹ vẫn còn quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ, tư vấn và sự ủng hộ trong các quyết định lớn và thay đổi trong cuộc sống Cần lưu ý rằng mức độ gắn bó giữa con cái và cha mẹ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng gia đình và cá nhân Sự gắn bó có thể được thể hiện qua sự giao tiếp, sự chăm sóc, sự hỗ trợ tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau

Sau khi đã tổng quát hóa các giai đoạn chúng tôi nhận thấy rằng khi còn nhỏ, con cái có sự gắn bó lệ thuộc nhiều vào cha mẹ, nhưng khi con bước vào giai đoạn dậy thì, ở đứa trẻ bắt đầu có sự phức tạp hơn về tâm lý và sự thay đổi mức độ gắn bó với cha mẹ Hầu hết các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái bắt đầu nảy sinh trong giai đoạn này Nếu cha mẹ và con cái không thể cùng nhau giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn dậy thì, có thể nó sẽ để lại một trong những tổn thương về mặt tâm lý nặng nề nhất đối với những đứa trẻ Từ đó gây nên những vết rạn nứt trong sự gần gũi với cha mẹ và con cái Điều này thậm chí còn có thể kéo dài suốt những năm tháng đứa con lớn lên và trưởng thành Vì thế chúng tôi sẽ tìm hiểu, các nguyên nhân, bất đồng đặc biệt trong giai đoạn trẻ dậy thì giữa cha mẹ và con cái Từ đó nắm rõ được các yếu tố gây ảnh hưởng và tìm đưa ra những phương pháp phù hợp

5.2 Yếu tố bên ngoài x愃̀ hội

Bạn bè và những người cùng lứa tuổi xung quanh là một trong những mối quan hệ xã hội có sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tâm lý Sẽ có ảnh hưởng tích cực nếu sống trong một môi trường có sự hỗ trợ và khuyến khích từ những người tốt xung quanh Ngược lại, nếu sống trong một môi trường không tốt, bị bắt nạt hoặc thiếu sự hỗ trợ sẽ gây ra cảm giác cô đơn, tách biệt, lo lắng cho trẻ Điều này ảnh hưởng đến tâm lý khiến cho trẻ rụt rè, lo lắng không dám bộc lộ cảm xúc và tâm sự với gia đình người thân Đối với bố mẹ sẽ thường có những mối quan tâm đối với xã hội với những vấn đề về công việc, các mối quan hệ xã hội, thói quen Điều gây ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và mối quan tâm đến các thành viên trong gia đình Mặt khác nếu họ biết cân bằng thời gian giữa gia đình và xã hội, mang lại những điều tích cực trong mối quan hệ gia đình

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 16

10

III NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẦN GŨI TRONG GIA ĐÌNH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI

1 Phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái

Sau khi tiến hành thực hiện khảo sát với 500 sinh viên thuộc các khoa đa ngành tại trường đại học Văn Lang Và phỏng vấn riêng các cá nhân Thì đây là những yếu tố được coi là có tác động mạnh mẽ đến sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái được các bạn đưa ra nhiều nhất Các câu trả lời sẽ được sắp xếp theo mức độ (tần suất) trả lời của các bạn Và được tổng hợp từ nhiều câu hỏi khác nhau

1) Sự tin tưởng, thấu hiểu – 491 câu trả lời 2) Tình yêu thương – 478 câu trả lời 3) Áp đặt tư tưởng – 457 câu trả lời 4) Khoảng cách thế hệ - 412 câu trả lời 5) Không lắng nghe – 398 câu trả lời

6) Mối quan hệ hoà hợp giữa cha và mẹ - 340 câu trả lời 7) Do áp lực công việc của cha và mẹ - 289 câu trả lời 8) Xung đột về quan điểm và giá trị - 265 câu trả lời 9) Cảm giác bị kiểm soát và thiếu độc lập – 190 câu trả lời 10) Không tôn trọng - 87 câu trả lởi

Trang 17

10

Để dễ dàng hơn cho việc phân tích các ảnh hưởng của những yếu tố này, chúng tôi sẽ phân loại các yếu tố thành các nhóm nhỏ, để tiện cho việc theo dõi Đồng thời khiến cho bài tiểu luận chặt chẽ, logic hơn

Nhóm 1 : Yếu tố liên quan đến giao tiếp và tình cảm gia đình, bao gồm

1 Sự tin tưởng, thấu hiểu 2 Tình yêu thương

3 Không được lắng nghe, không được tôn trọng 4.Mối quan hệ hòa hợp giữa cha và mẹ

Nhóm 2 : Yếu tố liên quan đến sự khác biệt và xung đột giữa các thành viên trong gia đình

5 Áp đặt tư tưởng

6 Xung đột về quan điểm và tư tưởng sống

7 Sự kiểm soát của cha mẹ và tính thiếu độc lập của con cái

11 Sự thay đổi về tâm lý của đứa trẻ trong giai đoạn dậy thì Yếu tố tâm lý là một yếu tố đặc biệt được nhóm xem xét Tuy nhiên rất khó để tách biệt yếu tố tâm lý để phân tích, vì không có sự tương quan trong các vấn đề mà nhóm đề cập Vậy nên yếu tố này sẽ được nhóm phân tích, lồng ghép vào các “nhóm yếu tố” trên

2 Yếu tố liên quan đến giao tiếp về tình cảm gia đình 2.1 Sự tin tưởng, thấu hiऀu

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kiersten L M Latham và các đồng nghiệp (2019) đã chứng minh rằng sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng tình cảm thân thiết và gần gũi trong mối quan hệ gia đình Trong nghiên cứu này, các gia đình đã tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến mức độ tin tưởng và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Kết quả cho thấy rằng gia đình có mức độ tin tưởng cao hơn thường có mối quan hệ gần gũi và thân thiết hơn với nhau

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 10/04/2024, 06:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan