Btl Thống Kê Kinh Doanh.docx

30 2 0
Btl Thống Kê Kinh Doanh.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HÀ NỘI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN

THỐNG KÊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINHDOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM

HÀ NỘI

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến trường ĐH Thương Mại đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cho chúng em được học tập trong môi trường tốt đẹp.

Đặc biệt, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Đặng Văn Lương đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài Thầy không những chỉ bảo, hướng dẫn mà còn hết lòng quan tâm, động viên mỗi khi chúng em gặp khó khăn ở quá trình thực hiện.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, chúng em đã luôn cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý cũng như sự cảm thông và chỉ bảo từ phía Thầy và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là bài thảo luận riêng của nhóm và được sự hướng dẫn khoa học của TS Đặng Văn Lương Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội” của chúng em là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài thảo luận của mình

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Để khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định Vốn là một tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của một công ty.

Nhà nước tạo môi trường hành lang kinh tế pháp lý cho các công ty hoạt động đồng thời tạo ra áp lực cho các công ty muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh phải chú trọng quan tâm đến vốn để tạo lập quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất Nhờ đó nhiều công ty đã kịp thích nghi với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt song bên cạnh đó không ít công ty trước đây làm ăn có phần khả quan nhưng trong cơ chế mới đã hoạt động kém hiệu quả Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn quá thấp.

Chính vì vậy, vấn đề bức thiết đặt ra cho các công ty hiện nay là phải xác định và phải đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết và hiệu quả sử dụng đồng vốn ra sao? Đây là một vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự không chỉ được các nhà quản lý công ty quan tâm, mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, khoa học vào công ty.

Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của vốn và thông qua quá trình học tập, tích lũy những kiến thức hữu ích từ môn Thống kê kinh doanh, chúng em quyết định

chọn đề tài: “Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm

Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho bài thảo luận của mình.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của bài thảo luận gồm 3 chương:  Chương I: Cơ sở lý luận về thống kê vốn sản xuất kinh doanh

 Chương II: Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội

 Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH1.1Các khái niệm cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh

1.1.1Tổng vốn sản xuất kinh doanh

Vốn sản xuất kinh doanh (hay tổng vốn) của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) Nói cách khác, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái tiền tệ của toàn bộ tài sản dài hạn (vốn cố định) và tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) của doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời [1]

1.1.2Vốn ngắn hạn (vốn lưu động)

Vốn ngắn hạn (hay vốn lưu động) là hình thái tiền tệ của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh

Quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị của tài sản ngắn hạn tại thời điểm thống kê.

Trong BCTC mẫu số B01-DN tài sản ngắn hạn bao gồm:  Tiền và các khoản tương đương tiền.

 Đầu tư tài chính ngắn hạn  Các khoản phải thu ngắn hạn  Hàng tồn kho

 Tài sản ngắn hạn khác [1]

1.1.3Vốn dài hạn (vốn cố định)

Vốn dài hạn (hay vốn cố định) là hình thái tiền tệ của toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn cố định của doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị của tài sản dài hạn tại thời điểm thống kê.

Trong BCTC mẫu số B01-DN tài sản dài hạn bao gồm:  Các khoản phải thu dài hạn.

 Tài sản cố định  Bất động sản đầu tư  Tài sản dở dang dài hạn  Đầu tư tài chính dài hạn

Trang 6

 Tài sản dài hạn khác [1]

1.2Các nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả hay phải thanh toán từ các nguồn lực của mình cho các chủ nợ, gồm vay và nợ thuê tài chính của ngân hàng, của các tổ chức tài chính tín dụng; các khoản phải trả nhưng chưa đến kì hạn trả (không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng là nợ hợp pháp nên doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng như nguồn vốn của mình).

Trên BCTC B01-DN nguồn vốn nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

 Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 1 năm Trên B01-DN nợ ngắn hạn bao gồm 14 khoản: phải trả cho người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả cho người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả nội bộ ngắn hạn, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, …

 Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn trả trên 1 năm Bao gồm 13 khoản: phải trả người bán dài hạn, người mua trả tiền trước dài hạn, chi phí phải trả dài hạn, phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, phải trả nội bộ dài hạn, …[1]

1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tổng giá trị tài sản sau khi đã bù đắp các khoản nợ phải trả Bao gồm: vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và kí quỹ khác.

 Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn hình thành trên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn (vốn góp của chủ sở hữu), hoặc hình thành từ lợi nhuận sau thuế không chia (lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) hoặc do tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.

Trên BCTC B01–DN, Vốn chủ sở hữu gồm 12 khoản: vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, quyền cho chuyển đổi trái phiếu, vốn khác của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, …

 Nguồn kinh phí và quỹ khác là nguồn được hình thành từ trích lợi nhuận và từ kinh phí do ngân sách cấp, kinh phí quản lí do các đơn vị phụ thuộc nộp Bao gồm: nguồn kinh phí và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định. [1]

1.3.1Thống kê quy mô vốn sản xuất kinh doanh

Quy mô vốn được biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau: [1]

Trang 7

 Vốn thời điểm: Phản ánh hiện trạng của vốn tại thời điểm thống kê Chỉ tiêu này được thể hiện trên BCTC của doanh nghiệp.

 Vốn bình quân: Phản ánh vốn đại diện trong kì Vốn bình quân được sử dụng để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (năng suất vốn, doanh lợi vốn, vòng quay vốn, …) Vốn bình quân được tính toán từ các mức vốn thời điểm

1.3.2Thống kê cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh

Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, được tính theo công thức:

Vi: tổng vốn sản xuất kinh doanh

Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh có thể tính cho vốn tại một thời điểm hoặc bình quântrong kì [1]

1.1 Thống kê tình hình trang bị và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.4.1 Đánh giá tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho lao động trong doanh nghiệp Tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho 1 lao động được biểu hiện qua chỉ tiêu:

Mức trang bị vốn cho 1 lao động:

V :Tổng vốn bình quân trong năm

´L : Số lao động bình quân trong năm

Trang 8

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm được trang bị bao nhiêu đồng vốn.

Trị số chỉ tiêu càng lớn phản ánh mức độ đầu tư cho lao động trong sản xuất kinh doanh và trình độ kỹ thuật sản xuất càng cao, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, … [1]

1.4.2Thống kê hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp1.4.2.1Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn: [1]

Công thức chung tính hiệu quả sử dụng tổng vốn:

Trong đó:

HV: Hiệu quả (năng suất) sử dụng tổng vốn

Q: Kết quả sản xuất kinh doanh (GO, VA, NVA, DT, )

Chỉ tiêu đo lường khả năng hoạt động của tổng vốn, đánh giá tốc độ chu chuyển vốn Nóphản ánh trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần.

 Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) trên tổng vốn:

Trang 9

Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tổng vốn, phản ánh 1 đơn vị vốn doanh nghiệpsử dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận (ROTCE có thể

Chỉ tiêu đo lường khả năng hoạt động của vốn chủ sở hữu, phản ánh số lần luân chuyểnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ, hoặc doanh thu thuần từ hoạt động kinhdoanh tạo ra trong kỳ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu bình quân.

 Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) trên vốn chủ sở hữu:

¿ST:Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, phản ánh 1 đơn vị vốn chủ sởhữu sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuậnsau thuế (ROE có thể tính bằng lần hoặc %)

 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nợ phải trả  Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) trên nợ phải trả:

Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn nợ phải trả, phản ánh 1 đơn vị vốn nợ phảitrả sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuậntrước lãi vay và thuế (có thể tính bằng lần hoặc %)

Trang 10

Ngoài ra tính tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn vay:

VV :Vốn vay bình quân (bao gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn).

Tương tự, có thể tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các bộ phận vốn (vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư…)

1.4.2.2Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Lập bảng thống kê tính toán và so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc để phân tích biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (tổng vốn, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả…).[1]

Trang 11

1.4.3Phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn tới kết quả sản xuất kinh

Phương trình kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của năng suất sử dụng vốn, mức trang bị vốn cho 1 lao động và số lao động bình quân

Trang 12

CHƯƠNG II: THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN THỰC PHẨM HÀ NỘI

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội tiền thân là Công ty Thực phẩm Hà Nội được thành lập ngày 10/7/1957 và được thành lập lại vào ngày 26/01/1993

Từ năm 1957 – 1964: Thời điểm ban đầu, Công ty chỉ có 05 đơn vị cơ sở, với 170 cán bộ công nhân viên (CBCNV) Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Công ty kết hợp công tác cải tạo thương nghiệp tư nhân với xây dựng và phát triển lực lượng quốc doanh bằng nhiều hình thức cải tạo tiểu thương Sau cải tạo đã mở rộng mạng lưới kinh doanh sản xuất đến tất cả các chợ và các đường phố chính Tỷ trọng kinh doanh chiếm lĩnh thị trường của Công ty giai đoạn này bình quân khoảng 85%.

Giai đoạn 1964-1975: Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, CBCNV được bổ sung lên đến 4.000 người Đây cũng là một trong những cơ sở vừa tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa chi viện một phần thực phẩm chế biến cho chiến trường miền Nam.

Giai đoạn 1975-1987: Giai đoạn này Công ty thực hiện củng cố và phát triển ngành thực phẩm quốc doanh, góp phần ổn định giá Đây là thời kỳ quá độ từ việc thực hiện phương thức phân phối thực phẩm hoàn toàn bao cấp sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các hoạt động của Công ty phải thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ mới.

Từ năm 1987: Chủ trương đổi mới của Đảng trong thời kì này là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, xã hội chủ nghĩa khiến Công ty gặp nhiều khó khăn do hậu quả của cơ chế bao cấp để lại, vốn lưu động ít, tài sản cố định xuống cấp nghiêm trọng, bộ máy kinh doanh sản xuất cồng kềnh, đội ngũ CBCNV quá đông Song được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thương mại, Sở Thương mại và các Ban ngành thành phố Hà Nội, Công ty từng bước khắc phục khó khăn đã đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ngày 23/08/2004, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), vốn điều lệ của Công ty do Công ty mẹ – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là chủ sở hữu.

Đến tháng 6/2015, Công ty đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và một lần nữa được đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm Hà Nội Và vào ngày 24/07/2017, CTCP Thực phẩm Hà Nội chính thức giao dịch lần đầu trên sàn UPCOM với giá tham chiếu là 10.000 đ/CP.

Trang 13

Không chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, các chương trình ủng hộ người nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, …

Với bề dày hoạt động trong ngành thương mại và những thành tích đã đạt được, Công ty Thực phẩm Hà Nội đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

01 Huân chương Chiến công

01 Huân chương lao động hạng nhất 02 Huân chương Lao động Hạng II 04 Huân chương Lao động Hạng III

Nhiều Cờ, Bằng khen, Giấy khen của các Bộ, ban ngành Trung ương và UBND Thành phố Hà Nội.

Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã khẳng định được vị thế một doanh nghiệp uy tín của ngành thương mại Thủ đô, luôn được người tiêu dùng, cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao [2]

Nhìn chung những ngành nghề chính của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Hà Nội bao gồm:  Chế biến, bảo quản rau quả, thịt, các sản phẩm từ thịt, thủy sản và các sản phẩm từ

thủy sản

 Bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống và các đồ dùng gia đình  Cung cấp dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, dịch vụ lưu trú ngắn ngày  Kinh doanh bất động sản, quản lý bãi đỗ xe, kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Có thể thấy, Công ty cổ phần Thực phẩm Hà Nội hoạt động trong 03 lĩnh vực chính là thương mại nội địa, sản xuất và kinh doanh bất động sản, trong đó hoạt động cốt lõi là thương mại nội địa, cụ thể:

 Thương mại nội địa:

 Hệ thống siêu thị: Seikamart quy mô 1000m2 với hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm chất lượng cao tại tầng 1, 2 toà nhà TTTM Vân Hồ – 51 Lê Đại Hành Seikamart là thương hiệu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, nhập khẩu và phân phối hàng Nhật Bản, Hàn Quốc trên thị trường Hà Nội.

 Hệ thống bán lẻ: Công ty chú trọng đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Haprofood: số 9 Lê Quý Đôn, 24 Trần Nhật Duật, 75 Trần Xuân Soạn, 9-11 Ngõ Thổ Quan, 13 Hàn Thuyên, Ki ốt chợ Hàng Da…

Trang 14

Hàng hóa bán lẻ đa dạng gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, đồ uống, bánh kẹo, phi thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu cao cấp  Hệ thống phân phối: làm đại lý chuyên phân phối các sản phẩm thực phẩm

an toàn: Dầu ăn/Bơ Tường An, Dầu mè thơm của Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình; các sản phẩm Đồ hộp Hạ Long, Dầu ăn Neptune, Simply, và các sản phẩm thực phẩm chế biến khác tới các nhà hàng, các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn thành phố.

 Sản xuất:

Công ty liên kết sản xuất các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chế biến có chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, mang đậm hương vị truyền thống như: Giò lụa, giò bò, giò xào; Dấm gạo, dấm nếp cẩm; Nem thịt và Bánh bao ngon các loại…

 Kinh doanh bất động sản:

Nghiên cứu, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ, triển khai dịch vụ, đầu tư, khai thác các cơ sở nhà đất nằm trong quy hoạch của Công ty Khai thác cho thuê văn phòng, kho hàng, Lập dự án, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án và khai thác các dự án sau đầu tư, nâng cao hạ tầng thương mại bán lẻ của Công ty [2]

Trang 15

2.2Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội2.2.1Phân tích chung quy mô nguồn vốn

Bảng 2.1: Phân tích diễn biến nguồn vốn theo chiều ngang (đơn vị: 1000đ)

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan