Đề cương ôn tập văn học nga

30 3 1
Đề cương ôn tập văn học nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn tập thi cuối kì Văn học Nga. Từ khóa k47 Sư phạm Ngữ Văn, năm học 2023 2024. Tài liệu tự làm phục vụ cho ôn tập cuối kì các tác giả và các tác phẩm kinh điển được đưa vào giảng dạy. Ôn tập thi cuối kì Văn học Nga. Từ khóa k47 Sư phạm Ngữ Văn, năm học 2023 2024. Tài liệu tự làm phục vụ cho ôn tập cuối kì các tác giả và các tác phẩm kinh điển được đưa vào giảng dạy trong Đại học

Trang 1

2 A3 VĂN HỌC NGA

Câu 2 điểm : Thời đại , gia đình, quê hương (15-20 dòng, chia ý , gạch đầu dòng)1.Lí giải những yếu tố về thời đại và gia đình để đọc hiểu truyện thơ của Pushkin (6/6/1799)

a.Thời đại

- Sống trong thời đại Nga bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ chuyên chế , đời sống nhân dân vô cùng khổ cực , lầm than ,xã hội bất ổn , biểu tình liên tiếp.

 Puskin gọi đây là “ thế kỉ tàn bạo”

- Phong trào chống chế độ nông nô diễn ra mạnh mẽ: Cuộc chiến tranh vệ quốc (1812) của nhân dân, khởi nghĩa tháng Chạp (1825) của trí thức quý tộc,…

 Đây là chiếc nôi nuôi dưỡng hồn thơ Pushkin , và đưa hồn thơ đến với nhân dân - Những vấn đề bức xúc của xã hội trở thành nỗi trăn trở trong thơ ông Bằng lời thơ , Pushkin lên án Nga hoàng và triều đình, vạch trần sự lỗi thời , tàn bạo của chế độ nông nô, ca ngợi và kêu gọi tinh thần đấu tranh của nhân dân.

 Tiếng thơ Pushkin có ý nghĩa quan trọng với tinh thần nhân dân Nga, được mệnh danh là “ Mặt trời thi ca Nga”, “ Khởi đầu của mọi khởi đầu”

b.Gia đình

- Xuất thân ở một gia đình đại quý tộc lâu đời đã sa sút, từ nhỏ được tiếp xúc với văn học của gia đình, bậc cha chú đều là những người yêu văn thơ, và được tiếp xúc với những nhà thơ lớn đương thời.

 Truyền thống gia đình đã tạo điều kiện thuận cho con đường văn chương của Pushkin - Tiếp xúc với văn hóa truyền thống dân tộc , văn học dân gian qua bà ngoại Đặc biệt là nhũ mẫu của ông, tuy không biết chữ nhưng lại biết rất nhiều truyện cổ tích , bài hát dân ca.

Nhờ nhũ mẫu , Puskin đã trở về với cội nguồn văn học dân tộc, với những truyền thống dân tộc tốt đẹp và nhân ái Từ những giá trị văn học dân gian đã mở ra cánh cửa cho văn học Nga vươn ra thế giới.

2.Thời đại và quê hương để đọc hiểu Checkhov (29/1/1860 )a Thời đại

- Sống và sáng tác ở thời đại chuyển giao thế kỉ 19 và 20 Thời kì này nước Nga rơi vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân lầm than : Dịch bệnh và nạn đói xảy ra liên miên, các cuộc đấu tranh nhân dân bị đàn áp dã man, hoạt động văn học thì bị kiểm soát.

Trang 2

 Bầu không khí ngột ngạt bao trùm nước Nga, Checkhov gọi đây là “thời kì đau ốm” Chính những biến động to lớn giao thời đã tác động mạnh mẽ đến ngòi bút của

Checkhov và là nguồn cảm hứng cho sáng tác văn chương của ông.

b Quê hương

- Sinh trong một gia đình tiểu thương tại thị trấn Tanganroc bên bờ biển Adov Nơi đây một thời từng là cửa biển sầm uất, việc buôn bán khá nhộn nhịp Nhưng khi Nga hoàng cho làm tuyến xe lửa qua đây , hàng hóa được thông thương bằng đường sắt thì cảng biển trở nên vắng vẻ.

- Trong hồi ức của Checkhov về Tanganroc hiện lên buồn tẻ , không có vườn hoa hay công viên Kẻ giàu và có học thì ngủ ở nơi chật hẹp, ẩm thấp và giường ngủ đầy rệp.Trẻ con thì sống trong căn phòng rẻ tiền, bẩn thỉu.

 Hiện thực này gây ấn tượng sâu sắc cho Checkhov và đã được nhà văn đưa vào trong ngòi bút của mình một cách chân thực nhất.

3.Thời đại và quê hương để đọc hiểu Sholokhov (1905- 1984) (sông Đông) a Thời đại

- Sống và sáng tác trong thế kỉ XX có nhiều biến động dữ dội ở Nga

- Sáng tác của ông đã phản ánh một cách chân thực về số phận đất nước, dân tộc, đời sống tinh thần nhân dân Nga Đặc biệt là số phận con người trong những cơn bão lịch sử thế kỉ XX: Cách mạng tháng Mười, Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc nội chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai…

 Sholokhov đã chứng kiến, trải qua những dấu mốc lịch sử quan trọng nên điều này đã đem lại cảm hứng dồi dào, chất liệu sáng tác phong phú để từ đó nhà văn đi sâu khai thác, thể hiện được những vấn đề cơ bản, phức tạp nhất, mang hơi thở của thời đại.

b Quê hương

- Sinh ra tại tỉnh Rostov – vùng thảo nguyên sông Đông niềm Nam nước Nga, nơi đây là quê hương của những người côzăc cần cù, biết làm ăn, yêu lao động, yêu tự do, có lối sống phóng khoáng, tinh thần quả cảm, thượng võ.

- Cuộc đời Sholokhov gắn bó sâu nặng vơi cảnh vật và con người vùng đất sông Đông, với những bước chuyển mình dữ dội của lịch sử trên mảnh đất này Sông Đông là một đề tài mà xuất hiện nhiều trong sáng tác của Sholokhov.

- Sholokhov đã đưa con sông Đông quê hương vào kiệt tác “Sông Đông êm đềm” vang danh thế giới Qua đó, ông đã phác họa thành công hình ảnh quê hương Nga tươi đẹp, nhiều tập tục truyền thống được thể hiện một cách sinh động, nhuần nhuyễn ở con sông Đông xinh đẹp, với cuộc sống và lối sinh hoạt của dân côzăc nơi đây.

4.Chi tiết thời đại , quê hương để đọc hiểu thơ của S.Esenin (1895-1925)

Trang 3

a Thời đại

- Sống ở cuối thế kỉ 19 và đầu 20, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng và chuyển mình sang giai đoạn mới: cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1905) và thất bại của quân đội Nga, chiến tranh thế giới thứ nhất với triệu người chết, cách mạng tháng 10 và Xô – Viết ra đời, nội chiến (1918-1921),…

 Những sự kiện chính trị to lớn đã có tác động vô cùng sâu sắc đến hồn thơ của Esenin - Đường đời thơ và đường đời của Esenin in đậm đấu ấn thay đổi lớn lao của đất nước buổi giao thời.Trước những biến động đất nước, hồn thơ Esenin mang theo những nỗi buồn , cô độc trước những đổi thay của thời đại mới

 Thơ Esenin cũng là tiếng vọng của thời đại, tâm hồn Nga, vẻ đẹp nỗi buồn của Nga.

b Quê hương

- Sinh ra trong một gia đình nông dân tại tỉnh Ryazan, miền trung nước Nga –một miền quê thanh bình, yên ả bên bờ sông Oka xanh biếc, nơi đây cũng được coi là xứ sở bạch dương và muôn vàn cỏ cây khác.

- Quê hương của nhà thơ hiện lên đẹp và thơ mộng diệu kì với những mái nhà gỗ, rừng bạch dương, cánh đồng, tuy bình dị nhưng lại có thể khiến nhà thơ “yêu đến sướng vui đau khổ” Vì thế, Esenin rất yêu quê hương của mình nên sau này khi ở nơi tha hương, nỗi nhớ quê hương và nỗi đau xa quê luôn dày vò, day dứt, đau đớn đối với nhà thơ Mang theo cả “nỗi buồn của tâm hồn Nga”

 Quê hương chính là bầu sữa mát lành nuôi dưỡng hồn thơ Esenin, ông tự hào và yêu quê hương của mình vô cùng Vì thế ,mà sau này khi xa quê, nỗi nhớ quê hương và mong ngày trở về luôn đau đáu trong ông Điều này đã tạo lên một nỗi buồn, thương nhớ quê nhà cho nhà thơ ăn sâu vào máu thịt ,thấm đẫm vào từng trang thơ.

5.Ý nghĩa truyện ngắn “ Một con người ra đời”

Truyện ngắn “Một con người ra đời” là một tiếng nói đầy mạnh mẽ và hào sảng về hai tiếng “con người” Qua truyện ngắn, chủ nghĩa nhân văn , tinh thần nhân đạo của Gorky về con người được thể hiện rõ nét Cách dùng từ “Con người”thay từ “đứa trẻ”, “em bé”, cách dùng từ này đã mang ý nghĩa khái quát hơn, thái độ trân trọng của tác giả Nhan đề truyện ngắn “Một con người ra đời” cũng ẩn chứa bên trong hai tầng lớp nghĩa, đó là hiện thực và lãng mạn Lớp nghĩa hiện thực được thể hiện qua những hình ảnh “chuyển dạ” sinh con của người phụ nữ, “đói kém” của cuộc sống, những mặt đen tối của xã hội Còn mặt lãng mạn là khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng mùa thu, nhưng đặc biệt hơn cả là sự chào đời của đứa trẻ, hình ảnh của người mẹ và đứa trẻ như trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên vĩ đại đó Đó là sự tương phản giữa sự khắc khổ và hạnh phúc, nghị lực kiên cường của người mẹ trẻ; tương phản giữa thực trạng đoàn người đói rách với thiên

Trang 4

nhiên hùng vĩ, nên thơ, tràn đầy sức sống Từ đây, quan niệm nhân văn về con người của nhà văn sâu sắc , đó là con nguời phải vươn lên khẳng định sức mạnh của mình , không đầu hằng số phận Đồng thời,khẳng định một điều con người sinh ra trên đời này không cô đơn, mà đáng được trân trọng nâng niu, ngay cả khi trong hoàn cảnh tối tăm nhất

Câu 3 điểm : Viết đoạn văn 30 dòng

1 Phân tích ý nghĩa của Sự thay đổi của cảnh biển trong Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - Pushkin (SGK Cánh diều, lớp 6,2)

Dàn ý

- Sự thay đổi của cảnh biển:

+ Lần 1: Mụ vợ đòi một cái máng lợn mới -> biển gợn sóng êm ả + Lần 2: Mụ vợ đòi một cái nhà rộng -> biển xanh đã nổi sóng.

+ Lần 3: Mụ vợ muốn làm một nhất phẩm phu nhân -> biển xanh nổi sóng dữ dội + Lần 4: Mụ vợ muốn trở thành một nữ hoàng -> biển nổi sóng mù mịt.

+ Lần 5: Mụ vợ muốn trở thành một Long Vương ngự trên mặt biển để cáng vàng hầu hạ -> một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

- Ý nghĩa của những lần thay đổi của cảnh biển:

+ Cảnh tượng biển - môi trường lao động và cũng là môi trường sống gắn bó với cuộc đời người đánh cá được Pushkin tiếp thu sâu sắc từ truyện kể dân gian.

+ Với năm lần người đánh cá ra biển gặp cá vàng theo yêu cầu của người vợ là năm lần cảnh biển thay đổi theo chiều hướng tăng tiến: “Biển gợn sóng êm ả” - “Biển xanh đã nổi sóng” - “Biển xanh nổi sóng dữ dội” - “Biển nổi sáng mù mịt” - “Biển nổi sóng ầm ầm” ứng với những ham muốn ngày một quá đáng của người vợ “Cái máng lợn” - “Cái nhà rộng” - “Một nhất phẩm phu nhân” - “Một nữ hoàng” - “Một Long vương”.

+ Sự nổi giận, gào thét của biển không chỉ là một phản ứng mạnh mẽ, đồng thời là sự phê phán của thiên nhiên trước lòng tham vô đáy của mụ vợ Ngoài ra, còn là thái độ của biển cả trước sự cam chịu, thụ động và sự nhu nhược của ông lão đánh cá.

* Liên hệ:

2 Phân tích ý nghĩa hình ảnh trái tim Đanko trong văn bản Trái tim Đanko - Trích Bà lão Iderghin - M.Gorky (SGK Cánh diều 11, tập 2)

Dàn ý

- Chú ý chi tiết Đanko xé toang lồng ngực và dứt trái tim ra và giơ cao lên đầu: “Bỗng nhiên, anh đưa hai tay xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao lên đầu Trái tim cháy rực như Mặt Trời, sáng hơn Mặt Trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của thương yêu vĩ đại đối với mọi người”.

- Ý nghĩa của hình ảnh trái tim Đanko:

+ Trái tim tượng trưng cho những giá trị tình cảm của con người: tình yêu gia đình, tình thương con người, tìn yêu đôi lứa, khát vọng tự do,

Trang 5

+ Hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của m.Gorky là những nhân vật mang tính cách mạnh mẽ, ý chí, phi thường, kiêu hãnh.

+ Hình ảnh nhân vật Đanko xé toang lồng ngực, đưa trái tim rực cháy như Mặt Trời soi đường cho cả đoàn người mặc dù bị cả bộ lạc quay lưng như một minh chứng cho sự hi sinh cao thượng của một người “thủ lĩnh”

+ Hình ảnh trái tim rực cháy đó còn như một sự phẫn nộ trước sự vô ơn của những người trong bộ lạc.

+ Mở rộng ra, hình ảnh trái tim Đanko còn như một hình ảnh ẩn dụ cho những anh hùng tham gia kháng chiến trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, không tiếc hi sinh bản thân ; vì lợi ích của cộng đồng mà quên đi chính mình, sẵn sàng hi sinh, để dành lại độc lập cho đất nước, dân tộc

3 Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng rào trong văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ - A.Chekhov (SGK lớp 10, kết nối, tập 2)

Dàn ý

- Chú ý tới hình ảnh của hàng rào: “Khoảng hai ngày trước khi đi bởi một hàng rào cao và có đinh nhọn”.

- Ý nghĩa của hình ảnh hàng rào:

+ Hàng rào dùng để ngắn cách giữa địa điểm này với địa điểm khác Hay hiểu theo cách khác thì hàng rào tượng trưng cho những rào cản trong cuộc sống.

+ Hình ảnh hàng rào chính là một sự ẩn dụ cho bức tường ngăn cách giữa hai nhân vật, chia đôi thế giới của “tôi” với thế giới của nàng Dù hai người chỉ cách nhau một hàng rào nhưng có cảm giác như mỗi người ở đâu đó rất xa nhau.

+ Đứng trước sự ngăn cách giữa hai thế giới như vậy, tình yêu thực sự sống dạy trong tâm hồn chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái “đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió” Thông qua khe hở của hàng rào, chàng trai gửi vào gió câu nói “anh yêu em” như một lời tạm biệt.

+ Hình ảnh hàng rào còn có giá trị về nghệ thuật, chi tiết đó như một mắt xích giúp người đọc cảm nhận được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy, giúp hé mở về cái kết chia đôi của hai người.

*Liên hệ với “hàng rào” trong tp Người đàn bà có con chó nhỏ

4 Phân tích ý nghĩa hình ảnh trăng trong Con đường mùa đông - Pushkin (SGK kết nối 11, tập 1)

Dàn ý

Trang 6

- Chú ý hình ảnh ánh trăng: “Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua”, “Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng”.

- Ý nghĩa ánh trăng:

+ Trăng trong bài thơ này hiện lên với một sự “mờ ảo” chiếu qua “làn sương gợn sóng” Chúng ta có thể bắt gặp ánh trăng mờ ảo ấy hiện lên một nỗi buồn man mác “Buồn rải ánh vàng lai láng”.

+ Hình ảnh trăng kết hợp với những yếu tố khác như màu sắc (màu đen của đêm, màu trắng của tuyết) đến âm thanh (nhạc ngựa), tất cả chúng như kết hợp với nhau như một phông nền để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của mình.

5 Phân tích ý nghĩa hình ảnh mái nhà trong bài thơ Thư gửi mẹ - S.Esenin

Dàn ý

- Chú ý tới hình ảnh mái nhà trong bài thơ: “Ánh sáng diệu kỳ vào lúc chiều hôm/ Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ”, “Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng/ Để trở về với mái nhà xưa”.

- Ý nghĩa:

+ Nhà có nghĩa là một công trình kiến trúc cho con người ở và sinh hoạt Ngoài ra, nhà còn là nơi gắn bó của con người từ lúc lọt lòng tới lúc lớn, là nơi để về Hình ảnh “mái nhà” ta có thể hiểu là mái ấm, là gia đình, là nơi mà con người có thể được chữa lành.

+ Hình ảnh “mái nhà” xuất hiện hai lần, ứng với mỗi hoàn cảnh và khung cảnh khác nhau + “Ánh sáng diệu kì vào lúc chiều hôm/ Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ”: hoàng hôn là thời điểm cuối ngày, ánh sáng nhẹ nhàng của thời điểm ấy giúp con người ta gợi nhớ về một bữa cơm ấm cúng, quay quần Tác giả sáng tác bài thơ này trước khi qua đời vài tháng Hình ảnh ánh sáng lúc chiều tà tỏa trên mái nhà của mẹ như một lời cầu chúc, một niềm mong mỏi của nhà thơ rằng mong mẹ có thể sống hạnh phúc, sẽ bình yên trong chính mái ấm mà mẹ lâu nay luôn vun vén Ngoài ra, ta có thể hiểu rằng, việc tác giả kết hợp hai hình ảnh ấy với nhau, có lẽ cũng là một sự mong mỏi được gặp mẹ lần cuối cùng trước khi qua đời trong chính ngôi nhà mà tác giả lớn lên.

+ “Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng/ Để trở về với mái nhà xưa”: “mái nhà” trong hai câu thơ chính là một nơi mà tác giả có thể về trước thế giới đầy loạn đả, bon chen, đau khổ Trước sự chán nản với cuộc sống, Esenin dường như đã đắm mình vào rượu chè, ẩu đả Chính bởi vậy, mong ước của tác giả là sớm thoát khỏi sự tiêu cực ấy và trở về với ngôi nhà xưa cũ Bên cạnh đó, “mái nhà” trong câu thơ này là ngôi nhà gỗ của nước Nga trải qua bao gió bão dần trở nên cũ kĩ -> tác giả xót xa vì mẹ sống trong cô đơn Kì diệu hơn là ngôi nhà ấy lại có thể giúp anh chữa lành tâm hồn “Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng”

Trang 7

- Tác giả, vai trò và đóng góp của tác giả

A.S Pushkin là một nhà thơ vĩ đại của văn học Nga Những sáng tác của nhà thơ không chỉ vang danh trong văn học Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới Tiếng thơ của Pushkin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần nhân dân Nga Chính vì thế, nhà thơ được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.

- Tác phẩm

Trong số hơn 800 bài thơ tình của Pushkin , thì “Tôi yêu em” là một thi phẩm kiệt xuất hơn cả , với lối diễn đạt giản dị, trong sáng, phong phú, đa dạng sắc thái cảm xúc Bài thơ được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện trọn vẹn phong cách nhà thơ Bên cạnh đó, tình yêu trong bài thơ chứa những giá trị tinh thần chung của con người, một tình cảm trong sáng, nhân văn, cao thượng Vì thế, Bài thơ “Tôi yêu em” đã xuất hiện ở trong chương trình sách giáo khoa lớp 11, phục vụ giảng dạy, giáo dục.

- Dẫn nhận định.

1.2 Thân bài

1.2.1 Phân tích từ phương diện nội dung:

- Đề tài: Tình yêu đơn phương.

Thi phẩm “Tôi yêu em” được coi là lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nhà thơ với nàng tiểu thư nhà Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga Nhưng khi Pushkin ngỏ lời cầu hôn thì gia đình không chấp thuận Và chính những cảm xúc mãnh liệt , dạt dào của Pushkin dành cho nàng thơ xinh đẹp ấy đã tạo ra kiệt tác “Tôi yêu em” vang danh Từ đây, ta có thể vận dụng tri thức đọc hiểu “Tôi yêu em” theo hướng văn bản thơ nói về tình yêu mãnh kiệt, say đắm nhưng lại chỉ xuất phát từ một phía, nhân vật trữ tình yêu nhưng không được đáp lại

- Cảm xúc chủ đạo:

Nguyên tác văn bản thơ không có nhan đề, có lẽ dựa trên từ xuất hiện ngay trong câu thơ đầu tiên và sự lặp lại của nó tới ba lần mang ý nghĩa làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của văn bản thơ mà người dịch đã đặt nhan đề Tôi yêu em cho văn bản dịch Tôi yêu em

thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm nhưng không kém phần mãnh liệt, đắm say của nhân vật trữ tình đối với người mình yêu mặc dù đó là tình yêu đơn phương Yêu và luôn mong muốn cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất đó là tình yêu chân chính, giàu

Trang 8

đức hi sinh, lòng vị tha Những tình cảm trong sáng, tư tưởng nhân văn, cao thượng đó đã đem lại sức sống lâu bền cho bài thơ.

- Chủ thể trữ tình/Nhân vật trữ tình: tôi.

Đối tượng trữ tình của văn bản thơ cho đến nay vẫn còn là một ẩn số, chưa có sự thống nhất Nhưng nếu theo cách hiểu xuất xứ ra đời của văn bản thơ là từ câu chuyện của Pushkin với Olenina thì có thể coi đại từ “tôi” chính là Pushkin còn “cô” là Olenina Tuy nhiên cặp đại từ này còn mang ý nghĩa khái quát, nó khiến câu chuyện riêng tư của nhà thơ trở thành câu chuyện chung của biết bao đôi lứa yêu nhau trên thế gian.

Toàn bộ văn bản thơ Tôi yêu em là lời thổ lộ tình yêu chân thành, đằm thắm xuất phát từ một trái tim trung thực, trọng tình, đầy sự cao thượng của nhân vật trữ tình Căn cứ vào dấu câu mà Pushkin sử dụng, văn bản thơ chỉ có hai câu được chia thành tám dòng thơ kết nối với nhau bởi sự lặp lại của cụm từ “tôi yêu em” trong sự vận động theo mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình qua nhiều cung bậc cảm xúc Bốn dòng thơ đầu:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.(Thúy Toàn dịch)

Là sự tái hiện lại câu chuyện tình yêu đã diễn ra trong quá khứ, đến hiện tại, nhân vật trữ tình dường như đang muốn khẳng định “trong tâm hồn tôi” tình yêu ấy vẫn còn, thậm chí rất sâu đậm, mãnh liệt bởi thế nó vẫn khiến cho trái tim nhân vật trữ tình thổn thức khi khẳng định tình yêu “chưa hoàn toàn” “lụi tắt” Ở dòng thơ 3, 4 nhân vật trữ tình cố gắng kìm nén tình cảm, dùng lí trí để thoát ra khỏi tâm trạng đó để cho em “không còn băn khoăn” thêm về những gì mình đã bộc lộ ở hai dòng thơ đầu, về mối tình đã qua, bởi “tôi” không muốn làm em thêm buồn vì bất cứ điều gì Có lẽ, tình yêu mà trái tim “tôi” dành cho em đã không làm em hạnh phúc mà chỉ khiến cho em thêm “băn khoăn”, thêm buồn Bởi vậy nhân vật trữ tình đã đi đến quyết định dập tắt ngọn lửa yêu đương đang bùng lên mãnh liệt trong tâm hồn mình.

Đó thật sự là một quyết định rất khó khăn của nhân vật trữ tình bởi ở bốn dòng thơ cuối, lời thổ lộ “tôi yêu em” được nhắc lại tới hai lần với mức độ dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, song cũng thể hiện sự đau đớn hơn, tuyệt vọng hơn:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Trang 9

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.(Thúy Toàn dịch)

Có vẻ như nhân vật trữ tình càng cố dồn nén thì dòng cảm xúc lại càng bung ra, tuôn trào mạnh mẽ Những tưởng ở dòng thơ 3 và 4 lí trí đã giúp nhân vật trữ tình tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn khi đưa ra quyết định sẽ không “làm phiền” người mình yêu bởi một tình yêu đơn phương, vô vọng Song, sự giãi bày ở dòng thơ 5, 6 cho thấy nỗi đau đớn âm thầm, sự tuyệt vọng, sự rụt rè, thậm chí cả “thói ghen tuông” dường như đang giày vò trái tim “tôi”, bức bối, ngột ngạt Điều này càng cho thấy sự tuyệt vọng của “tôi”, nó hoàn toàn trái ngược với những gì mà nhân vật trữ tình đang cố gắng thực hiện đó là làm sao để rời xa em, để có thể quên em Nhưng có vẻ như “tôi” không thể thoát ra khỏi cảm xúc yêu đương mà lại càng như muốn giãi bày, nhấn mạnh hơn nữa tình yêu “chân thành”, “đằm thắm” của mình Có thể nói tình yêu của nhân vật trữ tình đã chuyển sang một cung bậc cảm xúc khác, sâu lắng hơn khi khẳng định tình yêu mà mình dành cho em đã đạt đến độ chân thành nhất, đằm thắm nhất Điều này khiến cho những cảm xúc tiêu cực trước đó tan biến trong “tôi” để rồi đưa đến lời cầu chúc đầy tính nhân văn ở câu thơ cuối:

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Vượt lên sự vị kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc cho em hạnh phúc, có được người tình “như tôi đã yêu em” Lời cầu chúc thể hiện một sự cao thượng, nhân văn, vị tha Pushkin thu vào tám dòng thơ của những cung bậc cảm xúc phong phú, bi kịch tình yêu được đẩy đến tột đỉnh để rồi hóa giải tất cả bằng thái độ nhân văn sâu sắc Biện pháp tu từ duy nhất mà nhà thơ sử dụng đó là lặp lại ba lần điệp ngữ “tôi yêu em” Không chau chuốt, cầu kì trong lối diễn đạt, viết về tình yêu nhà thơ sử dụng ngôn từ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày, bởi thế những vần thơ mộc mạc ấy dễ đi sâu vào lòng người, vượt qua sự lọc của thời gian Tình cảm cao thượng, thái độ trân trọng phụ nữ của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã chạm tới trái tim người đọc, nó không chỉ giúp con người nhận giá trị đích thực, vĩnh cửu của tình yêu mà còn hướng đến một cuộc sống nhân ái, tốt đẹp

- Đối tượng trữ tình: em/nàng.

1.2.2 Phân tích từ phương diện nghệ thuật.

+Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, ẩn dụ + Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng +Biện pháp tu từ điệp ngữ.

+ Nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giắng co… + Hình ảnh thơ cầồu kì, mĩ lệ.

- Giọng thơ.

Trang 10

+ Giọng điệu thơ chân thành, đắm thắm, tha thiết.

1.3 Kết bài

Bằng ngôn từ giản dị, trong sáng cùng với việc sử dụng điệp từ "Tôi yêu em", nhà thơ đã khắc họa nỗi buồn của một tâm hồn rực cháy những tình cảm yêu thương chân thành, nhân hậu Tình yêu của nhân vật trữ tình đã vượt qua cái tầm thường để hướng đến cái cao cả Đây cũng là lí do để bài thơ "Tôi yêu em" của Pu-skin được đánh giá là "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".

2 Vận dụng tri thức về thể loại phân tích văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng - Pushkin (cánh diều 6, tập 2)

Gợi ý

2.1 Mở bài

- Tác giả, vai trò và đóng góp của tác giả

A.S Pushkin là một nhà thơ vĩ đại của văn học Nga Những sáng tác của nhà thơ không chỉ vang danh trong văn học Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới Tiếng thơ của Pushkin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần nhân dân Nga Chính vì thế, nhà thơ được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.

- Tác phẩm

+ Trong cuộc đời cầm bút của Pushkin không chỉ sáng tác thơ, văn xuôi, tiểu thuyết bằng thơ mà ông cũng say mê với cải biên truyện cổ tích dân gian thành thơ

+ Tác phẩm “ Ông lão đánh cá và con cá và con cá vàng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho việc cải biên đó Tác phẩm được bắt nguồn từ truyện dân gian Nga và Đức được anh em Grimm sưu tập Chính câu truyện này của anh em Grimm đã khơi cảm hứng cho Pushkin viết lên kiệt tác truyện thơ “Ông lão đánh cá và con cá vàng” Đó là sự kế thừa và sáng tạo đặc sắc làm lên cái riêng của Pushkin Và tác phẩm này cũng được đưa vào sách giáo khoa và được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam

+ dẫn nhận định.

2.2 Thân bài2.2.1 Cốt truyện

- Pushkin đã kế thừa truyện cổ tích dân gian , bằng việc khai thác từ truyện dân gian biến nó thể thành thể khác với một hình thức rất mới bằng thơ Cái mới,đóng góp của Pushkin ở thể loại này nằm ở lớp nghĩa ẩn sâu trong cấu trúc truyện kể và hình thức thể loại Truyện thơ cổ tích của Pushkin có ý nghĩa xã hội sâu sắc.Trong văn học Việt Nam, ta cũng có thể bắt gặp thể loại này ở tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng cải biên từ truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện ” của Thanh Tâm Tài Nhân và thể hiện thành hình thức thơ lục bát để thể hiện.

* Làm mới một số chi tiết

Trang 11

Bên cạnh những chi tiết cốt truyện nguyên tác của truyện cổ Grimm thì Pushkin đã có làm mới một số chi tiết như là : hình tượng của các nhân vật như ông lão đánh cá, bà vợ và con cá vàng, sự thay đổi mối quan hệ giữa ông lão và vợ, sự thay đổi cảnh biển

2.2.2 Nhân vật

Để làm rõ những chi tiết làm mới này , ta sẽ đi sâu hơn từ các hình tượng nhân vật *Nhân vật ông lão

- Những điểm Pushkin vẫn giữ lại các chi tiết như :

+ Công việc đánh cá hàng ngày + Điều kiện sống nghèo khổ cùng vợ

+ Tính cách hiền lành và chấp nhận những yêu cầu đòi hỏi , kể cả những yêu cầu quá đáng nhất.

- Những điểm Pushkin làm mới như :

+ Thái độ với cá và người vợ, sự chịu đựng trước lòng tham của vợ + Sự thay đổi mối quan hệ vợ chồng.

*Nhân vật bà vợ

- Những điểm Pushkin giữ lại ở nhân vật bà vợ như là:

+ Điều kiện sống nghèo khổ cùng chồng ở ngôi nhà rách bên bờ biển + Tính cách mụ thì tham lam, đòi hỏi quá đáng.

- Những điểm làm mới như là:

+ Có sự thay đổi khi nêu rõ công việc của bà vợ là kéo sợi quay xa, mà trong truyện Grimm không nhắc đến

+ Thái độ ,cách đối xử của bà vợ mỗi khi yêu cầu chồng ra biển đòi cá thực hiện yêu cầu + Những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng quá đáng của bà vợ sau khi được cá đáp ứng

+ Khoảng cách thời gian giữa những lần ông lão ra biển gặp cá theo yêu cầu bà vợ

* Mối quan hệ giữa mối quan hệ của người đánh cá với người vợ trước và sau khi bắt được cá cũng là điều mà Pushkin quan tâm cải biên trong tác phẩm của mình

- Ở truyện dân gian, bác đánh cá và bà vợ từ đầu cho đến cuối vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng, vẫn cùng nhau “ăn cơm” và “ đi ngủ” , ngay cả khi người vợ trở thành hoàng đế

hay giáo hoàng

+ Lần đầu biển đánh cá trở về, người vợ quan tâm “hỏi han công việc của chồng” Khi

được chồng kể chuyện, người vợ vì muốn thay đổi cuộc sống cho nên đã nói ông ra biển tìm lại cá

+ Sau mỗi lời đề nghị, đòi hỏi ngày một cao hơn của vợ, người chồng đều có phản ứng, không muốn thực hiện, mặc dù thế người vợ vẫn “dạ, vâng” với chồng, thuyết phục,

cầu xin chồng làm cái việc mà mình mong muốn

Trang 12

=> Mối quan hệ vợ chồng vẫn được duy trì ngay cả khi người vợ “nhìn chồng một cách dễ

sợ” trước phản ứng của ông lão khi thấy vợ mình muốn trở thành Chúa.

- Trong tác phẩm của Pushkin những chi tiết, tình huống này được làm mới Ta thấy có sự thay đổi rất rõ trong mối quan hệ giữa người đánh cá và vợ

+ Lần đầu ra biển về, ông đem câu chuyện kể ngay với vợ Khi biết chuyện, người vợ

“tiếc”, “nặng lời chửi rủa” ông chồng, ngay lập tức bà bắt chồng ra biển gặp cá xin “một cái máng to”, để rồi sau đó khi được thoả mãn, lòng tham trong người nổi lên bà bắt chồng yêu cầu cá cho bà “ngôi nhà”, biến bà thành “nữ hoàng”,

+ Cơn thịnh nộ của người vợ cũng tăng lên chóng mặt, từ “chửi rủa”, “đành hanh”

mắng chồng là “lão già ngư”, “cái ông ngu ngốc”, bà quay ra áp đặt, ra lệnh, thậm chí không ngại ngần bà bắt ông xuống quét chuồng ngựa, “bạt tai” ông, “rống lên như rồ”, sai quân đuổi, đánh chồng Có địa vị, quyền lực trong tay người vợ trở nên thật hung dữ, đáng sợ Bà ta không còn coi ông lão đánh cá là chồng nữa

+Những ham muốn vật chất (cái chậu (máng) giặt, ngôi nhà) “ngay lập tức” được người vợ đưa ra buộc ông chồng ra biển yêu cầu cá đáp ứng để rồi những lần sau đó khoảng cách thời gian có sự thay đổi thành “vài tuần lễ”, “một vài tuần lễ” khi những đòi hỏi ngày một lớn hơn, từ vật chất chuyển sang quyền lực Địa vị của người đánh cá thay đổi, không “tỉ lệ thuận” với việc người vợ trở thành “bá tước chính tông”, thành “nữ

hoàng”, “bà chúa biển khơi”

+ Nếu như ở đầu tác phẩm người đánh cá nhân hậu động lòng tha chết cho con cá, gỡ

lưới thả nó về với biển khơi với lời gửi gắm “vùng vẫy ở biển biếc mênh mông” thì đến

đây ta thấy ông chấp nhận trong thân phận kẻ đầy tớ của mụ vợ - người đàn bà chanh

chua, tham lam, vị kỉ

=> Mối quan hệ của người đánh cá với vợ bị biến thành mối quan hệ chủ - tớ, thống trị -bị trị Khi thân phận trở nên hèn kém, lời nói không còn giá trị, người đánh cú “im

lặng" chấp nhận đi ra biển theo yêu cầu của mụ vợ để rồi sau đó mỗi lần đứng trước bà ta khi thì ông “cúi đầu buồn bã”, lúc thì ông “cúi chào”, “thưa gửi”, thậm chí còn trở nên “bàng hoàng run sợ”, “quỳ xuống sát chân bà lão”, không dám trái lời.

 Thông qua thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự đối lập, tương phản,

Pushkin dự bảo nguy cơ phân rã của xã hội khi mà mọi giá trị bị đảo lộn; tiền bạc, vật chất, địa vị được coi trọng đưa lên cao nhất lấn át cả những tình cảm thiêng liêng cao quý như tình nghĩa vợ chồng, làm tha hoá con người Dưới ngòi bút nhạy bén của nhà thơ bi kịch của người đánh cá không chỉ mang ý nghĩa riêng tư mà trở nên phổ biến.

2.2.3 Hoang đường kì ảo

- Được thể hiện thành công qua hình tượng con cá vàng Đây là một nhân vật kì ảo đặc

trưng điển hình của truyện cổ tích

Trang 13

- Vì mang tính chất hoang đường kì ảo của truyện, nên nhân vật này mang những yếu tố phép lạ “con cá - chàng hoàng tử bị phù phép” trong truyện dân gian khi đi vào tác phẩm của Pushkin đã được cải biên, đó chỉ là một “con cá nhỏ” Chức năng phù trợ, cứu giúp những con người nhỏ bé bị áp bức, chịu nhiều thiệt thòi của con cá nhỏ vẫn được Pushkin lưu giữ, tuy nhiên ở đây nó không phải là yếu tố đóng vai trò quyết định cấu trúc cốt truyện với motiv “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “thưởng thiện phạt ác” mà ta vẫn hay gặp trong những truyện cổ tích thần kỳ

- Trong truyện dân gian, sau khi bắt được con cá bác đánh cá đã thả ngay nó về với biển khơi mà không có sự băn khoăn, thắc mắc: “Thôi, không phải nhiều lời, đằng nào ta chẳng ném con cá biết nói xuống nước cơ chứ” Pushkin đã làm mới chi tiết này Trong tác phẩm của nhà thơ, người đánh cá sau ba lần buông lưới mới kéo lên được một con cá nhỏ, điều khác thường là con cá này biết nói tiếng người, ngay lập tức cá xin bác thả về biển khơi và hứa:

Của báu sẽ thưởng công để chuộc Ông muốn gì cứ ước được ngay!

2.2.4 Thủ pháp nghệ thuật

- Lặp trong cảnh biển, tăng tiến (cảnh biển) , kết cấu vòng tròn ( hình ảnh bà lão ngồi cạnh cái máng sứt mẻ và cuối truyện cũng lặp lại)

* Cảnh tượng biển

- Môi trường lao động và cũng là môi trường sống gắn bó với cuộc đời người đánh cá được

Pushkin tiếp thu sâu sắc từ truyện kể dân gian, có ý nghĩa làm tăng mức độ của các tình huống cốt truyện Pushkin không làm mới mà giữ nguyên sự tăng tiến, đổi thay của

cảnh biển

+ Năm lần người đánh cá ra biển gặp cá theo yêu cầu của người vợ là năm lần cảnh biển

đổi thay theo chiều tăng tiến: “Biển xanh sóng quyện nhẹ nhàng” - “Sóng cuộn đã thành tím lam” – “Trời giông sóng trào” - “Biển tím đen sóng dữ ầm ầm” “Bão đen kịt lưng trời sóng lớn / Như thét gào, tức giận sôi lên” ứng với những ham muốn ngày một quá quắt của người vợ: “cái máng giặt” - “ngôi nhà tử tế” - “Bá tước chính tông” - “Nữ hoàng” - “Bà chúa biển khơi bắt cá vàng hầu hạ”

+ Sự nổi giận, gào thét của biển không chỉ là phản ứng mạnh mẽ của thiên nhiên trước lòng tham, sự bạc bẽo của người vợ, mà đó còn là thái độ của biển cả đối với sự thụ động, cam chịu, nhu nhược của người đánh cá.

- Kết thúc tác phẩm là cảnh biển “Bão đen kịt lưng trời sóng lớn | Như thét gào, tức giận sôi lên” trước tham vọng điên cuồng của người vợ, còn con cá nhỏ “chẳng nói một lời nào”, “quẫy đuôi thoắt đã ra khơi”

Trang 14

+ Trước mắt người đánh cá hiện ra cảnh tượng quen thuộc ngày xưa Hình ảnh người vợ ngồi trên bậu cửa trước mặt là “cái chậu gỗ sứt vỡ” xuất hiện ở đầu và cuối truyện kể tạo “khung khổ” cho tác phẩm, thể hiện ý nghĩa kết cấu vòng tròn, đầu - cuối tương ứng

=> Thông qua đó Pushkin truyền tải nhiều ý nghĩa mới mang tính dự báo về thân phận con

người trong cuộc sống hiện đại.

2.3 Kết bài

Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một truyện thơ xuất sắc của đại thi hào Nga Pushkin Tác phẩm với nghệ thuật tăng tiến, tương phản, kết thúc đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học thích đáng cho những kẻ vong ân phụ nghĩa, tham

- Tác giả, vai trò và đóng góp của tác giả

Maxim Gorky là một nhà văn lớn trong nền văn học Nga ,đồng thời là một nhà văn có ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình đối với xã hội Vì thế những sáng tác xủa ông đi sâu và hiện thực , nêu bật được những vấn đề cơ bản của thời đại và ông là một nhà văn nổi tiếng , tiêu biểu của truyện ngắn Truyện ngắn được xem là thể loại thành công nhất trong sự nghiệp văn chương của Gorky Truyện ngắn của ông thường được viết bởi 2 bút pháp nổi bật là lãng mạn và hiện thực

+ tác phẩm

trong bối cảnh nước Nga những năm cuối 19 đầu 20 ảm đạm, bất ổn xảy ra liên

tiếp Truyện ngắn lãng mạn của Gorky ra đời kịp thời đưa ra nhiều vấn đề xã hội lớn lao, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thời đại về trách nhiệm, sứ mệnh của văn học.

- Văn bản “Trái tim Đan ko” trong tác phẩm “Bà lão Indecghin” đã thể hiện rõ nét nhất bút pháp lãng mạn trong phong cách sáng tác truyện ngắn lãng mạn của Gorky

+ dẫn nhận định.

3.2 Thân bài3.2.1 Cốt truyện

Trang 15

- Truyện ngắn lãng mạn của Gorky chiếm số lượng không nhiều nhưng nó lạo có vai trò quan trọng trong thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn, đa số là những tác phẩm được cải biên từ những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích dân gian

- Đó là sự kế thừa truyền thống lãng mạn tiến bộ của văn học Nga qua sáng tác của Pushkin, Lermontov,

+ Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn lãng mạn Gorky là ca ngợi tự do, ca ngợi con người lập chiến công vì tập thể, cộng đồng, truyện ngắn lãng mạn của Gorky chính là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần mạnh mẽ đối với độc giả Đây cũng là cảm hứng nổi bật của những câu chuyện truyền thuyết , cổ tích dân gian

+ Bên cạnh là sự trân trọng của Gorky với những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của nhân dân được kết tinh trong sáng tác dân gian ở Gorky cho thấy thái độ của nhà vẫn đối với cội nguồn văn học dân tộc.

- Hình tượng nhân vật trung tâm trong các truyện ngắn lãng mạn của Gorky được xây dựng mang những tính cách mạnh mẽ, ý chí, phi thưởng, kiêu hãnh Ở họ có một lòng yêu tự do hơn hết thảy, vì tự do họ có thể sẵn sàng hi sinh cả tình yêu lẫn cuộc sống Đại diện tiêu biểu cho hình tượng này là chàng trai Đan ko mang trong mình một trái tim “Đan ko” quả cảm , rực cháy , sẵn sàng hi sinh bản thân vì tập thể.

3.2.2 Nhân vật

- Nhân vật

+ Đan-kô là một người đẹp trai, mạnh mẽ, can đảm, khát khao tự do và giàu lòng nhân ái Anh cố gắng tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tăm tối Mặc kệ sự phản bội của đám người anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi Dù rằng, sâu trong anh vẫn có sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt Anh tha thiết muốn cứu họ.

+ Người anh hùng Đan-kô là nhân vật được xây dựng từ trí tưởng tượng Tuy chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Đan-kô nhưng nó vẫn là chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học trong thực tế.

+Nhân vật kể chuyện trong văn bản này cũng có sự thay đổi giữa hai ngôi kể nhằm tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại

* Chất lãng mạn trong bút pháp lãng mạn của Gorky còn được thể hiện qua những hành dộng và quyết định của Đan cô

Ngày đăng: 09/04/2024, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan