Bài giảng chăn nuôi lợn phan nhân

90 0 0
Bài giảng chăn nuôi lợn  phan nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Chăn nuôi lợn được sử dụng để giảng dạy đại học, xem tham khảo và tiếp thu theo nhiều kiến thức về nghề chăn nuôi lợn, tác giả mong rằng sẽ nhận được thêm sự bổ sung và nhận xét từ các đọc giả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

BÀI GIẢNG CHĂN NUÔI LỢN

GIẢNG VIÊN: PHAN NHÂN

NĂM 2022

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển ngành chăn nuôi lợn, đồng thờigóp phần tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo, cũng như để phục vụ kịp thời chocông tác giảng dạy và học môn chăn nuôi lợn ở tại trường Tôi biên soạn tập bàigiảng chăn nuôi lợn gồm 8 chương.

Với những tiến bộ kỹ thuật và những kinh nhiệm thu được từ thực tiễn,chúng tôi cố gắng trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng,chăm sóc lợn đực giống, lợn nái, lợn sơ sinh cho đến lợn cai sữa và lợn thịt Mỗiphần chúng tôi đã cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết để phù hợp với mộtcán bộ chuyên ngành

Do trình độ và kinh nghiệm còn có hạn nên tập bài giảng không tránh khỏinhững thiếu sót Chúng tôi mong đợi và chân thành cảm ơn những ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, sinh viên để bổ sung tập bàigiảng hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ

Trang 3

Chương 1: Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN 7

1.1 Ý nghĩa của ngành chăn nuôi lợn 7

1.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 7

1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 8

Chương 2: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG LỢN 13

Chương 3: CHUỒNG TRẠI CHO LỢN 32

3.1 Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng 32

3.2 Địa điểm xây dựng chuồng trại 32

3.3 Hướng chuồng 33

3.4 Sắp xếp và quy hoạch mặt bằng trong trại lợn 33

3.4.1 Bố trí mặt bằng 33

3.4.2 Bố trí các khu vệ sinh, phòng bệnh và thuận tiện cho việc quản lý 33

3.5 Tiêu chuẩn của một chuồng lợn 34

3.6 Cấu tạo và kiểu chuồng 35

3.6.1 Cấu tạo chuồng 35

3.6.2 Kiểu chuồng 37

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 41

Chương 4: CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG 42

4.3 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn đực giống 44

4.3.1 Nhu cầu về dinh dưỡng 44

4.3.2 Thức ăn và cách cho ăn 46

4.4 Chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc quản lý đực giống 47

Trang 4

Chương 5: CHĂN NUÔI LỢN NÁI 50

5.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 50

5.1.1 Đối với lợn nái hậu bị 50

5.1.2 Đối với lợn sinh sản 51

5.2 Chọn lợn nái 51

5.2.1 Chọn lợn hậu bị 51

5.2.2 Chọn lợn nái kiểm định và nái cơ bản 52

5.3 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái-lợn con 53

5.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái 53

5.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con 57

5.4 Chuồng trại và dụng cụ cho lợn nái 58

5.4.1 Chuồng trại và dụng cụ cho lợn nái hậu bị và nái chửa 58

5.4.2 Chuồng trại và dụng cụ cho nái nuôi con 59

5.5 Chăm sóc lợn nái 60

5.5.1 Chăm sóc nái hậu bị 60

5.5.2 Chăm sóc nái mang thai và nái chờ phối 60

5.5.3 Chăm sóc nái đẻ và nái nuôi con 61

5.6 Tổ chức lao động trong chăn nuôi lợn nái 66

5.7 Vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái 67

Chương 6: CHĂN NUÔI LỢN THỊT 68

6.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 68

6.2 Chọn lợn nuôi thịt 69

6.2.1 Chọn giống 69

6.2.2 Ngoại hình 69

6.3 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn thịt 69

6.3.1 Giai đoạn sau cai sữa 3-4 tháng tuổi (15-30kg) 70

6.5.5 Phân lô, chia đàn 74

6.5.6 Kiểm tra khối lượng 75

6.6 Tổ chức phân công lao động 75

6.7 Vệ sinh và phòng trừ dịch bệnh 75

6.7.1 Vệ sinh chuồng trại 75

6.7.2 Phòng trừ dịch bệnh 75

Chương 7: KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI LỢN 77

7.1 Kế hoạch chăn nuôi lợn thịt 77

Trang 5

7.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 77

7.1.2 Xây dựng kế hoạch chu chuyển đàn 78

7.1.3 Dự trù kế hoạch chuồng trại cho đàn lợn thịt 79

7.1.4 Dự trù kế hoạch thức ăn cho đàn lợn thịt 80

7.1.5 Nhu cầu thức ăn cho đàn lợn thịt cả năm 81

7.1.6 Dự trù kế hoạch lao động cho đàn lợn thịt 82

7.1.7 Các dự trù kế hoạch khác 82

7.2 Kế hoạch chăn nuôi lợn đực giống và lợn nái 82

7.2.1 Các chỉ tiêu 82

7.2.2 Kế hoạch phối giống và sinh sản của đàn lợn nái 84

7.2.3 Kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái 86

7.2.4 Kế hoạch thức ăn, chuồng trại và công lao động 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Tổng quan nhập khẩu lợn của một số nước 8

Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Năm từ năm 2001-2005 11

Bảng 1.3: Số lượng lợn phân theo địa phương năm 2020 (Nguồn Tổng cục thống kê) 12

Bảng 4.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn đực giống cao sản 46

Bảng 4.2: Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp lợn (TCVN 1547-1994) 46

Bảng 4.3: Công thức phối hợp khẩu phần ăn cho lợn đực giống 47

Bảng 5.1: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với lợn nái hậu bị 51

Bảng 5.2: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với lợn nái sinh sản 52

Bảng 5.3: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai 54

Bảng 6.1: Chỉ tiêu kỹ thuật giống lợn 69

Bảng 6.2: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn ăn cho lợn ngoại và lợn lai theo mức ăn (0,5-0,7, 1,5-2,0, 2,5-3,0) 72

Bảng 6.3: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn ăn cho lợn ngoại và lợn lai theo mức ăn (0,7-0,9, 1,5-1,9, 2,0-2,9 ) 73

Bảng 7.1: Kế hoạch chu chuyển đàn lợn thịt 79

Bảng 7.2: Tiêu chuẩn định mức chuồng nuôi cho đàn lợn thịt 80

Bảng 7.3: Định mức thức ăn cho đàn lợn thịt từng ngày 81

Bảng 7.4: Tính nhu cầu của tháng cho đàn lợn ở bảng 7.3 82

Bảng 7.5: Số liệu số đàn lợn đầu kỳ 84

Bảng 7.6: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn nái 84

Bảng 7.7: kế hoạch phối giống và sinh sản 86

Bảng 7.8: Định mức lượng thức ăn một ngày của 1 nái 88

Bảng 7.9: Định mức lượn thức ăn 1 tháng 88

Bảng 7.10: Định mức thức ăn cho một lợn nái/năm 88

Bảng 7.11: Khối lượng thức ăn cho đàn lợn nái 89

Bảng 7.12: Định mức chuồng trại cho một đàn nái 89

Bảng 7.13: Nhu cầu diện tích chuồng trại cho đàn lợn thịt 91

Trang 7

Hình 2.9 Sơ đồ lai kinh tế (con lai 3 máu) 28

Hình 2.10 Sơ đồ lai kinh tế (con lai 4 máu) 29

Hình 2.11 Sơ đồ lai cải tạo 29

Hình 2.12 Sơ đồ lai cải tiến 30

Hình 3.1 Qui hoạch mặt bằng khu trại 1000 lợn 35

Hình 3.2 Sơ đồ mặt bằng kiểu chuồng một mái 38

Hình 3.3 Kiểu chuồng 2 mái 39

Hình 5.1 Sơ đồ liên quan giữa lượng sữa của lợn mẹ và sự tăng trọng của lợn con 56

Hình 5.2 Chuồng lợn nái hậu bị, mang thai, chờ phối (kiểu chuồng cũi) 58

Hình 6.1 Sơ đồ quy luật tích lũy nạc-mỡ ở lợn 69

Trang 9

Chương 1: Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN

1.1 Ý nghĩa của ngành chăn nuôi lợn

Nghề chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế nói chung Phát triển chăn nuôi lợn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:

Chăn nuôi lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho toàn xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại thực phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta Nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc đòi hỏi nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay Mức sống của nhân dân tăng lên thì nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều Do đó phát triển nghề chăn nuôi lợn là phù hợp với nhu cầu ngày càng phát tăng của xã hội

Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt, ở nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp cho các loại cây trồng chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc Người ta đã tính rằng muốn đạt 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân chuồng chưa kể các loại phân khác Tại Quảng Nam - Đà Nẵng có năng suất lúa 23 tấn/ha thì phải bón tới 42 tấn phân chuồng Tất nhiên trong phân chuồng thì phân lợn là loại phân nhiều và tốt nhất

Ngoài hai nhiệm vụ chủ yếu trên chăn nuôi lợn còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như đồ hộp, thuộc da và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong nông nghiệp Nó tận dụng lao động phụ trong gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân

Chăn nuôi lợn hiện nay còn có một nhiệm vụ quan trọng là xuất khẩu thịt ra nước ngoài, giải quyết “đầu ra” cho người nông dân nuôi lợn 1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới

1.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Theo dữ liệu của Vụ Nông Nghiệp Hải Ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2021 tổng đàn heo trên toàn thế giới đạt 752 triệu con, tăng hơn so với năm 2020 (đạt 654 triệu con) Trong giai đoạn 2020-2021, Trung Quốc là nơi tập trung đàn heo lớn nhất, với 406 triệu con, chiếm già nửa tổng đàn heo toàn cầu Cùng thời điểm đó thì Liên Âu và Hoa Kỳ chiếm vị trị cao thứ hai và thứ ba, với hơn 150 triệu và 77 triệu con heo, theo thứ tự lần lượt Theo sau đó là Brazil đạt 37 triệu con; Canada đạt 14 triệu con; Mexico và Hàn Quốc cùng đạt mức 11 triệu con

Dựa theo báo cáo của Mordor Intelligence, sức sản xuất và tiêu thụ heo ở những khu vực phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu và cả những nước đang phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản là rất lớn.

Trang 10

Bảng 1.1: Tổng quan nhập khẩu lợn của một số nước

(Theo đơn vị 1000 tấn thịt giết mổ loại nội tạng)

Báo cáo “Gia cầm và Gia súc: Thị Trường và Trao Đổi Thương Mại Toàn Cầu” của USDA cho biết, sản xuất thịt heo toàn cầu vào năm 2021 lên đến 105 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với hơn 43 triệu tấn thịt heo Sau Trung Quốc là Liên Âu đạt hạng nhì với 24 triệu tấn và Hoa Kỳ hạng ba với 12 triệu tấn Tiếp đó, theo thứ tự giảm dần lần lượt là các nước Brazil, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Hong Kong

Từ đầu năm 2021, năng suất giết mổ heo ở Trung Quốc vẫn ở mức cao Sự tái khởi sức của ngành sản xuất heo của nước này đúng vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ thấp đã làm giảm giá, dẫn đến nhà sản xuất phải loại bỏ bớt heo để có thể giữ được lợi nhuận Tuy vậy, dự kiến tăng trưởng sản xuất heo của Trung Quốc đến cuối năm 2021 sẽ bị chậm lại, bởi việc loại thải đàn giống, những khó khăn về năng suất vẫn tiếp diễn và nhà chăn nuôi sản xuất có được lợi nhuận ít hơn

Dựa theo báo cáo của USDA, xuất khẩu heo vào năm 2021 được điều chỉnh 2 % với 11.8 triệu tấn Nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục là nền tảng của trao đổi thương mại toàn cầu với mức tăng 3%, tương đương 5 triệu tấn Nhập khẩu của Nhật Bản, Mexico và Hàn Quốc xếp sau Trung Quốc Trong khi đó, nhập khẩu của Philippines điều chỉnh tăng 21% với 425,000 tấn, với mức thuế quan thấp hơn và sự thâm hụt cung ứng gây ra bởi dịch tả heo châu Phi (ASF) vẫn còn tiếp diễn Nhập khẩu của Mexico nâng lên gần 3%, với 985,000 tấn khi mà giá nội địa cao, đồng peso trở nên có giá trị hơn, bù đắp cho xuất khẩu

1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh trên vật nuôi, biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu, song chăn nuôi cơ bản đã đạt các mục tiêu đề ra, duy trì mức tăng trưởng cao, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và duy trì xuất khẩu, có bước phát triển cả về lượng và chất, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho hàng triệu hộ nông dân Đặc biệt là chăn nuôi lợn sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi đang dần hồi phục.

Trang 11

Trong năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi, tính từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 22/7/2019, chỉ sau 6 tháng phát hiện, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra 6016 xã thuộc 558 huyện của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với số lợn tiêu hủy là 3,7 triệu con, với trọng lượng tiêu hủy là 211,5 nghìn tấn Tính đến ngày 19/12/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.527 xã thuộc 667 huyện của tất cả các địa phương trên cả nước với tổng số lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, tương đương với tổng trọng lượng 340,8 nghìn tấn Tổng đàn lợn của cả nước tháng 12 năm 2019 giảm khoảng 25,5% so với cùng thời điểm năm 2018.

Đến năm 2020, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát khá tốt, tổng số lợn bị tiêu hủy trong năm chỉ bằng 1,5% của năm 2019 Đây là nền tảng quan trọng để người chăn nuôi tái đàn, khôi phục đàn lợn như trước đây Ước tính tổng số lợn của cả nước tháng 12 năm 2020 tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2019 Tuy nhiên, việc tái đàn tại các địa phương trên cả nước nhìn chung vẫn còn chậm, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2020 Sau thời gian dài bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi, nhiều hộ chăn nuôi chưa thể tái đàn ngay do phải đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn vốn hạn hẹp, giá con giống luôn ở mức cao từ 2,5–3,0 triệu đồng/con Nhiều cơ sở chăn nuôi thận trọng tái đàn vì chi phí đầu tư lớn và vẫn còn tâm lý lo ngại dịch quay trở lại trong khi chưa có văc-xin phòng bệnh Việc tái đàn chủ yếu diễn ra ở các cơ sở chăn nuôi lớn, trong các doanh nghiệp có đủ nguồn lực, chủ động được con giống Đây là nguyên nhân chính khiến việc tái đàn của người dân không thể nhanh như kỳ vọng.

Trong những tháng đầu năm 2021, dịch tả lợn châu Phi về cơ bản đã được kiểm soát, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ, tổng đàn lợn đã hồi phục nhanh, số lượng lợn tiêu hủy lũy kế 3 tháng đầu năm 2021 (tính đến 19/3) khoảng hơn 3,2 nghìn con, giảm 87,9 % so với cùng kỳ năm trước Ước tính tháng 01/2021, tổng số lợn tăng 16,2% so với cùng thời điểm năm trước, tháng 02/2021 tổng số lợn tăng 15,5% Sang đến tháng 3/2021, số lượng lợn tăng 11,6% so với cùng thời điểm năm 2020.

Sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, đàn lợn dần hồi phục, sản lượng thịt hơi xuất chuồng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Nếu năm 2019, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.328,8 nghìn tấn, giảm 14,1% so với năm 2018 (năm không bị dịch tả lợn châu Phi) thì đến năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước tính đạt 3.474,9 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019 (quý IV ước đạt 991,8 nghìn tấn, tăng 30%); tuy nhiên so với năm 2018 (năm không bị dịch tả lợn châu Phi), sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 giảm 10% và sản lượng quý IV năm 2020 tương đương với cùng kỳ năm 2018 Quý I năm 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước tính đạt 1.018,8 nghìn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những tháng đầu năm 2020, khi đàn lợn bị sụt giảm mạnh do số lượng lợn tiêu hủy cuối năm 2019 lớn và chưa kịp tái đàn trở lại, giá thịt lợn diễn biến phức

Trang 12

tạp, tăng cao trên cả nước, có thời điểm giá thịt lợn hơi chạm mốc 100.000 đồng/kg tại một số tỉnh miền Bắc Có thể rút ra một số ưu nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

Số lượng đầu con tăng lên đáng kể: năm 1998 tổng số lợn nước ta có 18.132.400 con, năm 2001 là 21.800.100 con, năm 2004 là 26.143.700 con lợn thịt

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thịt heo tươi, heo đông lạnh đạt 5,13 nghìn tấn, trị giá 22,64 triệu USD, tăng 127,2% về lượng và tăng 26,5% về trị giá.

Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Năm từ năm 2001-2005

NămSản lượng xuất khẩu (1000)Chỉ số phát triển(%)

Khối lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể do việc đưa giống mới vào và sử dụng các con lai để nuôi thịt Nhiều cơ sở như Phú Sơn (Đồng Nai), Đông Phương (Biên Hoà), Dường Sanh (TP Hồ Chí Minh) … nuôi 4-4,5 tháng đã đạt trọng lượng 100 kg, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,5kg/1 kg tăng trọng

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:

+ Nhập nội các giống mới Sử dụng các con lai F1, hai máu, ba máu …

+ Sử dụng các thức ăn hỗn hợp đủ dinh dưỡng , các chất kích thích tăng trọng như các VITAMIN, các nguyên tố vi lượng, cải tiến chuồng trại …

+ Trong thú y một số loại thuốc mới nhập nội, thuốc trong nước được sản xuất đủ loại, đa đa dạng về chủng loại và mẫu mã góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh cho lợn

Tuy vậy nghề chăn nuôi lợn cũng còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục

Nhược điểm

Đại đa số chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn rộng lớn do thiếu kiến thức và điều kiện như giống, vốn, các phương tiện kỹ thuật nên chăn nuôi lợn còn chậm lớn, khả năng tăng trọng còn chậm, đa số nông dân vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo phương thức tự cấp, tự túc, hiệu quả chưa cao

Trang 13

Ví dụ: lợn nái nước ta đẻ bình quân 1,3-1,4 lứa/năm Mỗi lứa nuôi đạt 6-7 con, chỉ bằng 1/3 năng suất lợn nước ngoài

Chưa chủ động được nguồn thức ăn như dự trữ, chế biến bảo quản nên chăn nuôi còn phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, lúc được mùa thì phát triển và ngược lại

Do hiệu quả chưa cao nên giá thành cao, ít khả năng cạnh tranh do vậy xuất khẩu chưa nhiều, đó là một tác động làm người chăn nuôi thua lỗ, đầu con giảm

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vùng nông thôn còn chậm như giống, thức ăn hỗn hợp, một số địa phương quản lý con giống thiếu chặt chẽ do đó con giống xấu còn nhiều và bị đồng huyết

Do cơ chế thị trường tác động, việc lưu thông con giống và thực phẩm dễ dàng, thiếu sự kiểm dịch chặt chẽ nên bệnh tật có điều kiện lây lan rộng và phức tạp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi tập trung như các trại cấp Tỉnh, Huyện, các hợp tác xã … do quản lý lỏng lẻo, thiếu đầu ra nên nhiều nơi thua lỗ, phá sản phải giải thể

Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận Kết quả là phân từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi trở thành chất thải dộc hại: nitrate, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng

Giải quyết những tồn tại trên là một yêu cầu cấp bách hiện nay để làm cho đàn lợn phát triển nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân.

Bảng 1.3: Số lượng lợn phân theo địa phương năm 2020 (Nguồn Tổng cục thống

Trang 15

Chương 2: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG LỢN

2.1 Giống lợn

2.1.1 Các giống lợn nội Lợn Ỉ

Các giống lợn nuôi nội đã được hình thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau; các vùng sinh thái khác nhau Đặc điểm chung của các giống lợn nội là có hướng sản xuất kiêm dụng, tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi tận dụng điều kiện thiên nhiên cũng như sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trường khí hậu nóng ẩm, khả năng đề kháng với bệnh tật cao a Lợn ỉ

Nguồn gốc và sự phân bố: lợn ỉ có nguồn gốc ở tỉnh Nam Định, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng …

Đặc điểm ngoại hình: có 2 dạng hình: Ỉ mỡ và Ỉ pha; lông màu đen tuyền, Lưng võng, bụng xệ, chân thấp và thô, má xệ, cổ nhiều ngấn nhăn Ỉ mỡ trán nhăn, mặt gãy; Ỉ pha mặt gần phẳng

Thành thục sớm nhưng chậm lớn, tầm vóc nhỏ

Khả năng sinh trưởng: sinh trưởng chậm, khối lượng 60 ngày tuổi đạt 5,0-5,5 kg Lợn thịt nuôi 10 tháng tuổi mới đạt 50-60 kg Khối lượng trưởng thành: 32 tháng

Trang 16

Hình 2.1 Lợn ỉ

Lợn có tính thích nghi cao, ít bệnh, thịt thơm ngon nhưng tầm vóc nhỏ, tỷ lệ mỡ 48% (Ỉ mỡ), 43%(Ỉ pha), tỷ lệ nạc thấp - 34% Thời gian nuôi càng dài lợn càng béo và tiêu tốn 5-7 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng

Hiện nay còn rất ít lợn ỉ do những nhược điểm nêu trên không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

Hướng sử dụng: nhân thuần chủng để bảo tồn nguồn gen

Lợn Móng Cái

Nguồn gốc: là lợn miền duyên hải gốc ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Có

3 dạng hình: Móng Cái xương to, Móng cái xương nhỡ và Móng Cái xương nhỏ

Ngoại hình: đầu đen có đốm trắng ở giữa trán kéo dài xuống gần mũi có dạng

hình nêm hoặc hình thoi, mõm ngắn Lông thưa, da mỏng Lưng và mông màu đen, khoảng đen này kéo dài 1/2- 1/3 bụng bịt kín mông và đùi có dáng hình yên ngựa (vết lang hình yên ngựa) Có một vành trắng vắt ngang giữa cổ và vai kéo dài xuống bụng và bốn chân Danh giới giữa trắng và đen có một đường biên giới rộng 3-4 cm, trên đó da đen lông trắng Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng, bụng xệ, má bệu, ở cổ ngắn và to có nhiều ngấn Có 12 -14 vú

Khả năng sinh trưởng:

Khối lượng sơ sinh đạt 0,5-0,6 kg/con

Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 6,5-6,8 kg Lợn trưởng thành con cái đạt 95-100 kg

Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 60-70 kg Chất lượng thịt giống như lợn Ỉ, tỉ lệ nạc thấp: 34-35%, tỉ lệ mỡ cao: 41-42%, tiêu tốn thức ăn 5-6 kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng trọng Khả năng sinh sản cao, đạt 10-14 con/ổ

Hướng sử dụng: làm nái nền để lai với các giống lợn ngoại, chọn lọc giữ vốn

gen.

Trang 17

Hình 2.2 Lợn Móng Cái

Giống Lợn Cỏ

Nguồn gốc: là giống lợn xuất phát từ các vùng núi cao ở miền Trung và thường

có hai loại hình: Loại hình đen và loại hình lang

Ngoại hình: do điều kiện thời tiết khí hậu nóng bức, khô hạn, rét, đất đai cằn

cỗi, điều kiện kinh tế thiếu thốn nên tầm vóc của chúng nhỏ và tính năng sản xuất thấp.

Hình 2.3 Lợn Cỏ

Khả năng sinh sản: mỗi năm lợn cái đẻ từ 1-1,2 lứa Mỗi lứa đẻ 5-6 con Trọng

lượng cai sữa 3 kg Thời gian cai sữa 40-45 ngày Tuổi động dục lần đầu sớm; 3 tháng tuổi Trọng lượng lúc giết thịt: 25-30 kg, tỷ lệ móc hàm thấp 40-45 %

Giống lợn cỏ được nuôi nhiều ở các tỉnh: Nghĩa Bình, Phú Khánh, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Lợn Ba Xuyên

Nguồn gốc: giống lợn Ba Xuyên, nó là một giống lợn lai giữa giống lợn địa

phương Nam Bộ với lợn địa phương ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), lợn Craonaise (Pháp) tạo ra lợn Bồ Xụ Lợn Bồ Xụ được lai với lợn Bershire (Anh) hình thành nên lợn Ba Xuyên

Về ngoại hình: lợn Ba Xuyên có màu trắng đen loang lổ xen kẽ nhau, không có

hình thù cố định nên còn gọi là lợn bông, tai to và hơi rủ về phía trước Chân cao, bụng gọn Lưng thẳng, bốn chân vững chắc Lợn Ba Xuyên hiện nay được nuôi nhiều ở các huyện Vị Xuyên (Sóc Trăng) thuộc tỉnh Hậu Giang

17

Trang 18

Hình 2.4 Lợn Ba Xuyên

Khả năng sinh trưởng: khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 70 kg/con Khối lượng

lợn trưởng thành lúc 30-32 tháng tuổi đạt 120-150 kg

Về khả năng sinh sản: lợn cái có thể sử dụng lúc 7-8 tháng tuổi Lợn nái đẻ 79

con/lứa Khối lượng sơ sinh: 0,6-0,7 kg/con Khối lượng lượng cai sữa đạt 6 kg/con.

Lợn Thuộc Nhiêu

Nguồn gốc: giống như lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu được hình thành từ việc

lai lợn Bồ Xụ với lợn Yorshire (Anh)

Phân bố: lợn Thuộc Nhiêu được nuôi nhiều ở các vùng Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho)

thuộc tỉnh Tiền Giang Phát triển khá rộng ở các tỉnh: Cửu Long, Long An, Đồng Nai, Thuận Hải, Hậu Giang

Về ngoại hình: lợn Thuộc Nhiêu lông da trắng tuyền, trên da có thể có các bớt

đen nhỏ Đầu to vừa, mõm hơi công Tai to vừa, ngắn, đưa về phía trước, tầm vóc to, bốn chân vững chắc

Khả năng sinh trưởng:

Lợn Thuộc Nhiêu sinh trưởng và phát dục khá tốt Trong điều kiện chăn nuôi gia đình lúc 30 ngày tuổi đạt khối lượng 7 kg/con Lúc 10 tháng tuổi đạt 95 kg/con., mức tiêu tốn thức ăn/lg tăng trọng: 5,5 đơn vị thức ăn

Trang 19

Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: 94% Số con đẻ bình quân: 9 con/1 ổ Số lứa đẻ/năm: 2 lứa/năm

2.1.2 Giống lợn ngoạiLợn Yorkshire Large White

Nguồn gốc: được tạo ra ở nước Anh thế kỷ 19

Ngoại hình: lông da trắng tuyền, thân hình vững chắc, đầu nhỏ, thanh, tai to

đứng, mặt dài, thẳng hoặc hơi cong, mình dài, lưng cong, bụng thon, mắn đẻ và nhanh lớn Lợn có 12 vú trở lên, được coi là giống dễ thích nghi và nuôi phổ biến ở miền ở nhiều nước trên thế giới

Large White là dòng mẹ mạnh mẽ, sức sống cao nhờ thành quả của trên 40 năm cải thiện di truyền dựa trên giống Yorkshire và các gen siêu năng suất Large White luôn là chọn lựa cho khả năng sinh sản cao và nuôi con xuất sắc.

Trọng lượng sơ sinh: 1,3-1,4 kg

Khối lượng lợn lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg Lúc 6 tháng tuổi lợn đạt 90-100 kg/ con

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi: 160-165 kg

Về khả năng sinh sản:

Lợn đực 8 tháng tuổi có thể sử dụng phối giống

Tuổi phối giống lần đầu: 304 ngày, đẻ 1,9 lứa/năm, đẻ 10-12 con/ổ

Trang 20

Hình 2.6 Lợn Yorshire large white

Hướng sử dụng: lợn Yorshire là giống lợn tốt có thể nuôi thuần chủng hoặc cho

lai với các giống trong nước để cải tạo giống trong nước, hoặc có thể cho lai với các giống khác đều rất tốt.

Lợn Landrace

Nguồn gốc và sự phân bố: được tạo ra ở Đan mạch năm 1900 do tạp giao giữa

các giống lợn địa phương với nhau Lợn Landrace có những đặc điểm ưu việt như sinh trưởng phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, hướng sản xuất là hướng nạc nên đã nhanh chóng phân bố tương đối rộng khắp Lợn Landcae nhập vào nước ta từ năm 1964 để cho lai với các giống lợn khác

Hình 2.7 Lợn Landrace

Đặc điểm ngoại hình:

Toàn thân màu trắng, đầu nhỏ, dài, tai to rủ về phía trước che kín cả mắt

Lưng thẳng, chắc hơi cong lên, thân dài 1,8 - 2 m có 16 đôi xương sườn, đuôi dài, quăn

Ngực hẹp nhưng sâu, mông phát triển chủ yếu là chứa thịt nạc Chân to trung bình, vững chắc

Sinh trưởng phát dục:

Khối lượng sơ sinh: 1,3 - 1,4 kg

Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg

Khối lượng 6 tháng tuổi 90-100 kg Đực trưởng thành nặng 300-320 kg, cái 220-250kg

Khả năng sinh sản:

Tuổi phối giống lứa đầu: 310 ngày Tiêu tốn thức ăn: 2,7 kg

Trang 21

Thời gian mang thai: 114 ngày Số con/lứa 8-11con Lượng tinh/lần xuất: 271ml

Hoạt lực: 0,7, nồng độ: 272 triệu/ml

Lợn Duroc

Nguồn gốc và sự phân bố: có nguồn gốc từ Mỹ, được nhập qua nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh và Đông Nam á, trong đó có Việt Nam

Đặc điểm ngoại hình

Ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, có tỷ lệ nạc cao, bốn chân khoẻ mạnh Màu lông vàng như bò hoặc từ nâu nhạt đến đậm Mõm thẳng và dài vừa phải

Về sinh trưởng:

Khối lượng sơ sinh: 1,2 - 1,3 kg

Khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi: 10-12 kg

Nuôi khoảng 170 ngày có thể đạt 100kg, tăng trọng 785 g/ngày Khối lượng 12 tháng tuổi: 140-145 kg

Trang 22

Ngoại hình: màu lông da có những vết đen Mông vai rất phát triển Khả năng sinh trưởng:

Tăng trọng bình quân/ngày là 770 g

Tỷ lệ nạc/thịt xẻ trên 60% Rất mẫn cảm với nhiệt độ, vận chuyển

Khả năng sinh sản:

Tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày

Khả năng đẻ: 2,0-2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10,2 con.

Hình 2.9 Lợn Pietrain

2.2 Đặc tính tốt của lợn

2.2.1 Đặc tính tốt của lợn thịt

Lợn là loài gia súc dễ nuôi, ăn tạp Lợn có thể lợi dụng tốt nhiều loại thức ăn, do đó nguồn thức ăn của lợn tương đối rộng rãi Lợn có thể tận dụng thức ăn thô xanh, các loại thức ăn phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp cũng như các loại thưc ăn có nguồn gốc động vật, các loại thưc ăn bổ sug khoáng, vitamin, kháng sinh… Nếu so sánh giữa các giống lợn thì giống lợn nội có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh tốt hơn

Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, phẩm chất thịt tốt: lợn có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, có khả năng tích luỹ mỡ và protein cao Nếu đem so sánh với các loài gia súc khác thì lợn có số lần tăng trọng so với lúc sơ sinh cao nhất và có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất

Phẩm chất thịt tốt thể hiện trong 1kg thịt có 2700 Kcal, trong khi đó 1 kg thịt dê, cừu có 1430Kcal, 1 kg thịt bò có 1580 Kcal

Lợn có khả năng thích cao với các điều kiện khí hậu nóng và rét, do đó địa bàn phân bố của lợn tương đối rộng rãi trên thế giới

Lợn tích luỹ mỡ dưới da nhiều để chống lạnh, trái lại tại vùng nóng thì lợn tăng cường hô hấp để thải nhiệt đảm bảo than nhiệt bình thường, mặt khác lợn rất thích đằm tắm để tăng cường thoát hơi nước trrên bề mặt, hĩư cho nhiệt độ cơ thể ổn định

Trang 23

Lợn dễ huấn luyện nên dễ dàng thành lập những phản xạ có điều kiện để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý lợn như: tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện lợn đực nhảy giá trong khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo…

2.2.2 Đặc tính tốt của lợn nái

Tính đẻ sai: lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao Bởi vì, lợn là một loài gia súc đa thai, trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý và có con giống tốt thì một năm, một lợn nái có thể đẻ 1,8-2,2 lứa, mỗi lứa đẻ 10-12 con Mỗi năm một lợn nái có thể sản xuất được 1,5-2 tấn thịt lợn hơi

Nếu lợn nái đẻ ít, mỗi lứa chỉ đẻ 3-5 con thì người chăn nuôi sẽ lỗ vì vậy tính đẻ sai của lợn nái bao giờ cũng được đặc biệt chú ý

Tính tốt sữa: sữa tốt sẽ làm cho lợn con mau lớn, trơn lông, mượt da, trọng lượng cai sữa cao Ngược lại sữa kém (ít sữa) thì lợn con sẽ tăng trọng chậm, trọng lượng cai sữa thấp, lông xù, da thô, ngoại hình xấu sẽ khó bán lợn con và không được giá, ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn thịt sau này Do vậy phải chọn những nái có khả năng sản xuất sữa tốt

2.3 Chọn và nhân giống lợn

2.3.1 Chọn lọc giống lợn

Khái niệm: chọn lọc là quá trình giữ lại những cá tốt, phù hợp với nhu

cầu của người chọn giống và loại thải những cá thể không đạt yêu cầu

Những chỉ tiêu dùng chọn lọc giống

Chọn lọc về ngoại hình, thể chất:

Ngoại hình và thể chất của lợn tuỳ thuộc theo từng phẩm giống Mỗi giống lợn có những đặc điểm về ngoại hình không giống nhau như màu sắc lông da, tầm vóc, hình dáng Ví dụ: Lợn Móng cái có màu lông da trắng đen, lợn Landrace thì lông da trắng tuyền….Vì vậy khi chọn làm giống phải có ngoại hình phù hợp với đặc điểm của giống

Giống lợn nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt thì sẽ có khả năng sinh trưởng phát dục nhanh, khả năng tăng trọng nhanh và ít bệnh tật, từ đó mà tạo điều kiện cho việc giảm chi phí giá thành/đơn vị sản phẩm

Chọn lọc về ngoại hình: chọn con có ngoại hình cân đối, tầm vóc to, kết cấu giữa các phần cơ thể hài hoà, bốn chân vững chắc, mắt tinh, tai thính, nhanh nhẹn, không chọn con lưng quá võng, bụng quá sệ sát đất (đặc biệt là các giống lợn nội), chân không đi chữ bát Chọn con gáy và vai nở nang, mông dài rộng, mình dài, lưng phẳng và rộng, ngực sâu và rộng, bả vai dài, nở nang, bắp đùi to

Việc chọn giống lợn nuôi phải phù hợp với mục đích chăn nuôi và hướng sử dụng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng cũng như xuất khẩu

Trang 24

Sinh trưởng phát dục:

Trong tuyển lựa nên căn cứ vào độ tuổi và các chiều đo: ở mỗi độ tuổi , cơ thể lợn sẽ phát triển đến một mức độ nhất định về khối lượng cơ thể, các chiều đo của cơ thể như dài thân, vòng ngực, chiều cao chân …

Ví dụ: Lợn Móng cái lúc 2 tháng tuổi có khối lượng 8 kg là tốt Lợn Yorshire lúc 2 tháng tuổi có khối lượng 16-20 kg là tốt

Trong tuyển chọn nên căn cứ vào tháng tuổi để chọn những con có chiều dài thân, vòng ngực hoặc khối lượng cao để làm giống, vì đó là những con chóng lớn, có mức độ chuyển hoá thức ăn tốt và hệ số tiêu tốn thức ăn/1 kg trọng lượng thấp

Cân trọng lượng: tốt nhất dùng cân để cân, cân vào buổi sáng lúc chưa cho lợn ăn để chọn những con có trọng lượng cao

Có thể đo vòng ngực và dài thân để tính khối lượng (P) theo công thức P = VN2 x DT x 87,5

Cách đo các chiều (đơn vị tính: cm):

Dài thân thẳng(DT): Đo từ trung điểm giữa hai tai đến khấu đuôi, đo cả chỗ võng Tư thế lợn phải đứng thẳng, người đo đứng bên trái con lợn (đo bằng thước dây) đầu lợn không cúi xuống hoặc nghiêng cổ lên

Vòng ngực (VN): Đặt thước dây thẳng u vai vòng qua ngực, sát với khúc khuỷu chân trước (không đo chặt hoặc lỏng quá)

Cao chân: Đo bằng thước dây hoặc thước gỗ từ chân đứng thẳng đến đỉnh cao nhất của u vai

Sức sản xuất: Sức sản xuất của lợn nái: Khả năng sinh sản của lợn nái:

Số lượng của đàn con: được đánh giá dựa trên số lượng con nó đẻ ra nhiều hay ít, tỷ lệ sống cao hay thấp:

Tỉ lệ nuôi sống(%)= Số con đẻ ra−¿ ¿

Chất lượng thể hiện qua các chỉ tiêu như: khối lượng sơ sinh(Psơ sinh), độ đồng đều, tình trạng sức khoẻ, mức độ tăng trọng nhanh hay chậm của đàn con.

Psơ sinh = P bình quân toàn ổ = P 1+P 2+P3+…+Pnn Độ đồng đều: có 2 cách tínhP từng con so với toàn ổ Tỷ lệ đồng đều phát dục (%)= Pss maxPssmin x100

Trang 25

Trong đó: Pss min: Khối lượng con nhỏ nhất trong đàn Pss max: Khối lượng con lớn nhất trong đàn Số lứa đẻ ra/lứa: đối với lợn nái phải đạt 1,8–2,2 lứa/năm Số con cai sữa/lứa và số con cai sữa/nái/năm

Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa =Số con còn sống đến k iSố con đẻ ra giữ lại để nuôiℎi cai sữax100

Khả năng tiết sữa của lợn nái:

Để đánh giá sức tiết sữa của lợn nái người ta cân trọng lượng toàn ổ lợn lúc 21 ngày tuổi hoặc 30 ngày tuổi Ở lứa tuổi này, sự tăng trọng của lợn con chủ yếu là do sữa mẹ tạo nên, vì vậy có thể tính theo công thức sau:

S = 3 (P2- P1) Trong đó:

S: Sức tiết sữa của lợn nái

P1: Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

P2: Khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 hoặc 30 ngày tuổi

Hệ số = 3 tức là cứ tăng 1 kg trọng lượng lợn con cần 3 kg sữa Hoặc có thể tính theo công thức:

M= m1 + m2 M: Lượng sữa tiết ra cả kỳ

m1 : lượng sữa tiết ra tháng thứ nhất m2 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ hai

m1 = (Khối lượng toàn ổ 30 ngày – Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh) x 3 m 24

Sức sản xuất của lợn đực giống:

Trong trường hợp có lấy tinh để phối, đánh giá chất lượng tinh trùng dựa vào 5 chỉ tiêu:

Thể tích tinh dịch (V) (ml): đực nội V= 150 ml; các giống lợn ngoại V= 250 ml-300 ml

Hoạt lực (A): là số tinh trùng tiến thẳng trong vi trường, được tính bằng % hoặc phần 10 Yêu cầu A ≥ 0,7 (≥70%)

Nồng độ tinh trùng (C): nồng độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch được tính bằng triệu Thông thường nồng độ tinh trùng của lợn là 250 triệu/ml tinh dịch

Trang 26

Sức kháng (R): chỉ tiêu này nói lên sức chống chịu của tinh trùng trong điều kiện bất lợi, thường được đánh giá bằng sức chống chịu của tinh trùng với dung dịch NaCl 1%

Yêu cầu: R của tinh trùng lợn đực nội ≥ 1500 lần R của tinh trùng đực ngoại ≥ 3000 lần

Nghĩa là mức độ pha loãng tinh dịch bằng dung dịch NaCl 1% làm cho tất cả tinh trùng trong tinh dịch bị chết

Tỷ lệ kỳ hình (K): nói lên số lượng tinh trùng có hình dạng không bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tinh trùng đã quan sát được Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

Yêu cầu: K≤ 10%

+ Khi phối giống cho lợn nái đánh giá đực giống bằng 2 chỉ tiêu:

Khả năng giao phối của lợn đực giống: nếu giao phối trực tiếp phải đạt 40-45 con lợn cái có chửa trở lên

Nếu giao phối giống nhân tạo phải đạt 200-300 con cái có chửa đối với lợn nội và 300- 500 con cái có chửa đối với đực ngoại

Tỉ lệ thụ thai:=Số con cái đượct ụSố con cái có c ửaℎiℎi tin x 100 Phương pháp chọn lọc

Chọn lọc đời trước: chủ yếu được áp dụng ở các trung tâm chăn nuôi, nghien cứu lớn

- Căn cứ vào thành tích của tổ tiên: ông, bà, bố mẹ của lợn giống đó có đủ tiêu chuẩn để làm giống hay không như:

+ Đặc điểm ngoại hình,

+ Khả năng sinh trưởng phát dục,

+ Khả năng sinh sản: số con sơ sinh còn sống/ổ; khối lượng sơ sinh + Mức độ tiêu tốn thức ăn v.v

Chọn lọc bản thân:

Đánh giá bản thân là đánh giá dựa trên các đặc điểm tốt của con lợn giống đó bởi tất cả các đặc tính tốt ấy sẽ di truyền cho đời con cái của nó và bao gồm:

Trang 27

Chọn lọc đời sau:

Một lợn tốt để làm giống phải di truyền được những đặc tính tốt cho con như: mức độ đồng đều, trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa, khả năng tăng trọng và mức độ tiêu tốn thức ăn Vì vậy, khi chọn lọc lợn giống phải chú ý đến đời sau của nó

2.3.2 Nhân giống lợn Nhân giống thuần :

Khái niệm: Nhân giống thuần là cho đực và cái cùng một giống hoặc dòng cho giao phối với nhau Cách thức nhân giống này thì tạo nên được tính đồng nhất về dòng họ, tính đồng nhất về đặc tính sản xuất trong một dòng họ, tính đồng nhất về đặc tính sản xuất trong một dòng, một giống Song trong quá trình thực hiện để nâng cao được chất lượng thì cần phải có sự chọn lọc nghiêm ngặt để làm tăng những ưu điểm sẵn có của từng cá thể, của giống, của dòng Cá thể tốt thì “Nằm trong dòng họ tốt” Phải chọn: “đực đầu dòng”

Ví dụ: Móng Cái x Móng Cái

Nhân giống thuần là tạo nên tính đồng nhất về dòng họ và đồng nhất về tính sản xuất

Nhân giống theo dòng có nghĩa là:

Gây tạo và chọn ra đàn gia súc chủ yếu (đàn hạt nhân) bắt đầu từ đực đầu dòng Dựa vào loại hình, ghép đôi giao phối thận trọng, cho giao phối ở mức độ trung thân trong trường hợp đặc biệt

Lợi dụng thích đáng gia súc ở dòng khác để tận dụng phẩm chất mới xúc tiến dòng phát triển của đặc điểm sẵn có

Đào thải những gia súc có loại hình không thích hợp

Tạo điều kiện ngoại cảnh có lợi để xúc tiến dòng phát triển và duy trì loại hình và sức sản xuất theo hướng ta chọn

Có nhiều hình thức nhân giống mà hiện nay vẫn sử dụng:

+ Nhân giống thuần chủng giống địa phương: là giống được sinh ra và lớn lên ở địa phương, khu vực nào đó, ở đó chúng có sự thích nghi cao

+ Nhân giống thuần chủng giống nhập nội: giống có năng suất cao từ ngoài đưa vào Song chưa thích nghi nên cần nuôi thích nghi và làm tăng khả năng thích nghi và cũng như số lượng con thuần

+ Nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành: do mới tạo thành, chưa thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, đặc tính di truyền chưa ổn định, số lượng còn ít, địa bàn phân bố hẹp cần phải củng cố nhân lên.

Nhân giống tạp giao

Trang 28

Lai kinh tế: là lai giữa 2 hay 3, 4 giống, dòng để tạo ra ưu thế lai ở đời F1 Tất cả các con lai đều đem nuôi thịt kể cả đực và cái

Ưu điểm: là sản sinh ra những lợn con khoẻ mạnh, mau lớn, khả năng tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, sức chống đỡ với bệnh tật cao

Nhược điểm: do lợi dụng ưu thế lai cao thì lai giữa các giống thuần chủng, vì vậy trong một cơ sở phải nuôi nhiều giống thuần chủng nên sẽ phức tạp cho việc quản

Trang 29

Con lai 4 máu

Hình 2.10 Sơ đồ lai kinh tế (con lai 4 máu)

Lai cải tạo (liên tục) :

Những giống lợn địa phương xét về phương diện sản xuất thì có nhiều đặc điểm, tính năng sản xuất tương đối tốt nhưng còn một số khuyết điểm về ngoại hình như tầm vóc nhỏ, lưng võng, tỷ lệ mỡ cao thì cần phải cải tạo một vài đặc điểm ấy bằng cách cho lai với một số giống khác có những đặc điểm ấy tốt hơn

Tự giao ở F3

Hình 2.11 Sơ đồ lai cải tạo

Ưu điểm: Chỉ cần sửa chữa một vài khuyết điểm của một giống nào đó nên chỉ có thể nhanh đạt được mục đích

Nhược điểm: Giống đi cải tạo phải có đặc điểm trội hơn giống cải tạo

Lai cải tiến:

Phương pháp này là nhằm mục đích củng cố, nâng cao một vài đặc tính tốt của một phẩm giống hoặc cần sửa chữa khuyết điểm nào đó tồn tại ở một phẩm giống Nếu bằng chọn lọc thuần chủng thì tốn thời gian rất nhiều

Yêu cầu: bắt buộc con lai phải giữ nguyên được đặc tính cơ bản của phẩm giống tốt Vì vậy cần hết sức thận trọng, tính toán khi chọn “giống cải tiến” và thường chỉ pha máu một lần thôi Giống dùng đi cải tiến phải có tính năng sản xuất và ngoại hình, thể chất tương tự như giống được cải tiến nhưng vì một vài đặc tính cần thiết thì cần trội hơn hẳn, thường có 2 cách:

Cách 1:

Cái A Đực B (Con cải tạo)

(con được cải tạo)

Cái F1(1/2A) Đực B

Cái F2 (1/4A) Đực B

Trang 30

Cố định ở đời lai II (tự giao) hoặc cố định ở đời lai III (tự giao)

Ở đời II thì con lai 1/4 giống đi cải tiến và 3/4 giống được cải tiến (giống cũ)

Tự giao

Hình 2.12 Sơ đồ lai cải tiến

Đời II: chọn những con đực lai F1 , cái lai F1 tốt nhất cho giao phối với cái tốt, và đực tốt của giống được cải tiến và tự giao ở đời II

Cách 2: nếu thấy chưa đạt thì có thể cố định ở đời III

Dùng con lai đực và cái lai đời II (3/4 máu giống được cải tiến) cho lai với cái và đực tốt của giống được cải tiến để ra đời F3: có 7/8 máu được cải tiến và 1/8 máu giống đi cải tiến

Ưu điểm: không cần nhiều đực giống, đặc biệt nếu áp dụng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Nhược điểm: cần phải đặc biệt chọn giống cải tiến và tiến hành giao phối một cách nghiêm ngặt để giữ nguyên được đặc tính tốt của giống cải tiến

Lai luân chuyển:

Lai luân chuyển là bước phát triển tiếp theo của lai kinh tế, trong đó sau mỗi đời lai người ta thay đổi đực giống của các giống đã được sử dụng Cũng như lai kinh tế, lai luân chuyển là phương pháp lai giữa 2 giống, 3 giống hoặc 4 giống

Ưu điểm :

+ Trong quá trình lai đã tạo được đàn cái giống để tự thay thế(luôn giữ con lai làm nái nền), chỉ cần nhập đực giống (hoặc tinh dịch) từ bên ngoài, không cần phải tiếp tục giữ các giống, dòng thuần ban đầu như trong lai kinh tế

Trang 31

+ Ưu điểm quan trọng của lai luân chuyển là qua các đời lai vẫn có thể duy trì được ưu thế lai ở một mức độ nhất định

Các phương pháp lai luân chuyển :

Lai luân chuyển hai giống hoặc hai dòng :

Trang 32

Lai gây thành là dùng hai hay nhiều giống cho lai với nhau với mục đích là tạo ra một giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia

- Điều kiện áp dụng: khi không thể nhập nội các giống cao sản thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương

Chú ý: + Giao phối hai hay nhiều giống gia súc để có những con lai có tính di truyền sinh động, giảm tính bảo thủ của giống gốc

+ Nuôi dưỡng con lai và điều khiển tính di truyền theo hướng dự định + Tiến hành chọn lọc và chọn đôi giao phối những con lai để củng cố tính di truyền , tăng giá trị nhiều mặt của giống tạo thành

Thường cho tự giao những con lai F2 hoặc F3

Trang 33

Chương 3: CHUỒNG TRẠI CHO LỢN Mục tiêu:

Tự thiết kế, xây dựng chuồng trại cho lợn hợp lý và khoa học Vẽ được sơ đồ về cấu tạo chuồng trại cho lợn

Lựa chọn được kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại lợn

Vận dụng linh hoạt nguyên vật liệu để xây dựng chuồng nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế

Nội dung tóm tắt:

Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng Địa điểm xây dựng

Hướng chuồng

Sắp xếp và quy hoạch mặt bằng trong trại lợn Tiêu chuẩn của một chuồng lợn tốt

Cấu tạo chuồng và kiểu chuồng

3.1 Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng

Nuôi lợn trong chuồng đảm bảo vệ sinh cho người Lợn thả rông đi lại ỉa bừa bãi, phân và nước tiểu vung vãi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh tật cho người và cho những con lợn khác

Lợn nuôi nhốt cho ăn đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng thì sẽ nhanh lớn vì năng lượng chỉ tập trung cho việc lên cân chóng lớn

Lợn nuôi nhốt trong chuồng còn tận thu được phân và nước tiểu, làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi và cung cấp phân bón tại chỗ, tốt và rẻ cho ngành trồng trọt.

3.2 Địa điểm xây dựng chuồng trại

Phải chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị nước ngập khi mưa lũ, tránh nơi ẩm thấp gây bệnh cho lợn dễ bị mắc bệnh

Chuồng được xây ở cuối hướng gió chính so với khu dân cư để tránh đưa hơi phân và mầm bệnh vào khu vực dân cư Cách xa nơi đông người như chợ, trường học, đường giao thông chính, lò vôi, lò gạch, khoảng cách tối thiểu là 200 m nhưng phải thuận tiện giao thông

Gần nguồn nước để trồng và sản xuất rau xanh, cung cấp thức ăn xanh tại chỗ - Đất làm chuồng trại phải chắc chăn, khô dáo, dễ thấm nước, mạch nước ngầm sâu và trước đây không có mầm bệnh

Trang 34

Có nguồn nước sạch cho lợn uống và làm vệ sinh Vì vậy phải thăm dò trước khi xây chuồng trại

Có khả năng mở rộng qui mô khi cần thiết

3.3 Hướng chuồng

Sau nhiều năm chăn nuôi công nghiệp, người ta đã rút ra kết luận:

Nếu chăn nuôi quảng canh, sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên thì tốt nhất là xây chuồng theo hướng Đông Nam để hứng được nhiều gió mát trong mùa hè nóng bức, giảm chi phí làm mát

Nếu nuôi trong chuồng kín, điều hoà tiểu khí hậu bằng hệ thống quạt gió và dàn lạnh, tấm làm mát thì tốt nhất là làm nhà có trục song song với hướng gió chính (gió Đông Nam) để khi dùng quạt đẩy khí từ chuồng ra, xuôi với chiều gió thổi, làm giảm chi phí quạt đẩy và không cản bụi

Tránh xây dựng chuồng theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam.

3.4 Sắp xếp và quy hoạch mặt bằng trong trại lợn

3.4.1 Bố trí mặt bằng

Chuồng lợn nái nên sắp xếp bố trí ở một khu vực riêng bao gồm: Chuồng lợn nái đẻ, nái chửa, nái thường và nái hậu bị

Chuồng lợn đực: đặt ở đầu hướng gió trước chuồng lợn nái, tránh cho lợn đực chịu ảnh hưởng mùi của lợn nái mà bị kích thích, lâu dài sẽ làm giảm tính hăng của lợn đực giống

Khu chuồng lợn thịt: tách riêng Khu chuồng lợn thịt thì bố trí như sau: Lợn cai sữa -> lợn choai -> lợn vỗ béo

3.4.2 Bố trí các khu vệ sinh, phòng bệnh và thuận tiện cho việc quản lý

Cổng chính làm ở phía Đông hoặc Đông Nam khu trại có hố tiêu độc, có mái che Ngoài ra còn có cổng phụ để chuyển phân và nước tiểu

Bố trí khu chuồng nọ cách khu chuồng kia từ 6-8 m tính từ hai chân tường của 2 chuồng sát nhau

Nhà chứa phân: bố trí ở phía cuối hướng gió chính Hiện nay nhà chứa phân được thay thế bằng hầm Biogas nhằm xử lý ô nhiễm môi trường và sử dụng khí đốt, phát điện từ hầm Biogas

Tất cả các chuồng phải có hệ thống rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng Những chất thải này cần cho chạy vào bể lọc 3 ngăn để lắng lọc trứng giun sán và được xử lý tiêu độc bằng thuốc khi tưới rau

Hệ thống cống rãnh thoát nước trong trại bảo đảm có độ dốc 3-4%

Trang 35

Nhà cách ly: bố trí phía Tây hoặc Tây Nam khu trại xa chuồng nuôi từ 20-30 m và ở cuối hướng gió

Các công trình phụ: nhà kho, nhà làm việc, nhà chế biến thức ăn đặt ở ngoài hàng rào khu chuồng, bố trí ở gần cổng chính

1 Nhà trực và kỹ thuật; 2 Cổng và hố vôi tiêu độc; 3,4,5,6, Nhà kho, giếng, sân phơi, nhà tắm; 7 Chuồng lợn đực; 8 Sân chơi chuồng lợn đực; 9 Chuồng lợn nái nuôi con; 10 Chuồng lợn nái chửa và hậu bị; 11 Chuồng lợn thịt 4-6 tháng; 12 Chuồng lợn thịt 7-10 tháng tuổi; 13 Nhà cách ly; 14 Bể lắng lọc trứng giun sán; 15 Hàng rào bảo vệ; 16 nhà chưa phân

3.5 Tiêu chuẩn của một chuồng lợn

Quan trọng nhất của một chuồng lợn tốt là tạo ra tiểu khí hậu tốt cho lợn như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sang, không khí …Yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Diện tích ô chuồng phù hợp với yêu cầu của từng loại lợn như lợn thịt 2-6 tháng tuổi, lợn lớn hơn 6 tháng tuổi, lợn nái …

Chuồng lợn phải bảo đảm thông thoáng tốt để không khí trong chuồng lợn nuôi luôn luôn thay đổi và sạch, không bị ngộ độc bởi các khí độc thải ra như: CO2, NH3, H2S … Đồng thời phải bảo đảm ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa trực tiếp vào đàn lợn

Độ ẩm chuồng nuôi là tương đối 60-70% Muốn vậy phải thoáng, sử dụng vật liệu hút ẩm tốt, bảo đảm độ dốc nền để thoát nước tốt

Trang 36

Bố trí máng ăn, máng uống hợp lý để tăng diện tích sử dụng không gây bẩn và ướt chuồng

Chuồng lợn nái nuôi con cần bố trí ô chuồng úm cho lợn con và ô tập ăn cho lợn con để có thể cai sữa sớm cho lợn con, tăng số lứa đẻ

Bố trí cửa ra vào hợp lý để giảm bớt công nuôi dưỡng và chăm sóc

3.6 Cấu tạo và kiểu chuồng

3.6.1 Cấu tạo chuồngNền chuồng:

Phải chắc chắn, không bị nứt, không trơn, trượt, không quá nhám khiến lợn dễ bị đau móng, viêm chân và bảo đảm nền chuồng luôn luôn khô ráo

Vật liệu làm nền: Xi măng + Cát, gạch ….nền xi măng có kẻ ô để chống trượt Ởchuồng nuôi lợn con thường có ô úm cho lợn con hoặc lò sưởi trong những ngày

Máng cố định: xây ở trong chuồng và được bố trí ở sát lối đi trong chuồng đối với kiểu chuồng 2 dãy và sát lối đi phía trước cửa sao cho tiện việc đổ cám vào máng ăn cho lợn mà không phải đi vào chuồng để đổ cám

Phần cuối của máng nên xây theo kiểu lòng thuyền để dễ quét rửa và dọn máng Kích thước máng ăn: tuỳ theo từng loại lợn

+ Lợn nái chửa : 0,25 x 0,25 m

+ Lợn nái nuôi con: dài: 0,6 m x rộng: 0,3 m + Lợn đực giống: dài: 0,6 m x rộng: 0,25 m

+ Lợn thịt: 2 - 6 tháng tuổi: dài 0,2 m x rộng 0,25 m/con * Máng uống: Thường bố trí ở ngoài sân lát sát chân tường phía lối đi dọn phân và dễ thoát nước để đảm bảo chuồng luôn khô ráo Máng uống nên xây có lỗ thoát nước

Vách và cửa chuồng

Vách tường:

+ Phía Bắc chỉ chừa cửa thông ra sân lát với kích thước 70 x150 cm Phía trên cao sát mái có thể để các lỗ gạch thông gió cho thoáng khí

Trang 37

+ Tường phía Nam xây cao 1,2 m, phía trên làm cửa chống hoặc cửa sổ rộng 70cm để thoáng về ban ngày và ban đêm có thể đóng lại

+ Tường ngăn giữa các ô chuồng cao từ 0,8-1,2 m Vật liệu xây tường có thể

Cao nóc: 3,8 - 4 m, cao mái tranh từ 1,7-1,8 m Mái chuồng tuỳ theo kiểu chuồng:

+ Kiểu 2 dãy thì nên bố trí 2 mái bằng nhau

+ Kiểu 1 dãy thì nên bố trí 1 mái dài, một mái ngắn Vật liệu lợp mái: cỏ tranh, tôn, Fibroximăng…

Ngăn chuồng

Ngăn chuồng lợn đực: có diện tích 5 m2/ô, có cửa thông ra lối đi cho ăn, thông với sân lát và thông giữa 2 ô sân lát với nhau

Có thể xây ô chuồng kích thước: 1,8-2,7 m

Máng ăn bố trí phía trước sát lối đi cho ăn Máng uống bố trí ngoài sân chơi Độ dốc nền 2% Nên làm ximăng, kẻ ô tránh trơn trượt ngã

Ngăn chuồng lợn nái:

+ Chuồng lợn nái thường có diện tích 4 m2 Đối với nái nuôi con nhốt mỗi con nhốt 1 ô Đối với nái chửa và nái chờ phối nhốt 4 con/1 ô

+ Cách bố trí máng ăn, máng uống như lợn đực

+ Độ dốc nền 2%, nên làm bằng nền ximăng và kẻ ô để tránh trơn

+ Đối với chuồng lợn nái còn có thể bố trí ô úm con và ô tập ăn cho lợn con * Theo phương pháp nuôi lợn nái tiên tiến thì dùng kiểu chuồng cũi cho lợn nái nuôi con; lợn chửa được làm bằng sắt có kích thước: 60 cm x 230 cm x 100 cm Có bố trí máng ăn và vòi nước tự động

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm diện tích chuồng

+ Do có máng ăn riêng nên có thể khống chế được mức ăn theo tiêu chuẩn đối với lợn nái ở các thời kỳ khác nhau

Trang 38

g ăn

+ Tiện cho việc chăm sóc nhất là đối với lợn nái đẻ và nuôi con + Tránh cho lợn nái đè phải con, tăng tỷ lệ nuôi sống cao

Nhược điểm: chi phí xây dựng chuồng trại cao, lợn ít vận động.

e Hành lang:

Sân chơi:

- Đối với lợn nái và lợn đực giống phải có sân chơi + Lợn đực: diện tích sân chơi từ 5-9m2

+ Lợn nái: diện tích sân chơi từ 4-5 m2/con

Sân nên lát bằng gạch hoặc láng xi măng có độ dốc 3% từ cửa thông ô chuồng ra phía rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng

3.6.2 Kiểu chuồngKiểu chuồng truyền thống

Chủ yếu chuồng một dãy, phần chứa phân được tách riêng, được vệ sinh hàng

Trang 39

Hình 3.3 Kiểu chuồng 2 mái

Kiểu chuồng lợn công nghiệp

* Hệ thống chuồng kín:

Trang 40

Chuồng thường xây thấp, chiều cao mái từ 1,8-2 m Cửa sổ có kích thước 1,5 x 1,5 m

Chuồng có hệ thống hút gió và màn phun sương Ưu điểm: Có thể điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió

Hạn chế sự lây lan của mầm bệnh Nhược điểm: Đầu tư cao Hệ thống chuồng hở:

Thông gió tự nhiên

Có hệ thống bạt che xung quanh Ưu điểm: + Đầu tư thấp

+ Thông gió và có ánh sáng tự nhiên Nhược điểm: + Khó kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ

+ Dễ lây lan bệnh từ chuồng này sang chuồng khác

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng? Chọn địa điểm và hướng chuồng nuôi nhằm mục đích gì?

Trình bày cách sắp xếp và qui hoạch mặt bằng trong trại lợn 3.Trình bày cấu tạo của chuồng nuôi lợn

Vẽ sơ đồ mặt bằng của chuồng lợn kiểu một mái và 2 mái?

Chương 4: CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG Mục tiêu:

Ngày đăng: 09/04/2024, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan