ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – KẾT QUẢ SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

63 0 0
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – KẾT QUẢ SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1.Bối cảnh thế giới và những tác động đến Việt Nam Bối cảnh thế giới Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội. Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sản xuất và sử dụng lao động. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở Châu Á, châu Phi, và khu vực Mỹ Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc. Cạnh tranh giành lãnh thổ dẫn đến nhiều xung đột và cuộc chiến tranh. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở Châu Á. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống lại chủ nghĩa tư bản, thực dân. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam.

Trang 1

24/03/2024

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – KẾT QUẢ SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

LỚP L06 - NHÓM 04 - HK232 NGÀY NỘP ………

Giảng viên hướng dẫn: TS ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Trang 2

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – KẾT QUẢ SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Họ và tên nhóm trưởng: Số ĐT: Email:

Nguyễn Thị Dương Mở đầu; kết luận; tổng hợp và trình bày BTL; chỉnh sửa nội dung chương 1,

chương 2: 2.1 2.2

120%

6 2113219 Nguyễn Khắc Hồng Đức Chương 3: 3.1; chỉnh sửa nội dung

chương 2: 2.3, chương 3 100%

Trang 3

1.1 Bối cảnh thế giới và những tác động đến Việt Nam 4

1.2 Bối cảnh trong nước và những yêu cầu nhiệm vụ cần giải quyết 6

Chương 2: QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 15

2.1 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 15

2.1.1 Phong trào yêu nước của lực lượng phong kiến: 15

2.1.2 Phong trào yêu nước của nông dân Việt Nam 17

2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản 19

2.2.1 Phong trào vào đầu thế kỷ XX 19

2.3 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản 24

2.3.1 Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản (1911-1920) 24

2.3.2 Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng - chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam 29

2.3.3 Sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản 33

Chương 3 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 42

3.1 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 42

3.2 Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 48

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trở thành Đảng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam Sự ra đời của Đảng chính là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin và các cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là cả một quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới

Đảng ra đời với bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định đúng đắn con đường cách mạng là gắn chặt độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cứu nước, mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam

Ngay sau đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đứng lên đấu tranh tiến hành các cuộc cách mạng dân tộc, giành chính quyền thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 30 năm chống đế quốc thành công Đồng thời Đảng từng bước đưa nước ta ra khỏi các khủng hoảng, tiến hành các công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, quá độ đi lên con đường chủ nghĩa xã hội

Bên cạnh những thành công vang dội, lịch sử Đảng cũng ghi nhận không ít lần Đảng gặp những sai lầm, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên đang là vấn đề rất nghiêm trọng, làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng

Lợi dụng những điều đó, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước ra sức xuyên tạc lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận công lao của Đảng đối với đất nước và dân tộc, đòi xóa bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, làm chệch con đường chủ nghĩa xã hội Do vậy, việc làm rõ lịch sử Đảng nói chung sự ra đời của Đảng nói riêng, làm rõ sự ra đời của Đảng là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm rõ việc Đảng trở thành lực lượng lành đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam là sự tất yếu và là kết quả của quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc Việt Nam là các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn

Trang 5

hiện nay, qua đó làm cơ sở để phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước

Vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – kết quả của sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại mới" làm bài tập lớn để kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Nhiệm vụ đề tài

Một là, làm rõ đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai

thác thuộc địa của thực dân Pháp

Hai là, làm rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt

Nam theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ đầu 1930

Ba là, làm rõ quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái

Quốc (1911-1920) và sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Bốn là, làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản, sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Năm là, làm rõ giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG Chương 1:

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Bối cảnh thế giới và những tác động đến Việt Nam

Bối cảnh thế giới

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sản xuất và sử dụng lao động Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở Châu Á, châu Phi, và khu vực Mỹ Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc Cạnh tranh giành lãnh thổ dẫn đến nhiều xung đột và cuộc chiến tranh Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở Châu Á Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống lại chủ nghĩa tư bản, thực dân Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam

Thắng lợi của Cách Mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, nó không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lê-Nin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào Cách Mạng vô sản thế giới Quốc Tế Cộng sản vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản, đề cập các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc, thúc đẩy phong trào đấu tranh ở Châu Phi, Châu Á đi theo khuynh hướng vô sản Cách Mạng tháng Mười Nga và những hoạt động cách mạng của Quốc Tế Cộng sản đã ảnh

Trang 7

hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương

Những tác động đến Việt Nam:

Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Trong bối cảnh các nước đế quốc đẩy mạnh tìm kiếm thuộc địa, Việt Nam trở thành đối tượng, nằm trong mưu đồ thôn tính của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều nước khác Điều đó không chỉ dẫn tới sự phát triển gay gắt mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh giành thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới 1914 – 1918, mà còn làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ngày càng sâu sắc Phong trào chống thực dân Pháp bằng nhiều cách khác nhau là một vấn đề có tính thời đại, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam Sau những lần phong trào khởi nghĩa thất bại, những con đường Cách Mạng sai hướng đi, và nhận những kết quả thất bại Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời từ hoàn cảnh và yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, trong đó có phong trào giải phóng dân tộc; mở ra một sự lựa chọn mới về con đường cứu nước cho Việt Nam - con đường cách mạng vô sản Việt Nam đã đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng

Tóm lại, sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang đế quốc, các nước đế quốc,

thực dân tìm kiếm thuộc địa để tăng cường, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế chính quốc, và Việt Nam trở thành một lựa chọn thuộc địa của các nước đế quốc Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa trên thế giới trong những năm 20 của thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam và Đông Dương

Trang 8

1.2 Bối cảnh trong nước và những yêu cầu nhiệm vụ cần giải quyết

Bối cảnh trong nước

Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp Sau thời gian giám sát lâu dài, thâm nhập kiên trì, ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công tại Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, từng bước xâm lược Việt Nam Đó cũng là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng Trước tình hình đó, nhà Nguyễn tuy đã có những nỗ lực chống lại sự xâm lược, nhưng cuối cùng họ đã không thể ngăn chặn sự đô hộ của Pháp đối với Việt Nam Trong giai đoạn đầu, dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cố gắng xây dựng và củng cố quyền lực quốc gia Tuy nhiên, từ năm 1858 trở đi, khi Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn dần mất quyền kiểm soát và phải đặt bút ký các Hiệp ước Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, chính thức biến nước ta thành thuộc địa, đặt nền móng lâu dài cho quyền đô hộ của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam

Nửa sau thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa của mình, nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo thủ, dựa trên tư tưởng Nho giáo lỗi thời, duy trì chế độ quân chủ chuyên chế và không ngừng áp bức tăng thuế lên người dân Dưới thời vua Gia Long, đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, làm cạn kiệt ngân khố Do vậy, mặc dù có những nỗ lực để xây dựng đất nước, nhưng nhà Nguyễn từ lâu đã không nhận được sự ủng hộ và lòng tin của nhân dân, đất nước ngày càng suy yếu, kiệt quệ

Bất chấp sức mạnh của địch và sự ươn hèn của triều đình, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân Việt Nam từ mọi miền Tổ quốc đã nhất tề đứng lên chống Pháp Các văn thân, sĩ phu mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến, nhưng không chấp nhận thái độ đầu hàng của nhà Nguyễn, họ quyết tâm đứng về phía nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu và trở thành những người đại diện, lãnh đạo phong trào Tin vào sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc; tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa của cuộc đấu tranh giữ nước là cơ sở quan trọng để các thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa tập hợp lực lượng, tiến hành các cuộc chiến đấu lâu dài, có quy mô sâu rộng trong cả nước, với

Trang 9

sự tham gia của hàng triệu quần chúng nhân dân trên cơ sở thống nhất giữa lòng yêu nước, đã một lòng đứng dậy chống giặc cứu nước Dù vậy, các phong trào chỉ dừng lại ở cuộc khởi nghĩa cục bộ, bị thực dân Pháp bao vây, tiêu diệt

Mặc dù nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu quật cường, nhưng với những hạn chế về ý thức hệ phong kiến lạc hậu không đáp ứng được những nhu cầu khách quan của lịch sử, nhu cầu của đại đa số nhân dân Vì thế để giành được độc lập dựa trên chế độ phong kiến là một điều không thể, ta cần phải loại bỏ chế độ phong kiến và thay thế bằng một hệ thống chính trị mới Đây là một bước đi cần thiết và tất yếu trên con đường giành lại độc lập, tự do

Sự thống trị của thực dân Pháp: Về chính trị

Trong nước, sau quyết định đầu hàng của triều đỉnh nhà Nguyễn, các phong trào đấu tranh của bộ phận nhân dân yêu nước hình thành và phát triển Trước tình hình đó, thực dân Pháp đã dùng các biện pháp vũ trang để bình định, đàn áp sự nổi dậy của nhân dân Thực dân Pháp còn tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa bên cạnh

việc duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai, chúng thực hiện chính sách “ chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc

Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập ngày 17/10/1887 theo sắc lệnh của Tổng Thống Pháp Pháp chiếm đóng và kiểm soát chính trị của Việt Nam thông qua việc cài đặt các quản trị viên và quân đội Pháp, đồng thời giữ lại một số quan chức địa phương để làm trung gian trong việc thực thi chính sách của họ Việt Nam chính thức trở thành một phần của hệ thống thuộc địa Pháp, dưới ách cai trị, quyền lợi và quyền tự trị của nhân dân ta bị

hạn chế Pháp triệt để thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt” ra đạo luật

về tổ chức quân đội thuộc địa bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh người bản xứ Trực tiếp điều khiển quân đội ở Đông Dương là thành viên tổng chỉ huy người Pháp Ngoài quân đội chính quy còn có đội lính khố xanh chuyên đàn áp các cuộc khởi nghĩa hoặc canh giữ các nhà tù, phục vụ các đạo quan binh ở trên miền biên giới Ngoài ra cả ba xứ còn tổ chức quân đội thân binh dưới quyền của bọn Việt gian phản động làm nhiệm vụ

Trang 10

Về kinh tế

Pháp thiết lập hệ thống thuế mới và áp dụng các chính sách khai thác tài nguyên nhằm tăng cường nguồn thu nhập cho nước mình Nông dân và người lao động phải chịu gánh nặng của các loại thuế mới, trong khi các tài nguyên như cao su, gỗ và than đá được khai thác một cách tối đa để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp của Pháp Từ năm 1987, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn (lần thứ nhất từ năm 1897 – 1914 và lần thứ hai năm 1919 – 1929), mưu đồ của chúng nhằm biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa

của chính quốc Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á thời xưa”

Về văn hóa – xã hội

Thực dân Pháp đã thi hành các chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục mới, vừa tìm cách thủ tiêu vai trò của nền giáo dục cũ Hệ thống các trường tiểu học Pháp Việt được mở rộng nhằm thay thế dần nền Hán học Các khoa thi Hương, Hội, Đình bị bãi bỏ với mục đích chấm dứt vai trò của các sỹ phu phong kiến

Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, truỵ lạc hoá, tạo ra nhiều tệ nạn xã hội mới như dùng cờ bạc, rượu cồn, và thuốc

Trang 11

phiện Những thói hư tật xấu này không ngừng được chính quyền ra sức dung dưỡng để đầu độc dân ta bằng mọi thủ đoạn

Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế Ngoài những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn

Tệ uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước Loại rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm

chất hoá học “Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện Nhưng cũng trong số 1.000 làng đó lại chỉ vẻn vẹn 10 trường học Hàng năm người ta cũng đã tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”1

Thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là giới trẻ Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách công khai Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn Ở nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề

Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách nô dịch về văn hoá hết sức phản động hòng xô đẩy nhân dân vào vòng ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần Những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm Nền văn hoá dân tộc đã bị chà đạp một cách thô bạo Tuy nhiên thực dân Pháp không thể ngăn trở được những trào lưu văn hoá dân tộc tiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian này

Trang 12

Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam bấy giờ

Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm Chủ nghĩa tư bản thực dân

được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa Vốn là giai cấp thống trị đã đầu hàng, được thực dân Pháp nuôi dưỡng làm tay sai Sự câu kết giữa hai thế lực phản động tư bản và phong kiến đã tạo điều kiện cho địa chủ Việt Nam tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đàn áp, bóc lột nông dân về kinh tế và chính trị, làm tay sai cho Pháp và vua quan Điều này nảy sinh mâu thuẫn của giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân Tuy vậy vẫn có một bộ phận địa chủ (nhỏ và vừa) nêu cao tinh thần dân tộc và lãnh đạo các phong trào chống Pháp, bảo vệ chế độ phong kiến Một số khác trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động Một số bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản

Giai cấp nông dân – thành phần đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, chiếm

khoảng 90% dân số Dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, sưu cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động Bởi vậy, không những là một lực lượng hùng hậu, họ còn có một tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất, khi được tổ chức, tập hợp và có sự lãnh đạo của một lực lượng tiên phong cách mạng, giai cấp nông dân sẽ sẵn sàng vùng dậy, phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc

Giai cấp tư sản được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ

Trang 13

bé, sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối Trong quá trình phát triển, giai

cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc

Tư sản mại bản là những tư sản lớn, gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, hợp tác kinh

doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc

Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản

loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc

Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ

thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc

Trang 14

Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của

Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ Lớp công nhân đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền

Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ) Phần lớn xuất thân từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, là cở sở khách quan thuận lợi cho công nhân và nông dân liên minh chặt chẽ trong quá trình đấu tranh cách mạng Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đã sớm vươn lên tiếp nhận những tư tưởng tiên tiến của thời đại, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế, thể hiện mình là một giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng

Trang 15

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:

Cùng với sự thất bại, đầu hàng hoàn toàn của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, nước ta từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến Các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỉ XIX tuy diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng cũng thất bại Dưới tình hình kinh tế, chính trị và xã hội lúc bấy giờ, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là:

Một là, xóa bỏ chế độ phong kiến, phát huy quyền dân chủ, đặc biệt là vấn đề

ruộng đất cho nông dân

Hai là, phải đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho dân tộc

Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hành đầu của cách mạng Việt Nam, sau đó mới loại bỏ chế độ phong kiến Việt Nam và lựa chọn con đường phát triển mới cho dân tộc

Tóm lại, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam từ một xã hội phong

kiến thuần túy thành một xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đối tới Việt Nam với các chính sách thống trị chuyên chế chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, thực hiện cách chính sách giáo dục thực dân, tha hóa dân tộc, nhằm mục tiêu dễ dàng kìm hãm và cai trị, đem lại tối đa về mặt lợi ích Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đều mang thân phận người dân mất nước và bị thực dân áp bức, bóc lột bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau Qua đó, trong lòng chế độ thực dân, đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai phản động, mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc Từ đó, thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là chống lại thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc

Trang 16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc Cách mạng Tháng Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Từ đó cho thấy, bối cảnh thế giới đã tác động quan trọng vào tình hình Việt Nam, đặt ra những vấn đề và nhiệm vụ cần giải quyết

Thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc Mâu thuẫn lớn nhất là giữa nhân dân với thực dân Pháp Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại Điều này đòi hỏi Việt Nam phải chọn con đường xã hội mới cho dân tộc Trong tình hình đó, hai nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ Nhân dân, ruộng đất cho dân cày Vì vậy, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là bước quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này Đó là quyết định đúng đắn để lãnh đạo Nhân dân Việt Nam trong việc giành độc lập và xây dựng đất nước

Trang 17

Chương 2

QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

2.1.1 Phong trào yêu nước của lực lượng phong kiến:

Cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân, chính thức đặt cơ sở lâu dài cho quyền đô hộ của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam Chính điều này đã gây nên nhiều bất mãn trong triều đình và toàn thể nhân dân ta, do đó các phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn liên tục diễn ra

Phong trào Cần Vương (1885-1896)

Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân ta giúp vua cứu nước, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta

Lựa chọn con đường phát triển đất nước: khôi phục chế độ phong kiến, dựa trên chế

độ phong kiến để giành lại quyền độc lập dân tộc

Lãnh đạo: tầng lớp lãnh đạo chủ yếu trong phong trào là văn thân, sĩ phu yêu nước

Lực lượng tham gia gồm: đông đảo văn thân, sĩ phu yêu nước, đặc biệt là nông dân Mục tiêu: mục tiêu cao nhất của phong trào Cần Vương là chống thực dân Pháp,

khôi phục lại chế độ phong kiến

Kết quả:phong trào Cần Vương suy yếu dần, từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt Từ cuối năm 1895 đầu năm 1896, khi tiếng súng của khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại phong trào cần Vương coi như chấm dứt

Trang 18

Nguyên nhân thất bại của phong trào cần Vương: Nguyên nhân khách quan:

Đối tượng chiến đấu của cuộc khởi nghĩa là thực dân Pháp - một đế quốc đang trên đà phát triển, hơn hẳn chúng ta về phương tiện và kỹ thuật chiến đấu Hơn nữa, về cơ bản chúng đã hoàn thành công cuộc bình định nước ta Nên cuộc chiến đấu của nhân

dân ta gặp rất nhiều khó khăn Nguyên nhân chủ quan:

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: phong trào Cần Vương diễn ra tuy mạnh mẽ, trên quy mô rộng lớn, có tính chất toàn quốc, lực lượng tham đông đảo gây cho Pháp nhiều khó khăn Song nhìn chung các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự chỉ huy thống nhất, nặng về thủ hiểm mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cuộc khởi nghĩa để thống nhất lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng thời cũng chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược

rõ ràng

Mục tiêu chưa phù hợp, không lấy gốc rễ bắt nguồn từ nhân dân dẫn đến việc không nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của dân chúng Dù chống Pháp nhưng mục tiêu cuối cùng của phong trào Cần Vương là khôi phục chế độ phong kiến đã lỗi thời, về cơ bản khẩu hiệu của phong trào Cần Vương, chỉ đáp ứng một phần trước mắt yêu cầu của dân tộc, còn về cơ bản chưa giải quyết và chưa đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội cũng như nguyện vọng sâu sắc của nhân dân muốn

thoát khỏi sự bóc lột của chế độ phong kiến, tiến lên một xã hội tốt đẹp hơn

Phong trào Cần Vương diễn ra tuy mạnh mẽ, trên quy mô rộng lớn, có tính chất toàn quốc, lực lượng tham đông đảo gây cho Pháp nhiều khó khăn song nhìn chung các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự chỉ huy thống nhất, nặng về thủ hiểm mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cuộc khởi nghĩa để thống nhất lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp Trong khi đó, thực dân Pháp đã hoàn thành ách cai trị ở Việt Nam, có điều kiện tập trung lực lượng đánh bại các cuộc khởi

nghĩa riêng lẻ

Trang 19

Những người lãnh đạo phong trào Cần Vương chưa chú ý bồi dưỡng sức dân để đấu tranh lâu dài, trang bị vũ khí thiếu thốn, thô sơ, khó có thể đối mặt với vũ khí tối tân

của quân đội Pháp

Thể hiện bước sàng lọc:

Dù không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng phong trào đã tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam Đồng thời, chứng tỏ sự phá sản của con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến là tất yếu vì các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Qua đó, đặt ra nhiệm vụ cấp thiết của nước ta là phải có một lý luận cách mạng khoa học rõ ràng, đúng đắn phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại, đồng thời có một tổ chức lãnh đạo vững mạnh để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

2.1.2 Phong trào yêu nước của nông dân Việt Nam

Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Lựa chọn con đường phát triển đất nước: từ cuối những năm cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX, phong trào mang khuynh hướng phong kiến, nhưng bước sang đầu thế kỷ XX, tiếp nhận một số yếu tố của tư tưởng tư sản, tính chất của cuộc khởi nghĩa dần chuyển sang phạm trù tư sản

Lãnh đạo: là những người xuất thân từ nông dân nhưng có những phẩm chất như

căm thù đế quốc, mưa trí, dũng cảm, thông minh…

Lực lượng tham gia: nông dân

Mục tiêu: chống lại chính sách bình định và các chính sách bóc lột, áp bức của thực

dân Pháp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nông dân Cuộc khởi nghĩa cũng nhằm lật đổ chế độ phong kiến và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ

Trang 20

Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế: Nguyên nhân khách quan:

Đầu thế kỷ XX, về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc bình định quân sự và củng cố nền thống trị của chúng trên phạm vi cả nước Đồng thời, có sự chênh lệch về lực lượng, cũng như sức mạnh của nghĩa quân so với thực dân Pháp

Địa bàn hoạt động hạn chế, giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp, không rộng rãi để

nhận được sự hưởng ứng của toàn dân tộc Nguyên nhân chủ quan:

Hạn chế về mặt tư tưởng, nhận thứ của giai cấp lãnh đạo cũng như đường lối lãnh đạo Trong quá trình đấu tranh, nghĩa quân Yên Thế đã trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều thủ lĩnh khác nhau, điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất về tư tưởng, đường lối đấu tranh của nghĩa quân Đồng thời, đây là một cuộc khởi nghĩa độc lập, mang tính chất nông dân tự phát, nhưng trong quá trình đấu tranh lại không thu phục được lòng dân, chưa thực dân gắn bó với nhân dân và cũng không có sự hợp tác với các phong trào chống Pháp khác Qua đó càng chứng tỏ có một lổ hỏng rất lớn về tầm nhìn, đường lối lãnh đạo của giai cấp đứng đầu cuộc khởi nghĩa: khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời dẫn, bế tắc trong đường lối đấu tranh, cũng như chưa nhận thức rõ về mục tiêu giải phóng dân tộc

Thể hiện bước sàng lọc: dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám, đã thể hiện tinh

thần đấu tranh quật cường của nhân dân ta chống ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, nhưng đã thất bại Qua đó cũng chỉ ra rằng, sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế là một sự khẳng định về những hạn chế của việc tổ chức, lãnh đạo và tầm nhìn trong đường lối tư tưởng của chế độ phong kiến Chính những điều đó đặt ra yêu cầu phải có một tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, một lý luận chính trị sắc bén và phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ

Tóm lại, qua những thất bại của các phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến trên đã

chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước để đạt được mục tiêu là giành độc lập dân tộc Trong hệ tư tưởng này, còn quá nhiều hạn chế, thiếu sự đổi mới trong chiến lược và tư duy, không tìm được

Trang 21

đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam, cũng như không đáp ứng được những nguyện vọng sâu sắc của nhân dân, không thể tập hợp lực lượng rộng rãi từ các tầng lớp nhân dân Những hạn chế này đã chứng tỏ rằng chế độ phong kiến cũng như hệ tư tưởng phong kiến đã không còn phù hợp, nhân dân ta muốn giành được độc lập dân tộc, con đường duy nhất là phải loại bỏ chế độ phong kiến và chuyển biến tư tưởng, tầm nhìn và đường lối đấu tranh phù hợp

2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản 2.2.1 Phong trào vào đầu thế kỷ XX

Phong trào Đông Du (1906-1908)

Trong bối cảnh lịch sử đất nước suy tàn bởi hệ quả của nền giáo dục Nho giáo lạc hậu, đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, giày xéo Đầu năm 1905, Phan Bội Châu vượt

biển qua Nhật Bản “cầu viện”, việc không thành, Cụ Phan Bội Châu lập tức chuyển thành “cầu học” và kịp thời phát động phong trào tuyển chọn thanh niên yêu nước qua

Nhật Bản học tập, đào tạo nhân tài để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập và xây

dựng đất nước “Việt Nam mới” văn minh và tiến bộ

Lựa chọn con đường phát triển đất nước: đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản Lực lượng lãnh đạo: Duy Tân hội và nhà yêu nước Phan Bội Châu

Lực lượng tham gia: các thanh niên yêu nước, được cổ động và hỗ trợ bởi Duy Tân

hội và Phan Bội Châu

Mục tiêu: phong trào kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, để học tập, chuẩn bị lực lượng trí thức, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức, chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà, đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng lại chế độ chính trị quân chủ.

Nguyên nhân thất bại của phong trào Đông Du: Nguyên nhân khách quan:

Sự thay đổi chính sách của Nhật Bản và áp lực từ thực dân Pháp đối với Nhật Bản: tháng 8/1908, thực dân Pháp gia tăng áp lực đối với Chính phủ Nhật Bản để trục xuất

Trang 22

các lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu, ngăn chặn các hoạt động cách mạng Việt Nam

Nguyên nhân chủ quan:

Sai lầm về mặt tư tưởng, phụ thuộc vào sự hỗ trợ quốc tế Việc xác định kháng Pháp bằng cách dựa vào Nhật của ông là điểm sai trọng yếu, bởi bản chất Nhật cũng là một cường quốc đế quốc, mục đích cuối cùng của chính đều là nô dịch, bóc lột, áp bức các nước thuộc địa Kết quả là, để có viện phí chi trả trong cuộc chiến Nga Nhật, Nhật đã phải vay từ Pháp và chấp nhận yêu cầu tôn trọng các nước thuộc địa của Pháp mà Pháp đưa ra Từ đó, họ tiến hành trục xuất các thanh niên trong phong trào Đông Du về nước, không chấp nhận thỉnh cầu giúp đỡ từ phía Phan Bội Châu

Việc chủ trương cứu nước bằng đường lối vũ trang, bạo động chưa thật sự phù hợp Tình cảnh bấy giờ ở nước ta sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, nghèo nàn, dốt nát Nếu như chỉ độc một con đường bạo động vũ trang, thiếu sự nâng cao dân trí và phát triển kinh tế mà hy vọng có thể cứu nước là hoàn toàn sai lầm và không khả thi

Chủ trương cứu nước bằng con đường dân chủ tư sản không phù hợp trong bối cảnh hiện tại Trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến chuyển sâu sắc, xuất hiện nhiều tầng lớp mới Đông đảo trong xã hội bấy giờ là giai cấp nông dân và công nhân Trong khi cuộc cách mạng này lại đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản Về cơ bản, nó chỉ tiếp tục thay thế sự bóc lột từ giai cấp phong kiến qua giai cấp tư sản, từ đó càng gây ra những mâu thuẫn, làng sóng phẫn nộ trong xã hội Việt Nam mà thôi

Thể hiện bước sàng lọc:

Thứ nhất, đã sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc, tiếp thu được những thành tựu của cách mạng thế giới

Thứ hai, điểm tiến bộ là ông đã nhìn ra sự lạc hậu và bảo thủ của chế độ phong kiến, tuy nhiên việc đi theo tư tưởng tư sản là điều hoàn toàn không phù hợp

Trang 23

Qua đó để lại một bài học kinh nghiệm cho thế hệ sau, để tìm ra một con đường cứu nước khác phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân

Phong trào Duy Tân (1906-1908)

Lựa chọn con đường phát triển đất nước: đi theo con đường dân chủ tư sản Lực lượng lãnh đạo: các sĩ phu, nhà nho, trí thức yêu nước

Lực lượng tham gia: văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân

Mục tiêu: cải cách và duy tân đất nước: đánh đổ phong kiến, vạch trần chế độ vua

quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường, thực hiện cải cách xã hội toàn diện

Nguyên nhân thất bại của phong trào Duy Tân: Nguyên nhân khách quan:

Thực dân Pháp đã đặt nền móng thống trị và củng cố trên phạm vi cả nước, lực lượng hùng mạnh, phong trào bị đàn áp mạnh mẽ, ngăn chặn không cho phát triển

Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tư tưởng dân chủ tư sản dần bị thay thế bởi các con đường cách mạng vô sản

Nguyên nhân chủ quan:

Phan Châu Trinh chủ trương lấy đường lối cách mạng theo khuynh hướng tư sản, Trong xã hội Việt Nam, đã có nhiều chuyển biến và thay đổi, nhiều tầng lớp, giai cấp mới xuất hiện Trong khi đó, giai cấp tư sản Việt Nam số lượng ít ỏi, tiềm lực về kinh tế và chính trị đều non kém, chúng ta không thể lấy một lực lượng ít ỏi, nhỏ bé đi chống chọi với kẻ thù có sức mạnh lớn, cấp thiết cần có một hệ tư tưởng, một chính sách thức thời hơn

Năm 1905, Phan chu Trinh sang Pháp chủ trương là: "ỷ Pháp cầu tiến bộ" tức là

dựa vào thực dân Pháp mà cầu tiến bộ để từ đó tranh đấu với Pháp về các mặt kinh tế,

Trang 24

văn hoá, chính trị Chủ trương ấy gọi là "Pháp - Việt đề huề".1 Điều này tạo ra mặt phụ

thuộc vào một cường quốc thực dân, không thể đảm bảo được độc lập dân tộc Đồng thời, mâu thuẫn lúc bây giờ trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân, dựa vào Pháp để phát triển là một điều phi lý, không giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản tồn tại đương thời Qua đó cũng thấy rõ sự hạn chế về tư duy chiến lược, không có khả năng tự lập, tự cường mà phải nương nhờ chính tay kẻ thù khiến nước ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn hiện tại

Thể hiện bước sàng lọc: phong trào Duy Tân có ý nghĩa quan trọng giúp khơi dậy

lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến Đồng thời qua đó khẳng định rằng: giải phóng dân tộc dựa trên tư sản là điều hy hữu, không phù hợp Đánh dấu bước chuyển mình từ các phong trào cách mạng mang tính chất tư sản sang phong trào cách mạng vô sản sau này

Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh rằng giải phóng dân tộc bằng ngọn cờ phong kiến hay tư sản đều không phù hợp và không đáp ứng được những nhu cầu khách quan của thực tiễn lịch sử đặt ra Giai cấp phong kiến hay tư sản đều đã lỗi thời và yếu thế, không còn đủ địa vị kinh tế và chính trị để trở thành lực lưỡng lãnh đạo cách mạng dân tộc Điều này đã dẫn đến sự cần thiết phải tìm ra một con đường cách mạng mới, phù hợp hơn với điều kiện và yêu cầu cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó – tiền đề cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

2.2.2 Phong trào sau chiến tranh thế giới lần thứ Nhất

Phong trào cách mạng quốc gia tư sản

Việt Nam Quốc dân Đảng

Lựa chọn con đường phát triển đất nước: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản Lực lượng lãnh đạo: các trí thức, giáo viên, những người có học thức yêu nước

1Phan Bội Châu, toàn tập, Tập 6, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990, tr 116.

Trang 25

Lực lượng tham gia: sinh viên, học sinh, nhân sĩ, trí thức yêu nước, tầng lớp tư sản

dưới, công chức, binh lính người Việt được giác ngộ trong quân đội Pháp

Mục tiêu:trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng; đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập một nước Việt Nam độc lập Cộng hòa

Nguyên nhân thất bại: Nguyên nhân khách quan:

Lúc bấy giờ, nền móng thống trị của thực dân Pháp đuọc củng cố trên phạm vi

cả nước, hệ thống quân sự và hành chính được xây dựng chắc chắn, khó bị lung lay Nguyên nhân chủ quan:

Đường lối cứu nước của Việt Nam Quốc dân đảng chứa đựng những yếu tố lỗi

thời, không phản ánh được yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử “Việt Nam Quốc dân đảng không thể tạo ra cho mình một lực lượng hùng hậy được Hơn nữa lý thuyết của Việt Nam Quốc dân đảng thì mơ hồ, nặng về sao chép; tổ chức của Đảng thì lỏng lẻo; còn đảng viên của Đảng thì pha tạp; cho nên nó không thể trở thành phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển…”1 Đây là một cuộc khởi nghĩa nổ ra một cách vội vã,

không có sự chuẩn bị đầy đủ, một cách bị động Sự lãnh đạo của Việt Nam quốc dân

đảng còn thiếu sót, không hiệu quả, không đủ sức để lãnh đạo, điều hành cách mạng Thể hiện bước sàng lọc: các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu cần phải có đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng đúng đắn Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản là không phù hợp

Tóm lại, sự thất bại của các phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con

Trang 26

đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công Mặc dù thất bại nhưng đây là một sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và quá trình chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh, thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam giành lại độc lập dân tộc

2.3 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản

2.3.1 Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản (1911-1920)

2.3.1.1 Những yếu tố tác động đến Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Việt Nam đi phương Tây (trước năm 1911)

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam trải qua nhiều biến động và khó khăn, đặc biệt là dưới sự cai trị của bọn thực dân Pháp Thông qua các Hiệp ước Ácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884, triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân, đặt cơ sở lâu dài cho quyền đô hộ của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam biến Việt Nam thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày càng gia tăng Chứng kiến cảnh đồng bào chịu đựng kiếp sống nô lệ, Nguyễn Ái Quốc vô cùng căm phẫn và nung nấu ý chí giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước

Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước nồng nàn, gần gũi với nhân dân Từ nhỏ được theo cha học hành, thân sinh ông là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, là tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị - xã hội Cụ thường

tâm sự rằng: “Quan trường là nô lệ trong những nô lệ, lại càng nô lệ hơn”1 Tình yêu nước thương dân và nhân cách cụ Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng to lớn đến việc

hình thành tư tưởng, nhận thức cũng như tấm lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc thuở niên thiếu Bên cạnh đó, Người cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của người mẹ thân sinh

1 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội,

1980, tr.12

Trang 27

của mình là cụ Hoàng Thị Loan, một người mẹ tần tảo, đảm đang, nhân đức, hết mực yêu thương con

Giai đoạn này,mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt, các phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra khắp nơi trên khắp với nhiều xu hướng khác nhau Mặc dù đều thất bại, nhưng đó là trang sử vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh

giành độc lập Có thể nói: "Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam."1 Hệ tư tưởng phong

kiến phong kiến và tư sản hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp giải phóng giành độc lập dân tộc

Đứng trước những thất bại đó, mặc dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng đương thời, tuy nhiên Nguyễn Ái Quốc không tán thành đường lối yêu nước của các bậc tiền bối Người nhận thấy rõ nguyên nhân của những thất bại ấy bắt nguồn từ những tư tưởng, đường lối chưa phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình

Người cho rằng: “Chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến.”2

Tuy nhiên, đi đâu và làm gì để tìm ra con đường cứu nước thành công luôn là công việc hết sức khó khăn Bởi lẽ, bọn thực dân bưng bít mọi thông tin, ngăn cản những tư tưởng tiên tiến, cấm du nhập sách báo tiến bộ hòng giam hãm dân ta trong vòng nô

lệ Người đã nói với nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenxtam: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người

Trang 28

da trắng nào cũng là người Pháp Người Pháp đã nói thế Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài.”1

Từ những kinh nghiệm cuộc sống và nhận thức được những rối ren trong bối cảnh đất nước trong giai đoạn hiện tại, và sự tìm hiểu về nước Pháp, đã thôi thúc Người đi tìm một con đường cứu nước mới

2.3.1.2 Quá trình từng bước lựa chọn con đường cách mạng vô sản (từ năm 1911 đến năm 1920)

Ngày 5/9/1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral

Latouche-Tréville, bắt đầu hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc

Từ 1911 – 1919: quá trình nghiên cứu và lao động ở phương Tây:

Trong hành trình cứu nước, lúc đầu Người làm nghề phụ bếp, rồi sau đó là công nhân trên tàu buôn Pháp Người lấy tên là Văn Ba, đã thật sự sống cuộc sống của một người lao động Phải làm việc vất vả nhưng vẫn tranh thủ tự học Tác giả Trần Dân Tiên

sau này kể lại: “Ở trên tàu Latouche - Tréville mỗi ngày anh Ba phải làm từ 4 giờ sáng, “công việc kéo dài suốt ngày”, “suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than”, buổi tối có hai người lính giải ngũ, về Pháp, tốt bụng, “dạy cho anh đọc và viết””.2 Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh…) Đầu năm 1913, Người từ Mỹ về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh Tại đây, Người làm nghề đốt lò, quét tuyết, phục vụ khách sạn Bất kỳ hoàn cảnh nào, Người thường xuyên chú ý tìm hiểu đời sống và gần gũi với người lao động Người rất xúc động trước điều kiện sống cực khổ và bị đàn áp của người da đen Sau những tháng năm trải nghiệm cuộc sống người dân thuộc địa làm thuê,

Người dần dần nhận ra một điều: “Ở đâu cũng có người nghèo và sự giàu nghèo không

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t1, Sđd, tr.477, 192

2 Trần Dân Tiên (1972): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch; Nxb Văn học, Hà Nội

Trang 29

phụ thuộc vào màu da, chủng tộc Người lao động ở đâu cũng khổ cực và biết thương yêu nhau”1

Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến và nhận thức được những hạn chế của chế độ tư bản Dưới chế độ này, quyền lợi của tầng lớp lao động thường bị lấn át và bị bóp méo bởi sự tham lam và lợi ích của các tầng lớp tư sản Các nhà tư sản thường tận dụng quyền lực và vốn lực của họ để tăng cường sức mạnh và chi phối xã hội, đồng thời thúc đẩy sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội, tầng lớp lao động thường phải làm việc với điều kiện lao động khắc nghiệt, thu nhập thấp và không có quyền tự do ngôn luận hay tự do chính trị Họ bị ép buộc phải làm việc một cách cường ép để kiếm sống, trong khi các tầng lớp tư sản thường tận dụng lao động của họ mà không đưa ra các điều kiện làm việc công bằng và an toàn

Gần mười năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh,

Mỹ… Người đã có nhận thức quan trọng là: “Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến Nhưng cách mạng xong rồi dân chúng vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng.” Từ đó, Người đi đến kết luận: “Chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này”2

Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, vừa tiếp tục lao động kiếm sống, vừa tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội Người liên hệ chặt chẽ với công nhân Pháp, những đại biểu thuộc địa và những người Việt Nam yêu nước tại Pháp Đây là thời kỳ hoạt động sôi nổi và có hiệu quả trong hành trình tìm thấy con đường cứu nước Việt

Nam Đầu năm 1919, Người vào Đảng Xã hội Pháp: "Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái"3 Giữa năm 1919, bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong tư

1 Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 40-50

2 Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN,H.1994, Tập 1; tr.12;

Trang 30

tưởng Hồ Chí Minh diễn ra qua hoạt động Người thay mặt những người Việt Nam yêu

nước ở Pháp, gửi "Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị các nước đế quốc họp

tại Vécxây (18/6/1919), đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên tại đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế.1 Mặc dù Yêu sách chỉ nêu những yêu cầu tối thiểu trong khuôn khổ cải cách, nhưng các tác giả của bản Yêu sách ấy đã không nhận được một lời phúc đáp Từ

thực tế ấy, Người kết luận: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”2

Từ năm 1919-1920, quá trình giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, lựa chọn con đường cách mạng vô sản:

Sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước,

giải phóng dân tộc của Người là khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân

đạo (L’Humanité) tháng 7-1920 Luận cương đã mang lại cho Người ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa Khẳng định ý nghĩa to lớn

của Luận cương trong hành trình tìm ra con đường cứu nước, sau này Người viết: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"3 Từ đó Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về lập trường của những người chủ trương gia nhập Quốc tế thứ ba trong Đảng xã hội Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Cũng từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, mở ra một con đường mới cho cách mạng

Việt Nam: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.4

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.29

2 Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN,H.1994,tr.31

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd,t 10 tr.127

4 Nguyễn Tùng Lĩnh (07/06/2021), Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam, Truy cập từ: http://www.vanhocnghethuathatinh.org.vn/nguyen-ai-quoc-va-su-lua-chon-con-duong-cach-mang-vo-san-cho-dan-toc-viet-nam-1622804954.html

Trang 31

Như vậy, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Việt Nam đi phương Tây,

đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và phong trào giải phóng dân tộc Sự thất bại của các phong trào yêu nước trước đó đã thúc đẩy ông tìm hướng đi mới, học hỏi kinh nghiệm từ các nước phương Tây - nơi diễn ra nhiều cuộc cách mạng và có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến Quyết định của Nguyễn Ái Quốc là bước ngoặt quan trọng, mở ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam Trải qua một quá trình tìm kiếm và học hỏi, từ việc tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ, tham gia vào phong trào yêu nước, cho đến nghiên cứu về Cách mạng tháng Mười Nga 1917, từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã

tìm thấy và xác định rõ rằng con đường duy nhất để giải phóng dân tộc là phương hướng

đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản

2.3.2 Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng - chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

2.3.2.1 Chuẩn bị về tư tưởng - chính trị:

Con đường tìm đến chủ nghĩa Mác-Lênin trước năm 1920 của Nguyễn Ái Quốc đầy gian truân, khó khăn và thử thách Với mong muốn giải phóng dân tộc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Người tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiến bộ, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức Năm 1920, tiếp cận được chủ nghĩa Mác-Lênin, Người dường như nhận thức được con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Người tích cực tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, hoạt động sôi nổi trong phong trào cộng sản quốc tế Đồng thời, vừa tích cực truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào trong nước, vừa học tập, nghiên cứu, hoàn thiện tư tưởng cứu nước nhằm mục đích chuẩn bị

các điều kiện cần thiết để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Tác phẩm “Đường Cách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Người chính là những tác phẩm có sự

ảnh hưởng cực lớn về tư tưởng - chính trị trong nước

Tính chất và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

Cách mạng Việt Nam có tính chất giải phóng dân tộc, chống lại chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động Điều này khác biệt so với các nước tư bản chủ nghĩa, nơi mâu thuẫn chủ yếu là giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Người đặt nền móng cho đường

Ngày đăng: 08/04/2024, 09:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan