Tuyến điểm du lịch việt nam bài tập nhóm tuyến điểm của vùng du lịch đồng bằng sông cửu long

117 0 0
Tuyến điểm du lịch việt nam bài tập nhóm  tuyến điểm của vùng du lịch đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐBSCL có rất nhiều vùng đất còn rất hoang sơ, nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đây là loại hình du lịch đang được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng.T

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Trang 2

Hà Nội, tháng 3 năm 2023.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ SỰ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ,

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNHCỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 05

Trang 4

MỤC LỤC

1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG 6

2 HỆ THỐNG GIAO THÔNG 6

3 CỬA KHẨU QUỐC TẾ 6

4 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 7

5 CÁC ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8

6 SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG ĐBSCL 9

7 TUYẾN DU LỊCH CHÍNH 11

7.1.Tuyến du lịch đường bộ 11

7.1.1.Tuyến CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - CẦN THƠ 11

7.1.2.Tuyến CẦN THƠ - S伃ĀC TR䄃؀NG - B䄃⌀C LIÊU - CẦN THƠ 12

7.1.3.Tuyến CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - H# TIÊN - CẦN THƠ 14

7.1.4.Tuyến LONG AN – TIỀN GIANG – BẾN TRE - LONG AN 17

7.1.5.Tuyến TP.HCM – TIỀN GIANG – BẾN TRE - ĐỒNG THÁP - TP.HCM 19

7.2.Tuyến du lịch đường không 20

7.2.1.Tuyến CẦN THƠ – PHÚ QUỐC – CẦN THƠ 21

7.2.2.Tuyến KIÊN GIANG – NHA TRANG – KIÊN GIANG 23

7.2.3.Tuyến CẦN THƠ – HỒ CHÍ MINH – CẦN THƠ 26

7.2.4.Tuyến CẦN THƠ - H# NỘI - SAPA - ĐỈNH FANSIPAN - YÊN TỬ - H䄃⌀ LONG - BÁI ĐÍNH - TR#NG AN 27

7.2.5.Tuyến H# NỘI – CẦN THƠ – C# MAU 33

7.3.Tuyến du lịch đường thuỷ 35

7.3.1.Tuyến HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ - S伃ĀC TR䄃؀NG - B䄃⌀C LIÊU - C# MAU 35

7.3.2.Tuyến HỒ CHÍ MINH - LONG AN - VĨNH LONG - TR# VINH - ĐỒNG THÁP - AN GIANG - KIÊN GIANG 407.3.3.Tuyến TP HỒ CHÍ MINH - MỸ THO - BẾN TRE - CẦN THƠ - MŨI C# MAU .457.3.4.Tuyến BÌNH DƯƠNG - CÁI BÈ – CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC – S伃ĀC TR䄃؀NG – C# MAU 50

4

Trang 5

7.3.5.Tuyến S#I GÒN - MỸ THO - CẦN THƠ 52

7.4.Tuyến du lịch đường sắt 54

7.4.1.Tuyến S#I GÒN – MỸ THO – BẾN TRE – CẦN THƠ 54

7.4.2.Tuyến HỒ CHÍ MINH - VĨNH LONG - CẦN THƠ 57

7.4.3.Tuyến HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - ĐỒNG THÁP 59

7.4.4.Tuyến B䄃⌀C LIÊU – S伃ĀC TR䄃؀NG – TP HỒ CHÍ MINH 61

7.4.5.Tuyến HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - BẾN TRE - TR# VINH 62

7.5.Tuyến du lịch chuyên đề 65

7.5.1.Tuyến TP HCM – AN GIANG 65

7.5.2.Du lịch Miệt Vườn Cần Thơ 67

7.5.3.Trải nghiệm du lịch nông nghiệp 70

7.5.4.Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái rừng Tràm (ở U Minh Thượng) 71

7.5.5.Tour du lịch làng nghề Đồng Tháp 72

7.6.Tuyến du lịch quốc tế 76

7.6.1.Tuyến CẦN THƠ - Đ#O VIÊN - Đ#I TRUNG - Đ#I BẮC- CẦN THƠ 76

7.6.2.Tuyến CẦN THƠ - BANGKOK - PATTAYA - CẦN THƠ 78

7.6.3.Tuyến CẦN THƠ - TRƯƠNG GIA GIỚI - PHƯỢNG HO#NG CỔ TRẤN - CẦU KÍNH Đ䄃⌀I HIỆP CỐC 81

7.6.4.Tuyến CẦN THƠ - TP HCM - SINGAPORE - MALAYSIA - INDONESIA 84

7.6.5.Tuyến CẦN THƠ - H#N QUỐC 88

7.7.Tuyến du lịch liên kết với vùng du lịch khác 94

7.7.1.Tuyến H# NỘI – S#I GÒN – MŨI NÉ – MỸ THO – BẾN TRE – H# NỘI 94

7.7.2.Tuyến TP CẦN THƠ – TP Đ# L䄃⌀T – TP CẦN THƠ 100

7.7.3.Tuyến TIỀN GIANG – TP Đ# NẴNG –TIỀN GIANG 102

7.7.4.Tuyến AN GIANG – Đ䄃؀K L䄃؀K – GIA LAI – KON TUM – AN GIANG 105

7.7.5.Tuyến VĨNH LONG – H# NỘI - SAPA – VĨNH LONG 110

5

Trang 6

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1 Khái quát về vùng

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long, Lục Tỉnh hoặc Miền Tây Đây là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ.

Vị trí: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.

Diện tích: Diện tích đồng bằng sông Cửu Long: 40.577,6 km2

Dân số: 17.744.947 người (2022) Mật độ trung bình: 426 người/km2.

Phạm vi lãnh thổ: Vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long gồm 1 thành phố: Cần Thơ (trực thuộc trung ương) và 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang gắn với du lịch tiểu vùng sông MêKông

2 Hệ thống giao thông

- Đường bộ: Các quốc lộ 1A, 30, 80, 91, 62, nối các tỉnh trong vùng và với thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh không gian Đông Nam bộ và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

- Đường thủy: Hệ thống sông Tiền Giang và sông Hậu Giang, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây các kênh rạch dọc ngang tạo nên hệ thống sông dày đặc phù hợp các tuyến du lịch trên sông Đây là đặc thù về giao thông của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra, còn tuyến giao thông thủy trên địa bàn tỉnh Kiên Gian, tuyến đất liền ra đảo Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.

- Đường không: Vùng có sân bay Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ (Cần Thơ), Cà Mau (Cà Mau), trong đó sân bay Cần Thơ, Phú Quốc được đầu tư nâng cấp thành sân bay quốc tế.

3 Cửa khẩu quốc tế

6

Trang 7

Cửa khẩu quốc tế (quốc gia) và khu kinh tế cửa khẩu gắn liền: Cửa khẩu Tịnh Biên.

Cửa khẩu Vĩnh Xương Cửa khẩu Thường Phước Cửa khẩu Xà Xía.

4 Đặc điểm tài nguyên du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Vùng có hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng về tự nhiên và văn hóa Thứ nhất, ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thuộc hàng quý hiếm trên thế giới, như: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), vườn chim Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), vườn chim Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp)… Đây là những tài nguyên rất quý giá cho phát triển du lịch sinh thái Bên cạnh đó, cả vùng còn có hơn 700 km bờ biển và hơn 145 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ: Mũi Nai, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang); Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau); Ba Động (tỉnh Trà Vinh) Trong đó, nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), hay còn gọi là đảo Ngọc với một vẻ đẹp hoang sơ, cùng với nhiều tài nguyên thiên nhiên hiếm có

Thứ hai, vùng ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu với mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World) Từ lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kênh rạch, trải nghiệm cuộc sống mộc mạc, thơ mộng của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với ĐBSCL với nhiều loại hình du lịch, kể cả loại hình du lịch tâm linh Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần ở núi Bà, Châu Đốc (tỉnh An Giang).

7

Trang 8

Thứ ba, với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất hiền hòa, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng ĐBSCL có rất nhiều vùng đất còn rất hoang sơ, nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đây là loại hình du lịch đang được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng.

Thứ năm, Về văn hóa có di tích Bà Chúa Xứ ở núi Sam và các di tích lịch sử cách mạng khác; tiềm năng về văn hóa với những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm, như: Cái Răng (thành phố Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng)… hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy (tỉnh Bến Tre), cồn Tiên (tỉnh Đồng Tháp), cồn Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ Bên cạnh đó, trên vùng đất của gần 18 triệu dân này có sự cộng cư lâu đời của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm chứa đựng một bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đa dạng, giàu bản sắc Hàng trăm lễ hội lớn nhỏ trong năm, hàng ngàn kiến trúc tôn giáo lâu đời rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa đã được các hãng lữ hành đưa vào chương trình tour ĐBSCL cũng là quê hương của những điệu hò đối đáp trên sông, đặc biệt, các tỉnh ĐBCSL còn là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận được thể hiện qua giọng ca ngọt lịm của các “tài tử miệt vườn”, những chị Hai, anh Ba, cô Sáu khiến du khách có cảm giác thích thú, có tính khám phá và khó quên.

5.Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

- Tiền Giang - Bến Tre gắn với khu du lịch miệt vườn Thới Sơn - Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc - Hà Tiên

- Đồng Tháp - Long An gắn với tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim

- Cà Mau gắn với U Minh, Năm Căn, mũi Cà Mau

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Gồm: 4 khu du lịch quốc gia, 7 điểm và 2 đô thị du lịch

8

Trang 9

- 4 khu du lịch quốc gia:

KDL sinh thái miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long: Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang - Bến Tre)

KDL biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

KDL sinh thái rừng ngập mặn Năm Căn (Cà Mau) KDL giải trí Happyland (Xứ sở hạnh phúc) (Long An)

- 7 điểm du lịch quốc gia: Láng Sen (Long An), Tràm Chim, núi Sam, Cù lao Ông Hổ (An Giang), thành phố Cần Thơ, thị xã Hà Tiên, nhà lưu niệm Cao Văn Lầu (Bạc Liêu).

- 2 đô thị du lịch: Cần Thơ, Hà Tiên

Ngoài ra còn chú trọng phát triển du lịch tại các điểm như Ba Động (Trà Vinh), Vĩnh Long và phụ cận (Vĩnh Long).

6 Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng ĐBSCL

Sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL chính là “Thế giới sông nước Mê Kông” (Mekong Water World) gắn với giá trị cảnh quan sông nước, văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, xây dựng không gian bảo tàng lúa nước, bảo tàng ẩm thực đặc sắc Nam Bộ, đờn ca tài tử, chợ nổi trên sông, vùng sinh cảnh ngập nước và biển đảo là sự thể hiện ngắn gọn những giá trị cốt lõi của du lịch ĐBSCL với đặc điểm tự nhiên, hệ sinh thái đất ngập nước, biển đảo Đông – Tây Nam và là kết tinh của quá trình lịch sử lao động sáng tạo của bao thế hệ người đồng bằng,văn hoá độc đáo, giàu bản sắc thể hiện qua các lễ hội, làng nghề,di tích văn hoá lịch sử, tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị.

Không gian du lịch phía Tây bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau Trong đó, thành phố Cần Thơ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được xác định là trung tâm du lịch có nhiệm vụ điều phối khách cho toàn Vùng Định hướng chung cho không gian du lịch phía Tây là khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; sinh thái; trải nghiệm đời sống sông nước, chợ nổi; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội.

9

Trang 10

Cần Thơ là đô thị miền sông nước với hệ thống sông ngòi kinh rạch chằng chịt, hệ thống cồn, cù lao, vườn cây trái Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông thủy, bộ, hàng không, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, du thuyền, homestay, resort… nối với cả vùng ĐBSCL và ra quốc tế Thành phố Cần Thơ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho việc định vị sản phẩm du lịch là du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch sông nước, du lịch sinh thái và du lịch MICE Đặc biệt, du lịch sông nước và du lịch MICE là hai loại hình du lịch tối ưu và là điều kiện để kết nối tuor tuyến với các chương trình du lịch từ đại trà đến chuyên đề Cần Thơ đang định vị tốt các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa - lịch sử Có thể nói, du lịch sinh thái là một định vị tốt của Cần Thơ khi đã hình thành nhiều điểm đến tạo được sức hút với du khách, từ vùng cây trái trĩu quả Phong Điền đến du lịch cộng đồng cồn Sơn Với dòng sản phẩm chính: MICE và du lịch sinh thái, Cần Thơ đã tạo kết nối và phát triển thêm sức hút cho các sản phẩm du lịch khác từ văn hóa, lễ hội, ẩm thực đáp ứng mong muốn đa dạng du lịch nội địa và quốc tế.

Kiên Giang (Phú Quốc) được chọn làm điểm nhấn chính với 8 sản phẩm đặc thù và đã hình thành 5/8 sản phẩm: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã; tham quan và mua sắm tại trang trại, cửa hàng bán sản phẩm ngọc trai; tham quan trang trại nuôi giống chó xoáy Phú Quốc và xem đua chó Kiên Giang cũng xác định 4 vùng du lịch trọng điểm của địa phương với các sản phẩm chính: du lịch thể thao biển, lặn biển xem san hô và sinh vật biển (Phú Quốc); du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển trung cấp (Hà Tiên - Kiên Lương); tham quan các quần đảo (Kiên Hải, Kiên Lương); tham quan các loài sinh vật trong vườn quốc gia, nghiên cứu hệ sinh thái rừng tràm ven biển (U Minh Thượng)… Trọng tâm sản phẩm du lịch của Kiên Giang là khai thác trên tiềm năng biển đảo và hệ sinh thái rừng.

Đồng Tháp hiện có 4 dòng sản phẩm chính, trong đó du lịch cộng đồng và nông nghiệp là nét riêng biệt vùng đất phía Tây Đồng bằng Sông Cửu Long Ngành du lịch đất Sen Hồng khai thác rất tốt các sản phẩm du lịch từ làng nghề: làng hoa Sa Đéc, các làng nghề thủ công, ẩm thực ở Lai Vung; hay các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thanh Bình, TP Cao Lãnh Còn An Giang cũng

10

Trang 11

có định hướng xây dựng sản phẩm riêng biệt trên cơ sở khai thác những sản phẩm du lịch truyền thống về tâm linh, văn hóa, sinh thái An Giang đang làm mới sản phẩm bằng định hướng ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển du lịch Theo đó đã có nhiều mô hình du lịch công nghệ cao được hình thành ở Long Xuyên, Châu Đốc, Thoại Sơn… An Giang cũng đang tiếp tục xây dựng thêm các sản phẩm khai thác gắn với các hoạt động văn hóa: khôi phục nghệ thuật Dù Kê của dân tộc Khmer, nghi lễ cưới của dân tộc Chăm…

Không gian du lịch phía Đông bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; với định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử, cách mạng; lưu trú tại nhà dân (homestay) Trong đó, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là trung tâm của không gian du lịch phía Đông, đồng thời là trung tâm phụ trợ của Vùng ĐBSCL.

7 Tuyến du lịch chính7.1 Tuyến du lịch đường bộ

7.1.1 Tuyến CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - CẦN THƠ 7.1.1.1 Tên tuyến: CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - CẦN THƠ 7.1.1.2 Thời gian: 2 ngày 1 đêm

7.1.1.3 Phương tiện: Ô tô 7.1.1.4 Sơ đồ tuyến

7.1.1.5 Địa điểm tham quan chính - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Tây An cổ tự - Đồi Tức Dụp - Cửa khẩu Tịnh Biên

11

Trang 12

- Khu Tưởng Niệm Bác Tôn 7.1.1.6 Địa điểm tham quan phụ

- Khách sạn: Châu Phố, Hoàng Mai 7.1.1.9 Thuyết minh một số điểm tham quan

Lăng Thoại Ngọc Hầu, một khu di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, nơi tôn thờ Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc phát triển kinh tế tại vùng đất An Giang, cũng như miền Tây Nam Bộ Tiếp tục hành trình đoàn đến Núi Sam

Tây An cổ tự, công trình tôn giáo và nghệ thuật đặc sắc tồn tại hơn 200 năm Đoàn chinh phục Núi Sam, ngắm toàn cảnh thị xã Châu Đốc và vùng biên giới với Campuchia

đồi Tức Dụp với các di tích như: Hang C6, Hang Tỉnh Uỷ, Đài Tưởng niệm, Nhà truyền thống, Sa bàn điện tử tái hiện lại trận đánh 128 ngày đêm… Sau đó, quý khách tham gia bắn đạn thật tại trường bắn Tức Dụp.

Khu Tưởng Niệm Bác Tôn, nơi lưu trữ nhiều hiện vật từ thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thời người hoạt động cách mạng…

7.1.2 Tuyến CẦN THƠ - S伃ĀC TR䄃؀NG - B䄃⌀C LIÊU - CẦN THƠ 7.1.2.1 Tên tuyến: CẦN THƠ - S伃ĀC TR䄃؀NG - B䄃⌀C LIÊU - CẦN THƠ 7.1.2.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm

7.1.2.3 Phương tiện: Ô tô

7.1.2.4 Sơ đồ tuyến

12

Trang 13

7.1.2.5 Địa điểm tham quan chính - Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam - Khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh - Chùa Bửu Sơn

- Chùa Dơi

- Nhà Công Tử Bạc Liêu

- Cột mốc tọa độ Quốc gia, Mũi Cà Mau 7.1.2.6 Địa điểm tham quan phụ

Chợ đêm Ninh Kiều

- Nhà hàng Khu Du Lịch Chùa Dơi Sóc Trăng 7.1.2.9 Thuyết minh một số điểm tham quan

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam: Là thiền viện lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông mang giá trị văn hóa tâm linh vô cùng ý nghĩa.

Khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh: Du khách có thể tham quan khu vườn rộng với nhiều loại cây ăn trái, các nhà cổ Nam Bộ hơn 100 năm, thưởng thức đặc sản

13

Trang 14

vùng sông nước, trái cây ngọt lành trong miệt vườn và các trò chơi dân dã mô phỏng cuộc sống của người dân.

Tham gia các hoạt động vô cùng thú vị như chèo thuyền, bơi xuồng Rồi tát mương bắt cá hay học cách trồng lúa để biết nỗi khổ của người nông dân Chùa Bửu Sơn: hay còn gọi là Chùa Đất Sét điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Tây không chỉ có hơn 1.000 tượng Phật với các linh vật bằng đất mà còn có những chiếc nến khổng lồ cháy được 100 năm.

Chùa Dơi: hay còn gọi là chùa Wathsêrâytecho Mahatup tiếng Việt Chùa Mã Tộc: là một trong những địa danh ghi đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của người Khmer Du khách vãn cảnh chùa cảm thấy tịnh tâm tìm về với đức Phật Ngoài ra bạn có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng đàn dơi bay lên rợp cả một góc trời – cảnh tượng khó tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác

Nhà Công Tử Bạc Liêu: ngôi nhà có kiến túc Châu Âu với hàng trăm cổ vật độc đáo, hấp dẫn, quý hiếm được dùng trong sinh hoạt đời thường của người ăn chơi nổi tiếng khắp Nam Kỳ - Công tử Bạc Liêu.

Mũi Cà Mau: Điểm Cực Nam Tổ Quốc, Vọng Hải Đăng, Bờ kè chắn sóng, nơi du khách có thể nhìn mặt trời mọc và lặn, tìm hiểu sự dịch chuyển ra biển của đất mũi Cà Mau.

7.1.3 Tuyến CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - H# TIÊN - CẦN THƠ 7.1.3.1 Tên tuyến: CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - H• TIÊN - CẦN THƠ 7.1.3.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm

7.1.3.3 Phương tiện: Ô tô, xuồng ba lá

7.1.3.4 Sơ đồ tuyến

7.1.3.5 Địa điểm tham quan chính

14

Trang 15

- Chợ nổi Cái Răng - Chùa Phật Thầy Tây An - Lăng Thoại Ngọc Hầu - Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Cấm - Rừng Tràm Trà Sư

- Khu di tích Mạc Cửu (Mạc Công Miếu) 7.1.3.6 Địa điểm tham quan phụ

7.1.3.9 Thuyết minh một số điểm tham quan

Chợ Nổi Cái Răng - Khám phá nét văn hóa mua bán trên sông đặc thù của người Nam Bộ với đủ các loại trái cây, đặc sản của vùng sông nước Miền Tây Hòa mình vào không gian sôi nổi, tấp nập người mua kẻ bán ở khu chợ, và ngắm nhìn bình minh trên Sông Hậu vô cùng tuyệt đẹp.

15

Trang 16

Chùa Phật Thầy Tây An: Tọa lạc bên sườn núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc Chùa Tây An khiến người ta nhớ đến bởi lối kiến trúc độc đáo, lai tạo giữa Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo và Việt cổ Chùa xây theo lối chữ Tam, gồm cổng tam quan, tiền điện và chính điện Nổi bật nhất ở Tây An là Tháp Phật tiền điện, ngọn tháp mô phỏng kiến trúc Menara Azan của thánh đường Hồi Giáo Có thể nói Tây An là điểm nhấn nổi bật biểu tượng cho sự bình yên chốn miền biên cương phía Tây

Lăng Thoại Ngọc Hầu: Nơi thờ Thoại Ngọc Hầu - công thần triều Nguyễn và là người giúp mở mang vùng đất Châu Đốc Ông có đóng góp trong việc đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, xây dựng con đường Tân Lộ Kiều Lương nối trung tâm Châu Đốc và Núi Sam Lăng ông Thoại nằm dưới chân núi Sam, có kiến trúc đồ sộ nhưng hài hòa với tự nhiên Bên trong lăng là mộ phần của ông và hai phu nhân cùng đền thờ tưởng nhớ công lao của ông.

Miếu Bà Chúa Xứ: Từ lâu miếu bà đã nổi tiếng khắp miền Tây bởi sự linh thiêng cùng nhiều câu chuyện kỳ bí Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam có kiến trúc theo lối chữ Quốc, mái dáng dấp của đình chùa truyền thống Việt Nam, các hoa văn trang trí thể hiện đậm nét tính nghệ thuật Quý khách tham quan chiêm bái và tận hưởng vẻ đẹp yên bình nơi đây.

Khu Du Lịch Núi Cấm (hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, Núi Ông Cấm) Quý khách đi cáp treo lên núi, chiêm ngưỡng toàn cảnh Thiên Cấm Sơn, ngắm không gian tuyệt đẹp của những cách đồng dài rộng mênh mông bên cạnh những ngọn núi hùng vĩ, tham quan Chùa Vạn Linh, Tượng phật Di Lặc,…

Rừng Tràm Trà Sư: Khu rừng ngập nước này có diện tích lên đến 845ha có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước và khí hậu vùng Bảy Núi Trà Sư mang trong mình vẻ đẹp của tự nhiên với những khu rừng tràm bát ngát, tiếng chim kêu vượn hú, đa dạng sinh học và cảnh quan yên bình, xinh đẹp Quý khách ngồi thuyền chèo thưởng ngoạn cảnh đẹp của rừng tràm và chụp hình cùng với những tiểu cảnh bắt mắt ở đây.

Khu di tích Mạc Cửu (Mạc Công Miếu): Nằm trong quần thể di tích Bình San thuộc thành phố Hà Tiên, nơi an nghỉ của người đầu tiên khai phá đất Hà Tiên Mạc Cửu nguyên là người Quảng Đông xuôi nam để trốn tránh triều đại nhà Thanh,

16

Trang 17

năm 1680 ông đến vùng đất này khai hoang lập ấp và xin phiên thuộc chúa Nguyễn Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm mộ phần của ông cùng 59 người khác, đền thờ và một số công trình khác Lăng do con ông là Mạc Thiên Tích thiết kế và xây dựng trong 4 năm từ 1735 - 1739.

7.1.4 Tuyến LONG AN – TIỀN GIANG – BẾN TRE - LONG AN 7.1.4.1 Tên tuyến: LONG AN – TIỀN GIANG – BẾN TRE - LONG AN 7.1.4.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm

7.1.4.3 Phương tiện: Ô tô, tàu 7.1.4.4 Sơ đồ tuyến

7.1.4.5 Phương tiện giao thông Ôtô, tàu thủy

7.1.4.6 Các điểm du lịch tham quan chính - Nhà cổ Trăm Cột

- Chùa Vĩnh Tràng

- Chùa Thiên Khánh, đây là ngôi chùa lớn nhất Long An, cũng là trung tâm phật giáo của tăng ni phật tử Long An

- Khu du lịch Cồn Thới Sơn với 04 cù lao: Long, Lân, Quy, Phụng - Khu Du lịch Sinh thái Cồn Phụng – Bến Tre

- Trại rắn Đồng Tâm

7.1.4.7 Các điểm du lịch tham quan phụ - Vườn cây trái Cái Mơn, Vườn cam Mỏ Cày, - Các lò kẹo dừa

17

Trang 18

- Nhà cổ Bình Hòa Phước - Chợ nổi Trà Ôn - Làng nổi tân lập

7.1.4.8 Các dịch vụ lưu trú và ăn uống - Mekong Mỹ Tho Hotel

- Cửu Long Hotel - Riverside Cái Bè Hotel - Khách sạn Việt Úc – Bến Tre - Nhà hàng ngay tại Cồn Thới Sơn - Nhà hàng 372 chuyên Đặc sản rừng 7.1.4.9 Các dịch vụ vui chơi giải trí khác

- Cầu treo Rạch Miễu

- Giao lưu đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ - Trạm dừng chân Châu Thành

- Trạm dừng chân Thanh Long 3 - Trạm dừng chân Bến Tre

7.1.4.10.Giới thiệu một số điểm tham quan chính

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ Đây là ngôi chùa, vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Minh Mạng, được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng để tu hành Năm 1849, sau khi ông đạt quy tiên, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tu bổ xây dựng thành ngôi đại tự, cột gỗ, mái ngói và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng với ngụ ý chùa được bền vững như trời – trăng – sông – núi Năm 1984 chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Khu Du Lịch Cồn Phụng tìm hiểu về sự tích Ông Đạo Dừa là người sáng lập Đạo Dừa; hay còn gọi là Hòa đồng Tôn giáoLà một trong nhiều đạo tồn tại ở Miền Nam trước 1975 Đạo Dừa chủ trương hòa đồng tôn giáo, tổng hợp tinh hoa

18

Trang 19

của nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Kitô giáo Dựng đàn Bát quái, lập thuyền Bát nhã

Trại rắn Đồng Tâm là một trong những trung tâm nuôi rắn lớn nhất miền Tây và chưa trị rắn cắn cho bà con khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

7.1.5 Tuyến TP.HCM – TIỀN GIANG – BẾN TRE - ĐỒNG THÁP - TP.HCM

7.1.5.1 Tên tuyến: TP.HCM – TIỀN GIANG – BẾN TRE - ĐỒNG THÁP - TP.HCM

7.1.5.2 Thời gian: 2 ngày 1 đêm 7.1.5.3 Phương tiện: Ô tô, tàu

7.1.5.4 Sơ đồ tuyến

7.1.5.5 Các điểm tham quan chính

- Khu Tưởng niệm Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu - Cồn Thới Sơn

- Cồn Phụng

- Khu Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Khu DL Tràm Chim Tam Nông

- Làng Hoa Sa Đéc

7.1.5.6 Các điểm tham quan phụ

Tham quan trại nuôi Cá Sấu, vườn thú mini, Phòng trưng bày một số hình ảnh anh Nhân và các địa điểm Di tích Văn hóa Lịch sử của Bến Tre

7.1.5.7 Các dịch vụ lưu trú và ăn uống - Khách sạn Trí Lê

19

Trang 20

7.1.5.9 Thuyết minh một số điểm tham quan

Khu Tưởng niệm Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)- là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp Sĩ phu yêu nước, đã lựa chọn con đường đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược bằng tư tưởng, lấy văn thơ làm phương tiện Đoàn vào viếng Nhà Bia, Thắp hương tại Đền thờ và viếng Khu mộ của Danh nhân.

Cồn Thới Sơn, tham quan: Vườn trái cây, Cơ sở nuôi ong lấy mật, thưởng thức các loại trái cây theo mùa, uống trà tắc pha mật ong nguyên chất ở tại nhà vườn, đi xuồng chèo trong các con rạch nhỏ, khám phá cuộc sống nơi sông nước miệt vườn.

Cồn Phụng: tìm hiểu nơi hành đạo của ông Đạo Dừa, chiêm ngưỡng công trình Chùa Nam Quốc Phật; Thăm Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, Cơ sở sản xuất kẹo dừa (đặc sản nổi tiếng của Bến tre).

Khu Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một Nhà nho yêu nước và là nguời đã sinh thành ra vị Lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh), làm Lễ dâng hương, sau đó Đoàn thăm Nhà sàn- Ao cá Bác Hồ, tham quan cảnh trí Khu Di tích…

Khu DL Tràm Chim Tam Nông: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng sen hồng, sen trắng, lúa trời, năng kim; Ngắm vẻ đẹp của cánh đồng hoa Hoàng đầu ấn, hoa Nhĩ cán tím ; Đến Đài vọng cảnh, quý Khách leo lên tầng cao của Đài, thỏa thích ngắm nhìn toàn cảnh một màu xanh bát ngát…; Tham quan khu vực các loài chim tập trung sinh sản với hàng ngàn tổ chim, cận cảnh quan sát những chú chim non xinh xắn của một số loài: cồng cộc, điêng điểng cổ rắn, và một số loài chim khác ;

20

Trang 21

Làng Hoa Sa Đéc khởi nguyên là Làng hoa Tân Quy Đông, một Làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng.

7.2 Tuyến du lịch đường không

7.2.1 Tuyến CẦN THƠ – PHÚ QUỐC – CẦN THƠ 7.2.1.1 Tên tuyến: Cần Thơ – Phú Quốc

7.2.1.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm 7.2.1.3 Phương tiện: Máy bay 7.2.1.4 Sơ đồ tuyến

- Ngày 1: Sân bay Cần Thơ – Sân bay Phú Quốc – Resort Vinpearl Phú Quốc – đền thờ Nguyễn Trung Trực – GrandWorld Phú Quốc

- Ngày 2: Resort – Bãi Dài – Vinpearl Safari Phú Quốc – Vinwonders Phú Quốc

- Ngày 3: Nhà tù Phú Quốc – làng nghề truyền thống 7.2.1.5 Những điểm tham quan chính

Khách sạn: Resort Vinpearl Phú Quốc

䄃؀n uống: ăn tại Resort, nhà hàng Sun Việt Phú Quốc, nhà hàng xin chào Phú Quốc

21

Trang 29

- Khu vui chơi: Phố đi bộ, Tràng tiền Plaza, Chợ Đồng Xuân, Phố cổ Hà Nội

7.2.4.8 Thuyết minh về một số điểm tham quan

Phan Xi Păng nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Lào Cai Chiều cao của nó lên tới 3143m, khiến nó có thể được coi là đỉnh núi không chỉ cao nhất cả nước mà còn được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương Nó là một phần của Núi Hoàng Liên Sơn, nó đóng vai trò là đầu nguồn cho các con sông lớn Hồng Hà và sông Đà Các nhà khoa học ước tính ngọn núi có niên đại 250 triệu năm tuổi Sự đa dạng của hệ động thực vật khiến những nơi này trở nên lý tưởng cho du lịch sinh thái Hơn 2000 loài thực vật nhiệt đới phát triển ở đây Nhiều người trong số chúng là của hiếm thực sự Hơn 60 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam Một phần tư các loài thực vật đặc hữu chỉ có thể được tìm thấy ở đây Trên núi, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra những loài nấm lâu đời nhất Một số mẫu vật nặng tới 6 kg Thế giới động vật cũng không kém phần đa dạng Các loài động vật có vú và bò sát sinh sống tại đây rất phong phú và đa dạng Có khoảng 60 loài động vật có vú và bò sát, 347 loài chim, 40 loài động vật lưỡng cư Các loài quý hiếm bao gồm vượn có mào, vượn có bờm và khỉ Tại đây, bạn còn có thể nhìn thấy tận mắt loài chim hồng hoàng với chiếc mỏ khổng lồ màu cam.

Lăng Chủ Tịch: Tiến về Hà Nội là đến với một thủ đô nghìn năm văn hiến, đến với một nơi trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của Việt Nam Nam Nhưng đến với Hà Nội còn là đến với những di tích lịch sử văn hóa mang giá trị trọng điểm quốc gia Một trong số những di tích thường xuyên được người dân ghé đến đó chính là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Lăng chủ tịch, còn gọi là lăng Bác hay lăng Hồ Chủ Tịch, là một nơi có lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi an nghỉ của một vĩ lãnh tụ vĩ đại Hiện nay Lăng nằm ở Khu vực đường Hùng Vương, thành phố Hà Nội Về quá trình hình hành, lăng được khởi công ngày mùng 2 tháng 9 năm 1973, trải qua khoảng thời gian gần 2 năm xây dựng, lăng được hoàn thành và khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 Lăng của chủ tịch được xây dựng trên vị trí của lễ đài giữa quảng trường Ba Đình lịch sử – nơi Bác Hồ đã từng đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lăng nhận được sự hỗ trợ thiết kế từ đoàn cán bộ thuộc chính phủ Liên Xô với tổng chiều cao

29

Trang 30

là 21,6 m, chiều rộng là 41,2 m tạo thành kết cấu tam cấp Bên ngoài lăng được ốp bằng đá xám Trên đỉnh lăng có hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng đá ngọc màu đỏ Cửa lăng được làm từ những cây gỗ quý Phía trước lăng có trồng 79 cây vạn tuế như số tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Minh Hai bên lăng là những rặng tre – biểu trưng cho sức sống và sự vươn lên của dân tộc Việt Nam Phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chính giữa lăng Qua lớp kính, người ta có thể nhìn thấy thi hài của vị chủ tịch với bộ áo kaki giản dị và dưới chân có đặt một đôi dép cao su Phía trước lăng là quảng trường Ba Đình với các đường rộng dành cho những lễ diễu – duyệt binh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn có các chiến sĩ canh cảnh vệ canh giữ Bên cạnh khu lăng còn có viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hàng ngày, tại lăng đều sẽ có lễ Thượng cờ bắt đầu vào lúc 6h (mùa hạ) – 6h30 (mùa đông) sáng và lễ hạ cờ diễn ra vào buổi tối Lăng sẽ mở cửa cho du khách tham quan vào các buổi sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật Để vào được lăn, mỗi người cần phải xếp hàng theo thứ tự lần lượt Khi viếng thăm cần có thái độ và cách ăn mặc trang trọng phù hợp, không quay phim, chụp ảnh, giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của Bác Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn Đó là nơi để mỗi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc có thể được nhìn ngắm chân dung vị lãnh tụ vĩ đại, người đã đem đến độc lập tự do cho đất nước Lăng cũng là nơi để bạn bè thế giới đến thăm và bảy tỏ bỏ niềm ngưỡng vọng, kính phục đối với con người sống hết mình dân tộc Mỗi lần vào lăng là mỗi lần trong lòng chúng ta dâng lên bao cảm xúc tự hào biết ơn Từ đó mỗi người dân Việt Nam cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể giữ gìn và phát triển non sông ngày càng tươi đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình được tạo dựng trong khuôn viên của núi Kỳ

Lân ở số 1 Trần Hưng Đạo, phường Tân Thành, TP Ninh Bình (kế bên khách sạn Hoa Lư) Địa điểm này tái hiện lại lịch sử, văn hóa từ thế kỷ thứ X của nước ta với nhiều nét độc đáo thu hút du khách đến tham quan Không gian tại phố cổ

Hoa Lư Ninh Bình tái hiện các làng nghề truyền thống của người dân mọi miền

trên tổ quốc như: nghề thêu ren Văn Lâm, làng nghề mộc mỹ nghệ, làng nghề gốm Bồ Bát, nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, làng nghề tranh Bồ Đề, làng nghề đúc

30

Trang 31

đồng, sơn mài Ý Yênlàng chạm bạc, làng tranh Đông Hồ…và các gian hàng ẩm thực độc đáo.

Chùa Yên Tử bao gồm một hệ thống các chùa, am, với những giá trị lịch sử lâu đời gắn liền với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương trong và ngoài nước Núi Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh) là một ngọn núi cao và đẹp, nổi tiếng được mệnh danh là "đệ nhất linh sơn" hay "Phật sơn" của nước ta, non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất là quần thể chùa Yên Tử với văn hóa tâm linh và các di tích lịch sử về Phật giáo, Phật Hoàng Trần Nhân Tông Dòng chảy lịch sử Phật giáo tại Yên Tử bắt nguồn từ khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông, với lòng thành hướng về chốn non cao tầm đạo, năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến mảnh đất Yên Tử, bắt đầu cuộc sống tu hành theo 12 điều khổ hạnh, cho xây dựng hệ thống các chùa chiền, am, tháp, mỗi chùa lại có những sự tích riêng Danh thắng Yên Tử với đỉnh núi cao 1068m so với mực nước biển nên đỉnh núi lúc nào cũng có mây mù bao phủ, lại thêm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đa dạng và phong phú các loài động, thực vật, tiêu biểu có các cây đại thụ như cây tùng cổ 700 tuổi, cây đại cổ, các động vật tiêu biểu như cu li lớn, khỉ mặt đỏ, sơn dương, rồng đất, Xung quanh quần thể chùa Yên Tử là các di tích và thắng cảnh nổi tiếng như Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần Chúng ta bắt đầu hành trình lên đỉnh Yên Tử tại dòng suối Giải Oan và ngôi chùa Giải Oan, chính Phật Hoàng đã đặt tên Giải Oan nhằm giúp siêu độ cho những cung nữ theo hầu vua đã nhảy xuống suối tự vẫn khi vua không cho theo hầu hạ Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra dòng suối róc rách đêm ngày, đứng dưới chùa Giải Oan nhìn lên sẽ thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi Chùa Hoa Yên được coi là ngôi chùa chính của hệ thống chùa Yên Tử, chùa ở lưng chừng núi, thế rất vững chãi, cảnh trí nơi đây vô cùng tuyệt đẹp với trăm hoa đua nở, những đám mây dường như cũng kết thành những đóa hoa giăng trước cửa chùa Con đường hành hương lên đỉnh Yên Tử luôn có những bậc đá và hàng cây xanh hai bên đường, hàng Tùng cổ thụ 700 tuổi với rễ bám sâu vào vách núi, tán rộng khổng lồ che rợm đường cho người phật tử Vườn tháp trung tâm của chùa Yên Tử là khu Tháp Tổ gồm 64 ngọn tháp và mộ, ngoài ra còn có

31

Trang 32

các am như am Ngự Dược, am Thung là nơi nghiên cứu, bào chế và sản xuất thuốc từ các loại thảo dược trên núi Yên Tử Đặc biệt nhất là chùa Một Mái nằm ẩn sâu trong hang núi, chỉ phô ra bên ngoài nửa mái, cảnh chùa tĩnh lặng, thanh thoát dường như là một thế giới khác cách xa nơi trần tục Ngoài các di tích chùa, am, tháp, nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử - thiền viện lớn nhất Việt Nam với kiến trúc uy nghiêm, khang trang và bề thế Ngôi chùa cao nhất của Yên Tử là chùa Đồng, Phật Hoàng đã chọn nơi đây để tĩnh thiền, toàn bộ kết cấu đều được làm bằng đồng kể cả đồ thờ tự nhằm thích ứng được với khí hậu ẩm ướt quanh năm Nếu bạn không muốn phải đi bộ đến 6 cây số đường rừng núi gập ghềnh đá để lên đỉnh Yên Tử thì ngày nay bạn có thể đi cáp treo, hệ thống cáp treo hiện đại gồm hai chặng, từ chân núi lên đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên đến chùa Đồng, khi đi bằng cáp treo du khách cũng sẽ được ngắm toàn cảnh vùng núi Yên Tử Với ý nghĩa là "Đất tổ Phật giáo Việt Nam", chùa Yên Tử là một trong những thắng tích Phật giáo được lựa chọn để các đại biểu tham dự lễ Phật đản trên khắp thế giới đến tham quan, chiêm bái Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3, mỗi dịp lễ hội thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, lễ bái và cầu an Chùa Yên Tử hay quần thể di tích Phật giáo Yên Tử nói chung là một niềm tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam, đó là minh chứng cho nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc ta, về với Yên Tử như được trở về cội nguồn, về miền đất tổ của nền Phật giáo nước nhà.

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở thủ đô Hà Nội và được coi là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam Từ những năm đầu thành lập ngôi nhà quốc tử giám đã hội tụ rất nhiều người giỏi để cống hiến cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước Hiện nay Văn Miếu đang là điểm du lịch của nhiều người khi đến tham quan Hà Nội với vẻ đẹp và cổ kính Văn Miếu Quốc Tử Giám đã đi qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng nó luôn gìn giữ được vẻ đẹp cổ kính của người Hà Nội Quốc Tử Giám là giá trị nhân văn cao cả được giữ gìn qua bao năm Văn Miếu toạ lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long đời Lí Văn Miếu được được vào sử dụng trong quãng thời gian khoảng 1076 cho đến 1820 đã tạo nên nhiều hiền tài phục vụ nước nhà Văn Miếu gồm hai công trình chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử cùng những nhà nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người

32

Trang 33

thầy đầu của trường học Trải qua bao năm nay Văn Miếu còn lưu giữ được nhiều vẻ đẹp cổ kính Ban đầu Văn Miếu là nơi học của một số sĩ tử và sau mới rộng khắp đào tạo những người tài giỏi trên toàn đất nước Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 gồm Hồ Văn, vườn Giám cùng nội môn được vây xung quanh bởi tường gạch Với các kiến trúc được xây dựng từ thời xưa đã ghi lại biết bao thăng trầm của thời gian và của sự biến chuyển đất nước Khi đi vào khu Văn Miếu quốc tử giám bạn sẽ đến với cổng chính và trên cổng chính là hình ảnh Văn Miếu Môn Phía trước cổng có đôi sư tử đá thời Lý và ở giữa là rùa ngọc thời Nguyễn Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây năm 1805 với 2 lầu và 8 gian khá rộng Đây là nơi để đọc những tác phẩm thơ ca và văn hay của học sinh thời đó Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn xuống Đại Thành Môn và gần đó có một ao nhỏ tên là Thiên Quang Tĩnh Ở hai bờ ao là nơi cất giữ 82 văn bia tiến sỹ có khắc tên tuổi, địa chỉ và chức vụ của nhiều người nổi danh như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn Cuối sân là toà nhà Đại bái và cùng hậu cung; có nhiều cổ vật quý được lưu giữ qua các thế hệ nay như trống đồng Bích Ung của Nguyễn Nghiêm làm vào khoảng năm 1768 Tấm được coi là quả chuông cổ nhất có ý nghĩa lịch sử và văn hoá lâu dài Tấm đúc một mặt trong có hai chữ Hán và phía sau là câu dễ hiểu theo lối chữ lệ đề cập đến các thể loại âm nhạc cổ truyền Nơi số 5 cũng là Trường Quốc Tử Giám Ở đây là trường đào tạo và tuyển người giỏi, đỗ cao phục vụ giúp nhà vua nâng cao dân trí Có khá nhiều nhân tài ở mái nhà trường này đã tạo được ảnh hưởng to lớn mãi tận hôm nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây hoàn toàn từ cây gỗ quý, gạch không nung, ngói mũi hài thể hiện đậm nét kiến trúc của thời Lê và Nguyễn Những công trình kiến trúc đặc biệt ấy được tạo nên từ nhiều bàn tay tài năng Cho đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là điểm tham quan của khá đông du khách để vừa trở về nguồn cội, vừa bái lạy, lại hiểu biết thêm lịch sử của ông cha ta Nơi đây cũng có thể coi là tâm điểm của Hà Nội, của thăng long nghìn năm lịch sử.

7.2.5 Tuyến H# NỘI – CẦN THƠ – C# MAU

7.2.5.1 Tên tuyến: Hà Nội - Cần Thơ - Cà Mau - Cần Thơ - Hà Nội00 7.2.5.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm

33

Trang 34

7.2.5.3 Phương tiện: máy bay, xe du lịch 7.2.5.4 Sơ đồ tuyến

- NG•Y 1: H• NỘI – CẦN THƠ – S伃ĀC TR䄃؀NG – B䄃⌀C LIÊU – C• MAU

- NG•Y 2: ĐẤT MŨI C• MAU – CẦN THƠ

- NG•Y 3: CẦN THƠ – CHỢ NỔI – VƯỜN TRÁI CÂY – H• NỘI 7.2.5.5 Các điểm tham quan chính

- Khu lưu niệm của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

- Cột mốc tọa độ - Điểm cực Nam của nước ta – Mũi Cà Mau, Ngọn hải đăng

- Chợ nổi Cái Răng – khu chợ nổi lớn nhất tại miền Tây và Đồng bằng sông Cửu Long

7.2.5.6 Các điểm tham quan phụ - Chùa Bửu Sơn

- Chùa Mã Tộc - Nhà công tử Bạc Liêu 7.2.5.7 Dịch vụ

- Lưu trú: Khách sạn Cần Thơ đạt chuẩn xếp hạng 3 sao, khách sạn Cà Mau tiêu chuẩn 2 sao.

- Bữa ăn chính theo chương trình.

- Vé vào cửa một lần tại các điểm tham quan 7.2.5.8 Thuyết minh về một số điểm tham quan

- Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời Với tổng diện tích hơn 12.000 m2, khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đuợc xem là điểm thú vị, nơi khẳng định vị thế của bản Dạ cổ Hoài lang và tôn vinh tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012 Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (hay Sáu Lầu), sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí

34

Trang 35

Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu Với sự hướng dẫn những bước đi đầu tiên của nhạc sĩ cổ nhạc Lê Tài Khị, tài năng của một người nhạc sĩ lớn trong ông đã được phát triển Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu bao gồm nhiều công trình như khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng những người thân, tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải lương Nam Bộ, khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngoài trời,… Điểm nổi bật tại đây để tạo thêm tính thiêng liêng, huyền bí là các bậc thang lên đài ống tre được bố trí các số bậc: 2,4,8,16,32 và 64, tượng trưng cho cung bậc, nhịp phách của ca cổ cải lương tương ứng với từng nghệ nhân sáng tác Đó là: nhịp 2 của Cao Văn Lầu, nhịp 4 của Trịnh Thiên Tư, nhịp 8 của Lư Hòa Nghĩa, nhịp 16 của Mộng Vân, nhịp 32 của Trần Tấn Hưng và nhịp 64 của Lý Khi.

- Cách trung tâm thành phố Cà Mau hơn 100 km là địa danh Đất Mũi, điểm cực nam của Việt Nam thuộc huyện Ngọc Hiển Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh Km 2436 của đường Hồ Chí Minh thuộc Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Con đường bắt đầu từ Pác Bó - Cao Bằng đi qua 28 tỉnh thành phố và kết thúc ở điểm cực nam của Tổ quốc Công trình gồm tượng đài và hai bức phù điêu ở Đất Mũi được khởi công vào năm 2017 Gần đó là đài quan sát cho phép du khách có thể nhìn toàn cảnh vùng đất tận cùng của Việt Nam Trước đây đài quan sát gồm 3 tầng, cao khoảng 21 mét, nhưng hiện tại chỉ còn một tầng Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển phía đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển phía tây vào buổi chiều Du khách có thể đến đây bằng đường bộ hoặc đường thuỷ Chính giữa Khu du lịch là Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam Đây là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam là Cột Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (Đất Mũi, Cà Mau) Gần Mốc toạ độ GPS 0001 còn trưng bày các bản đồ cổ gồm “An Nam đại quốc Hoạ đồ” năm 1838 và “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 chứng minh chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Biểu tượng của Đất Mũi Cà Mau là tiểu cảnh Pano hình con tàu hướng ra biển Đông Trên cánh buồm có ghi tọa độ của mũi Cà Mau, điểm chụp hình được

35

Trang 36

du khách đặc biệt yêu thích khi đến đây Ở phần đất bồi hướng ra biển Đông là công trình tượng Mẹ Âu Cơ và Cột Cờ Hà Nội đang được thi công

- Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 180km, chợ nổi Cái Răng nằm trên nhánh sông Cái Răng thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Chợ nổi Cái Răng – biểu tượng văn hóa đặc trưng vùng sông nước miền Tây Thuở xưa đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ cũng chưa phát triển như bây giờ, nhu cầu trao đổi hàng hóa thì ngày một tăng cao Không thuận tiện để họp chợ trên cạn, bà con địa phương bắt đầu tụ tập buôn bán trên sông bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng và chợ nổi Cái Răng cũng được hình thành từ đó Dù ngày nay mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rất hiện đại nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại như một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Cần Thơ Được biết, phiên chợ độc đáo này khi mới hình thành nằm ở vị trí giao nhau giữa bốn con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ Cái Răng trên cạn hiện tại Tuy nhiên do trở ngại về giao thông đường thủy, về sau chợ được dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng 1km Hiện nay, chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600m với diện tích khá rộng lớn Nằm trên trục đường thủy sông Hậu - kênh Xáng Xà No, chợ nổi Cái Răng rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán giữa các địa phương lân cận và cả vùng sông nước Cửu Long

7.3 Tuyến du lịch đường thuỷ

7.3.1 Tuyến HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - BẾN TRE - CẦN THƠ - S伃ĀC TR䄃؀NG - B䄃⌀C LIÊU - C# MAU

7.3.1.1 Tên tuyến: Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau.

7.3.1.2 Thời gian: 3 ngày 2 đêm

7.3.1.3 Phương tiện: ô tô, tàu du lịch, du thuyền dưới 30 chỗ, tàu thủy lưu trú du lịch, thuyền

7.3.1.4 Sơ đồ tuyến du lịch

36

Trang 37

7.3.1.5 Các điểm tham quan chính - Chùa Vĩnh Tràng

- Cù lao Thới Sơn - Đò Chèo Rạch dừa nước - Xe ngựa Bến Tre - Bến Ninh Kiều - Du thuyền Cần Thơ - Chợ nổi Cái Răng - Chùa Somrong Sóc Trăng - Mũi Cà Mau

7.3.1.6 Các điểm tham quan phụ Đờn ca tài tử trên dòng sông Hậu

Cầu Mỹ Thuận-đoàn nghe giới thiệu về vùng đất Sa Đéc (làng hoa lớn nhất Miền Tây)

Chợ đêm Ninh Kiều

Tham quan cơ sở mật ong Hoa Nhãn tại cồn Lân

37

Trang 38

Bãi Bồi Mũi Cà Mau Trải nghiệm đi cầu khỉ

Trải nghiệm chuyến đi xuyên rừng đước Chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc tọa độ GPS 0001 Vườn hoa kiểng

Vườn trái cây Cơ sở thêu thủ công Lò kẹo dừa Lò bánh phồng 7.3.1.7 Dịch vụ

Lưu trú: khách sạn 3 sao MAGNOLIA'S Cần Thơ, khách sạn Quốc Tế (3*) 䄃؀n uống: 䄃؀n sáng tại nhà hàng Trung Lương, khách sạn lưu trú, ăn trưa + ăn tối tại nhà hàng sinh thái Việt Nhật, nhà hàng tại Hậu Giang.

7.3.1.8 Các dịch vụ khác - Đi dạo chợ đêm Ninh Kiều

- Đi qua các địa danh khá nổi tiếng như Ngã 7 Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã 5 Sóc Trăng

- Mua sắm tại cơ sở bánh pía Quảng Trân

- Trạm dừng chân giữa khu rừng nguyên sinh bạt ngàn check-in, trải nghiệm đi cầu khỉ.

- Ở huyện Cái Bè ăn nhẹ, mua sắm, nghỉ ngơi thư giãn 7.3.1.9 Thuyết minh một số điểm tham quan chính

Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở miền Tây Chùa mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc của người xưa Chùa Vĩnh Tràng nằm trong số những ngôi chùa có tuổi thọ lâu nhất ở Tiền Giang Địa chỉ chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang nằm ngay trên trục đường tỉnh lộ 879, cạnh công viên

38

Trang 39

Vĩnh Tràng, thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Vị trí của chùa nằm trên trục đường chính nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến chùa tham quan Được biết, chùa Vĩnh Tràng được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) bởi vợ chồng quan Bùi Công Đạt Góp phần xây dựng nên chùa còn có công sức và tấm lòng hảo tâm của người dân ở đây Lúc đầu, chùa chỉ là một ngôi am nhỏ để người dân thờ cúng Đến năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng trở thành trụ trì chùa Vĩnh Tràng và đức ngài đã cho xây dựng nên ngôi chùa khang trang, đặt tên là chùa Vĩnh Tràng Trải qua nhiều đời trụ trì trùng tu và xây mới, chùa Vĩnh Tràng mới có được vẻ ngoài khang trang và kiến trúc đẹp mắt như hôm nay Hiện nay, khuôn viên chùa Vĩnh Tràng nằm trong một khu đất rộng 1.400m2, dài 70m và rộng 20m Khi bước chân qua cổng chùa, du khách sẽ phải trầm trồ ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc đẹp mắt kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Trong kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng, du khách sẽ thấy được vẻ đẹp của kiến trúc Á Châu thể hiện qua những hình chạm khắc rồng, phượng vô cùng khéo léo Ẩn trong lối kiến trúc phương Đông đó còn có nét đẹp của kiến trúc Tây Âu, chúng thể hiện qua những ô cửa sổ kiểu Pháp, những mái vòm kiểu La Mã… Phía trước chùa có hai cổng Tam Quan được xây dựng vào năm 1933 Hai cổng Tam Quan này được những nghệ nhân sứ thời đó dùng những mảnh sành, sứ ghép thành những bức tranh sự tích Phật, tranh tứ linh, tứ quý, truyện cổ tích dân gian… Sau cổng Tam Quan là kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng Chùa được chia thành 4 gian, theo thứ tự là: Tiền Đường, Chánh Điện, nhà Tổ và nhà Hậu Các gian đều được xây dựng nên từ xi măng và gỗ quý, được chạm khắc rồng phượng, Hán tự vô cùng tinh xảo Bên trong chùa Vĩnh Tràng sở hữu hơn 60 tượng phật bằng xi măng, gỗ và đất nung Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến pho tượng Phật Di Lặc cao 20m trong tư thế ngồi, bộ tượng 18 vị La Hán bằng đất nung, hay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đang nằm… Đây được xem là kho tàng quý báu nhất của chùa Vĩnh Tràng sau gần 3 thế kỉ tồn tại Bên cạnh đó, kho tàng bảo vật của chùa còn có một Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo cao 1,2m, 2 đôi long trụ (cột cái) bằng gỗ quý được chạm khắc đầu rồng, chim phượng và 20 bức tranh sơn thủy rất có giá trị Những pho tượng phật và những hiện vật rất có giá trị này biến chùa Vĩnh Tràng trở thành một viện bảo tàng Phật giáo vô giá Ngoài những hiện vật và tượng Phật có giá trị, khuôn viên chùa Vĩnh Tràng còn mang đến cho du khách một không gian

39

Trang 40

xanh mát, tràn ngập cây xanh và bóng mát Mỗi ngày, chùa đều cắt cử các sư quét dọn quảng trường, hồ nước, sân trước, sân sau… để khuôn viên chùa luôn sạch đẹp.

Chợ Nổi Cái Răng: Khi cuộc sống ngày càng phát triển, những vẻ đẹp tự nhiên nhất lại càng khó bắt gặp và con người càng muốn được quay về với những gì đơn giản nhưng lại mang nét đẹp của sự mộc mạc Song hành cùng sự phát triển của thế giới, đất nước ta ngày nay đã cho thấy sự vươn lên không ngừng về nhiều mặt, nhưng không hề mất đi những gì thuộc về bản sắc văn hóa Với mong muốn là chiếc cầu nối giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang đến cái nhìn cho thế giới về một hình ảnh Việt Nam mới, không đứng bên lề của sự phát triển chung nhưng vẫn luôn giữ được nét đẹp bình dị của thiên nhiên và tình cảm con người, chúng tôi lựa chọn hình ảnh một miền Tây Nam Bộ sông nước, một trong nhiều vùng miền có nét đặc trưng văn hóa và sinh hoạt của đất nước, với đặc trưng sinh hoạt chợ nổi mà cụ thể là hình ảnh chợ nổi Cái Răng, thông qua đó truyền tải một phần trong rất nhiều điểm đặc sắc của Việt Nam đến với thế giới Để Việt Nam thực sự là một điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm sự bình dị, dân dã, thưởng thức cảm giác bồng bềnh trên sông nước cùng với sự chân chất nồng ấm tình người của những người dân nơi đây Nhắc đến tập quán sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) , chúng ta không thể không nhắc đến chợ nổi, một loại hình chợ độc đáo mà có lẽ không miền nào khác trên đất nước ta có được, tại đây hoạt động buôn bán diễn ra trên những chiếc ghe thuyền lớn bé, cùng tụ họp lại trao đổi hàng hóa trên mặt sông hòa vào nhịp chồng chành của con nước, tiếng sóng vỗ mạn thuyền, tiếng máy nổ xình xịch và cả tiếng trao đổi hàng hóa, cười nói xôn xao làm nên một bức tranh miền Tây sông nước sao mà bình dị nhưng lại đặc sắc mang hồn quê, mang tình người dân miền tây đôn hậu và phóng khoáng.

Chợ nổi Cái Răng từ lâu đã được biết đến như một địa điểm tham quan du lịch đặc sắc của vùng ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, nơi đây tập hợp được điều kiện tự nhiên thuận lợi đặc trưng của vùng đất “Chín rồng”, là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, thuận lợi cho việc thông thương mua bán giữa các địa phương và cả với các thương lái ngoài nước, và cũng chính vì lý do này chợ nổi đã được hình thành và duy trì cho đến ngày nay Tại đây, mọi hoạt động buôn bán, trao đổi được thực hiện trên dòng sông Hậu hiền hòa, êm ả, nơi đây hội tụ tất

40

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan