Nghiên cứu khảo nghiệm một số kỹ thuật thích hợp chăn nuôi lợn sinh sản nông hộ ở Huyện Mai Sơn - Sơn La pot

7 450 0
Nghiên cứu khảo nghiệm một số kỹ thuật thích hợp chăn nuôi lợn sinh sản nông hộ ở Huyện Mai Sơn - Sơn La pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ KỸ THUẬT THÍCH HỢP CHĂN NUÔI LỢN SINH SẢN NÔNG HỘ HUYỆN MAI SƠN - SƠN LA Lê Đình Cường và Trần Thanh Thuỷ Bộ môn Kinh tế và hệ thống chăn nuôi Tác giả để liên hệ: ThS. Lê Đình Cường, ĐT: 048387237 ABSTRACT Northern mountainous and midland region cover 10 million ha land accounting about 31% of the area ò Vietnam. Population of the area are about 10 millions ocupying for 13% of that in the country. Although, the region is characterized by plenty of land and low population density living condition of the people is still low. Viet nam Government has been implementing many programs in order to develop socio-economic conditions of the areas, scientific – technological program of MARD from 2001-2005 is one of these programs. Research topic named “Research to choose some appropriate technical solutions to increase productivity and effectiveness of pig breeding sows at households in Maison district, Son La province”. After one year of implementing, results of research are follows: PIC sows is suitable for households with high economic condition; Crossbred sows F 1 (DBxMC) is suitable for medium economic ones; Frame cage is suitable for raising exotic sows and modified cage is suitable for raising crossbred sows; Feed from local materials plus contrateve feed is suitable for until 60 days piglets in condition of keeping warm. Key words: Government, Research, households ĐẶT VẤN ĐỀ Miền núi và trung du Bắc Bộ có tổng diện tích 10.252.030 ha bằng 31,22% cả nước, dân số 9,5 triệu người (13% dân số toàn quốc). vùng đất dốc, bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao, nền nông nghiệp đây dựa vào nước trời chính, cây trồng năng suất (NS) thấp (lúa 37,4 tạ/ha), vật nuôi chậm lớn và nhỏ (lợn thịt xuất chuồng chỉ 30-50kg), so với cả nước, 2 chỉ tiêu này 42,4tạ/ha và 64,70kg/con. Tuy đất rộng người thưa nhưng đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chương trình bằng nguồn lực trong nước (Chương trình 135, 925, 773 ) nhiều dự án quốc tế từ các chính phủ, phi chính phủ (OxFam Hồng Kông, các dự án giảm nghèo ) với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và xây dựng vùng thành chắn quốc phòng vững mạnh của quốc gia. Đề tài: "Nghiên cứu khảo nghiệm một số kỹ thuật thích hợp chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ huyện Mai Sơn - Sơn La” 1 nhiệm vụ của đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu phát triển chăn nuôi phù hợp điều kiện Trung du, miền núi phía Bắc" thuộc chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2002 – 2005 phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi phía Bắc góp phần xây dựng ngành chăn nuôi của vùng thành ngành sản suất hàng hóa có NS và hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu: lựa chọn một số giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ miền núi phía Bắc. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Gia súc: Năm đầu (2003) 80 lợn sinh sản (30 nái ngoại, 36 nái lai, 10 nái nội, 4 đực giống ngoại) nuôi 14 hộ (4 hộ nuôi lợn ngoại và 10 hộ nuôi lợn lai sinh sản) Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn - Sơn La. Bắt đầu từ năm 2003. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi lợn sinh sản của xã điểm Xác định nhu cầu và lựa chọn kỹ thuật ưu tiên. Nâng cao năng lực thực hành cho người chăn nuôi Khảo nghiệm lựa chọn kỹ thuật. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình hộ chăn nuôi lợn sinh sản có áp dụng kỹ thuật thích hợp. Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRF), bao gồm: . Phỏng vấn hộ theo bảng câu hỏi. . Tham quan mô hình trình diễn, ghi chép trong nông hộ. . Tập huấn lý thuyết, hướng dẫn thực hành kỹ thuật, giáo dục theo nhóm đồng đẳng. . Phương pháp phân lô so sánh + Phương pháp phân tích tài chính bộ phận (Partial Budget Analysis) + Phân tích hiệu quả đầu tư: Lợi nhuận/ tổng chi phí (Benefit – Cost Ratio) Sau đây các thiết kế khảo nghiệm lựa chọn kỹ thuật đại diện: + Thiết kế khảo nghiệm lựa chọn giống lợn sinh sản TT Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3 1 Giống lợn Ngoại Lai Nội - Ngô, cám gạo - (Nguyên liệu + ĐĐ) cho mẹ - (Nguyên liệu + ĐĐ) cho mẹ - (Nguyên liệu + ĐĐ) cho mẹ 2 Thức ăn - Thức ăn viên (TAV) từ tập ăn 60 ngày - (TAV) từ tập ăn 60 ngày - (TAV) từ tập ăn 60 ngày - Cao, thoáng, có bạt che cơ động - Cao, thoáng, có bạt che cơ động - Cao, thoáng, có bạt che cơ động - Vòi uống tự động - Vòi uống tự động - Vòi uống tự động 3 Kiểu chuồng - Ô úm lợn con - Ô úm lợn con - Ô úm lợn con 4 Tiêm phòng DT, TD, Leptô, PTH DT, TD, Leptô, PTH DT, TD, Leptô, PTH Ghi chú: TAV: thức ăn viên; ĐĐ: thức ăn đậm đặc; DT: dịch tả; TD: tụ dấu; PTH: phó thương hàn. Các yếu tố chuồng trại, kiểu chuồng, thức ăn (TA) đảm bảo tương đối đồng đều giữa các lô so sánh giống. + Thiết kế khảo nghiệm lựa chọn kiểu chuồng , loại thức ăn, ô úm Loại khảo nghiệm này thiết kế theo nguyên tắc so sánh 1 nhân tố, các nhân tố khác đảm bảo đồng đều đồng đều. + Thiết kế khảo nghiệm kiểu chuồng nuôi lợn lai sinh sản T T Diễn giải Lô thí nghiệm Lô đối chứng - 4 mái, cao 2,8 – 3,0 m, 2 cách 30-40 cm, xung quanh bưng lưới b40, bạt che cơ động - 2 mái, cao 1,8-3 m, không bạt che cơ động -ô úm - Không có ô úm 1 Kiểu chuồng - Vòi uống tự động - Không vòi uống tự động - (Nguyên liệu+ĐĐ) cho mẹ - (Nguyên liệu+ĐĐ) cho mẹ 2 Thức ăn - Lợn từ tập ăn đến 60 ngày (TAV) - Lợn từ tập ăn đến 60 ngày (TAV) 3 Tiêm phòng - DT, TD, Leptô, PTH - DT, TD, Leptô, PTH hiệu: DT dịch tả, TD tụ dấu, PTH phó thương hàn. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hiện trạng chăn nuôi lợn sinh sản của xã Cò Nòi Toàn xã có trên 6.500 con lợn, trong đó lợn nái khoảng 800 con (≈8,5%), 9 lợn đực giống ngoại (5 Đại Bạch, 4 Lan đơ rát) dùng để phối giống trực tiếp. Điều tra 175 lợn nái, cơ cấu giống Móng Cái (5,73%), bản địa (46,50%), lai (47,77%). Năng suất sinh sản của lợn nái điều tra Bảng 1. Năng suất sinh sản của lợn nái điều tra Giống lợn ĐVT Nái lai Nái Móng Cái Nái bản địa Số lứa đẻ/nái/năm Lứa 1,5 1,7 1,2 Số điều tra 50 13 73 Số con đẻ ra sống/ổ Con 11,06±0,05 11,50±1,03 8,06±2,07 Số con cai sữa 45 ngày/ổ Con 6,54±0,18 7,25±1,13 4,50±0,71 Tỷ lệ sống đến 45 ngày % 63,07 70,73 57.61 Khối lượng 45 ngày/ con Kg 6,50 4,71 2,63 Số lợn con cai sữa/nái/năm Con 9,81 13,31 5,4 Khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm Kg 63,76 63,69 14,21 NS sinh sản của các giống lợn nái thấp. Số lứa đẻ/nái/năm 3 loại lợn nái lai, Móng Cái, bản địa đều thấp, chỉ đạt 1,2 – 1,7 lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 45 ngày thấp (57 – 71%). Khối lượng (KL) lợn con cai sữa 45 ngày/nái/năm chỉ đạt 14 – 64kg bằng 40% vùng đồng bằng. Đặc biệt, nái bản địa chỉ sản suất được 14kg lợn cai sữa/năm, do tập quán nuôi thả rông, lợn ăn không đủ khẩu phần, phối giống cận huyết kéo dài, tỷ lệ chết lúc 60 ngày tuổi cao (>43%). Tổng KL lợn con 60 ngày/nái/năm nái lai 135kg, Móng Cái 113kg, nái bản địa 43kg. Lựa chọn các kỹ thuật ưu tiên Tham quan hộ chăn nuôi lợn tiên tiến Đã tổ chức cho các hộ tham gia đề tài tham quan mô hình hộ chăn nuôi lợn ngoại sinh sản xã Thuỵ Ninh (Thái Thuỵ, Thái Bình), mọi người đều kết luận: có thể xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ Cò Nòi như xã Thuỵ Ninh, nhưng sẽ lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện của xã. Hội thảo, thực hiện 1 số công cụ PRA Bảng 2. Xếp loại vấn đề quan trọng trong chăn nuôi lợn sinh sản ở xã Cò Nòi TT Các vấn đề Thứ tự quan trọng 1 Dịch bệnh nhiều làm chết lợn 1 2 Giống năng suất thấp 2 3 Kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu 3 4 Dịch vụ vật tư thuốc thú y chất lượng thấp 4 5 Nguồn vốn hạn hẹp 5 6 Thị trường sản phẩm bị lấn át từ xuôi lên 6 - Từ số liệu bảng 1 và 2 cho thấy: - Nhu cầu chăn nuôi lợn của xã Cò Nòi rất lớn (cần 10.872 lợn nuôi thịt/năm), nhu cầu này càng lớn khi nhà máy thủy điện Sơn La khởi công xây dựng. - NS sinh sản của lợn nái xã quá thấp cần thay thế bằng giống lợn có NS cao hơn. - Cần tăng cường vệ sinh phòng bệnh để giảm tỷ lệ chết của lợn con theo mẹ. - Cần thay thế, cải tạo kiểu chuồng tạm bợ thành kiểu chuồng thông thoáng, cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật. - Cần thay loại TA kém chất lượng bằng loại TA thích hợp đủ nhu cầu dinh dưỡng của lợn và giảm giá thành nhưng phải sử dụng nhiều nguồn TA sẵn có tại xã. Nâng cao năng lực thực hành cho người chăn nuôi bằng tập huấn kỹ thuật - Kết quả: Mọi học viên đều có kiến thức để chăn nuôi lợn sinh sản. - Khảo nghiệm lựa chọn kỹ thuật ưu tiên Kết quả khảo nghiệm lựa chọn giống lợn sinh sản - Kết quả khảo nghiệm so sánh 3 giống lợn nái: ngoại, lai, nội. Bảng 3. So sánh năng suất sinh sản của các giống lợn nái khảo nghiệm Chỉ tiêu ĐV Nái ngoại Nái lai Nái nội Lứa đẻ/nái/năm Lứa 1,8 1,9 1,4 Số con ss /ổ Con 11,04 ±2,12 *** 11,06 ±0,53 *** 9,75 ±2,46 *** Tỷ lệ sống 25 ngày % 82,35 94,73 80,48 Tỷ lệ sống 60 ngày % 81,02 93,83 78,83 KL 60 ngày/con Kg 18,85 ±0,31 14,36 ±3,17 6,15 ±1,32 *** P< 0,001 - Trong điều kiện nuôi khảo nghiệm: - Tỷ lệ lợn con sống đến 60 ngày (tương ứng) 81,02; 93,83 và 80,48%, nái lai tỷ lệ này cao hơn nái ngoại 2,19%. Nguyên nhân nái ngoại lần đầu tiên nhập vào xã đòi hỏi kỹ thuật cao mà người nuôi chưa thành thạo, lợn nái lai các hộ đã có kinh nghiệm lại được hướng dẫn kỹ thuật nên chúng được chăm sóc thoả đáng và cho NS đúng với tiềm năng của chúng. - KL lợn con 60 ngày/ổ lợn nái lai 135kg cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ Trọng Hốt và Đinh Văn Chỉnh (1996) chỉ đạt 87 kg/ổ. - KL 60 ngày/ổ lợn nái ngoại đạt 159kg thấp hơn nghiên cứu của Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên tại Hà Tây (2003) đạt 194 – 203 kg/ổ. Tóm lại: NS của nái lai chỉ bằng 88,75% nái ngoại, nhưng gấp 4,13 lần nái nội, giống lợn cải tiến , dễ nuôi, dễ phổ biến, tỏ ra thích hợp cho nhóm hộ kinh tế trung bình (các hộ này chủ yếu dân tộc Thái) . Kết quả khảo nghiệm chọn chuồng nuôi lợn sinh sản + Khảo nghiệm kiểu chuồng nuôi lợn ngoại sinh sản - Được bố trí tại nhóm hộ nuôi lợn nái ngoại, có kiểu chuồng khác nhau (hộ này có khung sàn hộ kia nuôi trên nền trệt) còn các điều kiện khác tương tự nhau, chọn 10 lợn nái phân làm 2 lô, mỗi lô 5 con (Bảng 4). Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm kiểu chuồng nuôi lợn ngoại sinh sản TT Diễn giải ĐVT Kiểu mới (TN) Kiểu cũ (ĐC) TN - ĐC Số lứa theo dõi Lứa 9 9 Số con đẻ ra còn sống/ổ Con 10,55 11,77 Tỷ lệ sống đến 60 ngày % 87,04 72,64 + 4,40 NS sinh sản KL bq 60 ngày/con Kg 19,13 18,62 + 0,51 KL con 60 ngày/ổ Kg 176,4 159,2 Lợi ích kinh tế Tổng thu /ổ 1000đ 4.630 4.179 + 451 Bảng 4 cho thấy: trong điều kiện thí nghiệm này, nuôi lợn ngoại trên chuồng khung sàn có NS cao hơn trên nền trệt: - Lúc 60 ngày tuổi, KL bình quân/con, tỷ lệ nuôi sống cao hơn đối chứng (ĐC) 0,51kg/con và 14,40% - Tổng thu/ổ lô thí nghiệm (TN) đạt 4. 630.000đ, cao hơn ĐC 451.000đ. Nguyên nhân do lợn mẹ nuôi con, lợn con từ tập ăn tới 60 ngày nuôi trên khung sàn, dễ thực hiện kỹ thuật (cho ăn đúng khẩu phần, sưởi ấm, chống nóng lạnh, tiêm phòng và cách ly được tối đa mầm bệnh cảm nhiễm từ nền chuồng) vậy kiểu chuồng khung sàn phù hợp nuôi lợn ngoại sinh sản. + Khảo nghiệm kiểu chuồng nuôi lợn lai sinh sản Tương tự lợn ngoại, KL lợn con 60 ngày 2 lô đạt 13,72 – 14,36 kg/con (TN cao hơn lô ĐC 0,64 kg/con), tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày 2 lô đạt 90 - 93% (TN cao hơn lô ĐC 3,02%). Tổng thu/ổ lợn 60 ngày đạt 3 - 3,5 triệu đồng (TN cao hơn ĐC 497.000đ). Như vậy, bước đầu cho thấy lợn nái lai nuôi trong kiểu chuồng cải tiến, cho NS sinh sản cao hơn kiểu chuồng cũ. + Kết quả khảo nghiệm lựa chọn loại thức ăn nuôi lợn sinh sản Khảo nghiệm bố trí mỗi giống 2 lô đồng đều, khác nhau về TA: nái ngoại lô TN ăn TA hỗn hợp hoàn chỉnh (HHHC), lô ĐC ăn ngô nghiền, cám gạo + TA đậm đặc (nguyên liệu + ĐĐ). Nái lai: lô TN ăn (nguyên liệu + ĐĐ), lô ĐC TA truyền thống (TATT), mỗi lô 4 con, theo dõi khả năng sinh sản, kết quả cho thấy: - Nuôi lợn nái ngoại bằng HHHC có KL bình quân 60 ngày/ổ, cao hơn lô nguyên liệu+ĐĐ 5kg/ổ, thu bán lợn giống/ổ cao hơn ĐC 133.000đ, lợi nhuận/ổ kém lô ĐC 212.000đ, giá thành 1 kg lợn 60 ngày cao hơn ĐC 1.478đ/kg. Như vậy, sử dụng loại TA nguyên liệu + ĐĐ nuôi lợn ngoại có NS không kém nhiều so với HHHC 5kg/ổ, giảm được giá thành lợn giống (1.478đ/kg), tăng lợi nhuận/lứa đẻ lên 212.000đ. - Nuôi lợn nái lai bằng TA nguyên liệu + ĐĐ, tỷ lệ nuôi sống và KL bình quân lợn con cao hơn nuôi bằng TATT. + Kết quả khảo nghiệm nuôi lợn con có và không có ô úm Khảo nghiệm này bố trí tại 5 hộ nuôi lợn lai sinh sản, chọn 10 ổ, đồng đều, chia 2 lô, lô TN (có ô úm), lô ĐC (không ô úm), cùng tập ăn từ 10 ngày tuổi, căn cứ vào sức khoẻ và độ lớn của lợn con để cai sữa, sau đó để nguyên đàn, giữ chế độ sưởi ấm khi cần tới 60 ngày và cho ăn TAV, kết quả Bảng 6. Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm ô úm lợn con giống lai (Mùa đông 2004) Chỉ tiêu ĐVT TN ĐC TN - ĐC TN - Điều tra 45 ngày Số theo dõi 5 5 Ngày cai sữa ngày 25 45 Tỷ lệ sống đến cai sữa % 91,66 89,40 Tỷ lệ sống đến 60 ngày % 90,15 82,43 +7,72 90,15/63,07 KL 60 ngày/ổ Kg 134,7 89,5 +45,2 + (27,08%) Thời gian động dục lại ngày 5-7 8-11 -3 - 4 Bảng 6 cho thấy: nuôi lợn con có ô úm làm tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con so với nuôi không có ô úm, 60 ngày lên 7,72% và 45,20 kg/ổ, giảm tỷ lệ hao hụt cơ thể mẹ 7%, rút ngắn thời gian động dục trở lại 3-4 ngày. So với điều tra 45 ngày nuôiô úm giảm tỷ lệ chết 27,08%. Nguyên nhân là: - Chủ động sưởi ấm lợn con khi lạnh, cho chúng ăn loại TA đủ chất dinh dưỡng Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ nền chuồng vào cơ thể lợn con và điều trị kịp thời khi mắc bệnh. - Từ cai sữa đến 60 ngày lợn con được ăn TAV đủ chất dinh dưỡng, sưởi ấm khi trời lạnh, chúng lớn nhanh, ít bệnh tật. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận • Giống lợn sinh sản:  Nhóm hộ kinh tế khá: Có thể nuôi lợn ngoại sinh sản, NS cao (KL lợn con 60 ngày/ổ đạt 286kg).  Nhóm hộ trung bình: Nên nuôi lợn lai sinh sản có NS khá (KL lợn con 60 ngày/ổ đạt 257kg). • Kiểu chuồng:  Lợn ngoại thích hợp kiểu khung sàn, vòi uống tự động, tỷ lệ lợn con sống 60 ngày đạt 87%, KL bình quân 60 ngày 18,5 -19 kg/con.  Lợn lai thích hợp chuồng cải tiến, có ô úm lợn con, vòi uống tự động, tỷ lệ sống 60 ngày đạt 91,66%, KL bình quân 60 ngày 14 - 15 kg/con. • Loại thức ăn:  Loại TA nguyên liệu+ĐĐ nuôi lợn trưởng thành  Lợn từ tập ăn đến 60 ngày cho ăn TAV, chúng lớn nhanh, giảm tỷ lệ chết. • Kỹ thuật chăm sóc:  Nuôi lợn con theo mẹ cần có ô úm và TAV, sưởi ấm khi cần đến 60 ngày tuổi, giảm được tỷ lệ chết tới 27%. Đề nghị  Có thể phát triển mạnh nuôi lợn nái lai F1 (ĐB x MC) các hộ kinh tế trung bình.  Khuyến cáo áp dụng các kỹ thuật (kiểu chuồng, sử dụng nhiều nguồn TA sẵn có để giảm giá thành). TÀI LIỆU THAM KHẢO Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên. 2003 - Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật và xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ tại Đan Phượng – Hà Tây. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi, 258-267. Võ Trọng Hốt, Đinh Văn Chỉnh. 1996 - Kết quả nghiên cứu nuôi lợn F 1 (ĐBxMC) trong điều kiện nông hộ. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKTNN ĐHNNI Hà Nội 1956-1996, 119-182./. . NGHIÊN CỨU KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ KỸ THUẬT THÍCH HỢP CHĂN NUÔI LỢN SINH SẢN NÔNG HỘ Ở HUYỆN MAI SƠN - SƠN LA Lê Đình Cường và Trần Thanh Thuỷ Bộ môn Kinh tế và hệ thống chăn nuôi Tác. người chăn nuôi bằng tập huấn kỹ thuật - Kết quả: Mọi học viên đều có kiến thức để chăn nuôi lợn sinh sản. - Khảo nghiệm lựa chọn kỹ thuật ưu tiên Kết quả khảo nghiệm lựa chọn giống lợn sinh sản. chọn một số giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ ở miền núi phía Bắc. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

Ngày đăng: 27/06/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan