Skkn lớp 4

27 0 0
Skkn lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……….9

4 Các giả thiết nghiên cứu………9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu………9

III KẾT LUẬN Kết quả thực hiện……….22

Bài học kinh nghiệm………24

Lời kết……….25

Trang 3

“Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương,cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương…”.

Khi đứa trẻ ở bậc tiểu học đến trường, cất lên lời hát như thế thì chắc chắn rằng các em ấy rất yêu trường lớp và rất thích đi học Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước Việc đào tạo thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của toàn xã hội mà đi đầu là Ngành giáo dục Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí

cao nhất trong các nhiệm vụ của quốc gia bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Muốn việc giáo dục đạt kết quả tốt phải dựa trên cơ sở tự nguyện của

người học Đối với người lớn thì ý thức biết được lợi ích của việc học nhưng đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ ở bậc tiếu học, nhận thức còn non dại, tâm lý ham chơi hơn là ham học thì làm sao để các em tự nguyện học, làm thế nào để trẻ thích đi học và thích học? Để trẻ yêu trường, mến lớp như ngôi nhà thứ hai của mình? Đó chính là công việc không hề đơn giản chút nào mà nhà trường và các thầy cô tiểu học phải thực hiện.

Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng Trong nhà trường, học sinh tiếp thu những kiến thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, hiểu biết cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.

Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng.

Trong nhiều năm qua, giáo dục tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, hệ thống các bài tập đòi hỏi

Trang 4

cao so với đa số trình độ học sinh mặc dù chúng ta đã qua nhiều lần giảm tải chương trình, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh Học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng,…

Thực trạng nhiều năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học, trốn học ngày càng nhiều Điều đó khiến phụ huynh thật sự băn khoăn Những bậc cha mẹ có con bản tính hay sợ sệt, nhút nhát, thiếu tự tin thì lo lắng càng tăng Đây cũng là trăn trở của những người làm trong ngành giáo dục

Chủ đề “Giáo dục Tiểu học thành phố Hồ Chí Minh là niềm tin củagia đình và xã hội” Nhà trường và giáo viên cũng yêu cầu “Học sinh thíchđi học, thích học Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Được Sở Giáo

dục và Đào tạo đề ra đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội đặc biệt là của ngành giáo dục Là một người thầy, ai cũng mong ước đem lại những hạnh phúc đơn sơ cho các em, những nụ cười và đôi mắt sáng lên lộ vẻ sung sướng khi trẻ nhận được những thành tích trong học tập và mong ước sự nghiệp giáo dục của mình một ngày một tốt đẹp hơn Vậy nhà trường và các thầy cô giáo tiểu học phải làm gì để các em thích học? Để các em muốn đến trường? Đây là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm nhưng cũng cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Để góp phần tạo được niềm tin cho gia đình và xã hội, giúp các em đến

trường một cách tự tin, tự nguyện tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biệnpháp tạo hứng thú cho học sinh đến lớp” làm sáng kiến kinh nghiệm cũng

như để thực hiện xuyên suốt trong năm học này cũng như các năm học tiếp theo.

Trang 6

Khi trẻ bước chân vào mái trường Tiểu học đầu tiên với tâm trạng háo hức, mong chờ được vào mái trường mới, nơi đó có thầy cô, đặc biệt là quen được nhiều bạn mới nhưng qua nhiều khối lớp trong nhà trường Tiểu học dần dần cảm giác háo hức, chờ đợi của các em không còn nữa mà thay vào đó là sự rụt rè, thiếu tự tin, không dám đề đạt ý kiến, nguyện vọng cá nhân,… Hiện tượng bỏ học, trốn học xảy ra ngày càng nhiều làm trăn trở không ít gia đình, là nỗi đau của toàn xã hội nhất là những người làm công tác trong ngành giáo dục.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến học sinh không thích đi học, không hứng thú đến trường nói chung và tình trạng học sinh trốn học, bỏ học nói riêng Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và đề ra cách giải quyết.

Nguyên nhân

- Hầu hết các bậc cha mẹ giáo dục con em không đúng cách, các em hết mực được nuông chiều, các gia đình chỉ nhìn vấn đề từ một phía nên các em ỷ lại mọi việc vào cha mẹ và những người xung quanh Mặt khác các trò chơi trực tuyến trên in-tơ-net cũng góp phần làm cho học sinh lơ là trong việc học.

- Một số gia đình chỉ tập trung lo mưu sinh không chú ý đến việc học tập của con em Phụ huynh phó mặc cho nhà trường từ việc học đến việc giáo dục nhân cách, quản lí học sinh Các em phải tự sắp xếp lấy công việc của mình mà thiếu sự tư vấn, chỉ bảo của cha mẹ.

- Các em mất căn bản, không tiếp thu kịp nội dung học tập trên lớp nên các em đâm ra chán học, không muốn đến trường.

Trang 7

- Các hoạt động, sinh hoạt, các hình thức vui chơi chưa hấp dẫn, lôi cuốn cũng như bản tính học sinh còn nhút nhát, e dè, thiếu tự tin nên việc thu hút học sinh tham gia còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học của giáo viên chưa thu hút được học sinh.

- Phương pháp dạy học, hình thức giảng dạy của giáo viên còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

Trang 8

Cơ sở lý luận:

- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào

tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.

- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển

khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013 - Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.

Cơ sở thực tiễn

Trường Tiểu học Nguyễn Thi nằm trên địa Phường 14 - Quận 3 Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của Trường được Ngành đánh giá cao, luôn đạt và vượt chỉ tiêu của ngành đề ra Cơ sở vật chất của Trường được xây dựng đúng quy cách, ngày càng hoàn thiện và có khá đầy đủ các phòng chức năng Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm

Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của Cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo, tôi thấy công việc giảng dạy trên lớp hằng ngày của mình còn nhiều khiếm khuyết.

Do vậy, sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của Ngành, tôi đã

chọn đề tài: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh đến lớp Để thực

hiện trong năm học này.

Trang 9

1 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không thích đi học, không thích học, không thích đến trường và đề ra các biện pháp khắc phục.

2.Giới hạn đề tài:

Khối lớp 4 cấp Tiểu học.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh hứng thú đi học - Khách thể nghiên cứu: Tập thể lớp 4A, Trường Tiểu học Nguyễn Thi.

4 Các giả thiết nghiên cứu:

Nếu biết được nguyên nhân học sinh không thích đi học, không thích học, không thích đến trường giáo viên sẽ giúp các em có được niềm tin ở bản thân, say mê học tập, cảm thấy vui khi mỗi ngày đến trường.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không thích đi học, không hứng thú học, không có nhiều niềm vui khi đến trường và đưa ra biện pháp khắc phục.

GIẢI PHÁP ,BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của trên của Ngành Chủ đề

“Giáo dục Tiểu học thành phố Hồ Chí Minh là niềm tin của gia đình vàxã hội” Nhà trường và giáo viên thực hiện yêu cầu “Học sinh thích đi học,thích học Mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui” Được Sở Giáo dục và đào

tạo đề ra tôi thấy đây là một chủ trương rất phù hợp và cần thiết trong tình hình hiện nay, ngay từ đầu năm học 2019 – 2020 tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu Dưới đây là các biện pháp mà tôi đã và đang tiếp tục thực hiện:

Ngay từ ngày đầu tiên tôi nhận lớp điều đầu tiên là tôi tìm hiểu từng hoàn cảnh của học sinh vì trường tôi được cái thuận lợi là tựu trường trước vài ngày để ổn định lớp Vì thế ngay từ đầu năm những học sinh có hoàn

Trang 10

cảnh gia đình khó khăn được tôi lưu vào sổ cá nhân và được giáo viên giúp đỡ kịp thời thông qua các phong trào do lớp tự phát động như giúp bạn “Áo trắng đến trường”, tặng sách cũ học sinh lớp 4 trước cho các em,… Vì đã nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh nên các phong trào giúp học sinh vượt khó đến trường, đến lớp, các học bỗng do các tổ chức xã hội tài trợ được giáo viên thực hiện kịp thời, đúng đối tượng giúp cho học sinh có đủ điều kiện đến trường Tìm hiểu ưu khuyết điểm của học sinh qua học tập cũng như những vấn đề đạo đức, tâm lí từng em để có cách giáo dục đúng đắn Điều đó giúp giáo viên có cách giáo dục nhẹ nhàng phù hợp tâm lý từng học sinh Việc trước tiên tôi cho là bầu ban cán sự lớp, so với năm học trước tôi có sự thay đổi như sau: em nào ngoan, tiến bộ hơn so với tuần trước thì sẽ được phân công làm tổ trưởng, lớp trưởng trong tuần tiếp theo, vì vậy việc xếp hạng, kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh, chỉ huy các bạn trong hoạt động nhóm được thay đổi trong học sinh lớp một cách liên tục, giúp các em tự tin hẳn lên… Đặc biệt việc tham gia các hoạt động do Đội phát động như vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, chọn lựa học sinh có năng khiếu tham gia phong trào, giải vô địch thể thao học sinh, xây dựng tiểu phẩm An toàn giao thông, báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng được giáo viên giao hẳn cho cán sự lớp để các em ý thức được trách nhiệm, tự tin, tự lập, tránh ỷ lại Giáo viên chỉ là người đứng bên cạnh ủng hộ, góp ý hướng dẫn để các em hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất Mỗi khi nhìn thấy nụ cười hiện trên đôi môi của các em tôi cảm thấy vui lên một chút.

Trang 11

Góc học tập của lớp

Ngoài ra, các giờ sinh hoạt ngoại khóa như giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm tôi hay lồng vào kể các câu chuyện về các tấm gương vượt khó, hiếu học, ý thức tự phục vụ bản thân Qua đó giáo dục học sinh kỹ năng sống, ý thức tự phục vụ không ỷ lại vào cha mẹ, các em biết được những điều nên và không nên làm để trở thành con ngoan trò giỏi, có tình đoàn kết, thương yêu bạn bè Nhìn các học sinh chưa ngoan về đạo đức, thiếu tự tin dần hòa nhập cùng hoạt động chung của lớp, tôi biết những phương pháp của tôi đã phát huy tác dụng.

Trang 12

Để tạo môi trường học tập thân thiện tôi trang trí lớp thật đẹp mắt và ý nghĩa, bàn học, ghế ngồi, các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, những bài viết hay, những sản phẩm đẹp của các em được đặt ở vị trí trang trọng trên bảng tuyên dương của lớp và được trang trí đẹp mắt Để tạo tinh thần đoàn kết có bản tin Mừng sinh nhật để bạn bè biết và chúc mừng lẫn nhau Việc rèn chữ viết được tôi đặc biệt xem trọng “Nét chữ, nết người” Những bài viết đẹp do giáo viên, học sinh sưu tầm cùng các bài viết đẹp hoặc các em có chữ viết tiến bộ của lớp cũng được cập nhật thường xuyên vì tôi luôn trân trọng những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học trò mình.

Bài viết đạt giải Nhất hội thi : “ Em viết đúng – viết đẹp “

Trang 13

LỚP HỌC XANH

Vì vậy, những em học sinh mà những năm qua ít nhận được lời khen nhận ra, luôn tự hào vào bản thân và thấy mình là một phần quan trọng của lớp, tên các em được cập nhật, nêu gương thường xuyên hằng ngày.

Ngoài ra, lớp còn có góc đọc sách với những quyển truyện, sách hay do chính học sinh đóng góp để giúp các em thư giãn trong giờ ra chơi Vậy những điều học sinh khó nói hoặc không thể nói với giáo viên hoặc bạn bè thì sao? Đã có hộp thư “Điều em muốn nói” nơi đó các em có thể tâm sự những điều thầm kín nhất cùng bạn hoặc thầy của mình Từ đó, giáo viên có thể có những điều chỉnh việc giảng dạy, giáo dục cho phù hợp.

Trang 14

Góc đọc sách của chúng em.

Trang 15

Điều em muốn nói.

Việc rèn kĩ năng sống của học sinh cũng được giáo viên quan tâm đặc biệt không những qua các bài giảng trên lớp mà còn thông qua các hoạt động cụ thể do Đoàn, Đội phát động như: Nụ cười hồng, Lá lành đùm lá rách, Giúp bạn nghèo vui Tết… đã khơi gợi được các em tình yêu thương con người, thái độ cảm thông, san sẻ những mất mát khó khăn mà những người xung quanh các em đang chịu thiệt thòi Động viên các em tham gia các phong trào của nhà trường, tạo hứng thú và phát huy năng khiếu của các em

Tiết mục văn nghệ đạt giải Nhất trong hội thi :“ Tiếng hát dưới mái trường “

Trang 16

 Việc giúp trẻ thích học là điều tôi bận tâm nhất Trong giờ học tôi thường cố gắng tìm tòi để làm sao cho các em tham gia các trò chơi qua đó cung cấp kiến thức mới để các em dễ dàng lĩnh hội: Đi tìm ẩn số, câu cá, trúc xanh, rung chuông vàng,… để giúp giờ học của các em hào hứng nhất có thể Bên cạnh đó để kích thích hứng thú học tập của học sinh tôi suy nghĩ và lựa chọn phương pháp thích hợp với từng môn học, phù hợp đối tượng học sinh: Thuyết trình, đàm thoại, thi đua, thảo luận nhóm, hỏi đáp, sắm vai, động não, thực hành luyện tập, quan sát, thí nghiệm,…Các hình thức dạy học thích hợp: Dạy học cá thể hóa, dạy học theo nhóm dạy học trên lớp, ngoài trời,… Các hình thức và phương pháp được tôi áp dụng cụ thể như sau:

Môn Tiếng Việt:

Phân môn Luyện từ và câu : Bài “Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự

trọng” Giáo viên thay đổi hình thức bằng cách thi đua tiếp sức theo 5 nhóm và nêu những từ ngữ theo chủ điểm, sau đó học sinh nhận xét Từ đó rất nhiều học sinh được tham gia vào việc trả lời câu hỏi, các em chú ý vào bài giáo viên không cần nhắc nhở, không khí lớp hào hứng vui vẻ Đồng thời qua bài học giáo dục và nuôi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt của người học sinh

Học sinh lớp 4A thực hiện chuyên đề Luyện từ và câu theo phương phápdạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

Trang 17

Phân môn chính tả: Việc rút ra từ khó để luyện viết trong phân môn

chính tả được thực hiện thường xuyên Vì vậy ngoài hình thức học sinh nêu từ khó viết, giáo viên hướng dẫn, gợi mở học sinh phân tích, luyện viết Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm 5 ghi ra các từ khó viết vào bảng nhóm sau đó tổng hợp rút ra các từ chung để tiến hành luyện viết; giáo viên cũng có thể áp dụng nhóm 4 ở hoạt động này bằng phương pháp khăn phủ bàn để rút ra từ khó viết,…

Phân môn Tập làm văn: “Tả cái cặp sách đi học.” – Việc cung cấp

vốn từ cho học sinh ngoài cách làm cũ giáo viên có thể thay thế bằng phương pháp sơ đồ tư duy như khi tả ngôi trường thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh nêu những bộ phận chính của cái cặp mà các em cần chọn lọc để tả: quai cặp , nắp cặp , các ngăn cặp , màu sắc ,… Sau đó các em dễ dàng chọn lọc từ để tả từng bộ phận của cái cặp.

Môn Toán: Bài “Bảng đơn vị đo khối lượng”

Ngoài việc thực hiện bằng hình thức cũ giáo viên có thể thay đổi bằng hình thức mới như cho các em câu cá: miếng mồi là các bài đổi đơn vị mà giáo viên ghi sẵn, học sinh câu được bài nào làm bài đó cho cả nhóm Khuyến khích học sinh tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra cách giải hay, sáng tạo.

Để giúp thay đổi không khí lớp học tôi cũng có thể cho học sinh vừa tìm hiểu kiến thức bài mới bằng phương pháp sơ đồ tư duy vừa kết hợp vẽ

như bài Đạo đức “Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ” (tiết 1) ở hoạt động 2 tôi

cho học sinh hoạt động nhóm 4 có thê gọi là “Cây yêu thương” nhiệm vụ của các học sinh là vẽ cây có 2 nhánh: nhánh 1 nêu những việc làm em cho là phù hợp để thể hiện tình yêu thương với ông bà , cha mẹ Nhánh 2 các em nêu những việc làm tốt thể hiện sự hiếu thảo với ông bà , cha mẹ.

* Đối với môn Khoa học; Lịch sử; Địa lý việc giảng dạy bằng công

nghệ thông tin là rất quan trọng vì nội dung các bài này thường gắn với thực tế, đặc biệt hiện nay mỗi trường học được trang bị bảng tương tác đây là thuận lợi rất lớn trong việc giảng dạy các môn học này Các hình ảnh đẹp,

Ngày đăng: 07/04/2024, 10:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan