BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ SONG HÀNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1), ĐOẠN TỪ NÚT GIAO KẾT NỐI VỚI QUỐC LỘ 21B (PHÍA BỜ HỮU SÔNG NHUỆ) ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG LÊ CÔNG THANHGIAI ĐOẠN 3 (ĐƯỜ

264 0 0
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ SONG HÀNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1), ĐOẠN TỪ NÚT GIAO KẾT NỐI VỚI QUỐC LỘ 21B (PHÍA BỜ HỮU SÔNG NHUỆ) ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG LÊ CÔNG THANHGIAI ĐOẠN 3 (ĐƯỜ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ------\ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ SONG HÀNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5-VÙNG TH

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG -

 -\

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ SONG HÀNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5-VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1), ĐOẠN TỪ NÚT GIAO KẾT NỐI VỚI QUỐC LỘ

21B (PHÍA BỜ HỮU SÔNG NHUỆ) ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG LÊ CÔNG THANH-GIAI ĐOẠN 3 (ĐƯỜNG 68M) VÀ

MỘT BÊN ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHÚ THỨ ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG NỐI HAI CAO TỐC TẠI XÃ BÌNH NGHĨA,

HUYỆN BÌNH LỤC

Địa điểm: huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Phủ Lý, Bình Lục

Hà Nam, năm 2024

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG -

 -BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ SONG HÀNH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5-VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1), ĐOẠN TỪ NÚT GIAO KẾT NỐI VỚI QUỐC LỘ

21B (PHÍA BỜ HỮU SÔNG NHUỆ) ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG LÊ CÔNG THANH-GIAI ĐOẠN 3 (ĐƯỜNG 68M) VÀ

MỘT BÊN ĐOẠN TỪ NÚT GIAO PHÚ THỨ ĐẾN NÚT GIAO VỚI ĐƯỜNG NỐI HAI CAO TỐC TẠI XÃ BÌNH NGHĨA,

Trang 3

1.1 Thông tin chung về dự án 15

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 17

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 17

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 22

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 22

2.1.1 Các văn bản pháp lý 22

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 24

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 24

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 25

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 25

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 28

4.1 Các phương pháp ĐTM 28

4.2 Các phương pháp khác 28

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 32

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 41

1 Thông tin về dự án 41

1.1.1 Tên dự án 41

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 41

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 41

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 42

Trang 4

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường Error! Bookmark not defined

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 42

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 42

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 43

1.2.3 Các hoạt động của dự án 53

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 53

1.2.5 Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn 54

1.2.6 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 54

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 54

1.3.1 Nguyên, vật liệu sử dụng thi công các hạng mục của dự án 54

1.3.2 Nhiên liệu, hóa chất sử dụng 59

1.3.3 Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 59

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 61

1.4.1 Vận hành dự án 61

1.4.2 Duy tu, bảo dưỡng 62

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 62

1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng 62

1.5.2 Biện pháp thi công chủ đạo 62

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 76

1.6.1 Tiến độ dự án 76

1.6.2 Tổng mức đầu tư 78

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 78

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 80

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 80

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 80

2.1.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội khu vực triển khai dự án 103

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực dự án 115

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 115

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 132

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 134

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 135

Trang 5

Chương 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 139

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 139

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 139

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 186

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 202

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 202

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 218

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 221

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 221

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 222

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 223

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 227

Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 229

Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 230

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 230

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 238

Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 240

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 240

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 240

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 240

6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 240

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A

B

BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi BGTVT Bộ Giao thông vận tải

BLĐTBXH Bộ Lao động thương binh xã hội

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

C

CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

Trang 8

ĐT Đường tỉnh lộ

E

KHQLCT Kế hoạch quản lý chất thải KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường

Trang 9

N

NATM New Austrian Tunelling Method (Phương pháp đào hầm kiểu mới của Áo)

P

PMU Project Management Unit (Ban quản lý dự án)

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

SE Cán bộ môi trường và an toàn của Nhà thầu(Security and Environment Offer)

Trang 10

W

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia ĐTM 26

Bảng 1.1 Bảng thống kê tọa độ tim tuyến (Tuyến 1) Error! Bookmark not defined.Bảng 1.2 Bảng thống kê tọa độ tim tuyến (Tuyến 2) Error! Bookmark not defined. Bảng 1.3a Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Thanh Liêm (Tuyến 1) [6] Error! Bookmark not defined.Bảng 1.3b Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Bình Lục (Tuyến 1) [6] Error! Bookmark not defined.Bảng 1.3c Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Lý Nhân (Tuyến 1) [6] Error! Bookmark not defined.Bảng 1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án của Tuyến 2 [6] Error! Bookmark not defined. Bảng 1.5 Tổng hợp hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án (Tuyến 1 + Tuyến 2) [6] Error! Bookmark not defined. Bảng 1.6 Các đối tượng và khu vực nhạy cảm có khả năng bị tác động bởi dự án Error! Bookmark not defined.Bảng 1.7 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu bình đồ tuyến [4]Error! Bookmark not defined.Bảng 1.8 Bảng tổng hợp kết quả thiết kế cắt dọc [4] Error! Bookmark not defined.Bảng 1.9 Thống kê số lượng nút giao cùng mức trên tuyến [4]Error! Bookmark not Bảng 1.14 Thống kê cống hộp lớn [4] Error! Bookmark not defined.Bảng 1.15 Thống kê vị trí và các loại cây[4] Error! Bookmark not defined. Bảng 1.16 Tổng hợp nguyên, vật liệu thi công Tuyến [4] 54

Bảng 1.17 Tổng hợp khối lượng đào đắp, vật liệu chủ yếu thi công phần cầu [4] 58

Bảng 1.18 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong thi công [4] 59

Bảng 1.19 Máy móc thiết bị thi công của Dự án 60

Bảng 1.20 Dự kiến vị trí bố trí công trường thi công của Dự án 63

Bảng 1.21 Tiến độ dự kiến thực hiện các hạng mục công trình 77

Trang 12

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình tại khu vực Dự án 88

Bảng 2.2 Lượng mưa tại khu vực Dự án 89

Bảng 2.3 Độ ẩm không khí trung bình tại khu vực Dự án 90

Bảng 2.4 Số giờ nắng tại khu vực Dự án 90

Bảng 2.5 Chiều dài các sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam [7] 95

Bảng 2.6 Mực nước thực đo tại thượng – hạ lưu Đập Phúc trên sông Châu Giang [5] 96

Bảng 2.7 Các thông số luồng chạy tàu thuyền 96

Bảng 2.8: Thống kê mực nước điều tra cầu [5] 97

Bảng 2.9 Thống kê mực nước điều tra dọc tuyến 1 [5] 99

Bảng 2.10 Thống kê mực nước điều tra dọc Tuyến 2 [5] 100

Bảng 2.11 Tính mức chênh giữa mực nước điều tra năm 2017 và mực nước thiết kế 101

Bảng 2.12: Tính mức chênh giữa mực nước điều tra năm 2017 và mực nước thiết kế 101

Bảng 2.13: Bảng tính mực nước thiết kế dọc tuyến 102

Bảng 2.14 Tóm tắt hiện trạng kinh tế các huyện có dự án đi qua 103

Bảng 2.15 Tóm tắt hiện trạng xã hội các huyện có dự án đi qua 105

Bảng 2.16 Tóm tắt hiện trạng kinh tế các xã có dự án đi qua 106

Bảng 2.17 Tóm tắt điều kiện xã hội các xã có dự án đi qua 108

Bảng 2.18 Hiện trạng diện tích, số hộ trồng lúa nước dọc tuyến Dự án 111

Bảng 2.19 Hiện trạng diện tích, số hộ NTTS dọc tuyến Dự án [6] 113

Bảng 2.20 Kết quả lấy mẫu phân tích nước ngầm tại Hà Nam ngày 2/3/2020 [2] 116

Bảng 2.21 Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường 117

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh 122

Bảng 2.23 Kết quả đo đạc tiếng ồn 123

Bảng 2.24 Kết quả đo đạc độ rung 123

Bảng 2.25a Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 124

Bảng 2.25b Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 125

Bảng 2.26a Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất 127

Bảng 2.26b Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất 128

Bảng 2.27a Tổng hợp phân tích kết quả chất lượng đất 130

Bảng 2.27b Tổng hợp phân tích kết quả chất lượng đất 130

Bảng 2.28 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích 131

Bảng 2.29 Các đối tượng và khu vực nhạy cảm có khả năng bị tác động bởi dự án 134 Bảng 3.1 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 139

Trang 13

Bảng 3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng 142

Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải động cơ do hoạt động vận 145

Bảng 3.4 Hệ số của các loại mặt đường, mặt đất 146

Bảng 3.5 Kích thước bụi 146

Bảng 3.6 Tổng tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển 147

Bảng 3.7 Dự báo phát tán bụi và khí độc từ hoạt động vận chuyển trên đường 147

Bảng 3.8 Tổng hợp khối lượng đào đắp 149

Bảng 3.9 Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công 149

Bảng 3.10 Tải lượng bụi từ hoạt động đào đắp 149

Bảng 3.11 Dự báo lượng dầu tiêu thụ trong thi công 151

Bảng 3.12 Tải lượng bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công 151

Bảng 3.13 Tổng tải lượng bụi và khí độc phát sinh trong quá trình thi công 151

Bảng 3.14 Dự báo phạm vi phát tán bụi và khí thải từ hoạt động đào đắp và hoạt động của thiết bị thi công 152

Bảng 3.15 Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại [3] 156

Bảng 3.16 Bảng tính dự báo nồng độ khí thải phát sinh từ công đoạn hàn 156

Bảng 3.17 Phế thải phát sinh do phá dỡ công trình cũ 158

Bảng 3.18 Tổng lượng đất, đá loại cần vận chuyển raq bãi lưu giữ 159

Bảng 3.19 Khối lượng và thành phần một số CTNH phát sinh chủ yếu 160

Bảng 3.20 Diện tích, số hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất ở dọc tuyến Dự án 164

Bảng 3.21 Thiệt hại do chiếm dụng vĩnh viễn đất sản xuất nông nghiệp 165

Bảng 3.221 Diện tích, số hộ dân bị ảnh hưởng do chiếm dụng đất nông nghiệp dọc tuyến 166

Bảng 3.22 Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công dự án 170

Bảng 3.24 Mức rung của một số thiết bị thi công điển hình (cách 10m) 172

Bảng 3.25 Mức rung suy giảm theo khoảng cách từ hoạt động thi công 173

Bảng 3.26 Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường Dự án 179

Bảng 3.27 Kết quả dự báo lưu lượng giao thông khu vực dự án 202

Bảng 3.28 Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO 203

Bảng 3.29 Mức phát thải từ dòng xe dự báo vào giờ cao điểm (mg/ms) 203

Bảng 3.30 Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường 204

Bảng 3.31 Tải lượng bụi từ vận hành dòng xe 204

Bảng 3.32 Tổng tải lượng bụi và khí độc phát sinh khi vận hành dòng xe 204

Bảng 3.33 Kết quả dự báo nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ vận hành dòng xe

vào năm 2030 205

Bảng 3.34 Mức ồn tương đương trung bình ở với điều kiện chuẩn (LA7TC) 207

Trang 14

Bảng 3.35 Dự báo mức ồn nguồn từ dòng xe 208

Bảng 3.36 Kết quả dự báo mức suy giảm rung theo khoảng cách (dB) 209

Bảng 3.37 Đặc điểm hoá học của lớp đất bẩn trên mặt đường 209

Bảng 3.38 Mức chênh giữa mực nước thực đo năm 2017 với mực nước ứng

với các tần suất P% tại Trạm bơm Hữu Bị 212

Bảng 3.39: Bảng so sánh các thông số thiết kế cầu vượt sông Châu Giang

trước và sau khi có công trình 214

Bảng 3.40: Các thông số thiết kế cầu 216

Bảng 3.41 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án 221

Bảng 3.42 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường giai đoạn thi công 222

Bảng 3.43 Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức giám sát môi trường khi chuẩn bị xây dựng và xây dựng thực hiện Dự án 224

Bảng 5.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 230

Bảng 6.1 Danh sách tham vấn UBND cấp huyện chịu tác động trực tiếp bởi Dự án 241 Bảng 6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 241

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Quy mô mặt cắt ngang Tuyến 1 Error! Bookmark not defined.Hình 1.2 Quy mô mặt cắt ngang Tuyến 2 Error! Bookmark not defined.Hình 1.3 Phương án nút giao Liêm Sơn dạng cao tốc vượt [4]Error! Bookmark not

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án 78

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam [2] 80

Hình 2.2 Hệ thống các con sông của tỉnh Hà Nam [2] 95

Hình 3.1 Vị trí một số KDC có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bụi do hoạt động thi công cầu 154

Hình 3.2 Phỏng vấn hộ dân dọc tuyến phải tái định cư 164

Hình 3.3 Minh họa mức suy giảm ồn theo khoảng cách trong giai đoạn thi công 171

Hình 3.4 Hình ảnh bơm hút bùn – nước ra khỏi hố móng (hình minh họa) 176

Hình 3.5 Sông Châu Giang, đoạn thi công cầu Châu Giang, Km23+830 177

Hình 3.6 Công nghệ mô tả thi công đúc hẫng cân bằng (hình minh họa) 177

Hình 3.7 Các nguyên nhân gây trượt lở đất 181

Hình 3.8 Nhà vệ sinh di động (minh họa) 186

Hình 3.9 Mặt bằng hố lắng xử lý nước thải thi công bằng vật liệu lọc 188

Hình 3.10 Cơ cấu tổ chức quản lý thi công xây dựng và quản lý môi trường trong giai đoạn tiền xây dựng và xây dựng của Dự án 224

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A-huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài Là một tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch tâm linh, có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như khu du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc thờ Lý Thường Kiệt, chùa Tam Chúc ở Ba Sao và nhiều điểm đến

khác

Với vị trí thuận lợi nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, tỉnh Hà Nam đứng trước cơ hội hợp tác toàn diện, sâu rộng với các tỉnh, thành phố năng động và phát triển nhanh, như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông của tỉnh mới chỉ có các tuyến đường dọc trục chạy xuyên qua tỉnh như QL1A, đường Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và một số tuyến đường ngang không liên tục như QL21B, QL38, còn thiếu các tuyến đường vành đai kết nối các huyện và liên kết với các vùng lân cận để hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh

Để đáp ứng yêu cầu về tiến trình đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 nhằm đảm bảo liên thông đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong Vùng thủ đô, hình thành trục động lực Đông – Tây của tỉnh, kết nối liên thông hạ tầng khung hành lang dọc hai bên tuyến và các vùng lân cận thông qua hệ thống giao thông địa phương, thu hút đầu tư phát triển các Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ - thương mại dọc tuyến và hành lang lân cận cũng như các vùng trong tỉnh thông qua các trục giao thông động lực kết nối với đường vành đai 5 mà trước hết là qua đường song hành của Vành đai 5 là hết sức cần thiết

Trong khi đường Vành đai 5 theo quy hoạch chưa được đầu tư, để phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng bố trí vốn cho dự án, trước mặt thực hiện phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đường song hành Vành đai 5 theo mặt cắt quy hoạch đoạn từ xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng (giáp ranh với Hà Nội) đến nút giao với đường Lê Công Thanh giai đoạn 3 (đường 68m) và đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục

- Loại hình dự án:

Dự án: “Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với QL.21B (phía bờ hữu sông Nhuệ) đến nút giao với đường Lê Công Thanh Giai đoạn 3 (đường 68m) và 1 bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình

Trang 18

Nghĩa, huyện Bình Lục” (Sau đây gọi tắt là Dự án) là Dự án đầu tư xây dựng mới,

thuộc loại hình công trình giao thông đường bộ có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam tại Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2023; Dự án thuộc nhóm I theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Dự án nhóm B, có sử dụng đất trồng lúa nước: 28,28 ha); đối chiếu với quy định tại số thứ 7, mục III, Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam được UBND tỉnh Hà Nam giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư Dự án tại Văn bản số 41/UBND-GTXD ngày 08/01/2024 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam (sau đây gọi là Chủ dự án) đã hợp đồng thuê đơn vị tư vấn - Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho “Đầu tư xây dựng

tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với QL.21B (phía bờ hữu sông Nhuệ) đến nút giao với đường Lê Công Thanh Giai đoạn 3 (đường 68m) và 1 bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục”

(sau đây gọi là Dự án) Báo cáo ĐTM của Dự án được lập theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Phạm vi thực hiện của báo cáo ĐTM:

Thi công xây dựng các hạng mục của Dự án theo quy mô chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2024, gồm các hạng mục:

- Các hạng mục công trình chính:

+ Thi công xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng theo quy mô chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 70/NQ - HĐND ngày 07/12/2024, gồm các hạng mục chính sau:

1) Phần tuyến:

Đầu tư xây dựng tuyến đường với chiều dài khoảng 8,43 km theo quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, có quy mô mặt cắt mỗi bên đường song hành Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m Trong đó:

Đoạn 1: Từ nút giao với Quốc lộ 21B phía bờ hữu sông Nhuệ đến nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài): Chiều dài khoảng 0,81 km, đầu mới đường song hành hai (02) bên có Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 2: Từ nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài) đến nút giao với đường 68 m: Chiều dài khoảng 0,793 km, đầu tư mới đường song hành một (01) bên phía tuyến cao tốc Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 3; Từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục: Chiều dài khoảng 6,83 km, đầu tư mới một (01) bên đường song hành phía phải tuyến Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

2) Phần cầu:

Trang 19

- Đầu tư xây dựng dự kiến 03 cầu gồm: cầu Tiên Tân gồm 02 đơn nguyên độc lập (vượt qua sông Nhuệ); cầu vượt qua kênh thuỷ lợi gồm 01 đơn nguyên độc lập; cầu Tiên Phong gồm 01 đơn nguyên độc lập (vượt sông Châu Giang)

- Đầu tư xây dựng các nút giao với trục đường giao thông chính; dạng nút giao: giao bằng, tổ chức giao thông bằng đảo xuyến, vạch sơn kết hợp đèn tín hiệu giao thông

- Các hạng mục công trình phụ trợ:

+ Xây dựng công trình đảm bảo an toàn giao thông; hệ thống thoát nước ngang, hệ thống thoát nước dọc; cải mương

+ Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công gồm: lán trại; bãi tập kết máy móc; bãi gia công cốt thép; bãi chứa đất đá

- Giai đoạn vận hành khai thác: tổ chức giao thông trên tuyến; hoạt động bảo dưỡng định kỳ của Dự án

* Phạm vi ĐTM không bao gồm: hoạt động bồi thường, tái định cư; hoạt động

khai thác các loại nguyên liệu, vật liệu phục vụ thi công; hoạt động của các trạm thu phí

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam tại Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2024

- Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: UBND tỉnh Hà Nam

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a) Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:

(1) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia:

- Dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022: Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Dự án đảm bảo kết nối đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, giảm tải cho QL1A, QL21A, QL21B, QL38B và hoàn thiện mặt đường ĐT495B, qua đó góp phần giảm thiểu ùn tắc, đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính

- Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022: Hướng tuyến của Dự án được nghiên cứu để tránh tối đa giao cắt hoặc đi gần các khu bảo tồn thiên nhiên; di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng phòng hộ, , là góp phần bảo vệ môi trường; bảo vê đa dạng sinh học, góp phần giữ cho đa dạng sinh học được bảo tồn; sử dụng hợp lý và

Trang 20

hiệu quả tài nguyên và các không gian phát triển theo hưởng bền vững

(2) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh:

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện (Phương án phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia)

Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang ở bước trình phê duyệt, theo đó:

* Phương án phân vùng bảo vệ môi trường: Phân vùng môi trường tỉnh Hà Nam theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia như sau:

- Vùng bảo vệ môi trường nghiêm ngặt gồm: Vùng bảo vệ Nghiêm ngặt (vùng lõi) của khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là 1.900 ha (Trong tổng diện tích là 3.182 ha của cả khu bảo tồn); Các khu dân cư nội thị, khu vực trung tâm của thành phố Phủ Lý và các hệ sinh thái dân cư, sinh cảnh khu vực nội thị thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt; Các khu dân cư nội thị, khu vực trung tâm của Thị xã Duy Tiên (đô thị loại III) và các hệ sinh thái dân cư, sinh cảnh khu vực nội thị thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt; Nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy đoạn từ xã Tân Sơn (Kim Bảng) đến ranh giới hành chính giữa huyện Kim Bảng và TP Phủ Lý là nguồn cấp nước chính cho các nhà máy nước sinh hoạt cần được bảo vệ và Vùng nước các con sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt khác gồm: sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Sắt; Khu bảo vệ 1 của các di tích lịch sử-văn hóa của Hà Nam như: 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 91 di tích - cụm di tích cấp quốc gia, 127 di tích - cụm di tích cấp tỉnh

- Vùng hạn chế phát thải bao gồm: Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt của các khu bảo tồn gồm: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam sau khi thành lập giai đoạn 2021-2030 với 1.282 ha; khu vực 292 ha đất rừng đặc dụng thuộc huyện Thanh Liêm; Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước: Sông Hồng, Sông Châu Giang, Sông Đáy, Sông sắt; Các khu dân cư nội thị, khu vực trung tâm của các đô thị loại IV và loại V trên địa bàn tỉnh; Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của môi trường khác cần bảo vệ như: Khu sản xuất lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; Các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh: các sông, hồ Tam Chúc, Hồ Chùa Bầu…; Tiểu vùng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái; Các khu vực bao quanh (vùng 2) các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam: 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 91 di tích - cụm di tích cấp quốc gia, 127 di tích - cụm di tích cấp tỉnh

Theo Điều 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định về phân vùng môi trường, phạm vi Dự án không thuộc các khu vực phân vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải do không chiếm dụng đất

Trang 21

của các khu vực nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III; Không chiếm dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu vực Dự án không gần khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo pháp luật về di sản văn hóa; Không thuộc phạm vi Khu bảo vệ 1 của các di tích lịch sử-văn hóa của Hà Nam như: 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 91 di tích - cụm di tích cấp quốc gia, 127 di tích - cụm di tích cấp tỉnh

b) Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan:

(1) Quy hoạch hệ thống giao thông:

* Quy hoạch đường Vành đai 5 và đường song hành:

- Tại các Quyết định của Thủ tướng: Số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014 và số 1545/QĐTTg ngày 01/9/2021 quy hoạch đường Vành đại 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô đường cao tốc 6 làn xe và hệ thống đường song hành hai bên;

- Đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội là một trong các dự án được xác định

là dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030 (tại Mục VII, trang 6, Quyết định số 1545/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

- Hiện nay Ban chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh đã thống nhất quy hoạch quy mô đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên cơ sở quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021) tại Văn bản 2922/TB-VPUB ngày 10/10/2022 của Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam thống nhất phương án tuyến tận dụng tối đa các tuyến đường đang thi công (QL21B, đường nối 2 cao tốc) làm một phần đường song hành, đường gom (đoạn Chợ Dầu – Sông Nhuệ lấy QL21B làm một phần đường song hành phía Nam; từ QL1 đến Phú Thứ lấy QL21B làm một phần đường song hành phía Bắc; đoạn từ ĐT.499 đến cầu Thái Hà lấy đường nối 2 cao tốc làm một phần đường song hành và đường gom phía Nam), quy hoạch đường cao tốc ở giữa, đi trên cao, cụ thể:

+ Đối với đoạn từ cầu Sông Đáy đến đường nối 2 cao tốc với quy mô Bn = 84,5m gồm: 5m (hè) + 11m (đường gom) + 4,5m (dải cây xanh) + 14,25m (đường song hành) + 15m (dải phân cách giữa dự trữ xây dựng đường cao tốc 6 làn xe trên cao) + 14,25m (đường song hành) + 4,5m (dải cây xanh) + 11m (đường gom) + 5m (hè)

+ Đối với đoạn từ đường nối 2 cao tốc đến Thái Hà quy mô Bn=84,5m gồm: 9m hè + 11m đường gom + 0,5 dải phân cách + 14,25m đường song hành + 15m dải phân cách giữa (phần lõi đường vành đai 5 thiết kế đi trên cao với quy mô 6 làn xe B=32,5m) + 14,25m đường song hành + 0,5m dải phân cách + 11m đường gom + 9m hè

Dự án phù hợp với quy hoạch hệ thống đường cao tốc trên địa bàn tỉnh Hà Nam và không gây xung đột với quy hoạch được duyệt

* Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam:

Quy hoạch điều chỉnh phát triển tổng thể giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/9/2014, gồm:

Trang 22

+ Đường cao tốc

Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình liên kết tỉnh Hà Nam với thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và các trung tâm kinh tế của đất nước dọc theo trục đường Bắc Nam; với 05 nút giao khác mức trong đó có 02 nút liên thông và 03 nút tách nhập

+ Đường vành đai 5 Hà Nội dự kiến (4-6 làn xe) với 5 nút giao khác mức liên thông kết nối với trục Đông Tây đi Hưng Yên, Hải Phòng (đường ĐT499, 01 nhánh theo đường ĐT 499 qua Lý Nhân đi Thái Bình)

+ Quốc lộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21A, 21B, 38

+ Đường tỉnh: Nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV-ĐB (ĐT 491, 492, 493, 494, 494C, 495, 495B, 496, 497, 498B); đạt cấp III-ĐB (ĐT 494, 494B, 495B, 498) Xây dựng các tuyến đường động lực phát triển kinh tế T1, T2, T3 Trục động lực Đồng Văn - Phủ Lý; trục du lịch Trần Thương - Nam Định; Ba Sao - Bái Đính Trục nối đường vành đai kinh tế T1, T2 nằm trong lõi động lực phía Nam tỉnh Xây dựng các tuyến đường gom cao tốc Bắc Nam

Như vậy theo Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 25/03/2011 Tuyến đường Vành đai 5 được quy hoạch 4-6 làn xe Tuy nhiên, hiện tại quy hoạch tỉnh giai đoạn tiếp theo đang được lập, bổ sung, điều chỉnh trong đó tuyến đường Vành đai 5 có quy mô B=84,5m đối với đoạn từ cầu Tiên Tân đến nút giao Phú Thứ; B=131m đối với các đoạn còn lại

(3) Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam:

Tại quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt điều chỉnh một số nội dung quy hoạch GTVT tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025 có bổ sung một số tuyến đường sau:

+ Bổ sung Quy hoạch tuyến QL1A đoạn tránh thành phố Phủ Lý

+ Bổ sung Quy hoạch tuyến QL38 đoạn tránh thị trấn Hòa Mạc, khu vực Chợ Lương, huyện Duy Tiên

+ Bổ sung Quy hoạch cầu Điện Biên qua sông Châu Giang nối QL38B địa phận huyện Lý Nhân với đường ĐT.496 và ĐH.02 huyện Bình Lục

Như vậy theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển tổng thể giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 Tuyến đường Vành đai 5 được quy hoạch 4-6 làn xe Tuy nhiên, hiện tại quy hoạch đang được lập bổ sung, điều chỉnh trong đó tuyến đường Vành đai 5 có quy mô B=84,5m:

Trang 23

- Phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 25/3/2011: theo đó, Dự án phù hợp với quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ tuật về giao thông với mục tiêu là trục du lịch Trần Thương – Nam Định

- Phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đang ở bước trình phê duyệt) về Phương án tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, theo đó Xây dựng Hà Nam trở thành vùng đô thị - công nghiệp có cấu trúc đa trung tâm, nhiều tầng bậc Toàn vùng tỉnh Hà Nam trở thành vùng đô thị-công nghiệp quy mô lớn của Vùng Thủ đô Hà Nội; Tổ chức không gian vùng tỉnh dựa trên các trục hành lang phát triển lớn của tỉnh như sau: (1) Trục Quốc lộ 1A hướng Bắc – Nam; (2) Trục Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có hướng tuyến Bắc-Nam; (3) Trục quốc lộ 21A và 21B có hướng Tây Bắc – Đông Nam; (4) Quốc lộ 38B chạy dọc vùng huyện Lý Nhân theo hướng chính Bắc – Nam; (5) Đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô; (6) Đường nối Quốc lộ 38 – Quốc lộ 21; (7) Đường T3 trên địa bàn Kim Bảng; (8) Quốc

lộ 21 nối vùng tỉnh Hà Nam với tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc; (9) Đường liên kết Thanh Liêm – Bình Lục – Lý Nhân; (10) Đường mới Quốc lộ 38 – Quốc lộ 21

Đường liên kết Thanh Liêm – Bình Lục – Lý Nhân là tuyến đường mà Dự án đang thực hiện để góp phần đạt được mục tiêu theo quy hoạch

(11) Các Dự án khác có liên quan:

- Dự án thành phần II (giai đoạn 2) đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với chiều dài 14,82 km Dự án được phê duyệt thiết kế BVTC tại Quyết định số 296/QĐ-SGTVT của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Nam ngày 03/11/2021, với những nội dung chủ yếu như sau:

+ Điểm đầu: Km31+245, thuộc địa phận xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam;

+ Điểm cuối: Nút giao với quốc lộ QL21B (Phủ Lý-Mỹ Lộc) tại Km46+400, thuộc địa phận xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam;

- Dự án: Cải tạo, nâng cấp QL.21B đoạn Km41-Km57+950 (Chợ Dầu – Ba Đa) QL21B đoạn Km41 – Km57+950 (Chợ Dầu – Ba Đa) có chiều dài 14,88 km được xây dựng mới đi qua địa phận các xã Tượng Lĩnh, Thụy Lôi, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Thị trấn Quế, Văn Xá (huyện Kim Bảng); các xã Kim Bình, Tiên Tân, Tiên Hiệp (TP Phủ Lý) với nội dung chủ yếu như sau:

+ Điểm đầu dự án: Km42+380 thuộc phạm vi thôn Phù Đê, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng (khớp nối với hạng mục nút giao QL.38 và QL.21B đã được đầu tư)

+ Điểm cuối dự án: Km57+267,04; giao với đường dẫn lên cầu vượt Phú Thứ (Dự án cao tốc Cầu Giẽ  Ninh Bình), thuộc thôn Phú Thứ, xã Tiên Hiệp, Duy Tiên

- Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý Nút giao Phú Thứ là giao cắt giữa Vành đai 5 và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (tại Km226+487,820), cách nút giao Vực Vòng (ở phía Bắc) khoảng 7,5km, cách nút giao Liêm Tuyền ở phía Nam khoảng 4,6km cụ thể như sau:

+ Xây dựng hầm trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quy mô 6 làn xe theo quy

Trang 24

hoạch điều chỉnh cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Hầm có quy mô 6 làn xe Chiều dài toàn bộ hầm Lhầm = 580m (phần hầm kín Lkín = 140m, phần hầm hở mỗi bên là Lhở = 220m) Phạm vi thiết kế trên cao tốc từ Km225+560 đến Km227+760

+ Điều chỉnh vị trí lối vào ra trạm dừng nghỉ tại Km227 để phục vụ xe vào ra trạm dừng nghỉ được thuận tiện

+ Xây dựng đảo xuyến R=40m trên đỉnh hầm; 4 nhánh ra, vào và đường gom trên cao tốc để kết kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với đường bên Vành đai 5 phục vụ giao thông địa phương Đường gom cao tốc thiết kế cho 3 làn xe cơ giới, trên 4 nhánh xây dựng 4 trạm thu phí

+ Đường bên Vành đai 5 bắt đầu từ nút giao Phú Thứ đến nút giao đường 68m có chiều dài L=1,45km; Quy mô B=44,5-84,5m

Nhận xét chung: Các quy hoạch nằm trong vùng địa lý của Dự án đã được nghiên

cứu để đề xuất các hạng mục của Dự án không gây xung đột và phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt này Như vậy, khi có Dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu vực, góp phần hoàn thiện hạ tầng để thực hiện các quy hoạch

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp lý

2.1.1.1 Văn bản liên quan trực tiếp đến lập báo cáo ĐTM:

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2.1.1.2 Văn bản khác có liên quan:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 19/11/2006 và Luật số 60/2020/QH13 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Luật trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009

Trang 25

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03/1/2020 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn;

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

- Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

- Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây Dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu;

- Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du

Trang 26

lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác;

- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh hà Nam ban hành quy định quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Quyết định 41/2018/QĐ-UBND ngày 9/11/2018 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 06/2/2018 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02/1/2020 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành mức phát thải rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 07-9:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng;

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép đối với chất thải nguy hại

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng - TCKT 01:2018/TCTL của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định kỹ thuật xả nước thải vào công trình thủy lợi trước khi xả ra kênh mương

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5-Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với

Trang 27

Quốc lộ 21B (phía bờ hữu sông Nhuệ) đến nút giao với đường Lê Công Thanh-giai đoạn 3 (đường 68m) và một bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục

- Văn bản số 41/UBND-GTXD ngày 08/01/2024 của UBND tỉnh Hà Nam v/v giao nhiệm vụ Chủ đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5-Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với Quốc lộ 21B (phía bờ hữu sông Nhuệ) đến nút giao với đường Lê Công Thanh-giai đoạn 3 (đường 68m) và một bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

* Thuyết minh Dự án đầu tư – Bước nghiên cứu khả thi, gồm các tài liệu sau: - Tập 1: Thuyết minh chung;

- Phụ lục: Tổng mức đầu tư của dự án - Tập 2: Thiết kế cơ sở:

+ Tập 2.1 Bản vẽ thiết kế đường + Tập 2.2 Bản vẽ thiết kế nút giao - Các hồ sơ khảo sát:

+ Khảo sát địa hình, thủy văn

+ Khảo sát địa chất thuỷ văn – Địa chất công trình

+ Kết quả khảo sát đo đạc ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm; các thông số môi trường khu vực dự án do Chủ dự án hợp đồng với công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 3/2024;

+ Các số liệu điều tra về KT -XH tại khu vực dự án do Chủ dự án phối hợp Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện vào tháng 3/2024;

+ Chuỗi số liệu khí tượng của Trạm khí tượng Hà Nam, giai đoạn 2017-2020

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh được UBND tỉnh Hà Nam giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư Dự án tại Văn bản số 41/UBND-GTXD ngày 08/01/2024 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam hợp đồng thuê đơn vị tư vấn - Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Báo cáo ĐTM được lập theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 – Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.1 Chủ đầu tư dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam

- Đại diện: Ông Đỗ Văn Thuận; - Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: đường Mạc Đĩnh Chi, phường Quang Trung, TP Phủ Lý - Điện thoại: 02263589539

Trang 28

3.2 Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và

Môi trường:

- Đại diện: ông Phạm Anh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: số 236, đường Võ Nguyên Hiến, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - Điện thoại: 02383.250236 - Fax: 02383.592198

3.3 Tiến trình thực hiện ĐTM

- Bước 1: Tư vấn Môi trường tiến hành nghiên cứu và thu thập các tài liệu về Dự án và liên quan đến Dự án

- Bước 2: Sau khi nắm rõ các nội dung chính của Dự án và các tài liệu liên quan, Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và tiến hành khảo sát sơ bộ dọc khu vực dự án và chụp ảnh thị sát

- Bước 3: Tư vấn môi trường làm việc nội nghiệp để viết báo cáo ĐTM dự thảo cho Dự án (bao gồm các nội dung chính, các đánh giá về các tác động tiềm tàng và các giải pháp giảm thiểu cũng như chương trình quản lý, giám sát môi trường dự kiến)

- Bước 4: Tư vấn Môi trường lập kế hoạch và phối hợp với Chủ dự án tiến hành khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, hệ thuỷ sinh, ), điều tra kinh tế - xã hội và thực hiện tham vấn cộng đồng các địa phương, tổ chức dọc tuyến về báo cáo ĐTM của Dự án

- Bước 5: Sau khi có kết quả khảo sát môi trường và lập báo cáo ĐTM, Chủ dự án gửi văn bản xin tham vấn ý kiến của 3 huyện của tỉnh Hà Nam có Dự án đi qua, gồm: huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án lọc lại lần cuối cùng các kết quả khảo sát, kế hoạch thực hiện báo cáo và lập báo cáo ĐTM hoàn chỉnh

- Bước 6: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam gửi nội dung tham vấn báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tham vấn các đối tượng cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra gồm các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

- Bước 7: Tư vấn Môi trường tổng hợp kết quả và các ý kiến tham vấn, phối hợp với Chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam trình nộp báo cáo ĐTM tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin thẩm định

Danh sách những người trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của Dự án được

Trang 29

- Phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát chi tiết (về chất lượng môi trường, hệ sinh thái, ), điều tra kinh tế - xã hội; Phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện họp tham vấn cộng đồng tại các địa phương, tổ chức chịu ảnh hưởng của

Trang 30

khí thải và nước thải; đề xuất các biện pháp giảm thiểu tương ứng, Chương

Phụ trách nội dung Điều kiện Địa lý, địa chất

a) Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án, áp dụng trong nội dung chương 3 Việc tính toán tải lượng chất ô nhiễm dựa trên hệ số ô nhiễm như sau:

- Đối với môi trường không khí, sử dụng hệ số ô nhiễm do tổ chức y tế thế giới (WHO) và cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) công bố

- Đối với tiếng ồn, độ rung sử dụng hệ số ô nhiễm của Ủy ban BVMT Mỹ và Cục đường bộ Hoa Kỳ tính toán mức độ ồn, rung của phương tiện, máy móc thiết bị thi công theo khoảng cách Từ đó đưa ra được tác động đến các đối tượng xung quanh

Trang 31

như khu vực dân cư, khu vực nhạy cảm như khu dân cư

- Đối với nước thải phát sinh sử dụng TCVNXD 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng

- CTR xây dựng phát sinh thi công xây dựng có định mức hao hụt vật liệu trong quá trình thì công tại định mức sử dụng vật liệu xây dựng

b) Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng liệt kê Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả

Các thông số đánh giá gồm: cường độ tác động (M); phạm vi tác động (S); thời gian tác động (R) Các thông số được phân loại như sau:

- Cường độ tác động (M):

 Tác động lớn hoặc nghiêm trọng: Tác động có thể làm thay đổi nghiêm trọng các nhân tố của môi trường hoặc tạo ra biến đổi mạnh mẽ về môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực

 Tác động trung bình: Tác động có thể ảnh hưởng rõ rệt một số nhân tố của môi trường Tác động loại này có thể ảnh hưởng không lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực

 Tác động nhỏ: Tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến môi trường tự nhiên hoặc một bộ phận nhỏ dân số

 Tác động không đáng kể hay không tác động: Hoạt động của dự án không tạo ra các tác động tiêu cực rõ rệt

- Phạm vi tác động (S):

 Không đáng kể: Phạm vi hẹp quanh nguồn tác động

 Cục bộ: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi xã/thị trấn)

 Khu vực: Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi liên xã/thị trấn)

- Thời gian tác động (R):

 <1 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu dưới 1 năm

 1-2 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 1 đến 2 năm

 2-5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 2 đến 5 năm

 > 5 năm: Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ trên 5 năm

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá mức độ tác động trong chương 3

c) Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển

Trang 32

hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3, bao gồm:

- Ứng dụng mô hình khuếch tán Sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí:

+ Mô hình khuếch tán Sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển, thi công các hạng mục Dự án được thực hiện nhằm tính toán tải lượng các ô nhiễm chính từ hoạt động thi công và đánh giá sự lan truyền của chũng trong không khí dọc tuyến thi công tại chương 3

+ Căn cứ theo tổng tải lượng bụi, khí độc phát sinh trong thi công từng hạng mục công trình xác định được nồng độ trung bình ở một điểm bất kỳ theo mô hình Sutton

- Phương pháp dự báo mức ồn suy giảm theo khoảng cách được trích dẫn từ tài liệu "Môi trường không khí" của GS TSKH Phạm Ngọc Đăng - NXB KHKT 2003

- Áp dụng mô hình thủy lực VRSAP: Hiện nay khá nhiều các mô hình thủy lực trong và ngoài nước đã và đang được ứng dụng thành công cho tính toán diễn biến dòng chảy như: mô hình VRSAP, SAL, KOD, HydroGIS, MIKE11, ISIS, v.v… VRSAP là mô hình được ứng dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch thủy lợi của hầu hết các dự án lớn như kiểm soát lũ giai đoạn ngắn hạn, , v.v,…và được áp dụng để đánh giá tác động đến khả năng thoát lũ tại mục 3.2, chương 3

- Phương pháp đánh giá khả năng phát tán của các chất ô nhiễm trong môi trường nước: Phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3 (phương pháp dự báo mức mức độ phát tán chất rắn lơ lửng trong nước được trích dẫn từ tài liệu “Nghiên cứu tối ưu vị trí và cấu trúc công trình chắn bùn, cát lấy nước trên sông, Phạm Đức Thắng – Viện Khoa học Thủy Lợi, Hà Nội – 2002”)

4.2 Các phương pháp khác

a) Phương pháp thống kê

Phương pháp kế thừa được áp dụng trong việc thực hiện ĐTM cho dự án thông qua việc sử dụng, tham khảo các tài liệu liên quan về kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, báo cáo địa chất, mô hình thủy động lực tại khu vực thực hiện dự án

b Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Environmental Rapid Appraisal - PERA)

PERA là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức, thực hiện trong cộng đồng, nhằm khai thác thông tin về môi trường và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với điều tra thực địa

PERA cho phép thu thập số liệu một cách toàn diện về hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn từ các nguồn thông tin khác nhau: từ các sự kiện và quá trình được lưu trữ trong các văn bản, từ cộng đồng địa phương và từ các đặc trưng của hệ

Trang 33

sinh thái khu vực PERA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khám phá, xác định, chuẩn đoán các vấn đề môi trường

Sử dụng PERA để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thứ cấp đã được thu thập về hệ sinh thái, hệ xã hội Đưa ra các vấn đề nghiên cứu bao gồm:

- Vấn đề, - Hiện trạng, - Nguyên nhân, - Giải pháp

Trong ĐTM này đơn vị tư vấn sử dụng kỹ thuật Phỏng vấn bán chính thức (Semistructural Interview - SSI)

Phỏng vấn bán chính thức (SSI) là trò chuyện thân mật với người địa phương, có thể là dân thường hay lãnh đạo cộng đồng, có thể là cá nhân, nhóm người hay một gia đình Người phỏng vấn thường là gặp tình cờ hoặc có hẹn trước để họ bố trí thời gian

Phỏng vấn bán chính thức thường khác với phỏng vấn chính thức ở không khí cởi mở, thân mật giữa nhóm đánh giá và người được phỏng vấn, câu hỏi được đặt ra tuỳ thuộc vào câu chuyện, không đưa ra trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định trước cách trả lời, bởi vì trong phỏng vấn bán chính thức nhóm đánh giá chỉ liệt kê vấn đề cần đánh giá, còn câu hỏi cụ thể chỉ nảy sinh trong quá trình phỏng vấn

Trong ĐTM đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức cán bộ lãnh đạo địa phương Trong những lần đi thực địa (tháng 5/2022) Đơn vị tư vấn đã tiếp xúc, làm quen và sinh hoạt cùng với với các hộ dân dọc tuyến Tiến hành trò chuyện cởi mở thân tình và đã thu được một số kết quả phục vụ cho công tác đánh giá về các tác động đến các đối tượng nhạy cảm dọc tuyến tại chương 3

c Phương pháp tổng hợp, so sánh:

Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những hoạt động nào có thể ra tác động gì đến các yếu tố môi trường Mức độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của hoạt động do tuyến đường gây nên Mặt khác, khi đánh giá chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của Nhà nước

d Phương pháp kế thừa:

Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định Phương pháp này được áp dụng tại một số đánh giá ở chương 3

e Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng

Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước dưới đất, độ ồn, đất, nước mặt, trầm tích tại khu vực Dự án

Trang 34

- Phương pháp lấy mẫu, đo đạc ngoài hiện trường: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện lấy mẫu, đo đạc ngoài hiện trường các thông số không khí xung quanh, tiếng ồn, nước mặt và chất lượng trầm tích (phòng thí nghiệm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Quyết định mã số VIMCERTS004)

- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:

Các phương pháp phân tích mẫu khí, tiếng ồn, nước mặt và chất lượng trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001 Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu Phân tích, đính kèm trong phần Phụ lục Phòng thí nghiệm đã được cấp mã số VILAS499, VIMCERTS004 (ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-BTNMT ngày 28/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) và được Văn phòng công nhận chất lượng - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng chỉ thực hiện phân tích chất lượng môi trường

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5-Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn 1), đoạn từ nút giao kết nối với Quốc lộ 21B (phía bờ hữu sông Nhuệ) đến nút giao với đường Lê Công Thanh-giai đoạn 3 (đường 68m) và một bên đoạn từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục

- Địa điểm thực hiện: Dự án đi qua các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Phủ Lý và Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Chủ dự án: Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam 5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

a) Phạm vi dự án: 1) Phần tuyến:

Đầu tư xây dựng tuyến đường với chiều dài khoảng 8,43 km theo quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, có quy mô mặt cắt mỗi bên đường song hành Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m Trong đó:

Đoạn 1: Từ nút giao với Quốc lộ 21B phía bờ hữu sông Nhuệ đến nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài): Chiều dài khoảng 0,81 km, đầu mới đường song hành hai (02) bên có Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 2: Từ nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài) đến nút giao với đường 68 m: Chiều dài khoảng 0,793 km, đầu tư mới đường song hành một (01) bên phía tuyến cao tốc Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 3; Từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục: Chiều dài khoảng 6,83 km, đầu tư mới một (01) bên đường song hành phía phải tuyến Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Trang 35

2) Phần cầu:

- Đầu tư xây dựng dự kiến 03 cầu gồm: cầu Tiên Tân gồm 02 đơn nguyên độc lập (vượt qua sông Nhuệ); cầu vượt qua kênh thuỷ lợi gồm 01 đơn nguyên độc lập; cầu Tiên Phong gồm 01 đơn nguyên độc lập (vượt sông Châu Giang)

- Đầu tư xây dựng các nút giao với trục đường giao thông chính; dạng nút giao: giao bằng, tổ chức giao thông bằng đảo xuyến, vạch sơn kết hợp đèn tín hiệu giao thông

(i) Các hạng mục công trình chính:

Thi công xây dựng các hạng mục của Dự án quy mô theo chủ trương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2024, gồm các hạng mục:

- Các hạng mục công trình chính: 1) Phần tuyến:

Đầu tư xây dựng tuyến đường với chiều dài khoảng 8,43 km theo quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, có quy mô mặt cắt mỗi bên đường song hành Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m Trong đó:

Đoạn 1: Từ nút giao với Quốc lộ 21B phía bờ hữu sông Nhuệ đến nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài): Chiều dài khoảng 0,81 km, đầu mới đường song hành hai (02) bên có Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 2: Từ nút giao với đường trục xã Tiên Tân (đường Lê Công Thanh kéo dài) đến nút giao với đường 68 m: Chiều dài khoảng 0,793 km, đầu tư mới đường song hành một (01) bên phía tuyến cao tốc Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

Đoạn 3; Từ nút giao Phú Thứ đến nút giao với đường nối hai cao tốc tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục: Chiều dài khoảng 6,83 km, đầu tư mới một (01) bên đường song hành phía phải tuyến Vành đai 5 với Bnền = 12 m, Bmặt = 11 m

2) Phần cầu:

- Đầu tư xây dựng dự kiến 03 cầu gồm: cầu Tiên Tân gồm 02 đơn nguyên độc lập (vượt qua sông Nhuệ); cầu vượt qua kênh thuỷ lợi gồm 01 đơn nguyên độc lập; cầu Tiên Phong gồm 01 đơn nguyên độc lập (vượt sông Châu Giang)

- Đầu tư xây dựng các nút giao với trục đường giao thông chính; dạng nút giao: giao bằng, tổ chức giao thông bằng đảo xuyến, vạch sơn kết hợp đèn tín hiệu giao thông

(ii) Các hạng mục công trình phụ trợ:

- Xây dựng công trình gia cố, phòng hộ và đảm bảo an toàn giao thông

- Xây dựng công trình đảm bảo an toàn giao thông; hệ thống thoát nước ngang, hệ thống thoát nước dọc, cải mương

- Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công: 07 công trường thi công gồm: bãi tập kết máy móc; bãi tập kết vật liệu, lán trại công nhân,

c) Các yếu tố nhạy cảm về môi trường của Dự án:

Trang 36

- Dự án chiếm dụng khoảng 28,28 ha đất trồng lúa nước của 716 hộ dân dọc tuyến

Các khu dân cư giao cắt hoặc gần vị trí thi công các hạng mục của Dự án đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình hạ tầng phát sinh bụi, khí thải, chất

thải rắn thông thường, nước thải sinh hoạt

- Hoạt động thi công cầu, hoạt động thi công phần đường, đường gom, hệ thống thoát nước và hoạt động thi công các hạng mục công trình phụ trợ trên tuyến; hoạt động vận chuyển đất, đá thải phát sinh bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải thi công xây dựng, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và và nguy cơ xảy ra xói mòn đường bờ, sạt lở, sụt lún công trình, ngập úng cục bộ

- Hoạt động tuyến đường phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải và nguy cơ xảy ra sụt lún công trình, ngập úng cục bộ

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

a) Quy mô, tính chất của nước thải sinh hoạt:

- Giai đoạn thi công: nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các cán bộ công nhân viên phục vụ Dự án với lưu lượng khoảng 5,0 m3/ngày/công trường có thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh

- Giai đoạn vận hành: hoạt động của cán bộ công nhân viên bảo trì, duy tu công trình phát sinh nước thải sinh hoạt khoảng 0,5m3

/ngày có thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh

b) Quy mô, tính chất của nước thải trong quá trình thi công xây dựng:

- Giai đoạn thi công: nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh dụng cụ, rửa bánh xe đối với phương tiện ra vào công trường với lưu lượng khoảng 3,0 m3/ngày/công trường có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng (SS), dầu mỡ, đất, cát

- Giai đoạn vận hành: về cơ bản không phát sinh

c) Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

- Giai đoạn thi công: Hoạt động san nền phát sinh chủ yếu là bụi; hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải, phế thải, bùn đất hữu cơ phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải từ các phương tiện, thiết bị phục vụ thi công Thành phần chủ yếu gồm: bụi, CO, NOx, SO2, VOCS, , nồng độ phát sinh đáng kể tại các vị trí thi công Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công và hoạt động hàn cắt kim loại phát sinh bụi, khói hàn

- Giai đoạn vận hành: hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách và phương tiện giao thông trên đường phát sinh bụi và khí thải Thành phần chủ yếu gồm:

Trang 37

bụi, CO, NOx, SO2, VOCS, ,với nồng độ không đáng kế và thường nằm trong GHCP của QCVN hiện hành

d) Quy mô, tính chất của chất thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường:

* Quy mô, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt:

- Giai đoạn thi công: phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên phục vụ Dự án với khối lượng ước tính khoảng 45 kg/ngày tại mỗi công trường thi công có thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa

- Giai đoạn vận hành: phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên bảo trì, duy tu công trình, khối lượng khoảng 2,5 kg/ngày Thành phần chủ yếu gồm: bao bì giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa Chất thải xây dựng phát sinh từ hoạt động bảo trì, vận hành các công trình trên tuyến phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 5 tấn/đợt bảo dưỡng Thành phần chủ yếu là bê tông, nhựa đường bám dính, cọc tiêu hỏng

* Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường:

- Giai đoạn thi công:

+ Hoạt động thu gom đất, bùn hữu cơ phát sinh dọc tuyến, hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình hạ tầng trong phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ thi công gây phát sinh phế thải với khối lượng khoảng 13.886 m3 Thành phần chủ yếu gồm: đất đá, gạch ngói, bê tông, phế liệu,

+ Hoạt động dọn dẹp mặt bằng công trường thi công phát sinh khối lượng sinh khối khoảng 1.175 m3 Thành phần chủ yếu gồm: chất thải thực bì, cây cỏ, cành lá

+ Hoạt động bóc hữu cơ tầng mặt (bóc đất lúa trong phạm vi GPMB): 132.245 m3 Thành phần chủ yếu gồm: bùn hữu cơ, đất màu;

+ Phát sinh từ hoạt động đào, đắp, khoan cọc nhồi, , với tổng khối lượng khoảng 604.309m3 Thành phần chủ yếu gồm: bùn hữu cơ, đất thải, đất lẫn bentonite;

+ Phát sinh từ hoạt động công trường với khối lượng khoảng 1.088 kg/ngày có thành phần chủ yếu gồm: mẫu sắt, thép, mẩu gỗ, bao bì

- Giai đoạn vận hành: phát sinh từ loạt động bảo trì, duy tu công trình với khối lượng phát sinh khoảng 3-5 m3/đợt bảo dưỡng có thành phần chủ yếu gồm: bê tông, nhựa đường bám dính, cọc tiêu hỏng

đ) Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:

- Giai đoạn thi công: phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay dầu có khối lượng khoảng 15 kg/tháng/CT, thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau có dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, que hàn

- Giai đoạn vận hành: phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các lọai bóng đèn chiếu sáng trên tuyến với khối lượng khoảng 10 - 15 kg/đợt bảo dưỡng có thành phần chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, không sử dụng

e) Gia tăng mức ồn, rung:

Phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải và máy móc thi công như

Trang 38

máy đào, máy xúc, xe trộn bê tông, xe lu, xe ủi, hoạt động khoan cọc nhồi; các quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

f) Các tác động môi trường khác:

- Tác động đến ATGT từ các máy móc, phương tiện thi công:

+ Cản trở và mất an toàn giao thông do thi công tại các vị trí nút giao với các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và đường liên xã, liên xóm

+ Hư hại tiện ích cộng đồng do vận chuyển trên các đường cấp thấp

- Tác động của nước mưa chảy tràn có thể gây sạt lở, xói lở, ngập úng cục bộ

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

a) Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:

a1 Về thu gom và xử lý nước thải:

* Nước thải sinh hoạt: - Giai đoạn thi công:

+ Lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động với bể chứa nước thải 1.000 lít, bể chứa nước sạch 800 lít tại mỗi công trường để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh; hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định, không xả ra môi trường

+ Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khác → hố gas → bể lắng → bể lọc → thoát Tái sử dụng để tưới ẩm trong công trường

- Giai đoạn vận hành: đề xuất sử dụng nhà vệ sinh tại trạm trực thu phí * Nước thải thi công xây dựng:

- Giai đoạn thi công:

+ Xây dựng hệ thống cầu rửa xe và cống để thu gom toàn bộ nước thải từ hoạt động rửa bánh xe, trạm trộn bê tông tại công trường thi công vào 01 bể lắng (cấu tạo gồm 03 ngăn, dung tích 18 m3)

+ Quy trình: nước thải từ hoạt động rửa xe  bể lắng  tách dầu  lắng cặn  nước rửa sau khi được lắng cặn  làm ẩm vật liệu đất thải khi vận chuyển và tưới nước dập bụi trên công trường thi công

+ Dầu mỡ phát sinh được lọc bằng tấm vải chuyên dụng Vải lọc dầu được định kỳ 1 lần/1 tuần thu gom và quản lý như chất thải nguy hại; định kỳ 1 tuần/lần thực hiện nạo vét hố ga, hệ thống thoát nước hoặc khi bùn cặn lắng từ hố lắng tại cầu rửa xe đầy Bùn cặn lắng sau khi được nạo vét được đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển, xử lý theo quy định Khi kết thúc hoạt động thi công, toàn bộ nước thải, bun lắng được hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

- Giai đoạn vận hành: không phát sinh nước thải

a2 Về xử lý bụi, khí thải:

- Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải giai đoạn thi công:

Trang 39

+ Biện pháp: sử dụng những phương tiện, máy móc được đăng kiểm; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải, ; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; phun nước giảm bụi, thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận; lắp đặt lọc bụi túi vải tại các xi lô xi măng ở trạm trộn BTXM

+ Công trình: không có

- Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải giai đoạn vận hành: không có b) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường: - Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường và CTR sinh hoạt trong giai đoạn thi công:

+ Toàn bộ khối lượng đất màu, bùn hữu cơ từ hoạt động bóc tầng mặt đất lúa trong phạm vi GPMB và được sử dụng để trồng cây xanh trong phạm vi Dự án

+ Thu gom toàn bộ khối lượng chất thải thực bì phát sinh từ hoạt động dọn dẹp mặt bằng và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định + Đất thải, đất lẫn bentonit, đá thải phát sinh từ hoạt động thi công các hạng mục công trình được ận dụng đắp chân taluy tại các vị trí đường gom trọng phạm vi dự án

+ Bố trí 03 thùng rác có nắp đậy, loại 60 lít tại mỗi công trường thi công, bảo đảm thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Dự án; hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

+ Công trình: không có

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường và CTR sinh hoạt trong giai đoạn vận hành: toàn bộ chất thải rắn phát sinh từ hoạt động duy tu, bảo dưỡng sẽ được thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý theo đúng quy định; nghiêm cấm vứt rác dọc tuyến dưới mọi hình thức

c) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH:

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH giai đoạn thi công:

+ Biện pháp: Thu gom và lưu chứa toàn bộ khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại mỗi công trường vào 02 thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy kín dán nhãn mác theo quy định để lưu giữ và phân loại chất thải và tập kết tại kho riêng, diện tích khoảng 10m2

có gắn dấu hiệu cảnh báo nguy hại tại công trường, đảm bảo không rò rỉ, bay hơi, rơi vãi, phát tán ra môi trường Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định với tần suất 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần

+ Công trình: không có

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH giai đoạn vận hành:

Trang 40

+ Hoạt động duy tu, bảo dưỡng: Thu gom tại vị trí thích hợp, không cản trở giao thông và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý trong ngày theo đúng quy định

d) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của tiếng ồn:

- Không sử dụng nhiều thiết bị phát sinh tiếng ồn lớn; sử dụng các thiết bị thi công đạt đăng kiểm trong quá trình thi công; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; không thi công vào

ban đêm tại các vị trí thi công gần khu dân cư (sau 21 giờ)

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: + Biện pháp giảm thiểu độ rung:

Biện pháp giảm thiểu độ rung trong giai đoạn thi công: các phương tiện vận chuyển không chở quá tải trọng; sử dụng biện pháp cọc khoan nhồi đối với thi công

mố cầu

Biện pháp giảm thiểu độ rung trong giai đoạn vận hành: không có

- Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn:

+ Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn giai đoạn thi công: + Biện pháp: không thi công vào mùa mưa lũ đảm bảo không gây ngập úng cục bộ; không gây ngập lụt; đảm bảo lưu thông dòng chảy; thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn vào hố lắng và rãnh thoát nước tạm xung quanh khu vực thi công để lắng đọng bùn, đất trước khi nước thoát ra môi trường

+ Công trình: hố lắng kích thước 1m x 1m x 1m, khoảng cách 50m/hố

+ Quy trình: nước mưa chảy tràn → rãnh thoát nước → hố lắng → môi trường đ Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

đ1 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố úng ngập cục bộ

Thực hiện cải mương tại các vị trí nơi đoạn tuyến cắt qua trước khi tiến hành thi công; hoàn thành việc cải tạo kênh, mương trước mùa gieo cấy; sử dụng khung vây (tường chắn nước) xung quanh vị trí thi công móng trụ cầu bằng phương pháp đào hở để ngăn nước mưa và thủy triều chảy trực tiếp vào bên trong vị trí xây dựng móng trụ; thi công hoàn thành các hạng mục đắp đất nền trước mùa mưa; thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các cống rãnh thoát nước xung quanh công trường

thi công, bảo đảm không để nước đọng, gây ngập úng cục bộ

- Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố sạt lở, xói lở, bồi lắng bờ sông:

Thi công các hạng mục móng trụ gần vị trí bờ sông theo đúng trình tự thi công và phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không thi công các hạng mục liên quan đến an toàn vào mùa mưa lũ; không xây dựng công trình nhà ở, lán trại, không tập kết vật tư, máy móc trong phạm vi bảo vệ bãi sông; không đắp tôn cao gây cản trở thoát lũ; lắp đặt các biển cảnh báo và cử cán bộ điều tiết giao thông

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn giao thông:

Ngày đăng: 06/04/2024, 21:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan