Báo cáo ĐTM của Dự án gia công sản xuất Chee Yuen – Địa chỉ: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

268 1 0
Báo cáo ĐTM của Dự án gia công sản xuất Chee Yuen – Địa chỉ: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* Đối với ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào KCN An Dương: Theo Giấy phép môi trường số 82/GPMT-BTNMT ngày 04/04/2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty TNHH Liên h

Trang 3

MỤC LỤC

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8

1.1 Thông tin chung về dự án 8

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 8

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 10

2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 13

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 28

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 28

1.1.1 Thông tin chung về dự án 28

1.1.2 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 28

1.1.3 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 29 1.1.4 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 29

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 29

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 31

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu của dự án 31

1.3.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án 35

1.3.3 Sản phẩm của dự án 42

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 42

1.4.1 Công nghệ sản xuất 42

1.4.2 Máy móc phục vụ sản xuất 52

Bảng ? Danh mục máy móc thiết bị 53

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 58

1.5.1 Các công việc cần thực hiện 58

1.5.2 Các công việc cần chuẩn bị cho giai đoạn thi công xây dựng 58

Trang 4

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

62

1.6.1 Tiến độ dự án 62

1.6.2 Tổng mức đầu tư 62

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 62

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 64

2.2 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 67

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 69

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN 69

3.1.1 Đánh giá tác động 69

A Giai đoạn cải tạo 69

B Giai đoạn lắp đặt máy móc 70

3.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 80

A Giai đoạn cải tạo 80

B Giai đoạn lắp đặt máy móc 81

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 85

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 85

3.2.2 Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành ổn định dự án 115

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 115

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 115

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 116

3.1.3 Xử lý nước thải 117

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 126

3.2.1 Công trình thu gom bụi, khí thải 126

3.2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt 132

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 141

Trang 5

3.3.2 Đối công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 143

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn nguy hại 145

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung 150

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 150

3.6.1 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý khí thải 150

3.6.2 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải 151

3.6.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khu lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại 152

3.6.4 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường khác 153

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .157

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 157

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 157

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 157

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 157

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 159

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 160

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 160

5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN .164

5.2.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị 164

5.2.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành chính thức của Dự án 164

6.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 166

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 166

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 166

6.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN

Trang 6

PHỤ LỤC BÁO CÁO 170

Trang 7

Từ viết tắt Giải thích

WHO World Health Organization-Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

Bảng 1 1 Các hạng mục công trình của dự án 29

Bảng 1 2 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất của dự án 31

Bảng 1 3 Lượng điện tiêu thụ của nhà máy từ tháng 8/2021 -4/2022 36

Bảng 1 4 Lượng nước tiêu thụ của nhà máy từ tháng 8/2021-7/2022 36

Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy giai đoạn 1 40

Bảng 1.6 Danh mục máy móc thiết bị 53

Bảng 1.7 Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị lắp đặt 60

Bảng 1.8 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc 61

Bảng 3.1 Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh giai đoạn thi công 71

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc thiết bị 74

Bảng 3.3 Dự báo mức ồn phát sinh trong giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc của dự án 76

Bảng 3.4 Dự báo mức rung động phát sinh trong giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc của dự án 78

Bảng 3.5 Nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành 85

Bảng 3.6 Thành phần chất thải sinh hoạt 88

Bảng 3.7 Khối lượng CTNH phát sinh giai đoạn vận hành dự án 92

Bảng 3.8 Nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận tải giai đoạn vận hành 93

Bảng 3.9 Dự báo nồng độ chất ô nhiễm của các phương tiện cá nhân ra vào dự án 95

Bảng 3.9 Nồng độ bụi từ công đoạn sấy, trộn liệu của Công ty TNHH Điện tử Dong Yang 97

Bảng 3.10 Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với 1 số loại hình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa 97

Bảng 3.11 Tải lượng và nồng độ hơi các chất hữu cơ tại khu vực ép nhựa 99

Bảng 3.12 Nồng độ khí thải phát sinh trong công đoạn sấy khô kem hàn 101

Bảng 3.13 Nồng độ hơi các chất hữu cơ tại công đoạn hàn sóng 103

Bảng 3.14 Nồng độ khí thải phát sinh trong công đoạn sửa chữa mối hàn 104

Bảng 3.15 Nồng độ khí thải phát sinh từ quá trình vệ sinh khuôn lưới tại chuyền sản xuất 106

Bảng 3.16 Dự báo mức ồn phát sinh tại khu vực ép phun, sấy liệu năm 2019 đến năm 2022 của Công ty TNHH Điện tử Dong Yang 108

Bảng 3 17 Lượng nước thải phát sinh của Công ty GĐ1 117

Bảng 3 18 Các thông số kỹ thuật của Hệ thống XLNT 30m3/ngày đêm 122

Bảng 3 19 Thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất 122

Bảng 3 20 Nhu cầu hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất 125

Bảng 3 21 Dự tính khối lượng, loại chất thải sản xuất sản trong giai đoạn 1 144

Trang 9

Bảng 3 24 Dự kiến khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành 146Bảng 3.24 Dự toán kinh phí công trình xử lý môi trường trong quá trình vận hành 157Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 160

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 3 Quy trình gia công, lắp ráp sản phẩm điện tử 48

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước mưa của nhà máy 115Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của nhà máy 116Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến nguồn tiếp nhận 118Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải dập bụi sơn của dự án 121Hình 3.5 Sơ đồ xử lý nước làm mát và tuần hoàn sử dụng 126Hình 3.7 Hệ thống thu gom, xử lý hơi hữu cơ công đoạn ép nhựa (tầng 1) 128Hình 3.8 Hệ thống thu gom, xử lý bụi cho máy nghiền nhựa 129Hình 3.9 Hệ thống thu gom hơi kem hàn, hơi Sn, hơi keo 130

Hình 3.12 Hệ thống xử lý hơi hữu cơ công đoạn ép nhựa 134Hình 3.15 Sơ đồ quy trình xử lý hơi kem hàn, hơi Sn, hơi keo 137

Hình 3.18 Sơ đồ quy trình xử lý bụi, hơi sơn trong quá trình pha sơn, phun sơn 139

Trang 10

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án

Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam) đang hoạt động sản xuất tại một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam theo giấy chứng nhận kinh doanh mã số 0202011981 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 18/01/2020, thay đổi lần thứ nhất ngày 31/05/2023 Trong quá trình hoạt động, Công ty tuân thủ theo 2 hồ sơ môi trường:

- Quyết định số 1349/QĐ-BQL ngày 13/04/2020 của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án gia công sản xuất Chee Yuen”; - GPMT số 2443/GPMT-BQL ngày 25/5/2023 do Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp với công suất sản xuất: sản phẩm nhựa: 100.000.000 bộ/năm ~ 6000 tấn/năm và sản phẩm điện tử: 6.000.000 bộ/năm ~ 2.000 tấn/năm

Nay do nhu cầu của thị trường, Công ty có kế hoạch bổ sung sản phẩm khuôn với công suất 150 bộ/năm ~ 90 tấn/năm (đã được Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp chủ trương đầu tư mã số 3294548884 chứng nhận lần đầu ngày 10/01/2020 và điều chỉnh lần thứ 03 ngày 22/3/2024) thông qua việc xây dựng thêm nhà xưởng tại khu đất trống, đầu tư máy móc để

sản xuất sản phẩm khuôn, máy móc ép phun để đa dạng mã sản phẩm nhựa

Như vậy, đây là dự án mở rộng nâng công suất, thuộc mục số 17 – Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử với công suất lớn (trên 1 triệu sản phẩm/năm) - Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và thuộc nhóm I theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi

trường Để tuân thủ đúng quy định của pháp luật về môi trường, Công ty đã phối hợp với đơn

vị tư vấn là Công ty TNHH tư vấn đầu tư Hoa Phượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án gia công sản xuất Chee Yuen trình Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định, phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3294548884 chứng nhận điều chỉnh lần thứ 3 ngày 22/3/2024;

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án: chủ dự án là Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam)

Trang 11

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

*Đối với quy hoạch phát triển của Chính Phủ và Bộ Công thương:

- Quy định tại Quyết định số 3892/QĐ-BCT ngày 28/9/2016 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đồng Bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Trong đó, công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử là một trong những quy hoạch phát triển chủ yếu, cụ thể, đến năm 2025 thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn điện tử lớn vào công nghiệp hỗ trợ điện tử, sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, thiết bị điện, điện tử dân dụng và chuyên dụng Hình thành một số nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lắp ráp máy tính, sản xuất thiết bị thông tin liên lạc; Phát triển sản xuất linh kiện điện tử, máy tính xách tay, lắp ráp máy chủ và siêu máy tính tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

- Quy định tại Quyết định số 880/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 09/06/2014 về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, tập trung xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển, tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu; tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước

*Đối với quy hoạch của thành phố Hải Phòng:

- Quy định tại Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 10/5/2022 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, không khuyến khích đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quy định tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học – công nghiệp cao, công nghiệp sạch, công nghiệp biển, công nghiệp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp hỗ trơ, sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Ưu tiên thu hút công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường Xây dựng thành phố Hải Phòng hiện đại, thông minh với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá, góp phần đưa nền kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao và phát triển bền vững

- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát

Trang 12

là chú ý giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhanh và bền vững; giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo, để Hải Phòng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, sớm trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững với những ngành mũi nhọn như kinh tế biển, cơ khí chế tạo, chế biến, điện tử, dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ biển

*Đối với quy hoạch phát triển của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng:

Dự án đã được Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8747154771 chứng nhận lần đầu ngày 12/7/2023

* Đối với ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào KCN An Dương:

Theo Giấy phép môi trường số 82/GPMT-BTNMT ngày 04/04/2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Khu công nghiệp An Dương – giai đoạn 1, loại hình sản xuất của dự án là sản xuất thiết bị điện, điện tử thuộc nhóm ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh và ngành thiết bị điện nên được phép thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp An Dương

→ Với những phân tích trên thì dự án hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển chung của thành phố Hải Phòng và Khu công nghiệp An Dương

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 do Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 ban hành ngày 29/06/2001;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 22/11/2013;

- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007

- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 thông qua ngày 25/6/2015; - Luật lao động số 45:2019/QH14 thông qua ngày 20/11/2019;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 thông qua ngày 21/6/2012; - Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13, thông qua ngày 19/6/2013;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Trang 13

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư; - Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện

- Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh (có hiệu lực từ 12/9/2023);

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành

21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 05 thông số vệ sinh lao động;

- QCVN 03:2019/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp

xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới

hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (có hiệu lực từ 12/9/2023);

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 09:2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối

Trang 14

trình duyệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 07:2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn an toàn lao động thiết bị nâng

- QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng;

- QCVN 02:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện

- Quy chuẩn kỹ thuật số 05A/2019/BCT quy định an toàn trong sản xuất, kinh doanh, lưu giữ vận chuyển hóa chất

- TCVN 3890:84: Phương tiện và thiết bị chữa cháy Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng

- TCVN 3255:1986: An toàn nổ – Yêu cầu chung

- TCVN 4317-1986 - nhà kho nguyên tắc cơ bản để thiết kế - TCVN 4878:1989: Phân loại cháy

- TCVN 4879:1989: Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn - TCVN 3254:1989 – An toàn cháy – Yêu cầu chung;

- TCVN 5303:1990: An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa

- TCVN 5040:1990 - Thiết bị phòng cháy và chữa cháy- kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy - yêu cầu kĩ thuật;

- TCVN 5279:1990: Bụi cháy – An toàn cháy nổ – Yêu cầu chung - TCVN 5738:1993: Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 6161: 1996: Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế - TCVN 6379:1998: Thiết bị chữa cháy Trụ nước chữa cháy -Yêu cầu kĩ thuật - TCVN 4756-1999- Quy phạm nối đất và nối không;

- TCVN 5738:2001 - Hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7336-2003 - Hệ thống spinkler tự động - yêu cầu thiết kế và lắp đặt

- TCVN 7435-1:2004-ISO 11602-1:2000 – Phòng cháy và chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy;

Trang 15

tra và bảo dưỡng

- TCVN 9385:2012-Tiêu chuẩn chống sét

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0202011981 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 18/01/2020, thay đổi lần thứ nhất ngày

- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án; - Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án

- Bản nhận xét của 3 chuyên gia về Nội dung báo cáo ĐTM của dự án;

- Văn bản tham gia ý kiến về Nội dung báo cáo ĐTM của dự án của Công ty TNHH liên hợp đầu tư Thâm Việt

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Chủ dự án phối hợp với đơn vị tư vấn lập Báo cáo ĐTM dự án, cụ thể:

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam)

Đại diện: Ông GUO, XIAOKUI Chức vụ: Chủ tịch Công ty

Địa chỉ: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn đầu tư Hoa Phượng

Đại diện: Bà Phạm Thị Nghĩa Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Số 5/26 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng bàng, Tp Hải Phòng

Điện thoại: 0223.822.220 Fax: 0223.822.220

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

- Chịu trách nhiệm chính: Ông GUO, XIAOKUI

+ Cơ quan công tác: Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam) + Chức vụ: Chủ tịch Công ty

- Chủ biên: Bà Phạm Thị Nghĩa

Trang 16

Kiểm soát toàn bộ nội dung báo cáo

Trang 17

- Phương pháp mô hình: phương pháp mô hình hóa nghiên cứu hệ thống thông qua

việc xây dựng các mô hình hoạt động của nó Được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm Mô hình được sử dụng trong báo cáo gồm: mô hình Sutton để tính toán dự báo, mô phỏng khả năng khuếch tán, mức độ tác động và phạm vi lan truyền của các chất ô nhiễm trong môi trường không khí

- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên các hệ số, mô hình tính toán tải lượng ô nhiễm

của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã và đang được áp dụng phổ biến để tính toán, dự báo phạm vi ảnh hưởng, tải lượng, nồng độ phát thải ô nhiễm khí thải, nước thải trong quá trình triển khai xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành dự án Phương pháp này được sử dụng tại Mục 3.1.1 và 3.2.1;

*Nhóm phương pháp khác:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng môi

trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án Phương pháp này áp dụng tại Chương 2 và Chương 3 của báo cáo;

- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động

của dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội Khu công nghiệp An Dương Phương pháp này áp dụng tại Chương 2

- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được áp dụng trong tất cả các phần của

quá trình xây dựng báo cáo Đây là phương pháp quan trọng nhằm sử dụng kỹ năng và kinh

Trang 18

giá, dự báo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu Dự án đã tham vấn ý kiến của 3 chuyên gia, thông qua góp ý của chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp danh mục liệt kê môi trường: căn cứ theo loại hình sản xuất, thành phần

nguyên liệu, hóa chất đầu vào, đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để xác định thành phần ô nhiễm phát sinh, phù hợp với dự án Phương pháp này áp dụng tại Chương 3, đặc biệt là phần đánh giá nước thải sinh hoạt, bụi và khí thải;

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm: xác định vị trí các điểm

đo, lấy mẫu các thông số môi trường, phân tích và xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, quá trình đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam Phương pháp này áp dụng cho việc đánh giá chất lượng môi trường nền tại Chương 2 của báo cáo

5 NỘI DUNG TÓM TẮT BÁO CÁO ĐTM 1 Thông tin chung:

- Tên Dự án: Dự án gia công sản xuất Chee Yuen

- Địa điểm thực hiện: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam) - Công ty đã có Quyết định số 1349/QĐ-BQL ngày 13/04/2020 của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án gia công sản xuất Chee Yuen”; GPMT số 2443/GPMT-BQL ngày 25/5/2023 do Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp với công suất sản xuất: sản phẩm nhựa: 100.000.000 bộ/năm ~ 6000 tấn/năm và sản phẩm điện tử: 6.000.000 bộ/năm ~ 2.000 tấn/năm

- Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam) đã được Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3294548884 chứng nhận lần đầu ngày 10/01/2020 và điều chỉnh lần thứ 03 ngày 22/3/2024 để nâng công suất sản xuất sản phẩm nhựa: 100.000.000 bộ/năm ~ 6000 tấn/năm và sản phẩm điện tử: 6.000.000 bộ/năm ~ 2.000 tấn/năm ; sản phẩm khuôn với công suất 150 bộ/năm ~ 90 tấn/năm tại một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

2 Phạm vi, quy mô, công suất:

- Quy mô diện tích của Dự án: 52.376,55 m2

- Công suất của Dự án: sản xuất sản phẩm nhựa: 100.000.000 bộ/năm ~ 6000 tấn/năm và sản phẩm điện tử: 6.000.000 bộ/năm ~ 2.000 tấn/năm ; sản phẩm khuôn với công suất 150 bộ/năm ~ 90 tấn/năm

Trang 19

- Quy trình sản xuất các chi tiết, linh kiện bằng nhựa:

Hạt nhựa nguyên sinh ABS + bavia, sản phẩm lỗi hỏng đã nghiền nhỏ tại Nhà máy → Trộn nguyên liệu → Sấy nguyên liệu → Đúc ép nhựa → Cắt bavia → Kiểm tra → Đóng gói, lưu kho

- Quy trình sản xuất bảng mạch PCBA (bảng mạch đã lắp ráp linh kiện):

Bảng mạch PCB (bảng mạch chưa lắp ráp linh kiện được nhập về để làm nguyên liệu, không sản xuất tại Dự án) → Kiểm tra đầu vào → Quét kem hàn → Gắn linh kiện không có chân → Sấy khô kem hàn/Hàn đối lưu → Kiểm tra AOI → Sản phẩm sau SMT → Gắn linh kiện (các linh kiện có chân dài 2,5mm) → Kiểm tra ngoại quan → Hàn sóng → Sửa chữa mối hàn → Kiểm tra sau sửa chữa → Kiểm tra ICT → Kiểm tra FCT → Bảng mạch PCBA

4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư:

Trang 20

- Các công trình bảo vệ môi trường: + Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

+ Hệ thống thu gom, dẫn nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại của Dự án vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung KCN

+ 08 bể tự hoại 03 ngăn tổng dung tích 214 m3 + 02 bể tách mỡ tổng dung tích 30 m3;

+ 01 hệ thống xử lý nước thải sản xuất có công suất 30 m3/ngày đêm; + 01 kho chứa chất thải nguy hại, diện tích 24 m2

+ 01 kho chứa chất thải công nghiệp, diện tích 36 m2

+ 01 hệ thống giải nhiệt nước làm mát bán thành phẩm nhựa sau ép nhựa + 06 hệ thống xử lý khí thải

4.2 Các hoạt động của dự án đầu tư:

- Hoạt động cải tạo, xây lắp mới các công trình, hạng mục của Dự án - Hoạt động sản xuất, lắp ráp sản phẩm của Dự án

16 Tường rào xây gạch trên lắp hoa sắt thoáng 40,66 -

19 Cổng chính rộng 20m; Cổng xuất nhập hàng

Tổng diện tích xây dựng giai đoạn 1 13.347,05 - 25,5

Trang 21

- Hoạt động thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải của Dự án - Hoạt động của công trình xử lý khí thải của Dự án

4.3 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

5 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường:

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường bao gồm: các hoạt động của các hạng mục công trình chính, các hoạt động của các hạng mục công trình phụ trợ và các hoạt động của các công trình bảo vệ môi trường nêu tại Mục 1.4.1

6 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án đầu tư:

6.1 Các tác động môi trường chính của Dự án:

- Bụi và khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị của Dự án

- Bụi và khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án

6.2 Nước thải, khí thải:

6.2.1 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất nước thải:

6.2.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng, lưu lượng khoảng 0,5 m3/ngày; thông số ô nhiễm đặc trưng: các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh vật

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân lắp đặt máy móc thiết bị, lưu lượng khoảng 1,5 m3/ngày; thông số ô nhiễm đặc trưng: các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh vật

- Nước thải thi công phát sinh từ hoạt động đào móng xây 05 bể tự hoại, lưu lượng khoảng 01 m3/ngày; thông số ô nhiễm đặc trưng: các chất lơ lửng (SS), dầu mỡ khoáng

6.2.1.2 Giai đoạn vận hành:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên làm việc tại Dự án ước tính khoảng 10 m3/ngày Thông số ô nhiễm đặc trưng: các chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (tổng N, tổng P), chất rắn lơ lửng, vi sinh vật (Coliform, E.Coli)

6.2.2 Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất khí thải:

Trang 22

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị Thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi, SO2, NOx, CO

6.2.2.2 Giai đoạn vận hành:

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Dự án Thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi, SO2, NOx, CO

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình trộn, sấy nguyên liệu nhựa đầu vào Thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động ép phun tạo linh kiện nhựa Thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi, Butadien, Styren

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình nghiền bavia, sản phẩm nhựa lỗi hỏng Thông số ô nhiễm đặc trưng: bụi

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sấy khô kem hàn tại lò hàn đối lưu sản xuất bảng mạch PCBA Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi đồng, hơi bạc, hơi thiếc

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hàn sóng tại lò hàn sóng sản xuất bảng mạch PCBA Thông số ô nhiễm đặc trưng: n-Propanol, hơi đồng, hơi bạc, hơi thiếc

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sửa chữa mối hàn sản xuất bảng mạch PCBA Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi đồng, hơi thiếc

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vệ sinh khuôn lưới sản xuất bảng mạch PCBA Thông số ô nhiễm đặc trưng: n-Hexan, n-Propanol

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vệ sinh sản phẩm bảng mạch PCBA Thông số ô nhiễm đặc trưng: Ethanol

6.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

6.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị:

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng Dự án với khối lượng khoảng 4,3 kg/ngày Thành phần chính: bao bì, giấy, vỏ chai lọ, hộp thức ăn, thức ăn thừa,…

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân lắp đặt máy móc thiết bị Dự án với khối lượng khoảng 12,9 kg/ngày Thành phần chính: bao bì, giấy, vỏ chai lọ, hộp thức ăn, thức ăn thừa,…

- Chất thải rắn công nghiệp phát sinh với khối lượng đất đá thải ước tính khoảng 34,5 m3; bao bì thải khoảng 134 kg trong suốt thời gian thi công xây dựng Dự án Thành phần chính: đất đá thải, bao bì thải

- Chất thải rắn công nghiệp phát sinh với khối lượng ước tính khoảng 3.131 kg trong

Trang 23

bavia panel,…

- Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng Dự án với khối lượng ước tính khoảng 20 kg Thành phần chính: giẻ lau, găng tay nhiễm các thành phần nguy hại; que hàn và đầu mẩu que hàn thải

- Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị với khối lượng ước tính khoảng 18,5 kg Thành phần chính: giẻ lau, găng tay nhiễm các thành phần nguy hại; bao bì cứng thải bằng kim loại có chứa các thành phần nguy hại

6.3.2 Giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại Dự án với khối lượng ước tính khoảng 86 kg/ngày Thành phần chính: giấy báo, vỏ chai lon, túi nilon, thực phẩm thừa

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của Dự án với khối lượng ước tính khoảng 1.194,452 tấn/năm Thành phần chính: bavia nhựa, sản phẩm nhựa hỏng, bao bì thải, nilon, xốp, bìa carton, pallet thải, khay nhựa thải (đựng linh kiện)

- Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án với khối lượng ước tính khoảng 20.586,5 kg/năm Thành phần chính: giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại; dầu thải; chất trợ hàn, cồn, kem hàn thải, xỉ thiếc thải; pin, ắc quy chì thải; vỏ bao bì chứa cồn, chất trợ hàn, kem hàn thải; sản phẩm chứa bảng mạch lỗi hỏng; bảng mạch PCBA hỏng; than hoạt tính thải bỏ sau sử dụng

6.4 Tiếng ồn, độ rung:

- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu và thành phẩm của Dự án

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất của Dự án 6.5 Các tác động khác:

Tác động bởi sự cố (cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông) của Dự án

7 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư:

7.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải: 7.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải:

7.1.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị:

- Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại các bể tự hoại 03 ngăn hiện hữu của nhà xưởng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

- Quy trình thu gom: nước thải từ các bể tự hoại 03 ngăn hiện hữu của nhà xưởng mua

Trang 24

thoát sàn khu vệ sinh) → hệ thống thoát nước thải → Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp

7.1.1.2 Giai đoạn vận hành:

- Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

+ Dự án sử dụng 08 bể tự hoại 03 ngăn hiện hữu của nhà xưởng với tổng dung tích 214 m3 và 02 bể tự hoại 3 ngăn tổng dung tích 30 m3

- Nước thải từ bể tự hoại 03 ngăn (08 bể, tổng dung tích 214 m3) và nước thải khác (nước thải từ quá trình rửa tay chân, nước thoát sàn khu vệ sinh) → hệ thống thoát nước thải → Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp

- Công trình thu gom, giải nhiệt nước làm mát bán thành phẩm nhựa: + Đầu tư mới 01 hệ thống giải nhiệt nước làm mát bán thành phẩm nhựa

+ Nước làm mát → Tháp giải nhiệt → Bơm tuần hoàn sản xuất, không thải ra môi trường Định kỳ 03 tháng/lần, cặn lắng được thu gom, chuyển giao cho đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- Công trình thu gom, giải nhiệt nước thải sản xuất:

+ Dự án sử dụng 01 hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 30 m3/ngày đêm + Nước thải → Hệ thống xử lý nước thải dập bụi sơn 30 m3/ngày đêm (công nghệ hóa lý) → Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp

7.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải:

7.1.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị: - Các phương tiện chở đúng tải trọng quy định

- Sử dụng nhiên liệu theo đúng quy định về môi trường

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các phương tiện vận chuyển, sử dụng các phương tiện có đầy đủ đăng kiểm và đảm bảo chất lượng

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ lao động trong khi làm việc để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người công nhân thi công

7.1.2.2 Giai đoạn vận hành:

- Lắp đặt và vận hành 02 hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ quá trình ép phun nhựa, lưu lượng quạt hút 27.000 m3/giờ/hệ thống với quy trình công nghệ: Bụi, khí thải → Đường ống dẫn → Thiết bị hấp phụ sử dụng than hoạt tính → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 0,6) và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ

Trang 25

ống thoát khí thải

- Lắp đặt và vận hành 01 hệ thống xử lý khí thải hơi kem hàn, hơi etanol từ dây chuyền hàn dán linh kiện điện tử, hơi thiếc từ dây chuyền hàn sóng, hàn lắp ráp, hơi keo từ bộ phận bôi keo, lưu lượng quạt hút 18.000 - 24.000 m3/giờ với quy trình công nghệ: Khí thải → Đường ống dẫn → Thiết bị hấp phụ sử dụng than hoạt tính → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 0,6) và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ → thoát ra môi trường qua ống thoát khí thải

- Lắp đặt và vận hành 01 hệ thống xử lý khí thải hơi mực in từ công đoạn in, lưu lượng quạt hút 18.000 - 24.000 m3/giờ với quy trình công nghệ: Khí thải → Đường ống dẫn → Thiết bị hấp phụ sử dụng than hoạt tính → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 0,6) và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ → thoát ra môi trường qua ống thoát khí thải

- Lắp đặt và vận hành 01 hệ thống xử lý khí thải từ 02 dây chuyền pha, phun sơn, lưu lượng quạt hút 60.000 m3/giờ với quy trình công nghệ: Khí thải → Đường ống dẫn → Thiết bị hấp phụ sử dụng than hoạt tính → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 0,6) và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ → thoát ra môi trường qua ống thoát khí thải

- Lắp đặt và vận hành 01 hệ thống xử lý khí thải từ 01 dây chuyền pha, phun sơn, lưu lượng quạt hút 30.000 m3/giờ với quy trình công nghệ: Khí thải → Đường ống dẫn → Thiết bị hấp phụ sử dụng than hoạt tính → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B, hệ số Kp = 0,9 và Kv = 0,6) và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ → thoát ra môi trường qua ống thoát khí thải

- Than hoạt tính được thay thế định kỳ dựa trên chỉ số Iodine để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các hệ thống xử lý khí thải và được thu gom, lưu giữ tạm thời, hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý như chất thải nguy hại

- Lắp đặt điều hòa trung tâm tại khu vực sản xuất, lắp ráp sản phẩm để điều hòa không khí trong xưởng

Trang 26

hộ lao động cho công nhân; thường xuyên quét dọn khu vực sản xuất; thông thoáng nhà xưởng để đảm bảo trao đổi không khí trong và ngoài nhà xưởng

- Thường xuyên quét dọn và thu gom chất thải theo quy định

7.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

7.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: 7.2.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị:

- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị được thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, phân loại và lưu chứa tại khu vực tạm thời trong nhà xưởng, che phủ bạt kín Chất thải có khả năng tái chế như bao bì, nilon, pallet gỗ được tận dụng bán cho cơ sở tái chế; các chất thải khác được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế)

7.2.1.2 Giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào các thùng chứa rác nhựa có nắp đậy Hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tần suất 01 lần/ngày hoặc tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế)

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom, lưu giữ tại 01 kho chứa chất thải công nghiệp diện tích 36 m2 Các chất thải rắn có thể tái chế như: bìa carton phế liệu, vỏ bao bì, nilon, khay đựng linh kiện,… được tận dụng và bán cho các đơn vị tái chế; các chất thải rắn không thể tái chế được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế) Bùn thải tại bể tự hoại được đơn vị có chức năng đến hút trực tiếp vào xe bồn và vận chuyển đi xử lý

7.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: 7.2.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị:

Thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại phát sinh trong các thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy Hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế)

7.2.2.2 Giai đoạn vận hành:

Trang 27

chất thải nguy hại diện tích 24 m2 Chất thải nguy hại được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế)

7.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung: - Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực Dự án - Lắp đặt máy móc, thiết bị đúng quy cách, đúc bê tông các chân máy

- Máy móc thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ để bảo đảm tình trạng hoạt động tốt nhất

- Trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

7.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: 7.4.1 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

7.4.1.1 Công trình, phương án phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố hệ thống thoát nước mưa, nước thải:

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng hút bùn thải tại các bể tự hoại 03 ngăn, định kỳ nạo vét hệ thống thoát nước mưa

- Định kỳ vệ sinh đường ống thoát nước thải để giảm thiểu ách tắc, ứ đọng

7.4.1.2 Công trình, phương án phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố vận hành hệ thống xử lý khí thải:

- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống thu gom, xử lý khí thải Bố trí nhân viên quản lý, vận hành các hệ thống xử lý khí thải, giám sát vận hành hàng ngày, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho các hệ thống xử lý khí thải

- Trường hợp khí thải vượt quy chuẩn đầu ra cho phép, tạm dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố Sau khi khắc phục xong, tiếp tục hoạt động đảm bảo khí thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường

7.4.1.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với khu lưu giữ chất thải nguy hại: khu lưu giữ chất thải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự cố cháy nổ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo quy định, bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra lượng chất thải và chuyển giao cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo không lưu chứa quá nhiều chất thải trong kho chứa

Trang 28

bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Dự án, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

7.4.2 Các công trình, biện pháp khác:

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa: đảm bảo yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành Dự án

8 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án đầu tư:

Chủ dự án đề xuất và cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như sau:

8.1 Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị: 8.1.1 Chương trình giám sát môi trường xung quanh:

- Vị trí giám sát: 02 vị trí

+ Điểm 1 - Khu vực tiếp giáp cổng ra vào Nhà máy

+ Điểm 2 - Khu vực tiếp giáp cuối hướng gió của Nhà máy

- Tần suất giám sát: 02 lần (quá trình thi công xây dựng khoảng 06 tháng) - Thông số giám sát: tổng bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, tiếng ồn, độ rung

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

8.1.2 Chương trình quản lý, giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

8.2 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành: 8.2.1 Giám sát nước thải:

Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và định kỳ theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

8.2.2 Giám sát khí thải:

Trang 29

TT Vị trí giám sát điểm quan trắc

Thông số giám

sát Tần suất Tiêu chuẩn so sánh I Quan trắc nước thải

1

Ga thu nước thải cuối đấu nối với

hơi dung môi sơn 02

Lưu lượng, bụi 03 tháng/ lần Xylen, butylacetat 06

tháng/ lần

8.2.3 Chương trình quản lý, giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

Trang 30

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: Dự án gia công sản xuất Chee Yuen

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH công nghiệp điện tử Chee Yuen (Việt Nam) - Đại diện: Ông GUO, XIAOKUI Chức vụ: Chủ tịch Công ty

- Người ký hồ sơ: Ông Wang Mao (Phó Tổng giám đốc theo giấy ủy quyền số 01/2023 ngày 01/06/2023)

- Địa chỉ trụ sở chính: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Địa điểm thực hiện Dự án: một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0202011981 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 18/01/2020, thay đổi lần thứ nhất ngày 31/05/2023;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 3294548884 chứng nhận điều chỉnh lần thứ 3 ngày 22/3/2024

1.1.2 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Vị trí: địa điểm thực hiện dự án tại một phần Lô đất CN1, Khu công nghiệp An Dương, xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam Diện tích hoạt động là 52.376,55 m2

- Ranh giới tiếp giáp của dự án:

+ Phía Đông Bắc: Giáp đường nội bộ của KCN + Phía Đông Nam: Giáp đường nội bộ của KCN + Phía Tây Nam: Giáp lô đất trống

+ Phía Tây Bắc: Giáp lô nhà xưởng tiêu chuẩn số 08 Vị trí khu đất thực hiện dự án:

Trang 31

1.1.3 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Dự án nằm trong KCN, đây là KCN đã được quy hoạch đồng bộ, cách xa khu dân cư

- Yếu tố nhạy cảm môi trường: theo quy định tại khoản 4 Điều 25, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường

1.1.4 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

- Mục đích sản xuất sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử, sản phẩm khuôn

- Quy mô, công suất: sản phẩm nhựa: 100.000.000 bộ/năm ~ 6000 tấn/năm và sản phẩm điện tử: 6.000.000 bộ/năm ~ 2.000 tấn/năm; sản phẩm khuôn với công suất 150 bộ/năm ~ 90 tấn/năm

- Loại hình đầu tư mở rộng, nâng công suất

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Trang 32

16 Tường rào xây gạch trên lắp hoa sắt thoáng 40,66 -

19 Cổng chính rộng 20m; Cổng xuất nhập hàng

Tổng diện tích xây dựng giai đoạn 1 13.347,05 - 25,5

Trang 33

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu của dự án

Khối lượng nguyên vật liệu hóa chất của dự án khi nhà máy đạt công suất 100% như sau:

Bảng 1 2 Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất của dự án

A Hạt nhựa các loại nhập về ép phun 5.755

Trang 34

A Nguyên liệu là linh kiện nhựa dự án tự sản xuất 175

1 Vỏ nhựa bộ sạc, nguồn điện, sạc không dây 98,998

4 Linh kiện bằng nhựa cho máy tính tiền 24,365

B Nguyên liệu là linh phụ kiện nhập sẵn 1.825,766

Trang 37

55 Đầu nối dây / điện áp <80V 0,375

1.3.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án

a Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn cung cấp: Nguồn cấp điện cho quá trình phục vụ nhà máy được cung cấp bới Công ty TNHH Liên Hợp Đầu tư Thâm Việt

- Nhu cầu sử dụng: Hầu hết các thiết bị, máy móc, các hoạt động của công ty là sử dụng điện, bao gồm điện cấp cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng - Lượng điện phục vụ cho toàn bộ nhà máy trong giai đoạn vận hành thử nghiệm từ 8/2021 – 7/2022 trung bình là 334.524 kw/tháng

Trang 38

Bảng 1 3 Lượng điện tiêu thụ của nhà máy từ tháng 8/2021 -4/2022

b Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cấp: Nước cấp cho hoạt động của nhà máy được cung cấp bởi Công ty

TNHH Liên hợp Đầu tư Thâm Việt

- Nhu cầu sử dụng nước:

Nhu cầu sử dụng nước của Công ty bao gồm: Nước sinh hoạt của công nhân viên, nước nấu ăn, nước cấp cho sản xuất, nước cấp cho tưới cây rửa đường

* Hiện tại (đối với phân kỳ I – đã đi vào VHTN):

+ Hiện tại nhà máy đang hoạt động với 60% công suất, với lượng nước sử dụng cho toàn bộ nhà máy trong giai đoạn vận hành thử nghiệm từ tháng 8/2021 – Tháng 7/2022 như sau:

Bảng 1 4 Lượng nước tiêu thụ của nhà máy từ tháng 8/2021-7/2022

Trang 39

STT Thời gian Lượng nước sử dụng (m3)

Từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022 nhà máy bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt động vận hành thử nghiệm, lượng nước sử dụng thấp do thời gian đầu cần hiệu chỉnh công suất máy móc thiết bị, số lượng lao động và thời gian làm việc trong ngày ít, càng về sau lượng nước sử dụng càng ổn định Vì vậy, lượng nước sử dụng cho giai đoạn này báo cáo sử dụng nước trung bình Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, công suất nhà máy là 60%, số lượng lao động là 280 người Lượng nước sử dụng cho giai đoạn này là cấp cho sinh hoạt, cấp cho sản xuất và tưới cây rửa đường, vệ sinh nhà xưởng (Diện tích thảm cỏ, cây xanh của nhà máy là 10.793,1m2, Diện tích sân đường nội bộ của nhà máy 11.100,85m2 )

Lượng nước trung bình sử dụng từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022 là 1.020,92m3/tháng ≈ 39,26 m3/ngày Trong đó:

Nước cấp cho sinh hoạt cho 280 lao động: 21 m3/ngày Nước cấp cho sản xuất, 60% công suất: 3,5 m3/ngày

Nước cấp cho tưới cây, rửa đường, vệ sinh nhà xưởng,… khoảng: 14,76 m3/ngày

* Giai đoạn I:

Trang 40

Nước sinh hoạt:

Theo ĐTM, khi GD1 đi vào hoạt động ổn định dự kiến khoảng 500 người Hiện tại nhà máy đang hoạt động 60% công suất thiết kế GD1 và chưa có công đoạn sơn trong quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa, có 53 hệ thống ép nhựa với 280 công nhân viên Khi đi vào hoạt động 100% công suất thiết kế, nhà máy tăng lên 200 lao động cho 25 hệ thống ép nhựa lắp đặt mới, công đoạn sơn và cho các công đoạn khác Nhu cầu sử dụng nước của 200 người được tính toán theo định mức nước cấp như sau:

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng “Nước sạch dùng cho sinh hoạt được dự báo dựa theo chuỗi số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư nhưng phải đảm bảo: Tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước là 100% trong giai đoạn dài hạn của quy hoạch; Chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của khu vực nội thị đô thị phụ thuộc vào loại đô thị nhưng tối thiểu là 80 lít/người/ngày đêm; Hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả” Tại Quy chuẩn này không quy định cụ thể chỉ tiêu cấp nước cho từng khu vực, cơ sở sản xuát nên báo cáo vẫn tham khảo định mức cấp nước theo TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế để làm căn cứ tính

toán Cụ thể như sau:

Theo TCXDVN 33:2006/BXD định mức nước cấp sinh hoạt cho một công nhân là 45lít/người/ca và TCVN 4513:1998: định mức nước cấp cho hoạt động nấu ăn là 25lít/người/ca Tổng lượng nước cấp cho mỗi công nhân là 70lít/người/ca tương đương 0,07m3/người.ngày

200 người x 0,07m3/người.ngày = 14 m3/ngày => Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt là: 21+ 14 = 35 m3/ngày

Nước cấp cho sản xuất

Nước cấp làm mát cho quy trình ép nhựa: Theo tính toán tại mục 3.3.1.2 của Báo

cáo ĐTM được phê duyệt Lượng nước được dùng để làm mát khuôn khi ép đùn 18.445,5 kg/ngày là 146 m3/ ngày Lượng nước này sẽ được đưa qua tháp giải nhiệt tuần hoàn sử dụng không thải ra ngoài môi trường chỉ bổ sung thường xuyên lượng bay hơi, rò rỉ

Hiện tại nhà máy đang hoạt động với 60% công suất, lượng nước cấp thường xuyên (bổ sung bù lượng thất thoát: bay hơi, rơi vãi) để làm mát cho quy trình ép nhựa là 3,5 m3/ngày Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định tăng lên 100% công suất, lượng nước làm mát cần tăng thêm hàng ngày cho dây chuyền ép nhựa là 2,34 m3/ngày

=> Tổng lượng nước cấp cho sản xuất là: 3,5 + 2,34 = 5,84 m3/ngày

Nước cấp cho hệ thống dập bụi sơn: 20 m3/ngày Nước thải được dẫn về bể xử lý nước dập bụi sơn (được xây dựng gần với nhà xưởng số 1) để xử lý, sau đó tiếp tục được quay lại tuần hoàn tái sử dụng Định kỳ 01 năm thải bỏ 01 lần

Ngày đăng: 06/04/2024, 21:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan