PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

161 2 0
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 2 Chương 1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2 1.1. Tổng lượng nước mưa 2 1.2. Tài nguyên nước mặt 2 1.2.1. Trữ lượng nguồn nước mặt 2 1.2.2. Chất lượng nguồn nước mặt 3 1.3. Nước dưới đất 23 1.3.1. Tài nguyên nước dưới đất 23 1.3.2. Diễn biến ô nhiễm nước dưới đất 24 Chương 2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước 27 2.1. Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp 27 2.1.1. Khai thác nước tập trung 27 2.1.2. Khai thác nước đơn lẻ 31 2.2. Khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp 37 PHẦN II: PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC; PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO NƯỚC GÂY RA 39 Chương 3. Thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 39 3.1. Quan điểm quy hoạch 39 3.2. Mục tiêu quy hoạch 40 3.2.1. Mục tiêu tổng quát 40 3.2.2. Mục tiêu cụ thể 40 3.3. Nội dung chính của quy hoạch 41 3.3.2. Bảo vệ tài nguyên nước 41 3.3.3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra 42 Chương 4. Dự báo nhu cầu sử dụng nước 43 4.1. Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế xã hội 43 4.1.1. Nhu cầu nước cho sinh hoạt, du lịch và dịch vụ 43 4.1.2. Nhu cầu nước cho công nghiệp 49 4.1.3. Nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp 53 4.2. Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành 58 Chương 5. Phân bổ tài nguyên nước 60 5.1. Quan điểm nguyên tắc, phân bổ tài nguyên nước 60 5.1.1. Quan điểm phân bổ 60 5.1.2. Nguyên tắc phân bổ 60 5.2. Mục tiêu phân bổ nguồn nước 61 5.3. Xác định tổng lượng tài nguyên nước 62 5.3.1. Phương pháp tính toán 62 5.3.2. Kết quả tính toán 63 5.4. Lượng nước có thể sử dụng 65 5.4.1. Xác định điểm phân bổ 65 5.4.2. Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán 68 5.4.3. Kết quả tính toán 69 5.5. Xác định lượng nước đảm bảo yêu cầu dòng chảy tối thiểu 79 5.5.1. Nội dung yêu cầu và phương pháp tính toán 79 5.5.2. Kết quả ính toán lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu 79 5.6. Xác định nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt trong trường hợp xảy ra ô nhiễm nguồn nước 80 5.7. Xác định lượng nước cho các nhu cầu thiết yếu 80 5.7.1. Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán 80 5.7.2. Kết quả tính toán 81 5.8. Xác định lượng nước có thể phân bổ 82 5.8.1. Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán 82 5.8.2. Kết quả tính toán 82 5.9. Phân vùng chức năng nguồn nước 83 5.9.1. Phân vùng chức năng nguồn nước mặt 83 5.9.2. Phân vùng chức năng nguồn nước dưới đất 86 5.10. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 86 5.10.1. Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên 86 5.10.2. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 88 5.11. Phương án phân bổ tài nguyên nước 88 5.11.1. Phương án phân bổ 88 5.11.2. Lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước năm hiện trạng 89 5.11.3. Kết quả phân bổ 91 5.11.4. Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác sử dụng nước 93 5.11.5. Giải pháp phát triển thảm thực vật, phát triển rừng 94 5.11.6. Mạng giám sát khai thác, sử dụng nước tài nguyên nước 95 Chương 6. Bảo vệ tài nguyên nước 98 6.1. Quan điểm, nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước 98 6.1.1. Quan điểm bảo vệ tài nguyên nước 98 6.1.2. Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước 98 6.2. Xác định chỉ tiêu bảo vệ nguồn nước 98 6.3. Xây dựng phương án bảo vệ tài nguyên nước 101 6.3.1. Chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ chất lượng nước 101 6.3.2. Bảo vệ tài nguyên nước 102 6.3.3. Bảo vệ nguồn sinh thủy 103 6.3.4. Phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất 107 6.3.5. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt 108 6.3.6. Bảo vệ chất lượng nước mặt 108 6.3.7. Bảo vệ chất lượng nước các tầng chứa nước 111 6.3.8. Xác định các vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất 112 6.3.9. Mạng giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước 112 Chương 7. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra 113 7.1. Phòng chống tác hại do lũ lụt 113 7.1.1. Phân vùng phòng chống lũ lụt 113 7.1.2. Biện pháp phòng, chống giảm thiểu lũ quét, lũ lụt 113 7.2. Phòng, chống tác tại do hạn hán 115 7.2.1. Phân vùng phòng chống hạn hán 115 7.2.2. Biện pháp phòng, chống giảm thiểu tác hại của hạn hán 117 7.3. Phòng, chống và khắc phục sụt lún đất 119 7.3.1. Phân vùng sụt lún đất 119 7.3.2. Biện pháp phòng, chống và khắc phục sụt lún đất 120 Chương 8. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 122 8.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 122 8.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành 122 8.2.1. Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước của các cấp, ngành 122 8.2.2. Tăng cường thể chế, năng lực quản lý của các cấp, các ngành 122 8.2.3. Tăng cường công tác quản lý cấp phép về tài nguyên nước 123 8.2.4. Công tác truyền thông 123 8.3. Giải pháp về đầu tư và huy động nguồn lực 123 8.4. Giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan 124 8.5. Giải pháp về phát triển nguồn nước 124 8.6. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi nguồn nước 124 8.7. Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ 124 8.8. Giải pháp phòng, chống hậu quả tác hại do nước gây ra 125 Chương 9. Vốn đầu tư và trình tự thực hiện quy hoạch 126 9.1. Nhu cầu vốn đầu tư 126 9.2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch 128

Trang 1

BÁO CÁO TÍCH HỢP

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: LIÊN DANH NHÀ THẦU: HỌC VIỆN CHÍNH SÁCHVÀ PHÁT TRIỂN & VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hà Nội, 2023

THUỘC DỰ ÁN: “LẬP QUY HOẠCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”

Trang 2

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Tài liệu này được gửi cho một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Phú Thọ dưới hình thức tài liệu tham vấn Đây là bản dự thảo “Phương án phát triển ngành Nông nghiệp, thủy sản và nông nghiệp sinh thái tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” Mục đích là để thảo luận và thống nhất những khía cạnh trên và nội dung này với Tỉnh vào thời gian tới Nội dung của tài liệu này có thể thay đổi và không phản ánh báo cáo hoàn chỉnh sẽ được bàn giao cho Tỉnh vào cuối Dự án.

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 2

Chương 1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2

1.1 Tổng lượng nước mưa 2

1.2 Tài nguyên nước mặt 2

1.2.1 Trữ lượng nguồn nước mặt 2

1.2.2 Chất lượng nguồn nước mặt 3

1.3 Nước dưới đất 23

1.3.1 Tài nguyên nước dưới đất 23

1.3.2 Diễn biến ô nhiễm nước dưới đất 24

Chương 2 Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước 27

2.1 Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp 27

2.1.1 Khai thác nước tập trung 27

2.1.2 Khai thác nước đơn lẻ 31

2.2 Khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp 37

PHẦN II: PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊNNƯỚC; PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO NƯỚC GÂY RA 39Chương 3 Thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm2030 39

3.1 Quan điểm quy hoạch 39

3.2 Mục tiêu quy hoạch 40

3.2.1 Mục tiêu tổng quát 40

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 40

3.3 Nội dung chính của quy hoạch 41

3.3.2 Bảo vệ tài nguyên nước 41

3.3.3 Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra 42

Chương 4 Dự báo nhu cầu sử dụng nước 43

4.1 Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế - xã hội 43

i

Trang 4

4.1.1 Nhu cầu nước cho sinh hoạt, du lịch và dịch vụ 43

4.1.2 Nhu cầu nước cho công nghiệp 49

4.1.3 Nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp 53

4.2 Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành 58

Chương 5 Phân bổ tài nguyên nước 60

5.1 Quan điểm nguyên tắc, phân bổ tài nguyên nước 60

5.1.1 Quan điểm phân bổ 60

5.1.2 Nguyên tắc phân bổ 60

5.2 Mục tiêu phân bổ nguồn nước 61

5.3 Xác định tổng lượng tài nguyên nước 62

5.5 Xác định lượng nước đảm bảo yêu cầu dòng chảy tối thiểu 79

5.5.1 Nội dung yêu cầu và phương pháp tính toán 79

5.5.2 Kết quả ính toán lượng nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu 79

5.6 Xác định nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt trong trường hợp xảy ra ô nhiễm nguồn nước 80

5.7 Xác định lượng nước cho các nhu cầu thiết yếu 80

5.7.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán 80

5.7.2 Kết quả tính toán 81

5.8 Xác định lượng nước có thể phân bổ 82

5.8.1 Nội dung, yêu cầu và phương pháp tính toán 82

5.8.2 Kết quả tính toán 82

5.9 Phân vùng chức năng nguồn nước 83

5.9.1 Phân vùng chức năng nguồn nước mặt 83

5.9.2 Phân vùng chức năng nguồn nước dưới đất 86

ii

Trang 5

5.10 Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 86

5.10.1 Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên 86

5.10.2 Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 88

5.11 Phương án phân bổ tài nguyên nước 88

5.11.1 Phương án phân bổ 88

5.11.2 Lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước năm hiện trạng 89

5.11.3 Kết quả phân bổ 91

5.11.4 Giải pháp công trình phát triển nguồn nước, khai thác sử dụng nước 93

5.11.5 Giải pháp phát triển thảm thực vật, phát triển rừng 94

5.11.6 Mạng giám sát khai thác, sử dụng nước tài nguyên nước 95

Chương 6 Bảo vệ tài nguyên nước 98

6.1 Quan điểm, nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước 98

6.1.1 Quan điểm bảo vệ tài nguyên nước 98

6.1.2 Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước 98

6.2 Xác định chỉ tiêu bảo vệ nguồn nước 98

6.3 Xây dựng phương án bảo vệ tài nguyên nước 101

6.3.1 Chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ chất lượng nước 101

6.3.2 Bảo vệ tài nguyên nước 102

6.3.3 Bảo vệ nguồn sinh thủy 103

6.3.4 Phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất 107

6.3.5 Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt 108

6.3.6 Bảo vệ chất lượng nước mặt 108

6.3.7 Bảo vệ chất lượng nước các tầng chứa nước 111

6.3.8 Xác định các vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất 112

6.3.9 Mạng giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn

Trang 6

7.1.2 Biện pháp phòng, chống giảm thiểu lũ quét, lũ lụt 113

8.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành 122

8.2.1 Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước của các cấp, ngành 122

8.2.2 Tăng cường thể chế, năng lực quản lý của các cấp, các ngành 122

8.2.3 Tăng cường công tác quản lý cấp phép về tài nguyên nước 123

8.2.4 Công tác truyền thông 123

8.3 Giải pháp về đầu tư và huy động nguồn lực 123

8.4 Giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan 124

8.5 Giải pháp về phát triển nguồn nước 124

8.6 Giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi nguồn nước 124

8.7 Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ 124

8.8 Giải pháp phòng, chống hậu quả tác hại do nước gây ra 125

Chương 9 Vốn đầu tư và trình tự thực hiện quy hoạch 126

9.1 Nhu cầu vốn đầu tư 126

9.2 Tổ chức thực hiện Quy hoạch 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

iv

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1-1 Kết quả phân tích môi trường nước sông Hồng 5

Bảng 1-2 Kết quả phân tích môi trường nước sông Lô 8

Bảng 1-3 Kết quả phân tích môi trường nước sông Đà 10

Bảng 1-4 Kết quả phân tích môi trường nước sông Bứa 13

Bảng 1-5 Kết quả phân tích môi trường nước sông Chảy 15

Bảng 1-6 Kết quả phân tích môi trường nước nội đồng thực hiện T7/2020 23

Bảng 1-7 Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất tỉnh Phú Thọ 24

Bảng 1-8 Nồng độ độ cứng trong nước ngầmmột số khu vực trong toàn tỉnh 24

Bảng 1-9 Nồng độ NH4+- N trong nước ngầm tại các khu vực trên địa bàn tỉnh 25

Bảng 2-1 Các công trình cấp nước tập trung tỉnh Phú Thọ 27

Bảng 2-2 Hiện trạng cấp nước cấp huyện, thị xã, thành phố 30

Bảng 2-3 Hiện trạng khai thác đơn lẻ nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ32 Bảng 2-4 Hiện trạng khai thác đơn lẻ nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 33

Bảng 2-5 Bảng tổng hợp tỷ lệ số dân nông thôn dùng nước sạch hợp vệ sinh 34

Bảng 2-6 Hiện trạng sử dụng giếng đào 35

Bảng 2-7 Hiện trạng sử dụng giếng khoan tỉnh Phú Thọ 35

Bảng 2-8 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng nước mưa, nước mặt 37

Bảng 4-1: Tiêu chuẩn cấp nước 43

Bảng 4-2 Tiêu chuẩn dùng nước của tỉnh Phú Thọ hiện trạng và trong kỳ quy hoạch 44

Bảng 4-3 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt đơn vị hành chính 45

Bảng 4-4 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt đơn vị hành chính 45

Bảng 4-5 Dự báo nhu cầu nước du lịch và dịch vụ đơn vị hành chính 46

Bảng 4-6 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt phân phối theo thời đoạn tháng 47

Bảng 4-7 Dự báo nhu cầu nước du lịch và dịch vụ phân phối theo thời đoạn tháng 48

Bảng 4-8 Nhu cầu nước công nghiệp tỉnh Phú Thọ 50

v

Trang 8

Bảng 4-9 Nhu cầu nước công nghiệp tỉnh Phú Thọ theo đơn vị hành chính 51

Bảng 4-10 Dự báo nhu cầu nước công nghiệp tỉnh Phú Thọ phân phối theo thời đoạn tháng 52

Bảng 4-11 Mức tưới của các loại cây trồng năm hiện trạng 2020 53

Bảng 4-12 Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi 54

Bảng 4-13 Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt 54

Bảng 4-14 Nhu cầu dùng nước cho ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Phú Thọ 55

Bảng 4-15 Nhu cầu dùng nước cho ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Phú Thọ theo

Bảng 4-18 Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành 58

Bảng 4-19 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước theo từng địa phương 59

Bảng 5-1 Tổng hợp tài nguyên nước mặt trên các sông, suối tỉnh Phú Thọ 63

Bảng 5-2 Tổng hợp tài nguyên nước mặt tỉnh Phú Thọ theo đơn vị hành chính 64

Bảng 5-3 Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Phú Thọ theo đơn vị hành chính 65

Bảng 5-4 Các điểm phân bổ tài nguyên nước 67

Bảng 5-5 Tổng dung tích hồ chứa theo lưu vực điểm phân bổ 69

Bảng 5-6 Tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện tại 70

Bảng 5-7 Tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tần suất 50% 71

Bảng 5-8 Tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tần suất 85% 72

Bảng 5-9 Tổng lượng nước mặt có thể sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn

Trang 9

Bảng 5-12 Lượng nước mặt có thể sử dụng 76

Bảng 5-13 Tổng lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định 77

Bảng 5-14 Lượng nước dưới đất có thể sử dụng 77

Bảng 5-15 Tổng lượng tài nguyên nước có thể sử dụng 78

Bảng 5-16 Phần trăm (%) của chuẩn dòng chảy cho tính toán DCMT tương ứng với các mục tiêu bảo vệ môi trường sông theo phương pháp Tennant 79

Bảng 5-17 Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm 79

Bảng 5-18 Dòng chảy tối thiểu tại các điểm phân bổ 80

Bảng 5-19 Lượng nước bảo đảm cho các nhu cầu thiết trước khi phân bổ 81

Bảng 5-20 Lượng nước mặt có thể phân bổ hiện trạng và các giai đoạn quy hoạch ứng với trường hợp nước đến P=50% và P=85% 82

Bảng 5-21 Tổng lượng tài nguyên nước có thể phân bổ 83

Bảng 5-22 Phân vùng chức năng nguồn nước chính của tỉnh Phú Thọ 84

Bảng 5-23 Phân vùng chức năng nguồn nước dưới đất của tỉnh Phú Thọ 86

Bảng 5-24 Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 88

Bảng 5-25 Kết quả phân bổ nguồn nước năm hiện trạng 90

Bảng 5-26 Phân bổ nguồn nước và lượng nước thiếu cho từng địa phương 93

Bảng 5-27.Mạng lưới quan giám giám khai thác sử dụng tài nguyên nước 96

Bảng 5-28 Mạng lưới quan giám giám khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất 97

Bảng 6-1 Vị trí, phạm vi miền cấp nước dưới đất 106

Bảng 6-2 Tổng hợp các khu vực có nguy cơ hạ thấp quá mức mực nước cho phép 107

Bảng 6-3 Giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước 109

Bảng 7-1 Phân cấp theo chỉ số SPI 116

Bảng 9-1 Tổng hợp các nhiệm vụ ưu tiên và phân kỳ thực hiện trong quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2030 126

Bảng 9-2 Tổng hợp các nhiệm vụ ưu tiên và phân kỳ thực hiện 127

vii

Trang 10

Hình 1.3 Biểu đồ biểu diễn thông số TSS của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu 5 Hình 1.4 Khai thác cát sỏi sông Lô 6

Hình 1.5 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong nước sông Lô 7

Hình 1.6 Biểu đồ biểu diễn thông số TSS trong nước sông Lô 8

Hình 1.7 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong nước sông Đà 10

Hình 1.8 Biểu đồ biểu diễn thông số BOD trong nước sông Đà 10

Hình 1.9 Biểu đồ diễn biến COD môi trường nước sông Bứa 12

Hình 1.10 Biểu đồ diễn biến BOD môi trường nước sông Bứa 12

Hình 1.11 Biểu đồ diễn biến TSS môi trường nước sông Bứa 13

Hình 1.12 Biểu đồ diễn biến COD , BOD môi trường nước sông Chảy 15

Hình 1.13 Biểu đồ diễn biến COD môi trường nước sông Chảy 15

Hình 1.14 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong môi trường nước nội đồng trên

Trang 11

Hình 1.20 Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform trong nước một số đầm hồ trên Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ số lượng giếng theo các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ36 Hình 5.1 Sơ đồ vị trí các điểm phân bổ tài nguyên nước 68

ix

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường

CCN : Cụm công nghiệp ĐCTV : Địa chất thủy văn KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế xã hội KTTV : Khí tượng thủy văn NDĐ : Nước dưới đất

NSNN : Ngân sách Nhà nước NVXHH : Nguồn vốn xã hội hóa QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QHTNN : Quy hoạch Tài nguyên nước TNN : Tài nguyên nước

x

Trang 13

MỞ ĐẦU

Nước có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người, các sinh vật trên trái đất Đối với một quốc gia, nước được coi là tài nguyên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Tỉnh Phú Thọ nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, tiếp nhận nguồn nước của 3 sông lớn là sông Lô, sông Thao và sông Đà và được đánh giá là có tiềm năng nguồn nước phong phú Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt làm ảnh hưởng sâu sắc đến mật độ sông suối và sự hình thành các tiểu vùng khí hậu là điều kiện hình thành những lũ quét, sạt lở đất ven hai bờ sông vào mùa mưa và thiếu nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự tham gia điều tiết của các hồ thủy điện trên các dòng sông Đà, sông Thao, sông Lô làm thay đổi lớn dòng chảy, mực nước, tần suất tính toán, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Năm 2018 UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 về Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 Đánh giá về hiện trạng chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hiện trạng xả thải vào nguồn nước; xác định các tồn tại, các vấn đề trong khai thác, sử dụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước qua đó đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hiện nay tỉnh đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: KCN Thụy Vân, làm thay đổi lớn về nhu cầu sử dụng tài nguyên nước Chính vì vậy, cần các phương án quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ Các phương án quy hoạch tài nguyên nước cho thời kỳ này được dụa trên nội dung quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

1

Trang 14

PHẦN I:

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Chương 1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trên địabàn tỉnh Phú Thọ

1.1 Tổng lượng nước mưa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 trạm khí tượng và 11 trạm đo mưa đang hoạt động

Sự phân bố mưa phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và hoàn lưu khí quyển, do địa hình tỉnh Phú Thọ không có sự chênh lêch quá lớn như các tỉnh vùng núi phía Bắc nên lượng mưa ở Phú Thọ phân bố khá đều theo không gian Sự chênh lệch lượng mưa năm thời kỳ nhiều năm giữa các khu vực không lớn khoảng 257mm trong đó vùng có lượng mưa cao nhất là Đông Cửu với lượng mưa năm trung bình nhiều năm 2.821 mm và nơi có lượng mưa nhỏ nhất là khu Việt Trì (trạm Lâm Thao) 1.485 mm.

Theo tài liệu quan trắc mưa nhiều năm cho thấy lượng mưa ở Phú Thọ biến động theo thời gian rõ rệt Mùa mưa vùng quy hoạch bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng IX, các tháng còn lại là mùa khô, mưa ít Lượng mưa mùa mưa chiếm tỷ trọng lớn so với lượng mưa cả năm (chiếm khoảng từ 70 đến 80% tổng lượng mưa năm) Ba tháng mưa nhiều nhất thường rơi vào tháng VII - IX, có nơi rơi vào tháng VI-VIII (Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Hộ, Phú Thọ, Việt Trì) với lượng mưa trung bình ba tháng VII, VIII và IX khoảng 700-850 mm Lượng mưa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng lượng mưa năm.

Tổng lượng nước mưa trung bình rơi trên toàn vùng đạt 6,209 tỷ m3/năm Khu sông Thao có tổng lượng nước mưa trung bình năm rất dồi dào đạt trên 4,7 triệu m3/năm, khu vực có tổng lượng nước mưa thấp nhất cũng là lưu vực sông Đà với tổng lượng nước trung bình năm chỉ đạt 0,647 triệu m3/năm

2

Trang 15

1.2 Tài nguyên nước mặt

1.2.1 Trữ lượng nguồn nước mặt

Phú Thọ là tỉnh có mật độ sông, suối dày đặc với nhiều sông lớn, sông liên tỉnh chảy qua như: Sông Đà, sông Lô, sông Thao và 130 sông, suối thuộc các lưu vực sông lớn nằm trong tỉnh Ngoài hệ thống sông, suối dày đặc, Phú Thọ còn có nhều hồ, ao đầm tự nhiên thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của tỉnh và một số tỉnh lân cận

Dòng chảy trên các sông ở tỉnh Phú Thọ được hình thành từ dòng chảy ngoại sinh từ thượng lưu của 3 sông Đà, Lô, Thao và lượng dòng chảy nội sinh hình thành do mưa Tổng hợp kết quả đánh giá cho thấy: Tổng lượng dòng chảy nhiều năm là 114,13 tỷ m3/năm, trong đó tổng lượng dòng chảy ngoại sinh khoảng 111,05 tỷ m3/năm (chiếm 97%) và dòng chảy nội sinh khoảng 3,08 tỷ m3/năm (chiếm 3%) Trong 3 sông chính là sông Đà, sông Lô và sông Thao chảy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì sông Đà có tổng lượng dòng chảy lớn nhất khoảng 53,48 tỷ m3/năm (chiếm 47%), tiếp theo là sông Lô 35,03 tỷ m3/năm (chiếm 31%) và sông Thao 25,62 tỷ m3/năm (chiếm 22%).

1.2.2 Chất lượng nguồn nước mặt

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt lục địa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (đơn vị được UBND tỉnh Phú Thọ giao nhiệm vụ thực hiện Lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016 đến năm 2020) thực hiện chương trình quan trắc hàng năm theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê duyệt với tần suất 04 lần/năm Tuy nhiên, do mạng lưới quan trắc được duyệt với các vị trí và thông số cố định, do vậy ngoài kết quả quan trắc dự án mạng lưới, để phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh, Sở đã trưng cầu đơn vị có chức năng thực hiện đo đạc phân tích một số vị trí đặc trưng để có thêm cơ sở đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng môi trường nước của tỉnh Phú Thọ Kết quả phân tích gồm 20 chỉ tiêu gồm: pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, F-, Coliform, Cr6+, Cr3+, Tổng dầu mỡ, Cd, Cu, Zn, Pb, Cl-, Clo dư , E.coli cho phép định lượng đánh giá khái

3

Trang 16

quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa qua các thông số cơ bản so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam như sau.

B¶ng 5.1.1.2.2.1 Chất lượng nguồn môi trường nước sông

- Nước sông Hồng: Được sử dụng để cấp cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh

hoạt Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước sông Hồng đang có dấu hiệu ô nhiễm, suy giảm về chất lượng tại các đoạn chảy qua khu đô thị, khu vực hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản, cụ thể: Khu vực huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ tiếp nhận các nguồn thải của dân cư dọc ven sông, chất thải của các tàu thuyền trên sông và nước thải của các kênh mương chứa nước thải sinh hoạt của thành phố Việt Trì Những năm gần đây vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất có nước thải ra sông Hồng đã được các cơ sở quan tâm, một số đơn vị đã tuần hoàn sử dụng nước thải sau xử lý vào sản xuất nên giảm lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm nước thải Bên cạnh đó, từ thượng lưu (xã Hậu Bổng, huyện Hạ Hòa), xuôi về hạ lưu sông Hồng tiếp nhận rất nhiều nguồn thải dọc theo lưu vực, cùng với nước thải sinh hoạt khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã gây ô nhiễm cục bộ tại một số cửa thải Theo kết quả quan trắc năm 2019, nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Việt Trì bị ô nhiễm các thông số như TSS, COD, BOD5 cao hơn giới hạn cho phép từ 1,02 ÷ 6 lần.Theo kết quả quan trắc tháng 7/2020 cho thấy thông số TSS vượt GHCP từ 1,13 đến 2,6 lần; thông số COD vượt

Hình 0.1 Biểu đồ biểu diễn thông số COD của sông Hồng từthượng lưu về hạ lưu

GTGH< 15mg/l

4

Trang 17

Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.2 Biểu đồ biểu diễn thông số BOD5 của sông Hồng từthượng lưu về hạ lưu

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.3 Biểu đồ biểu diễn thông số TSS của sông Hồng từthượng lưu về hạ lưu

Bảng 0-1 Kết quả phân tích môi trường nước sông Hồng

Trang 18

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ]- Nước sông Lô: Qua kết quả

quan trắc, phân tích chất lượng nước tại các vị trí trên đoạn sông Lô chảy từ thượng lưu về Hạ lưu (qua các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì) cho thấy, nước sông Lô vẫn được coi là dòng

sông sạch chưa bị ô nhiễm đảm bảo Hình 0.4 Khai thác cát sỏi sông

6

Trang 19

cung cấp nước cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, thời gian trước năm 2019 diễn ra hoạt động kinh doanh tại các bến bãi tấp nập, mật độ giao thông đường thủy tăng cao, các phương tiện chuyên chở vật liệu thường xuyên gây ô nhiễm dòng sông cục bộ và gây sạt lở bờ sông Lô Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá lồng trên sông của người dân dọc dòng sông Lô đã phát triển nhân rộng, đây cũng là tác nhân gây ô nhiễm về chất hữu cơ Theo kết quả quan trắc cho thấy nước sông Lô đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về TSS, thông số COD, BOD5, trong đó TSS cao hơn GTGH khoảng 1,17÷ 2,1 lần, chất hữu cơ cao hơn GTGH khoảng 1,07 ÷ 2,25 lần.Theo kết quả quan trắc của trong tháng 7/2020 và kết quả dự án mạng lưới cho thấy nước sông Lô vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về TSS, thông số COD, BOD5, trong đó TSS cao hơn GTGH khoảng 1,17÷ 2,1 lần, chất hữu cơ cao hơn GTGH khoảng 1,07 ÷ 2,73lần, các thông số khác nằm trong GHCP.Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường và kiểm soát nguy cơ sạt lở trên sông Lô, ngày 24/3/2020 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Văn bản số 1116/UBND-KTN, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô từ ngày 25/3.

Diễn biến ô nhiễm được thể hiện qua một số các thông số đặc trưng trên TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.5 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong nước sông Lô

GTGH < 15 mg/l

7

Trang 20

Hình 0.6 Biểu đồ biểu diễn thông số TSS trong nước sông Lô

Bảng 0-2 Kết quả phân tích môi trường nước sông Lô

Trang 21

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ]

- Nước Sông Đà: Sông Đà chảy qua huyện Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Tam Nông không chịu tác động nhiều của hoạt động sản xuất công nghiệp, chỉ bị tác động nhỏ của hoạt động khai thác khoáng sản, đánh bắt thuỷ sản, vận tải đường sông và một lượng nhỏ nước thải sinh hoạt khu dân cư Qua kết quả qua trắc, phân tích theo dõi chất lượng nước sông Đà từ năm 2016 đến nay và kết quả quan trắc thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy các thông số ô nhiễm diễn biến tương đối ổn định và phần lớn các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép chỉ có thông số TSS từ 1,17 ÷ 2,87 lần, thông số COD một số điểm vượt giới hạn cho phép 1,04 đến 4,36 lần, BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 1,05 ÷ 2,95 lần.

Diễn biến ô nhiễm được thể hiện qua một số các thông số đặc trưng trên biểu đồ 3.17, 3.18 Kết quả quan trắc phân tích năm 2019 so sánh với năm 2016, năm 2017, năm 2018 và giai đoạn 2 so sánh với giai đoạn 1 như sau:

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019GTGH

< 15 mg/l

9

Trang 22

Hình 0.7 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong nước sông Đà

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.8 Biểu đồ biểu diễn thông số BOD trong nước sông Đà

Bảng 0-3 Kết quả phân tích môi trường nước sông Đà

Thông sốQuý/NămSông Đà TamNôngThanh ThuỷSông ĐàThanh SơnSông ĐàGTGH

Trang 23

Thông sốQuý/NămSông Đà Tam

- Nước sông Bứa: Sông Bứa chảy qua các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam

Nông Khu vực huyện Tân Sơn ít chịu tác động của công nghiệp, đô thị, dịch vụ trong khi huyện Thanh Sơn, Tam Nông chịu tác động của công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông sản Qua kết quả quan trắc, phân tích trong năm 2019 cho thấy diễn biến chất lượng nước sông có sự thay đổi rõ rệt vào 02 mùa, vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là mùa thu hoạch, chế biến sắn nên các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động và thải nước thải ra sông cùng với lưu lượng nước sông vào mua khô ít nên mức độ ô nhiễm của dòng sông tăng cao, ô nhiễm cục bộ tại vị trí dưới cửa xả và hạ lưu khoảng 2 km Vào mùa mưa, lưu lượng dòng sông tăng cao cùng với lượng nước thải sản xuất ít nên chất lượng nước sông ổn định và ít ô nhiễm hơn về mùa khô Thông số COD, BOD5cao nhất nhất tại khu 15, xã Địch Quả(dưới cửa thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Phú Thọ 50 m) COD là 183 mg/l, BOD5 là 124,7 mg/l Kết quả quan trắc thực hiện tháng 7/2020 thông số COD, BOD5 vượt GHCP1,77 đến 2,8 lần.

Diễn biến ô nhiễm qua kết quả quan trắc phân tích COD, BOD, TSS năm 2019 so sánh với năm 2016, năm 2017, năm 2018 và giai đoạn 2 so sánh giai đoạn 1 được thể hiện trên biểu đồ sau:

11

Trang 24

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.9 Biểu đồ diễn biến COD môi trường nước sông Bứa

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.10 Biểu đồ diễn biến BOD môi trường nước sông Bứa

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.11 Biểu đồ diễn biến TSS môi trường nước sông Bứa

Bảng 0-4 Kết quả phân tích môi trường nước sông Bứa

Trang 25

- Sông Chảy: Sông Chảy chảy qua địa bàn 8 xã của huyện Đoan Hùng không

có cơ sở sản xuất thải nước thải ra môi trường do vậy chất lượng nước sông Chảy tương đối sạch thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sản xuất công nghiệp phía thượng nguồn sông Chảy thuộc huyện Yên

13

Trang 26

Bình, tỉnh Yên Bái nên chất lượng nước sông Chảy đã có dấu hiệu ô nhiễm về chất hữu cơ như: Nồng độ DO; thông số COD, BOD5; TSS; các thông số về nhóm nitơ, phốt pho, các kim loại nặng, colifrom tại khu 12 xã Vân Du huyện Đoan Hùng cao hơn so với khu vực xã Nghinh Xuyên huyện Đoan Hùng (điểm đầu dòng sông Chảy chảy vào địa phận tỉnh Phú Thọ), trong đó thông số BOD5 từ 8,7 ÷ 11,6 mg/L vượt từ 1,45 ÷ 1,93 lần; COD từ 15,6 ÷ 18,3 mg/L vượt từ 1,04÷ 1,22 lần kết quả phân tích thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy thông số BOD5 từ 9,4 đến 14,3 mg/L vượt GHCP từ 1,57 đến 2,38 lần, thông số COD từ 17 đến 27 mg/L vượt GHCP từ 1,13 đến 1,8 lần.

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

TB giai đoạn 1TB giai đoạn 2Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.12 Biểu đồ diễn biến COD , BOD môi trường nước sôngChảy

Hình 0.13 Biểu đồ diễn biến COD môi trường nước sông Chảy

GHCP< 30mg/l

14

Trang 27

Bảng 0-5 Kết quả phân tích môi trường nước sông Chảy

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ]

- Ngòi Lao: Ngòi Lao bắt nguồn từ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chảy vào

địa phận tỉnh Phú Thọ từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập đến xã Bằng Giã, huyện Hạ Hoà Ngòi Lao chảy trên địa bàn xã Mỹ Lung với chiều dài khoảng 15 km, dọc hai bên bờ có khoảng 1.200 hộ dân với số dân cư khoảng 4.700 người của 8/11 khu dân cư trên địa bàn xã Năm 2010, tỉnh Phú Thọ xây dựng đập trên địa bàn xã Mỹ Lung phục vụ lấy nước Ngòi Lao để cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho các xã Mỹ

15

Trang 28

Lung, Mỹ Lương (huyện Yên Lập), xã Vô Tranh, Bằng Giã (huyện Hạ Hoà), trạm cấp nước sinh hoạt tại xã Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê) Trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2014 vào một số thời điểm nguồn nước Ngòi Lao đã có dấu hiệu ô nhiễm bắt nguồn từ phía thượng lưu thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái gây ra Sau khi phát hiện dấu hiệu ô nhiễm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Yên Bái kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Ngòi Lao, cụ thể: Ngoài những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như sạt lở đất do mưa lũ thì nước Ngòi Lao bị ô nhiễm còn do hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, thi công làm đường, hoạt động kinh doanh dịch vụ tại địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; trong đó nguyên nhân chính được xác định do nước thải Nhà máy tuyển quặng sắt Làng Mỵ của Công ty Phát triển số 1 – TNHH một thành viên gây ra ở khu vực thượng lưu Ngòi Lao Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo, được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Môi trường thanh tra, giải quyết; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo giải quyết Sau thời điểm đó, theo phản ánh của chính quyền địa phương, nước Ngòi Lao đã có dấu hiệu trong trở lại.

Tuy nhiên, từ khoảng năm 2015 đến nay, theo phản ánh của chính quyền địa phương, nước Ngòi Lao đoạn chảy qua xã Mỹ Lung dấu hiệu ô nhiễm xuất hiện trở lại, nhiều thời điểm có hiện tượng vẩn đục, bùn đặc, nhân dân không thể sử dụng nước Ngòi Lao phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt; nghiêm trọng hơn nữa, nguồn nước ngầm khu vực cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm, người dân hai bên dòng Ngòi Lao phải dẫn nước từ khe, công trình dẫn nước để sử dụng Tại thời điểm khảo sát ngày 20/4/2020, đi dọc Ngòi Lao từ đập Ngòi Lao (đoạn tiếp giáp tỉnh Yên Bái), Đoàn khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ nhận thấy: Tại đập Ngòi Lao nước có hiện tượng vẩn đục, nhiều bùn, hai bên bờ có hiện tượng đọng bùn hạt màu đỏ, ánh kim (tương đồng với bùn quặng đuôi tuyển sắt); càng về phía hạ lưu, nước càng trong Qua đó, nhận thấy có dấu hiệu Nhà máy tuyển quặng sắt Làng Mỵ của Công ty Phát triển số 1 – TNHH một thành viên vẫn tiếp tục xả thải ảnh hưởng đến chất lượng nước Ngòi Lao khu vực hạ lưu thuộc tỉnh Phú Thọ Kết quả phân tích nước Ngòi Lao tại vị trí đập tràn Ngòi Lao – Khu 3A xã Mỹ Lung, huyện

16

Trang 29

Yên Lập (vị trí lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho các xã của huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê) có các thông số vượt từ 1,76 đến 2,9 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự); về phía hạ lưu, chất lượng nước Ngòi Lao đã được cải thiện, chỉ còn thông số COD vượt 1,17 (vị trí tại khu 3B, xã Mỹ Lung) và vượt 1,02 lần tại vị trí gầm cầu dây văng – Khu 5 xã Mỹ Lung Kết quả phân tích chất lượng nước ngòi Lao thực hiện trong tháng 7/2020 tại vị trí đầu nguồn cho thấy thông số TSS là 36 mg/l, vượt GHCP 1,2 lần, BOD5 12,9 mg/l vượt GHCP 2.15 lần, COD 27 mg/l vượt GHCP 1,8 lần.

- Suối Cái: Nguồn nước suối Cái là nguồn nước chính phục vụ cho đời sống

sinh hoạt, tưới tiêu của các hộ dân tại xã Yên Lương, Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Từ năm 2013, nhận được phản ánh của nhân dân xã Yên Lương, Yên Sơn, huyện Thanh Sơn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước suối Cái, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với các cơ quan của tỉnh Hoà Bình kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm chính từ hoạt động xả nước thải vượt quy chuẩn của Nhà máy Giấy của Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thuận Phát Mặc dù đã được các cơ quan của tỉnh Hòa Bình nhiều lần kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn, tuy nhiên Nhà máy vẫn không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đáp ứng yêu cầu quy làm ảnh hưởng đến nguồn nước suối Cái.

Đến cuối năm 2019, trước tình trạng ô nhiễm nước suối Cái vẫn tiếp tục xảy ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo, được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Môi trường thanh tra, có kết luận số 71/KL-TCMT ngày 28/2/2020 trong đó yêu cầu Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thuận Phát có biện pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường; đồng thời xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép đối với

17

Trang 30

Chi nhánh Công ty.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước vẫn chưa được cải thiện, được các cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh Phú Thọ ghi nhận, phản ánh Kết quả kiểm tra, khảo sát ngày 17/4/2020 cho thấy: Nước suối Cái có nổi bọt trắng (ít), nước khá trong, không có mùi khó chịu, tại cống của đập tràn khu 1, xã Yên Lương có đọng váng đen (Sở Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu, quan trắc) Qua trao đổi với cán bộ xã Yên Lương được biết, có thời điểm nước suối Cái chuyển màu đen, bọt trắng và có mùi hôi thối khó chịu (cao điểm vào ngày 06/4/2020), nhưng hiện tượng này thường không diễn ra thường xuyên, không có chu kỳ, quy luật rõ ràng nên thời điểm khảo sát chưa đại diện cho mức độ ô nhiễm Các dấu hiệu phát hiện nói trên (bọt trắng, nước màu đen và mùi thối khói chịu) tương đồng với màu nước dịch đen phát sinh trong quá trình ngâm, ủ nguyên liệu của cơ sở sản xuất giấy Qua đó, khẳng định Nhà máy Giấy thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thuận Phát vẫn tiếp tục xả nước thải ảnh hưởng đến chất lượng nước Suối Cái khu vực hạ lưu thuộc tỉnh Phú Thọ.

Như vây, qua các số liệu quan trắc giai đoạn 2016- 2019 cho thấy tình hình ô nhiễm các nguồn nước sông ngày càng phức tạp mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất CN, khai thác khoáng sản, giao thông đường thuỷ, nước thải bề mặt, đô thị, dịch vụ Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm liên vùng, liên tỉnh Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cần quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên sông Lô, sông Đà; cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, thị tứ; yêu cầu các cơ sở sản xuất CN cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trước khi thải ra các lưu vực sông, đầm hồ Bên cạnh đó, việc ngăn ngừa, giám sát các vấn đề ô nhiễm liên vùng cần được quan tâm và giải quyết dứt điểm.

B¶ng 5.2.1.2.2.2 Chất lượng môi trường nước ao, hồ

Do ảnh hưởng của công nghiệp, dịch vụ, đô thị, các đầm hồ là nơi tiếp nhận nước thải công nghiệp và một phần nước thải dịch vụ đô thị một số các hồ, đầm này đã, đang và tiếp tục bị ô nhiễm về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các kim loại nặng như:Đầm Sen thành phố Việt Trì, hồ xã Phú Nham huyện Phù Ninh, suối

18

Trang 31

Phai Quan huyện Thanh Ba, đầm Lao xã Thanh Vinh thị xã Phú Thọ… Qua kết quả quan trắc phân tích năm 2019 và đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp, đô thị, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh, cho thấy: Nhìn chung tại hầu hết các điểm quan trắc, thông số trung bình năm 2019 cao hơn so với năm 2016, 2017, 2018 và giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1, cụ thể: Thông số COD vượt giới hạn cho phép từ 1,25 đến 5.73 lần, BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 1,52 đến 6,93 lần, TSS vượt giới hạn cho phép từ 1,174 đến 1,932 lần, NH4+-N vượt giới hạn cho phép từ 1,29 đến 2.86 lần Kết quả phân tích thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy thông số BOD5 vượt GHCP từ 1,02 đến 4,08 lần; thông số COD vượt GHCP từ 1,167 đến 3,4 lần; thông số NH4+-N vượt GHCP từ 1,27 đến 4,57 lần còn các thông số khác nằm trong giới hạn cho phép.

TB giai đoạn ITB giai đoạn IINăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.14 Biểu đồ biểu diễn thông số COD trong môi trườngnước nội đồng trên địa bàn toàn tỉnh

GHCP< 30 mg/l

19

Trang 32

TB giai đoạn ITB giai đoạn IINăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.15 Biểu đồ biểu diễn thông số ô nhiễm chất hữu cơBOD5 trong nước một số đầm hồ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

TB giai đoạn ITB giai đoạn II

Trang 33

TB giai đoạn ITB giai đoạn II

Trang 34

TB giai đoạn ITB giai đoạn IINăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.21 Biểu đồ biểu diễn nồng độ PO43- trong nước một số

1.3.1 Tài nguyên nước dưới đất

Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có trữ lượng, tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình tương đối bằng, thấp còn trên các khu vực

GHCP< 0,3 mg/l

22

Trang 35

có địa hình đồi núi cao ít có khả năng cung cấp nước ngầm Tổng hợp kết quả tính toán trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ là 2.213.810 m3/ngày Trong đó tầng chứa nước Pleistocen có trữ lượng tiềm năng là 1.305.201 m3/ngày; chiếm 59% trữ lượng tiềm năng toàn tỉnh Theo đơn vị hành chính, kết quả tính toán cho thấy huyện Lâm Thao có trữ lượng tiềm năng lớn nhất là 402.551 m3/ngày; thị xã Phú Thọ có trữ lượng nhỏ nhất là 21.834m3/ngày Các huyện Phù Ninh, Tam Nông và thành phố Việt Trì cũng có trữ lượng tiềm năng lớn, đặc biệt là trữ lượng cuốn theo từ tầng chứa nước Pleistocen (qp) Kết quả tính toán tiềm năng nước dưới đất cho từng đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Bảng 0-7 Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2030

1.3.2 Diễn biến ô nhiễm nước dưới đất

Bảng 0-8 Nồng độ độ cứng trong nước ngầmmột số khu vựctrong toàn tỉnh.

23

Trang 36

TB giai đoạn ITB giai đoạn IINăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.22 Biểu đồ diễn biến nồng độ độ cứng trong nước

Trang 37

TB giai đoạn ITB giai đoạn IINăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

Hình 0.23 Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong nước trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ

Qua hiện trạng và diễn biến môi trường nước nước dưới đất trong toàn tỉnh, thấy rằng: Trữ lượng nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khá phong phú, có thể khai thác thuận lợi ở các tầng nông sâu khác nhau bằng cả giếng khoan và giếng đào Tại khu vực huyện Đoan Hùng và huyện Cẩm Khê do kết cấu địa chất của vùng, trong đất hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ cao, tạo thành các muối tan trong nước, làm cho nước ở đây có độ cứng rất cao Bên cạnh đó kết quả quan trắc môi trường cho thấy nồng độ amoni (NH4+-N) trong khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp vượt từ 1,06 – 2,2 lần TCCP.

GTGH < 0,1mg/l

25

Trang 38

Chương 2 Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

2.1 Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt, dịch vụvà công nghiệp

Trên địa bản tỉnh Phú Thọ, nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và dịch vụ được cung cấp bởi các công trình khai thác nước tập trung tại các khu đô thị, thành phố, thị trấn, các công trình khai thác nước đơn lẻ như giếng khoan, giếng đào và các công trình cấp nước nông thôn, phục vụ cho các hộ gia đình Lượng nước cung cấp được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: nước mưa, nước mặt và nước dưới đất.

2.1.1 Khai thác nước tập trung

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 27 công trình cấp nước tập trung với tổng lưu lượng thiết kế là 127.281m3/ngày, lưu lượng khai thác là 68.314m3/ngày, trong đó có 14 trạm cấp nước khai thác nguồn nước mặt với tổng lưu lượng 65.631m3/ngày và 13 trạm cấp nước khai thác nguồn nước dưới đất với tổng lưu lượng là 2.683m3/ngày Các công trình cấp nước đô thị tập trung ở khu vực thành phố, thị xã và thị trấn Trong đó, trạm cấp nước tại thành phố Việt Trì có công suất

Trang 39

700130 Nướcmặt Xã Vĩnh Chân Xã MaiTùng

Ngày đăng: 06/04/2024, 10:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan