PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO LOẠI ĐẤT ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, VÙNG LIÊN HUYỆN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

246 1 0
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI  THEO LOẠI ĐẤT ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH  CẤP HUYỆN, VÙNG LIÊN HUYỆN TỈNH PHÚ THỌ  THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch 1 2. Cơ sở pháp lý 1 2.1. Cơ sở pháp lý 1 2.2. Cơ sở thông tin tài liệu, số liệu và bản đồ 2 PHẦN 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 3 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 3 1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1. Vị trí địa lý 3 1.2. Địa hình 3 1.3. Khí hậu thủy văn 3 2. Các nguồn tài nguyên 4 2.1. Tài nguyên đất 4 2.2. Tài nguyên nước 5 2.3. Tài nguyên rừng 5 2.4. Tài nguyên khoáng sản 6 2.5. Tài nguyên nhân văn 6 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 7 1. Về kinh tế 7 2. Về xã hội 7 III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 8 1. Môi trường đất 8 2. Môi trường nước 8 3. Môi trường không khí 9 PHẦN 2. HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 10 I. HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 10 1. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai 10 1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 10 1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 11 1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 11 1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 11 1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 12 1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 12 1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 12 1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 13 1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 13 1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 13 1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 14 1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 14 1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14 1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15 1.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. 15 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2020 17 2.1. Đất nông nghiệp 19 2.2. Đất phi nông nghiệp 22 2.3. Đất chưa sử dụng 30 3. Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất 31 3.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp 31 3.2. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp 34 3.3. Biến động sử dụng đất chưa sử dụng 36 4. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 36 4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng đất 36 4.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất 39 II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 40 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 40 1.1. Nhóm đất nông nghiệp 43 1.2. Đất phi nông nghiệp 45 1.3. Đất chưa sử dụng 48 2. Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất 49 2.1. Kết quả thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 49 2.2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 49 2.3. Kết quả thực hiện chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 50 3. Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng 50 3.1. Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 50 3.2. Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 51 4. Đánh giá tổng hợp 51 4.1. Những mặt được trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 51 4.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 52 4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 53 5. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 54 III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 55 1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp 56 1.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp 57 1.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp 58 1.3. Tiềm năng đất đai cho nuôi trồng thủy sản 59 2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư nông thôn 60 2.1. Tiềm năng cho phát triển công nghiệp 60 2.2. Tiềm năng cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch 62 2.3. Tiềm năng cho phát triển đô thị 64 2.4. Tiềm năng cho xây dựng và phát triển các khu dân cư nông thôn 65 PHẦN III. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI 66 I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT 66 1. Quan điểm sử dụng đất 66 1.1. Phát triển kinh tế xã hội kết hợp với an ninh, quốc phòng 66 1.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất 67 1.3. Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại và xây dựng các khu dân cư 68 1.4. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường 69 2. Quan điểm quy hoạch sử dụng đất 70 3. Định hướng sử dụng đất 70 3.1. Định hướng sử dụng đất khu sản xuất nông nghiệp 70 3.2. Định hướng sử dụng đất khu lâm nghiệp 71 3.3. Định hướng sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 73 3.4. Định hướng sử dụng đất khu phát triển công nghiệp 74 3.5. Định hướng phát triển đô thị 75 3.6. Định hướng sử dụng đất khu thương mại dịch vụ 75 3.7. Khu dân cư nông thôn 76 4. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 77 4.1. Định hướng chung 77 4.2. Định hướng phát triển các ngành 77 II. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI 82 1. Căn cứ thực hiện phân bổ và khoanh vùng đất đai tỉnh Phú Thọ 82 2. Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai 83 2.1. Các chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ tại Quyết định số 326QĐTTg ngày 932022 của Thủ tướng Chính phủ 85 2.2. Các chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu cấp tỉnh 90 3. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng 105 3.1. Khu đô thị 105 3.2. Khu sản xuất nông nghiệp 105 3.3. Khu lâm nghiệp 105 3.4. Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 106 3.5. Khu phát triển công nghiệp 106 3.6. Khu thương mại dịch vụ 107 3.7. Khu dân cư nông thôn 107 4. Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự án 108 5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 108 6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện 112 7. Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu quốc gia phân bổ 116 III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 118

Trang 2

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO LOẠI ĐẤT ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

CẤP HUYỆN, VÙNG LIÊN HUYỆN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Năm 2023

Trang 3

2.2 Cơ sở thông tin tài liệu, số liệu và bản đồ 2

PHẦN 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘITÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 3

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 3

1 Điều kiện tự nhiên 3

1.1 Vị trí địa lý 3

1.2 Địa hình 3

1.3 Khí hậu - thủy văn 3

2 Các nguồn tài nguyên 4

2.1 Tài nguyên đất 4

2.2 Tài nguyên nước 5

2.3 Tài nguyên rừng 5

2.4 Tài nguyên khoáng sản 6

2.5 Tài nguyên nhân văn 6

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7

1 Về kinh tế 7

2 Về xã hội 7

III THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 8

1 Môi trường đất 8

2 Môi trường nước 8

3 Môi trường không khí 9

Trang 4

PHẦN 2 HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 10

I HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 10

1 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai 10

1.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 10

1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 11

1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất 11

1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11

1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 12

1.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 12

1.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 12

1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 13

1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 13

1.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất 13

1.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 14

1.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 14

1.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 14

1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 15

1.15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 15

2 Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2020 17

2.1 Đất nông nghiệp 19

2.2 Đất phi nông nghiệp 22

Trang 5

2.3 Đất chưa sử dụng 30

3 Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất 31

3.1 Biến động sử dụng đất nông nghiệp 31

3.2 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp 34

3.3 Biến động sử dụng đất chưa sử dụng 36

4 Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 36

4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng đất 36

2 Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất 49

2.1 Kết quả thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 49

2.2 Kết quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 49

2.3 Kết quả thực hiện chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 50

3 Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng 50

3.1 Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 50

3.2 Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 51

Trang 6

5 Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 54

III ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 55

1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp 56

1.1 Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp 57

1.2 Tiềm năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp 58

1.3 Tiềm năng đất đai cho nuôi trồng thủy sản 59

2 Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư nông thôn 60

2.1 Tiềm năng cho phát triển công nghiệp 60

2.2 Tiềm năng cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch 62

2.3 Tiềm năng cho phát triển đô thị 64

2.4 Tiềm năng cho xây dựng và phát triển các khu dân cư nông thôn 65

PHẦN III PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI 66

I ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT 66

1 Quan điểm sử dụng đất 66

1.1 Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với an ninh, quốc phòng 66

1.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất 67

1.3 Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại và xây dựng các khu dân cư 68

1.4 Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường 69

2 Quan điểm quy hoạch sử dụng đất 70

3 Định hướng sử dụng đất 70

3.1 Định hướng sử dụng đất khu sản xuất nông nghiệp 70

3.2 Định hướng sử dụng đất khu lâm nghiệp 71

3.3 Định hướng sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 73

3.4 Định hướng sử dụng đất khu phát triển công nghiệp 74

3.5 Định hướng phát triển đô thị 75

3.6 Định hướng sử dụng đất khu thương mại - dịch vụ 75

3.7 Khu dân cư nông thôn 76

Trang 7

4 Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 77

4.1 Định hướng chung 77

4.2 Định hướng phát triển các ngành 77

II PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI 82

1 Căn cứ thực hiện phân bổ và khoanh vùng đất đai tỉnh Phú Thọ 82

2 Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai 83

2.1 Các chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ 85

2.2 Các chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu cấp tỉnh 90

3 Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng 105

3.1 Khu đô thị 105

3.2 Khu sản xuất nông nghiệp 105

3.3 Khu lâm nghiệp 105

3.4 Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 106

3.5 Khu phát triển công nghiệp 106

3.6 Khu thương mại - dịch vụ 107

3.7 Khu dân cư nông thôn 107

4 Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình,

7 Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu quốc gia phân bổ 116

III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ ĐẤT ĐAIĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 118

1 Đánh giá tác động của phương án phân bổ đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 118

Trang 8

2 Đánh tác động của phương án phân bổ đất đai đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động

phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất 118

3 Đánh giá tác động của phương án phân bổ đất đai đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng 119

4 Đánh giá tác động của phương án phân bổ đất đai đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ 119

PHẦN IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 121

I CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG 121

1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất 121

2 Các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 122

II CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 123

1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 123

2 Giải pháp về quản lý và giám sát quy hoạch sử dụng đất 124

3 Giải pháp về vốn đầu tư 125

4 Giải pháp về nguồn nhân lực 126

5 Giải pháp về khoa học, công nghệ 126

6 Tổ chức thực hiện 127

6.1 Đối với UBND tỉnh 127

6.2 Sở Tài nguyên và Môi trường 127

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 Tỉnh Phú Thọ 18

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 Tỉnh Phú Thọ 20

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 Tỉnh Phú Thọ 23

Bảng 4: Biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2011 – 2020 Tỉnh Phú Thọ 31

Bảng 5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước đến năm 2020 Tỉnh Phú Thọ 41

Bảng 6: Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 83

Bảng 7: Phương án phân bổ diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 87

Bảng 8: Phương án phân bổ diện tích đất rừng phòng hộ giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 89

Bảng 9: Phương án phân bổ diện tích đất rừng đặc dụng giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 90

Bảng 10: Phương án phân bổ diện tích đất rừng sản xuất giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 91

Bảng 11: Phương án phân bổ diện tích đất quốc phòng giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 92

Bảng 12: Phương án phân bổ diện tích đất an ninh giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 93

Bảng 13: Phương án phân bổ diện tích đất khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 94

Bảng 14: Phương án phân bổ diện tích đất giao thông giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 97

Bảng 15: Phương án phân bổ diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa giai đoạn 2021-2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 98

Bảng 16: Phương án phân bổ diện tích đất cơ sở y tế giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 100

Bảng 17: Phương án phân bổ diện tích đất cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 101

Trang 10

Bảng 18: Phương án phân bổ diện tích đất cơ sở thể dục – thể thao giai đoạn

2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 102

Bảng 19: Phương án phân bổ diện tích đất công trình năng lượng giai đoạn

2021- 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 103

Bảng 20: Phương án phân bổ diện tích đất di tích lịch sử - văn hóa giai đoạn

2021-2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 105

Bảng 21: Phương án phân bổ diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải giai đoạn

2021-2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 106

Bảng 22: Các chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ

giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 88

Bảng 23: Phương án phân bổ diện tích đất trồng cây lâu năm giai đoạn 2021- 2030

theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 90

Bảng 24: Các chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh 103

Bảng 25: Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 116 Bảng 26: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án phân bổ sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện 110 Bảng 27: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong phương án phân bổ sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện 113

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển của địa phương Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Chương III, Điều 54) Do vậy, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội khoá XIV đã thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) với nhiệm vụ định hướng, kiến tạo các động lực và không gian phát triển, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Việc lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong Quy hoạch tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, là cơ sở pháp lý quan trọng cho UBND cấp huyện thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp Góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị - xã hội; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

2 Cơ sở pháp lý

2.1 Cơ sở pháp lý

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.

- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Trang 12

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;

- Thông tư số 01/2014/TT - BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị quyết số 28-NQ/ĐH ngày 28 tháng 10 năm 2020 của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX , nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết số 53-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

- Báo cáo số 139/BC-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch 5 năm 2021-2025;

- Báo cáo số 211/BC-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020.

2.2 Cơ sở thông tin tài liệu, số liệu và bản đồ

- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai thời kỳ 2011 - 2020 cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố;

- Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê từ năm 2009-2019; - Niên giám thống kê của Cục Thống kê Phú Thọ từ năm 2009-2019; - Tài liệu, số liệu điều tra cơ bản về hiện trạng kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị, nông thôn, sử dụng đất đai và các ngành khác có liên quan thời kỳ 2011 - 2020;

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020;

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2020;

- Bản đồ hành chính, bản đồ địa hình in, bản đồ số, bản đồ sử dụng đất đai

Trang 13

và các bản đồ chuyên đề khác, tỷ lệ 1/100.000;

- Dự thảo phương án phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

Trang 14

PHẦN 1

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘITÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027 kinh độ Đông Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; - Tỉnh Hòa Bình về phía Nam; - Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;

- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; - Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây

1.2 Địa hình

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng: tiểu vùng Tây Nam, diện tích gần 2.400 km2 (67,94%), địa hình cao, dốc, độ cao trung bình từ 200 - 500 m so với mặt nước biển; tiểu vùng Đông Bắc, diện tích khoảng 1.132,5 km2

(32,06%), là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200 m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc từ 150 trở lên chiếm tới 51,78%; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân

1.3 Khí hậu - thủy văn

a) Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam Nhiệt độ

Trang 15

bình quân 230C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.330 giờ, tổng tích ôn trung bình hàng năm 8.0000C

b) Thủy văn

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Hệ thống sông ngòi của tỉnh có các đặc điểm: biên độ nước dao động giữa mùa lũ kiệt lớn, mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp

2 Các nguồn tài nguyên

2.1 Tài nguyên đất

Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.456 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 297 nghìn ha, đất phi nông nghiệp gần 54 nghìn ha, đất chưa sử dụng còn gần 3 nghìn ha Theo kết quả điều tra đánh giá phân hạng đất (tổng diện diện tích điểu tra là 302.012 ha), trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 26 đơn vị đất thuộc 7 nhóm đất chính:

- Nhóm đất cát (C) - Arenosols (AR): có 1.276,38 ha, chiếm 0,42% tổng diện tích điều tra, phân bố trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Thanh Sơn Nhóm đất này gồm 2 đơn vị chia thành 2 đơn vị đất phụ là đất cát chua và đất cát glây Nhìn chung đất nghèo dinh dưỡng, phù hợp với cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, đỗ.

- Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols (FL): có di ện tích 35.768 ha, chiếm 11,84% tổng diện tích điều tra, phân bố trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều nhất ở huyện Cẩm Khê (5.029 ha, chiếm 14,06%) Nhóm đất này gồm 4 đơn vị đất chia

thành 17 đơn vị đất phụ là: đất phù sa trung tính ít chua (P); Đất phù sa chua

(Pc); Đất phù sa glây (GL); Đất phù sa có tầng loang lổ (Pb) Đất có đ ộ phì ở mức trung bình khá, thành phần cơ giới nặng, phù hợp với thâm canh các cây hoa màu, cây họ đậu (ngô, lạc, đậu đỗ….).

- Nhóm đất glây (GL) - Gleysol (GL): diện tích 17.544 ha, chiếm 5,81% tổng diện tích điều tra, phân bố tại địa bàn các huyện, trên các dạng địa hình thấp, trũng đọng nước thường xuyên, những nơi có mực nước ngầm nông (0-50 cm), gồm 3 đơn vị đất với 14 đơn vị phụ đất: Đất glây trung tính ít chua (Gle); Đất glây chua (GLc); Đất glây sẫm màu (Glu) Nhìn chung đất có độ phì khá có thể trồng được 2 vụ lúa, nếu có biện pháp thuỷ lợi tốt thậm chí có thể trồng được 3 vụ trên đất này

Trang 16

- Nhóm đất có tầng sét loang lổ (L) - Plinthosols (PT): có diện tích ít nhất, 248 ha tại huyện Lâm Thao, gồm 2 đơn vị là đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua (40 ha) và đất có tầng sét loang lổ chua (207 ha) Đất có độ phì thấp, có thể trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, nhưng cần chú ý đến chế độ bón phân hợp lý.

- Nhóm đất xám (X) - Acrisols (AC): có diện tích lớn nhất, 241.696 ha, chiếm 80,03% tổng diện tích đất điều tra, phân bố trên địa bàn toàn tỉnh Đất chia thành 6 đơn vị đất với 19 đơn vị phụ đất Đất xám thường bị xói mòn mạnh và chỉ thuận lợi cho việc trồng cây dài ngày, đặc biệt ưu tiên cho phát triển cây ăn quả, cây chè, cây có đốt và các loại cây có khả năng bảo vệ, cải tạo đất

- Đất tầng mỏng (E) - Leptosols (LP): có diện tích 3.186 ha, chỉ chiếm 1,05% tổng diện tích điều tra, phân bố ở một số huyện như Đoan Hùng (488 ha), Hạ Hòa (487 ha), Đất gồm 5 đơn vị đất với 6 đơn vị phụ đất Thành phần cơ giới cát pha, tầng đất mỏng, kết von, đá xuất hiện ngay trên tầng mặt, đất chua do bị xói mòn mạnh Tuy nhiên, đa số diện tích của nhóm đất này còn có khả năng cải tạo để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp, như trồng sắn, bạch đàn

- Nhóm đất đỏ (F) - Ferralsols (FR): diện tích 2.303 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích đất điểu tra, gồm 1 đơn vị phụ đất là đất nâu đỏ điển hình Đất có chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp với các loại cây như tre, nứa, keo, chè

2.2 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha,

chứa một khối lượng nước mặt rất lớn Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 109,5 km, lưu lượng nước cực đại, có thể đạt 18.000 m3/s; sông Đà qua tỉnh 41,5 km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s; sông Lô qua tỉnh 73,5 km, lưu lượng nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ.

- Nguồn nước ngầm: Tỉnh Phú Thọ đã thành lập bản đồ nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000, song các kết quả nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở khu vực phía Đông Bắc và Đông Nam tỉnh, trong đó tập trung ở khu vực Việt Trì, TX.Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông Phần diện tích còn lại mới chỉ nghiên cứu tổng quan và chưa đánh giá được chi tiết Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày, trong đó phần trữ lượng đã được đánh giá ở một số khu vực cấp A, B là 140.000 m3/ngày, cấp C1 là 98.000 m3/ngày.

2.3 Tài nguyên rừng

Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệ động

Trang 17

thực vật rừng ở đây khá phong phú và đa dạng về chủng và loài.

- Khu hệ thực vật rừng: Theo tài liệu điều tra, hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3; khu hệ thực vật này gồm các loài của các họ chủ yếu sau: Re, Dâu Tằm, Dẻ, Đậu, họ Hoa, Mộc Lan, Na, Xoan và một số họ thuộc ngành hạt trần Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện một số loài cây thuộc dòng đặc hữu Malaysia, Indonesia di cư đến như: Chò chỉ, Chò nâu, Táu Hiện nay rừng tự nhiên của tỉnh phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhưng vẫn còn một số rừng tự nhiên là rừng già ở Xuân Sơn (Tân Sơn), Yên Lập, Hạ Hòa, Việt Trì với diện tích khoảng 16 nghìn ha, trong đó còn có nhiều động, thực vật quý hiếm

- Hệ động vật rừng: Theo tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 180

loài động vật, bao gồm: Thú khoảng 40 loài, chim khoảng 100 loài, bò sát và lưỡng cư khoảng 40 loài Trong đó, một số loài thú lớn có giá trị được kể đến là: Hươu, Lợn rừng những loài leo trèo như Khỉ bạc má, Sóc, Chồn, đến các loài thú nhỏ như Cầy, Cáo, các loài bò sát như Tê tê, Kỳ đà, Tắc kè Đặc biệt là loài Vượn quần đùi trắng, một trong những loài động vật quý hiếm cũng thường xuyên xuất hiện ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn

2.4 Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cầm Khê…

Về trữ lượng, theo kết quả thăm dò, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một số khoáng sản có ý nghĩa nổi trội là: mỏ Caolin (Thanh Minh, Thạch Khoán, Hương Xạ) trữ lượng tiềm năng khoảng 6.585.000 tấn; Fenspat (Thạch Khoán, Ấm Hạ, Phương Viên, Yên Kiện) có trữ lượng khoảng 18.224.000 tấn; mỏ Talc (Mỹ Thuận - Thanh Sơn) 678.000 tấn; mỏ Sắt (Văn Luông - Tân Sơn; Giáp Lai, Thạch Khoán - Thanh Sơn) trữ lượng 5.960.000 tấn; mỏ Vàng sa khoáng (Địch Quả - Thanh Sơn) trữ lượng 17.260 kg; Pyrít, Quarzit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; cát, sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy,… sẽ trở thành tiềm năng, lợi thế để Phú Thọ phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng

2.5 Tài nguyên nhân văn

Phú Thọ là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống dựng nước và giữ nước, là đất Tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, nơi có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc

Trang 18

có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên những sắc thái văn hóa truyền thống đa dạng mang đặc trưng của những truyền thuyết dân gian có từ rất lâu như hát xoan là di sản văn hóa ra đời từ thời Hùng Vương; những lễ hội dân gian mang đậm sắc thái tín ngưỡng phồn thực gắn với triết lý âm dương ở những khu vực quanh Đền Hùng hay những tập tục, lễ hội khác của người Mường, người Cao Lan,… đang trở nhành những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc.

Trên địa bàn tỉnh có trên 967 di tích, phế tích trong đó đã có 323 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (01 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích cấp quốc gia, 249 di tích cấp tỉnh), bên cạnh đó có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, đặc biệt là di tích các nền văn hóa khảo cổ từ Phùng Nguyên (quãng 4.000 năm), Đồng Đậu (quãng 3.500 năm), Gò Mun (khoảng 3.000 năm) và Đông Sơn (hơn 2.000 năm) rất dày đặc ở vùng Mường Phú Thọ Nhiều hiện vật quý bằng đồng, bằng đá, bằng đất nung và cả kho tàng truyền thuyết anh hùng và truyền thuyết phong thổ liên quan sự kiện lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thời Hùng Vương đã được tìm thấy

Ngày nay, phát huy truyền thống tổ tiên, người dân Phú Thọ với đức tính cần cù, sáng tạo, hiếu học đang ra sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương đất Tổ ngày càng giàu đẹp và là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi dậy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, tại khu vực nông thôn xa trung tâm văn hóa, chính trị, sự tiếp cận của người dân với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là một khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn tỉnh.

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI1 Về kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 tăng 3,56% so với năm 2019; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,21%; khu vực dịch vụ tăng 4,41%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,98%;…

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2020: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,15% (năm 2019 đạt 20,26%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 35,66% (năm 2019 đạt 37,48%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,19% (năm 2019 đạt 42,26%)

Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 3,56% của GRDP, khu vực các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 1,66%; tiếp theo đó là công nghiệp - xây dựng đóng góp 1,49%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,79%; thuế sản phẩm tăng trưởng âm, làm giảm 0,38% của mức tăng chung.

Trang 19

2 Về xã hội

Dân số toàn tỉnh năm 2020 là 1.481,9 nghìn người, tăng 1,1% so với năm trước, trong đó, nữ chiếm 49,6%; dân số thành thị chiếm 19,0%; tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 13,8%

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2020 đạt 851,1 nghìn người, tăng 10,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,1% tổng số, giảm 10,3 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,7%, tăng 9,9 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 26,2%, tăng 11,3 nghìn lao động.

III THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG1 Môi trường đất

Do chế độ canh tác ở một số nơi chưa hợp lý nên làm tăng nguy cơ xói mòn và thoái hóa đất Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến dư lượng thuốc trong đất và trong nông sản trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường Một số nơi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức trong đất do kho chứa và phương thức quản lý lạc hậu (Yên Tập - Cẩm Khê); có nơi nhiễm xạ tự nhiên vượt quá mức cho phép (khu vực xã Đông Cửu - Thanh Sơn).

Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật, hàng năm lượng thuốc và phân hóa học sử dụng trong nông nghiệp, tổng lượng và các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10.000 tấn với trên 38 loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phổ biến Trong đó có 15 loại thuốc trừ sâu bệnh hại chính, 18 loại hóa chất phổ biến và các loại hóa chất khác Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật rất độc với mọi sinh vật, tồn dư trong môi trường đất, nước, tiêu diệt cả các sinh vật có lợi, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm cũng như sức khoẻ con người và môi trường.

Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất tại một số vị trí trên địa bàn Tỉnh cho thấy giá trị pHKCl trong các mẫu khảo sát có mức độ dao động nhẹ (5,13 - 7,43), đất từ chua nhẹ đến trung tính; EC dao động khá rộng và ở mức cao ở hầu hết các mẫu phân tích (210 - 698 µS/cm) chứng tỏ đất có tính mặn là phổ biến trên địa bàn; nồng độ SO42-, Fe2+ và Al3+ nhìn chung tồn tại ở mức không cao, đất ít có tính phèn Còn đối với hàm lượng kim loại nặng trong bảng kết quả phân tích so với QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cho thấy hầu hết các mẫu đất với mục đích sử dụng khác nhau đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của quy chuẩn Từ đây có thể kết luận đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt chất lượng tương đối tốt để phục vụ cho nhiều mục đích, ở những vị trí có dấu hiệu ô nhiễm cần có biện pháp cải tạo thích hợp để nâng cao chất lượng đất

Trang 20

2 Môi trường nước

Trong những năm gần đây việc khai thác và sử dụng nước mặt, nước ngầm tăng nhanh dẫn đến suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước Mặc dù trồng rừng được chú trọng, tỷ lệ phủ xanh tăng nhưng tình trạng giảm sút nước mặt vẫn diễn ra và lượng nước trong đất cũng suy giảm mạnh, đặc biệt là các tầng nước nông, gây tình trạng thiếu nước sinh hoạt về mùa đông ở các xã thuộc huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập,… Chất lượng nước ngầm tại các khu công nghiệp, đô thị ở thành phố Việt Trì có dấu hiệu ô nhiễm về Fe, NH4+, Coliform Đặc biệt, ô nhiễm cục bộ tại một số địa điểm như khu công nghiệp Thụy Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc Đối với chất lượng nước sông, theo kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu các con sông lớn chảy qua tỉnh đạt tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên tại các vị trí sau cống thải của các nhà máy thải sông, nồng độ các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN5942:1995).

3 Môi trường không khí

Môi trường không khí bị ô nhiễm chủ yếu do bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu bếp trong dân Tốc độ đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp làm cho các hoạt động thi công xây dựng tại các công trình phát sinh bụi, tiếng ồn, một số các công trình xây dựng lớn do sự vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường mang theo bụi khói và gây sạt lở các công trình giao thông ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị Tổng lượng thải vào môi trường không khí theo kết quả quan trắc mỗi năm khoảng 500 tấn bụi, 1.200 tấn SO2, 500 tấn CO, 150 tấn NO2 Nồng độ bụi trong không khí có chỗ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 2 lần; nồng độ các khí độc hại như CO, NO2 cũng rất cao, xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn cho phép; tiếng ồn ở một số cơ sở sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến nhân dân xung quanh.

Trang 21

PHẦN 2

HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KẾT QUẢTHỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

I HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT1 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai

1.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đaivà tổ chức thực hiện văn bản đó.

Để tăng cường công tác quản lý đất đai, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các văn bản liên quan đến quy phạm pháp luật đất đai, bao gồm: 04 chỉ thị, 05 nghị quyết, 08 quyết định, 06 kế hoạch và 15 hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể: Chỉ thị số 21 - CT/TU ngày 03/04/2014 của ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1055/KH-UBND ngày 28/3/1014 của UBND tỉnh về triển khai Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 ban hành quy định cụ thể một số điểm về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và đơn giá bồi thường về vật kiến trúc cây cối khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 về ban hành quy định cụ thể một số nội dung quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Văn bản số 3079/UBND-KT3 ngày 27/8/2014 về việc chỉ đạo thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2013; Văn bản số 4595/UBND-KT3 ngày 23/10/2013 về việc xác định hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh trong năm 2014; Văn bản số 1909/UBND-KT3 ngày 26/5/2015 về việc thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia; Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của 11/2014/QĐ-UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đơn giá bồi thường về vật kiến trúc, cây cối khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Các văn bản quy phạm pháp luật đã được UBND tỉnh ban hành đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo đúng thẩm quyền theo phân cấp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai Nội dung ban hành phù hợp với các quy định của Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành và phù hợp với tình hình

Trang 22

thực tế của địa phương; công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng, đúng quy trình; việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đất đai sau khi được ban hành đã được các cấp, ngành của tỉnh Phú Thọ quan tâm, thực hiện Quá trình triển khai, tập huấn đảm bảo thời gian, chất lượng và nội dung truyền tải tới đối tượng được tập huấn

1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính.

Ranh giới hành chính các cấp của tỉnh Phú Thọ đã được xác định rõ ràng trên bản đồ, ngoài thực địa và đã được lập thành hồ sơ địa giới hành chính, lưu trữ theo đúng quy định.

1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụngđất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điềutra xây dựng giá đất.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo kỳ kiểm kê đất đai; năm 2019 tỉnh đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả 3 cấp Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã lập cho cấp tỉnh và 13 huyện, thị xã, thành phố.

Về điều tra, đánh giá tài nguyên đất: trước đây trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc đánh giá đất cho 13 huyện, thành phố, thị xã Thực hiện Điều 32 Luật Đất đai năm 2013, tỉnh đã thực hiện điều tra, đánh giá thoái đất và đang chuẩn bị thực hiện những nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai còn lại.

Về điều tra xây dựng giá đất: tỉnh đã xây dựng và ban hành bảng giá đất 5 năm (2020 - 2024) Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo tổ chức định giá đối với những trường hợp cụ thể để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành, bao gồm: quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được lập vào năm 2010, Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013, đến nay hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh đang được hoàn thiện trình Chính phủ theo quy định của Luật Đất đai; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 đã thực hiện tại 13 huyện, thị xã, thành phố, đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2013, đến nay tỉnh đang chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch; đối với cấp xã, thực hiện Luật Đất đai năm 2003, 277/277 xã, phường, thị trấn đã lập quy hoạch sử dụng đất, được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo luật định.

Thực hiện Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh Phú thọ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai năm 2015, năm 2016 và năm 2017 của 13/13 huyện, thành phố, thị xã

Trang 23

theo đúng quy định Đồng thời, tổng hợp danh mục các dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014, Nghị quyết số 19/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014, Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015, Nghị quyết số 07/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015, Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 và Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 đảm bảo đáp ứng kịp thời triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đíchsử dụng đất.

UBND tỉnh đã phê duyệt các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo, đôn đốc các huyện tổ chức rà soát, thu hồi một phần đất của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho các huyện để giao cho các đối tượng sử dụng theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn cho các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh lập phương án sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai Hiện nay, các Công ty lâm nghiệp đã hoàn thiện phương án sử dụng đất, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; đồng thời UBND tỉnh đã phê duyệt dự án cắm mốc ranh giới cho các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và đã triển khai tại 7 công ty, chuẩn bị triển khai các đơn vị còn lại.

1.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

UBND tỉnh đã chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được tiến hành đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cơ bản đáp ứng kịp thời được nhu cầu đầu tư của các dự án Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thời gian vẫn còn kéo dài ở một số dự án làm ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất kinh doanh

1.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn tỉnh lũy kế đến năm 2020 đạt tỷ lệ gần 93% tổng diện tích cần cấp GCN Công tác lập hồ sơ địa chính, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo dự án tổng thể vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đo đạc mới thay đổi nhiều so với các tài liệu trước đây nên công tác xét duyệt gặp nhiều khó khăn, kéo dài.

Việc cấp GCN cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành theo dự án được duyệt

Trang 24

Việc cấp phát, quản lý phôi GCNQSDĐ đã được chấn chỉnh: các đơn vị đến mua phôi giấy phải có giấy giới thiệu, đồng thời phát hành hóa đơn, lập sổ theo dõi để quản lý Tổ chức thu hồi và hủy bỏ phôi giấy chứng nhận bị hư hỏng do các đơn vị bàn giao lại theo quy định và đăng thông tin phôi giấy chứng nhận bị hủy bỏ trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, việc chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính của các cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên do hầu hết các địa phương không bố trí được kinh phí để thực hiện.

1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê đất đai hằng năm được thực hiện và hoàn thành đúng theo quy định; công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm 1 lần Riêng năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 26/9/2014 về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đúng theo tiến độ và đã được tổng hợp gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường từ cuối năm 2015 Công tác thống kê đất đai định kỳ hàng năm đã được triển khai thực hiện đúng theo yêu cầu Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành và tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2019 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Việc quản lý đất đai hiện đã ứng dụng công nghệ tin học nhưng mới chỉ dừng lại số lĩnh vực như về số hóa bản đồ, phần mềm kiểm kê thống kê, phần mềm về cơ sở dữ liệu địa chính,… Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt 02 dự án cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan đến đất đai (Dự án CSDL về Tài nguyên và Môi trường và Dự án xây dựng CSDL đất đai huyện điểm Yên lập Đối với dự án XDCSDL đất đai huyện Yên Lập đã triển khai thực hiện xong các bước, đang chuẩn bị tổ chức nghiệm thu dự án.

1.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ xác định giá đất cụ thể, trong đó việc xác định giá đất cụ thể làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất

Trang 25

các khu quy hoạch dân cư trên địa bàn huyện, thành phố có khối lượng công việc lớn Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của tỉnh được giao cho ngành thuế và căn cứ vào các văn bản của UBND tỉnh để tổ chức thực hiện Hàng năm tỉnh đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

1.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất.

Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển Trong năm qua các huyện, thành phố đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất cho các đối tượng theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Tư Pháp về đăng ký giao dịch bảo đảm, ngành đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

1.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hànhquy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai cũng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, phối hợp kiểm tra, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất, giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.

1.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

Tỉnh đã tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai 2013 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: mở chuyên mục về tài nguyên và môi trường trên Đài phát thanh, truyền hình; tuyên truyền trên Báo Phú Thọ, trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ Ngoài ra, còn tuyên truyền Luật Đất đai bằng các hình thức treo Pa nô, Băng rôn đặt tại các huyện, thành phố, thị xã và phát hành 70 nghìn tờ rơi “hỏi đáp một số nội dung về quản lý, sử dụng đất”; tổ chức hội nghị triển khai Luật Đất đai năm 2013 đến cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện; tổ chức tập huấn Luật Đất đai cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh Thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức của đại đa số

Trang 26

cán bộ và người dân về chính sách pháp luật đất đai đã được nâng lên, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, sử dụng đất tại địa phương.

1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trongquản lý và sử dụng đất đai.

- Công tác tiếp dân: Được thực hiện vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng theo quy định Ngoài ra, UBND tỉnh còn giao các ngành, UBND các huyện thường xuyên tiếp dân vào các ngày làm việc trong tuần Qua công tác tiếp dân, cán bộ đã lắng nghe và đề xuất biện pháp giải quyết các nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải thích các thắc mắc và hướng dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC): Mỗi năm Sở TN&MT đã tiếp nhận hàng trăm đơn KNTC, trong đó thuộc thẩm quyền 30%, còn lại là các vụ khiếu nại và không thuộc thẩm quyền.

Qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho thấy, số lượng đơn của năm sau luôn cao hơn năm trước và nội dung khiếu nại ngày càng phức tạp và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai như: đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân, tranh chấp đất đai giữa công dân và tổ chức, khiếu nại công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư, khiếu nại các quyết định hành chính do UBND các huyện ban hành Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền thì Sở TN&MT hướng dẫn và chuyển trả theo đúng quy định của pháp luật về KNTC

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã tích cực góp phần thực hiện minh bạch hóa quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, góp phần đưa công tác quản lý đất đai ngày càng nề nếp hiệu quả, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung.

1.15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Thực hiện Luật Đất đai, tỉnh đã thành lập 02 đơn vị thực hiện dịch vụ

công về đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một

cửa” ở tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính, công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất mà chưa có dự án đầu tư; chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện phục vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; tạo lập quỹ đất, nhà tái định cư phục vụ cho công tác

Trang 27

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

* Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàntỉnh Phú Thọ

Những mặt đạt được

Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp, thực hiện đúng Luật đất đai, đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Thực hiện tốt việc triển khai thi hành, tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013; ban hành kịp thời các văn bản pháp quy cụ thể hóa Luật đất đai trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/5/2018, đáp ứng kịp thời nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính có tọa độ 137/240 xã, phường, thị Với tổng diện tích 296.632,77 ha, đạt 84% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ, là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo Nghị quyết số 30/2012/QH-13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã cấp được 92,86% diện tích cần cấp Giấy chứng nhận.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư của công dân được thực hiện tốt hơn Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý, thu hồi các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, góp phần đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai vào kỷ cương pháp luật Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp giảm so với các năm trước đây Đã thu hồi trên 20 nghìn ha đất của các công ty nông, lâm nghiệp để bàn giao cho các địa phương xem xét giao đất cho các hộ theo quy định, qua đó đã ổn định tình hình trật tự địa bàn có các công ty nông, lâm nghiệp.

- Khai thác tốt nguồn lực từ đất, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng và trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách.

- Việc chấp hành Luật đất đai của người sử dụng đất tốt hơn: tình trạng lấn chiếm đất trái phép, tranh chấp đất đai, nợ đọng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước đã giảm so với trước đây.

Trang 28

- Tích cực xử lý những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất, như việc quản lý sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp; các tồn tại việc giao đất, thuê đất tại các dự án đầu tư.

- Triển khai kịp thời công tác điều tra cơ bản về đất đai (đang tiến hành dự án điều tra thái hóa đất); đang tiến hành xây dựng hệ thống giám sát công tác quan lý, sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013.

- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện điểm, làm cơ sở triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thực hiện công tác xây dựng bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo đúng quy định, góp phần tăng thu ngân sách, giúp công tác quản lý sử dụng đất được thuận lợi.

Hạn chế, thiếu sót

- Công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả như trên, tuy nhiên còn một số hạn chế, thiếu sót sau:

- Công tác chỉnh lý biến động đất đai thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời; Việc thực hiện dự án tổng thể về đo đạc bản đồ, cấp đổi Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm.

- Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của nhân dân ở cấp huyện và cấp xã một số nơi chưa tốt dẫn đến còn đơn khiếu nại vượt cấp.

- Tình trạng tổ chức được giao đất nhưng chậm triển khai thực hiện, sử dụng đất trái mục đích, lấn chiếm đất đai còn xảy ra đặc biệt đối với các tổ chức sử dụng đất sản xuất kinh doanh.

- Việc cắm mốc ranh giới, đo đạc, chuyển sang thuê đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm.

- Các tồn tại về quản lý, sử dụng đất chưa được xử lý dứt điểm.

- Việc khai thác nguồn lực từ đất đai chưa thực sự hiệu quả, bền vững - Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn tồn tại, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã.

2 Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2020

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ là 353.456 ha, tăng 114 ha so với năm 2010.

- Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 294.990 ha, chiếm 83,46% tổng diện tích tự nhiên, tăng 12.832 ha so với năm 2010.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 là 56.277 ha, chiếm 15,92% tổng diện tích tự nhiên, tăng 1.790 ha so với năm 2010.

Trang 29

- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2020 là 2.189 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, giảm 14.508 ha so với năm 2010.

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 32.027 9,06

Trang 30

2.1 Đất nông nghiệp

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 294.990 ha đất nông nghiệp, chiếm 83,46% diện tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp được phân bố tại các huyện, thị xã, thành phố trong địa bàn tỉnh bao gồm: Cẩm Khê 18.222 ha; Đoan Hùng 25.792 ha; Hạ Hòa 27.743 ha; Lâm Thao 6.128 ha; Phù Ninh 11.950 ha; Tam Nông 11.549 ha; Tân Sơn 64.822 ha; Thanh Ba 14.701 ha; Thanh Sơn 56.230 ha; Thanh Thủy 8.928 ha; Yên Lập 39.209 ha; thị xã Phú Thọ 4.272 ha và thành phố Việt Trì 5.445 ha.

Trang 31

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 Tỉnh Phú Thọ

Trang 32

a) Đất trồng lúa

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 46.144 ha đất trồng lúa, chiếm 13,06% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã1, thành phố: Huyện Cẩm Khê 5.068 ha; Đoan Hùng 4.113 ha; Hạ Hòa 4.866 ha; Lâm Thao 3.551 ha; Phù Ninh 3.056 ha; Tam Nông 3.433 ha; Tân Sơn 3.258 ha; Thanh Ba 4.200 ha; Thanh Sơn 4.685 ha; Thanh Thủy 2.663 ha; Yên Lập 4.112 ha; thị xã Phú Thọ 1.290 ha và thành phố Việt Trì 1.849 ha Trong đó:

- Đất chuyên trồng lúa nước có 32.027 ha, chiếm 9,06% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Huyện Cẩm Khê 3.088 ha; Đoan Hùng 2.941 ha; Hạ Hòa 3.521 ha; Lâm Thao 3.164 ha; Phù Ninh 1.973 ha; Tam Nông 1.427 ha; Tân Sơn 2.644 ha; Thanh Ba 3.042 ha; Thanh Sơn 3.398 ha; Thanh Thủy 1.190 ha; Yên Lập 3.572 ha; thị xã Phú Thọ 812 ha và thành phố Việt Trì 1.245 ha.

b) Đất trồng cây lâu năm

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 55.978 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 15,84% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Huyện Cẩm Khê 4.507 ha; Đoan Hùng 7.245 ha; Hạ Hòa 7.278 ha; Lâm Thao 1.110 ha; Phù Ninh 3.672 ha; Tam Nông 2.407 ha; Tân Sơn 6.887 ha; Thanh Ba 5.036 ha; Thanh Sơn 6.900 ha; Thanh Thủy 1.845 ha; Yên Lập 6.069 ha; thị xã Phú Thọ 1.275 ha và thành phố Việt Trì 1.747 ha

Diện tích đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm (khoảng 30%) là diện tích chè, sơn, chẩu,… tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn (chủ yếu là diện tích chè trong các nông lâm trường); đất trồng cây ăn quả (khoảng 10%) gồm một số chủng loại như bưởi, nhãn, vải, hồng, cam quýt; còn lại là diện tích đất trồng cây lâu năm khác (khoảng 60%) nằm rải rác trong các khu dân cư và thường được trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, hiệu quả sử dụng đất thấp Trong những năm tới cần đầu tư cải tạo xây dựng thành các vùng thâm canh, chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.

c) Đất rừng phòng hộ

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 33.452 ha đất rừng phòng hộ do các Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn các huyện và thành phố quản lý, chiếm 9,46% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện như: Huyện Cẩm Khê 1.196 ha; Hạ Hòa 1.288 ha; Tân Sơn 9.321 ha; Thanh Sơn 11.672 ha; Yên Lập 8.606 ha.

Diện tích đất rừng phòng hộ được phân cấp như sau:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu: Chiếm khoảng 67% diện tích rừng phòng hộ, phân bố ở khu vực có độ dốc trên 350, tập trung nhiều nhất ở 3 huyện Yên Lập, Tân

Trang 33

Sơn và Thanh Sơn Diện tích có rừng chiếm khoảng 60% diện tích phòng hộ rất xung yếu nên đảm bảo tương đối an toàn về chức năng bảo vệ

- Cấp phòng hộ xung yếu: Chiếm khoảng 33% diện tích rừng phòng hộ, phân bố ở khu vực có độ dốc từ 25 - 350, độ cao từ 300 - 700 m trên địa bàn tất cả các huyện Diện tích có rừng chiếm khoảng trên 50% diện tích phòng hộ xung yếu nên cũng đảm bảo tương đối an toàn về chức năng bảo vệ

d) Đất rừng đặc dụng

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 16.381 ha đất rừng đặc dụng, chiếm 4,63% diện tích tự nhiên do Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn quản lý (huyện Tân Sơn) với diện tích 14.524 ha; phần còn lại thuộc địa bàn các huyện Hạ Hòa 670 ha, Đoan Hùng 609 ha, Yên lập 327 ha, Thanh Ba 108 ha, thành phố Việt Trì 119 ha (khu vực Đền Hùng), và Phù Ninh 24 ha Rừng đặc dụng ở Phú Thọ có vai trò rất quan trọng trong giữ gìn, tôn tạo các hệ sinh thái rừng đầu nguồn, bảo vệ các hệ thực vật và đa dạng sinh học.

e) Đất rừng sản xuất

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 117.742 ha đất rừng sản xuất, chiếm 33,31% diện tích tự nhiên, (trong đó có 11.166 ha đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên chiếm 3,16% diện tích tự nhiên), phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Huyện Cẩm Khê 3.778 ha; Đoan Hùng 12.212 ha; Hạ Hòa 11.185 ha; Lâm Thao 246 ha; Phù Ninh 2.822 ha; Tam Nông 3.230 ha; Tân Sơn 29.314 ha; Thanh Ba 3.079 ha; Thanh Sơn 30.558 ha; Thanh Thủy 2.347 ha; Yên Lập 18.114 ha; thị xã Phú Thọ 620 ha và thành phố Việt Trì 237 ha.

Trong đó: Diện tích đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tỉnh Phú Thọ năm 2020 có 11.166 ha, chiếm 3,16% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện như sau: Cẩm Khê 153 ha; Hạ Hoà 130 ha; Tam Nông 63 ha; Tân Sơn 4.754 ha; Thanh Sơn 2.834 ha; Thanh Thuỷ 11 ha; Yên Lập 3.221 ha

f) Các loại đất nông nghiệp còn lại

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ còn có 25.293 ha diện tích các loại đất nông nghiệp còn lại bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác.

2.2 Đất phi nông nghiệp

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 56.277 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 15,92% diện tích tự nhiên Diện tích đất phi nông nghiệp được phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau: Huyện Cẩm Khê 5.036 ha; Đoan Hùng 4.405 ha; Hạ Hòa 6.275 ha; Lâm Thao 3.686 ha; Phù Ninh 3.730 ha; Tam Nông 3.703 ha; Tân Sơn 3.600 ha; Thanh Ba 4.528 ha; Thanh Sơn 5.554 ha; Thanh Thủy 3.471 ha; Yên Lập 4.416 ha; thị xã Phú Thọ 2.214 ha và thành phố Việt Trì 5.659 ha

Trang 35

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2020 Tỉnh Phú Thọ

2.8 Đất phát triển hạ tầng cấpquốc gia, cấp tỉnh DHT18.7121.6551.4892.1071.1821.4861.2121.2991.6171.6588541.5551.749849

Trang 36

2.10 Đất làm nghĩa trang, nhàtang lễ, nhà hỏa táng NTD1.469111124977421683147129184648910348

-Nguồn: Thống kê đất đai năm 2020 Tỉnh Phú Thọ

Trang 37

a) Đất quốc phòng

Là tỉnh có nhiều đơn vị, cơ sở, căn cứ của Quân Khu 2 đóng quân nên diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng tỉnh Phú Thọ lớn hơn nhiều so với một số tỉnh khác trong vùng, theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 2.446 ha đất quốc phòng, chiếm 0,69% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung trên địa bàn các huyện Cẩm Khê 177 ha; Đoan Hùng 267 ha; Hạ Hòa 249 ha; Thanh Ba 237 ha; Thanh Sơn 379 ha; Yên Lập 636 ha; thị xã Phú Thọ 182 ha và thành phố Việt Trì 131 ha.

Nhìn chung, công tác quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng thời gian qua đã được thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về đất đai, đáp ứng được yêu cầu đất đai cho quy hoạch xây dựng các công trình phòng thủ Quốc gia, như: Thao trường, bãi tập, căn cứ, nơi đóng quân, vừa đảm bảo tốt yêu cầu phòng thủ Quốc gia, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

b) Đất an ninh

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 1.079 ha đất an ninh, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên Diện tích đất an ninh tập trung chủ yếu ở các huyện: Yên Lập 511 ha, Hạ Hòa 393 ha, thị xã Phú Thọ 66 ha, Phù Ninh 23 ha, Đoan Hùng 26 ha, thành phố Việt Trì 25 ha, Lâm Thao 22 ha; các huyện thị khác còn lại, diện tích chỉ có từ 1 - 5 ha mỗi huyện Đất an ninh trên địa bàn tỉnh gồm đất xây dựng trụ sở các cơ quan công an, trại giam giữ, kho tàng của lực lượng công an, Trung tâm huấn luyện đào tạo nghiệp vụ và các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ an ninh tổ quốc.

c) Đất khu công nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 719 ha đất khu công nghiệp, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên, gồm các khu công nghiệp Thụy Vân (TP Việt Trì); khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông (huyện Tam Nông); khu công nghiệp Phú Hà (TX Phú Thọ); khu công nghiệp Phù Ninh (huyện Phù Ninh); khu công nghiệp Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê); khu công nghiệp Hạ Hòa (huyện Hạ Hòa).

d) Đất cụm công nghiệp

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 438 ha đất cụm công nghiệp, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên, các cụm công nghiệp trọng điểm được UBND tỉnh giao cho Ban quản lý các KCN quản lý gồm: CCN Bạch Hạc (TP Việt Trì) 69,92 ha, CCN Sóc Đăng (Đoan Hùng) 7,47 ha, CCN Nam Thanh Ba 6,77 ha, CCN Cổ Tiết (Tam Nông) 78,74 ha, CCN làng nghề Lâm Thao (Lâm Thao) 22,18 ha và CCN Hoàng Xá (Thanh Thủy) 10,63 ha.

Trang 38

đ) Đất thương mại, dịch vụ

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 599 ha đất thương mại, dịch vụ, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Thanh Thủy 232 ha; thành phố Việt Trì 111 ha; huyện Hạ Hòa 109 ha; Phù Ninh 31 ha; Cẩm Khê 27 ha; thị xã Phú Thọ 21 ha; Thanh Sơn 19 ha; các huyện còn lại có diện tích từ 5 đến 12 ha.

e) Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 1.290 ha đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, chiếm 0,36% diện tích tự nhiên Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau: Huyện Cẩm Khê 61 ha; Đoan Hùng 69 ha; Hạ Hòa 41 ha; Lâm Thao 122 ha; Phù Ninh 207 ha; Tam Nông 57 ha; Tân Sơn 38 ha; Thanh Ba 182 ha; Thanh Sơn 125 ha; Thanh Thủy 62 ha; Yên Lập 34 ha; thị xã Phú Thọ 66 ha và thành phố Việt Trì 226 ha.

g) Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

Đến nay toàn tỉnh Phú Thọ có 802 ha đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản như khai thác đá, cát… làm vật liệu xây dựng, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Thanh Sơn 421 ha, Thanh Thủy 159 ha, Tân Sơn 108 ha, Tam Nông 48 ha và huyện Yên Lập 41 ha… Hiệu quả khai thác tài nguyên khoáng sản ở Phú Thọ có nhiều triển vọng, việc quản lý khai thác khoáng sản đang từng bước được tổ chức, sắp xếp lại để đảm bảo khai thác có hiệu quả nhưng đồng thời cũng phải hạn chế gây tác hại cho môi trường sinh thái.

h) Đất phát triển hạ tầng

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 18.712 ha đất phát triển hạ tầng, chiếm 5,29% diện tích tự nhiên Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau: Cẩm Khê 1.655 ha; Đoan Hùng 1.489 ha; Hạ Hoà 2.107 ha; Lâm Thao 1.182 ha; Phù Ninh 1.486 ha; Tam Nông 1.212 ha; Tân Sơn 1.299 ha; Thanh Ba 1.617 ha; Thanh Sơn 1.658 ha; Thanh Thuỷ 854 ha; Yên Lập 1.555 ha; Thành phố Việt Trì 1.749 ha; Thị xã Phú Thọ 849 ha Bao gồm:

+ Đất giao thông

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 13.675 ha đất giao thông, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện Cẩm Khê 1.268 ha; Đoan Hùng 1.174 ha; Hạ Hòa 1.414 ha; Lâm Thao 740 ha; Phù Ninh 966 ha; Tam Nông 815 ha; Tân Sơn 1.055 ha; Thanh Ba 1.172 ha; Thanh Sơn 1.312 ha; Thanh Thủy 648 ha; Yên Lập 1.141 ha; thị xã Phú Thọ 654 ha và thành phố Việt Trì 1.316 ha.

+ Đất thủy lợi

Trang 39

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, toàn tỉnh Phú Thọ có 3.546 ha đất thủy lợi, chiếm 1,00% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố trên địa bàn các huyện Cẩm Khê 306 ha; Đoan Hùng 203 ha; Hạ Hòa 569 ha; Lâm Thao 356 ha; Phù Ninh 406 ha; Tam Nông 318 ha; Tân Sơn 142 ha; Thanh Ba 325 ha; Thanh Sơn 203 ha; Thanh Thủy 131 ha; Yên Lập 307 ha; thị xã Phú Thọ 107 ha và thành phố Việt Trì 173 ha.

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa

Năm 2020, đến nay trên địa bàn tỉnh có 126 ha đất xây dựng cơ sở văn hóa, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên Bình quân diện tích đất xây dựng cơ sở văn hóa đạt 0,85 m2/người, cao hơn chỉ tiêu định mức (định mức 0,18 - 0,28

m2/người), gồm đất sử dụng vào mục đích để xây dựng các công trình về văn

hóa như: Quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà văn hoá, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của các đoàn nghệ thuật, nhà bán sách, báo, văn hoá phẩm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, nhà văn hóa xã, thôn, bản, công viên cây xanh và các công trình văn hóa khác.

+ Đất xây dựng cơ sở y tế

Có diện tích 105 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, bình quân đạt 0,71 m2/người tương đương so với định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế được

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (định mức 0,74 - 0,90 m2/người) Bao

gồm diện tích xây dựng các cơ sở y tế như: bệnh viện, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phục hồi chức năng; nhà an dưỡng, cơ sở điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS và các cơ sở y tế khác được nhà nước cho phép hoạt động Đất cơ sở y tế tập trung nhiều ở thành phố Việt Trì 26 ha, Đoan Hùng 22 ha, các huyện còn lại từ 3 - 7 ha/huyện Với hệ thống y tế được đầu tư hiện đại như hiện nay, công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện khá tốt, giữ được vai trò Trung tâm của vùng Miền núi và Trung du Bắc Bộ.

Nhìn chung, Phú Thọ có mạng lưới y tế tương đối đồng bộ ở cả 3 cấp và với hệ thống y tế hiện nay, công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện khá tốt Tuy nhiên để hoàn thiện đầy đủ mạng lưới y tế đảm bảo tốt hơn nữa công tác khám, chữa bệnh của người dân trong thời gian tới ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… cần dành quỹ đất để tiếp tục xây dựng bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, mở rộng quỹ đất cho các trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế tại các xã còn thiếu, xã mới tách; đồng thời tiến hành mở rộng các trạm y tế xã để đạt chuẩn của ngành

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

Hiện nay toàn tỉnh Phú Thọ có 865 ha đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo, bao gồm diện tích của trường Đại học Hùng Vương, các trường Cao đẳng, các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông, các

Trang 40

trường trung học cơ sở và tiểu học, trường và điểm trường mầm non, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên.

Bình quân diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo đạt 5,84 m2/người, tuy nhiên các cơ sở giáo dục bố trí không đều khắp do dân cư phân bố thưa thớt, do địa hình đi lại khó khăn ở các vùng sâu vùng xa.

Mặc dù cơ sở vật chất giáo dục ngày càng được đầu tư đồng bộ nhưng giáo dục - đào tạo của tỉnh vẫn còn một số tồn tại như: một số xã học sinh phải đi học xa do các điểm trường cách xa nhau, một số trường diện tích còn chưa đạt chuẩn; hệ thống các trường mẫu giáo, mầm non còn thiếu nhiều, nhất là ở cấp xã Vì vậy trong tương lai phải mở rộng thêm một số trường học (giáo dục chuyên nghiệp, phổ thông và mẫu giáo) và mở rộng một số trường để đạt chuẩn Quốc gia.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 206 ha đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, bình quân đạt 2,0 m2/người, cao hơn so với định mức sử dụng đất xây dựng cơ

sở thể dục - thể thao được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (định mức

1,61 - 1,74 m2/người) Như vậy có thể nhận thấy, hệ thống các công trình phục

vụ nhu cầu luyện tập thể dục - thể thao của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh là khá đầy đủ.

+ Đất công trình năng lượng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 63 ha đất công trình năng lượng Đây chủ yếu là diện tích đất xây dựng các công trình trạm biến áp và hệ thống chân các cột dây dẫn, phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

+ Đất công trình bưu chính, viễn thông

Đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 16 ha đất công trình bưu chính, viễn thông Đây là diện tích dùng để xây dựng các công trình về bưu chính viễn thông như hệ thống cột và đường cáp truyền thông tin, các trạm thu phát tín hiệu, các cơ sở giao dịch với khách hàng, các bưu cục,…

i) Đất cơ sở tôn giáo

Năm 2020, tỉnh Phú Thọ có 158 ha đất cơ sở tôn giáo, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các huyện Cẩm Khê 25 ha; Đoan Hùng 16 ha; Hạ Hòa 14 ha; Lâm Thao 16 ha; Phù Ninh 14 ha; Tam Nông 13 ha; Tân Sơn 1 ha; Thanh Ba 11 ha; Thanh Sơn 2 ha; Thanh Thủy 8 ha; Yên Lập 11 ha; thị xã Phú Thọ 11 ha và thành phố Việt Trì 16 ha.

Đây là diện tích của các các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo… hiện đang được sử dụng để phục vụ nhu cầu tôn giáo của nhân

Ngày đăng: 06/04/2024, 10:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan