BÁO CÁO QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

119 2 0
BÁO CÁO QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030,  TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ XÃ HỘI 1 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.2. Địa hình 2 1.2. Đặc điểm khí hậu – sông ngòi 2 1.2.1. Đặc điểm khí hậu 2 1.2.2. Đặc điểm sông ngòi 2 1.3. Tình hình nguồn nước 3 1.3.1. Nguồn nước mặt 3 1.3.2. Nguồn nước ngầm 9 1.3.3. Đánh giá nguồn nước đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn 11 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 13 2.1. Cấp nước từ công trình cấp nước tập trung 14 2.2. Cấp nước từ công trình giếng đào 15 2.3. Cấp nước từ công trình giếng khoan 15 2.4. Cấp nước từ nước tự nhiên, nước mưa 17 2.5. Giá nước và các dịch vụ liên quan 18 PHẦN II: CÁC DỰ BÁO LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 19 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 19 3.1. Các yếu tố tự nhiên 19 3.1.1. Ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán đến cấp nước SH nông thôn 19 3.1.2. Ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt đến cấp nước sinh hoạt nông thôn 20 3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội 20 3.2.1. Dân số nông thôn 20 3.2.2. Phát triển kinh tế 21 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 22 4.1. Thuận lợi 22 4.2. Khó khăn 22 PHẦN III: QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 23 CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN 23 5.1. Quan điểm quy hoạch 23 5.2. Mục tiêu quy hoạch 23 5.2.1. Mục tiêu tổng quát 23 5.2.2. Mục tiêu cụ thể 24 5.3. Nhiệm vụ 24 5.4. Lựa chọn phương án quy hoạch 25 5.5. Xác định nguồn nước và tính toán toán cân bằng nước 26 5.5.1. Tính toán nhu cầu cấp nước 26 5.5.2. Xác định nguồn cấp 27 5.5.3. Phân vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ 29 5.5.4. Tính toán cân bằng nước 31 5.6. Các loại hình công trình cấp nước sạch nông thôn 37 5.6.1. Mô hình cấp nước hộ gia đình 37 5.6.2. Mô hình cấp nước tập trung 38 5.7. Quy hoạch công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 40 5.7.1. Nguyên tắc quy hoạch 40 5.7.2. Giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn trong tỉnh 40 5.7.3. Kết quả quy hoạch các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 42 5.8. Đánh giá tác động môi trường 56 5.8.1. Hiện trạng môi trường sinh thái 56 5.8.2. Dự báo tác động môi trường sau quy hoạch 57 5.8.3. Biện pháp giảm thiểu và tác động xấu đến môi trường 61 5.9. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 65 5.9.1. Giải pháp về quản lý, bảo vệ nguồn nước 65 5.9.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 65 5.9.3. Giải pháp huy động vốn 65 5.9.4. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác công trình sau đầu tư 66 5.9.5. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình quy hoạch 67 5.9.6. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lú khai thác công trình cấp nước 67 5.9.7. Giải pháp về truyền thông 68 5.9.8. Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và quản lý vận hành công trình: 68 5.10. Tổ chức thực hiện quy hoạch 68 5.10.1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong tỉnh 68 5.10.2. Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh 70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 6.1. Kết luận 72 6.2. Kiến nghị 72 6.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương 72 6.2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ 73 PHỤ LỤC 74 Phụ lục 1: Tổng hợp tình hình sử dụng nước sinh hoạt nông thôn năm 2020 75 Phụ lục 2: Công trình CNTT được kiểm kê đánh giá theo Thông tư 54 76 Phụ lục 3: Thực trạng hoạt động công trình cấp nước tập trung hiện có 77 Phụ lục 4: Cập nhật mô hình quản lý cộng đồng, loại hình và hiệu quả sử dụng của công trình cấp nước tập trung 102

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ XÃ HỘI 1

2.1 Cấp nước từ công trình cấp nước tập trung 14

2.2 Cấp nước từ công trình giếng đào 15

2.3 Cấp nước từ công trình giếng khoan 15

2.4 Cấp nước từ nước tự nhiên, nước mưa 17

2.5 Giá nước và các dịch vụ liên quan 18

PHẦN II: CÁC DỰ BÁO LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC SINH HOẠTNÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 19

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘIẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 19

3.1 Các yếu tố tự nhiên 19

3.1.1 Ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán đến cấp nước SH nông thôn 19

3.1.2 Ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt đến cấp nước sinh hoạt nông thôn 20

Trang 3

3.2 Các yếu tố kinh tế xã hội 20

3.2.1 Dân số nông thôn 20

3.2.2 Phát triển kinh tế 21

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂNĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 22

4.1 Thuận lợi 22

4.2 Khó khăn 22

PHẦN III: QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNHPHÚ THỌ THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 23

CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN 23

5.1 Quan điểm quy hoạch 23

5.2 Mục tiêu quy hoạch 23

5.2.1 Mục tiêu tổng quát 23

5.2.2 Mục tiêu cụ thể 24

5.3 Nhiệm vụ 24

5.4 Lựa chọn phương án quy hoạch 25

5.5 Xác định nguồn nước và tính toán toán cân bằng nước 26

5.5.1 Tính toán nhu cầu cấp nước 26

5.5.2 Xác định nguồn cấp 27

5.5.3 Phân vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ 29

5.5.4 Tính toán cân bằng nước 31

5.6 Các loại hình công trình cấp nước sạch nông thôn 37

5.6.1 Mô hình cấp nước hộ gia đình 37

5.6.2 Mô hình cấp nước tập trung 38

5.7 Quy hoạch công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050 40

5.7.1 Nguyên tắc quy hoạch 40

5.7.2 Giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn trong tỉnh 40

5.7.3 Kết quả quy hoạch các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 42

5.8 Đánh giá tác động môi trường 56

Trang 4

5.8.1 Hiện trạng môi trường sinh thái 56

5.8.2 Dự báo tác động môi trường sau quy hoạch 57

5.8.3 Biện pháp giảm thiểu và tác động xấu đến môi trường 61

5.9 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 65

5.9.1 Giải pháp về quản lý, bảo vệ nguồn nước 65

5.9.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 65

5.9.3 Giải pháp huy động vốn 65

5.9.4 Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác công trình sau đầu tư 66

5.9.5 Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình quy hoạch 67

5.9.6 Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lú khai thác công trình cấp nước 67

5.9.7 Giải pháp về truyền thông 68

5.9.8 Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và quản lý vận hành công trình: 68

5.10 Tổ chức thực hiện quy hoạch 68

5.10.1 Trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong tỉnh 68

5.10.2 Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh 70

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

Phụ lục 2: Công trình CNTT được kiểm kê đánh giá theo Thông tư 54 76

Phụ lục 3: Thực trạng hoạt động công trình cấp nước tập trung hiện có 77

Phụ lục 4: Cập nhật mô hình quản lý cộng đồng, loại hình và hiệu quả sửdụng của công trình cấp nước tập trung 102

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp trữ lượng nước ngầm tỉnh Phú Thọ 9

Bảng 2.1 Hiện trạng cấp nước bằng giếng đào 15

Bảng 2.2 Hiện trạng cấp nước bằng giếng khoan 16

Bảng 2.3 Hiện trạng cấp nước bằng nước tự nhiên, nước mưa 17

Bảng 3.1 Dự báo dân số nông thôn tỉnh Phú Thọ tới năm 2050 20

Bảng 5.1 Tổng hợp nhu cầu nước của các ngành 32

Bảng 5.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước theo từng địa phương 32

Bảng 5.3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn 33

Bảng 5.4 Tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ 34

Bảng 5.5 Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Phú Thọ theo đơn vị hành chính 35

Bảng 5.6 Tổng lượng tài nguyên nước có thể phân bổ 36

Bảng 5.7 Danh mục công trình cấp nước xây mới trong các giai đoạn 2021-2030 và 2031-2050 43

Bảng 5.8 Danh mục công trình cấp nước cần nâng cấp, mở rộng giai đoạn 2021-2030 và 2031-2050 44

Bảng 5.9 Danh mục công tình dự kiến đấu nối với khách hàng 48

Bảng 5.10 Phân kỳ vốn đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 56

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí vùng quy hoạch 1

Hình 1.2 Thông số COD của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu 4

Hình 1.3 Thông số BOD5 của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu 5

Hình 1.4 Thông số TSS của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu 5

Hình 1.5 Thông số COD trong nước sông Lô 6

Hình 1.6 Thông số TSS trong nước sông Lô 6

Hình 1.7 Thông số COD trong nước sông Đà 6

Hình 1.8 Thông số BOD5 trong nước sông Đà 7

Hình 1.9 Diễn biến nồng độ độ cứng trong nước ngầm trên địa bàn tỉnh 10

Hình 1.10 Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 10

Hình 5.1 Bản đồ phân vùng cấp nước sạch nông thôn tỉnh Phú Thọ 30

Hình 5.2 Mô hình cấp nước hộ gia đình 37

Hình 5.3 Mô hình cấp nước nguồn nước từ sông, suối, công trình thủy lợi 38

Hình 5.4 Mô hình cấp nước nguồn nước ngầm 39

Hình 5.5 Mô hình cấp nước tự chảy 39

Trang 8

PHẦN I:

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CẤPNƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ XÃ HỘI1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ với diện tích tự nhiên 3.534,5 km2, có tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc; 104048’ đến 105027’ kinh độ Đông Địa giới hành chính của tỉnh: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.

Trang 9

Hình 0.1 Sơ đồ vị trí vùng quy hoạch

1.1.2 Địa hình

Đặc trưng địa hình Phú Thọ là bị chia cắt tương đối mạnh; nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, chia làm ba dạng chính: Miền núi, trung du và đồng bằng ven sông, cao độ có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Vùng đồng bằng: Gồm các cánh đồng ven các sông Đà, sông Lô và sông Thao Cao độ phổ biến từ 10 đến 18 m Tổng diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vùng trung du: Dạng địa hình này khá phổ biến, chủ yếu là các đồi độc lập xen kẽ các đồi gò liên tiếp nhau có sườn thoải Cao độ địa hình phổ biến từ 15m đến 25m ở các cánh đồng trước núi và 50m đến 100m ở các gò, đồi và tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ Diện tích vùng trung du chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vùng miền núi: Bao gồm phần diện tích phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, phân bố ở các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà và một phần phía Tây Bắc huyện Đoan Hùng Cao độ địa hình ở đây phổ biến từ 100m đến vài trăm mét, diện tích dạng địa hình này chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

1.2 Đặc điểm khí hậu – sông ngòi

1.2.1 Đặc điểm khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam Nhiệt độ bình quân 230C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.330 giờ.

1.2.2 Đặc điểm sông ngòi

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Đặc điểm chủ yếu của hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Sông Đà: Có diện tích toàn bộ lưu vực khoảng 52.900 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) dài 41,5 km, diện tích

Trang 10

lưu vực trong tỉnh khoảng 386,5 km2; các ngòi chính gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng

+ Sông Hồng: Có diện tích lưu vực đến Việt Trì khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) là 109,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, diện tích lưu vực trong tỉnh khoảng 2.631 km2 Các sông suối nhỏ gồm Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, Ngòi Cỏ, sông Bứa và ngòi Mạn Lạn.

+ Sông Lô: Có diện tích lưu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài chảy qua địa phận Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Hồng, diện tích lưu vực trong tỉnh khoảng 523 km2; các sông suối nhỏ gồm sông Chảy, ngòi Rượm, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du và ngòi Tranh

+ Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn, trong tỉnh còn có rất nhiều sông suối, ngòi khác Tổng cộng có 72 sông, suối chảy vào sông Đà, sông Hồng, sông Lô với chiều dài trung bình ≥ 10 km mỗi sông, mật độ trung bình sông suối từ 0,5÷1,5 km/km2.

1.3 Tình hình nguồn nước

1.3.1 Nguồn nước mặt

1.3.1.1 Trữ lượng nước mặt

Phú Thọ là tỉnh có mật độ sông, suối dày đặc với nhiều sông lớn, sông liên tỉnh chảy qua như: Sông Đà, sông Lô, sông Thao và 130 sông, suối thuộc các lưu vực sông lớn nằm trong tỉnh Ngoài hệ thống sông, suối dày đặc, Phú Thọ còn có nhều hồ, ao đầm tự nhiên thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của tỉnh và một số tỉnh lân cận

Dòng chảy trên các sông ở tỉnh Phú Thọ được hình thành từ dòng chảy ngoại sinh từ thượng lưu của 3 sông Đà, Lô, Thao và lượng dòng chảy nội sinh hình thành do mưa Tổng hợp kết quả đánh giá cho thấy: Tổng lượng dòng chảy nhiều năm là 114,13 tỷ m3/năm, trong đó tổng lượng dòng chảy ngoại sinh khoảng 111,05 tỷ m3/năm (chiếm 97%) và dòng chảy nội sinh khoảng 3,08 tỷ m3/năm (chiếm 3%) Trong 3 sông chính là sông Đà, sông Lô và sông Thao chảy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì sông Đà có tổng lượng dòng chảy lớn nhất khoảng 53,48 tỷ m3/năm (chiếm 47%), tiếp theo là sông Lô 35,03 tỷ m3/năm (chiếm 31%) và sông Thao 25,62 tỷ m3/năm (chiếm 22%).

Trang 11

1.3.1.2 Chất lượng nước mặt

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt lục địa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (đơn vị được UBND tỉnh Phú Thọ giao nhiệm vụ thực hiện Lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016 đến năm 2020) thực hiện chương trình quan trắc hàng năm theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê duyệt với tần suất 04 lần/năm Tuy nhiên, do mạng lưới quan trắc được duyệt với các vị trí và thống số cố định, do vậy ngoài kết quả quan trắc dự án mạng lưới, để phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh, Sở đã trưng cầu đơn vị có chức năng thực hiện đo đạc phân tích một số vị trí đặc trưng để có thêm cơ sở đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng môi trường nước của tỉnh Phú Thọ Kết quả phân tích gồm 20 chỉ tiêu gồm: pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, F-, Coliform, Cr6+, Cr3+, Tổng dầu mỡ, Cd, Cu, Zn, Pb, Cl-, Clo dư , E.coli cho phép định lượng đánh giá khái quát diễn biến chất lượng nước mặt qua các thông số cơ bản so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam tại các sông suối chính của tỉnh Phú Thọ như sau:

- Sông Hồng: Trong những năm gần đây, nước sông Hồng đang có dấu hiệu

ô nhiễm, suy giảm về chất lượng tại các đoạn chảy qua khu đô thị, khu vực hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản, cụ thể: Khu vực huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ tiếp nhận các nguồn thải của dân cư dọc ven sông, chất thải của các tàu thuyền trên sông và nước thải của các kênh mương chứa nước thải sinh hoạt của thành phố Việt Trì Theo kết quả quan trắc năm 2019, nước sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Việt Trì bị ô nhiễm các thông số như TSS, COD, BOD5 cao hơn giới hạn cho phép từ 1,02÷6 lần Kết quả quan trắc tháng 7/2020 cho thấy thông số TSS vượt GHCP từ 1,13÷2,6 lần; thông số COD vượt GHCP từ 1,67÷4 lần, thông số BOD5 vượt GHCP từ 1,93÷4,47 lần, các thống số khác nằm trong GHCP.

Trang 12

Hình 0.2 Thông số COD của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu

Hình 0.3 Thông số BOD5 của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu

Hình 0.4 Thông số TSS của sông Hồng từ thượng lưu về hạ lưu

- Sông Lô: Qua kết quả quan trắc, phân tích chất lượng nước tại các vị trí

trên đoạn sông Lô chảy từ thượng lưu về Hạ lưu (qua các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì) cho thấy, nước sông Lô vẫn được coi là dòng

Trang 13

sông sạch chưa bị ô nhiễm các hợp chất kim loại nặng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt.

Tuy nhiên sông Lô đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về TSS, thông số COD, BOD5, trong đó TSS cao hơn GTGH khoảng 1,17÷2,1 lần, chất hữu cơ cao hơn GTGH khoảng 1,07÷2,25 lần Theo kết quả quan trắc của trong tháng 7/2020 và kết quả dự án mạng lưới cho thấy nước sông Lô vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về TSS, thông số COD, BOD5, trong đó TSS cao hơn GTGH khoảng 1,17÷2,1 lần, chất hữu cơ cao hơn GTGH khoảng 1,07÷2,73lần, các thông số khác nằm trong GHCP Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường và kiểm soát nguy cơ sạt lở trên sông Lô, ngày 24/3/2020 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Văn bản số 1116/UBND-KTN, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô từ ngày 25/3.

Hình 0.5 Thông số COD trong nước sông Lô

Hình 0.6 Thông số TSS trong nước sông Lô

- Sông Đà: Sông Đà chảy qua huyện Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Tam Nông

không chịu tác động nhiều của hoạt động sản xuất công nghiệp, chỉ bị tác động nhỏ của hoạt động khai thác khoáng sản, đánh bắt thuỷ sản, vận tải đường sông và một lượng nhỏ nước thải sinh hoạt khu dân cư Qua kết quả qua trắc, phân tích theo dõi chất lượng nước sông Đà từ năm 2016 đến nay và kết quả quan trắc

Trang 14

thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy các thông số ô nhiễm diễn biến tương đối ổn định và phần lớn các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép chỉ có thông số TSS từ 1,17÷2,87 lần, thông số COD một số điểm vượt giới hạn cho phép 1,04 đến 4,36 lần, BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 1,05÷2,95 lần.

Kết quả quan trắc phân tích năm 2019 so sánh với năm 2016, năm 2017, năm 2018 và giai đoạn 2 so sánh với giai đoạn 1 như sau:

Hình 0.7 Thông số COD trong nước sông Đà

Hình 0.8 Thông số BOD5 trong nước sông Đà

- Sông Bứa: Sông Bứa chảy qua các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam

Nông Khu vực huyện Tân Sơn ít chịu tác động của công nghiệp, đô thị, dịch vụ trong khi huyện Thanh Sơn, Tam Nông chịu tác động của công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông sản đặc biệt tại nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn Qua kết quả quan trắc, phân tích trong năm 2019 cho thấy diễn biến chất lượng nước sông có sự thay đổi rõ rệt vào 02 mùa, vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là mùa thu hoạch, chế biến sắn nên các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động và thải nước thải ra sông cùng với lưu lượng nước sông vào mua khô ít nên mức độ ô nhiễm của dòng sông tăng cao, ô nhiễm cục bộ tại vị trí dưới cửa xả và hạ lưu

Trang 15

khoảng 2 km Vào mùa mưa, lưu lượng dòng sông tăng cao cùng với lượng nước thải sản xuất ít nên chất lượng nước sông ổn định và ít ô nhiễm hơn về mùa khô Thông số COD, BOD5 cao nhất nhất tại khu 15, xã Địch Quả(dưới cửa thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Phú Thọ 50 m) COD là 183 mg/l, BOD5 là 124,7 mg/l Kết quả quan trắc thực hiện tháng 7/2020 thông số COD, BOD5 vượt GHCP 1,77 đến 2,8 lần.

- Sông Chảy: Sông Chảy chảy qua địa bàn 8 xã của huyện Đoan Hùng

không có cơ sở sản xuất thải nước thải ra môi trường do vậy chất lượng nước sông Chảy tương đối sạch thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sản xuất công nghiệp phía thượng nguồn sông Chảy thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nên chất lượng nước sông Chảy đã có dấu hiệu ô nhiễm về chất hữu cơ như: Nồng độ DO; thông số COD, BOD5; TSS Kết quả phân tích thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy thông số BOD5 từ 9,4÷14,3 mg/L vượt GHCP từ 1,57÷2,38 lần, thông số COD từ 17 đến 27 mg/L vượt GHCP từ 1,13÷1,8 lần.

- Ngòi Lao: Ngòi Lao bắt nguồn từ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chảy

vào địa phận tỉnh Phú Thọ từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập đến xã Bằng Giã, huyện Hạ Hoà Ngòi Lao chảy trên địa bàn xã Mỹ Lung với chiều dài khoảng 15 km, dọc hai bên bờ có khoảng 1.200 hộ dân với số dân cư khoảng 4.700 người của 8/11 khu dân cư trên địa bàn xã Tại thời điểm khảo sát ngày 20/4/2020, đập Ngòi Lao có hiện tượng nước vẩn đục, nhiều bùn, hai bên bờ có hiện tượng đọng bùn hạt màu đỏ, ánh kim (tương đồng với bùn quặng đuôi tuyển sắt); càng về phía hạ lưu, nước càng trong Kết quả phân tích nước Ngòi Lao tại vị trí đập tràn Ngòi Lao – Khu 3A xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập (vị trí lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho các xã của huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê) có các thông số vượt GHCP từ 1,76÷2,9 lần; về phía hạ lưu, chất lượng nước Ngòi Lao đã được cải thiện, chỉ còn thông số COD vượt 1,17 (vị trí tại khu 3B, xã Mỹ Lung) và vượt 1,02 lần tại vị trí gầm cầu dây văng – Khu 5 xã Mỹ Lung Kết quả phân tích chất lượng nước ngòi Lao thực hiện trong tháng 7/2020 tại vị trí đầu nguồn cho thấy thông số TSS là 36 mg/l, vượt GHCP 1,2 lần, BOD5 12,9 mg/l vượt GHCP 2.15 lần, COD 27 mg/l vượt GHCP 1,8 lần.

- Suối Cái: Nguồn nước suối Cái là nguồn nước chính phục vụ cho đời

sống sinh hoạt, tưới tiêu của các hộ dân tại xã Yên Lương, Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên do nhà máy giấy ở thượng nguồn (tại Hòa Bình) không đáp ứng yêu cầu xả thải nên làm ảnh hưởng chất lượng nước của dòng suối Mặc dù đã có công văn yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng tới nay công ty trên vẫn chưa khắc phục xử lý.

Trang 16

- Chất lượng nước trong các ao, hồ: Do ảnh hưởng của công nghiệp, dịch

vụ, đô thị, các đầm hồ là nơi tiếp nhận nước thải công nghiệp và một phần nước thải dịch vụ đô thị một số các hồ, đầm này đã, đang và tiếp tục bị ô nhiễm về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các kim loại nặng như: Đầm Sen thành phố Việt Trì, hồ xã Phú Nham huyện Phù Ninh, suối Phai Quan huyện Thanh Ba, đầm Lao xã Thanh Vinh thị xã Phú Thọ… Qua kết quả quan trắc phân tích năm 2019 và đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp, đô thị, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh, cho thấy: Nhìn chung tại hầu hết các điểm quan trắc, thông số trung bình năm 2019 cao hơn so với năm 2016, 2017, 2018 và giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1, cụ thể: Thông số COD vượt giới hạn cho phép từ 1,25÷5,73 lần, BOD5 vượt giới hạn cho phép từ 1,52÷6,93 lần, TSS vượt giới hạn cho phép từ 1,17÷1,93 lần, NH4+-N vượt giới hạn cho phép từ 1,29÷2,86 lần Kết quả phân tích thực hiện trong tháng 7/2020 cho thấy thông số BOD5 vượt GHCP từ 1,02÷4,08 lần; thông số COD vượt GHCP từ 1,17÷3,4 lần; thông số NH4+-N vượt GHCP từ 1,27÷4,57 lần; các thông số khác nằm trong GHCP.

Như vây, qua các số liệu quan trắc giai đoạn 2016 - 2019 cho thấy tình hình ô nhiễm các nguồn nước sông ngày càng phức tạp mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất CN, khai thác khoáng sản, giao thông đường thuỷ, nước thải bề mặt, đô thị, dịch vụ Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm liên vùng, liên tỉnh Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cần quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên sông Lô, sông Đà; cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, thị tứ; yêu cầu các cơ sở sản xuất CN cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trước khi thải ra các lưu vực sông, đầm hồ Bên cạnh đó, việc ngăn ngừa, giám sát các vấn đề ô nhiễm liên vùng cần được quan tâm và giải quyết dứt điểm.

1.3.2 Nguồn nước ngầm

Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có trữ lượng, tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình tương đối bằng, thấp còn trên các khu vực có địa hình đồi núi cao ít có khả năng cung cấp nước ngầm Tổng hợp kết quả tính toán trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ là 2.213.810 m3/ngày Trong đó tầng chứa nước Pleistocen có trữ lượng tiềm năng là 1.305.201 m3/ngày; chiếm 59% trữ lượng tiềm năng toàn tỉnh Theo đơn vị hành chính, kết quả tính toán cho thấy huyện Lâm Thao có trữ lượng tiềm năng lớn nhất là 402.551 m3/ngày; thị xã Phú Thọ có trữ lượng nhỏ nhất là 21.834m3/ ngày Các huyện Phù Ninh, Tam Nông và thành phố Việt Trì cũng có trữ lượng

Trang 17

tiềm năng lớn, đặc biệt là trữ lượng cuốn theo từ tầng chứa nước Pleistocen (qp) Kết quả tính toán tiềm năng nước dưới đất cho từng đơn vị hành chính trên địa

Trang 18

Hình 0.9 Diễn biến nồng độ độ cứng trong nước ngầm trên địa bàn tỉnh

Hình 0.10 Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong nước trên địa bàn tỉnhPhú Thọ

Qua hiện trạng và diễn biến môi trường nước nước dưới đất trong toàn tỉnh, thấy rằng: Trữ lượng nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khá phong phú, có thể khai thác thuận lợi ở các tầng nông sâu khác nhau bằng cả giếng khoan và giếng đào Tại khu vực huyện Đoan Hùng và huyện Cẩm Khê do kết cấu địa chất của vùng, trong đất hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ cao, tạo thành các muối tan trong nước, làm cho nước ở đây có độ cứng rất cao Bên cạnh đó kết quả quan trắc môi trường cho thấy nồng độ amoni (NH4+-N) trong khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp vượt từ 1,06÷2,2 lần TCCP

1.3.3 Đánh giá nguồn nước đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn

1.3.3.1 Vùng đồng bằng

Vùng đồng bằng nằm hoàn toàn trên phần đồng bằng ven ba sông lớn, nước ngầm được đánh giá là có trữ lượng khá nhưng còn một số vị trí bị ô nhiễm cục bộ, trong đó chủ yếu là nguồn nước ngầm trong các đới trầm tích Nguồn nước

Trang 19

mặt tương đối phong phú tuy nhiên hiện nay ở sau cửa xả của các nhà máy, các khu công nghiệp nguồn nước đang bị ô nhiễm.

1.3.3.2 Vùng trung du

Nguồn nước ngầm chủ yếu là nước khe nứt trong các thành tạo địa chất khác nhau hoặc trong các đới nứt nẻ Tiềm năng nước ngầm toàn vùng tương đối lớn nhưng phân bố không đều Để có thể xây dựng các công trình khai thác nước ngầm tập trung trong các vùng này đòi hỏi phải nghiên cứu từng bước từ thăm dò đến khai thác, chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu xây dựng công trình khai thác lớn hơn Nguồn nước ngầm trong các đới chứa nước gần bề mặt địa hình tuy không lớn nhưng phân bố rộng và gần như phủ khắp toàn vùng, với một công trình khai thác kiểu giếng đào có thể đáp ứng các nhu cầu khai thác cung cấp nước sinh hoạt với phạm vi hộ gia đình hoặc một vài hộ gia đình Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước ngầm trong các đới chứa nước gần bề mặt này dễ bị biến đổi theo mùa hoặc bị ô nhiễm bởi các nguồn nhiễm bẩn trên bề mặt Nguồn nước mưa và các nguồn nước mặt tương đối khá và có chất lượng tốt hơn so với vùng đồng bằng và có thể khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn ở các khu vực mà việc khai thác nguồn nước ngầm không đảm bảo.

1.3.3.3 Vùng miền núi

Nguồn nước ngầm ở đây cũng tương tự vùng trung du, chủ yếu là nước khe nứt trong các thành tạo đá rắn chắc, phần lớn diện tích được đánh giá là nghèo nước Nguồn nước ngầm trong các đới nứt nẻ gần bề mặt có thể đáp ứng các nhu cầu cấp nước với quy mô gia đình với hình thức đào giếng Tuy nhiên, ở nhiều khu vực cao độ mực nước trong giếng dao động nhiều theo các mùa trong năm, gây khó khăn trong việc xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ Nguồn nước mặt chủ yếu có từ các khe, suối và các hồ chứa thuỷ lợi trữ lượng tương đối lớn chất lượng tốt tuy nhiên phân bố không đều Trong vùng này các nguồn nước dạng mạch lộ ở nhiều nơi rất phổ biến và thích hợp cho việc xây dựng các công trình cấp nước tự chảy.

Trang 20

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình dự án về cấp nước sạch đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các chương trình về nước sạch nông thôn được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, nhận thức và nhu cầu sử dụng nước từ các công trình cấp nước sạch của nhân dân có chuyển biến tích cực Số hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh tăng nhiều nhờ được đầu tư công trình nước sạch: Từ 69,36% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2010 đã tăng lên 98% (năm 2020) với các tiêu chí đánh giá về số lượng 60lít/người.ngày và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh Tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu trong quy hoạch đã được phê duyệt (mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt là đến năm 2020 tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%).

Trên địa bản tỉnh Phú Thọ, nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và dịch vụ được cung cấp bởi các công trình khai thác nước tập trung tại các khu đô thị, thành phố, thị trấn, các công trình khai thác nước đơn lẻ như giếng khoan, giếng đào và các công trình cấp nước nông thôn, phục vụ cho các hộ gia đình Lượng nước cung cấp được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: nước mưa, nước mặt và nước dưới đất.

Thống kê nhu cầu sử dụng nước như sau:

- Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch 34,38%; trong đó, từ CTCN tập trung nông thôn đạt 24,62%, nguồn nước khác đạt 9,76%; - Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%;

- Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh: 93,37%;

- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước HVS: 94,7%; - Tổng số người dân được cấp nước tăng thêm trong năm: 59.370 người; - Tình hình triển khai thực hiện Thông tư 41/2018/BYT của Bộ Y tế: Trong năm 2020 Sở Y tế tỉnh đã xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, đang chờ xin ý kiến các Bộ để ban hành và thực hiện.

- Các giải pháp, hoạt động triển khai để nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung và nâng cao chất lượng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ:

+ Tỉnh có văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình; đặc biệt

Trang 21

chú trọng công tác bảo vệ khu vực đầu nguồn nước; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý khai thác công trình; tổ chức phổ biến giáo dục, hướng dẫn nhân dân, học sinh tham gia bảo vệ công trình, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước;

+ Hướng dẫn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các đơn vị quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, chuyển dần từ hình thức phục vụ cấp nước sang dịch vụ cấp nước, phát huy tối đa năng lực của công trình, đảm bảo tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý khai thác công trình;

+ Tuyên truyền về vệ sinh môi trường, nguồn nước, hướng dẫn người dân về các biện pháp xử lý, trữ nước, sử dụng nước an toàn cho gia đình, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt;

+ Sở Y tế tỉnh thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng nước định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

2.1 Cấp nước từ công trình cấp nước tập trung

Trên địa bàn tỉnh hiện có 137 công trình cấp nước tập trung nông thôn; trong đó: 37 công trình cấp nước bằng bơm dẫn; 100 công trình cấp nước tự chảy Mô hình quản lý, vận hành các công trình cấp nông thôn trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau: Doanh nghiệp quản lý 18 công trình; Hợp tác xã quản lý 22 công trình; tư nhân quản lý 01 công trình; cộng đồng quản lý 96 công trình.

Kết quả điều tra đánh giá về tình hình hoạt động của các công trình cấp nước tập trung nông thôn như sau:

+ Hoạt động bền vững: 32 công trình; 23,36%; + Hoạt động trung bình: 9 công trình; 6,56%; + Hoạt động kém hiệu quả: 63 công trình; 45,99%; + Không hoạt động: 33 công trình; 24,09%.

Thông tin cụ thể về hiện trạng các công trình cấp nước tập trung như trong

các Phụ lục 1 và 3.1 Tổng công suất thiết kế của các công trình cấp nước tập

trung là 145.601m3/ngđ, phục vụ 1.019.207 người, trong đó có 122 trạm cấp nước khai thác nguồn nước mặt với tổng lưu lượng 140.610m3/ngđ và 15 trạm cấp nước khai thác nguồn nước dưới đất với tổng lưu lượng là 4.991m3/ngđ Các công trình cấp nước đô thị tập trung ở khu vực thành phố, thị xã và thị trấn Trong đó, nhà máy nước tại thành phố Việt Trì có công suất thiết kếlớn nhất 60.000 m3/ngày.đêm.

Trang 22

2.2 Cấp nước từ công trình giếng đào

Cấp nước bằng giếng đào là hình thức cấp nước phổ biến nhất ở khu vực nông thôn Trên địa bàn nông thôn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 226.324 giếng đào; trong đó, có 161.737 giếng đào được xếp là hợp vệ sinh (chiếm tỷ lệ 71,46%) Số người dân được sử dụng giếng đào hợp vệ sinh là 936.440 người (chiếm tỷ lệ 78,97%) Huyện Cẩm Khê là huyện có số lượng người dân sử dụng giếng đào hợp vệ sinh cao nhất (85.313 người), TP Việt Trì là nơi có tỷ lệ người dân sử dụng giếng đào hợp vệ sinh thấp nhất (29,33%).

Bảng 0.2 Hiện trạng cấp nước bằng giếng đào

2.3 Cấp nước từ công trình giếng khoan

Đây là hình thức khai thác nước đang được khuyến khích sử dụng vì cho chất lượng nước khá tốt, thi công đơn giản và hiệu quả phục vụ cao Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 19.058 giếng khoan, trong đó có 13.396 giếng

Trang 23

khoan được xếp là hợp vệ sinh (chiếm tỷ lệ 70,29%) Chi tiết các hộ sử dụng giếng khoan được thống kê theo bảng sau:

Bảng 0.3 Hiện trạng cấp nước bằng giếng khoan

Số liệu thống kê cho thấy, huyện Lâm Thao là huyện có số lượng giếng khoan lớn nhất 5.480 giếng (chiếm 28,75% tổng số giếng), TP Việt Trì có số lượng giếng khoan ít nhất: 28 giếng (chiếm 0,15% tổng số giếng).

Trang 24

Hình Biểu đồ tỷ lệ số lượng giếng theo các huyện trên địa bàn tỉnh PhúThọ

2.4 Cấp nước từ nước tự nhiên, nước mưa

Hình thức này được sử dụng chủ yếu đối với các hộ gần suối, các hộ vùng đồi, núi nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc cấp nước tập trung còn chưa thực hiện được hoặc không có nguồn nước khác để thay thế.

Bảng 0.4 Hiện trạng cấp nước bằng nước tự nhiên, nước mưa

Trang 25

2.5 Giá nước và các dịch vụ liên quan

Hiện tại giá nước nông thôn trên địa bàn được UBND tỉnh được thực hiện như sau:

- Đối với các công trình cấp nước tự chảy: Một số công trình không thu tiền nước, các công trình thu theo mức khoán hàng tháng hoặc từ 500÷2.000 đồng/m3/tháng;

- Đối với các công trình cấp nước tập trung do HTX hoặc UBND xã quản lý vận hành: Mức thu từ 3.000÷8.000 đồng/m3/tháng;

- Đối với các công trình cấp nước tập trung do Công ty cổ phần cấp nước quản lý vận hành: Thu theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 Mức thu 9.300 đồng/m3/tháng.

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ chưa thực hiện cấp bù giá nước; chưa có chính sách khuyến khích xã hội hóa cấp nước và chính sách khuyến khích hỗ trợ cấp nước hộ gia đình.

Trang 26

PHẦN II:

CÁC DỰ BÁO LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔNTỈNH PHÚ THỌ

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

3.1 Các yếu tố tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 lạnh và khô.

Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua Đi cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bình hàng năm giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại khu vực đã tăng 0,7 độ C, tỉnh Phú Thọ đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán.

3.1.1 Ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán đến cấp nước SH nông thôn

Tài nguyên nước bao gồm nước trữ trên mặt đất (nước mặt) và nước trong lòng đất (nước ngầm hay nước dưới đất) Nước mặt ở trong sông , ngòi, ao, hồ và nước ở dưới đất là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người Ở Phú Thọ mưa là nguồn cung cấp chính của nước sông ngòi, ao, hồ và nước dưới đất Khi hạn hán xảy ra nước trong sông ngòi, ao, hồ, và nước dưới đất cạn kiệt, không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và duy trì phát triển bền vững của môi trường sinh thái Trong những năm gần đây nhất là 3 năm từ 2008 trở lại đây hạn hán liên tiếp sảy ra gay gắt trên diện rộng Mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa ít, lượng nước trên các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ sụt giảm nghiêm trọng, lượng nước trong các hồ, đầm cũng bị thiếu hụt rất lớn vào mùa khô dẫn đến nguồn nước ngầm mạch nông của các công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan hộ gia đình) bị ảnh hưởng Lượng nước ngầm tầng sâu cũng sụt giảm lớn cộng với việc đánh giá chất lượng, trữ lượng nguồn nước này rất phức tạp nên việc khai

Trang 27

thác nguồn nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng trở nên khó khăn hơn bên cạnh việc thiếu hụt về trữ lượng thì hạn hán cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.

3.1.2 Ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt đến cấp nước sinh hoạt nông thôn

Lượng mưa trung bình năm giảm nhưng cường độ mưa cục bộ từng trận lớn, là nguyên nhân gây ra lũ trên các sông suối; với địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, độ dốc lớn dễ gây lũ quét, sạt lở đất nhất là các huyện miền núi như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ hoà lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là các công trình nước tự chảy bị bùn, cát vùi lấp, mưa lũ cuốn trôi, dập vỡ đường ống cấp nước, các giếng đào, giếng khoan tay của các hộ dân bị ngập.

Ngoài ra, mưa lũ là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước rất nặng nề; phân, rác, nước thải bị cuốn theo từ thượng nguồn; các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ như: bãi thu gom, tập kết xử lý chất thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải bị phá hủy, phân, rác, nước thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất Nguồn gây ô nhiễm khác nữa là chất thải trực tiếp từ con người trong thời gian bị bão lũ như: phân tươi, rác sinh hoạt, nước thải Cùng với đó cũng là các nguồn ô nhiễm do cây cối, hoa màu bị chết vì bị ngâm trong nước lâu ngày; Các nguồn ô nhiễm do xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm là những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước mặt và nước ngầm tầng nông.

3.2 Các yếu tố kinh tế xã hội

3.2.1 Dân số nông thôn

Theo dự báo dân số nông thôn tỉnh Phú Thọ năm 2050 sẽ giảm 354.100 người so với năm 2020 (1.206.300 người) Bên cạnh đó việc dịch chuyển dân số không đồng đều giữa các vùng miền theo xu hướng tăng dân số tại các vùng phát triển nhanh về công nghiệp và dịch vụ sẽ gây khó khăn cho việc quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Bảng 0.5 Dự báo dân số nông thôn tỉnh Phú Thọ tới năm 2050

Trang 28

Theo dự báo trong giai đoạn 2021-2030 cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ chuyển dịch theo hưởng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Nhiều khu công nghiệp mới sẽ hình thành, nhiều nhà máy công nghiệp, chế biến nông lâm sản, thực phẩm sẽ đi vào hoạt động như vậy sẽ kéo theo các nguồn gây ô nhiễm về nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước Bên cạnh đó kinh tế phát triển, đời sống nhân dân vùng nông thôn được nâng cao, lượng chất thải sinh hoạt sẽ từ đó tăng lên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước.

Trang 29

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂNĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

4.1 Thuận lợi

Chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, xác định là một trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia để làm đòn bẩy thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Cung cấp đầy đủ nước hợp vệ sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể Chương trình xây dựng nông thôn mới của cả nước

Tỉnh Phú Thọ là một trong những tỉnh sớm tham gia và quan tâm thực hiện Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; Chương trình được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh hưởng ứng thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3 sông lớn chảy qua là: sông Lô, sông Thao và sông Đà với 2 chi lưu là sông Chảy, sông Bứa, nhiều suối, ngòi chằng chịt và các hồ chứa tự nhiên, nhân tạo Vì vậy nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh được đánh giá là khá dồi dào.

Trong những năm gần đây khoa học, công nghệ trong lĩnh vực xây dựng công trình và xử lý nguồn nước sinh hoạt phát triển đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt.

Công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn được quan tâm thực hiện từ đó nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong việc xây dựng, giữ gìn và sử dụng nguồn nước

4.2 Khó khăn

Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta gây suy giảm nguồn nước tự nhiên cả về trữ lượng và chất lượng.

Địa hình tỉnh Phú Thọ bị chia cắt nhiều, dân cư nhất là vùng nông thôn sống phân tán gây khó khăn cho việc cấp nước.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo, khả năng huy động vốn đóng góp của nhân dân thấp; tỉnh không bố trí được ngân sách địa phương cho Chương trình Việc đầu tư của người dân cho các công trình cấp nước và VSMT còn rất hạn chế.

Trang 30

PHẦN III:

QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌTHỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN5.1 Quan điểm quy hoạch

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch, chiến lược khác có liên quan; làm cơ sở đầu tư phát triển cấp nước cho vùng nông thôn một cách bền vững, ưu tiên theo hướng hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các vùng, các ngành; kết nối với cấp nước đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong việc đầu tư xây dựng công trình;

- Phát huy tối đa các nguồn lực của toàn xã hội, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ; đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cấp nước vùng nông thôn phù hợp với quy định;

- Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt, không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Ưu tiên phát triển các công trình cấp nước tập trung cho vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, các vùng ô nhiễm nguồn nước, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu, áp dụng các loại hình công trình cấp nước phù hợp với từng địa bàn; từng bước giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân với chất lượng theo quy chuẩn của bộ Y tế và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo chỉ tiêu 17.1 trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn tới.

5.2 Mục tiêu quy hoạch

5.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Làm cơ sở trong việc quản lý, điều hành, chỉ đạo về phát triển cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh; lập và xây dựng các kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm; xây dựng các chương trình dự án để thực hiện các mục tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn;

Trang 31

- Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bảo vệ nguồn nước và môi trường nhằm đảm bảo phát triển nguồn nước bển vững; nâng cao tỷ lệ các công trình cấp nước hoạt động bền vững và cải thiện chất lượng nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa và dịch vụ cấp nước từng bước đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho người dân nông thôn;

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của dân cư nông thôn do các điều kiện hạn chế về cung cấp nước sinh hoạt kém chất lượng gây ra Nâng cao điều kiện sống của người dân nông thôn thông qua việc cải thiện các dịch vụ cấp nước đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ý thức của cộng đồng trong việc xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình cấp nước và nguồn nước.

5.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Rà soát, phân tích lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, dự báo nhu cầu,

công suất hệ thống cấp nước phù hợp với khu vực quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Đề xuất phương án hệ thống cấp nước, xác định vị trí xây dựng các công

trình đầu mối cấp nước.

- Đến năm 2030: Trên 98% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 50% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN với số lượng tối thiểu 60 lít ngày/người;

- Tầm nhìn đến năm 2050: Trên 99% dân cư nông thôn được sử dụng nước

hợp vệ sinh; trên 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN với số lượng tối thiểu 80-100 lít ngày/người

5.3 Nhiệm vụ

- Đảm bảo xây dựng quy hoạch nguồn nước và hệ thống sản xuất cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2050.

- Huy động xã hội hoá nguồn lực đáp ứng nhu cầu mục tiêu cấp nước sinh hoạt nông thôn đã đề ra.

- Phát triển hiện đại hoá hệ thống sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, tiến tới đồng bộ và gắn kết với hệ thống cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của đô thị.

- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn theo nguyên tắc gắn việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn với hệ thống nước đô thị và tận dụng nguồn nước dư thừa của một số công trình thuỷ lợi lớn ( hồ, đập có quy mô lớn, có nguồn

Trang 32

nước đủ cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt ), trên cơ sở đó xây dựng các công trình cấp nước tập trung, cải tạo, mở rộng các công trình hiện có, hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng hình thức khoan và đào giếng.

- Xã hội hoá, phát triển thị trường nước sinh hoạt phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội Tập huấn nâng cao trình độ quản lý vận hành công trình và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Ứng dụng khoa học công nghệ mới và kỹ thuật cho các mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, xem xét đến các yếu tố cực đoan trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho dân nông thôn toàn tỉnh Phú Thọ theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới cho thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu cụ thể đã đề ra.

5.4 Lựa chọn phương án quy hoạch

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm phân bố dân cư nông thôn, tình hình nguồn nước và giải pháp công trình, giải pháp công nghệ cấp nước có 3 phương án quy hoạch như sau:

1 Phương án 1: Phương án Quy hoạch cấp nước tập trung.

Đầu tư xây dựng các nhà máy nước tập trung có quy mô, công suất lớn cấp nước sinh hoạt cho nhiều xã hoặc liên huyện, chất lượng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn Quốc gia:

2 Phương án 2: Phương án Quy hoạch cấp nước phân tán.

Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước phục vụ cho một nhóm hộ gia đình hoặc một số khu dân cư nằm trong phạm vi một xã.

3 Phương án 3: Phương án cấp nước kết hợp giữa tập trung và phân tán.

Ưu tiên lựa chọn và bố trí các công trình cấp nước có quy mô liên xã, liên huyện nếu có đầy đủ các điều kiện như: nguồn nước, địa hình phù hợp, mật độ dân cư đông đúc Đối với những vùng nguồn nước khó khăn, địa hình chia cắt, dân cư phân tán đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô nhỏ phục vụ trong phạm vi 1 xã kết hợp cải tạo công trình cấp nước quy mô hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào để đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh.

So sánh lựa chọn phương án quy hoạch

- Phương án cấp nước tập trung.

Trang 33

+ Phương án này có tính chuyên môn hóa cao, tuy nhiên nó không phù hợp với những vùng có địa hình bị chia cắt, dân cư không tập trung vì vậy suất đầu tư sẽ lớn, chi phí quản lý vận hành cao.

+ Tần suất đảm bảo cấp không cao, khi có sự cố không có nguồn nước phân tán hỗ trợ.

- Phương án cấp nước phân tán: Phương án này xây dựng những công trình có quy mô nhỏ, manh mún vì vậy phải xây dựng nhiều công trình đầu mối chi phí đầu tư xây dựng cao hơn so với phương án 1 và khó khăn cho công tác quản lý vận hành.

- Phương án cấp nước tập trung kết hợp phân tán (tập trung là cơ bản).

+ Ở những vùng có nguồn nước dồi dào, dân cư tập trung địa hình bằng phẳng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung để giảm chi phí xây dựng công trình đầu mối, giảm chi phí quản lý vận hành, đảm bảo khai thác công trình lâu dài bền vững.

+ Đối với các vùng địa hình chia cắt, nguồn nước khó khăn, dân cư không tập trung thì đầu tư xây dựng những công trình cấp nước có quy mô nhỏ phục vụ trong phạm vi 1 xã để giảm suất đầu tư /1 người dân và thuận lợi cho việc quản lý vận hành, kết hợp cải tạo giếng đào, giếng khoan của các hộ gia đình để đảm bảo cấp nước hợp vệ sinh.

+ Hướng ưu tiên cơ bản là tập trung đầu tư xây dựng các công trình cấp nước liên xã, liên huyện chỉ thực hiện xây dựng các công trình cấp nước quy mô nhỏ ở những nơi không có điều kiện Khi đủ điều kiện liên kết giữa các dự án tập trung với nhau để hình thành mạng lưới cấp nước có quy mô hiện đại.

+ Tần suất đảm bảo cấp cao, các CT hỗ trợ nhau khi có sự cố xảy ra.

Từ những phân tích đánh giá trên, phương án cấp nước được lựa chọn có nhiều ưu điểm nhất là phương án 3: Phương án cấp nước kết hợp giữa tập trung và phân tán.

5.5 Xác định nguồn nước và tính toán toán cân bằng nước

5.5.1 Tính toán nhu cầu cấp nước

5.5.1.1 Nhu cầu dùng nước sinh hoạt

Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt trong từng thời kỳ, và số dân đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Tính toán xác định nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho dân nông thôn theo từng thời kỳ như sau:

Trang 34

- Tiêu chuẩn tính nước sinh hoạt: Lượng nước cấp đảm bảo theo Tiêu

chuẩn TCXDVN 33:2006 “Cấp nước Mạng lưới đường ống và công trình

-Tiêu chuẩn thiết kế” là: 60 lít/người.ngày đêm.

- Nhu cầu dùng nước sinh hoạt được tính cho 2 thời kỳ để đầu tư xây dựng công trình: gồm giai đoạn: 2020 đến 2030 và 2031 đến 2050.

5.5.1.2 Các nhu cầu dùng nước khác

Theo Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 các nhu cầu dùng nước khác được tính như sau:

- Nước dịch vụ: Tính bằng 10% nước sinh hoạt - Nước thất thoát: Tính bằng 10% nước sinh hoạt.

- Nước cho yêu cầu riêng của từng làng nghề, xí nghiệp công nghiệp ở nông thôn: Tính bằng 10% nước sinh hoạt.

- Nước cho giáo dục: Trên cơ sở số trường học cần thiết, với số học sinh và nhu cầu dùng nước cho từng thời kỳ theo quy định tính bằng 4% lượng nước sinh hoạt.

- Lượng nước cho y tế: Lượng nước dùng cho y tế cần cho các giai đoạn tính bằng 1% lượng nước sinh hoạt.

Như vậy để tính nhu cầu dùng nước khác cho các công trình cấp nước cần đầu tư xây dựng cho những năm tiếp theo được tính bằng 35% nước sinh hoạt.

5.5.2 Xác định nguồn cấp

5.5.2.1 Kết nối với hệ thống cấp nước đô thị

Tận dụng công suất dư thừa kết hợp nâng cấp công trình đầu mối của các nhà máy nước đô thị để đấu nối mở rộng phạm vi phục vụ ra các xã vùng nông thôn lân cận như: Nhà máy nước Việt Trì, Nhà máy nước Thị xã Phú Thọ, Nhà máy nước thị trấn Hạ Hoà, Nhà máy nước thị trấn huyện Cẩm Khê, Nhà máy nước thị trấn Đoan Hùng, Nhà máy nước Xuân Lộc - huyện Thanh Thuỷ.

5.5.2.2 Nguồn nước lấy từ các dòng chính

Các dòng chính trên địa bàn tỉnh là 3 sông lớn: sông Đà, sông Thao và sông Lô, ngoài ra lấy nước từ các sông nhỏ và ngòi lớn trên địa bàn tỉnh để cấp nước sinh hoạt.

Trang 35

5.5.2.3 Nguồn nước của một số hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 hồ chứa có đủ lượng nước để cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp đó là: Hồ Ao Châu, hồ Ngòi Vần - huyện Hạ Hoà; hồ Thượng Long được tiếp nước từ đập Thông Chim - huyện Yên Lập.

Ngoài ra một số hồ, đập đang dự kiến xây dựng có nguồn nước dồi dào đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt là: hồ Hàm Kỳ - Hạ Hoà, Đập ngòi Lao, đập ngòi Giành – Yên Lập.

5.5.2.4 Nguồn tự chảy từ khe, suối

Lấy nước từ các suối thượng nguồn thuộc khu vực các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập.

5.5.2.5 Khai thác nước ngầm

Đối với các xã xa các hệ thống công trình thủy lợi, xa các công trình cấp

nước đô thị khó khăn trong việc kết nối với các công trình cấp nước tập trung lớn buộc phải khai thác nguồn nước ngầm để cấp cho sinh hoạt.

Phân vùng cấp nước

Nguyên tắc phân vùng

Cấp nước sinh hoạt nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để phân vùng cần phải dựa vào các yếu tố chính như sau:

- Theo vùng địa lý, địa hình - Theo tiềm năng các nguồn nước - Theo mật độ dân cư.

- Theo mức độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng tiếp cận công nghệ.

a) Theo vùng địa lý và đặc điểm địa hình :

Mỗi vùng địa lý, địa hình có những đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp và loại hình công trình cấp nước Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của tỉnh có thể chia thành 03 vùng như sau :

- Vùng núi cao : Nước ngầm hạn chế, các giếng đào phải gia cố thành và sân giếng, thuận lợi cho việc xây dựng các hệ thống dẫn nước tự chảy.

- Vùng đồng bằng thung lũng thềm sông suối : Nước mặt khá phong phú nhưng ít có điều kiện dẫn nước bằng hệ thống tự chảy; nước ngầm chỉ khai thác được ở lớp vỏ phong hóa với quy mô nhỏ lẻ, các giếng đào phải gia cố toàn bộ thành giếng và sân giếng.

Trang 36

b) Theo mật độ dân cư : Được phân chia theo 3 mức độ sau :

- Mật độ dân số thấp dưới 50 người /km2.

- Mật độ dân số trung bình : 51100 người /km2 - Mật độ dân số cao : Từ 101 người/km2 trở lên.

c) Theo mức độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng tiếp cận công nghệ :

Chia thành 3 khu vực :

- Khu vực kinh tế xã hội phát triển cao.

- Khu vực kinh tế xã hội phát triển trung bình - Khu vực kinh tế xã hội phát triển thấp.

d) Theo tiềm năng nguồn nước:

Nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt bao gồm nước mưa, nước mặt, nước ngầm được phân theo 4 mức, trên cơ sở đánh giá về trữ lượng, phân bố theo không gian, thời gian và khả năng khai thác.

- Khu vực có nguồn nước phong phú - Khu vực có nguồn nước trung bình - Khu vực có nguồn nước nghèo.

5.5.3 Phân vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ

Để thuận lợi cho việc bố trí hệ thống và xác định quy mô, công suất các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh, vùng cấp nước được phân thành 3 vùng sau:

Vùng I - Vùng đồng bằng và ven các đô thị: bao gồm các xã ven đô thị và

các xã ven sông Thao, Sông Đà, Sông Lô, Sông chảy, Sông Bứa nằm tập trung ở: huyện Lâm Thao, TP Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Thuỷ và một phần của các huyện: Tam Nông, Cẩm Khê, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Ba Nguồn cấp chủ yếu là các sông lớn, nhỏ và các đầm tự nhiên.

Vùng II - Vùng trung du (vùng đất giữa có địa hình bán sơn địa): bao

gồm các xã có địa hình chia cắt bởi các cánh đồng nhỏ lẻ nằm xen kẹp giữa các quả đồi, gò thấp nằm tập trung ở một phần của các huyện: Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba Nguồn cấp chủ yếu là các sông, ngòi, đầm tự nhiên và một số các hồ đập có lượng nước đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Trang 37

Vùng III- Vùng miền núi: Tập trung ở các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn,

Yên Lập, một phần của các huyện: Hạ Hoà, Đoan Hùng Nguồn cấp chủ yếu là các suối lớn, nhỏ và một số công trình thuỷ lợi có lượng nước đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Hình 0.11 Bản đồ phân vùng cấp nước sạch nông thôn tỉnh Phú Thọ

Trang 38

5.5.4 Tính toán cân bằng nước

- Qđến: Dòng chảy đến tại nút tính toán của lưu vực sông suối (m3/s) - Qdùng: Lưu lượng nước dùng tại nút tính toán (m3/s).

- Wđến: Tổng lượng dòng chảy đến tại nút tính toán của lưu vực (106m3/s).

- Wdùng: Tổng lượng nước dùng tại nút tính toán (106m3/s).

+ Qdùng = Qnông nghiệp + Qcông nghiệp + Qsinh hoạt + Qchăn nuôi + Qthuỷ sản+ Qmôi trường + Wdùng = Wnông nghiệp + Wcông nghiệp + Wsinh hoạt + Wchăn nuôi + Wthuỷ sản+Wmôi trường

+ Qnông nghiệp = Qmr/ = qi x Fi/ + Wnông nghiệp = Wmr/ = mi x Fi/ Trong đó:

+ Wmr, Qmr: Tổng lượng và lưu lượng nước cần tại mặt ruộng + : Hệ số tổn thất (ngấm và bốc hơi) Lấy  = 0,65.

+ qi: Hệ số tưới tại mặt ruộng trong thời đoạn tính toán (l/s.ha) + mi: Mức tưới tại mặt ruộng trong thời đoạn tính toán (m3/s.ha).

+ Fi: Diện tích gieo trồng sử dụng nước trong thời đoạn tính toán (ha) Dựa theo kết quả tính toán nhu cầu dùng nước của các ngành, theo các giai đoạn: hiện tại, đến năm 2030 và đến 2050.

Cân bằng giữa lượng nước đến còn trữ lại ở các ao, hồ, đầm, lượng nước có trên các dòng chảy của sông, suối với lượng nước dùng theo thời đoạn sau khi trừ đi các nhu cầu của nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác, bao gồm (W và Q) cho từng lưu vực sông suối, từng vùng nghiên cứu theo kịch bản nước đến ít (P = 50%) và nước đến trung bình (P=85%).

Trang 39

5.5.4.2 Kết quả tính toán

a Nhu cầu dùng nước

Kết quả dự báo nhu cầu nước tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn quy hoạch cho thấy nhu cầu nước tăng khoảng 1,17 lần theo các giai đoạn từ 491,99 triệu m3 (năm 2030) đến 575,55 triệu m3 (năm 2050).

Tổng hợp nhu cầu nước theo các giai đoạn quy hoạch của các ngành cụ thể 9 Huyện Tam Nông2,00 3,16 4,80 1,02 1,61 2,45 3,69 7,71 11,28 28,85 28,07 26,8610 Huyện Lâm Thao2,52 4,22 6,53 1,28 2,15 3,33 0,87 1,24 1,24 28,14 26,73 25,1111 Huyện Thanh Sơn3,09 5,07 7,81 1,58 2,58 3,98 0,44 0,93 4,51 35,43 34,00 32,3412 Huyện Thanh Thủy1,93 3,08 4,71 0,99 1,57 2,40 0,73 0,92 0,92 27,96 22,92 22,1413 Huyện Tân Sơn1,91 2,97 4,43 0,97 1,51 2,26 0,22 0,66 0,66 26,42 27,54 26,24

Tỉnh Phú Thọ37,34 62,00 95,57 19,02 31,58 48,68 23,29 50,25 75,37 386,08 375,13355,92

- Tổng hợp nhu cầu nước theo từng địa phương:

Bảng 0.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước theo từng địa phương

Trang 40

STTHuyện, thị xã, thành phốHiện tạiNăm 2030Năm 2050

- Nhu cầu sử dụng nước sạch nông thôn:

Bảng 0.8 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn

Từ kết quả tính toán Bảng 0 8, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn dự báo cho các năm là:

Năm 2030: 63.006 m3/ngđ = 23 triệu m3/năm Năm 2050: 51.132 m3/ngđ = 18,66 triệu m3/năm b Tài nguyên nước

Ngày đăng: 06/04/2024, 10:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan