PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN 2050

182 0 0
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP,  THỦY SẢN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TỈNH PHÚ THỌ  THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I. CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 1 1. Vai trò của ngành sản xuất nônglâmthủy sản đến phát triển của tỉnh 2 2. Sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch 2 3. Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch 4 4. Các căn cứ làm cơ sở xây dựng quy hoạch 4 PHẦN II. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ 6 1. Điều kiện tự nhiên 7 1.1. Đặc điểm địa hình 7 1.2. Đặc điểm khí hậu 7 1.3. Tài nguyên đất 7 1.4. Tài nguyên nước 10 2. Điều kiện kinh tế, xã hội 11 2.1. Điều kiện kinh tế 11 2.2. Điều kiện xã hội 11 3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nônglâmthủy sản 12 3.1. Cơ sở hạ tầng 12 3.2. Hệ thống thị trường 13 4. Vai trò của nônglâmthủy sản trong phát triển kinh tế địa phương 14 4.1. Đánh giá chung 14 4.2. Ngành trồng trọt 14 4.3. Ngành chăn nuôi 15 4.4. Ngành thủy sản 15 5. Những biến động trong sử dụng đất 16 PHẦN III. HIỆN TRẠNG TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 19 1. Hiện trạng sử dụng đất 20 2. Hiện trạng trồng trọt 21 2.1. Theo nhóm cây trồng 21 2.2. Theo cây trồng chủ lực 21 2.3. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng theo huyện 35 3. Hiện trạng chăn nuôi 39 3.1. Chuyển dịch của sản lượng chăn nuôi và cơ cấu vật nuôi giai đoạn 2010 2020 39 3.2. Chuyển dịch của phương thức qui mô chăn nuôi của các huyện 41 3.3. Thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ chốt tại các huyện giai đoạn 20102020 44 3.4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi 50 4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 50 4.1. Chuyển dịch sản lượng thuỷ sản giai đoạn 20102020 50 4.2. Nuôi trồng thuỷ sản 51 4.3. Nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất thuỷ sản 59 4.4. Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2010 2020 60 4.5. Thực trạng chế biến và thương mại thuỷ sản giai đoạn 20102020 61 4.6. Kết quả thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư 62 4.7. Hiện trạng chính sách phát triển thủy sản Phú Thọ 62 5. Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp thủy sản, 20102020 63 5.1. Ngành trồng trọt 63 5.2. Chăn nuôi 66 5.3. Thủy sản 67 PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 20102020 70 1. Đánh giá chung 71 1.1. Ngành trồng trọt 71 1.2. Chăn nuôi 72 1.3. Thủy sản 73 2. Kết quả thực hiện quy hoạch 74 2.1. Ngành trồng trọt 74 2.2. Chăn nuôi 84 2.3. Ngành thủy sản 93 PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH PHÚ THỌ 101 1. Ngành trồng trọt 102 1.1. Cơ sở tham chiếu: các rủi do sản xuất và thị trường và lựa chọn thay đổi 102 1.2. Các cơ hội tiềm năng 105 1.3. Cơ hội và thách thức trong cạnh tranh nội địa và xuất khẩu 106 1.4. Một số đánh giá về sản xuất và nhu cầu lương thực của Phú Thọ trong tương lai 112 2. Chăn nuôi 114 2.1. Dự báo cơ hội phát triển chăn nuôi 114 2.2. Dự báo năng lực chăn nuôi và tiềm năng thị trường 114 3. Ngành thủy sản 117 3.1. Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản tỉnh phú thọ 117 3.2. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng phát triển thủy sản 118 4. Định hướng phát triển 122 4.1. Ngành trồng trọt 122 4.2. Chăn nuôi 131 4.3. Thủy sản 138 5. Giải pháp thực hiện cụm ngành nông nghiệp thủy sản 143 5.1. Khái niệm và vai trò cụm ngành NLN 143 5.2. Giải pháp tổng thể phát triển NLN 144 5.3. Giải pháp riêng cho từng lĩnh vực 145 6. Phương án quy hoạch theo lãnh thổ 153 7. Định hướng phát triển khu vực nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung 156 8. Đề xuất các các chương trình dự án cho giai đoạn 20212030 160 8.1. Trồng trọt 160 8.2. Chăn nuôi 161 8.3. Thủy sản 162 Phụ lục: Đề xuất diện tích cây trồng 2025, 2030 các huyện tỉnh Phú Thọ 164 Tài liệu tham khảo 168

Trang 1

BÁO CÁO TÍCH HỢP SỐ 1

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP,

THỦY SẢN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN 2050

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: LIÊN DANH NHÀ THẦU: HỌC VIỆN CHÍNH SÁCHVÀ PHÁT TRIỂN & VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

THUỘC DỰ ÁN: “LẬP QUY HOẠCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”

Trang 2

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Tài liệu này được gửi cho một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Phú Thọ dưới hình thức tài liệu tham vấn Đây là bản dự thảo “Phương án phát triển ngành Nông nghiệp, thủy sản và nông nghiệp sinh thái tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” Mục đích là để thảo luận và thống nhất những khía cạnh trên và nội dung này với Tỉnh vào thời gian tới Nội dung của tài liệu này có thể thay đổi và không phản ánh báo cáo hoàn chỉnh sẽ được bàn giao cho Tỉnh vào cuối Dự án.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 1

1 Vai trò của ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản đến phát triển của tỉnh 2

2 Sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch 2

3 Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch 4

4 Các căn cứ làm cơ sở xây dựng quy hoạch 4

PHẦN II TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH PHÚ

1.4 Tài nguyên nước 10

2 Điều kiện kinh tế, xã hội 11

2.1 Điều kiện kinh tế 11

2.2 Điều kiện xã hội 11

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông-lâm-thủy sản 12

2.3 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng theo huyện 35

3 Hiện trạng chăn nuôi 39

3.1 Chuyển dịch của sản lượng chăn nuôi và cơ cấu vật nuôi giai đoạn 2010 -2020 39

3.2 Chuyển dịch của phương thức & qui mô chăn nuôi của các huyện 41

3.3 Thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ chốt tại các huyện giai đoạn 2010-2020 44

Trang 4

3.4 Công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi 50

4 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 50

4.1 Chuyển dịch sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2010-2020 50

4.2 Nuôi trồng thuỷ sản 51

4.3 Nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất thuỷ sản 59

4.4 Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2010 - 2020 60

4.5 Thực trạng chế biến và thương mại thuỷ sản giai đoạn 2010-2020 61

4.6 Kết quả thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư 62

4.7 Hiện trạng chính sách phát triển thủy sản Phú Thọ 62

5 Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp & thủy sản, 2010-2020 63

1.1 Cơ sở tham chiếu: các rủi do sản xuất và thị trường và lựa chọn thay đổi 102

1.2 Các cơ hội tiềm năng 105

1.3 Cơ hội và thách thức trong cạnh tranh nội địa và xuất khẩu 106

1.4 Một số đánh giá về sản xuất và nhu cầu lương thực của Phú Thọ trong tương lai 112

2 Chăn nuôi 114

2.1 Dự báo cơ hội phát triển chăn nuôi 114

2.2 Dự báo năng lực chăn nuôi và tiềm năng thị trường 114

3 Ngành thủy sản 117

3.1 Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản tỉnh phú thọ 117

3.2 Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng phát triển thủy sản 118

4 Định hướng phát triển 122

4.1 Ngành trồng trọt 122

Trang 5

4.2 Chăn nuôi 131

4.3 Thủy sản 138

5 Giải pháp thực hiện cụm ngành nông nghiệp & thủy sản 143

5.1 Khái niệm và vai trò cụm ngành NLN 143

5.2 Giải pháp tổng thể phát triển NLN 144

5.3 Giải pháp riêng cho từng lĩnh vực 145

6 Phương án quy hoạch theo lãnh thổ 153

7 Định hướng phát triển khu vực nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Phụ lục: Đề xuất diện tích cây trồng 2025, 2030 các huyện tỉnh Phú Thọ 164

Tài liệu tham khảo 168

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Phú Thọ 20

Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo vụ tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 22

Bảng 3 Cơ cấu sản lượng vật nuôi chủ chốt theo nông hộ & trang trại năm 2020 73

Bảng 4 So sánh kết quả thực hiện hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Phú Thọ đến 2020 95

Bảng 5 Đánh giá nhu cầu lương thực 113

và năng lực sản xuất LT của Phú Thọ, 2050 113

Bảng 6 Dự báo dân số và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nội tỉnh, 2020-2050 115

Bảng 7 Dự báo tiêu thụ thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 120

Bảng 8 Ước tính chất thải phát sinh từ nuôi thâm canh và nuôi lồng, 2025-2030 121

Bảng 10 Phân bố chăn nuôi lợn tại các huyện giai đoạn 2021-2030 133

Bảng 11 Phân bố chăn nuôi gia cầm tại các huyện giai đoạn 2021-2030 134

Bảng 12 Phân bố chăn nuôi bò tại các huyện giai đoạn 2021-2030 135

Bảng 13 Các chỉ tiêu phát triển thủy sản đến năm 2025, 2030 140

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Thay đổi cơ cấu dân số Phú Thọ 2010-2020 11

Biểu đồ 2 Tổng sản phẩm theo giá hiện hành: cả nước và Phú Thọ 14

Biểu đồ 3 Giá trị sản phẩm trồng trọt: cả nước và Phú Thọ 15

Biểu đồ 4 Giá trị sản phẩm ngành thủy sản: cả nước và Phú Thọ 16

Biểu đồ 5 Biến động diện tích đất nông nông nghiệp & NTTS tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 17

Biểu đồ 6 Chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng Phú Thọ, 2010-2020 17

Biểu đồ 7 Chuyển dịch 112233 đất sản xuất nông nghiệp các huyện, 2010-2020 21

Biểu đồ 8 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 21

Biểu đồ 9 Diện tích và năng suất lúa theo huyện, 2020 23

Biểu đồ 10 Biến động diện tích, năng suất lúa theo vụ tại các huyện, 2010-2020 23

Biểu đồ 11 Diện tích và năng suất các cây lương thực khác tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 24

Biểu đồ 12 Diện tích và năng suất các cây lương thực khác theo huyện, 2020 25

Biểu đồ 13 Diện tích và năng xuất rau và đậu các loại tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 26

Biểu đồ 14 Diện tích và năng xuất rau đậu các loại theo huyện, 2020 27

Biểu đồ 15 Diện tích và năng xuất lạc, mía vừng tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 27

Biểu đồ 16 Diện tích và năng xuất lạc, mía vừng theo huyện, 2020 28

Biểu đồ 17 Diện tích và năng xuất chè, sơn tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 29

Biểu đồ 18 Diện tích và năng chè, sơn theo huyện, 2020 30

Trang 7

Biểu đồ 19 Diện tích và năng suất cây ăn quả chính tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 31

Biểu đồ 20 Diện tích cây ăn quả chính chưa thu hoạch tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 31

Biểu đồ 21 Diện tích và năng suất cây ăn quả chính theo huyện, 2020 33

Biểu đồ 22 Diện tích và năng suất cây ăn quả khác theo huyện, 2020 33

Biểu đồ 23 Diện tích trồng mới các cây ăn quả tỉnh Phú Thọ, 2010-2020 34

Biểu đồ 24 Diện tích các cây ăn quả chưa thu hoạch theo huyện, 2020 34

Biểu đồ 25 Tăng trưởng 112233 cây lương thực ở các huyện, 2010-2020 35

Biểu đồ 26 Tăng trưởng NS cây lương thực ở các huyện, 2010-2020 36

Biểu đồ 27 Tăng trưởng 112233 rau đậu và cây công nghiệp ở các huyện, 2010 - 2020 36

Biểu đồ 28 Tăng trưởng năng suất rau đậu và cây công nghiệp ở các huyện, 2010 -2020 37

Biểu đồ 29 Tăng trưởng diện tích cây ăn quả ở các huyện, 2010-2020 38

Biểu đồ 30 Tăng trưởng năng suất cây ăn quả ở các huyện, 2010-2020 39

Biểu đồ 31 Chuyển dịch cơ cấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2010-2020 40

Biểu đồ 32 Chuyển dịch cơ cấu các loài gia súc giai đoạn 2010-2020 41

Biểu đồ 33 Chuyển dịch cơ cấu đàn gia cầm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2020 41

Biểu đồ 34 Chăn nuôi trang trại 2020 42

Biểu đồ 35 Phân bố trang trại chăn nuôi tại các huyện năm 2020 42

Biểu đồ 36 Thực trạng chăn nuôi theo qui mô nông hộ tại các huyện năm 2020 43

Biểu đồ 37 Chuyển dịch qui mô đàn lợn của các huyện giai đoạn 2010-2020 44

Biểu đồ 38 Tốc độ tăng trưởng đàn lợn của huyện giai đoạn 2010-2020 45

Biểu đồ 39 Chuyển dịch số lượng gia cầm tại các huyện, 2010-2020 46

Biểu đồ 40 Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm của huyện giai đoạn 2010-2020 46

Biểu đồ 41 Chuyển dịch số lượng bò (con) tại các huyện giai đoạn 2010-2020 47

Biểu đồ 42 Tốc độ tăng trưởng đàn bò của huyện giai đoạn 2010-2020 47

Biểu đồ 43 Chuyển dịch số lượng trâu tại các huyện giai đoạn 2010-2020 48

Biểu đồ 44 Tốc độ tăng trưởng đàn trâu của huyện giai đoạn 2010-2020 48

Biểu đồ 45 Chuyển dịch số lượng dê tại các huyện giai đoạn 2010-2020 49

Biểu đồ 46 Tốc độ tăng trưởng đàn dê của huyện giai đoạn 2010-2020 49

Biểu đồ 47 Chuyển dịch sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2011 – 2020 51

Biểu đồ 48 Biến động diện tích NTTS tỉnh Phú Thọ 2011-2020 52

Biểu đồ 49 Phân bố NTTS của các huyện trong tỉnh năm 2020 52

Biểu đồ 50 Năng suất NTTS theo hình thức nuôi, 2011-2020 53

Biểu đồ 51 Chuyển dịch cơ cấu sản lượng NTTS giai đoạn 2011-2020 54

Biểu đồ 52 Biến động diện tích NTTS ao hồ nhỏ phân theo phương thức nuôi 55

Biểu đồ 53 Biến động sản lượng NTTS ao hồ nhỏ phân theo phương thức nuôi 55

Biểu đồ 54 Diện tích và sản lượng NTTS ao hồ nhỏ năm 2020 phân theo huyện 55

Biểu đồ 55 Số lồng nuôi và sản lượng cá nuôi theo hình thức lồng bè năm 2020 57

Trang 8

Biểu đồ 56 Diễn biến sản xuất con giống thủy sản, 2011-2020 59

Trang 9

Biểu đồ 76 So sánh kết quả quy hoạch – thực hiện chăn nuôi trâu của các huyện năm

2015 & 2020 88

Biểu đồ 77 Kết quả chăn nuôi dê, 2015 - 2020 88

Biểu đồ 78 Kết quả chăn nuôi thỏ, 2015 - 2020 89

Biểu đồ 79 Tỷ lệ các vật nuôi chủ chốt theo qui mô trạng trại theo huyện, 2020 89

Biểu đồ 80 Diện tích bưởi ở một số nước Châu Á 106

Biểu đồ 81 Năng suất bưởi ở một số nước Châu Á 107

Biểu đồ 82 diện tích chè một số nước Châu Á 108

Biểu đồ 83 năng suất chè một số nước Châu Á 108

Biểu đồ 84 diện tích chuối một số nước Châu Á 110

Biểu đồ 85 năng suất chuối một số nước Châu Á 110

Biểu đồ 86 diện tích và năng suất một số cây ăn quả, cây công nghiệp tại Việt Nam 111

Biểu đồ 87 diện tích và năng suất một số cây ăn quả, cây công nghiệp tại một số tỉnh lân cận Phú Thọ 112

Trang 10

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

DSO Chi cục thống kê

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

NSLĐ Năng suất lao động

WB Ngân hàng Thế Giới (WorldBank)

Trang 11

PHẦN I

CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH QUYHOẠCH

Trang 12

1 Vai trò của ngành sản xuất nông-lâm-thủy sản đến phát triển của tỉnh

Phần lớn dân số Phú Thọ sống ở vùng nông thôn và mưu cầu cuộc sống từ các hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản Phúc lợi cho đại đa số nhóm dân này chỉ có thể được đảm bảo bền vững trên cơ sở duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản Nông-nông-lâm-thủy sản cung cấp các đầu vào trực tiếp cho phát triển đa dạng các ngành nghề khác như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (dưới dạng thực phẩm hoặc nguyên liệu thô): đặc biệt là trồng trọt và lâm nghiệp chính là vành đai xanh thực hiện hàng loạt chức năng hỗ trợ sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp này, cũng như phúc lợi xanh cho toàn dân Phú Thọ (điều hòa không khí, giảm áp lực ô nhiễm, làm sạch nguồn nước, giảm áp lực thiên tai…).

2 Sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc với giới hạn tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ bắc và từ 104048’ đến 105027’ kinh độ đông Tỉnh Phú Thọ có phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp các tỉnh Sơn La, Yên Bái Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, chiếm 1,1% diện tích cả nước và dân số trung bình năm 2020 là 1.481.884 người, chiếm 1,5% dân số cả nước1 Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn), 1 thị xã Phú Thọ và 1 thành phố trung tâm của tỉnh (Tp Việt Trì), 225 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 17 phường, 11 thị trấn và 197 xã Với đặc thù địa hình trung du miền núi, phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đất đồi núi và đất dốc chiếm 64,52% tổng diện tích, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên (PhuThoDSO, 2019) Đặc điểm địa hình chia cắt mạnh góp phần tạo ra lợi thế đa dạng về điều kiện sinh thái giúp Phú Thọ có thể phát triển đa dạng các cây con Đặc điểm địa hình này cũng có thể là lợi thế trong việc quy hoạch và quản trị phát triển nông nghiệp theo blocks hợp nhất và liên hoàn trong tương lai Mặc dù vậy, địa hình chia cắt cũng ảnh hưởng đến giao thông và các hoạt động giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Năm 2018, Phú Thọ có lực lượng lao động 854,2 nghìn người, trong đó có 42% lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản (PhuThoDSO, 2014;2017;2019).

Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng Đây là vị thế thuận lợi cho tỉnh trong giao thương công nghệ, thông tin, hàng hóa và các hoạt động văn hóa, xã hội khác.

Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ duy trì ổn định, quy mô kinh tế ngày càng được mở rộng, duy trì được mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước Đến năm 2020, quy mô GRDP của tỉnh đạt 75,3 nghìn tỷ đồng, gấp 3,4 lần năm 2010 Giai đoạn 2016-2020, kinh tế của Tỉnh tăng trưởng bình quân đạt 7,61%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5,77%/năm trong giai đoạn 2011-2015, gấp 1,2 lần mức tăng

1 Tỷ trọng diện tích và dân số năm 2020 của tỉnh Phú Thọ so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần lượt là

Trang 13

trưởng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn và cao hơn so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh là 7,5%/năm.

Tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2020 là 4,88%/năm, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 8,97%/năm, ngành dịch vụ đạt 5,9%/năm Năm 2018, thu nhập bình quân một lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 18,55 triệu đồng, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 85,74 triệu đồng, ngành dịch vụ đạt 88,05 triệu đồng (Thủy, Tú và cộng sự,, 2019) Sự sai khác rất lớn về thu nhập này dẫn đến sự chuyển dịch tự nguyện lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh mà còn đến chất lượng tăng trưởng các lĩnh vực khác khi mà tỷ lệ lao động được đào tạo còn rất thấp, chỉ đạt 21.8% tổng lao động (Thủy, Tú và cộng sự,, 2019) Thiếu sự tăng trưởng về chất, tốc tộ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ giảm dần từ 11,72% xuống còn 8,34%, diễn ra ở tất các các lĩnh vực kinh tế (Lợi và Lương, 2019).

Chịu tác động về áp lực môi trường ngày càng tăng do tăng cường các hoạt động sản xuất thâm canh cũng như áp lực gây ra từ các vùng lân cận, đặc biệt liên quan đến dòng chảy các con sông trên địa bàn Phú Thọ Bên cạnh đó là áp lực về chuyển dịch cơ cấu lao động (ra khỏi ngành nông nghiệp), và các áp lực thị trường (giảm giá trị cây trồng hàng năm như lúa, ngô, sắn…tăng cơ hội thị trường cây ăn quả, lâm nghiệp…) Tất cả các tác động này đặt ra thách thức cho phát triển nông-lâm-thủy sản Phú Thọ trong tương lai Sự điều chỉnh, thay đổi cơ cấu, thành phần và các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông-lâm-thủy sản là cần thiết để tăng phúc lợi cho người dân nông thôn và phát triển bền vững Các quan điểm chính đề xuất cho phát triển nông-lâm-thủy sản Phú Thọ trong tương lai là:

 Hệ thống phải có tính tự bền vững cao nhất (ở qui mô nông hộ, qui mô hợp tác xã hoặc vùng) Trong hệ thống này, tính liên hoàn và kết nối lẫn nhau giữa các thành phần sản xuất được thúc đẩy nhằm giảm thiểu các đầu tư từ bên ngoài hệ thống, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái của toàn hệ thống.

 Chìa khóa quyết định tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp là Đa dạng sinh học Theo nghĩa này, tất cả các cây trồng, kể cả cỏ dại, đều là thành phần cần thiết góp phần duy trì tính bền vững và cân bằng sinh thái của hệ thống sản xuất Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển kinh tế trên cơ sở đặc thù địa phương: một bộ các cây trồng chủ lực sẽ được lựa chọn nhằm mục đích phát triển nông sản hàng hóa cho Phú Thọ Mục tiêu này chỉ đạt được bền vững trên cơ sở những thiết kế/quản lý hệ thống cây hàng hóa trên cơ sở các nguyên tắc sinh thái (xem chi tiết phần đề xuất).

 Trồng trọt và lâm nghiệp cần phải thực hiện chức năng như vành đai xanh hoặc vùng đệm sinh học cho các hoạt động sản xuất khác: chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ… chứ không thể là thành phần góp phần gây ô nhiễm như hiện nay (do sử dụng nhiều phân, thuốc BVTV hóa học) Hạn chế việc chạy đua theo các cây trồng sinh lợi cao nhất thời – vì việc này thường sẽ dẫn đến các hậu quả môi trường và thị trường - thu hẹp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (do những lo ngại về an toàn thực phẩm) – bởi vậy, không giúp ích cho phát triển nông nghiệp Phú Thọ về lâu dài và bền vững.

Trang 14

 Đáp ứng các điều kiện thị trường trong nước và đặc biệt thị trường xuất khẩu (như chỉ dẫn địa lý; qui trình sản xuất; giám sát sản xuất và quản lý dữ liệu giám sát; các xuất bản liên quan trong nước và đặc biệt quốc tế cho các sản phẩm định hướng và thúc đẩy xuất khẩu).

3 Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch

Trên cơ sở các quan điểm phát triển bền vững đề xuất cho Phú Thọ ở phần trên, mục tiêu quy hoạch nông-lâm-thủy sản cho Phú Thọ đến 2030 và tầm nhìn 2050 bao gồm:

1 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh giai đoạn 2015-2020.

2 Xây dựng mục tiêu và định hướng cho phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh cho các giai đoạn tiếp theo trên cơ sở 02 mục tiêu chính: hiệu quả & bền vững.

3 Đề xuất một số ý tưởng về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, và các đầu tư khác góp phần hiện thực hóa các nội dung quy hoạch phát triển nông-lâm-thủy sản cho tỉnh.

4 Các căn cứ làm cơ sở xây dựng quy hoạch

 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;  Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

 Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

 Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

 Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

 Căn cứ Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017;

 Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

 Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019;

 Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

 Tờ trình số 1026/TTr-UBND tỉnh Phú Thọ ngày 18 tháng 3 năm 2020 về việc đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

 Báo cáo thẩm định số 1294/BC-HĐTĐ ngày 02 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ;

 Văn bản số 1025/UBND ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các nội dung theo Báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Trang 15

 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trang 16

PHẦN II

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

Trang 17

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Đặc điểm địa hình

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ Trung tâm tỉnh cách Hà Nội khoảng 80 km Tỉnh là nơi trung chuyển giữa vùng Đông Bắc, Đồng Bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc Đặc điểm này giúp Phú Thọ có đặc thù của vùng chuyển tiếp sinh thái (giữa đồng bằng và miền núi) bao gồm các lợi thế sinh thái mà các tỉnh lân cận không có được, đặc biệt là tiềm năng phát triển đa dạng các loại cây con, cũng như cơ hội kết nối với đa dạng thị trường tiêu thụ các tỉnh nội địa Địa hình Phú Thọ có thể chia thành 3 dạng:

Địa hình miền núi cao gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê và một phần thuộc Hạ Hòa Vùng này bao gồm các thung lũng nằm dưới chân núi cao 100 đến +150m, cao độ ruộng đất trong khoảng +30 đến +40m Vùng này có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, dịch vụ du lịch, và thủy sản cao cấp qui mô nhỏ.

Địa hình núi thấp và gò đồi bát úp xen kẽ đồng ruộng gồm các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh và một phần Tam Nông và Thanh Thủy Độ cao trung bình các gò đồi khoảng 100m Vùng đã phát triển sản xuất nông-lâm-thủy sản từ lâu đời, có mức độ xói mòn rửa trôi cao, đồng ruộng chua úng Vùng này thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản

Địa hình tương đối bằng phẳng gồm huyện Lâm Thao, Phù Ninh (vùng ven sông Lô), Tam Nông, Thanh Thủy, Việt Trì (vùng ven sông Đà) Đây là vùng có tiềm năng phát triển lúa màu, và cây công nghiệp ngắn ngày, và thủy sản nội đồng.

1.2 Đặc điểm khí hậu

Phú Thọ có khí hậu nhiệt đới gió mùa: (1) mùa mưa và nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình /năm là 230C, tổng tích ôn khoảng 8.0000C, lượng mưa trung bình /năm vào khoảng 1.600-1800mm, và độ ẩm trung bình khoảng 85-87% Tỉnh có thể được chia thành 4 tiểu vùng khí hậu: (1) Tiểu vùng I bao gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy Tiểu vùng này có nhiệt độ thấp, lượng mưa tương đối cao, và tổng tích ôn cao; (2) Tiểu vùng II bao gồm các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, bắc Thanh Ba và Cẩm Khê Tiểu vùng này có lượng mưa cao, và nhiệt độ trung bình tương đối cao; (3) Tiểu vùng III bao gồm phần phía nam huyện Thanh Ba, bắc Phù Ninh, Cẩm Khê và TX Phú Thọ Tiểu vùng này có lượng mưa thấp hơn, nhiệt độ cao và tổng tích ôn cao; (4) Tiểu vùng IV gồm các huyện Tam Nông, Lâm Thao và TP Việt Trì Tiểu vùng này có lượng mưa thấp, mùa đông lạnh, khô và kéo dài, tổng tích ôn cao Bức xạ cao và lượng mưa lớn là lợi thế rất lớn cho phát triển nông-lâm Phú Thọ Tuy nhiên, do địa hình chia cắt và hệ thống thoát nước chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng ngập úng một số nơi vào mùa mưa (Tiểu vùng I và II), và thiếu nước vào mùa khô (Tiểu vùng III và IV) Bức xạ cao cũng là cản trở đến phát triển một số cây trồng vụ hè ở vùng thấp (Ví dụ: lúa hè).

1.3 Tài nguyên đất

Theo Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh Phú Thọ đến 2020 định hướng đến 2030 (PhuThoPPC, 2016), Phú Thọ có 8 nhóm đất như sau:

Trang 18

(1) Nhóm bãi cát, cồn cát

 Diện tích: 1.579 ha, chiếm 0,45 % diện tích tự nhiên.

 Phân bố: Hạ Hoà, Lâm Thao, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba và Cẩm Khê.

(2) Nhóm đất phù sa (P) Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu

của các con sông suối lớn trong tỉnh đã tạo nên vùng đồng bằng khá màu mỡ Nhóm đất phù sa có diện tích 64.143 ha, chiếm 18,15 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và được chia ra 7 loại đất:

2.1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe)

 Diện tích: 7.348 ha (chiếm 2,08% diện tích tự nhiên)

 Phân bố ở vùng ngoài đê các con sông: sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Chảy, thuộc địa phận TP.Việt Trì, TX Phú Thọ và các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tân Sơn và Cẩm Khê Diện tích đất này hàng năm được bồi đắp phù sa, bởi vậy đất có độ màu mỡ cao

 Sử dụng: thích hợp cho phát triển rau, màu, cây dâu tằm, cây công nghiệp ngắn ngày.

2.2 Đất phù sa được bồi chua (Pbc)

 Diện tích: 968 ha (chiếm 0,27% diện tích tự nhiên) Đất này được hình thành do sự bồi đắp của sông Bứa, có nhiều ở các xã Hùng Đô, Quang Húc, Thục Luyện Địa hình loại đất này tương đối cao, do đặc điểm của sông Bứa hẹp và dốc nên diện tích được bồi rất hẹp

 Phân bố: huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn và Cẩm Khê.

 Sử dụng: trồng các loại hoa màu ngắn ngày, thu hoạch trước mùa nước lũ như: ngô, khoai, đậu đỗ, bí bầu, rau các loại Đất đặc biệt tốt cho những cây trồng phàm ăn và chịu hạn khá như ngô.

2.3 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe)

 Diện tích: 28.642 ha (chiếm 8,11% diện tích tự nhiên) Đất này được hình thành bởi sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Chảy bồi đắp Đất nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của các con sông Tuy nhiên tính chất đất không hoàn toàn đồng nhất mà có sự sai khác nhau về màu sắc về pH tuỳ theo vị trí cao thấp của cấp địa hình.

 Phân bố: các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh

 Sử dụng: thích hợp cho thâm canh tăng vụ: hai lúa một màu, rau hay cây công nghiệp ngắn ngày; nên giảm diện tích lúa, mở rộng diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo được sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa cây lương thực và cây công nghiệp và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; xây dựng những vùng chuyên canh tập trung: rau, cây thực phẩm.

2.4 Đất phù sa không được bồi chua (Pc)

Trang 19

 Diện tích: 1.363ha (chiếm 0,39% diện tích tự nhiên) Đất nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông Cũng như đất phù sa không được bồi của các hệ thống sông khác thường phân bố ở cấp địa hình cao Phẫu diện đất phân hóa khá rõ, tầng glây yếu hoặc tầng tích tụ có kết von sắt và mangan non Thành phần cơ giới của đất phụ thuộc vào sản phẩm bồi tụ.

 Phân bố: Chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông

 Sử dụng: thâm canh lúa, cần chú ý bón vôi và các loại phân khoáng, phát triển các loại cây phân xanh để nâng cao tỷ lệ mùn trong đất Xây dựng hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu chủ động để có thể cày ải, hạn chế giây.

2.5 Đất phù sa glây (Pg)

 Diện tích: 9.148 ha (chiếm 2,59% diện tích tự nhiên) Đất có nguồn gốc phù sa nhưng do phân bố ở những nơi có địa hình thấp, thoát nước kém thậm chí có nơi úng nước nên trong đất xảy ra quá trình khử là chủ đạo tạo thành tầng glây có màu xám xanh, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, đất bí chặt, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

 Phân bố: các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.

 Sử dụng: hiện được sử dụng để trồng lúa và thủy sản nội đồng

2.6 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)

 Diện tích: 2.016 ha (chiếm 0,57% diện tích tự nhiên) Đất được hình thành như các loại đất cùng nhóm nhưng do phân bố ở các địa hình cao hoặc vàn cao, có chế độ nước không đều trong năm Vì vậy, dẫn đến sự tích tụ sắt ở dạng hợp chất hóa trị cao có màu đỏ vàng trong phẫu diện, hình thành tầng loang lổ đỏ vàng

 Phân bố: các huyện thị trong tỉnh (trừ Thanh Sơn, Tân Sơn và Đoan Hùng)

 Sử dụng: ngoài 2 vụ lúa còn thâm canh, tăng vụ cây trồng cạn (rau quả vụ đông) hoặc cây họ đậu bồi dưỡng đất ở nhiều vùng còn phát triển cả cây thuốc, dâu tằm, mía, cây đặc sản và cả những cây ăn quả có giá trị

2.7 Đất phù sa ngòi suối (Py)

 Diện tích: 14.658 ha (chiếm 4,15% diện tích tự nhiên) Đất hình thành do lắng đọng của phù sa ngòi suối Khác với đất phù sa sông, phù sa ngòi suối thường có thành phần cơ giới thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật, đôi khi có lẫn cả mảnh đá nhỏ Độ phì nhiêu của loại đất này cũng rất khác biệt theo địa hình

 Phân bố: các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh  Sử dụng: hiện được sử dụng để trồng lúa và rau màu.

(3) Nhóm đất lầy (J)

 Diện tích 306 ha (chiếm 0,09% diện tích tự nhiên) Loại đất này hình thành bởi đất đồi núi xung quanh rửa trôi xuống Do ở vị trí thấp quanh năm ngập nước, quá trình glây ở đây thường rất mạnh, sự phân giải xác hữu cơ trong điều kiện yếm khí sinh ra nhiều chất độc cho cây trồng

 Phân bố: các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê, Yên Lập và thị xã Phú Thọ.

Trang 20

 Sử dụng: hiện chủ yếu sử dụng để trồng lúa 1 vụ và thủy sản nội đồng.

(4) Nhóm đất xám bạc màu (B)

 Diện tích 305 ha (chiếm 0,09% diện tích tự nhiên) Đất xám bạc màu được hình thành và phát triển ở giữa đồng bằng và trung du Đất hình thành trên các bậc thềm thấp của phù sa cổ, địa hình có dạng bằng thoải hoặc bậc thang Đất thoát nước tốt, mực nước ngầm sâu Điều kiện cơ bản để hình thành đất xám bạc màu là địa hình cao, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho quá trình khoáng hóa và rửa trôi

 Phân bố: chủ yếu ở Lâm Thao và Thanh Ba.

 Sử dụng: hiện chủ yếu phát triển cây lâm nghiệp và một số loại cây ăn quả.

(5) Nhóm đất đỏ vàng (F)

 Diện tích: 235.836 ha (chiếm 66,75% diện tích tự nhiên) Đất hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ khác nhau Phiến thạch sét, macma axit (Granit) và phù sa cổ Trên mỗi loại đá mẹ hình thành và phát triển thành các loại đất có tính chất khác nhau Ở nhóm đất này, thảm thực vật có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và đặc điểm các loại đất (tích luỹ mùn, giữ nước, chống xói mòn )

 Phân bố: rộng khắp trên các vùng đồi núi thấp ở độ cao < 900 m Nhóm đất đỏ vàng ở Phú Thọ được chia ra 4 loại đất chính: (1) Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs); (2) Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); (3) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); (4) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)

 Sử dụng: nơi ít dốc dân sản xuất nông nghiệp (trồng ngô sắn, cây ăn quả…), nơi dốc nhiều được sử dụng trồng cây lâm nghiệp

(6) Đất mùn vàng đỏ trên núi (H):

 Diện tích: 4.354ha (chiếm 1,23% diện tích tự nhiên)

 Phân bố: các khu vực có độ cao từ 900 m trở lên ở hai huyện Tân Sơn và Yên Lập  Sử dụng: lâm nghiệp

(7) Nhóm đất thung lũng (D)

 Diện tích: 25,667 ha (chiếm 7,26 % diện tích tự nhiên) Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc thung lũng kín khó thoát nước.

 Phân bố: ở tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh.

 Sử dụng: Hiện sử dụng trồng lúa, cây màu, cây công nghiệp và một số cây ăn quả.

(8) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

 Diện tích: 2.055 ha (chiếm 0,58% diện tích tự nhiên) Đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên tầng đất cứng, chặt Nhiều nơi đất rất nghèo dinh dưỡng, nhất là các chất dễ

Trang 21

1.4 Tài nguyên nước

1.4.1 Nước mặt Phú Thọ có 03 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đà và

sông Lô Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ phân bố khá đồng đều Nước sông Hồng có lượng phù sa khá, giúp tăng độ màu mỡ cho các rải đất ven sông Các sông khác lượng phù sa ít Các con sông này cung cấp nguồn nước chính cho các hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản của tỉnh Tuy nhiên, do lòng sông dốc, nhiều đoạn hẹp và bị bồi lắng do xói mòn rửa trôi, cản trở dòng chảy, bởi vậy gây rủi do ngập úng cục bộ vào mùa mưa lũ Những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, vào mùa khô mực nước sông giảm mạnh, hoặc do tình trạng xả lũ của các đập thủy điện thượng nguồn, đã có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều vùng nuôi cá lồng trên các sông này.

1.4.2 Nước ngầm Theo tài liệu nghiên cứu bước đầu, Phú Thọ có chất lượng

và trữ lượng nước ngầm khá, có thể khai thác để phục vụ sản xuất các ngành nghề kinh tế và sinh hoạt.

2 Điều kiện kinh tế, xã hội

2.1 Điều kiện kinh tế

Qui mô GRDP của tỉnh theo giá hiện hành tăng từ 21.991,9 tỷ đồng năm 2010 lên 75.278,4 tỷ đồng năm 2020 (ước tính sơ bộ) Tốc độ tăng trưởng đạt 13,9%/năm, cao hơn bình quân của cả nước (11,3%) Khoảng cách này ngày càng được nới rộng hơn trong giai đoạn 2015-2020, thể hiện tính bứt phá mạnh hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ (11,06%/năm ở Phú Thọ so với 8,5% trung bình cả nước) (GSO, 2020b, PhuThoDSO, 2020).

2.2 Điều kiện xã hội

NSLĐ của Phú Thọ đã có cải thiện trong một số năm qua, với tốc độ tăng trưởng đạt 12,4%/năm (giai đoạn 2010-2016), tuy nhiên hiện mới đạt mức trung bình ở khu vực trung du miền núi phía bắc (60,5 điểm với 100 điểm mốc của Thái Nguyên) (Huyền, 2019) Quy mô tổng sản phẩm (GRDP) theo giá hiện hành tăng 7 lần từ hơn 1 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên trên 57,3 nghìn tỷ đồng năm 2018; GRDP đầu người tăng 6.5 lần từ 6,3 triệu đồng năm 2004 lên 40,8 triệu đồng năm 2018 (Hương và Lân, 2019).

Trang 22

Biểu đồ 1 Thay đổi cơ cấu dân số Phú Thọ 2010-2020

Trong giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng trưởng dân số Phú Thọ là 1.1%/năm trong đó tốc độ tăng trưởng dân số đô thị là 1,6%/năm, cao hơn nhiều so với dân số nông thôn, chỉ khoảng 1%/năm Trong cơ cấu dân số, nam tăng 1,2%/năm và nữ là 1,1%/năm Lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) tăng ít, chỉ khoảng 0,1%/năm Tuy nhiên, có sự sụt giảm mạnh lực lượng lao động tham gia lĩnh vực nônglâmthủy sản, -4%/năm (xem Biểu đồ 1).

Tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2018 là 3,84%/năm, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 8,18%/năm, ngành dịch vụ đạt 13,45%/năm Năm 2018, thu nhập bình quân một lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 18,55 triệu đồng, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 85,74 triệu đồng, ngành dịch vụ đạt 88,05 triệu đồng (Thủy, Tú và cộng sự,, 2019) Sự sai khác rất lớn về thu nhập này dẫn đến sự chuyển dịch tự nguyện lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh mà còn đến chất lượng tăng trưởng các lĩnh vực khác khi mà tỷ lệ lao động được đào tạo còn rất thấp, chỉ đạt 21.8% tổng lao động (Thủy, Tú và cộng sự, 2019)

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông-lâm-thủy sản

3.1 Cơ sở hạ tầng

Năm 2017 (5447/KH-UBND, ngày 1/12/2017), toàn tỉnh có 1.777 công trình hồ, đập, phai dâng và 263 trạm bơm tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp; trong đó, 05 hồ chứa có dung tích từ 3 đến 10 triệu m3, 20 hồ chứa có chiều cao đập từ 15 m trở lên, 09 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3, 270 hồ chứa có dung tích từ 50 nghìn m3 đến dưới 1 triệu m3, còn lại có dung tích dưới 50 nghìn m3 Bên cạnh đó, có 3.907 km kênh các loại, 79,4 km đường ống dẫn nước; hầu hết đều là kênh đất và có mặt cắt hình thang; trong đó: Kênh cấp I, II: 734 km; kênh cấp III: 3.173 km Tổng số km kênh

Trang 23

được kiên cố hóa 1.216 km góp phần đảm bảo nước tới chủ động cho cây hoa mầu và nuôi trồng thủy sản.

Hiện tỉnh có 27 tuyến ngòi tiêu, kênh tiêu lớn và nhiều hệ thống kênh tiêu nhỏ; 14 trạm bơm chuyên tiêu, 15 trạm bơm tưới tiêu kết hợp; Trên địa bàn tỉnh hiện có 126 công trình cấp nước sinh hoạt đáp ứng khoảng 95% tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Mặc dù vậy, trong quá trình quản lý công tác tưới, tiêu nước ở tỉnh còn một số hạn chế: Hệ thống công trình thủy lợi ở tỉnh chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn, cây trên đồi chưa có tưới, những diện tích được áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản và chế biến nông sản, trên địa bàn tỉnh đã thành một số ngành chế biến thế mạnh như chế biến chè (Thanh Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng), chế biến gỗ (Đoan Hùng, Yên Lập), sản phẩm lúa gạo (Lâm Thao, Tân Sơn, chăn nuôi… Hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản với sản phẩm chủ yếu là thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt lợn, thịt gà, mỳ gạo, cá thính, hoa quả sấy,… Hiện nay ở tỉnh Phú Thọ, công nghiệp chế biến đang ở giai đoạn sơ chế, bảo quản là chủ yếu Do đó, hàm lượng giá trị sản phẩm nông sản chưa đạt mức tối ưu giá trị còn thấp và chưa đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng Ví dụ đối với sản phẩm chè năm 2020 trên 80% cơ sở chế biến chè chỉ xuất bán thành phẩm, sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô (chè đen), không có bao bì, nhãn mác nên giá bán thấp; 60% cơ sở chế biến chè không có vùng nguyên liệu hoặc nếu có thì không đủ sản xuất; 45% cơ sở chế biến chè có thiết bị, công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiện chỉ có khoảng 4-5 HTX chế biến chè xanh sử dụng công nghệ sao chè xanh bằng lò ga vừa giúp bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm có giá trị cao Dự báo thời gian tới, sẽ có nhiều dự án đầu tư, tập trung công nghệ cao cho các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến các loại hoa quả (bưởi), cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Cụ thể: dự án công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh cơ giới hóa vào các khâu sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, HACCP, ISO ), kết hợp tổ chức sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng.

3.2 Hệ thống thị trường

Tỉnh Phú Thọ hiện có 4 trung tâm thương mại lớn là Vincom Việt Trì, BigC Việt Trì, Happyland; 16 siêu thị tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn, thị tứ

trong tỉnh (Trong đó: 02 Siêu thị hạng 1; 09 siêu thị hạng 2 và 05 siêu thị hạng 3) và

trên 100 cửa hàng tiện lợi, tiện ích xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn Đặc biệt, toàn tỉnh có hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ, được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn của tư nhân cung ứng các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Trên địa bàn tỉnh hiện có 215 chợ/225 xã phường, trong đó khoảng 12.553 hộ kinh doanh thường xuyên, gần 17.000 hộ kinh doanh không thường xuyên; Có 03 chợ hạng I, 13 chợ hạng II và 199 chợ hàng III Giá trị hàng hóa qua chợ trung bình chiếm khoảng 35- 40% Để thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng đầu tư vào hạ tầng thương mại Đồng thời phê duyệt quy hoạch 6 chợ đầu mối bao gồm: Chợ thành phố Việt Trì; chợ rau quả huyện Đoan Hùng; chợ thuỷ sản xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê; chợ rau quả xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê; chợ nông sản xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; Chợ nông sản xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tạo nên chuỗi cung

Trang 24

ứng, cung cấp hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng Bước đầu đã góp phần gắn kết thị trường trong nước, hàng hóa xuất, nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá, giảm bớt các khâu trung gian và kiểm soát

được xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Phú

Thọ, 2020) Thời gian tới, trong xu hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và nâng cao năng

lực cạnh tranh của tỉnh, nhiều trung tâm thương mại, chợ vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân.

Thực tế, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh (chè xanh, bưởi Đoan Hùng, chuối, gạo đặc sản,…) còn tương đối hẹp, chủ yếu ở trong tỉnh Một số sản phẩm chè đen được xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị thấp Các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm nghiên cứu các thông tin về tình hình thị trường trong nước cũng như xuất khẩu của các sản phẩm nông sản để định hướng, hỗ trợ các HTX nông nghiệp, hộ sản xuất tham gia các chuỗi giá trị Dự báo, hệ thống thị trường trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục phát triển và chiếm thị phần ngày càng lớn, đặc biệt là thị trường bán lẻ tạo đà cho phát triển kinh tế ở nông thôn ngày càng khởi sắc, giúp việc tổ chức thị trường sản phẩm nông nghiệp ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn

4 Vai trò của nông-lâm-thủy sản trong phát triển kinh tế địa phương

4.1 Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2010-2020, ngành nông-lâm-thủy sản đã tăng trưởng rất mạnh, đạt tốc độ 4,8%/năm, từ 5.137,6 tỷ đồng năm 2010 lên 8.237 tỷ đồng, sơ bộ năm 2020 (theo giá so sánh 2010) Tuy nhiên, tỷ trọng GDP của ngành trong GRDP toàn tỉnh liên tục giảm do tỷ trong các ngành công nghiệp-xây dựng và đặc biệt là dịch vụ tăng Tỷ trọng GDP nông nghiệp (theo giá hiện hành) giảm từ 23,4% năm 2010 xuống 18,6% năm 2019, và tăng lên 21.6% năm 2020 So với bình quân chung cả nước về GDP các lĩnh vực, năm 2020 cơ cấu GDP Phú Thọ tương đương về công nghiệp-xây dựng, cao hơn trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản2, và thấp hơn ở dịch vụ và thuế sản phẩm (xem Biều đồ 2) (GSO, 2020, PhuThoDSO, 2020).

Biểu đồ 2 Tổng sản phẩm theo giá hiện hành: cả nước và Phú Thọ

Phú Thọ đã có tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2010-2020, từ thấp hơn trung bình cả nước vào năm 2010, đã tăng cao hơn trung bình cả nước vào năm 2020

Trang 25

(trung bình cả nước: 102,8 triệu/ha; trung bình Phú Thọ: 105,5 triệu/ha) Ngược lại, dù đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm qua, giá trị nuôi trồng thủy sản/ha tại Phú Thọ (đạt 150 triệu đồng/ha), thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước (237,8 triệu đồng/ha) (xem Biểu đồ 3) So với lợi thế tự nhiên Phú Thọ, đặc biệt gần thị trường tiêu thụ Hà Nội và xuất khẩu sang Trung Quốc, trồng trọt và thủy sản có tiềm năng lớn trong tăng hiệu quả sản xuất và giá trị kinh tế.

Biểu đồ 3 Giá trị sản phẩm trồng trọt: cả nước và Phú Thọ

Năm 2020 ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm chủ chốt của tỉnh Phú Thọ bao gồm lợn, gia cầm và trâu, bò đạt 6.375 tỷ, chiếm 54,1% tổng giá trị ngành nông-lâm-thủy sản (ước tính đạt 12.456,4 tỷ đồng) Tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi liên tục tăng qua các năm từ 43,4% năm 2010, lên 48.8% năm 2015 và tiếp tục tăng lên vào năm 2020.

4.4 Ngành thủy sản

Trong những năm gần đây, thuỷ sản tỉnh Phú Thọ đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh Trong những năm qua, ngành thuỷ sản tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh Giai đoạn 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng trưởng với những con số ấn tượng Cụ thể: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 14,4%/năm (theo giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm 2015-2020 có sự sụt giảm nhẹ so với giai đoạn trước đó, đạt 8,0%/năm (theo gia so sánh 2010)

Về giá trị gia tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực thuỷ sản giai đoạn 2015 là 11,57%; giai đoạn 2016-2019 là 6,52% Bình quân cả giai đoạn 2011-2019, thủy sản tăng trưởng 9,29%/năm, cao nhất trong khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản Năm 2010 tỷ trọng cơ cấu giá trị gia tăng lĩnh vực thuỷ sản trong khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản (theo gia thực tế) là 4,99% đã tăng lên 7,15% năm 2019 Giá trị gia tăng thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) năm 2019 là 570,5 tỷ đồng trên tổng số 7.964,9 tỷ

Trang 26

đồng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng 28,72% so với năm 2015 và tăng 122,6% so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2010 – 2015 là 111,4%; giai đoạn 2015 – 2020 là 106,5% Bình quân cả giai đoạn 2010-2020, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng 108,9%/năm, cao nhất trong khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) là 504 tỷ đồng chiếm 5,6% thuỷ sản đã tăng lên 1.187 tỷ năm 2020, chiếm khoảng 8% giá trị sản xuất khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản.

Giai đoạn 2010-2020, giá trị sản phẩm ngành thủy sản Phú Thọ có sự bứt phá ngoạn mục, tương đương với xu thế chung của cả nước Năm 2010 giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Phú Thọ là 51,38 triệu đồng/ha thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước là 103,8 triệu đồng/ha Tuy nhiên, đến năm 2020, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Phú Thọ đã tăng lên 149,99 triệu đồng/ha năm, bằng 63,07% mức trung bình của cả nước (xem Biểu đồ

Tổng diện tích đất nông-lâm-thủy sản của tỉnh năm 2020 là 294.990 ha (chiếm khoảng 83.5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó đất nông nghiệp chiếm 33,4%, đất lâm nghiệp 47,4% và đất thủy sản 2,5%.

Trong 10 năm qua (2010-2020), đã có sự biến động lớn về cơ cấu sử dụng đất nông nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh diện tích đất trồng cây hàng năm tăng trưởng 0,9%/năm, trong đó diện tích lúa tăng nhẹ, 0,1%/năm và đất trồng cây hàng năm khác tăng 7,4%/năm diện tích đất trồng cây lâu năm tăng trưởng mạnh, ở mức 3%/năm, đặc biệt đối với đất trồng cây ăn quả, tăng trưởng ở mức 18,8%/năm diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 5,8%/năm Tăng mạnh nhất đối với diện tích đất nông nghiệp khác, đạt 24,1%/năm Tuy nhiên diện tích đất này không đáng kể, chỉ ở mức 509 ha vào năm 2020 (xem Biểu đồ 5).

Trang 27

Biểu đồ 5 Biến động diện tích đất nông nông nghiệp & NTTS tỉnh Phú Thọ,

Đất trồng cây hàng năm (tăng 0,9%/năm)Đất trồng cây lâu năm (tăng 3,0%/năm)Đất nuôi trồng thuỷ sản (tăng 5,8%/năm)Đất nông nghiệp khác (tăng 24,1%/năm)Đất trồng lúa (tăng 0,1%/năm)Đất trồng cây hàng năm khác (tăng 7,4%/năm)Đất trồng CCN lâu năm (tăng 2,3%/năm)Đất trồng CAQ (tăng 18,8%/năm)

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010;2020).

Riêng trong lĩnh vực trồng trọt, trong giai đoạn 2010-2020, tổng diện tích gieo trồng đã giảm gần 12.700 ha với tốc độ giảm trung bình 1,1%/năm Giảm mạnh nhất ở nhóm cây công nghiệp hàng năm (-8,4%/năm), tiếp theo là nhóm cây lương thực có hạt (-1,3%/năm) Thay thế một phần diện tích đất này là cây công nghiệp lâu năm (tăng 0.3%/năm) và cây ăn quả (tăng 2,9%/năm) (xem Biểu đồ 6)

Biểu đồ 6 Chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng Phú Thọ, 2010-2020

Sự chuyển dịch này là có ý nghĩa về mặt sinh thái và hiệu quả sử dụng lao động nông thôn (giảm áp lực thời vụ và tăng sử dụng nhân lực dư thừa) Khi mà nhu cầu về lương thực ngày càng giảm, đặc biệt đối với nhóm dân có thu nhập cao (trung bình ước tính Việt Nam sẽ giảm 10% nhu cầu gạo vào năm 2030 (WorldBank, 2016), những khích lệ chuyển dịch đất cây lương thực có hạt sang cây lâu năm là cần thiết, đặc biệt ở các khu vực thiếu nước tưới Tuy nhiên, khác với cây lương thực truyền thống, sự dịch chuyển sang phát triển cây ăn quả cần những can thiệp cụ thể của chính quyền, đặc biệt

Trang 28

trong quản lý nguồn cây giống, và đào tạo kỹ thuật cho người dân Bên cạnh đó, các đầu tư về sơ chế, chế biến và xúc tiến thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, cần được quan tâm Một vấn đề cần lưu ý là các cây trồng cho lợi nhuận cao nhất thời sẽ gây ra các rủi do rất lớn cho điều tiết cơ cấu cây trồng, áp lực sử dụng hóa chất dẫn đến suy giảm chất lượng dịch vụ hệ sinh thái và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi vậy thu hẹp nhu cầu thị trường cả nội địa và xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp hiện tại chủ yếu ở hình thức cá thể hộ gia đình Mức độ thâm canh ngày càng tăng dẫn đến sức ép suy thoái tài nguyên và sâu bệnh hại tăng Số trang trại trồng trọt rất ít, chỉ đạt 12 trang trại trồng trọt, 17 thủy sản vào năm 2020 Tuy nhiên số trang trại chăn nuôi cao hơn, đạt 189 trang trại (PhuThoDSO, 2020) Và với ưu thế của điều kiện tự nhiên đa dạng và đặc thù, đến năm 2020, Phú Thọ đã có 20 sản phẩm được chứng nhận OCOP.

Trang 29

PHẦN III

HIỆN TRẠNG TRỒNG TRỌT,CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG

THUỶ SẢN

Trang 30

1 Hiện trạng sử dụng đất

Trong giai đoạn 2010-2020, diện tích đất nông nghiệp Phú Thọ tăng từ 98.764 ha năm 2010 lên 118.138 ha năm 2020 (diện tích tăng thêm là 19.374 ha, tương đương 19,6% so với thời điểm 2010) Trong đó diện tích tăng thêm ở đất trồng cây hàng năm, từ 57.099 ha năm 2010 lên 62,160 ha năm 2020 (diện tích tăm thêm là 5.061 ha, tương đương khoảng 9% so với thời điểm 2010) Trong nhóm cây hàng năm, diện tích lúa chỉ tăng 618 ha vào năm 2020 (tương đương 1,4% so với thời điểm 2010) diện tích cây lâu năm tăng thêm 14.304 ha, đặc biệt là diện tích cây ăn quả tăng (11.693 ha, tương đương 458% so với thời điểm 2010) Điều dễ nhận thấy ở đây là việc mở rộng diện tích nông nghiệp chủ yếu diễn ra vào năm 2015, sau đó chỉ thay đổi chút ít đối với diện tích các loại cây trồng, trừ lúa có diện tích ở xu thế giảm chút ít, liên tục từ 2015 (xem Bảng 1).

Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Phú Thọ

Đất trồng cây hàng năm (tăng 0,9%/năm) 57.098,7 63.073,7 62.977,8 63.000,6 62.971,0 62.213,5 62.160,4

Đất trồng lúa (tăng 0,1%/năm) 45.525,6 46.924,2 46.863,0 46.781,7 46.690,3 46.181,5 46.143,9Đất trồng cây hàng năm khác (tăng 7,4%/năm) 7.860,5 16.149,4 16.114,8 16.218,9 16.280,8 16.031,9 16.016,4

Đất trồng cây lâu năm (tăng 3,0%/năm) 41.674,6 55.394,0 55.420,7 55.232,0 55.216,8 56.092,1 55.978,0

Đất trồng CCN lâu năm (tăng 2,3%/năm) 13.705,2 19.005,5 19.129,5 18.208,4 17.719,5 17.814,1 17.174,0

Đất trồng CAQ (tăng 18,8%/năm) 2.552,0 11.780,9 12.241,0 12.907,6 13.463,8 13.866,9 14.244,8

Đất nuôi trồng thuỷ sản (tăng 5,8%/năm) 4.994,1 7.997,6 7.987,6 7.992,5 7.982,5 8.771,2 8.768,2Đất nông nghiệp khác (tăng 24,1%/năm) 58,6 134,5 180,4 270,9 286,7 503,8 509,2

Tổng 98.764,3118.467,6118.398,5118.232,5118.187,8118.305,6118.138,4

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010;2020).

Trong giai đoạn 10 năm gần đây (2010-2020), biến động diện tích đất nông nghiệp lớn nhất ở huyện Tân Sơn, tăng lên tới 112%, từ 5.220 ha năm 2010 lên 11.066 ha năm 2020; tiếp theo là Thanh Sơn, tăng lên tới 66,6%, từ 7.929 ha năm 2010 lên 13.207 ha năm 2020; huyện Yên Lập tăng lên 34%, từ 8.261 ha năm 2010 lên 11.063 ha năm 2020 Ngoại trừ TX Phú Thọ có diện tích nông nghiệp giảm 0,1%, các huyện còn lại đều có diện tích nông nghiệp được mở rộng, với tỷ lệ tăng từ 2,1% ở huyện Lâm Thao đến 10,8% ở huyện Thanh Thủy

Xét theo tỷ lệ tăng trưởng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong giai đoạn 2010-2020, về cơ bản, các huyện đều có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong đó tăng mạnh nhất ở huyện Tân Sơn, đạt 7,8%/năm, tiếp theo là huyện Thanh Sơn, đạt 5,2%/năm và huyện Yên Lập đạt 3%/năm (xem Biểu đồ 7)

Trang 31

Biểu đồ 7 Chuyển dịch diện tích đất sản xuất nông nghiệp các huyện, 2010-2020

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp tăng trong giai đoạn 2010-2020 như trình bày ở trên, diện tích phân theo nhóm cây trồng chỉ tăng ở nhóm cây ăn quả (2,9%/năm) và cân công nghiệp lâu năm (0,3%/năm) Các nhóm cây trồng khác đều giảm diện tích, đặc biệt đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm 8,4%/năm), nhóm cây lương thực có hạt (-1,3%/năm) (xem Biểu đồ trên)

2.2 Theo cây trồng chủ lực

2.2.1 Lúa

Diện tích gieo trồng lúa liên tục giảm từ 68.809 ha năm 2010 xuống 61.270 ha năm 2020, đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2020 Tuy nhiên, do năng suất lúa được cải thiện khá, từ 51 tạ/ha năm 2000 tăng lên gần 57 tạ/ha năm 2020, bởi vậy tổng sản lượng lúa giảm ở biên độ hẹp hơn, với gần 352.400 tấn năm 2010 và 347.700 tấn năm 2020 (xem Biểu đồ 8).

Biểu đồ 8 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Phú Thọ, 2010-2020

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010;2020).

Trang 32

Trong giai đoạn 2010-2020, diện tích gieo trồng lúa chủ yếu giảm mạnh vào vụ hè, từ 33.273 ha năm 2010 xuống 24.953 ha năm 2020, trong khi diện tích vụ đông xuân tăng chút ít (khoảng gần 800 ha) Năng suất lúa cơ bản tăng ở cả 2 vụ trồng trọt (xem

Năm 2020, diện tích lúa cao nhất ở huyện Cẩm Khê đạt 6.768 ha, tiếp theo là Yên Lập 6.418 ha, và Thanh Sơn 6.259 ha TP Việt Trì và TX Phú Thọ có diện tích lúa thấp, tương ứng chỉ đạt 1.835 ha và 1.539 ha Tuy nhiên, theo vụ, diện tích có sự khác biệt so với xu thế về diện tích lúa cả năm Cẩm Khê là huyện có diện tích lúa đông xuân lớn nhất, với 4.234 ha, tiếp theo là Hạ Hòa 3.963 ha, Đoan Hùng 3.512 ha, Thanh Sơn 3.347 ha, Lâm Thao 3.208 ha Tổng diện tích lúa đông xuân của toàn tỉnh đạt 36.316 ha Sự khác biệt tăng mạnh đối với diện tích lúa mùa Yên Lập hiện duy trì diện tích lúa mùa cao nhất, đạt 3.501 ha, tiếp theo là Hạ Hòa 3.069 ha, Thanh Sơn 2.870 ha, Cẩm Khê 2.582 ha diện tích lúa mùa đặc biệt thấp ở TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Phù Ninh và Thanh Thủy

Ở qui mô toàn tỉnh, diện tích lúa đông xuân lớn hơn diện tích lúa mùa là 11.362 ha Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các huyện Yên Lập và Tân Sơn có diện tích lúa mùa cao hơn so với diện tích lúa vụ đông xuân Trái ngược lại, các huyện còn lại đều có diện tích lúa đông xuân cao hơn diện tích lúa mùa, đặc biệt là Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, và Tam Nông (xem Biểu đồ 9).

Có sự biến động rất lớn giữa các huyện về mức suy giảm diện tích gieo trồng lúa Trong giai đoạn 2010-2020, trong khi diện tích lúa xuân tăng 2,1%/năm ở Tân Sơn, 2% ở Yên Lập, 1% ở Thanh Sơn, một số nơi có diện tích giảm, đặc biệt ở TP Việt Trì với -2%/năm Sự biến động này xảy ra mạnh hơn đối với lúa vụ mùa, và tỷ lệ giảm xảy ra ở tất cả các huyện, cao nhất ở Thanh Thủy (giảm 11,2%/năm), tiếp theo là Phù Ninh (giảm 10,7%/năm) và TP Việt Trì (giảm 9,4%/năm)

Trang 33

Biểu đồ 9 Diện tích và năng suất lúa theo huyện, 2020

Nguồn: (PhuThoDSO, 2020).

Về năng suất lúa, các huyện đều tăng đối với lúa đông xuân, cao nhất ở TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Yên Lập và Thanh Thủy (đạt 1,3%/năm), tiếp theo là Tân Sơn, Hạ Hòa (1,2%/năm), Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Sơn (0,9%/năm) năng suất lúa mùa tăng ở hầu hết các huyện, cao nhất đạt 1,5%/năm ở TP Việt Trì và Lâm Thao, 1,4%/năm ở Yên Lập và Tam Nông…tuy nhiên giảm chút ít ở TX Phú Thọ (-0,3%/năm) (xem

Trang 34

2.2.2 Các cây lương thực khác

Trong giai đoạn 2010-2020, diện tích trồng trọt các cây lương thực khác ở Phú Thọ biến động khá lớn, đặc biệt đối với ngô và khoai lang, về cơ bản đều giảm trong thời gian gần đây Diện tích ngô giảm từ 20.652 ha năm 2010 xuống 16.858 ha năm 2020; diện tích khoai lang liên tục giảm, giảm từ 3.372 ha năm 2010 xuống 1.230 ha năm 2020; và diện tích sắn duy trì khá trong giai đoạn 2010-2015, sau đó giảm từ 8.277 ha năm 2015 xuống 5.755 ha năm 2020 Tuy nhiên, trái ngược với xu thế diện tích giảm, năng suất các cây lương thực này đều tăng Đối với ngô, năng suất tăng từ 43,8 tạ/ha năm 2010 lên 48,5 tạ/ha năm 2020; năng suất khoai lang tăng từ 62,3 tạ/ha năm 2010 lên 68,1 tạ/ha năm 2020; và đặc biệt là năng suất sắn tăng từ 139 tạ/ha năm 2010 lên 152 tạ/ha năm 2020 (xem Biểu đồ 11)

Biểu đồ 11 Diện tích và năng suất các cây lương thực khác tỉnh Phú Thọ,

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010; 2020).

Ngô diện tích ngô toàn tỉnh năm 2020 đạt 16.858 ha, trong đó Thanh Sơn là huyện

có diện tích ngô lớn nhất, đạt 2.330 ha, tiếp theo là Phù Ninh 1.868 ha, Cầm Khê 1.712 ha, thấp nhất ở Lâm Thao 158 ha, TP Việt Trì 273 ha, và TX Phú Thọ 395 ha năng suất ngô trung bình toàn tỉnh đạt 48,5 tạ/ha, tuy nhiên biến động khá lớn giữa các huyện năng suất ngô đạt cao nhất ở Lâm Thao, 58 tạ/ha, tiếp theo là Tam Nông 55 tạ/ha, Đoan Hùng 54,6 tạ/ha, và thấp nhất ở Tân Sơn 42,4 tạ/ha, Yên Lập 44,1 tạ/ ha

Khoai lang diện tích khoai lang toàn tỉnh năm 2020 đạt 1.320 ha, trong đó Cẩm

Khê là huyện có diện tích khoai lang lớn nhất, đạt 287 ha, tiếp theo là Thanh Sơn đạt 233 ha, thấp nhất ở TP Việt Trì 4,1 ha, Phù Ninh 4,4 ha, Tam Nông 6,6 ha năng suất khoai lang trung bình toàn tỉnh đạt 6,8 tấn/ha, và biến động rất lớn giữa các huyện, đạt cao nhất ở Lâm Thao 11 tấn/ha, tiếp theo là Thanh Ba đạt gần 8,6 tấn/ha, Phù Ninh 8 tấn/ha, và thấp nhất ở Hạ Hòa 5 tấn/ha, TP Việt Trì đạt 5,1 tấn/ha.

Trang 35

Sắn diện tích sắn toàn tỉnh năm 2020 đạt 5.775 ha, trong đó Tân Sơn là huyện có

diện tích sắn lớn nhất, đạt 893 ha ha, tiếp theo Yên Lập, 764 ha, Thanh Sơn 650 ha, Cẩm Khê 624 ha diện tích sắn thấp nhất ở Lâm Thao 85 ha, TX Phú Thọ 134 ha năng suất sắn trung bình toàn tỉnh đạt 15,2 tấn/ha Tương tự như đối với ngô và khoai lang, năng suất sắn biến động rất lớn giữa các huyện, đạt cao nhất ở TX Phú Thọ 24 tấn/ha, tiếp theo là Lâm Thao 20,6 tấn/ha, Đoan Hùng 20 tấn/ha, và thấp nhất ở Phù Ninh 12 tấn/ha, Tân Sơn 12,7 tấn/ha, TP Việt Trì 13,4 tấn/ha (xem Biểu đồ

2.2.3 Cây rau đậu

năm 2010 lên 15.023 ha năm 2020 (tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010-2020 đạt 3,7%/năm) Cùng với diện tích rau các loại tăng, năng suất cũng liên tục được cải thiện, từ 13.4 tấn/ha năm 2010 lên 15,6 tấn/ha tại thời điểm 2020 Hai yếu tố này giúp sản lượng rau Phú Thọ tăng mạnh, giai đoạn 2010-2020, đạt tốc độ tăng trưởng 5.3%/năm.

giảm, từ 1.335 ha năm 2010 xuống còn 822 ha vào năm 2020 (tốc độ giảm 4,7%/ năm) Mặc dù năng suất đậu các loại liên tục được cải thiện, tăng từ 1 tấn/ha năm 2010 lên 1,3 tấn/ha vào năm 2020.

tương suy giảm rất mạnh trong những năm gần đây, từ 2.971 ha năm 2010 giảm xuống chỉ còn 107 ha năm 2020 (tốc độ suy giảm trong giai đoạn 2010-2020 là 28,3%/năm) Trong khi đó năng suất đậu tương mặc dù có tăng nhưng tăng rất ít (1%/năm) Chính vì vậy, sản lượng đậu tương của Phú Thọ giai đoạn 2010-2020,

Trang 36

giảm cực kì nhanh 27,5%/năm, từ 4.936 tấn năm 2010 xuống chỉ còn 197 tấn năm 2020 (xem Biểu đồ 13).

Biểu đồ 13 Diện tích và năng xuất rau và đậu các loại tỉnh Phú Thọ, 2010-2020

Diện tích rau các loạiDiện tích đậu các loạiDiện tích đậu tươngNăng suất rau các loạiNăng suất đậu các loạiNăng suất đậu tương

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010; 2020).

Tổng diện tích rau các loại toàn tỉnh vào năm 2020 là 15.023 ha Huyện có diện tích rau các loại lớn nhất là Cẩm Khê, 2.536 ha, tiếp theo là Thanh Ba, 1.805 ha Các huyện khác có diện tích rau các loại lớn ở tỉnh bao gồm Hạ Hòa, Yên Lập, Đoan Hùng, Lâm Thao và Thanh Sơn Các huyện có diện tích rau thấp bao gồm: TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Thanh Thủy, Tân Sơn, Phù Ninh và Tam Nông Năng suất rau biến động khá lớn giữa các huyện, cao nhất đạt gần 2,4 tấn/ha.năm ở Lâm Thao, và thấp nhất chỉ đạt 1,2 -1,3 tấn/ha.năm ở Yên Lập Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Thủy.

Tổng diện tích đậu các loại toàn tỉnh năm 2020 đạt 822 ha Huyện có diện tích đậu các loại lớn nhất là Cẩm Khê, 171 ha, tiếp theo là Yên Lập, 151 ha, Đoan Hùng, 107 ha Các huyện có diện tích đậu các loại thấp bao gồm: TP Việt Trì, Lâm Thao và đặc biệt thấp ở Thanh Thủy, Tân Sơn năng suất đậu cũng biến động khá lớn, đạt cao nhất ở Lâm Thao, 2,5 tấn/ha, tiếp theo là Tam Nông 1,9 tấn/ha, Đoan Hùng, 1,7 tấn/ha Các huyện có năng suất đậu các loại thấp bao gồm: TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tân Sơn, chỉ đạt 1-1,1 tấn/ha/vụ.

Diện tích đậu tương toàn tỉnh rất thấp, chỉ đạt 107 ha vào năm 2020 diện tích đậu tương lớn nhất ở Tam Nông cũng chỉ ở mức 25 ha, tiếp theo là Đoan Hùng 22 ha, Thanh Ba 18,4 ha Các huyện có diện tích đậu tương không đáng kể Đặc biệt TX Phú Thọ và Phù Ninh dường như không còn trồng đậu tương vào năm 2020 (xem Biểu đồ 14).

Trang 37

Biểu đồ 14 Diện tích và năng xuất rau đậu các loại theo huyện, 2020

Diện tích rau các loạiDiên tích đậu các loạiDiện tích đậu tươngNăng suất rau các loạiNăng suất đậu các loạiNăng suất đậu tương

Nguồn: (PhuThoDSO, 2020).

2.2.4 Nhóm cây lạc, mía, vừng

Lạc diện tích lạc liên tục giảm qua các năm, từ 5.497 ha năm 2010 xuống 3.398

ha vào năm 2020, tương ứng với tốc độ giảm 4,7%/năm Trái ngược với sự suy giảm diện tích, năng suất lạc được cải thiện qua các năm, với tốc độ cải thiện là 1,9%/năm, từ 17,8 tạ/ha năm 2010 lên 21,6 tạ/vụ vào thời điểm năm 2020.

Mía diện tích mía cũng liên tục giảm sút với tốc độ khá cao, -7,2%/năm diện

tích mía giảm từ 511 ha năm 2010 xuống 241 ha vào năm 2020 Xu thế suy giảm diện tích mía khá nhất quán, năng suất mía thay đổi rất ít qua các năm, đạt khoảng 56,6 tạ/ha năm 2020.

Vừng Trong nhóm cây này, vừng cũng là cây trồng có diện tích suy giảm mạnh

với tốc độ giảm là 12,4%/năm, từ 227 ha năm 2010 xuống còn 60 ha vào năm 2020 Năng suất vừng biến động qua các năm, cao nhất đạt 8,2 tạ/ha vào năm 2017 Trong giai đoạn 2010-2020, năng suất vừng đạt tăng trưởng 1,6%/năm, từ 6,6 tạ/ha vào năm 2010 lên 7,7 tạ/ha vào năm 2020 (xem Biểu đồ 15).

Biểu đồ 15 Diện tích và năng xuất lạc, mía vừng tỉnh Phú Thọ,

Diện tích lạcDiện tích míaDiện tích vừngNăng suất lạc (tạ/ha)Năng suất mía (tấn/ha)Năng suất vừng (tạ/ha)

Trang 38

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010; 2020).

Diện tích lạc toàn tỉnh năm 2020 đạt 3.397 ha, trong đó Cẩm Khê có diện tích lớn nhất, đạt 640 ha, tiếp theo Thanh Ba, 540 ha, Tam Nông, 501 ha Các huyện có diện tích lạc nhỏ bao gồm: TP Việt Trì, 42 ha, Lâm Thao, 43 ha, và Tân Sơn 98 ha Năng suất lạc trung bình toàn tỉnh đạt 21,6 tạ/ha.vụ, cao nhất ở Thanh Sơn, đạt 25,4 tạ/ha.vụ, tiếp theo là Tam Nông đạt 24,3 tạ/ha/năm Các huyện có năng suất lạc khá còn lại bao gồm: TX Phú Thọ, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Thủy Các huyện có năng suất lạc thấp hơn trung bình toàn tỉnh bao gồm: TP Việt Trì, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập và đặc biệt thấp ở Tân Sơn, chỉ đạt 17 tạ/ha.

Diện tích mía toàn tỉnh năm 2019 đạt 241,2 ha, trong đó Hạ Hòa có diện tích lớn nhất, đạt 67 ha, tiếp theo là Thanh Ba, 45,6 ha, Cẩm Khê, 34,4 ha Các huyện có diện tích mía không đáng kể bao gồm: TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Phù Ninh, Yên Lập, Tam Nông, Lâm Thao và Thanh Thủy Năng suất mía trung bình toàn tỉnh đạt 56,6 tấn/ha.năm, và biến động rất lớn giữa các huyện, cao nhất ở Đoan Hùng đạt 75 tấn/ha.năm, TP Việt Trì và Lâm Thao đạt khoảng 65 tấn/ha.năm Các huyện có năng suất mía thấp bao gồm: TX Phú Thọ, Yên Lập và Tam Nông khoảng 45 tấn/ha.năm, và đặc biệt thấp ở Thanh Sơn và Tân Sơn, chỉ đạt khoảng 43 tấn/ha.năm.

Diện tích vừng toàn tỉnh năm 2020 rất ít, chỉ đạt 60,6 ha, trong đó Thanh Ba là huyện có diện tích lớn nhất, đạt 23,4 ha Các nơi khác như TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tân Sơn trồng rất ít hoặc không trồng vừng Năng suất vừng trung bình toàn tỉnh đạt 7,7 tạ/ha.vụ, cao nhất ở Thanh Ba đạt 9,8 tạ/ha.vụ, tiếp theo là Phù Ninh, 7,1 tạ/ha.vụ Các huyện còn lại năng suất vừng thấp, cá biệt Đoan Hùng chỉ đạt 5 tạ/ha.vụ (xem Biểu đồ 16).

Biểu đồ 16 Diện tích và năng xuất lạc, mía vừng theo huyện, 2020

Diện tích lạcDiện tích míaDiện tích vừngNăng suất lạc (tạ/ha)Năng suất mía (tấn/ha)Năng suất vừng (tạ/ha)

Ghi chú: TX Phú Thọ, Hạ Hòa và Thanh Thủy không trồng vừng năm 2020.

Nguồn: (PhuThoDSO, 2020).

Trang 39

2.2.5 Nhóm cây chè, sơn

Chè diện tích chè được thu hoạch tăng nhẹ khoảng 1%/năm trong giai đoạn

2010-2020, từ 13.815 ha vào năm 2010 lên 15.728 ha tại thời điểm năm 2020 Trong những năm gần này, diện tích chè trồng mới giảm với tốc độ 14,1%/năm, từ 543 ha năm 2010 xuống 199 ha năm 2020 Năng suất chè liên tục được cải thiện với tốc độ tăng khá, 3,9%/năm, từ 8,1 tấn/ha vào năm 2010 lên 11,9 tấn/ha vào năm 2020.

Sơn diện tích sơn được thu hoạch biên động khá lớn trong giai đoạn 2010-2020,

tăng từ 633 ha vào năm 2010 lên tới 1.446 ha vào năm 2016, sau đó giảm ở các năm tiếp theo, xuống mức 850 ha vào thời điểm năm 2020 diện tích sơn trồng mới cũng giảm mạnh, với tốc độ 45%/năm, từ 204 ha/năm vào năm 2010 xuống còn 17 ha/năm vào năm 2020 Năng suất sơn cải thiện chút ít trong giai đoạn 2010-2020 với tốc độ tăng trung bình là 2,9%/năm (xem Biểu đồ 17)

Biểu đồ 17 Diện tích và năng xuất chè, sơn tỉnh Phú Thọ, 2010-2020

Diện tích (ha)Năng suất (tấn/ha)

Nguồn: (PhuThoDSO, 2010; 2020).

Diện tích chè toàn tỉnh năm 2020 đạt 15.297 ha, trong đó Tân Sơn có diện tích chè cao nhất, đạt 3.697 ha, tiếp theo là Đoan Hùng, đạt 2.843 ha, Thanh Sơn, 2.329 ha Các huyện có diện tích chè không đáng kể bao gồm: TP Việt Trì, Lâm Thao và Tam Nông Năng suất chè trung bình toàn tỉnh đạt 11,9 tấn/ha.năm, cao nhất ở Đoan Hùng đạt 14,7 tấn/ha, tiếp theo là Thanh Ba, 12,8 tấn/ha.năm, Yên Lập 12,2 tấn/ha/năm Các huyện có năng suất chè thấp bao gồm: TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Phù Ninh, Thanh Thủy, và đặc biệt thấp ở các huyện: TP Việt Trì, Tam Nông, và Lâm Thao (chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha.năm).

Diện tích sơn toàn tỉnh năm 2020 đạt 850 ha, trong đó Tam Nông có diện tích sơn cao nhất, đạt 436 ha, tiếp theo là Thanh Sơn, đạt gần 283 ha Các huyện còn lại có diện tích sơn không đáng kể, đặc biệt một số huyện không trồng sơn bao gồm: TP Việt Trì, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, và Lâm Thao Năng suất sơn trung bình toàn tỉnh đạt 5,6 tấn/ha.năm, cao nhất ở TX Phú Thọ đạt 8,6 tấn/ha.năm, tiếp theo là Yên

Trang 40

Lập, 7,2 tấn/ha.năm Các huyện còn lại có năng suất sơn thấp, đặc biệt là Thanh Sơn, chỉ đạt 4,2 tấn/ha.năm (xem Biểu đồ 18).

Biểu đồ 18 Diện tích và năng chè, sơn theo huyện, 2020

Diện tích chèDiện tích sơnNăng suất chè (tấn/ha)Năng suất sơn (tạ/ha)

Ghi chú: TP Việt Trì, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh và Lâm Thaokhông còn diện tích sơn vào năm 2020.

Nguồn: (PhuThoDSO, 2020).

2.2.6 Nhóm cây ăn quả

Bưởi diện tích bưởi được thu hoạch tăng mạnh trong những năm qua, đạt tốc độ

tăng trưởng 12,3%/năm, tăng từ 996 ha năm 2010 lên 3.171 ha vào năm 2020 Bên cạnh đó, diện tích bưởi chưa thu hoạch (bao gồm trồng mới hàng năm), cũng tăng với tốc độ khá lớn, trong giai đoạn 2010-2020 tăng trưởng đạt 7,6%/ năm, từ 826 ha năm 2010 lên 1.723 ha năm 2020 Năng suất bưởi tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2020, tốc độ tăng trưởng năng suất bưởi đạt 9,0%/năm, từ 5 tấn/ha.năm vào năm 2010 tăng lên gần 12 tấn/ha.năm vào năm 2020.

Nhãn Trong giai đoạn 2010-2020, trái với xu thế tăng trưởng của bưởi, diện tích

nhãn thu hoạch giảm với tốc độ 2,1%/năm, từ 850 ha năm 2010 xuống 689 ha năm 2020 diện tích nhãn chưa thu hoạch và trồng mới không đáng kể, và cũng ở chiều hướng suy giảm, 10%/năm, từ 99 ha năm 2010 xuống 35 ha năm 2020 Năng suất nhãn được cải thiện chút ít với tốc độ tăng 1,9%/năm, từ 6,9 tấn/ha.năm vào năm 2010 tăng lên 8,4 tấn/ha/năm vào năm 2020 Tuy nhiên cần lưu ý là năng suất nhãn không ổn định qua các năm.

Vải Tương tự như đối với nhãn, trong giai đoạn 2010-2020, diện tích vải được

thu hoạch cũng suy giảm với tốc độ 2,8%/năm, từ 1.125 ha năm 2010 xuống 846 ha năm 2020 diện tích vải chưa thu hoạch và trồng mới không đáng kể, và giảm ở tốc độ 23,7%/năm, từ 172 ha vào năm 2010 xuống 29,5 ha vào năm 2020 Khác với nhãn, năng suất vải suy giảm chút ít với tốc độ 0,1%/năm, từ 6,6 tấn/ha.năm vào năm 2010 còn 6,5 tấn/ha.năm vào năm 2020 Tuy nhiên tương tự như nhãn, năng suất vải không ổn định qua các năm.

Ngày đăng: 06/04/2024, 09:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan